Chúng con, Tứ chúng Tông môn Pháp phái Tường Vân, thành kính đảnh lễ Giác linh Thầy. Cho chúng con gọi là “Thầy,” xin được dâng lên Thầy tất cả tâm thành kính ngưỡng của chúng con trong giờ phút thiêng liêng ngàn thu vĩnh biệt.
Kính bạch Giác linh Thầy,
Trời Huế mấy ngày nay bắt đầu se lạnh. Không gian ảm đạm thấu cảm lạ thường đến càn khôn vạn vật.
Hòa cùng với không gian, nỗi buồn chúng con đang cảm nhận là sự vắng đi hình bóng thân thương của người Thầy khả kính, là bậc mô phạm nơi chốn tòng lâm Phạm vũ. Nỗi lòng của chúng con trong lúc này là sự hụt hẫng khó tả nên lời khi chúng con cảm nhận sự vô thường đến với Thầy sao mà nhanh chóng như vậy!
Thuở xưa,
Khi Thế Tôn nhập diệt,
A-nan bật khóc sầu:
“Than ôi còn hữu học,
Bậc Đạo Sư lìa xa.”
Hôm nay, hàng hậu học chúng con không khỏi đau buồn khi mất đi một bậc Thầy mà chúng con hằng tôn kính nương tựa! Chốn Tổ từ nay vắng đi nét từ hòa dung dị mà Thầy đã thị hiện mỗi ngày! Tường Vân luôn lưu dấu hình dáng vàng kem thiền hành mỗi sớm chiều đều đặn trước hương phòng. Phương trượng đường còn đâu bậc ẩn sĩ âm thầm tỏa sáng vùng trời đạo hạnh. Và đây, nụ cười giải thoát xóa tan ưu phiền như pháp âm được tuyên dương. Những hình ảnh thân giáo thầm lặng ấy của Thầy đã lắng động và in dấu trong tâm thức hàng đệ tử chúng con. Ở bất kỳ xứ sở nào Thầy hiện hữu, từ Sài Gòn hoa lệ có Vạn Hạnh lung linh nền học xứ, từ Đà Lạt mù sương có Linh Sơn thắp sáng đạo nguồn, từ xứ Huế cố đô có Tường Vân - Học viện, vang vọng hải triều âm, từ Hà Nội thủ đô có hàng nhân sĩ lân lân niềm đạo pháp, ở đâu, bước chân Thầy đi qua đều luôn còn mãi, lưu dấu trong lòng người nguồn pháp vị thâm sâu và tình thương yêu vô hạn!
Kính bạch Giác linh Thầy,
Bài pháp thân giáo sinh động nhất của Thầy đối với chúng con là hạnh buông xả. Năm dục trưởng dưỡng, mà trong Kinh tạng đức Phật thường giáo giới, là những công án lớn mà người xuất gia cần phải vượt qua. Thầy là một minh chứng hùng hồn cho sự vượt qua ấy. Giới hạnh của Thầy trong sạch như băng tuyết! Đời sống phạm hạnh thanh tịnh của Thầy cũng đủ làm bài học vô giá cho chúng con trọn đời noi gương để hướng tới sự thực hành một đời sống cao đẹp. Hạnh buông xả các lợi danh mà Thầy đã thể hiện là một hành trạng hiếm có! Khi thực hành hạnh thí xả, Thầy trân quý mọi giá trị cuộc sống bằng sự thấu cảm thiêng liêng cao cả của tình người. Hạnh sống của Thầy đã truyền cảm đến tình người sự thăng hoa trong Chánh pháp. Thật vậy, Thầy đã đi vào cuộc đời và không cự tuyệt những gì hiện có, nhưngThầy vẫn toát lên nét thanh nhàn siêu trần thoát tục!
Thầy ơi! Thầy như đóa hoa sen không bợn chút mùi bùn; hạnh sống của Thầy cũng chính là tâm giải thoát mà Thầy đã trải rộng giữa trần gian. Chúng con như được thăng hoa khi tiếp nhận Chánh pháp từ Thầy; và chúng con đã cảm nhận được hạnh buông xả của Thầy trong đời thường sống thật!
