Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Minh Cảnh Định Tâm, Huệ Quang Thường Chiếu

15/10/201809:50(Xem: 5647)
Minh Cảnh Định Tâm, Huệ Quang Thường Chiếu


ht minh canh-6
MINH CẢNH ĐỊNH TÂM
HUỆ QUANG THƯỜNG CHIẾU

Thành kính đảnh lễ Giác Linh Hòa Thượng Thích thượng Minh hạ Cảnh!

Một sáng Huệ Quang báo hung tin
Tôi nghe chết lịm cả tim mình
Còn đây lời hứa, ngày tao ngộ….
Người đã mãn duyên, đã đăng trình….!

Những ngày vừa qua tôi khá bận rộn trong việc liên hệ và sắp xếp các thành viên trong Trung Tâm Phiên Dịch Phật Học Anh Việt trước ngày nhận quyết định chuẩn y Thành Viên Chính Thức của Trung Tâm từ Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam (VNCPHVN). Làm công việc này tôi liên tưởng đến các Trung Tâm khác đặc biệt là Trung Tâm Phiên Dịch Phật Học Hán Nôm Huệ Quang với vị Giám Đốc là Hòa Thượng tận tâm, tận sức với công việc, về chiều dài thời gian hiện diện, quá trình hoạt động đào tạo, phiên dịch, ấn bản khoa học, cơ sở vững vàng,… và tôi mong từng bước Trung Tâm Phiên Dịch Phật Học Anh Việt cũng được lớn mạnh theo chiều hướng đó. Thế rồi sáng sớm nay, theo giờ Hoa Kỳ, thứ 5 ngày 11/10/2018, chợt hay tin Ngài Viện Trưởng Tu Viện Huệ Quang, Saigon viên tịch, tôi bàng hoàng, xúc động và hình ảnh, kỷ niệm và những ấn tượng về Người lung linh hiện ra trong dòng tâm thức của tôi .

Ấn tượng đầu tiên của tôi về Tu Viện Huệ Quang và Hòa Thượng (từ đây, Hòa Thượng là chỉ cho Ngài Viện Trưởng Tu Viện Huệ Quang) là vào năm 1997 khi tôi học xong chương trình cử nhân Đại Học Vạn Hạnh, trong khi chờ đủ điều kiện đi du học ( tài chánh và giấy tờ), tôi muốn học nâng cao cả 2 ngôn ngữ Anh Văn và Hoa Văn. Khi thấy tôi phải đi học Hoa Văn ở Quận 5 xa xôi, Cố Hòa Thượng Thích Nguyên Pháp thảo luận việc này với Hòa Thượng và Hòa Thượng sắp xếp cho tôi trú tại Huệ Quang, học thểm tiếng Hoa tại đó và có thể học thêm bên ngoài. Thế nhưng vì bận về tỉnh làm giấy tờ hộ chiếu và chuẩn và sau đó đi du học Ấn Độ nên tôi chưa đến ở Huệ Quang nhưng vẫn luôn âm thầm tri ân Hòa Thượng đã sẵn lòng tạo duyên cho tôi với nhu cầu trú xứ yên ổn cho việc tu học.
Ấn tượng thứ hai là khi tôi đang giảng Pháp và Phật sự miền Bắc, tình cờ gặp một đệ tử của Hòa Thượng trong một gia đình Phật tử trong lúc vị đó đang đi Bắc Ninh, Bắc Giang,… để chụp hình ghi lại các tàng bản, mộc bản các bia khắc, các bản Kinh cổ có giá trị sưu khảo. Tôi rất quý những người làm việc công phu và nghiêm túc như thế (theo cách Khảo Cổ Học, Văn Bản Học của Giáo Sư Lê Mạnh Thát,…). Thật đúng là “Danh Sư xuất Cao Đồ”. Người Thầy phải có sự thao thức, khuyến tấn thế nào thì đệ tử mới lặn lội đường xa từ Nam ra Bắc trong nhiều tuần để chụp hình, thu thập những áng văn chương Phật Giáo quan trọng như vậy. Làm nhà nghiên cứu, chúng ta phải biết trân quý những nguồn tài liêu mà sự thu thập chúng đòi hỏi công sức, dấn thân biết bao!
