Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đôi lời cảm niệm

12/07/201817:27(Xem: 6190)
Đôi lời cảm niệm

Duc Phat Di Da
Đôi lời cảm niệm

 

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

 

Kính bạch HT Phương Trượng Tự Viện Pháp Bảo,

Kính bạch Chư tôn Hòa Thượng, Thượng Tọa, Đại Đức Tăng, Ni,

Kính bạch Sư Cô Giác Anh,

Kính thưa Chị Diệu Vinh và các cháu thân mến,

Kính thưa Ban Hộ Niệm các chùa,

Kính thưa quý quan khách,

 

Hôm nay tại nghĩa trang Leppington này, không khí nơi đây dường như không khác nơi đạo tràng thanh tịnh, để tiễn biệt và chúc nguyện Chơn linh của một người đặc biệt, một bậc chơn nhơn vừa thuận thế vô thường, xả báo thân một cách nhẹ nhàng tự tại để về cõi Liên hoa Thượng Phẩm.

Ông Quảng Hạo vì hoàn cảnh và nghiệp duyên, đã xa Tăng đoàn khi đất nước Việt Nam nhiều binh biến; dấn thân vào cảnh đời cao thấp hơn thua của thế gian, nhưng tư cách tác phong của một người con Phật thuần thành vẫn vững vàng kiên định.

Bao nhiêu hoài bão và chí nguyện cao rộng đã lỡ dở của một thời làm tu sĩ, nhưng bù lại cho ông, đã hữu duyên có được một chủng tử đồng chơn nhập đạo là Sư Cô Giác Anh, với những hạnh đức tốt đẹp và đáng mến yêu. Chắc ông đã mãn nguyện nhiều với Sư Cô tài đức, chị Diệu Vinh đảm đang đầy đạo tâm và hai cô con gái Huệ Phúc, Huệ Đức tài giỏi, dễ thương và cháu Khoa dễ mến.

Không có gì sánh được công đức của ông Quảng Hạo đã tận tụy, lặn lội dù đang có bệnh duyên, vất vả từ miền Bắc Việt Nam xa xôi về tận Trung kỳ, nhiều gian nan khó nhọc để kiếm tìm tảng đá quý giá, điêu khắc nên hình tượng Đức Bổn Sư. Và Ngài đã hiện diện nơi Thiền Lâm Pháp Bảo, thành phố Sydney, Úc Đại Lợi.

Nhớ lại nhiều năm trước, khi Tâm Huệ cùng Sư cô Giác Duyên thừa lệnh Hòa Thượng, chư Tăng Ni và các Phật tử chùa Pháp Bảo về Việt Nam ba lần để cứu giúp phần nào những đồng bào nghèo khổ bất hạnh ở những vùng biên địa xa xôi theo khả năng có được của đạo tràng, Sư Cô và Tâm Huệ đều được Ông Quảng Hạo và Bà Diệu Vinh ân cần mời đón về nhà một cách hoan hỷ cởi mở. Chúng con/ chúng tôi còn nhớ, không lúc nào mà Ông không chia sẻ đọc ngâm những vần thơ đạo của Ông sáng tác cho nghe.

Sau chuyến đi từ thiện về, Ông đã tặng cho Sư Cô và Tâm Huệ bài thơ “Hoa Tâm” thật tuyệt vời.

Người đi gieo hạt tình thương

Lắng nghe tiếng khóc thê lương kiếp người

Trải lòng ra chia nụ cười

Mắt thương tỏa sáng hơn mười dặm xa

Thân sơ chung một mái nhà

Bốn phương huynh đệ gần xa tình người

Khơi dòng cho đất thêm tươi

Bóng râm tỏa mát che người với ta

Hoa tâm nở khắp Ta bà

Từ Bi réo gọi đưa ta lên đường”.

(Thơ, Quảng Từ Vân, Gởi Hương Cho Đất, trang 43).

 
quang_tu_van2

Đối với quý Thầy và quý đạo hữu, Ông đều sáng tác những bài thơ đầy ý nghĩa, đầy tình cảm đậm đà. Mỗi khi đi du ngoạn, Ông đều có những vần thơ tràn đầy ý đạo.

