Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bài Minh Nói Về Hạnh Nguyện Của Thiền Sư Mật Khế

27/03/201906:59(Xem: 6389)
Bài Minh Nói Về Hạnh Nguyện Của Thiền Sư Mật Khế

ht mat khe

Bài Minh Nói
Về Hạnh Nguyện Của Thiền Sư Mật Khế

Điều ngự tử Tín Nghĩa sưu khảo


          Lời người sưu khảo :Thiền sư Mật Khế là vị đệ tử lớn của Tổ Giác Tiên, khai sơn Trúc  Lâm Đại Thánh tự tại cố đô Huế. Tất cả Hạnh nguyện của Ngài đã có đủ trong bài Ký và bài Minh do cụ Bác sĩ Tâm Minh Lê ĐìnhThám phụng soạn và được Hòa thượng Thích Giác Nhiên, đương kim Chứng minh Đại Đạo sư cho hội An Nam Phật Học duyệt. Tuy nhiên, ở đây chúng tôi muốn nói thêm rằng :

Thiền sư Mật Khế làTăng sĩ trẻ duy nhất tại Cố đô Huế trực tiếp làm Giáo sư cho hàng hàng lớpTăng Ni miền Trung tựu học tại trường Phật học Vạn Phước, là một vị phóng viên tài ba đã từng cùng với Pháp sư Trí Độ đi khắp miền Trung từ Quảng Ngãi ra đến Quảng Trị lấy tin tức Phật giáo về để làm báo chí. Cũng là vị Giảng sư trẻ tuổi nhất được Đức Từ Cung Đoan Huy Hoàng Thái Hậu mời vào cung đình để giảng dạy Di Đà Sớ Sao cho Hoàng tộc và quan lại của triều đình ; cũng là vị Tăng trẻ được Hội An Nam Phật Học trực tiếp xây tháp phụng thờ Ngài Tổ Đình Trúc Lâm.
(Quý vị muốn rõ thêm chi tiết xin mời đọc cuộc đời và Hành trạng của Ngài trong cuốn Trúc Lâm Thiền Phái tại Huế, của tác giả Tín Nghĩa hay Việt Nam Phật Giáo Sử Luận của Nguyễn Lang)


 

* * * * * *

Dưới đây là toàn văn bài Bia và bài Minh vừa chữ Nho, vừa phiên âm và dịch nghĩa. Có phần phóng ảnh phần chữ Nho để quý vị thông Nho đọc khỏi ngh ingờ. Kính đa tạ - TínNghĩa

Sắc Tứ Trúc Lâm Đường Thượng Tì Kheo Tâm Địa Mật Khế Sung Phật Học Hội Giảng Sư Chí Minh (Văn bia ngài Mật Khế)

Hòa thượng Giác Nhiên duyệt  -  Tâm Minh Lê Đình Thám soạn

 ht mat khe (1)

          Chữ nho :

勅賜竹林大聖寺當上比丘心地密契充佛學會講師誌銘。

密深微妙法

契機方便

了悟宗旨時

法法何曾

如是妙法,離言相,離名字相,不垢不浄,不断不常,本自無生,應有感 , 悟微斯旨,其唯佛學會,講師密契乎! 講法名心地,號密契,承天府,香水縣,神符社,黎族人也。

          Phiên âm :

         

          Sắc tứ Trúc Lâm Đại Thánh tự đường thượng Tỷ kheo Tâm Địa Mật Khế sung Phật Học hội Giảng sư chí minh.

 

         Mật thâm vi diệu pháp,

Khế cơ phương tiện thuyết,

Liễu ngộ tông chỉ thời,

Pháp pháp hà tằng thuyết.

 

Như thị diệu pháp, ly ngôn thuyết tướng, ly danh tự tướng, bất cấu bất tịnh, bất đoạn bất thường, bổn tự vô sanh, ninh ứng hữu cảm, ngộ vi tư chỉ, kỳ duy Phật học hội Giảng sư Thích Mật Khế hồ ! Giảng sư pháp danh Tâm Địa, hiệu Mật Khế. Thừa Thiên phủ, Hương Thủy huyện, Thần Phù xã, Lê tộc nhơn dã.

