Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nghe giọng nói của Hòa Thượng Thích Thiện Minh (1921-1978)

08/10/201807:56(Xem: 9829)
Nghe giọng nói của Hòa Thượng Thích Thiện Minh (1921-1978)

ht thich thien minh
HÒA THƯỢNG

THÍCH THIỆN MINH
(1922 – 1978)

Nghe giọng nói của Hòa Thượng Thích Thiện Minh





Hòa thượng Thích Thiện Minh, thế danh Đỗ Xuân Hàng, pháp danh Thiện Minh, pháp hiệu Thích Trí Nghiễm. Sinh năm Nhâm Tuất (1922) tại làng Bích Khê, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị.

Gia đình Ngài thuộc tầng lớp thức giả, thân phụ là ông Đỗ Xuân Quang, có làm việc làng, được phong Cửu Phẩm Văn Giai. Thân mẫu là bà Hoàng Thị Nhơn. Ngài là người thứ năm trong tám anh chị em (1).

Năm Tân Mùi (1931), khi mới 10 tuổi, Ngài được song thân cho phép xuất gia tu học. Khi ấy phong trào chấn hưng Phật giáo đang được phát động rầm rộ tại Trung kỳ và Hội An Nam Phật Học được thành lập tại Huế năm 1932. Do đó, Ngài thừa hưởng được những thuận duyên để vun bồi cho sự tu học ngay từ bước đầu. Năm Giáp Tuất (1934) Hòa thượng Giác Tiên cùng đệ tử thân tín của Hòa thượng là Ngài Mật Khế đứng ra tổ chức, thành lập trường An Nam Phật Học tại chùa Trúc Lâm, thu nhận chỉ 50 học Tăng, được tuyển chọn rất kỹ từ nhiều nơi, trong đó có Ngài.

Vốn có tư chất thông minh lại tinh tấn tu học, suốt thời gian theo học tại trường An Nam Phật Học, từ bậc Tiểu học, lên Cao đẳng và Đại học Phật giáo, Ngài đều gặt hái được kết quả tốt đẹp. Nơi đây, tài hùng biện thu hút người nghe được bộc lộ mỗi khi Ngài đăng đàn diễn thuyết, nên Ngài được chư Tôn đức giám quản luôn khen ngợi.

Năm Quý Mùi (1943), Ngài tốt nghiệp Đại học Phật giáo chuẩn bị nhận lãnh trọng trách hoằng pháp lợi sanh, thì tình hình trong nước có biến động dồn dập. Đảo chính Nhật (9.3.1945) rồi Cách mạng Tháng tám và Nam bộ Kháng chiến (23.9.1945)… Tất cả các hoạt động của Phật giáo cũng chịu nhiều ảnh hưởng, phải ngưng hoạt động. Không ít Tăng sĩ và Phật tử đã lao vào cuộc kháng chiến chống thực dân, cứu nước. Các học Tăng tốt nghiệp xuất sắc cùng khóa với Ngài có Hòa thượng Trí Quang, Trí Thuyên… cũng không ngần ngại dấn thân vào các tổ chức cứu nước. Ngài hăng hái phụ trách Ủy Ban Phật Giáo Cứu Quốc tại tỉnh Quảng Trị, nhờ tri kiến uyên thâm và tài hùng biện vô ngại, Ngài đã vận động được sự ủng hộ từ nhiều phía đóng góp nhân tài vật lực cho kháng chiến.

Năm Bính Tuất (1946) đến năm Đinh Hợi (1947), nhiều tổ chức kháng chiến tại Huế tan vỡ, quân viễn chinh Pháp tràn ra Quảng Trị, Quảng Bình, gây nhiều tang tóc bi thương. Ngài bị Pháp bắt giam một thời gian. Sau đó vội vàng về Huế, Ngài cùng với nhiều vị khác khôi phục lại các hoạt động Phật giáo.

Năm Đinh Hợi (1947), sau khi trợ duyên cùng Hòa thượng Trí Thủ khai giảng Phật học đường Trung Việt tại chùa Báo Quốc (Huế), Ngài cũng kịp lúc góp sức cùng các Hòa thựơng Mật Hiển, Mật Nguyện vận động thành lập Sơn môn Tăng già Trung việt.

Năm Kỷ Sửu (1949), Ngài được phân công đi vào phía Nam Trung Việt và Cao nguyên, khôi phục và thành lập lại các Tỉnh hội. Ngài đã xây dựng được nhiều cơ sở vững chắc cho Hội An Nam Phật Học tại các tỉnh Lâm Viên, Đồng Nai Thượng, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận.

