Cách đây 24 năm, ngày 15 tháng 9 âm lịch (17 tháng 10 năm 1978), Hòa Thượng Thích Thiện Minh, một người đã tận tuỵ vì đạo pháp và dân tộc đã âm thầm nằm xuống. Khi đã chọn thế đứng trong lòng dân tộc, sống và chết cho dân tộc, thì sự vắng mặt sau cùng của một con người tự nó, để lại nỗi nhớ tưởng sâu sắc cho những người còn sống.
Trong niền tưởng nhớ chân thành về những hình bóng đã ngả dài trên chiều dài của lịch sử Phật Giáo và lịch sử Việt Nam hiện đại ấy, ban biên tập www.thuvienhoasen.org trang trọng ghi lại nơi đây Tiểu Sử Hòa Thượng và bài thơ “Mây Trắng Thong Dong” của Hòa Thượng Nhất Hạnh viết tưởng niệm khi nhận được tin báo tử; như là để tưởng niệm ngày giỗ thứ 24 của Ngài.
Ngày nghe thầy Thiện Minh tịch, tôi viết một bài thơ cho thầy, đó là bài Mây Trắng Thong Dong. Thầy Thiện Minh ngày xưa học ở Phật học viện chùa Báo Quốc tốt nghiệp cùng một lớp với thầy Trí Quang. Thầy Thiện Minh là người rất thông minh, mau lẹ, tổ chức rất hay. Nếu cần một thầy ngồi chủ tọa một đại hội để giải quyết những vấn đề khó khăn thì người làm chủ tọa giỏi nhất, đưa đại hội đi tới sự thành công mau nhất đó là thầy Thiện Minh. Rất mau nhạy, rất thông minh. Trong cuộc tranh đấu của Phật Giáo Việt Nam cho nhân quyền dưới quyền ông Ngô Đình Diệm, thầy Thiện Minh đã được cử làm trưởng phái đoàn Liên Tông, gồm đại diện của Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam và các tổ chức Phật giáo khác, đứng ra thương thuyết với phái đoàn Liên Bộ của chính phủ. Bên phía chính phủ phái đoàn Liên Bộ (bộ Nội Vụ, bộ Xã Hội, v.v..) có Phó Tổng thống Nguyễn Ngọc Thơ làm trưởng đoàn.
Chúng ta biết thầy Thiện Minh mà hướng dẫn một phái đoàn như vậy là hay nhất. Trong khi họp, phái đoàn Phật giáo đã thành công. Bên chính phủ phải ký vào một thông cáo chung, tôn trọng quyền tự do của Phật giáo. Khi thông cáo chung được công bố, mọi người thấy đây là một thắng lợi lớn của phía Phật Giáo. Nhưng chính quyền không có thiện chí. Họ ký xong lại âm thầm phản bội lại thông cáo chung ấy.
Trong cuộc tranh đấu của Phật giáo để chống chế độ độc tài, thầy Thiện Minh đã đóng một vai trò rất lớn. Khi chính phủ của xã hội chủ nghĩa lên, họ sợ thầy Thiện Minh nên đã bức tử thầy. Họ bắt thầy và ép thầy tự tử trong một nhà tù tại Sài Gòn. Thầy Thiện Minh phải xé áo làm dây để tự tử. Khi thầy tịch rồi, sợ quần chúng phản ứng mạnh nên họ đã chở thầy về Hàm Tân, một hai ngày sau mới báo tử. Thầy Trí Thủ và các thầy khác phải về Hàm Tân mới nhận xác được. Lúc đó tôi đang ở Phương Vân Am. (Pháp) Tôi nhớ buổi chiều hôm .đó, nhận được tin bên nhà, thầy trò làm việc suất đêm tìm những dữ kiện có được về thầy Thiện Minh, tổ chức họp báo, làm press release, báo cáo về cái chết của thầy Thiện Minh. Buổi sáng, khi làm xong công việc, tôi ngồi lại, tưởng niệm thầy Thiện Minh và viết bài Mây Trắng Thong Dong để cúng dường thầy. Mây trắng thong dong là một đám mây tự do. Thầy Thiện Minh bây giờ đã trở thành một đám mây trắng, thầy đã có sự thong dong rồi. Trong bài thơ, tôi dùng hai hình ảnh: đám mây và dòng suối; giống như hai người bạn. Mây và suối là hai cái khác nhau nhưng cùng một bản chất. Tôi nói ngày xưa tôi là dòng suối còn thầy Thiện Minh là đám mây. Một bên thì đi xuống để tìm ra biển Đông, một bên thì thong thả rong chơi trên trời. Cả hai đều hẹn nhau đi về biển Đông. Nhưng vì hoàn cảnh khổ đau, khó khăn cho nên đám mây đã biến thành mưa, rơi xuống:
MÂY TRẮNG THONG DONG
Nhớ thuớ xưa - khi ngươi còn là đám bạch vân bay thong dong ta theo nguồn múa ca đi về đại dương mênh mông, ngươi lưu luyến chốn đỉnh cao, lắng tiếng reo cười ngàn thông ta nhấp nhô trên sóng bạc, lên xuống vào ra muôn trùng.