 

Dịch nghĩa :

 

          Bài Ký và bài Minh nói về hành trạng của Giảng sư hội An Nam Phật Học là Tỷ kheo pháp danh Tâm Địa, pháp tự Thích Mật Khế, huynh trưởng chùa Sắc tứ Trúc Lâm Đại Thánh – Huế.

 

          Pháp vi diệu thâm mật,

Khế cơ phương tiện thuyết,

Liễu triệt diệu chỉ ấy,

Pháp pháp thường như vậy.

 

          Không thể dùng ngôn ngữ văn tự để nói lên được, buộc lòng người ta tạm nói là “ly ngôn thuyết tướng”. Pháp tự nó là nó, nó không là gì hết, song đầu óc của con người lại gắn cho nó một tên gọi. Tên gọi ấy chẳng phải là tự thân của pháp, vì thế ở vào lãnh vực tối vi diệu, nơi đây buộc lòng người ta phải nói : “ly danh tự tướng”. Nó bất cấu, bất tịnh, chẳng phải đoạn diệt, chẳng phải thường còn. Pháp vốn vô sanh. Ai là người thiệt sự am hiểu một cách tường tận về diệu nghĩa ấy ? Duy chỉ có Giảng sư của hội An Nam Phật Học Thích Mật Khế !

          Giảng sư dòng họ Lê, sanh quán tại làng Thần Phù, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên, xuất gia có pháp danh thượng Tâm hạ Địa, pháp tự Thích Mật Khế.

 
ht mat khe (2)

          Chữ nho :

色座如幻,何妨地異繁花,名相本空,豈論耶非權貴,常生智慧,英名早播于童年,深種善根,出家方界天九,因非淺,受訓度於竹林寺覺先證明大師,戒律精通,進圓具於西天寺心堂頭和尚,利生大願,得許求安,弘法深心,遍處參學斯道,幾度在天與十塔,開悟於字裏行間,有時而順化廣南,敷演於沙門居士。

 

          Phiên âm :

 

          Sắc tòa như huyễn, hà phương địa dị phồn hoa, danh tướng bổn không, khởi luận da phi quyền quý, thường sanh trí tuệ, anh danh tảo bá vu đồng niên, thâm chủng thiện căn, xuất gia phương giới thiên cửu tuế, nhơn duyên phi thiển, thọ huấn độ ư Trúc Lâm tự Giác Tiên Chứng minh đại sư, giới luật tinh thông, tấn viên cụ ư Tây Thiên tự Tâm Tịnh đường đầu Hòa Thượng, lợi sanh đại nguyện, đắc thiểu ninh hứa cầu an, hoằng pháp thâm tâm, biến xứ tham học tư đạo, kỷ độ tại Thiên Hưng Thập Tháp, khai ngộ ư tự lý hành gian, hữu thời nhi Thuận Hóa Quảng Nam, phu diễn ư Sa môn cư sĩ.

 

          Dịch nghĩa :

 

          Cõi sắc tướng như tuồng huyễn mộng, sao còn đất lạ mới phồn hoa. Danh tướng xưa nay vốn không, sao còn luận bàn không nhà quyền quý. Tự tâm thường sanh trí tuệ, tiếng tốt thuở còn đồng niên. Đã khéo trồng thiện căn, xuất trần ngày lên chín (9 tuổi). Nhờ nhơn duyên sâu dày, sớm thọ huấn với lão Hòa Thượng Giác Tiên, khai sơn Trúc Lâm Đại Thánh tự, đồng thời là sáng lập viên, là Chứng minh Đạo sư của hội An Nam Phật Học.

          Tự thân của Giảng sư, giới luật trinh bạch, kiên trì và tinh thông. Giảng sư được thọ cụ túc giới với Đại lão Hòa Thượng Tâm Tịnh khai sơn chùa Tây Thiên.