Tình cảm của Ông đậm đà sâu lắng, văn thơ của Ông chan chứa lời thiền. Ý thơ vô cùng thanh tịnh và đầy nghĩa thơ! Tâm tưởng của Ông ẩn chứa đạo tình thâm thúy. Sự kính ngưỡng Tam Bảo của Ông thật vẹn toàn.

Ông đã cảm xúc khi Phật Ngọc Hòa Bình đã về nơi đất nước quê hương: “Phật về mở cửa vô minh, khơi dòng suối mát nối tình chúng sanh… Phật về vui cả địa cầu, Đông Tây gần lại tình người bao la..”  Tấm lòng của Ông thật là thiện lành, chan rải… lời thơ đầy hương đạo! Cho nên bài thơ nào của Ông cũng khiến người nhạc sĩ viết nên ý nhạc. Ông đã có hỏi: “Phật hỏi con sao lâu về thế?” Thì nay người con ngoan đã trở về với Đấng Cha Lành và đã buông bỏ:

Bồng bềnh mấy kiếp tử sinh

Trần lao phủ kín không nhìn thấy ta

Khoan thai sáu chữ Di Đà

Cửa không nhẹ bước kìa là sen xanh”

Chúng tôi sẽ mãi nhớ đến Ông, mãi mãi thương quý Ông và sẽ luôn luôn chia sẻ với chị Diệu Vinh, với các cháu và với Sư Cô Giác Anh để nỗi đau buồn mất mát vô cùng kia sẽ trở thành sự thành tâm hoan hỷ trước sự buông bỏ nhẹ nhàng, thanh thản vi diệu của một bậc chơn nhơn đáng quý, đáng kính!

Xin thành tâm cảm ơn Ông Quảng Hạo về những cống hiến, về những hạnh đức cao quý của Ông mà chúng tôi xin học hỏi tán thán. Xin vô cùng hoan hỷ với những làn hương chiên đàn mà thi sĩ Quảng Từ Vân đã hoan hỷ Gởi Hương Cho Đất.

Kính nguyện cầu Chơn linh Ông Quảng Hạo sớm hội nhập Ta Bà, hoàn nguyện bản hạnh bản hoài “Đại Hùng, Đại Lực, Đại Từ Bi” để hóa độ chúng sanh.

 

Nam Mô A Di Đà Phật.