Chư Tăng khánh tuế nhị vị Hòa thượng chủ hạ - mùa an cư năm Bính Thân (PL.2560) tại Tổ đình Tường Vân
Ngưỡng bạch Giác linh Thầy,
Ngôi Tổ đình trang nghiêm đã được trùng hưng, ngôi Học viện mới đang được xây cất, nhưng ưu tiên hàng đầu mà Thầy hằng cưu mang chính là sự nghiệp giáo dục đào tạo con người, vun trồng hậu thế để tiếp nối mạng mạch Phật-đà. Tất cả sự dấn thân vào đời của Thầy lúc sinh tiền đều không ngoài mục tiêu cao cả ấy. Thầy khuyên người xuất gia cần phải có đầy đủ sở tu và sở học để làm hành trang vững chắc cho việc hoằng dương Chánh pháp. Có lần Thầy dạy: “Quý thầy ra làm Phật sự thì đừng có thiếu học hỏi, đừng có thiếu sự hy sinh, và đừng bao giờ thiếu sự cầu tiến.” Lời Thầy tuy ngắn ngủi nhưng đã truyền đạt một triết lý vô ngã sâu sắc từ nơi công việc hằng ngày của cuộc sống, là bài học thiết thực cho sự nghiệp trọn đời của chúng con. Thiết nghĩ, thực hiện được lời dạy ấy cũng chính là hạnh tu tập trên con đường hướng đến giải thoát mọi trói buộc khổ đau. Chúng con kính cẩn nguyện ghi lòng tạc dạ.
Bạch Giác linh Thầy,
Pháp âm của Thầy luôn khai sáng nguồn tâm cho chúng con nhìn thấu được bản chất mọi hiện hữu. Bài thơ được Thầy cảm tác chỉ vài ngày trước khi Thầy viên tịch đã khai sáng cho chúng con bản chất này:
Cầu vồng bảy sắc, có mà không
Thế giới nhân sinh, thể tánh đồng.
Vạn sự cổ kim tuồng huyễn ngã
Mộng đời tỉnh giấc, có mà không.
(Ngẫu cảm 09/10/2016)
Nói ‘có mà không,’ Thầy muốn khuyên chúng con không nên chấp trước bất kỳ một vật gì là ‘có’, và cũng không nên chấp trước bất kỳ một vật gì là ‘không’. Vì hai chữ ‘có’ và ‘không’ mà chúng sanh đảo điên trong vòng luẩn quẩn của sự được và mất, thắng và bại,... Để siêu việt ‘có’ và ‘không’ ấy, Thầy đã hướng dẫn hàng đệ tử chúng con phương pháp nhìn thẳng vào thực tại rằng:
“Dòng sống là dòng chảy vô thường: có rồi không, được rồi mất, thịnh rồi suy. Các đệ tử cần giác tỉnh mà yêu đạo và yêu đời, làm các Phật sự, lòng hãy dừng dao động, sợ hãi. Cái nhìn đời như thế này là cái nhìn oai dũng của sư tử nhìn muôn thú. Trí tuệ thay!”
Với Thầy, chỉ có tình yêu thương đối với đạo, với đời là thật nhất mà không gì có thể đánh đổi được. Nhìn cuộc đời bằng con mắt yêu thương mới là cái nhìn trí tuệ và oai dũng của bậc Giác ngộ. Pháp âm ấy của Thầy như lời huấn thị cuối cùng cho môn nhân đệ tử chúng con. Chúng con nguyện ghi lòng tạc dạ!
Ngưỡng bạch Giác linh Thầy,
Đối với chúng con, Thầy đã ra đi quá đột ngột! Nhưng với Thầy thì các pháp đã hiện ra trước mắt. Thầy dạy: “Giữa biển sinh tử mênh mông, bao la, thì chuyện sống, chết chỉ là cái bọt nước nổi trôi, có gì phải bận tâm.” Có lẽ đây là lý do Thầy vẫn thản nhiên tiếp chuyện với chư Tôn đức thăm viếng tại bệnh viện trong những ngày cơn bệnh đang ở giai đoạn cuối. Thấy Thầy cười mà sao lòng chúng con lại se thắc nhói đau!
Bạch Giác linh Thầy, sự buông bỏ huyễn thân nơi trần thế sau 75 năm của Thầy như vậy đã cho chúng con thấy được “cái dũng khí của một Thiền sư, một mãnh tướng mang sứ mệnh của Như Lai.” Thầy đã đến như vậy và Thầy đã đi như vậy! Chúng con ngưỡng mong Thầy sớm hồi nhập Ta-bà để đem ánh sáng tuệ giác, tiếp tục soi sáng cho tâm trí nhân loại thoát khỏi lưới phiền não!