Chí nguyện lớn lúc nào cũng hướng đến lợi sanh, dù việc nhỏ cũng hứa khả yên lòng, chí hoằng pháp sâu sắc, lại diệu vợi, tự thân bôn ba khắp mọi nẽo trong chốn Thiền môn, với dụng tâm tìm sâu vào ý đạo. Có những chuỗi ngày học đạo với ngài Tuệ Pháp chùa Thiên Hưng, rồi lại mấy lần cất bước vân du tham học với ngài Đại lão Hòa Thượng Phước Huệ tại chùa Thập Tháp xứ Quy Ninh (nay là tỉnh Bình Định). Từ đó, tâm trí ngày càng sáng lên qua câu kinh bài kệ và bắt nguồn từ Kinh Luận ấy, ngấm ngầm hướng dẫn Giảng sư có một cuộc sống vô cùng nhàn hạ !

Đã có những lúc đến Thuận Hóa, cũng có những lần về lại Quảng Nam, tuyên dương đạo mầu, trước chư vị đại Sa môn, trước muôn ngàn cư sĩ mến mộ.

 
ht mat khe (3)

Chữ nho :

學半功倍逆知深厚宿根,詞易義明,何止貫通教藏,毘尼嚴浄,行解相應,般若圓融,理事無礙,佛學會多畨說法,聖眾心,萬福寺一年講經,山門生色。甲戌秋,講師奉慈端幑皇太厚旨召,開講彌陀疏鈔,闡明唯心樂國,顯如来之覺不覺,伏自涅槃。

 

Phiên âm :

Học bán công bội nghịch tri thâm hậu túc căn, từ dị nghĩa minh, hà chí quán thông giáo tạng, Tỳ ni nghiêm tịnh, hạnh giải tương ưng, Bát nhã viên dung, lý sự vô ngại, Phật học hội đa phiên thuyết pháp, thánh chúng khuynh tâm, Vạn Phược tự nhất niên giảng kinh, sơn môn sanh sắc. Giáp Tuất thu, giảng sư phụng Từ Cung Đoan Huy Hoàng Thái Hậu chỉ triệu, khai giảng Di Đà sớ sao, xiểu minh duy tâm Lạc quốc, hiển Như Lai chi giác bất giác, phục tự niết bàn.

 

Dịch nghĩa :

 

Với giảng sư dụng tâm về việc học, dù mới một nửa công phu, song nhờ vào thiện căn thông tuệ ; nên mức độ nhận thức am tường, thấu hiểu vô cùng thâm hậu, nói năng giản dị song nghĩa lý sâu sắc, thấu suốt tận nguồn Pháp tạng. Tỳ ni, Oai nghi giới luật tuân hành cẩn trọng. Do vậy, biểu lộ vào cuộc sống hằng ngày, người ta thấy nơi con người Giảng sư hạnh và giải lúc nào cũng tương quan ảnh hiện mà không hề trái chống. Bát nhã trí ngài đã nhập diệu, cho nên với Ngài lý vô ngại, mà sự cũng vô ngại. Tại Hội trường của hội An Nam Phật Học, Thầy đã tằng giảng thuyết, khiến cho người nghe phải dốc lòng mến mộ. Tại chùa Vạn Phước, Thầy đã giảng Kinh và dạy Luật cho cả một thế hệ Tăng Ni tham học khắp sơn môn chốn kinh thành Hương giang Ngự lãnh. Nhờ vậy, Ngài đã khơi dòng trí tuệ tận nội tâm cho một lớp người phát túc siêu phương.

Mùa thu năm Giáp Tuất, Thầy dược Từ Cung Đoan Huy Hoàng Thái Hậu cung thỉnh vào nội cung thuyết giảng về bộ kinh A Di Đà Sớ Sao. Dịp ấy, Thầy đã khéo sử dụng ngôn ngữ văn tự làm cho vua quan nghe giảng đều thấu hiểu diệu lý “Duy tâm Tịnh Độ”. Đồng thời cũng bắt nguồn từ đó, mọi học viên đều hiểu “Như Lai tạng tâm” là cảnh giới sau khi hành giả đã quántriệt phương diện bất giác của nội tâm (giác bất giác). Thiệt sự thấu hiểu tường tận như vậy, gọi là đã tự đặt mình vào cảnh giới của Niết bàn.

 
ht mat khe (4)

Chữ nho :

示陀那後之眞非眞,圓成妙有,幻心幻境,稱性即空,不去不来,守屍奚益。保大十年,講師年方三十一,病中得法於本師覺先偈曰:

心地光含法性圓

西来大意顯南天

豁然直徹曹溪路

免在玲五十年。

乃於此年佛慶誕日卯時圓寂。

噫!佛法難起如此其極世界,不乏飯粥増壽命,何獨短於我講師密契哉。

 

Phiên âm :

 

Thị đà na hậu chi chơn phi chơn, viên thành diệu hữu, huyễn tâm huyễn cảnh, xứng tánh tức không, bất khứ bất lai, thủ thi hề ích ! Bảo Đại thập niên, giảng sư niên phương tam thập nhất tuế, bịnh trung đắc pháp ư Bổn sư Giác Tiên kệ viết :

Tâm địa quang hàm pháp tánh viên,

Tây lai đại ý hiển Nam thiên,

Khoát nhiên trực triệt Tào Khê lộ,

Miễn tại linh đình ngũ thập niên.

Nãi ư thử niên Phật khánh đản nhật Mão thời viên tịch. Y ! Phật Pháp nan khởi nhi thử ký cực thế giới, bất phạp phạn chúc tăng thọ mạng, hà độc đoản ư ngã giảng sư Thích Mật Khế tai !

 

Dịch nghĩa :

 

Tối hậu của nội tâm giác ngộ là am hiểu tường tận về cảnh giới “Đà Na vi tế thức”. Cảnh giới ấy là chơn mà cũng là “phi chơn”. Và cũng bắt nguồn từ đây, tự nó viên thành tính diệu hữu. Hành giả có được mức độ nhận thức đến như thế rồi, lập tức tận chiều sâu nội tâm thấy “Tâm là huyễn mà cảnh cũng là huyễn”. Bây giờ tận chơn tâm (xứng tánh) mới thiệt sự am hiểu tường tận về cảnh giới “tức không”. Cảnh giới “tức không” ấy xưa nay vẫn là “vô sở tùng lai, diệc vô sở khứ”(bất khứ bất lai). Qua đó cho ta thấy, “khăng khăng ôm giữ có được ích gì”

Niên hiệu Bảo Đại năm thứ 10, Giảng sư vừa tròn 31 tuổi. Trong cơn bệnh, Ngài lại đắc pháp với Bổn sư là Giác Tiên lão Hòa Thượng. Kệ rằng :

 

Tâm địa sáng ra pháp diệu tâm,

Tây lai Tổ ý rọi trời Nam,

Bỗng nhiên hội ngộ Tào Khê lộ,

Thôi khỏi bận lòng mấy chục năm.

 

Vào giờ Mão ngày Khánh đản đức Bổn sư năm ấy, Giảng sư viên tịch.

Ôi ! Có phải chăng đây là thời kỳ Phật pháp khó bề hưng thịnh ? Ai là người ở vào lúc tận cùng thế giới mù khơi không thiếu thọ mạng, sao mà riêng chỉ có Thích Mật Khế, Giảng sư của hội An Nam Phật Học, thọ mạng lại ngắn ngủi như vậy !

 

ht mat khe (5)

Chữ nho :

嗚呼!講師戒德純真,慧根世,平常日用,不離自性彌陀,無意語言,都是大乗秒旨, 開示法界性,第一義重得,宣堅固菩提心,佛學會賴成立。雖示樂邦有願,蓮池自在化生,可憐忍土慈悲願切護法心欣嘆,

世間之空虚念,衆生之眼目得,命余記講師法施功德以最未来。余不量力受有此舉述其行庶之系,以銘曰 :

  

Phiên âm :

 

Ô hô ! Giảng sư giới đức thuần chơn tuệ căn tuyệt thế, bình thường nhật dụng, bất ly tự tánh Di Đà, vô ỹ ngữ ngôn, đô thị Đại thừa diệu chỉ, khai thị pháp giới tánh, đệ nhất nghĩa trùng đắc, tuyên dương kiên cố Bồ đề tâm, Phật học hội lại dĩ thành lập. Tuy thị Lạc bang hữu nguyện, liên trì tự tại hóa sanh, khả lân nhẫn độ diệu duyên. Đàm hoa hà thần tái đổ. Phật học hội đồng nhơn từ bi nguyện thiết hộ pháp tâm hân thán, thế gian chi không hư niệm, chúng sanh chi nhãn mục đắc. Mạng dư ký giảng sư pháp thí công đức dĩ tối vị lai. Dư bất lượng lực hữu thử cử thuật ký hành trạng thứ chi hệ, dĩ minh viết :