Ấn tượng thứ ba là mỗi khi những Tăng Ni Sinh đã hoàn thành các chương trình giáo dục Phật Giáo gặp tôi hỏi ý kiến : nên học tiếp những gì? Tôi luôn nhấn mạnh về sự nắm bắt và sử dụng các ngôn ngữ : Hán, Hoa, Anh, Pali, Sanskrit, Tây Tạng để tắm mình trong Suối Nguồn Phật Pháp. Tôi luôn luôn khuyến khích tán thán khi họ chọn đến học tại Tu Viện Huệ Quang, ngay cả một Sư Đệ của tôi cũng thế. Tôi cũng rất là tùy hỷ khi một vị Sư Đệ trưởng thành từ “lò đào tạo Huệ Quang” và trở về tỉnh nhà Phú Yên dạy học rất hiệu quả, vững vàng và lợi lạc.
Ấn tượng thứ tư là từ dung của Hòa Thượng luôn sẵn sàng hiện diện để tán trợ mọi công việc Phật sự của VNCPHVN và của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (GHPGVN). Hòa Thượng chứng minh và tham dự Hội Thảo Quốc Tế : Phật Giáo vùng Mê Kông, 35 năm Phật Giáo Việt Nam, hình thành và phát triển, Lễ Tổng Kết cuối nhiệm kỳ của VNCPHVN 2017, cuộc họp mặt đầu tiên của VNCPHVN nhiệm kỳ (2017-2022) vào tháng 12/2017…. Hòa Thượng là người “nói ít, làm nhiều”, khi được mời phát biểu thì chia sẻ kinh nghiệm một cách khiêm tốn, vừa đủ, thực tiễn, lợi lạc. 
Ấn tượng thứ năm là khi quan sát về các sinh hoạt của TV Huệ Quang, chúng ta thấy nơi đó sống động phong phú với việc đào tạo ngoại ngữ tiếng Hán Cổ, tiếng Hoa, Tiếng Sanskrit, xuất bản các đặc san nghiên cứu định kỳ, có các chương trình thuyết trình đề tài khoa học, có chương trình huấn luyện mầm non với Phật Pháp với chủ đề : “Vui học tiếng Hoa” bên cạnh những sinh hoạt Lễ Hội và khóa tu tại Tu Viện. Chương trình sinh hoạt Phật Pháp phong phú, đa dạng, khoa học và hấp dẫn, lợi ích cho nhiều thành phần, nhiều đối tượng.
Ấn tượng thứ sáu là hầu như mọi người nghiên cứu Phật Học đều tham khảo bộ : Phật Quang Đại Từ Điển. Công trình phiên dịch nhiều tập đồ sộ này đầy công phu này là do Trung Tâm Hán Nôm Huệ Quang đảm trách. Bộ Từ Điển này cũng đang được các giáo sư và các học giả tại Đại Học University of the West, Hoa Kỳ dịch ra tiếng Anh để phổ biến đến độc giả Tây Phương. Thời gian gần đây, chúng ta xem bộ phim nổi tiếng : Cuộc Đời Đức Phật do Trung tâm Diệu Pháp Âm và Trung tâm Huệ Quang hợp tác thực hiện việc biên dịch, biên tập và lồng tiếng. Mỗi chúng ta đều âm thầm tri ân Trung Tâm Hán Nôm Huệ Quang giúp chúng ta sống lại thời Đức Phật, hiểu nhiều hơn về Đúc Phật và từng con số, từng khái niệm trong Giáo Pháp cùa Ngài.