Toàn thể Tứ chúng chúng con kính đầu thành đảnh lễ Giác linh Thầy!
Nam-mô Từ Lâm Tế chánh tông, Tứ thập tam thế, Xuân kinh Tường Vân Tổ đình trú trì, Hồ Chí Minh thị Vạn Hạnh Thiền viện Viện chủ, Chứng minh Hội đồng Phó Pháp chủ, Trị sự Hội đồng Thường trực Phó Chủ tịch, húy thượng Tâm hạ Ngộ, tự Chơn Thiện, hiệu Viên Giác giác linh thùy từ chứng giám
LỜI TƯỞNG NIỆM CỦA BAN TRỊ SỰ GHPGVN TỈNH TT. HUẾ
NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT
- Kính Bạch Chư Tôn Hòa Thượng Chứng minh.
- Kính Bạch Chư Tôn Hòa Thượng, Chư Thượng Tọa Đại Đức Tăng Ni.
- Kính Bạch Chư Tôn Đức Môn phái Tổ Đình Tường Vân.
- Kính thưa toàn thể Phật Tử các giới.
Chỉ còn một thời gian rất ngắn ngủi, sáng mai 18 tháng 10 năm Bính Thân tức ngày 17 tháng 11 năm 2016. Lễ cung nghinh kim quan cố Trưởng lão Hòa Thượng nhập Bảo tháp sẽ được long trọng cử hành để cho tấm thân tứ đại trở lại nguồn xưa, để cho đóa hoa tâm trở về với Pháp thân bất diệt. Chúng con được phép thay mặt Ban Trị Sự GHPGVN Tỉnh Thừa Thiên Huế xin có đôi lời tưởng niệm, kính dâng lên Cố trưởng lão Hòa Thượng, một bậc Cao Tăng Thạc Đức suốt cả cuộc đời hy sinh để phụng sự Đạo pháp và Dân tộc.
Kính Bạch Giác linh cố Trưởng lão Hòa Thượng.
Hỡi ôi! Sóng khổ hải lao xao
Trời chơn như tịch tịnh
Bậc đống lương một phút xa lìa
Ngôi long tượng nghìn thu vĩnh biệt.
Tháng 10 Bính Thân, mây trời vần vũ, đã cuốn hút một vì sao.
Ngày 9 âm lịch, vầng dương biến hiện, che khuất một vì tinh đẩu.
Kính nhớ giác linh xưa, từ miền núi Ngự sông Hương, Hòa Thượng thọ phàm thân tại làng Dưỡng Mong, xã Phú Mỹ, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Sẵn nề nếp trong gia đình đã nhiều đời thâm tín Phật Pháp, chốn làng quê lại có các bậc thạc đức trong rừng Thiền của Huế đô trác tích, Ngài Tịnh Khiết tiền bối Bổn sư dìu dắt.
Từ đó:
Tường Vân Tự đồng chơn nhập đạo.
Quảng Đức Đàn tuổi trẻ thụ phong
Xuất trần thượng sĩ khiêm cung
Trong ngoài nước gần xa tham học
Tinh chuyên một dạ thần hôn, thượng cầu hạ hóa chẳng dừng bước chân.
Kịp đến lúc:
Đạo phong đỉnh đỉnh
Tuệ nghiệp huy huy
Trong Phật sự tịnh tâm gánh vác
Ngoài xã hội hết dạ lo toan.
Kể từ đó:
Bước vân du càng thêm sáng tỏ
Chẳng quản nắng cháy mưa phiền
Đêm ngày một dạ với bút nghiên
Học chữ “Truyền Đăng tục diệm”
Xã thân chăm lo mối Đạo
Không ngại giông bão mưa sa
Tháng năm quyết chí liên kết Ta Bà
Song hành Trí bi tịnh lạc
Hòa Thượng đứng trên đôi chân giới đức và trí tuệ, kiên chí bền lòng suốt cả cuộc đời vươn vai gánh vác góp phần xây đắp ngôi nhà Phật pháp. Hòa Thượng một tay cầm bút trang trải lên nghìn trang giấy trắng những kiến thức thâm uyên từ nội tâm kiên định của bậc xuất trần thượng sĩ, Pháp Tử Như Lai. Hòa Thượng một tay cầm phấn, mài nhẵn bảng đen, làm người đưa đò nhẫn nại, nghìn đông trăm bạ độ lớp lớp người qua!