Năm Tân Mão (1951), Giáo Hội Tăng Già Trung Việt được thành lập tại Huế. Đây là nơi gặp gỡ thường xuyên của các vị lãnh đạo để bàn bạc những vấn đề thiết yếu cho Phật giáo. Và chỉ một năm sau tại chùa Quán Sứ (Hà Nội), Giáo Hội Tăng Già Toàn Quốc được thành lập. Tại đại hội quan trọng này Ngài được bầu vào Chủ tọa đoàn điều khiển các cuộc thảo luận.

Trong thời gian làm Phật sự tại miền Nam Trung Việt và Cao nguyên. Ngài thường xuyên viết bài cộng tác với Tạp chí Viên Âm do Hòa thượng Trí Quang làm chủ bút. Ngài còn làm chủ nhiệm tạp chí Hướng Thiện xuất bản tại Đà Lạt năm 1950. Trong thời gian tại Khánh Hòa, Ngài đã làm Trị sự trưởng Tỉnh Giáo Hội một thời gian dài, đã đóng góp rất nhiều trong việc xây dựng các cơ sở chi hội tại các quận và các khuôn hội tại Thị xã Nha Trang. Đặc biệt khuôn hội Linh Thứu gồm đa số đồng bào di cư ở khu Xóm Mới đã được Ngài trực tiếp hướng dẫn dìu dắt trong những ngày đầu. Từ nơi này, Ngài cũng có công sức rất lớn cho việc nuôi dưỡng và hình thành Phật Học Viện Hải Đức (Nha Trang).

Năm Kỷ Hợi (1959), tại đại hội của Tổng Hội Phật Giáo Trung Phần được tổ chức tại Huế, Ngài được suy cử làm Trị sự trưởng Tổng Hội, cho đến năm Nhâm Dần (1962) thì Hòa thượng Trí Quang lên thay để Ngài lãnh trọng trách khác.

Năm Quý Mão (1963), đây là thời điểm mà bất kỳ một Tăng sĩ hay Phật tử nào có nhiệt tâm, lòng thành mến đạo, đều ưu tư và lo góp phần mình trong công cuộc chống kỳ thị tôn giáo của chính thể Ngô Đình Diệm. Ngài đã cùng Ban Trị Sự Tổng Hội, dưới sự lãnh đạo tối cao của Đại lão Hòa Thượng Thích Tịnh Khiết, phát động phong trào đấu tranh, đòi thực thi năm nguyện vọng đã lập thành kiến nghị đề ngày 10.5.1963. Sau đó, Ngài cùng Hòa thượng Trí Quang cung thỉnh Hòa Thượng Hội Chủ vào Sài Gòn để chuyển cuộc đấu tranh trực tiếp với chính thể Ngô Đình Diệm, và nơi này Ủy Ban Liên Phái Bảo Vệ Phật Giáo được thành lập, Ngài là một trong năm thành viên ở ngôi vị cố vấn.

Sau khi Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu tại ngã tư Phan Đình Phùng và Lê Văn Duyệt, chính thể Ngô Đình Diệm hốt hoảng, yêu cầu Ủy Ban Liên Phái cử phái đoàn đến để thương thuyết. Ngài được cử làm Trưởng đoàn trong lần thương thuyết này. Trước sự việc còn đang gây nên nhiều làn sóng đấu tranh, phẫn uất, Trần Lệ Xuân lại còn mô tả hành động tự thiêu của Ngài Quảng Đức với những lời lẽ khiếm nhã nhất, Ngài bình tĩnh khôn ngoan đối chất với Ủy Ban Liên Bộ, dùng khả năng hùng biện, lý lẽ vững chắc, Ngài đã thẳng thừng lên án chính phủ dồn họ vào thế phải ký bản Thông Cáo Chung. Mặc dù bản Thông Cáo Chung này chỉ là kế hoãn binh để Ngô Đình Diệm chuẩn bị một kế hoạch thâm độc hơn, đó là kế hoạch “Nước lũ” và nó đã được thực hiện vào đêm 20.8.1963. Rất nhiều chùa chiền bị bao vây và Chư tôn giáo phẩm bị bắt bớ, đánh đập trong đó có Hòa thượng Hội chủ Tịnh Khiết, Ngài cũng cùng chung số phận ngay trong đêm đáng nhớ ấy.