Ấn tượng thứ bảy và là ấn tượng trực tiếp sâu sắc nhất là đầu xuân Đinh Dậu 2017, tôi cùng một vị tu sỹ từ Linh Sơn Pháp Quốc về cùng đi đảnh lễ viếng thăm chư Tôn Đức mà chúng tôi kính trọng nhất và như vậy, Tu Viện Huệ Quang là điểm đến đầu tiên. Chúng tôi trân trọng công phu dịch thuật và huấn luyện dịch thuật do Hòa Thượng chủ xướng và theo sát từng bước bao nhiêu năm qua, noi gương vị Thầy của Hòa Thượng là Cố Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Trí Tịnh. Trong khi hầu trà với Hòa Thượng, tôi được hiểu rõ hơn về những thuận lợi, khó khăn, các quá trình, những ưu tư của Hòa Thượng về việc lưu truyền Kinh Điển Phật Giáo, phát huy chánh kiến. Hòa Thượng từng là Giáo Thọ Sư của Trường Cao Cấp Phật Học Việt Nam, Trung Tâm Huệ Quang, bên cạnh đó còn bận rộn với bao nhiêu việc quản lý, vận động bảo trợ cho Tăng chúng ở Huệ Quang, nâng cấp thư viện, lo cho Tăng Ni Sinh và Giáo Thọ tại Huệ Quang,…Hòa Thượng tìm hiểu về tôi và mời tôi phụ trách bộ môn : Lịch Sử Phật Giáo Ấn Độ, sự truyền bá Phật Giáo và Lịch Sử Phật Giáo Việt Nam cho các lớp dịch thuật có được nền tảng nắm bắt về Phật Giáo Nguyên Thủy và phát triển… Tôi nhận lời, nhưng sau đó, khi sắp khai giảng lớp học thì tôi có Phật sự nước ngoài đành xin hoãn lại dịp sau,…
Ấn tượng thứ tám là qua các lần thăm viếng, tôi nhận thấy về cơ sở vật chất, Tu Viện Huệ Quang xây cất gần xong, phát triển quy mô, tầm vóc để đáp ứng tiện nghi Giáo Dục Phật Giáo, các khóa học tại đó. Hòa Thượng chẳng những đi sâu vào chương trình, nội dung giáo dục, đào tạo mà còn dày công phát triển hạ tầng cơ sở giáo dục, tự viện. Gần bên Đầm Sen, Tu Viện Huệ Quang như Hoa Sen giữa bùn, những ai mệt mỏi và không còn mong cuốn cuồng trong cuộc rong chơi trần thế có thể quay về tiếng chuông thức tỉnh và tịnh độ nhân gian của Tu Viện Huệ Quang. Tất cả đều nương vào ân đức lớn lao của Hòa Thượng, tôi tự dặn lòng có lúc đến xin một phòng trú tại đó, ôn học thêm tiếng Hoa – Hán, Sanskrit và phụ giảng những môn nào phù hợp. Tôi nghĩ là với ân tình và duyên đã có, Hòa Thượng sẽ hoan hỷ nhận lời như trước kia Hòa Thượng đã từng nhận lời mà tôi chưa kịp đến.
Ấn tượng thứ chín là khi tôi còn đang Phật sự tại Đại Tòng Lâm, Bà Rịa Vũng Tàu có hay tin về việc các sư cô tắm biển bị chết và mất tích ở Long Hải, Bà Rịa Vũng Tàu vào ngày 22/02/2018. Giờ đây để tưởng niệm về Người, chúng ta hãy đọc lại, nghe lời những lời chia sẻ của Hòa Thượng về tai nạn này để cảm nhận được Bi – Trí – Dũng của Ngài thế nào :
“Việc tắm biển của chư Ni gặp nạn vừa qua đang được dư luận chú ý là điều cũng rất bình thường như bao hiện tượng xã hội khác. Tuy nhiên, việc gặp nạn của các sư cô là việc rủi ro mà bản thân các nạn nhân lẫn lãnh đạo thiền viện không muốn chút nào. Vì thế, chúng ta cũng không cần phải nói năng, trách cứ nhiều nữa mà làm tổn thương đến người gặp nạn cũng như những người chịu trách nhiệm liên quan. Ngay giờ phút này hãy nhất tâm cầu nguyện, xem đó là bài học cuộc sống cho bản thân, dành tình thương về sự mất mát cho những người đồng tu.Dư luận cho rằng người tu hành không được tắm biển thì e là hơi quá! Nếu chúng ta để ý xem việc Tăng Ni tắm biển là đặc thù của một số chùa, tự viện có địa hình gần bờ biển, hoặc có một số Tăng Ni xem việc tắm biển là một hình thức, phương pháp trị liệu, rèn luyện sức khỏe cho bản thân... thì mọi người cũng nên rộng lượng.