Kịp đến khi thầy trần gian quằn quại lệ chảy thành dòng thì ngươi biến thành mưa, nhỏ giọt tuôn tràn đêm đông mây đen mịt mờ một phương chừ, mặt trời hấp hối ngươi gọi ta về, cùng nhau giăng tay nổi trận cuồng phong.(*)
Lòng thảnh thơi đâu, khi hoa ngàn cỏ núi còn rên siết hận bất công, ngươi đưa hai tay thiên thần, quyết tâm tháo bỏ cùm gông. trong khi bóng tối phủ đầy, họng súng đen ngòm bạo lực xương dồn thành gò cao chừ, trong khi máu đã chảy dài thành sông.
Hai bàn tay ngươi dập nát, thương ôi, xích xiềng vẫn chưa tháo được ta gọi sấm sét về bên ngươi, quyết cùng bạo lực mở cuộc thư hùng gan dạ hơn người, trong đêm ngươi hóa thành Sư Vương rống lớn hàng vạn loài ma quái nghe ngươi, đã cầm cập run trong đêm sương.
Hiên ngang không lùi bước chừ, dù phía trước dày đặc hầm chông ngươi thản nhiên đưa mắt nhìn bạo lực chừ, như nhìn vào khoảng không.
Sống Chết là chi chừ, ép uổng nhau sao được ? ngươi gọi tên ta mà cười chừ, không một lời rên siết, dù tra tấn cùm gông.
Bây giờ thoát đi, xiềng xích không còn buộc nổi chân thân, ngươi trở về kiếp xưa mây trắng, thảnh thơi trên bầu mênh mông; Đến, Đi tự ngươi – đỉnh cao nào thích thú thì ngươi dừng lại, cưỡi trên sóng bạc đầu chừ, ta hát ru ngươi khúc hát bi hùng.
(*) Đám mây gọi dòng suối về, tổ chức cuộc tranh đấu
HT. Thích Nhất Hạnh (Trích Đoạn Thả Một Bè Lau Truyện Kiều Dưới Cái Nhìn Thiền Quán, Lá Bối 2000).
Xuất thân trong một gia đình gia giáo có thân phụ là Chánh Tổng nên Hòa Thượng đã sớm hấp thụ Nho học và Tây học từ thuở ấu niên. Vì thế, Hòa Thượng đã thông thạo cả Hán văn lẫn Pháp văn, kết hợp và dung hòa được cả hai truyền thống văn hóa Đông – Tây.
Hòa Thượng thượng Tâm hạ Thành. Thế danh là Nguyễn Ðức Huân sinh năm 1930 tại làng Trà Bắc, Phủ Xuân Trường, Tỉnh Nam Ðịnh, Miền Bắc Việt Nam. Năm 1942 khi vừa tròn 12 tuổi, Ngài ngộ lý vô thường và xuất gia học đạo với Sư Tổ Thượng Chính Hạ Ðĩnh tại chùa Yên Cư, Phủ Xuân Trường, Thuc Sơn Môn Trà Bắc. (Sơn môn Trà Bắc, Trà Trung và Trà Ðông thuc Tổng Trà Lũ, là hậu thân của Sơn môn Yên Tử). Ngài được Bổn Sư ban Pháp danh là Ngọc Tiểu Pháp hiệu Tâm Thành.
Mỗi lần đi Huế lòng tôi lại nao nao khôn tả. Huế là đạo, là thơ, là nghĩa tình ý vị, là tinh hoa văn hóa của ba miền đất Việt, nhưng cũng là mảnh đất khô cằn của đói nghèo khốn khổ “mùa đông thiếu áo mùa hè thiếu cơm” đã hứng chịu nhiều thiên tai nhân họa. Huế được phong phú về mặt văn hóa, tâm linh là nhờ hình ảnh những vị đại lão hòa thượng nơi đây đã sống, hành đạo và xả báo thân. Dù đã viên tịch, dư hương các ngài vẫn như còn phảng phất nơi các ngôi tổ đình tĩnh lặng và những rừng thông bạt ngàn.
