Điếu Văn kính tiễn Huynh Trưởng Tâm Nghĩa – Lê Hữu Đàng Chủ Nhật 28/1/2018
Hỡi ơi ! San Jose trăng khuyết, Dưỡng Mong non mòn. Vô thường tấn tốc, Khổ tập liên miên. Câu mê ngộ rành rành lẽ đạo, Chữ sắc không rốt ráo Tâm Kinh.
Nhớ linh xưa! Tánh tình cương trực, Hòa nhu vui vẻ. Tiếp nối tiền nhân anh đi quân ngũ, rạng Tông môn, Kế thừa dòng dõi anh vào cửa đạo, soi Phật tánh. Đông qua Hạ về, nghe tiếng khổ sớt chia người khốn đốn, Thu đến Xuân sang, quán từ bi thương xót kẻ tai nàn.
Nhớ hôm nào! Khai khóa trại anh cùng đoàn sinh, tiếng hát, trò chơi, câu chuyện kể âm vang, cùng huynh đệ sớt chia những ngọt bùi cay đắng, Kiên trì lý tưởng, tinh tấn anh thực hành Bi, Trí, Dũng. Tâm Nghĩa ngôi huynh trưởng, Anh luôn vì các em thân yêu. Lê Đàng đấng cha già, Bóng hình xưa giờ xa cách.
Ôi! Vô thường mời gọi, Cách biệt thân tình. Hoa phiền cỏ thảm, Gió tủi trăng nghiêng. Mắt ướt đầm lụy đổ thương anh, Lời khấn nguyện kiền thiền rốt ráo. Xin nhiếp tâm kính nguyện Linh nương mây tịnh thổ cao đăng cảnh Phật, Đốt nén tâm hương, hiển linh xin chứng giám.
Tỳ Kheo Ni Tiến Liên
Anh Tâm Nghĩa - ảnh Nguyên Phú
CỘI TÙNG GIỮA RỪNG LAM
Bao nhiêu năm sinh hoạt
Với Phật tử áo Lam
Vẫn miệt mài tận tụy
Vun bồi hạt giống Lam
Vẫn nhẹ nhàng thư thái.
Vẫn từ tốn thảnh thơi
Trung kiên với đạo pháp
Bốn tâm lớn để đời.
Ung dung về cõi Phật
Trong tiếng kệ câu kinh
Tình thương Ba La Mật
Quyện lời kinh Quang Minh
Anh đi Mây qua núi
Anh đi Hạc qua sông
Tâm có trước trời đất
Thân có sau đất trời
Anh về miền Vô sự
Thân tâm hoá đất trời!
Kính tiễn anh về Cõi Tây Phương Cực Lạc.
Nam Mô Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật
Tâm Thường Định
Vài lời gửi Anh
Nhẹ rơi một cánh sen Lam ,
Ra di, để lại , vô vàng luyến thương .
Dẫu rằng hai chữ vô thường ,
Sao nghe mặn đắng , vấn vương nỗi lòng .
Những ngày xuôi ngược Bắc, Nam
Xe chung một chuyến , nghỉ chung một phòng
Bao năm sinh hoạt bên Anh ,
Nụ cười vẫn nở , tâm lành vẫn tươi ,
Bây giờ, Anh bỏ cuộc chơi ,
Em đành kính gửi vài lời tiển Anh .
Quảng Minh
Kính Tiễn Anh
Anh Đàng thôi khoát áo lam
Về miền cực lạc ưu đàm ngát hương
Ta bà vốn cảnh vô thường!
Nhưng anh còn mãi tình thương lục hòa.
Nụ cười thỏa mái vang xa,
Nghe như câu kệ Di Đà Nam mô.
Ao sen thất bảo lộ đồ,
Nguyện đem thân giáo anh tô cuộc đời,
Bi Trí Dũng Tuệ muôn nơi,
Anh hành Bồ tát như lời Hoa Nghiêm,
“Chúng sanh tham ái đắm chìm”
“Áo lam ôm ấp con tim mê mờ”
Tâm Nghĩa như một bài thơ,
Quan Âm Thế Chí đang chờ đợi anh.
Công viên cấp Dũng tu hành,
Thiên Đàng hữu lộ vãng sanh Niết bàn.
A Di Đà Phật
Kính Tiễn Anh
Nguyễn Hồng Dũng
Anh về Cõi Tịnh Mái tóc trắng, anh trọn đời Huynh Trưởng,
Xuyên suốt lịch sử dân tộc, đã có biết bao nhiêu nhân vật với tư cách là người đứng đầu đất nước đã có những kỳ tích lẫm liệt đối với đất nước. Có nhân vật nổi bật lên trong sự nghiệp giữ nước, có nhân vật nổi lên trong sự nghiệp dựng nước, lại có nhân vật nổi lên trong sự nghiệp mở nước, hoặc có một số nhân vật có cả hai hoặc ba lãnh vực đó.
