Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lại Một Mùa An Cư Vắng bóng Ôn

11/07/201810:14(Xem: 11579)
Lại Một Mùa An Cư Vắng bóng Ôn

 

 

 TT Nguyen Tang 5

 

Lại Một Mùa An Cư

vắng bóng Ôn

 

 

Nghiệp đã qua rồi lòng nhẹ nhõm
Ngàn xưa mây trắng vẫn thong dong.

 

Đã ba lần Thu tàn Đông đến, ba mùa An Cư thiếu vắng Ôn Như Huệ. Có lẽ Ôn đang an nhàn mỉm cười nơi cảnh Phật. Bầu trời Adelaide, Nam Úc, mây trắng vẫn thong dong bay, nhưng đại chúng tại Pháp Hoa Tổ Đình lại cảm thấy như có một đám mây u buồn giăng phủ, vì dường như ở nơi này, vị trí nào cũng khiến mọi người hình dung ra bóng dáng thân thương của Ôn năm nào. Tâm tư ai cũng vương buồn với nỗi niềm kính thương luyến tiếc.

 

Từ ngày GH Hải Ngoại thành lập (1999) đến nay, GH đã tổ chức 18 khóa An Cư khắp liên bang Úc, mỗi năm mỗi tiểu bang khác nhau, riêng tại Tổ Đình Pháp Hoa Nam Úc, đã tổ chức ba kỳ trước đây là 2000, 2007, 2017 và năm nay 2018, khóa An Cư kỳ 19 tiếp tục được tổ chức tại Tổ Đình Pháp Hoa, Nam Úc. Đây cũng là chủ đích của Giáo Hội, để trong khóa an cư lần này tại Tổ đình Pháp Hoa, toàn thể chư Tôn Thiền Đức và hàng Phật tử được tham dự lễ Đại Tường của Ôn Như Huệ, Ngài đã ra đi vào mùa An cư lần thứ 17 năm 2016.

 

Tôi nhớ năm 2016, nhân lúc về thăm Ôn lần cuối vào trung tuần tháng 6, nắm lấy tay tôi lúc từ biệt, Ôn nói: “Cảm ơn TT Nguyên Tạng về thăm tôi, nhất định tôi sẽ xuống Tu Viện Quảng Đức dự khóa An Cư của GH năm nay để cùng chia sẻ Phật sự nặng nề của Thượng Tọa Viện Chủ Thích Tâm Phương & cùng Thượng Tọa”. Không ngờ đó là lời nói sau cùng của Ôn mà đến nay như vẫn còn văng vẳng bên tai tôi.

 

Tôi biết Ôn lúc nào cũng tha thiết về hai sinh hoạt chính của GH là Khóa An Cư dành cho giới Xuất Gia giữa năm và khóa tu Học Phật Pháp Úc Châu dành cho giới Phật tử tại gia cuối năm. Đã gần 20 năm rồi, bất cứ lúc nào và ở đâu, Ôn cũng có mặt đầy đủ tại hai khóa tu này. Cho đến năm 2016, khóa An Cư kỳ 17, dù trước ngày viên tịch, thân lâm trọng bệnh, tứ thể bất an, nhưng Ôn vẫn kỳ vọng sẽ về tham dự Khóa An Cư tại Tu Viện Quảng Đức, nhưng cuối cùng Ôn đã thu thần viên tịch trước ngày khai mạc khóa An Cư một tuần lễ.

 

Tôi nhớ Ôn quá qua những chén trà đàm vào sáng sớm mỗi mùa An Cư, có lúc ở Pháp Bảo, có lúc ở Quảng Đức, có lúc ở Vạn Hạnh, có lúc ở Minh Quang… ở đâu và sáng nào tôi cũng tìm đến để hầu trà Ngài. Câu chuyện trà đạo của Ôn lúc nào cũng hấp dẫn với nhiều đề tài khác nhau, phần lớn tôi ngồi lắng nghe Ôn hoài niệm lại những quá khứ oai hùng của Ngài từ những năm lãnh đạo tại Quảng Nam. Ôn hay nhắc lại những người bạn đồng song cùng làm việc với nhau, nhất là HT Thích Chơn Phát, là một trong “Tứ Trụ Quảng Nam”, hai Ngài đi hoằng pháp các nơi trên 1 chiếc xe đạp trành, nhưng tài xế là Ôn, vì HT Chơn Phát không biết lái xe đạp, qua suối, qua sông Ôn phải vác xe đạp lên vai để đi, rất cực khổ nhưng quý Ôn vẫn kiên gan bền chí tiến về phía trước để mang ánh sáng Chánh Pháp đến cho người.