hoa thuong thich thien minh-3

 
hoa thuong thich thien minh-1hoa thuong thich thien minh-2hoa thuong thich thien minh-3hoa thuong thich thien minh-4

hoa thuong thich thien minh-7hoa thuong thich thien minh-6


hoa thuong thich thien minh-8hoa thuong thich thien minh-11
hoa thuong thich thien minh-9
hoa thuong thich thien minh-12
hoa thuong thich thien minh-10


Hình ảnh Bảo tháp của cố Hòa thượng Thích Thiện Minh
 tại Chùa Thiền Tôn ở cố đô Huế.
bao thap ht thien minh (2)

 Toàn Cảnh Bảo Tháp của HT Thiện Minh nhìn từ trên xuống.

bao thap ht thien minh (3)
Chư Tăng Ni đang nhiểu quanh bảo tháp trong ngày Lễ Tạ Tháp .

bao thap ht thien minh (2)

bao thap ht thien minh (1)

HTr Phúc Thiện, Trưởng Ban Hướng Dẫn TƯGĐPTVN tại Hoa Kỳ

đang dâng hương trước Bảo Tháp của Cố HT THÍCH THIỆN MINH.

(Cảm ơn anh Tâm Thể gởi tặng 3 hình bảo tháp Ôn Thiện Minh)

 

(Xem thêm hình ảnh)




Ngày 1-11-1963, Tướng Dương Văn Minh cùng các tướng lãnh quân đội nổi dậy lật đổ Ngô Đình Diệm, mọi tai họa dành riêng cho một tôn giáo lớn của dân tộc mới hoàn toàn chấm dứt.

Năm Giáp Tuất (1964), Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất được thành lập với ngày Lễ Phật Đản huy hoàng chưa từng có tại Việt Nam được thể hiện bằng lễ đài hùng vĩ ngay tại Bến Bạch Đằng Sài Gòn. Trong tổ chức Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất này, Ngài được suy cử làm Phó Viện trưởng Viện Hóa Đạo kiêm Tổng vụ Trưởng Tổng Vụ Thanh Niên.

Với cương vị mới mẻ và quan trọng này, Ngài đã vận động từ mọi nơi, xây dựng nên Trung tâm Quảng Đức ở số 294 đường Công Lý (nay là Nam Kỳ Khởi Nghĩa). Đây là trụ sở của Tổng Vụ Thanh Niên và trụ sở của các Vụ trực thuộc như Gia đình Phật tử, Hướng Đạo Phật giáo, Thanh Niên Phật tử, Sinh Viên Phật tử , Học Sinh Phật tử , Thanh Niên Thiện chí Phật tử … Nơi đây còn là Trung Tâm Văn Hóa Xã Hội hoạt động rất sôi nổi của Giáo Hội. Đồng thời, còn là nơi xuất phát nhiều cuộc đấu tranh đòi dân chủ trong nửa cuối thập niên 60. Khi vừa hoàn thành xong công trình to lớn này, Ngài được Giáo hội cử làm Trưởng Đoàn Phật Giáo Việt Nam đi dự Hội Nghị Phật Giáo Thế Giới được tổ chức tại Nhật Bản.

Những năm cuối thập niên 60, phong trào đấu tranh đòi thực hiện Quốc Hội Lập Hiến, Dân Chủ Dân Sinh bùng nổ khắp mọi nơi. Ở miền Trung (Đà Nẵng) vào ngày 15 tháng 5 năm 1966 trước làn sóng đấu tranh của Phật Giáo, 2.000 lính dã chiến đã bao vây chùa chiền. Cuộc đổ máu đã diễn ra bởi sự đàn áp của quân đội từ Sài Gòn ra với các cánh quân địa phương. Hơn 600 Tăng Ni, Phật tử chết và 1.000 người khác bị thương. Trước tình hình đó, Hòa thượng Trí Quang hô hào tiến hành cuộc đấu tranh bất bạo động, và một trong nhiều hình thức bất bạo động được Hòa Thượng Trí Quang chỉ thị là “thỉnh Phật xuống đường”. Những việc làm đó để hỗ trợ cho cuộc đối đầu của Ngài Thiện Minh ở Sài Gòn.