Theo tôi, việc tắm biển là một trong những phương pháp rèn luyện thân thể, thay đổi không khí trong quá trình tu tập, chứ không phải ra đó để khoe khoan hình thể, đùa giỡn um sùm. Song, vấn đề đồng ý hay không đồng ý cho Tăng Ni tắm biển thì sau vụ việc này còn cần phải thảo luận nhiều hơn trong lĩnh vực Tăng sự. 
Vấn đề đặt ra ở đây: khi tắm biển là nên chú ý đến hình thức (y phục) và oai nghi (hành động) của người tu phải làm sao đúng phép, phù hợp với vai trò của người xuất gia và một điều đặc biệt nữa là địa điểm tắm (bãi tắm) phải an toàn và có hệ thống cứu hộ kịp thời khi có sự cố….”
Ấn tượng thứ mười và là ấn tượng thao thức, day dứt trong tôi hiện tại và tương lai : Hòa Thượng vốn là Giám Đốc của Trung Tâm Phiên Dịch Phật Học Hán Nôm, tôi cũng đang là Giám Đốc Trung Tâm Phiên Dịch Phật Học Anh Việt. “Ôn cố tri tân”, Quy sơn cảnh sách có dạy : “Họ đã là trượng phu, chẳng lẽ ta không được như thế sao?”. Trong thời mở cửa, tôi được duyên du học Ấn Độ, Hoa Kỳ rồi đi nhiều nơi, nhưng làm sao có thể làm được những gì, đóng góp một cách thiết thực cho văn hóa, học thuật, nghiên cứu, giáo dục Phật Giáo Việt Nam như Hòa Thượng đã làm? Sở dĩ con đặt tựa đề cho điếu văn này là : “Minh Cảnh định tâm – Huệ Quang thường chiếu” là vì Hòa Thượng đã nêu gương : hiểu rõ tất cả các cảnh trần, dù có gì xảy ra cũng luôn định tâm, không xoay chuyển và ánh sáng trí tuệ thường chiếu khắp nơi. Con sẽ sống, hoạt động và tu học theo gương sáng ấy.
Hơn 82 năm trụ thế, 50 hạ lạp, Hòa Thượng đã sống, thị hiện và ban cho rất nhiều rồi cho Đạo, cho Đời. Những gì cần dạy, cần làm, đã làm xong. Chính Đức Phật Thích Ca đén 80 tuổi thì cũng phải tại Câu Thi Na nhập diệt mà nay Hòa Thượng hơn ngần ấy tuổi. Quy luật muôn đời : hoa nở rồi tàn, có hợp ắt có tan, người đến rồi đi trên nhịp cầu sanh tử. Người đã ra đi nhưng người còn ở lại, Hoa Đàm tuy rụng vẫn còn hương. Từ dung của Người vẫn in đậm trong khối óc, tình cảm của Người vẫn lắng đọng trong trái tim, pháp nhũ của Người in sâu trong tâm khảm, chí hướng cao thượng của Người : dấn thân, phục vụ, vô ngã, vị tha, đào tạo Tăng Tài, kế vãng khai lai, bao thế hệ đang noi dấu. Người ra đi trong tiếng niệm Phật và mỉm cười nhẹ nhàng, tỉnh thức, yên lặng không còn gì để hối tiếc băn khoăn khi cả cuộc đời, từng giây từng phút sống trọn vẹn ý nghĩa nhất như phù sa mang mật ngọt cho đời. Ngài là một người bình dị, gần gũi, lắng nghe, quan tâm người khác, hiểu tâm lý và trợ duyên cho người khác, mong bao thế hệ học trò của mình giỏi hơn mình vững bước xây dựng đạo nghiệp, làm tốt Đạo, đẹp Đời.

Bạch Hòa Thượng!