 

Năm 1975, đất nước đổi thay, sinh hoạt thay đổi, Ôn đã tìm đến bến bờ tự do. Sau 18 ngày lênh lênh trên biển cả, Ôn được tàu Nhật vớt và tạm trú tại Nhật Bản, Ôn phải đi làm việc trong các cơ xưởng của Nhật để sống qua ngày, “an bần thủ đạo” đợi ngày đi định cư ở nước thứ ba. Sau đó, Ôn đến định cư tại Adelaide cho đến ngày viên tịch. Trong thời gian ở Nhật, Ôn ấp ủ trong lòng những ước mơ dự định sẽ xây dựng một ngôi chùa để có nơi thờ Phật, hầu duy trì nền văn hóa Việt nơi xứ lạ quê người. Vì rằng:


“Mái chùa che chở hồn dân tộc,

Nếp sống muôn đời của Tổ tông”


Và:

“Quê tôi có gió bốn mùa
 Có trăng giữa tháng, có chùa quanh năm.
 Chuông hôm, gió sớm, trăng rằm
Chỉ thanh đạm thế, âm thầm thế thôi”


Nên khi được đến Nam Úc do một nhóm Phật tử ở Adelaide, qua sự giới thiệu của HT Thích Như Điển ở Hannover, Đức quốc, đã bảo lãnh thỉnh Ngài qua để làm Phật sự tại Nam Úc, Ôn đã cùng với Ban Hộ Trì Tam Bảo (lúc đó Hội Trưởng là bác Thiện Liên Nguyễn Văn Tươi) tiến hành xây dựng ngôi già lam Pháp Hoa, một ngôi chùa có dáng dấp như Tổ Đình Chúc Thánh Hội An, ngôi chùa mà Ôn xuất gia tu học từ thuở nhỏ ở quê nhà. Năm 1986 khi Thiền Sư Nhất Hạnh đến Úc hoằng Pháp, Ôn thỉnh Ngài về thăm Pháp Hoa thuyết giảng, chính tại nơi đây TS Nhất Hạnh đã khen ngợi ngôi phạm vũ Pháp Hoa và đề nghị danh xưng Tổ Đình kể từ đó. Kỳ thực Tổ đình được xem là chùa Tổ, nơi bắt đầu của một pháp phái do một vị Tổ sư khai sáng như Tổ Đình Chúc Thánh ở Hội An (do Tổ Minh Hải Pháp Bảo khai sơn); Tổ Đình Thiền Tôn ở Huế do Tổ Liễu Quán xây dựng…tại Úc, Chùa Pháp Hoa do Ôn Như Huệ khai sơn xây dựng và xứng đáng được tôn xưng là Tổ Đình, vì Ôn là Trưởng Môn Phái Chúc Thánh Hải Ngoại.

 

Hình ảnh ngôi chùa và sứ mạng lãnh đạo GH luôn gắn liền với cuộc đời tu tập và hành đạo của Ôn. Ôn Như Huệ là người hoài cổ, tức làm việc gì Ôn cũng suy gẫm và nhớ về quá khứ oanh liệt một thời của Giáo Hội PGVN Thống Nhất ở quê nhà, để từ đó làm nền tảng cho tất cả mọi công việc tương lai. Bên trong gian nhà Tổ Pháp Hoa, Ôn Như Huệ có treo một bức hình khổ lớn về ngôi Chùa Tổ Chúc Thánh Hội An cổ kính, như để nhắc nhở Ôn về nguồn gốc truyền thừa mạng mạch Phật Pháp mà Ôn đã thừa hưởng.

 

Bên chén trà, tôi vinh hạnh được nghe Ôn Như Huệ đọc lại những bài thơ, những bài kệ thán mà Ôn tâm đắc suốt trong đời hành đạo của Ngài, xin ghi lại nơi đây vài bài để tưởng nhớ đến Ôn và cũng để chia sẻ cùng đại chúng:

 

"Nam Kha nhất mộng đoạn,

Tây Vức cửu liên khai,

phiên thân quy Tịnh Độ,

hiệp chưởng lễ Như Lai."
Tạm dịch:

"Mộng Nam Kha đã dứt
Sanh chín phẩm liền đài
Chuyển thân về cõi Tịnh
Chấp tay lễ Như Lai".

