Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đôi lời cảm niệm

12/07/201817:27(Xem: 6189)
Đôi lời cảm niệm

Duc Phat Di Da
Đôi lời cảm niệm

 

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

 

Kính bạch HT Phương Trượng Tự Viện Pháp Bảo,

Kính bạch Chư tôn Hòa Thượng, Thượng Tọa, Đại Đức Tăng, Ni,

Kính bạch Sư Cô Giác Anh,

Kính thưa Chị Diệu Vinh và các cháu thân mến,

Kính thưa Ban Hộ Niệm các chùa,

Kính thưa quý quan khách,

 

Hôm nay tại nghĩa trang Leppington này, không khí nơi đây dường như không khác nơi đạo tràng thanh tịnh, để tiễn biệt và chúc nguyện Chơn linh của một người đặc biệt, một bậc chơn nhơn vừa thuận thế vô thường, xả báo thân một cách nhẹ nhàng tự tại để về cõi Liên hoa Thượng Phẩm.

Ông Quảng Hạo vì hoàn cảnh và nghiệp duyên, đã xa Tăng đoàn khi đất nước Việt Nam nhiều binh biến; dấn thân vào cảnh đời cao thấp hơn thua của thế gian, nhưng tư cách tác phong của một người con Phật thuần thành vẫn vững vàng kiên định.

Bao nhiêu hoài bão và chí nguyện cao rộng đã lỡ dở của một thời làm tu sĩ, nhưng bù lại cho ông, đã hữu duyên có được một chủng tử đồng chơn nhập đạo là Sư Cô Giác Anh, với những hạnh đức tốt đẹp và đáng mến yêu. Chắc ông đã mãn nguyện nhiều với Sư Cô tài đức, chị Diệu Vinh đảm đang đầy đạo tâm và hai cô con gái Huệ Phúc, Huệ Đức tài giỏi, dễ thương và cháu Khoa dễ mến.

Không có gì sánh được công đức của ông Quảng Hạo đã tận tụy, lặn lội dù đang có bệnh duyên, vất vả từ miền Bắc Việt Nam xa xôi về tận Trung kỳ, nhiều gian nan khó nhọc để kiếm tìm tảng đá quý giá, điêu khắc nên hình tượng Đức Bổn Sư. Và Ngài đã hiện diện nơi Thiền Lâm Pháp Bảo, thành phố Sydney, Úc Đại Lợi.

Nhớ lại nhiều năm trước, khi Tâm Huệ cùng Sư cô Giác Duyên thừa lệnh Hòa Thượng, chư Tăng Ni và các Phật tử chùa Pháp Bảo về Việt Nam ba lần để cứu giúp phần nào những đồng bào nghèo khổ bất hạnh ở những vùng biên địa xa xôi theo khả năng có được của đạo tràng, Sư Cô và Tâm Huệ đều được Ông Quảng Hạo và Bà Diệu Vinh ân cần mời đón về nhà một cách hoan hỷ cởi mở. Chúng con/ chúng tôi còn nhớ, không lúc nào mà Ông không chia sẻ đọc ngâm những vần thơ đạo của Ông sáng tác cho nghe.

Sau chuyến đi từ thiện về, Ông đã tặng cho Sư Cô và Tâm Huệ bài thơ “Hoa Tâm” thật tuyệt vời.

Người đi gieo hạt tình thương

Lắng nghe tiếng khóc thê lương kiếp người

Trải lòng ra chia nụ cười

Mắt thương tỏa sáng hơn mười dặm xa

Thân sơ chung một mái nhà

Bốn phương huynh đệ gần xa tình người

Khơi dòng cho đất thêm tươi

Bóng râm tỏa mát che người với ta

Hoa tâm nở khắp Ta bà

Từ Bi réo gọi đưa ta lên đường”.

(Thơ, Quảng Từ Vân, Gởi Hương Cho Đất, trang 43).

 
quang_tu_van2

Đối với quý Thầy và quý đạo hữu, Ông đều sáng tác những bài thơ đầy ý nghĩa, đầy tình cảm đậm đà. Mỗi khi đi du ngoạn, Ông đều có những vần thơ tràn đầy ý đạo.

Tình cảm của Ông đậm đà sâu lắng, văn thơ của Ông chan chứa lời thiền. Ý thơ vô cùng thanh tịnh và đầy nghĩa thơ! Tâm tưởng của Ông ẩn chứa đạo tình thâm thúy. Sự kính ngưỡng Tam Bảo của Ông thật vẹn toàn.

