Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Điếu Văn Kính Tưởng Niệm HT Thích Minh Tuyền

29/08/201706:23(Xem: 8277)
Điếu Văn Kính Tưởng Niệm HT Thích Minh Tuyền


Chan Dung HT Thich Minh Tuyen_1938-2017-b

Điếu Văn

Kính viếng Giác Linh
Trưởng Lão Hòa Thượng thượng Minh hạ Tuyền

 

 

 

 

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Nam Mô Việt Nam Du Hóa Lịch Đại Tổ Sư Bồ Tát tác đại chứng minh

 

Kính bạch chư Tôn Thiền Đức,

Kính bạch chư Tôn Đức Tăng Ni trong Ban Tổ Chức Tang Lễ,

Kính thưa toàn thể Môn đồ Pháp quyến,

 

Con là Viên Huệ, thay mặt một nhóm Phật tử Darwin, Bắc Úc Châu, vâng lời chỉ giáo của Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng, tả bài Văn Điếu.

 

Chúng con thành kính phân ưu cùng toàn thể chư Tôn Thiền Đức Tăng Ni trong ngoài nước Nhựt Bổn, thành tâm chia buồn cùng toàn thể Môn đồ Pháp quyến của cố Hòa Thượng tân viên tịch.

 

Nam Mô A Di Đà Phật

 

Kính bạch chư Tôn Thiền Đức Tăng Ni,

Kính bạch chư Tôn Đức trong Ban Tổ Chức Tang Lễ,

Kính bạch Giác Linh Hòa Thượng,

 

Là Phật tử phương xa, phước mỏng nghiệp dày, nay nghe tin Hòa Thượng viên tịch, chúng con thật xúc động bùi ngùi, vô cùng thương tiếc.  Gẫm lại lúc Hòa Thượng trụ thế chúng con không có đủ phước duyên hạnh ngộ Hòa Thượng để được lãnh thọ lời vàng chỉ giáo.  Nay Hòa Thượng đã chấn tích Tây quy, chúng con mới được biết qua tiểu sử, mới được chiêm bái tôn dung khả kính của Hòa Thượng qua di ảnh, chi xiết đỗi xót xa mến tiếc.  Chúng con thầm cảm nhận cơn vô thường đột biến chia cách hai nẻo âm dương.  Hòa Thượng sớm ra đi chưa tròn trăm tuổi.  Dẫu biết bậc chứng Đạo thì không còn sự sanh già bịnh chết, chỉ là thị hiện.  Pháp thân là thường trụ, là bất sanh bất diệt, vẫn biết “Tịch diệt vi lạc”, nhưng đâu có làm sao nén được nỗi lòng ai thán bi thương.

 

“Sơn trung dã hữu thiên niên thọ

Thế thượng nan phùng bách tuế nhơn.”

 

 

“Đồng chân nhập Đạo, chánh tín xuất gia”.

 

Vừa lên bảy tuổi đã vào chùa học Đạo tới trưởng thành, hơn hai mươi năm tịnh tu Phạm hạnh, Giới Đức kiêm ưu, trọn nên hàng Long Tượng.  Vốn dòng dõi Rồng Tiên, từ cõi đất “Ngũ Phụng tề phi” tới quốc độ “Thái Dương Thần Nữ” xiển dương Chánh Pháp.  Lòng từ bi quảng đại, không rời bỏ chúng sanh, Hòa Thượng cũng không quên đồng bào và Phật tử Việt Nam đang sanh sống trên xứ sở này.  Bậc lãnh đạo tiền phong “Tác Như Lai sứ, hành Như Lai sự”, với bản hoài cầu học nơi xứ người đồng thời đem văn hóa nước nhà truyền bá, ý nguyện xây dựng một ngôi chùa Phật Giáo Việt Nam đầu tiên nơi đây làm nơi nương tựa tinh thần cho đồng bào Phật tử Việt Nam quy về tu tập hạnh lành, học Đạo Từ Bi, theo nếp Lục Hòa sống an vui hạnh phúc, trưởng dưỡng Tâm Bồ Đề, tiến trên đường giải thoát lên bờ giác ngộ đồng thành chủng trí.