Hay

“Nhất Bát Thiên Gia Phạn
Cô Thân Vạn Lý Du
Kỳ Vi Sanh Tử Sự
Giáo Hóa Độ Xuân Thu”.
 Tạm dịch:
“ Bát Cơm Xin Ngàn Nhà
Thân Đi Muôn Dặm Xa
Chỉ Một Việc Sinh Tử
Giáo Hóa Độ Chúng Sinh”

Hoặc:

"Phù sĩ xử thế

Phủ tại khẩu trung
Sở dĩ trảm than
Do kỳ ác ngôn",
Nghĩa là: “Phàm kẻ ở đời, lưỡi búa bén nằm sẵn trong miệng, sở dĩ chém mình là do lời nói ác

 TT Thich Nguyen Tang vieng tham HT Nhu Hue (27)

TT Thich Nguyen Tang vieng tham HT Nhu Hue (26)
Ôn Như Huệ đang xem quyển kỷ yếu “Tri Ân”, Ngài rất hoan hỷ lật xem từng trang những

hình ảnh,những bài viết, những tâm tình, những cảm niệm tri ơn của Chư Tôn Đức

và Đồng Hương Phật tử gần xa viết về Ngài, đây là một việc làm hết sức ý nghĩa

mà Giáo Hội Úc Châu đã cố gắng thực hiện trước khi Ôn viên tịch.

 

Nhất là ngày khai hạ cho khóa An Cư kỳ 12 năm 2011 tại Tu Viện Quảng Đức, Đức Trưởng Lão HT Thích Như Huệ, ngài là vừa Hội Chủ, vừa là chủ sám khai kinh hôm đó, ai ai cũng xúc động tham dự lễ khi nghe giọng khai chung bảng, cao vút và bi hùng của Ngài với bài khai Đại Cổ (trống lớn):

Pháp luân thường chuyển huệ tâm khai
Cát đoạn tử sanh, tọa bảo đài
Ngã kim xưng tán Y Vương vị
Thân tâm thanh tịnh bái Như Lai.
Nam Mô  Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

(Tạm dịch: Pháp luân thường trổi, Tuệ thường khai, Đoạn tuyệt tử sanh lên bảo đài, Con nay tán dương Y Vương vị, Thân tâm trong sạch lạy Như Lai).

(Mời nghe giọng xướng kệ bài này của Ôn Như Huệ)



 

Đặc biệt trong mùa An Cư Kiết Hạ năm 2014 tại Quảng Đức, sáng nào hầu trà, mở đầu Ngài cũng đọc bài tán rơi: “Nhất điện mộng hoàng lương” như là một dấu hiệu cảnh báo vô thường của cuộc đời mà bản thân Ngài cảm nhận được trước khi giã từ cuộc đời mộng ảo này, giọng của Ngài xướng tán rơi này với âm thanh ấm áp và cao chất ngất: “ Nhất điện mộng hoàng lương, Nhơn mạng vô thường, Thân hình bào ảnh tợ ngân sương, Mạng tợ ngân sương, Nguyện bất cửu trường, mộng đoạn hoàng lương, Nhất triêu thương hải biến, Như diệp thượng ngân sương”. (tạm dịch: Ôi giấc mộng kê vàng, Mạng người vô thường, Thân hình như bóng ảnh, bọt nước, giọt sương; Mạng như sương bạc, Hết mộng rồi, nồi kê còn đó; Một mai biển dâu biến đổi; Như trên lá đọng giọt sương).

 

Và đúng như linh cảm “Nhất điện mộng hoàng lương”, cuối cùng Ôn đã trở về với thế giới Niết bàn vô tung bất diệt, nhục thân của Ôn đã an nghỉ trong Liên Hoa bảo tháp tôn trí trong khuôn viên Pháp Hoa. Tuy thời gian có trôi qua, không gian có biến dịch, song công đức và đạo hạnh sáng ngời của Hòa Thượng vẫn còn sống mãi với thời gian vô cùng và không gian vô tận, vẫn hằng hữu trong lòng người con Phật tại Úc Châu này:

 

"Người nằm đấy cho ngàn thu vang bóng
Mảnh hình hài lồng lộng tựa hư không
Sẽ sống mãi trong lòng Thích tử
Trong suy tư cùng pháp giới vô biên".