Cuộc đời xuất gia của Tổ Trúc Lâm là một cuộc đời hoạt động sôi nổi, tích cực. Ngoài các mùa kết hạ tại các am núi hay các chùa, thời gian còn lại Ngài thường đi vân du hoằng hoá đây đó. Năm 1304, “Điều Ngự đi khắp mọi nẻo thôn quê, khuyên dân phá bỏ các dâm từ [đền miếu thờ các thần sằng bậy] và thực hành giáo lý Thập thiện”. Ngài muốn xây dựng một xã hội trên nền tảng luân lý đạo Phật, góp phần củng cố triều đại thời hoàng kim của mình.
Đức Điều Ngự Giác Hoàng Đệ nhất Tổ Trúc Lâm Yên Tử Trần Nhân Tông sinh ngày 11 tháng Mười một năm Mậu Ngọ (tức 7 – XII - 1258). Năm 21 tuổi (1279), Ngài lên ngôi vua, trải qua hai niên hiệu là Thái Bảo và Trùng Hưng.
Đại lễ tưởng niệm 700 năm Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn diễn ra từ 25 đến 27.11.2008 tại Quảng Ninh. Trong dịp này, Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Tỉnh hội Phật giáo Quảng Ninh sẽ tiến tới đề nghị hàng năm tổ chức tưởng niệm ngày mất của ngài (1.11.1308) như Quốc giỗ của Phật giáo và trình lên UNESCO công nhận Trần Nhân Tông là Danh nhân Văn hóa Thế giới.
Đã có 92 tham luận của chư Tôn đức Tăng Ni, Phật tử, các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước gửi đến cuộc hội thảo khoa học về cuộc đời và sự nghiệp của Đức vua – Phật hoàng Trần Nhân Tông hôm qua 26-11, tại thị xã Uông Bí (Quảng Ninh).
Trần Nhân Tông phải được coi là nhân vật kiệt xuất nhất trong lịch trình phong kiến Việt Nam và cũng là nhân vật kiệt xuất nhất trong sơ đồ Phật giáo Việt Nam, một trong những niềm tự hào lớn lao nhất của dân ta.
Về cuộc đời và sự nghiệp lịch sử, giải thoát của vua Trần Nhân Tông, đã có nhiều công trình biên khảo: Trần Nhân Tông, thiền sư Việt Nam; Trần Nhân Tông, nhà văn hóa; Trần Nhân Tông, nhà thơ; Trần Nhân Tông, nhà quân sự; Trần Nhân Tông, nhà lãnh đạo lỗi lạc; Trần Nhân Tông, nhà tư tưởng... Trong bài khảo luận ngắn này, người viết chỉ đề cập đến một số nét tiêu biểu về Tiểu sử, sở đắc giải thoát và Tư tưởng Phật học của Người.
Lịch sử dân tộc VN không có nhiều vị vua có được sự ghi chép đầy đủ về sự mến mộ của người dân sau khi đã mất như Vua Trần Nhân Tông. 50 năm cuộc đời, nhà vua để lại bao lưu luyến cho những người đương thời và hậu thế... - nhận định của GS-TS Lê Mạnh Thát - Phó Viện trưởng thường trực Học viện Phật giáo VN tại TPHCM.
Gần đến kỷ niệm 700 năm ngày mất của vua Trần Nhân Tông, chúng ta vẫn phải đặt những câu hỏi về tuổi tác, về trách nhiệm, về kế lâu dài, về sự tự do và tự trọng của các cá nhân trong xã hội…
Nghiệm sinh nửa thế kỷ trên cõi đời, Trần Nhân Tông (1258-1308) đã có những đóng góp xuất sắc vào lịch sử chống ngoại xâm, xây dựng đất nước, phát triển tư tưởng Phật giáo dân tộc và là một trong những tác giả đi đầu trong việc sáng tác thơ phú bằng chữ Hán và chữ Nôm.
Vua Trần Nhân Tông (1258-1308) sau khi khoác tăng bào ở tuổi 40 đã chu du khắp nơi để thuyết pháp, giảng kinh, khuyên dân chúng giữ gìn mười điều lành, và từng trở về kinh đô Thăng Long tổ chức lễ thụ Bồ tát giới cho vua Trần Anh Tông và quan lại triều đình.
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường, nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.
May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland, Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below, may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma, the Land of Ultimate Bliss.
Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600 Website: http://www.quangduc.com
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.