Vậy là một lần nữa con đã lỡ hẹn với chén trà tao ngộ, lỡ hẹn với việc phụ trách lớp lịch sử Phật Giáo, ít nhất là khi Hòa Thượng còn chứng kiến được. Kính tri ân duyên tao ngộ, niềm tin tưởng và những ân tình Hòa Thượng dành cho con. Có duyên diện kiến với những bậc vĩ nhân, cao Tăng là phước lành trong cuộc sống, giúp cho con có nhiều ấn tượng, động lực, gương sáng để vững bước đi tới, vượt qua bao nhiêu khó khăn trở ngại để hoằng dương chánh Pháp, mang lợi lạc cho cuộc đời. Có đôi lúc con mệt mỏi muốn bỏ cuộc với việc Giáo Dục Phật Giáo và dịch thuật nhưng nhìn lại tấm gương của Người sống với những công việc thanh cao đến hơi thở cuối cùng mà con còn trì chí, tiếp tục. Rồi mai đây, bao nhiêu người cung kính tiễn đưa nhục thân người trở về tro bụi để tiếp tục nuôi mầm vun bồi cho sự sống mới, con từ phương trời Tây cách nửa vòng Trái Đất lặng lẽ với nén hương kính tiễn biệt Người. Đạo cảm thông không thể nghĩ bàn, tuy xa nhưng không xa, Người vẫn mãi hiện diện và đồng hành, trợ lực cho con trong mọi công việc Phật sự, nhất là dịch thuật và giảng dạy và hành trình dài còn lại để thăng hoa và hướng về bến Giác. Nguyện Giác Linh Hòa Thượng : Hoa Khai Kiến Phật, Thượng Phẩm Thượng Sanh, sớm hồi nhập Ta Bà để tiếp tục sứ mệnh Giáo Dục Phật Giáo, Hoằng truyền chánh Pháp, vững tay tế độ, chèo thuyền Bát Nhã, đưa mọi người qua bề khổ đến bến bờ giải thoát an vui.

Nam mô Huệ Quang đường thượng, tự Lâm Tế Chánh Tông tứ thập thế thượng Minh hạ Cảnh húy Chơn Đài, Nguyễn công Hòa thượng Giác Linh thùy từ chứng giám

Tu viện Đức Sơn, Atlanta, 11/10/2018
Khể Thủ
Hậu học : Thích Đồng Trí.



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
12/07/2015(Xem: 12603)
Slideshow Ôn Minh Tâm, Người Trồng Sen Trên Tuyết Bài viết của TT Nguyên Tạng Diễn đọc: Tường Dinh, FM 97.4 www.quangduc.com
05/07/2015(Xem: 12275)
Giáo sư Huỳnh Bá Huệ Dương (anh em chúng tôi thường thân mật là Anh Dương), pháp danh Tâm Thị, nguyên Vụ Trưởng Học Sinh Phật Tử Vụ (HSPT) Tổng Vụ Thanh Niên, đã từ trần vào lúc 12,30 ngày 5/7/2015 nhằm ngày 20/5 năm Ất Mùi, hưởng thọ 76 tuổi. Lễ động quan sẽ diễn ra vào lúc 8 giờ sáng ngày 7/7/2015 nhằm ngày 22/5 Ất Mùi, sau đó được đưa đi hỏa táng tại nghĩa trang Hoa Viên Bình Dương.
24/06/2015(Xem: 17846)
Dẫu biết sinh tử là lẽ thường nhưng khi nghe tin giáo sư Trần Văn Khê qua đời sáng 24-6, nhiều người yêu kính giáo sư vẫn không khỏi bàng hoàng, tiếc nhớ.
23/06/2015(Xem: 9906)
Con thật sự bàng hoàng, ngẩn ngơ khi đang sinh hoạt Phật Pháp nơi miền Bắc xa xôi, giảng dạy Khóa An Cư Kiết Hạ cho đạo tràng Tăng Ni và Khóa Tu Mùa Hè của Thanh Thiếu Niên Phật Tử tại Thiền Viện Trúc Lâm Tây Thiên, Vĩnh Phúc, lại hay tin Thầy vừa viên tịch tại quê hương Bình Định. Đêm nay con lại có một đêm khó ngủ, đêm thức để rồi sống với những hoài niệm, với hình bóng và kỷ niệm với Thầy trải suốt 23 năm qua, tất cả cứ như một cuốn phim từng đoạn quay chậm hiện rõ mồn một trong tâm thức của con.