 

Dịch nghĩa :

 

Ô hay ! Giới đức của Giảng sư thuận bề chân chánh. Tuệ nhãn của Giảng sư tuyệt thế vô luân. Sinh hoạt bình thường vẫn không rời Di Đà tự tánh. Vô ý xuất ngôn vẫn trọn ý nghĩa Đại thừa diệu chỉ. Pháp tánh đệ nhất nghĩa luôn luôn được Giảng sư tuyên dương, khiến cho Bồ đề tâm càng thêm kiên cố. Hội An Nam Phật Học nhờ đó mà được thành tựu.

Tuy cũng có ước nguyện thác sanh vào ao sen giải thoát ở quán Tây bang Cực lạc, song cũng phải thương tình cho tính nhẫn nại nơi quốc độ diệu duyên này, chẳng biết ngày nào hoa Ưu Đàm mới có duyên tái ngộ !

Mọi người ở hội An Nam Phật Học đồng khởi từ bi tâm, nhất niệm nguyện khắc cốt ghi tâm, dù hoàn cảnh nào cũng hoan hỷ hộ trì chánh pháp. Song, không sao tránh khỏi bi tâm mà rằng : Công đức pháp trí của Giảng sư Thích Mật Khế, đối với nhiều thế hệ là vô lượng vô biên, không sao nói lên hết được ; vì rằng pháp trí là nhãn mục của mọi người. Thế nên nay đây, tôi đã không tự lượng sức mình, chỉ sơ lược một bài ký như trên và bài minh như sau :

 
ht mat khe (6)

Chữ nho :

身非有

心性本空

於斯究竟

宗通通。

有大醫師

圓融

施靈妙藥。

哀愍衆生

受三途苦

豁破迷雲

普施法雨。

 

Phiên âm :

Uẩn thân phi hữu,

Tâm tánh bổn không,

Ư tư cứu cánh,

Tông thông thuyết thông.

 

Hữu đại y sư,

Tri kiến viên dung,

Thí linh diệu dược,

Liệu bỉ quần mông.

 

Ai mẫu chúng sanh,

Thọ tam đồ khổ,

Khoát phá mê vân,

Phổ thí pháp vũ.

         

Dịch nghĩa :

 

Thân ngũ uẩn chẳng thường,

Tâm diệu hạnh chơn không,

Cứu cánh diệu lý này,

Tông thông thuyết cũng thông.

 

Y vương bậc Đại sư,

Tri kiến tợ thái hư,

Tìm thuốc cứu thế nhơn,

Độ khổ hiện lẽ chơn.

 

Vì thương thương chúng sanh,

Thọ nhận Tam đồ khổ,

Vẫy áo vẹt mây mờ,

Bỉ ngạn đưa đến bờ.

 

ht mat khe (7)



Chữ nho :

契理契機

開示未悟

功德昭彰

湛然常住。

保大十年,乙亥七月佛歡喜日,佛學會證明大導師覺然和尚閲。佛學會副會長心明黎廷探和南奉僎。

學會敬立。

 

 

Phiên âm :

 

 

Khế lý khế cơ,

Khai thị vị ngộ,

Công đức chiêu chương,

Trạm nhiên thường trú.

 

                              Bảo Đại thập niên, Ất Hợi thất nguyệt Phật hoan hỷ nhật. Phật học hội Chứng minh Đại đạo sư Giác Nhiên Hòa Thượng duyệt.

Phật học hội Phó Hội trưởng Tâm Minh Lê Đình Thám hòa nam phụng soạn.

Phật học hội kính lập.

 

Dịch nghĩa :

 

Vì khế lý khế cơ,

Mở bày kẻ chưa ngộ,

Công đức rạng ngàn thu,

Vắng bặt nơi thường trú.

 

                    Bia dựng vào triều Bảo Đại thứ 10, năm Ất Hợi, tháng bảy ngày Phật hoan hỷ.