Nhân danh Chủ tịch các lực lượng đấu tranh và Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Thanh Niên, Ngài đã gặp trực tiếp hai tướng Thiệu-Kỳ đưa ra những yêu sách đấu tranh. Đó là ngày 28.5.1966, hai tướng này hứa ngày hôm sau phúc đáp. Ngài hướng dẫn phái đoàn ra về hẹn lại hôm sau. Riêng Ngài sau khi báo cáo kết quả cùng Viện Hóa Đạo và các phong trào do Ngài làm Chủ tịch, Ngài một mình đi bằng Taxi về Trung Tâm Quảng Đức. Ngài vừa đặt chân xuống lề đường ngay trước cổng Trung Tâm thì một quả lựu đạn nổ ngay chỗ Ngài vừa bước ra. Rất may Ngài chỉ bị thương tật ở chân. Ngay chiều hôm sau, các vị khác thay mặt Ngài vào gặp hai tướng Thiệu – Kỳ thì được trả lời bằng thái độ tráo trở “không nhượng bộ nữa”.

Từ cuộc ám sát đó, sức khỏe của Ngài giảm sút thấy rõ. Mọi hoạt động của Ngài như mất dần kết quả nguyên vẹn. Tuy nhiên, Ngài cũng không kém quyết liệt trước mọi tình huống xảy ra, vẫn tiếp tục lãnh đạo Giáo Hội cùng Chư tôn đức khác.

Năm 1971, Ngài được cử làm Phó Viện TrưởngViện Hóa Đạo, đây là giai đoạn Viện Hóa Đạo bị phân hóa trầm trọng, Ngài đã góp phần ổn định, lèo lái vượt qua, ngay cả những năm ác liệt nhất của chiến tranh.

Năm 1972, khi Hòa thượng Thiện Hoa viên tịch, Ngài phải ra đảm đương chức Quyền Viện Trưởng Viện Hóa Đạo, cho đến khi tổ chức được Đại Hội Phật Giáo kỳ 4, Hòa thượng Trí Thủ nhận chức Viện Trưởng Viện Hóa Đạo, Ngài mới rút về làm cố vấn cho Viện Hóa Đạo mà thôi.

Thời gian sau đó, vì sức khỏe, Ngài phải hạn chế hoạt động, trao lại chức Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Thanh Niên dù chưa có người thay, do đó Viện Hóa Đạo đã đặc cách quyền Tổng Vụ Trưởng cho Đại Đức Giác Đức cho đến năm 1975. Sau đại hội kỳ 7 của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, Ngài được mời làm Cố Vấn Ban chỉ đạo Viện Hóa Đạo (năm 1976).

Sự kiện ngài tiếp tục bị nhà cầm quyền Cộng Sản bắt giam và lưu đày ra trại cải tạo Hàm Tân, Thuận Hải đến tháng 10 năm 1978. xã báo thân nơi vòng lao lý cho đến nay vẫn còn là một nghi án mà GHPGVNTN bắt nhà nước CS phải làm minh bạch cái chết của Ngài.

Hòa thượng Thiện Minh trụ thế được 56 năm và 36 năm hành đạo.

Chùa Thuyền Tôn (Huế) đã lập tháp vọng thờ Ngài với ngày kỷ niệm tưởng nhớ công ơn là 15 tháng 9 âm lịch.

Nam Mô Từ Lâm Tế Liễu Quán Chánh Tông Tứ Thập Tam Thế, Húy Thượng Tâm Hạ Thủy, tự Trí Nghiễm, hiệu Thiện Minh Hòa Thượng Giác Linh thùy từ chứng giám

Chú thích :

(1) Theo gia phả chi thứ 5, phái thứ II, họ Đỗ Khắc, làng Bích Khê, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị, tám anh em là: Xuân Tiềm, Thị Tiến, Xuân Khôi (chết năm 1917), Thị Diệu, Xuân Hàng (1922-1978), Xuân Tú, Xuân Uyển, Thị Danh.


http://gdpthaingoai.org/2010/12/23/ti%E1%BB%83u-s%E1%BB%AD-hoa-th%C6%B0%E1%BB%A3ng-thich-thi%E1%BB%87n-minh/



