Chiều nay đến trước linh đài Thầy mà nghe bao ký ức trànvể theo những giọt mồ hôi tất tả. Hay tin bất ngờ, chạy đi vội vả dù không kịp giờ phút nhập quan để được nhìn Thầy làn cuối.
Thường thì di ảnh tôn thờ của các ngài viên tịch, rất nghiêm trang và đường bệ như oai nghi đức hạnh sẵn có từ trong cuộc đời hành đạo, nhưng lạ lùng tôn ảnh của thầy trước linh đài lại rất tươi vui , hòa ái như lúc sinh thời chúng con vẫn thường hay gặp. Nếu chưa có dịp gần gũi với Thầy và cùng làm việc với Thầy nhiều chắc khó bắt gặp được nụ cười như vậy. Cảm ơn chư tôn thiền đức trong tông môn Tổ Đình đã chọn bức ảnh này làm tôn ảnh trong những ngày quan trọng này.
Từ giữa thập niên 80, nhân duyên đưa chúng con đến với Thầy rất gần và rất thân thiện trong công tác văn nghệ Phật giáo. Khi đó Quận 2 còn chưa tách ra khỏi Huyện Thủ Đức, Thầy là chánh Thư Ký Ban Đại Diện Huyện, Thầy Thích Quàng Tâm Phó và Thầy Thích Đạt Niệm là Chánh Đại Diện. Ban Văn Nghệ chúng con dũng vì thế mà được vinh hạnh mang tên “ Ban Văn Nghệ PG Huyện Thủ Đức”. tận dụng mối quan hệ , Thầy gợi ý mong con làm sao mời gọi các nghệ sĩ, ca sĩ về trụ sở Ban Đại Diện ( khi đó là chùa Thiên Minh ở đường Đỗ Xuân Hợp ngày nay) để biểu diễn nhân các kỳ lễ lớn và con đã không làm Thầy thất vọng khi lền sau đó , với tài ngoại giao năng nổ của Thầy, Ban Văn Nghệ PG Huyện Thủ Đức còn được MTTQ Huyện huyện nhiều lần mời biểu diễn nhân đại hội tại nhà hát Thủ Đức. Và cũng chính tại nhà Hát lớn nhất của Huyện này, thầy đã thành công thuyết phục cho ban văn nghệ PG chúng con đường hoàng tổ chức đêm văn nghệ kính mừng Phật đản rất hoành tráng. Các nghệ sĩ , ca sĩ dù đang chạy sô tất bật cũng nán chút thì giờ chạy lên tận nơi này để hát phục vụ dù những tiết mục của họ chưa mang đậm dấu ấn Phật giáo. Đó là các ca sĩ ngôi sao hạng nhất thời bấy giờ như Tuấn Cảnh, Hà My, Bích Phượng, Nhã Phương, My Dung, Đặc biệt ban Tam ca Sao Đêm khi ấy có ca sĩ Phương Thanh khi chưa tách nhóm và thành danh. Còn giới nghệ sĩ cải lương thì ngoài hai bậc tiền bối Út Trà Ôn, Út Bạch Lan, còn có rất nhiều nghệ sĩ khác tham gia. Tất cả đều không nhân thù lao dù rằng Thầy đã rất ý tứ bảo tôi bỏ bao thư tượng trưng để gởi cho họ. Nhớ nhất ca sĩ Tuấn Cảnh trả lời khi tôi cầm bì thư nói rằng đây chỉ là tượng trưng thôi,. Mong các anh chị hoan hỷ nhận cho quý thầy an lòng” .Tất nhiên là họ vẫn không nhận. Tôi nói “ đây chỉ là tiền đỗ xăng thôi”, Tuấn Cảnh cũng đùa không kém” Dạ , xăng tụi em đỗ đầy hết rồi ạ “. Cứ mỗi lần như thế, sau các buổi văn nghệ tanh em chúng tôi phải đi xin sách, kinh và hình ảnh Phật để đóng từng gói quà mang gởi họ tận nhà. Điều này ít ai biết nỗi khổ của anh em, chúng tôi sau hậu văn nghệ, chỉ có Thầy mới hiểu và luôn chia sớt khó khăn cũng như hun đúc tinh thần cho anh em chúng tôi vững chí. Chính vì điều này mà có một vài phần tử xấu không chịu tìm hiểu, lại sanh tâm nghi ngờ, muốn cắt đứt mối quan hệ giữa anh em chúng tôi với Thầy và họ đã thành công sau khi chính Thầy cũng tỏ ra muộn phiền buông xưôi khi anh em chúng tôi ra đi. Thầy từng nói riêng với người viết rằng “ Giác Đạo ( PD người viết ) nghỉ coi, họ tưởng ban văn nghệ của Thầy trò mình làm lâu nay là một gánh cải lương, có doanh thu dữ lắm nên muốn lẩn vào phá rối”.
Chính cách làm ăn ý giữa Thầy và anh em chúng tôi vô tình tạo ra tiền đề mời gọi các ca sĩ, nghệ sĩ đến chùa hát cúng dường như vậy. Nhớ nhất lànhờ vào tài ngoại giao của Thầy đến nổi sân khấu Nhà Văn Hóa Lao Động TPHCM lại chính là sân khấu cho đêm biểu diễn văn nghệ chào mừng Đại Hội Đại Biểu PG TP.HCM lần thứ III ( 1992 – 1997 ) do chính ban văn nghệ PG của anh em chúng tôi điều phối. Chiều đó, khi đến thăm anh em chúng tôi thiết kế sân khấu, Thầy nói vui “ Thầy trò mình lên rồi nghen “. Có thể nói, đây cũng là lần đầu tiên văn nghệ mang màu sắc Phật giáo được biểu diễn công khai trên một sân khấu lớn của thành phố. Sau này tìm hiểu, mới biết thêm lúc đó có phần hổ trợ tích cực của thầy Thích Đồng Bổn, người mà tiếp theo những năm tháng sau đó người viết càng trợ nên gần gũi khi cùng tham gia lãnh vực nghiên cứu lịch sử, văn hóa Phật giáo cho đến tận bây giờ (Khi có thuận duyên người viết sẽ nói thêm về việc này với đầy đủ hình ảnh còn đang lưu giữ).