Giờ phút Thầy an nhiên xả báo thân, thì bên này hơn nữa đêm. Một Phật tử của Thầy ở miền Đông nước Mỹ, giọng đầm đìa nước mắt, khấp báo cho tôi tin Thầy đã từ biệt, lệ tiếc thương như tràn ngập, khắp đó khấp đây. Rồi Tuệ Sỹ, một hậu tấn, kẻ đồng tâm dễ thương của Thầy, mà tôi thường ví như một hạt kim cương hiếm hoi lẫn trong đá sỏi của Phật Giáo Việt Nam ngày nay, trong nổi cô quạnh bao la vừa sau một mất mát lớn lao đã ai tín cho tôi bằng lá thư không niêm mà tôi biết mỗi chữ cũng trĩu nặng nổi lòng.
Cho phép con thành tâm kính cẩn chia buồn với quí ngài về nỗi mất mát lớn lao không sao tìm lại được. Ðối với kẻ hậu học, làm sao con không khỏi bồi hồi, luyến tiếc khi hay tin sự ra đi của cố Hoà thượng Thích Ðức Nhuận, người đã hiến trọn đời mình cho đạo pháp và dân tộc. Trong giờ phút này, nơi phương xa, một người đệ tử đã có nhân duyên muộn hầu cận, học hỏi nơi cố Hoà thượng khi còn ở Việt Nam, xin đảnh lễ chư tôn đức trong Tổ đình và xin quí ngài cho con có đôi lời bộc bạch với giác linh của cố Hoà thượng. Ngưỡng bạch giác linh Hoà thượng chứng giám.
Hòa Thượng Thích Thiện Trì thế danh Nguyễn Văn Hiến, Pháp danh Như Phụng, Pháp tự Thiện Trì, Pháp hiệu Ấn Ðạo thuộc dòng Lâm Tế Chánh Tông đời thứ bốn mươi hai, Ngài sanh ngày 19 tháng 02 năm 1934 tại xã Nhơn Khánh, quận An Nhơn, tỉnh Bình Ðịnh. Ngài xuất thân từ một gia đình thuần túy Phật Giáo, thân phụ của Ngài là cụ ông Nguyễn Hàn, Pháp danh Như Ðà. Thân mẫu của Ngài là cụ bà Bùi Thị Thiệp, Pháp danh Như Cảnh. Ngài có tất cả 10 anh em, 5 trai và năm gái.
Để ghi lại những công –tác Hoằng-pháp và Giáo-dục trong niên-khóa vừa qua, chúng tôi đã thuyết-pháp và giảng-giải các lớp ở Ấn-Quang cho hàng Phật-Tử tại gia, cũng như tại Viện Đại Học Vạn-Hạnh cho sinh-viên Phật-khoa năm thứ IV (73-74) về môn các tác phẩm Trung-Hoa. Và cũng thể theo lời yêu cầu của đa-số Phật-tử muốn có tài-liệu để học-tập và nghiên-cứu, nên chúng tôi gom góp các bài đã biên-soạn, đúc kết thành một tập sách với nhan đề: “GƯƠNG SÁNG NGƯỜI XƯA”.
hế danh của Sư Bà cũng chính là Ðạo Hiệu hiện tại. Song Thân khó nuôi con, nên lúc 2 tuổi hai Cụ đã đem vào chùa cúng cho Sư Bà Ðàm Soạn, Trú trì chùa Cự Ðà và được Sư Cụ đặt tên là Ðàm Lựu. Phụ thân của Sư Bà là Cụ Ông Ðặng Văn Cán và Mẫu thân là Cụ Bà Nguyễn Thị Cả. Sư Bà sanh vào ngày 13 tháng 6 năm Quý Dậu, 4.811 Quốc Lịch; nhằm ngày 04 tháng 08 năm 1933 Tây lịch; tại làng Tam Xá, xã Thanh Oai, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Ðông, Bắc Việt Nam.
Hòa Thượng Thích Như Điển, thế danh Lê Cường, Pháp tự: Giải Minh, Pháp hiệu: Trí Tâm, sinh ngày 28 tháng 6 năm 1949 tại xã Xuyên Mỹ, quận Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, Việt Nam. Học lực: Cử nhân giáo dục và Cao học Phật giáo tại Nhật Bản. Gia cảnh: Con út trong số 8 người con gồm 5 trai và 3 gái; Thân phụ: Ông Lê Quyên, pd: Thị Tế, Thân mẫu: Bà Hồ thị Khéo, pd: Thị Sắc. Người anh thứ bảy đã xuất gia đầu Phật năm 1958 tại chùa Non Nước, Đà Nẵng. Hiện là Hòa Thượng Thích Bảo Lạc, Hội Chủ Giáo Hội PGVNTN Hải Ngoại tại UĐL-TTL, Phương Trượng Tự Viện Pháp Bảo tại Sydney, Úc Đại Lợi.
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường, nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.
May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland, Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below, may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma, the Land of Ultimate Bliss.
Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600 Website: http://www.quangduc.com
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.