 
Nam Mô A Di Đà Phật,
Viết tại Trường Hạ Pháp Hoa 2018

Tỳ Kheo Thích Nguyên Tạng


HT Thich Nhu Hue-1

LẠI MỘT MÙA AN CƯ VẮNG BÓNG ÔN

(Phổ thơ cảm tác từ bài viết của Tỳ Kheo Thích Nguyên Tạng.)

 

 

1 - Thu đã đến, qua ba lần thay lá

Đông lại về, mùa Kiết Hạ An Cư

Tổ Đình Pháp Hoa vắng bóng Ôn Như

Ngài viên tịch, giã từ nơi dương thế...

 

Theo Đức Phật, cuộc đời Ôn Như Huệ

Vui cảnh thiền, kinh kệ trọn đường tu

Xa quê hương mang nặng bước viễn du

Rời đất nước, khi mây mù che lối..

 

Mười tám ngày thuyền lênh đênh trôi nổi

Bờ tự do biến đổi bước hành trình

Đất Phù Tang lao động để mưu sinh

Lòng giữ mãi thân hình người con Phật..

 

Sau cơn hạn, mưa về tươi thắm đất

Rời Phù Tang người cất bước định cư

(HT) Thích Như Điển liền giới thiệu qua thư

Lời thỉnh nguyện, đến từ hàng Phật Tử.

 

Vùng Nam Úc, từ nay làm Phật Sự

Cùng cộng đồng nơi xứ lạ trời Tây

Ước mơ xưa, ấp ủ bao tháng ngày

Sẽ xây dựng nơi đây, chùa thờ Phật..

 

Ban Hộ Trì đã cùng Ngài xây cất

Ngôi Già Lam với tên đặt Pháp Hoa

Kiến trúc chùa cổ kính như là:

Tổ Đình (Chúc Thánh Hội An) khi Ngài xuất gia tu học...

 

Tháng năm dài, bao công lao khó nhọc

Chùa Pháp Hoa vươn tầm vóc thêm ra

Thiền Sư Nhất Hạnh từ chốn phương xa

Ôn thỉnh đến, chùa Pháp Hoa thuyết giảng.

 

Chốn trời Tây, một ngôi chùa hoành tráng

Thật uy nghi tỏa rạng nét Đông phương

Nhìn Pháp Hoa Ngài (TS) hoan hỷ, tỏ tường

Xin đổi lại danh xưng là Đình Tổ

"Mái chùa che chở hồn dân tộc

Nếp sống muôn đời của Tổ tông"

 

Công đức lớn, Ngài khai sơn đặt chỗ

Xây ngôi chùa để cứu độ chúng sinh

Xứng đáng tôn, phẩm vị cao Tổ Đình

Đường Phật Sự hành trình luôn tiếp bước....

 

2 - Gió đưa réo rắt bên đàng

Thu qua, Đông đến - lá vàng biệt ly

Ba năm đã trôi đi nhanh quá

Nay đến mùa Kiết Hạ An Cư

Pháp Hoa thiếu bóng Ôn Như

Người về lạc cảnh - giã từ thế gian

Hai mươi năm, nẻo đàng Phật sự

Mười sáu lần, tham dự An Cư

Ngài luôn có mặt, không từ

Khắp trên nước Úc, cho dù xa xôi.....

Mùa Kiết Hạ Ngài ngồi kể chuyện

Bên chén trà, khói quyện mùi hương

Chuyện đi hoằng pháp trên đường

Bằng xe đạp cũ, Ngài thường vác vai

Có những khi đề tài thơ pháp

Ngài đọc nghe ấm áp từng câu.

Bao mùa khai hạ mở đầu

Giọng khai chung bảng vút cao, bi hùng

Bài Đại Cổ âm rung ngân giọng

Người nghe qua xúc động vô cùng

Còn đâu âm giọng khai chung

Còn đâu kệ thán cao, hùng du dương

Tan rồi "giấc mộng hoàng lương"

Nhục thể bỏ lại - quê hương trở về

Cõi trăm năm yên bề Phật Sự

Đường Tây Phương sinh tử không còn

Ôn Như Huệ tấm lòng son

Trọn đời theo Phật... vẹn toàn thế gian.