HT. Thích Chơn Thiện khai đạo giới tử Tỷ kheo - Đại giới đàn Liễu Quán (2013 – Quý Tỵ)
Văn hóa giáo dục là những lĩnh vực mà Hòa Thượng ước mơ phụng sự và đã tận tụy hiến dâng để cho tâm Đạo thêm thanh cao, lòng đời thêm sáng đẹp.
Quả thật:
Biết bao thế hệ Tăng Ni sinh mến áo sân trường lưu giữ.
Biết bao tầng lớp sinh viên học sinh nhuận ân giáo dưỡng khắc ghi.
Sự nghiệp nghiên cứu, biên soạn, dịch thuật của Hòa Thượng trong hơn 20 tác phẩm như dấu tích trí thức in đậm trên các giảng đường Đại học từ Mỹ quốc, Ấn Độ cho đến Sài Gòn, Huế, rồi Vạn Hạnh…đã là những món tặng cao quý của một tâm hồn học giả.
Hòa Thượng đã phát nguyện đại trùng tu chốn Tổ Tường Vân, kiến thiết xây dựng cơ sở mới học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế…Cứ như thế trọn một đời Hòa Thượng gắn liền với tâm nguyện làm đẹp lịch sử, làm đẹp văn hóa, làm đẹp những ngôi chùa, làm đẹp những mái nhà tâm linh. Với những chức vụ mà cố Hòa Thượng đã tham gia trong Đạo ngoài đời cũng chỉ để chuyển thêm máu cho một trái tim đã nguyện sống một cuộc đời cống hiến phụng sự cho Đạo pháp và dân tộc. Là một vị Hòa Thượng giáo phẩm chứng minh của Ban Trị Sự GHPGVN Tỉnh Thừa Thiên Huế, cố Hòa Thượng luôn luôn động viên, khuyến tiến chúng con trong mọi Phật sự, chúng con được cơ duyên thừa hành mọi công việc lợi đạo ích đời dưới sự che chở bao bọc của Cố Hòa Thượng, chúng con đã âm thầm thọ lãnh rất nhiều sự chỉ giáo từ nguồn ân đức vô tận của Hòa Thượng.
- Đó là lòng phụng đạo yêu nước lúc nào cũng sáng trong như đèn trăng tỏa giữa lòng trời đêm thu vằng vặc.
- Đó là từ tâm mở rộng tới vô biên để đủ sức dung thứ và tiếp dẫn mọi người không phân biệt gần xa, không chia cách thân sơ sang hèn, quý tiện.
- Đó là hãy cứ âm thầm mà hoạt động, tùy duyên mà bất biến, bất biến mà tùy duyên, hoàn cảnh nào cũng giữ được mạng mạch của Phật tổ mà tùy nguyện phụng sự chúng sanh.
Kính Bạch giác linh cố Trưởng lão Hòa Thượng.
Từ đây, giáo hội vắng bóng một bậc Cao Tăng lãnh đạo phước trí vẹn toàn, hàng Tăng Ni Phật Tử mất đi một vị đạo sư khả kính, Môn phái Tổ Đình Tường Vân mất đi một bậc Trưởng lão kỳ túc chốn tòng lâm, môn nhơn đệ tử vĩnh viễn mất đi một bậc Thầy sáng ngời gương đạo hạnh. Như bóng trăng, Cố Hòa Thượng đã kéo dài ánh sáng huyền diệu giữa lòng dân tộc-Hòa Thượng đã thắp lên trong tâm hồn hàng triệu người con Phật đức tin trong sáng của Chánh Pháp.
Bảy mươi lăm năm đi qua cõi đời ngũ trược, cố Hòa Thượng là dòng sông vượt bao ghềnh thác để về với biển giác nhiệm mầu, cũng là dòng sông mang hương sắc thanh lương cho vạn loại hữu hình triêm ân công đức.
Dẫu biết rằng: Huyễn thân mộng trạch, thân đã huyễn nhà mộng đã không, thì còn chi để nói! Nhưng chúng con không khỏi bàng hoàng cảm nghe đất trời bặt tiếng, rừng Đông phong sờ sững lá vàng im. Gió tạnh, mây ngừng khơi niềm tiếc nuối.
Quả thật:
Cả đời phổ tế, bảy mươi lăm năm công thành chứng đắc, bóng vô minh rẻ nẻo vô sinh.