Mai sau dù có bao giờ, cũng khó lòng quên được những năm tháng ấy của Thầy dành cho anh em văn nghệ chúng con. Cho đến khi những chuyện không vui dồn dập đến , mỗi mình Thầy chống đỡ để cố giữ hình bóng Tổ Đình Đông Hưng, hình bóng của cố Hòa Thượng Bổn Sư Thích Hành Trụ thân thương. Có giai đoạn, lực bất tòng tâm, Thầy bôn ba xa xứ để rồi sau đó là những bệnh duyên phải mang lấy, ngày Thầy trở về cũng chính là ngày mà riêng anh em chúng con bàng hoàng xót xa khi sức khỏe của Thầy không còn như ngày xưa. Thậm chí trí nhớ cũng theo đó mà giảm sút!
Có thể, thầy đã mệt mỏi lắm rồi ! Mỗi lần đến thăm , Thầy như muốn ra vẻ bình an, cười nói như mọi khi, nhưng nhìn dáng vẻ của Thầy , phải chú ý lắm mới thấy rõ sự mệt mỏi vô biên của trần thế !
Bây giờ thì Thầy đã nằm im thật rồi. Sẽ không còn phải chịu những lần thăm khám liên miên với muôn vàn mủi thuốc tiêm vào người để giành lấy một sự tồn tại mỏng manh. Nền móng Tổ đình xưa có dấu tính công lao của sư ông Hành Trụ đã buộc lòng phải đào xới lên di chuyển ngàn xa. Đó là một lần đau, rất đau trong lòng Thầy. Bây giờ ngôi Tổ đình được Thầy cố công gầy dựng cho yên phận người hậu tấn biết trân trọng và vâng lời dạy của sư ông và tông môn mà hằng năm, cuối tháng mười là mỗi lần Thầy luôn muốn nhắc nhở. Năm 1994, nhân chuẩn bị lần giỗ thứ 10 của sư ông, Thầy nói với người viết “ Giác Đạo cố gắng viết một bài cổ nhạc theo phương pháp sử học về sư ông được không ?” tôi nói “ Dạ được, nhưng Thầy muốn giọng ca nào? “ Thầy bảo ai cũng được , miễn nghe rõ là được” Và bài hát ‘Công Hạnh Lưu Đời” được hình thành và với sự hỗ trợ của cố nghệ sĩ Út Bạch Lan , giao cho nghệ sĩ Thanh Ngân thể hiện. Sau đó khi quaMỹ Thầy còn yêu cầu tôi viết một album cổ nhạc mang tên bài hát đó và cũng được ra đời với nhiều giọng ca bậc nhất làng cổ nhạc thời bấy giờ. (Bài hát “Công Hạnh Lưu Đời”)
Thế mà nỗi đau bây giờ Thầy để lại cho hậu thế, cho enh em chúng con ! Chính nụ cười của Thầy luôn nhắc anh em chúng con mãi nhớ vể thời gian khó khăn, gặp bao chướng duyên vẫn bắt gặp nụ cười của Thầy như thế. Đứng đành lễ giác linh Thầy, khi ngẩng lên, lại cũng thấy nụ cười như thế, dường như Thầy muốn nó vẫn tồn tại và đi theo mọi người cho mãi tận ngàn sau ?Trong khi gần như cả một đời hành đạo , hóa đạo và độ chúng của Thầy hết sức gian nan, truân chuyên nặng gánh lo toan cho đến ngày nhắm mắt ( Ảnh Chân dung trên linh sàn ).
Tăng chúng Tổ Đình Đông Hưng bây giờ cũng lớn, cũng trưởng thành, chưa kể nhân tố mới sau này, nên ngoại trừ đại đức trụ trì Thích Chúc Đạo, còn lại chẵng ai biết con là ai. Vì thề mỗi lần vào thăm thầy phải rất cố gắng lắm mới quyết định được. Chiều nay, như một người xa lại vào viếng giác linh Thầy, chưa kịp ghi lại vài tấm ảnh để phục vụ bài viết này thì bị đẩy nhẹ sang một bên cho gia đình ba người phật tử nào đó lễ lạy ! Không sao cả, vì khi nhìn lên vẫn thấy Thầy cười kia ( trong khi những vị khách đứng nhìn chung quanh, không biết ông này là ai ! ) ( Ảnh tác giả bài viết bên linh sàn)
Lần cuối nhắc lại những chuyện đã qua với Thầy, mai này, mỗi lần giỗ Thầy biết con có còn được đến thắp cho Thầy nén hương không, nên một bài viết này , nhờ qua các trang mạng có thiện cảm , giúp đưa đế xa xăm, xem như một nén hương lòng con kính tưởng và nhớ thương Thầy.
Xin thành tâm kính nguyện Giác Linh Thầy cao đăng Phật quốc .
Sài gòn lập đông Mậu Tuất niên (2018)
Giác Đạo – Dương Kinh Thành