Ông đã cảm xúc khi Phật Ngọc Hòa Bình đã về nơi đất nước quê hương: “Phật về mở cửa vô minh, khơi dòng suối mát nối tình chúng sanh… Phật về vui cả địa cầu, Đông Tây gần lại tình người bao la..”  Tấm lòng của Ông thật là thiện lành, chan rải… lời thơ đầy hương đạo! Cho nên bài thơ nào của Ông cũng khiến người nhạc sĩ viết nên ý nhạc. Ông đã có hỏi: “Phật hỏi con sao lâu về thế?” Thì nay người con ngoan đã trở về với Đấng Cha Lành và đã buông bỏ:

Bồng bềnh mấy kiếp tử sinh

Trần lao phủ kín không nhìn thấy ta

Khoan thai sáu chữ Di Đà

Cửa không nhẹ bước kìa là sen xanh”

Chúng tôi sẽ mãi nhớ đến Ông, mãi mãi thương quý Ông và sẽ luôn luôn chia sẻ với chị Diệu Vinh, với các cháu và với Sư Cô Giác Anh để nỗi đau buồn mất mát vô cùng kia sẽ trở thành sự thành tâm hoan hỷ trước sự buông bỏ nhẹ nhàng, thanh thản vi diệu của một bậc chơn nhơn đáng quý, đáng kính!

Xin thành tâm cảm ơn Ông Quảng Hạo về những cống hiến, về những hạnh đức cao quý của Ông mà chúng tôi xin học hỏi tán thán. Xin vô cùng hoan hỷ với những làn hương chiên đàn mà thi sĩ Quảng Từ Vân đã hoan hỷ Gởi Hương Cho Đất.

Kính nguyện cầu Chơn linh Ông Quảng Hạo sớm hội nhập Ta Bà, hoàn nguyện bản hạnh bản hoài “Đại Hùng, Đại Lực, Đại Từ Bi” để hóa độ chúng sanh.

 

Nam Mô A Di Đà Phật.