 

                    Chứng minh Đại đạo sư hội An Nam Phật Học, Hòa Thượng Giác Nhiên duyệt.

 

                    Phó Hội trưởng hội An Nam Phật Học Tâm Minh Lê Đình Thám cẩn soạn.

 

Hội An Nam Phật Học bái lập.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/05/2012(Xem: 8736)
Tín Nghĩa tôi đến định cư Hoa Kỳ vào ngày 19 tháng 09 năm 1979, do nhị vị Hòa thượng Thích Thiên Ân và Hòa thượng Thích Mãn Giác bảo lãnh từ trại tỵ nạn Hongkong. Ngồi tính sổ thời gian thì cũng đã gỡ gần ba chục cuốn lịch. Giá như thời gian này mà ở trong tù thì cũng mục xương và chẳng bao giờ được thấy ánh sáng của thiên nhiên.
27/05/2012(Xem: 20428)
Tác phẩm Trí Quang Tự Truyện bản pdf và bài viết "Đọc “Trí Quang Tự Truyện” của Thầy Thích Trí Quang" của Trần Bình Nam
15/05/2012(Xem: 6247)
Trong đạo lập thân của người xưa – lập công, lập đức, lập ngôn– thì lập ngôn thường được cho là quan trọng nhất, vì đó là phần “hình nhi thượng”, là tinh hoa tư tưởng cá biệt của một dòng đời mang tính truyền thừa lâu dài và sâu xa cho hậu thế. Người đem hết năng lực tinh thần và tri thức của đời mình để lập ngôn thì thành nhà tư tưởng, triết gia. Người đem chất liệu đời mình để viết lại thì thành tác giả tự truyện, hồi ký.
09/05/2012(Xem: 8630)
Sự xuất hiện của Tổ sư Liễu Quán (1667-1742) như là một Bồ tát bổ xứ, thực hiện sứ mệnh lịch sử: Không chỉ duy trì và phát triển mạch sống Phật giáo Việt Nam giữa bối cảnh xã hội tối tăm, Phật pháp suy đồi mà còn thể hiện sự xả thân vì đạo; lập thảo am, ăn rong, uống nước suối, hơn mười năm tham cứu công án, tu hành đắc đạo.
28/04/2012(Xem: 5713)
Nhà văn cư sĩ Huỳnh Trung Chánh, còn có bút hiệu Hư Thân, sanh năm 1939 tại Trà Vinh, quê nội của ông. Suốt quảng đời niên thiếu ông sống nơi quê ngoại tại Cao Lãnh, tỉnh Sa-Đéc, Nam Việt Nam. - Tốt nghiệp Cử nhân Luật Khoa( 1961 ), Đại Học Luật Khoa Saigon. - Tốt nghiệp Cử nhân Phật Học (1967), Phân Khoa Phật Học và Triết Học Đông Phương, Viện Đại Học Vạn Hạnh, Saigon. Là một công chức dưới thời Việt Nam Cộng Hoà, ông đã nổi tiếng thanh liêm, chánh trực và hết lòng dấn thân để phục vụ đại đa số dân chúng Việt Nam theo hạnh Bồ Tát của Phật giáo. Ông đã từng giữ các chức vụ sau đây: - Lục sự tại Toà Án Saigon và Long An (1960 – 1962). - Chuyên viên nghiên cứu tại Phủ Tổng Thống (1962 – 1964). - Thanh Tra Lao Động tại Bộ Lao Động (1964 – 1965). - Dự Thẩm tại Toà Sơ Thẩm An Giang (1965 - 1966). - Chánh Án tại Toà Sơ Thẩm Kiên Giang (1966 – 1969) và Toà Án Long An (1969 – 1971). - Dân Biểu Quốc Hội VNCH tại Thị Xả Rạch Giá (1
26/04/2012(Xem: 19262)
Mùa Phật Đản 1963, có máu, lửa, nước mắt và xương thịt của vô số người con Phật ngã xuống. Nhưng từ trong đó lại bùng lên ngọn lửa Bi Hùng Lực của Bồ Tát Thích Quảng Đức