PT Tâm Huệ

Đạo tràng Pháp Bảo, Sydney

27/6/2018

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/08/2012(Xem: 7683)
Hòa thượng Thích Duy Lực, pháp danh Duy Lực, pháp tự Giác Khai, nối pháp thiền phái Lâm Tế. Ngài thế danh La Dũ, sinh ngày 5 tháng 5 năm Quý Hợi 1923, nhằm Trung Hoa Dân quốc thứ 12, tại làng Long Yên, huyện Phong Thuận, phủ Triều Châu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc; thân phụ là cụ ông La Xương, thân mẫu là cụ bà Lưu Thị. Ngài sinh trưởng trong một gia đình chuyên nghề nông trang, quy kính Tam bảo. Năm Mậu Dần 1938, Ngài được 16 tuổi, vừa học xong tiểu học thì phải lên đường theo cha sang Việt Nam sinh sống. Khi mới sang, gia đình Ngài dừng chân ở Cần Thơ lập nghiệp; trong những lúc rỗi rảnh Ngài thường tranh thủ tự học thên Hoa văn và quốc ngữ Việt Nam.
20/07/2012(Xem: 9559)
Thiền sư Bạch Ẩn Huệ Hạc (1685–1768) là vị Tổ trung hưng thiền Lâm Tế tại Nhật Bản. Xa rời phương thức đánh hét cùng các ngôn ngữ siêu tuyệt, Ngài cố công diễn tả Thiền bằng ngôn ngữ dễ hiểu để tầng lớp bình dân có thể hiểu được.
19/07/2012(Xem: 6758)
Qua hàng ngàn năm Lịch sử của Dân tộc, hơn 2000 năm có mặt trên đất nước, Phật giáo đã đóng góp cho Tổ quốc một thời gian dài trên dưới 400 năm an bình thịnh vượng, chưa nói đến những thời đại riêng lẻ ngắn ngủi.
03/07/2012(Xem: 11624)
Hòa Thượng Thích Trí Tịnh, thế danh Nguyễn Văn Bình, sinh ngày 02 tháng 09 năm Đinh Tỵ (17-10-1917), tại làng Mỹ An Hưng (Cái Tàu Thượng) huyện Châu Thành, tỉnh Sa Đéc (Đồng Tháp).
30/06/2012(Xem: 10322)
Thành Kính Tưởng Niệm Hòa Thượng Thích Giác Lâm (1928 - 2012)
24/06/2012(Xem: 14327)
Kính lạy tôn dung Ngài Con xin tìm lại dấu xưa 39 năm, hai thế kỷ sao vừa Nín thở, lặng yên, đọc từng con chữ
12/06/2012(Xem: 6133)
Hòa thượng họ Đỗ, huý Châu Lân, sinh năm 1927 (Đinh Mão) tại thôn Quan Quang, xã Nhơn Khánh, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định. Thân phụ là cụ ông Đỗ Hoạch, và thân mẫu là cụ bà Trần Thị Tú. Gia đình gồm năm người con, hai trai và ba gái; Hòa thượng Thích Đỗng Quán thứ ba, và Ngài là thứ tư. Gia đình Ngài đời đời thuần tín Tam bảo. Cha mất sớm, được mẹ chăm lo dạy dỗ. Với bẩm tánh thông minh và hiếu học, năm 11 tuổi Ngài thi đậu bằng Yếu lược. Việc này chưa xảy ra ở vùng quê của Ngài nên đích thân ông Lý trưởng đến thăm và chúc mừng. Đó là một vinh dự cho gia đình và quê hương Ngài lúc bấy giờ.
11/06/2012(Xem: 6236)
Sự nghiệp thiền sư Tăng Hội rất lớn lao. Nhờ vào những trước tác của Thầy mà ta biết được hành tướng của sự thực tập thiền tại trung tâm Luy Lâu Việt Nam và tại trung tâm Kiến Nghiệp Trung Quốc ngày xưa. Tư tưởng thiền của thầy Tăng Hội là tư tưởng thiền Đại Thừa, đi tiên phong cho cả tư tưởng Hoa Nghiêm và Duy Thức Bao giờ các chùa Việt Nam sẽ thờ tổ Khương Tăng Hội Hiện nay chúng ta đang ở thế kỷ XXI với nền văn minh rực rỡ, với nhiều thiết bị hiện đại, với mức sống rất cao, với vốn hiểu biết rất thien su khuong tang hoi.jpg
10/06/2012(Xem: 14726)
Cố Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Trí Chơn, thế danh Trương Xuân Bình, sinh ngày 20 tháng 11 năm 1933 (Quý Dậu) tại Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Việt Nam, là con thứ sáu trong một gia đình mười hai anh chị em. Thân sinh của Cố Trưởng Lão Hoà Thượng là cụ Trương Xuân Quảng, mất năm 1945, nguyên quán làng Kim Thành, quận Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, làm quan dưới thời Pháp thuộc, được bổ nhậm chức Kiểm Học (tương đương với Trưởng Ty Nha Học Chánh dưới thời các chính phủ quốc gia sau này) tỉnh Bình Thuận năm 1933 – 1939, và Đốc Học tỉnh Quảng Ngãi năm 1940 – 1945. Nhờ túc duyên với Phật Pháp, nên đến năm 1950, Cố Trưởng Lão Hoà Thượng đến Chù
06/06/2012(Xem: 14862)
Hòa thượng Thích Quảng Đức, Pháp danh Thị Thủy, Pháp tự Hành Pháp và thế danh là Lâm văn Tức, sinh năm 1897 tại làng Hội Khánh, quận Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]