 

Bước du hóa trên dải đất Phù Tang, tuôn mưa Pháp thấm nhuần cõi nước rực rỡ màu hoa anh đào.  Hơn bốn mươi năm Hòa Thượng không nề gian khổ, vượt mọi khó khăn, tuổi hạc ngày thêm chồng chất, nay đã tám mươi thu, suốt một đời vì Đạo Pháp mà tinh thần của Hòa Thượng vẫn luôn dõng mãnh với ý nguyện ban đầu.

 

 Nơi hải ngoại, Chùa Phật Giáo Việt Nam trang nghiêm trên nước Nhựt Bổn, ngôi Chánh Điện nay đã hoàn thành, những công trình còn lại cũng sắp viên mãn, công đức của Hòa Thượng thật vô lượng vô biên.

 

Ngày Lễ Khánh Thành ngôi Chùa Phật Giáo Việt Nam đầu tiên sẽ được tổ chức thật trang nghiêm.  Sắp tới đây sẽ là niềm vui chung cho toàn thể chư Tôn Thiền Đức Tăng Ni và Phật tử Việt Nam, thật không luống công Hòa Thượng đã tạo nên.

 

“Thành tựu chúng sanh”, mãn Bồ Đề nguyện.  Là Sứ Giả Như Lai, Hòa Thượng đã tròn Đạo nghiệp.  Ngày hội ngộ cùng chư Pháp lữ khắp nơi trong buổi Lễ Khánh Thành tới đây sẽ vô cùng hoan hỷ.

 

Nhưng than ôi!

 

Một sáng ra đi thật nhẹ nhàng

Xả thân huyễn hóa đất Phù Tang

Công trình còn lại mong hoàn tất

Mãn nguyện thẳng đường tới Lạc Bang.

 

“Nhạn quá trường không

Ảnh trầm hàn thủy

Nhạn vô di tích chi ý

Thủy vô lưu ảnh chi tâm.”

 

Hòa Thượng đã ra đi để bao niềm thương tiếc cho bao người con Phật bơ vơ nơi xứ hoa anh đào.

 

Với thâm tình cốt nhục Linh Sơn, Chư Tôn Thiền Đức Tăng Ni trên thế giới cùng trong nước Nhựt Bổn và Việt Nam đã mất một Pháp lữ Cao Tăng thân kính.

 

Đệ tử tại Darwin chúng con kính lạy Giác Linh Hòa Thượng,

 

Thành tâm kính nguyện Giác Linh Hòa Thượng cao đăng Phật Quốc, Niết Bàn an lạc.

 

Nam Mô Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật

Nam Mô Chứng Minh Sư Bồ Tát Ma Ha Tát

 