 

3 - Mùa An Cư đạo tràng tề tựu

 

 

3 - Mùa An Cư đạo tràng tề tựu
Chùa Pháp Hoa đông đủ Tăng Ni
Kiết Hạ 19, lần này
Là ngày hiệp kỵ đàn trai - Đại Tường.
Ôn Như Huệ tấm gương ngời sáng
Trọn cuộc đời, xứng đáng noi theo
Phật Tử - Đại Đức - Tỳ Kheo
Nhớ công đức lớn, Ngài gieo buổi đầu.
Hai tay chắp cúi đầu phủ phục
Nén tâm hương nghi ngút dâng lên
Tiếng chuông nhịp mõ vang rền
Lòng thành Thích Chúng không quên ơn Ngài
Nhớ năm xưa nơi đây Ngài đã
Dụng sức mình quên cả nắng mưa,
Xây dựng lên một ngôi chùa
Giữ hồn dân tộc - truyền thừa pháp kinh....
Mùa An Cư linh đình khai mở
Chùa Pháp Hoa rực rỡ nghiêm trang
Niềm vui nô nức đạo tràng
Về đây tu tập - (năm) hai ngàn đầu tiên....
Đem tâm đức gắn liền trí tuệ
Cho hôm nay và thế hệ sau
Niềm tin Phật Giáo nhiệm mầu

Cộng đồng Việt Úc ơn sâu kính về
Nay Ngài đã không còn dương thế
Bao đức công đã để lại đây
Ngài về an lạc Phương Tây
Pháp Hoa Nam Úc - Nơi đây nhớ Ngài.