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/09/2021(Xem: 5888)
Hòa thượng Thích Minh Thông, Quyền Trưởng ban Trị sự GHPGVN tỉnh Khánh Hòa thay mặt Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Khánh Hòa, môn đồ pháp quyến, chùa Thiên Xá, TP.Nha Trang cáo bạch kính tiếc báo tin Trưởng lão Hòa thượng Thích Liễu Pháp, Thành viên Hội đồng Chứng minh GHPGVN viên tịch. Trưởng lão Hòa thượng Thích Liễu Pháp, Thành viên Hội đồng Chứng Minh GHPGVN, Chứng minh Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Khánh Hòa, khai sơn - trú trì chùa Thiên Xá, TP.Nha Trang.
23/08/2021(Xem: 4569)
Hòa thượng thế danh là Trần Đại Quảng, pháp danh Tâm Trí, tự Viên Giác, hiệu Chiếu Nhiên, thuộc đời thứ 43 dòng Lâm Tế, Liễu Quán. Ngài sinh năm Nhâm Tý (1912), tại làng Dương Nổ, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên, trong một gia đình Nho phong đức hạnh nhưng có chí cách tân, theo hướng Tây học. Thân phụ là cụ ông Trần Đại Dật, thân mẫu là cụ bà Nguyễn Thị Mĩu (pháp danh Tâm Mỹ). Ngài lớn lên theo truyền thống giáo dục gia phong, được tiếp xúc với nhiều bậc thân hữu trí thức của thân phụ trong những lúc hàn huyên hay luận bàn văn sách. Do đó Ngài đã sớm tiếp thu kiến thức sâu rộng, lý giải sự việc nhanh chóng, đạt lý thuận tình nên rất được lòng quần chúng. Ngài ham học hỏi, hiếu khách, nhất là được kết thân với các bậc thiện hữu tri thức, chính vì thế mà Ngài phát huy trí tuệ rất nhanh. Nhờ tính năng động và chí phấn đấu trong học tập và lao động nên dù nghiêm thân mất sớm, Ngài, với tư cách con trưởng, vẫn giữ vững gia nghiệp, phụ giúp mẫu thân dưỡng dục các em học hành t
20/08/2021(Xem: 9813)
Sư Phụ Tôi người hiền hoà chất phát Sống một đời giản dị rất bình dân Bất cứ ai dù ở chốn xa gần Khi cần đến Ngài sẵn sàng cứu giúp. Ngài thuộc bậc hàng cao Tăng thạc đức Nhưng lúc nào cũng tỏ hạ khiêm cung Sống giản đơn nhưng sắc thái kiêu hùng Bình thuận tỉnh, đệ huynh đều kính mến. Không phung phí của Đàn na tín thí Từng hạt cơm, hạt đậu cả hạt mè Quần áo thì vài ba bộ che thân. Ngày ba bữa cháo rau cùng tương đậu. Thời khoá biểu Ngài luôn thường nhắc nhở
11/08/2021(Xem: 7206)
Toàn tập Kinh Tạng Nikaya cho Iphone & Ipad (cảm ơn TT Tâm Hải đã gởi tặng, mời đại chúng vào download để đọc kinh Tạng)
04/08/2021(Xem: 6679)
Sông Thạch Hãn, Ngân Thiền Tâm Mộ Phật. Chốn Trà Trì, Gương Học Hạnh Xuất Gia. Nhỏ Tầm Chơn, Quyết Chí Xa Thế Tục. Khoác Áo Nâu Sòng, Học Lối Thích Ca. Chào Song Thân, Xứ Bảo Lộc Quê Nhà. Nương Thầy Tổ, Giữ Gìn Tâm Hướng Đạo. Mùi Kinh Kệ, Tháng Ngày Xông Cõi Tịnh. Thuộc Luật Nghi, Từ Góc Hạnh Trăng Sao.
26/07/2021(Xem: 8176)