05/04/2015(Xem: 387873)
Vào ngày 15 tháng 02 năm 2015 tại Như Lai thiền tự, thành phố San Diego, miền Nam tiểu bang California, Hoa Kỳ; được sự chứng minh của Đại lão Hòa thượng Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Tăng già Khất sĩ Thế giới Thích Giác Nhiên cùng chư Tôn đức chứng minh, Hòa thượng Bổn sư Thích Minh Hồi đã cắt tóc cầu nguyện và chứng minh cho Phật tử Tâm Hoa, thế danh Võ Elizabeth Bích Liên xin xuất gia, ban pháp hiệu là Liên Ngọc và chỉ dạy cô về tịnh xá Ngọc Vân ở Việt Nam làm lễ thế phát xuất gia.
10/03/2015(Xem: 9933)
Tác phẩm Vị Đạo Sư Trong Mắt Tôi, được diễn nói về Thiền Sư Thích Nhất Hạnh, là vị Tăng tài của Phật Giáo Việt Nam gữa thế kỷ 20 (1950) đã làm cuộc cách mạng văn học dân tộc tự thân rất lớn, cho nên Ngài đã gặp nhiều chướng duyên nhưng, đã vượt qua và thành tài, đỗ đạt các văn bằng Trung Học Đệ Nhất Cấp, Tú tài I và II ban C (văn chương), cuối cùng là Cử nhân Văn Khoa vào năm 1952.
01/03/2015(Xem: 8284)
Thương Ôn sức yếu tuổi già Trải qua bao cuộc phong ba thăng trầm, Quản chi gánh nặng nhọc nhằn Lao tâm nhọc trí Ôn hằng kiên gan. Dù cho thế sự bẽ bàng Thương đời thương Đạo Ôn càng hy sinh. Công việc giáo hội nhiệt tình Khai tâm mở trí chúng sinh mê mờ. Long Quang tu viện tôn thờ
26/02/2015(Xem: 9389)
Lễ tưởng niệm 10 năm viên tịch Cố HT Thích Huyền Vi
09/02/2015(Xem: 8665)
Hôm qua 30/01/2015, Nhà trắng thông báo Tổng thống Mỹ Barack Obama và lãnh tụ tinh thần của người Tây Tạng sẽ cùng tham gia vào một sự kiện dự kiến tổ chức tại Washington vào ngày 05/02/2015 tới đây. Sáng kiến để hai ông cùng xuất hiện trước công chúng Mỹ này sẽ khiến Bắc Kinh nổi đóa. Phát ngôn viên của Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ cho biết : tại sự kiện “bữa ăn sáng và cầu nguyện quốc gia, Tổng thống Obama sẽ phát biểu về tầm quan trọng của tôn trọng tự do tôn giáo". Năm nay, các nhà tổ chức sự kiện đã mời Đạt Lai Lạt Ma tới tham dự. Nhà trắng nhấn mạnh là không dự trù cuộc tiếp xúc nào giữa hai người. Phát ngôn viên hội đồng An ninh Quốc gia nói : “Cũng như ông từng làm trước đây, Tổng thống sẽ gặp nhiều lãnh đạo tôn giáo trong sự kiện này nhưng chúng tôi không dự kiến có cuộc tiếp xúc riêng nào với Đạt Lai Lạt Ma”. Tuy vậy, đại diện chính quyền Mỹ cũng cho biết thêm là ông Obama ủng hộ những thuyết pháp cũng như những mối quan tâm giữ gìn “truyền thống tôn giáo, văn hóa và ngôn
05/02/2015(Xem: 7154)
Đức Đạt Lai Lạt Ma là người đàn ông được ngưỡng mộ nhất, đứng hàng thứ bảy trên thế giới, theo một cuộc thăm dò mới do YouGov, một công ty nghiên cứu Internet dựa trên thị trường quốc tế. Các cuộc thăm dò “Năm 2015 thế giới ngưỡng mộ nhất” được tiến hành vào tháng 12 năm 2014, thu thập từ các Tham luận viên trên 34 quốc gia, yêu cầu của họ chỉ đơn giản là: “Suy nghĩ về những người sống trong thế giới ngày nay, trong đó (Đàn Ông hay Đàn Bà) làm bạn ngưỡng mộ nhất”.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]