PT Tâm Huệ

Đạo tràng Pháp Bảo, Sydney

27/6/2018

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/02/2013(Xem: 18231)
Nửa thế kỷ Tôn Sư vắng bóng, Ánh Đạo Vàng tỏa rộng muôn phương Hôm nay tổ chức huy hoàn Hằng năm kỷ niệm, đàn tràng tôn nghiêm. Môn đồ Tứ chúng ngưỡng chiêm,
06/02/2013(Xem: 7675)
Hòa thượng Bích Liên, thế danh là Nguyễn Trọng Khải, hiệu Mai Đình (Thận Thần Thị), sinh ngày 16 tháng 3 năm Bính Tý (1876), tại làng Háo Đức, phủ An Nhơn, nay là ấp Háo Đức, xã Nhơn An, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định. Ngài sinh trưởng trong một gia đình nho học, được theo nghiệp bút nghiên từ nhỏ. Cha là Tú Tài Nguyễn Tự, mẹ là bà Lâm Thị Hòa Nghị . Năm 20 tuổi, Ngài lập gia đình với cô Lê Thị Hồng Kiều, người làng An Hòa, (nay thuộc xã Nhơn Khánh cùng huyện). Năm 31 tuổi, Ngài lều chõng vào trường thi Hương Bình Định và đỗ Tú Tài. Ba năm sau, Ngài lại đỗ Tú Tài lần nữa. Từ đó, biết mình long đong trên bước đường khoa bảng, Ngài giã từ lều chõng, ở nhà mở trường dạy học, mượn trăng thanh gió mát di dưỡng tính tình, lấy chén rượu câu thơ vui cùng tuế nguyệt.
03/02/2013(Xem: 6490)
Tuệ Sỹ là ai mà thơ hào sảng, hùng tâm tráng khí như thế ? Tuệ Sỹ quê Quảng Bình, sinh năm 1943, nhỏ hơn Phạm Công Thiện 2 tuổi, cũng là một bậc thiên tài xuất chúng, làu thông kinh điển Nguyên thủy, Đại thừa và nhiều thứ tiếng Anh, Pháp, Đức, Hán, Phạn, Pali. Khi mới vừa 26 tuổi đã viết Triết học về Tánh Không làm chấn động giới văn nghệ sĩ, học giả, thiện tri thức Việt Nam thời bấy giờ.
20/01/2013(Xem: 5961)
Phạm Công Thiện(1/6/1941 - 8/3/2011), là một nhà văn, triết gia, học giả, thi sĩ và cư sĩ Phật Giáo người Việt Nam với pháp danh Thích Nguyên Tánh. Tuy nhận mình là nhà thơ và phủ nhận nghề triết gia, ông vẫn được coi là một triết gia thần đồng, một hiện tượng dị thường của Sài Gòn thập niên 60 và của Việt Nam với những tư tưởng ít người hiểu và được bộc phát từ hồi còn rất trẻ. Dưới đây là bài viết của Tâm Nhiên nhân sắp đến ngày giỗ của ông.
12/01/2013(Xem: 6521)
Đã có rất nhiều sách vở, bài viết hoặc với tính chất nghiên cứu, hoặc là các bài giảng phổ cập bàn về tông Thiên Thai và kinh Pháp Hoa. Bài viết này nói đến vai trò, vị trí của Đại sư Trí Khải và tông Thiên Thai trong lịch sử Phật giáo, cũng như trong nền văn hóa tư tưởng của toàn thể nhân loại. Đại sư Trí Khải sinh năm 538, vào thời đại mà sau này các sử gia gọi là Nam Bắc triều (220-589). Sông Dương Tử được lấy làm gianh giới phân chia giữa hai miền Nam và Bắc. Trong thiền sử, ta thường nghe nói đến câu Nam Năng (Huệ Năng)-Bắc Tú (Thần Tú), để phân biệt hai dòng thiền: Đại sư Thần Tú xiển dương Thiền tiệm ngộ ngay tại Trường An; Đại sư Huệ Năng phát triển Thiền đốn ngộ tại vùng Quảng Đông và lân cận. Bấy giờ Trung Hoa bị chia thành nhiều nước nhỏ, nước này xâm lăng và thôn tính nước kia, gây nên nhiều cuộc chiến tương tàn, dân chúng sống trong cảnh lầm than đau khổ.
07/01/2013(Xem: 7114)
Phần lớn độc giả biết nhiều đến các tiểu luận và các tập thơ phản chiến, nhưng ít người biết đến những bài thơ Thiền của Nhất Hạnh. Tôi xin trích một bài được nhà xuất bản Unicorn Press xuất bản trong tâp thơ Zen Poems của Nhất Hạnh vào năm 1976 (bản dịch Anh Ngữ) của Võ Đình. Bài này được in vào tuyển tập thơ nhạc họa vào mùa Phật Đản 1964
10/12/2012(Xem: 6928)
Cả cuộc đời 86 tuổi của Ngài Đội trời đạp đất, đã tròn chưa bản nguyện Kiếp tu hành 81 năm của Ngài Gánh vác hy sinh...
09/10/2012(Xem: 11127)
Thiền sư Lê Mạnh Thátcho rằng Vua Trần Nhân Tông là một nhân vật tiêu biểu trong lịch sử Việt Nam nhất là vì tư tưởng hòa giải dân tộc của ông vẫn còn tính thời sự. Trả lời câu hỏi của BBC vì sao tư tưởng của Trần Nhân Tông (trị vì từ năm 1278-1293) và là Phật Hoàng, sáng lập ra phái thiền phái Trúc Lâm vẫn còn có tính thời sự đối với Việt Nam và cả quan hệ Mỹ - Việt cũng như Việt - Trung, Tiến sỹ Lê Mạnh Thát nói:
01/10/2012(Xem: 6186)
Kính bạch Giác Linh Đức Thầy, Dẫu biết rằng: “Cuộc đời là ảo mộng, vạn vật vốn vô thường, chuyển di không ngừng nghỉ, biến diệt lẽ tự nhiên, tử sanh không tránh khỏi.” Nhưng ân đức cao dày, tình thương nồng thắm, Đức Thầy đã ban cho hàng đệ tử chúng con, chẳng những được kết thành giới thân huệ mạng, mà còn mang lại cho cuộc đời giải thoát của chúng con vô vàn hạnh phúc… Ân đức ấy, mãi mãi khắc sâu vào cuộc đời tu học của chúng con vô cùng vững chắc, dù cho thời gian, sự vô thường có thay đổi...
22/09/2012(Xem: 6749)
Ni sư Thích Nữ Như Phụng nguyên là viện chủ chùa Long Vân , sinh tiền Ni sư là cố vấn ni chúng chùa Long Vân , làm Hóa chủ trường hạ trong 6 năm , trưởng phòng châm cứu từ thiện của chùa,thành viên mặt trận tổ quốc xã Tam Phước , trưởng bếp cơm từ thiện Bệnh viện đa khoa Long Thành. Suốt cả cuộc đời ni sư tận tụy cho sự nghiệp tu hành và hoằng dương Đạo pháp , một lòng chuyên tâm Niệm Phật A Di Đà , công quả viên mãn Ni sư an nhiên tự tại vãng sanh trong lúc đứng Niệm Phật cùng đại chúng trên Đại hùng bảo điện không gian tràn ngập hương cúng dường thanh tịnh .Sau khi làm lễ trà tì ngài để lại rất nhiều xá lợi minh chứng cho công đức tu hành tinh nghiêm của một vị cao ni.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]