Mùa Vu Lan Bắc Úc, 27/08/2017

Viên Huệ kính bái

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/04/2013(Xem: 8916)
Hòa thượng Khánh Hòa thế danh Lê Khánh Hòa, Pháp danh Như Trí, pháp hiệu Khánh Hòa, sinh năm Mậu Thân (1877) tại làng Phú Lễ, tổng Bảo Trị, quận Ba Tri, tỉnh Bến Tre.
09/04/2013(Xem: 7520)
Hòa thượng Thích Hưng Từ, thế danh Bùi Vạn Anh, sinh ngày mùng 1 tháng 8 năm Tân Hợi ( 1911 ) tại làng Bình Hòa, xã An Dân, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. Ngài sinh trong một gia đình có truyền thống đạo Phật. Thân phụ là cụ Bùi Thế Vĩ, pháp danh Như chơn, thân mẫu là cụ bà Võ Thị Biểu, pháp danh là Thị Bửu. Từ nhỏ Ngài được song thân giáo dục trong tinh thần từ bi và chan chứa đức hỷ xả của Phật, nên Ngài sớm mộ cửa Thiền.
09/04/2013(Xem: 6996)
Hòa thượng Huệ Quang, thế danh Nguyễn Văn Ân sing năm 1888 tại Ô Môn, tỉnh Cần Thơ, sau theo mẹ về Trà Vinh. Năm 1902,Ngài xin xuất gia vào chùa Long Thành ở Trà Cú được Hòa thượng Thiện Trí mến thương đặt danh pháp là Thiện Hải. Ngoài giờ học Phật pháp, Ngài lại được Hòa thượng cho học thêm y học.
09/04/2013(Xem: 7105)
Hòa thượng Thích Phúc Hộ, thế danh là Huỳnh Văn Nghĩa, sinh ngày 24 tháng 7 năm Giáp Thìn (1904) đời vua Thành Thái năm thứ 16 tại làng Triều Sơn, xã Xuân Thọ, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên. Song thân của Ngài là cụ ông Huỳnh Trung và cụ bà Trần Thị Nho.
09/04/2013(Xem: 7929)
Chùa Thập Tháp là một trong số các ngôi tổ đình nổi tiếng của đất Bình Định Nếu như ở thời kỳ khởi đầu, ngôi tổ đình ấy được chú ý nhiều vì vị khai sơn là Thiền sư Nguyên Thiều - người có công lớn trong sứ mạng truyền bá Phật giáo ở Đàng Trong thời Nam Bắc phân tranh, hậu bán thế kỷ 17 ; thì vào thời hiện đại, tổ đình Thập Tháp được cả nước biết đến vì sự có mặt của Quốc sư Phước Huệ (1869-1945).
09/04/2013(Xem: 8077)
Ngài đã nêu cao tinh thần Bi, Trí, Dũng phục vụ chúng sinh, cống hiến trọn vẹn đời mình cho sự nghiệp chung của đạo pháp và dân tộc Việt Nam. Hòa thượng Thích Trừng San, pháp tự Minh Hiền, hiệu Hải Tuệ, thế danh Nguyễn San sau đổi là Trần Văn Lâu, nối pháp đời thứ 42 dòng Lâm Tế Liễu Quán. Ngài sinh năm Nhâm Tuất (1922), tại thôn Phú Khánh, xã Diên Thạnh, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa. Năm lên 8 tuổi, được song thân cho xuất gia học đạo với Hòa thượng Phổ Hiện, tại chùa Khánh Long, Diên Khánh. Sau khi Bổn sư viên tịch, Ngài y chỉ với Hòa thượng Chánh Ký, kế vị trụ trì chùa Khánh Long. Năm 1943 được y chỉ sư gửi đến thọ giáo với Hòa thượng Bích Không, trụ trì chùa Hải Đức (Nha Trang).
09/04/2013(Xem: 10371)
Hòa thượng Giới Nghiêm thế danh là Nguyễn Đình Trấn, sinh ngày 5 tháng 5 năm 1921, tại làng Gia Lê Thượng, xã Thủy Phương, huyện Hương Phú, tỉnh Thừa Thiên - Huế. ngài xuất thân trong một gia đình gồm ba anh em, có tinh thần yêu nước và có truyền thống đạo đức lâu đời. Ông nội là bậc xuất gia, cha là Hòa Thượng Quang Diệu, chú cũng xuất gia, bác là Hòa thượng Phước Duyên.
09/04/2013(Xem: 6759)
Hòa thượng pháp danh Thị An, pháp tự Hành Trụ, pháp hiệu Phước Bình, thuộc dòng Lâm Tế Chúc Thánh đời thứ 42. Ngài thế danh là Lê An, sinh năm 1904 trong một gia đình trung nông tại làng Phương Lưu, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên. Thân phụ là cụ Lê Uyển, thân mẫu là bà Nguyễn Thị Sử. Ông Bà có bốn người con, cả ba người con trai đều xuất gia đầu Phật.
09/04/2013(Xem: 11516)
Hòa thượng pháp hiệu Thích-Thiện-Hòa, thế danh Hứa-Khắc-Lợi sanh năm 1907 tại làng Tân-Nhựt Chợ Lớn. Ngài sinh trong gia đình trung lưu phúc hậu, thân phụ là Hứa-hắc-Tài, thân mẫu là Nguyễn-Thị-Giáp. Gia đình cả thảy bảy anh em : ba nam, bốn nữ, Ngài là người thứ bảy. Vì người thứ tám mất sớm nên Ngài được coi là con út.
09/04/2013(Xem: 6276)
Hòa thượng pháp danh Trí Độ, hiệu Hồng Chân, thế danh Lê Kim Ba, sinh ngày 15 tháng 12 năm 1894 tại thôn Phổ Trạch, xã Kỳ Sơn, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Sinh ra trong một gia đình Nho học, lúc thiếu thời Ngài học chữ Nho và năm 18 tuổi học trường Sư phạm. Vì thế mà sở học rất uyên thâm, thêm lòng mến mộ đạo Phật, Ngài đi sâu vào nghiên cứu giáo lý và trở thành một vị học Phật lỗi lạc.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]