Hòa thượng thế danh là Nguyễn Minh Có, pháp danh Huệ Đạt, pháp hiệu Hoàn Thông, sinh năm Đinh Tỵ (1917) triều Khải Định năm đầu, tại ấp Hội An, xã An Phú Tân, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh, trong một gia đình nông dân nghèo. Thân phụ là cụ ông Nguyễn Văn Phuông, thân mẫu là cụ bà Nguyễn Thị Sửu, Ngài mồ côi cha lúc 13 tuổi. Thiện duyên đưa đến cho hạt mầm Bồ đề trong tâm Ngài phát triển. Năm 1930, trong thân tộc có ông Hồ Trinh Tương, gia tư khá giả, phát tâm phụng sự Tam Bảo, xuất tiền của xây một ngôi chùa, lấy hiệu là Hội Thắng Tự. Ông xuất gia đầu Phật, húy là Tường Ninh, pháp danh Đắc Ngộ, pháp hiệu Niệm Hưng và làm trú trì chùa này để hoằng dương đạo pháp. Ngài được thân mẫu cho phép xuất gia với Sư cụ trú trì chùa Hội Thắng khi vừa mồ côi cha, được ban pháp danh Huệ Đạt. Năm 16 tuổi (1933) Ngài được Bổn sư cho thọ giới Sa Di.
12/07/2021(Xem: 4184)
Trăm Năm Cõi Mộng Phù Hương, Vọng Lời Kinh Phật, Mở Đường Pháp Sinh. Lời Thầy Còn Đọng Chút Tình, “Sông Bờ” Ai Đợi, Dáng Hình Trí Yên. Quê Quảng Bình, Dấu Phật Thiên. Nuôi Mầm Học Hạnh, Giãi Niềm Gia Lai. Thầy Dụng Võ, Ngọc Liên Đài, Thâu Lời Kinh Luận, Bỏ Ngoài Tục Danh.
26/06/2021(Xem: 4122)
Quên sao được những ngày đầu nhập đạo Quỳ trước Thầy con phát nguyện xuất gia (1) Cuộc đời con nay đã được an hòa Sống giải thoát trong tình thương Thầy, bạn Nương Chùa Tỉnh (Pháp Bảo) thăng hoa từng ngày tháng Từ học hành đến tu tập nâng cao Từng trải nghiệm với Phật Pháp nhiệm mầu Hành tinh tấn chuyển hóa nhiều nghiệp lực Sống vị tha khiêm cung tròn phước đức Học hạnh Thầy dung nhiếp độ chúng sanh Viện Huệ Nghiêm, Vạn Hạnh chưa viên thành (2) Đường phụng sự tham gia Đoàn Xã Hội (3) Nhưng tu hành Thầy khuyên đừng nên thối Tinh tấn lên nhân quả rất công bằng Việc sẻ chia thực hiện hết khả năng Đời ý nghĩa mang niềm vui dâng hiến Đức hài hòa của Thầy luôn thể hiện (4) Tròn vai trò Hội Chủ suốt nhiều năm Lòng của Thầy trong sáng tợ trăng rằm Quyết độ tận chúng sanh vơi đau khổ !!! Chùa Pháp Hoa, 26/06/2021 Thích Viên Thành
22/06/2021(Xem: 13266)
Lời thưa của người kết tậpNhững khi nhắc chuyện Chùa xưa, Mẹ thường kể “… Sau ngày Ông Ngoại bị liệt, Ôn Đỗng Minh hay thăm hỏi, và dặn các học trò thường xuyên lui tới săn sóc…” Tôi biết vỏn vẹn chỉ chừng ấy về Ôn, vậy đã là quá nhiều! Tập san Hoa Đàm số 12 này được kết tập và phát hành nhân ngày Kỵ, phần lớn nội dung bài vở, hình ảnh đã có trong tập Kỷ yếu Tưởng Niệm Ôn (viên tịch ngày 17.06.2005 | 11.05 năm Ất Dậu) do hàng Đệ tử của Ôn thực hiện trước đây, và một ít từ trang nhà Quảng Đức (https://quangduc.com/) của Thầy Nguyên Tạng biên tập, cũng như Pháp Tạng (http://phaptangpgvn.net/vie/) do Thầy Tâm Nhãn phụ trách.
21/06/2021(Xem: 5936)
Kính mời quý vị tham dự lễ húy kỵ Hòa Thượng khai sơn chùa Pháp Hoa, thượng NHƯ hạ HUỆ vào Chủ Nhật 27/6/21, và khóa an cư Kiết Đông từ ngày 4 đến 10/7/2021 theo chương trình như sau: 1.Lễ húy kỵ Hòa Thượng khai sơn: Chủ Nhật, 27/6/21: 8:00am: Phật tử công quả phước điền, 9:00am: Tụng kinh, niệm Phật. 10:30 am: Lễ Húy Kỵ Hòa Thượng Khai Sơn: (Có chương trình riêng). 12:00pm: Cơm chay đạo vị. 2.Lễ kiết giới an cư: Chủ Nhật, 4/7/21: 8:00am: Chư Tăng Ni và Phật tử câu hội và ổn định chổ ở. 9:30am: Lễ khai mạc, công bố nội quy tu học, và Lễ kiết giới tràng, 11:00am: Quá đường, ngọ trai và Lễ Xả giới tự tứ ngày Thứ Bảy 10/7/2021.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]