20/04/2012(Xem: 9591)
Hòa thượng Thích Thiên Ân, thế danh Đoàn Văn An, sinh ngày 22 tháng 9 năm Ất Sửu 1925, tại làng An Truyền, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên. Thân phụ của Ngài là Đoàn Mễ, sau xuất gia là Thượng tọa Thích Tiêu Diêu một bậc tử đạo Vị pháp thiêu thân, thân mẫu là một tín nữ chuyên lo công quả ở chùa Báo Quốc và tu viện Quảng Hương Già Lam, Ngài là con trai thứ trong một gia đình có 4 anh em. Ngài xuất thân trong một gia đình thế gia vọng tộc, có truyền thống kính tin Phật pháp lâu đời. Nhờ duyên gần gũi Tam bảo từ thuở nhỏ, Ngài đã sớm mến cảnh thiền môn với tiếng kệ câu kinh, nên năm lên 10 tuổi (1935), Ngài theo bước phụ thân xin xuất gia đầu Phật tại chùa Báo Quốc, làm đệ tử của Hòa thượng Phước Hậu, được Bổn sư ban pháp danh là Thiên Ân, Ngài tinh tấn chấp tác, học tập thiền môn qui tắc, hầu cận sư trưởng. Năm Tân Tỵ 1941, khi được 16 tuổi, Ngài được Bổn sư cho thọ giới Sa di tại giới đàn chùa Quốc Ân – Huế, do Hòa thượng Đắc Quang làm Đường đầu truyền giới.
08/04/2012(Xem: 6076)
Hòa thượng thế danh Đoàn Thảo, sinh ngày 10 tháng Giêng năm Kỷ Dậu (1909), niên hiệu Duy Tân năm thứ 3 trong một gia đình nhiều đời theo Phật tại xứ Đồng Nà, tổng Phú Triêm Hạ, xã Thanh Hà, huyện Diên Phước, phủ Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam (Nay là thôn Đồng Nà, xã Cẩm Hà, thị xã Hội An, tỉnh Quảng Nam). Thân phụ là cụ ông Đoàn Văn Nhơn pháp danh Chơn Quang, thân mẫu là cụ bà Nguyễn Thị Có. Gia đình Ngài gần chùa Vạn Đức, lại thêm cụ thân sinh là tín đồ thuần thành của chùa, nên từ thuở nhỏ, Ngài thường theo cha đến chùa hàng đêm tụng kinh niệm Phật. Từ đó, chủng tử Bồ Đề lớn dần trong tâm và Ngài tỏ ra những biểu hiện rất có căn duyên với cửa Không môn của nhà Phật.
31/03/2012(Xem: 6863)
Hòa thượng thế danh Dương Đức Thanh, tự Liễu, pháp danh Như Nhàn, tự Giải Lạc, hiệu Trí Giác, nối pháp đời thứ 41 dòng Lâm Tế, thế hệ thứ 8 pháp phái Chúc Thánh. Ngài sinh năm Ất Mão (1915) tại làng Cẩm Văn, huyện Điện Bàn tỉnh Quảng Nam, trong một gia đình nhiều đời kính tín Tam Bảo. Thân phụ là cụ ông Dương Đức Giới pháp danh Chương Đồ, thân mẫu là cụ bà Nguyễn Thị Phụng pháp danh Chơn Loan. Năm lên 3 tuổi, thân phụ Ngài qua đời, thân mẫu tảo tần nuôi con và cho Ngài theo học chữ Nho với các cụ đồ trong làng, được 5 năm mới chuyển sang học Việt văn.
23/03/2012(Xem: 6338)
Đức Đại Lão Hòa Thượng Chánh Thư Ký Xử Lý Viện Tăng Thống GHPGVNTN là thế hệ thứ 8 của phái Thiền Thiệt Diệu Liễu Quán, Pháp danh Trừng Nguyên, Hiệu Đôn Hậu. Xuất gia và thọ cụ túc với Hòa Thượng Bổn sư là Tổ Tâm Tịnh, khai sơn chùa Tây Thiên Huế, sau các Pháp huynh là quý Hòa Thượng Giác Nguyên, Giác Viên, Giác Tiên, Giác Nhiên...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]