Nam Mô A Di Đà Phật
Bến Tre 11-07-2018
Quảng Pháp Ngôn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
29/03/2013(Xem: 5715)
Nói đến thơ và nền Triết Học lưu xuất từ Tư Tưởng Phật học Tánh Không hay một Triết lý phiêu bồng từ Đông sang Tây của thế tục đế, hầu như đã được tồn đọng trong con người gầy guộc, nhỏ nhắn, dáng dấp phiêu diêu, lãng đãng như sương sớm, mây chiều.
29/03/2013(Xem: 5521)
Những năm tháng dùi mài kinh điển trong các tự viện để thể nhập Phật học huyền vi, u hiển, một thời nào đó đã lầu thông giáo lý cao siêu giải thoát, hướng thân lập mệnh trên con đường giác ngộ, để rồi hôm nay là thành quả hiển nhiên có được tận cùng tâm hồn sâu thẳm mà Thầy đang phô diễn như ý nghĩa cao siêu của Đại Bi Tâm.
29/03/2013(Xem: 5783)
Đây là chủ đề bài thuyết trình của diễn giả Nguyên Siêu, tác giả 650 trang sách trong tác phẩm “Tuệ Sỹ Đạo Sư, Thơ, Và Phương Trời Mộng” tập 1 và tập 2 vừa hoàn thành và được chính thức ra mắt tại hội trường của Hiệp Hội Người Việt tại San Diego, miền Nam California.
29/03/2013(Xem: 11930)
Tôi người Quảng Bình, 1 trong 3 nơi mà Huyền Trân công chúa mới đáng là thành hoàng. Tổ tiên gốc người Hải dương, 4 cha con cùng có mặt trong đạo quân tiếp quản Quảng Bình, rồi định cư ở 3 làng. Thuận Lý là con trưởng, kế đó, Phương Xuân là con thứ 2. Diêm điền, làng tôi, là nơi Tổ của làng tôi cùng con út định cư.Làng tôi cách trung tâm tỉnh lỵ Quảng bình chỉ có chừng 600 mét đường chim bay.
27/03/2013(Xem: 11867)
Đại Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư, Đại Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư - Ngày Về Nguồn - lần 01 (2007, Canada) Đại Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư - Ngày Về Nguồn - lần 02 (2008, Hoa Kỳ) Đại Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư - Ngày Về Nguồn - lần 03 (2019, Hoa Kỳ) Đại Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư - Ngày Về Nguồn - lần 04 (2010, Đức) Đại Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư - Ngày Về Nguồn - lần 05 (2011, Pháp) Đại Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư - Ngày Về Nguồn - lần 06 (2012, Úc) Đại Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư - Ngày Về Nguồn - lần 07 (2013, Hoa Kỳ) Đại Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư - Ngày Về Nguồn - lần 08 (2014, Úc) Đại Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư - Ngày Về Nguồn - lần 09 (2015, Pháp) Đại Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư - Ngày Về Nguồn - lần 10 (2016, Canada) Đại Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư - Ngày Về Nguồn - lần 11 (2018, Pháp) Đại Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư - Ngày Về Nguồn - lần 12 (2020, Úc)
18/03/2013(Xem: 6276)
Viện Đại học Vạn Hạnh ở Sài Gòn, thủ đô miền Nam Việt Nam, trước năm 1975 là một trung tâm văn hóa Phật giáo nổi tiếng lừng lẫy. Nơi đây đã quy tụ biết bao hào kiệt trượng phu, biết bao tao nhân mặc khách, biết bao giáo sư, triết gia cự phách thượng đẳng. Đặc biệt là các thiên tài xuất chúng siêu việt như Phạm Công Thiện, Tuệ Sỹ, Lê Mạnh Thát, nổi bật nhất là Bùi Giáng, một thi sĩ kỳ dị, xưa nay chưa từng thấy xuất hiện trên bầu trời văn nghệ Việt Nam và thế giới.
11/03/2013(Xem: 6981)
Lê Quý Đôn (1726-1784) là một danh sĩ, nhà văn hóa, sử gia, sống vào đời Hậu Lê. Ông không những ba lần thi đều đỗ đầu, kinh qua nhiều chức quan, đã từng đi sứ sang Trung Quốc, mà còn là một nhà bác học, đã để lại một gia tài đồ sộ bao gồm khoảng 16 tác phẩm và nhiều thơ, phú bằng chữ Nôm khác. [1] Trong số những tác phẩm ấy, có Kiến văn tiểu lục, [2] là một tác phẩm dành riêng quyển 9 – thiên Thiền dật, để viết về Phật giáo và Thiền tông Phật giáo Việt Nam, chủ yếu là những vị Tổ thuộc Thiền phái Trúc lâm. Trong bài viết ngắn này, chúng ta thử chỉ tìm hiểu quan điểm của Lê Quý Đôn về Phật giáo, mà không bàn sâu đến phần Thiền tông Việt Nam mà ông đã chép.
21/02/2013(Xem: 7575)
Hòa thượng Thích Tâm Giác, thế danh là Trần Văn Mỹ, sinh năm 1917 tại tỉnh Nam Định, thân phụ là cụ ông Trần Văn Quý, thân mẫu là cụ bà Nguyễn Thị Suôi. Ngài là con trai thứ hai trong gia đình gồm hai trai một gái. Ngài sinh trưởng trong một gia đình Nho phong. Thân phụ Ngài tinh thông Hán học. Cả hai ông bà lại rất thâm tín Phật pháp. Do đó, Ngài được hấp thụ ngay từ thuở ấu thơ hai nền văn hóa cổ truyền của dân tộc là Khổng giáo và Phật giáo.
19/02/2013(Xem: 8968)
Mới đây các nhà khảo cổ Mỹ và Canada đưa ra chứng cứ cho rằng Phật giáo đã được truyền vào Mỹ trước khi ông Columbus tìm ra châu Mỹ. Tuy nhiên, theo các tài liệu có được hiện nay thì Phật giáo chỉ thật sự có mặt tại Mỹ sau kỳ Đại hội Tôn giáo Thế giới tổ chức tại bang Chicago vào năm 1893. Nhưng ai là người có công truyền bá và làm lớn mạnh "hạt giống Bồ đề" trên đất Mỹ? Trong bài này, chúng tôi sẽ giới thiệu một số nhà sư cư sĩ người châu Á, những người tiên phong có công đặt nền móng xây dựng ngôi nhà chánh pháp trên đất Mỹ.
10/02/2013(Xem: 10267)
Từ những con người bình thường, không được sinh ra ở cung vàng điện ngọc, nhưng rồi trở thành những vị vua anh minh tài kiêm văn võ, tư tưởng và nhân cách cao siêu, mãi còn đọng lại với thời gian. Dù sống ở hoàng cung nhưng tâm lúc nào cũng vượt thoát, làm bậc đế vương nhưng hạnh vẫn là một sơn Tăng, ưa vui với gió nội mây ngàn, thở nhịp cùng đất trời nhân gian cây cỏ. Để rồi trở thành những người con Phật vĩ đại, trí tuệ và công hạnh thắm đượm cả không gian, thức tỉnh chúng ta trên bến bờ sinh tử của mê ngộ, đậm nét trong lòng người đến tận hôm nay. Bồ Tát Lương Võ Đế ( 463-549 ) của Trung Hoa và Trần Thái Tông ( 1218-1277) của Việt Nam, dù ở hai phương trời xa cách, sinh ra ở hai thời điểm khác nhau, nhưng cùng chung một tấm lòng, mang an lạc thịnh vượng đến cho nhân dân, và một hạnh nguyện chuyển hoá cứu độ quần sanh.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]