Giờ phút đăng trình, năm mươi hai năm mùa vui trong Pháp lạp, bao hạnh đức sáng soi giác tánh.
Giờ đây, cố trưởng lão Hòa Thượng đã trở về cảnh giới bất diệt bất sanh nhưng công đức và đạo hạnh sáng ngời, giới đức trang nghiêm thanh tịnh của Cố trưởng lão Hòa Thượng vẫn còn sống mãi với thời gian vô cùng và không gian vô tận, nhất là trong lòng Tăng Ni Phật Tử Thừa Thiên Huế chúng con.
Tưởng niệm giác linh cố Trưởng lão Hòa Thượng, Ban Trị Sự, các ban ngành trực thuộc và toàn thể Tăng Ni Phật tử Thừa Thiên Huế chúng con nguyện sống hòa hợp với đạo tình chung thủy để tiếp nối chí nguyện của Cố Trưởng lão Hòa Thượng, cho những bông hoa tươi đẹp còn mãi nở giữa đường đời nẻo đạo.
Bây giờ nơi cảnh niết bàn chơn như bất diệt mà cố Trưởng lão Hòa Thượng vừa bình an hội nhập, chúng con xin ngưỡng vọng trông theo, cầu cho được ngàn thu vang bóng để thỏa lòng mong chờ gặp lại nơi kiếp hậu lai. Nguyện cầu giác linh cố Trưởng lão Hòa Thượng cao đăng Thượng phẩm, bất xã Từ bi, thùy quang đổng chiếu, hội nhập Ta Bà, hóa độ chúng sanh viên thành chánh giác.
Chúng con thành kính đảnh lễ bái biệt giác linh cố Trưởng lão Hòa Thượng.
Nam Mô Tân Viện Tịch, Lâm Tế Tông Tứ Thập Tam Thế, Việt Nam Phật Giáo Hội Chứng Minh Hội Đồng, Phó Pháp Chủ, Trị Sự Hội Đồng Thường Trực Phó Chủ Tịch, Trung Ương Giáo Dục Tăng Ni Ban Trưởng Ban, Thừa Thiên Huế Giáo Hội Trị Sự Ban Chứng Minh Giáo Phẩm, Thừa Thiên Huế Học Viện Viện Trưởng, Trùng Hưng Tường Vân Tổ Đình Trú Trì, Vạn Hạnh Thiền Viên Viện Chủ Húy Thượng Tâm Hạ Ngộ, Tự Chơn Thiện, Hiệu Viên Giác Trưởng Lão Hòa Thượng Giác Linh Thùy Từ Mẫn Giám.
Trong Khóa II, Trường Cao Cấp Phật Học (1988-1992)
Người chuyên lo phần Học Vụ, chương trình
Là thành viên thường trực Ban Giám Hiệu
Tằm nhả tơ, vì Giáo Dục quên mình…
Cơ duyên xứ Phật:
Năm chín hai (1992), Ngài được duyên thuận tiện
Qua Đề Ly để nghiên cứu chuyên sâu
Các Giáo Sư ngợi ca “Ông Chơn Thiện”
Học say mê, đậu xuất sắc, hàng đầu…
Năm chín sáu (1996), xong chương trình Tiến Sỹ
Lý thuyết về Nhân Tính tạng Pa Li
Ngài khải hoàn, mọi người đều hoan hỷ
Việc xuất dương, Ngài mở rộng đường đi.
Phụng sự đỉnh cao :
Bao cương vị trọng yếu trong Giáo Hội
Ngài đã từng đảm trách thật chu toàn
Phó Viện Trưởng của Học Viện Phật Giáo
Viện Nghiên Cứu Phật Học tại Sài Gòn.
Rồi Viện Trưởng Phật Học Viện tại Huế
Ngài đứng đầu ngành Giáo dục Tăng Ni
Kiêm Trưởng Ban của Phật Giáo quốc tế
Phó Thường Trực Trị Sự của Trung Ương (Giáo Hội).
Chơn như tịch tĩnh :
Tuổi bảy lăm (75) Ngài tùy duyên buông xả
Khi đang nghe người thị giả đọc Kinh
Năm hai hạ (52) vừa đủ đầy công quả
Nẻo nhân gian, nay chấm dứt hành trình
Nỗi niềm tiễn biệt
Mây sà xuống che Tháp Người lưu luyến
Nước sông Hương róc rách gọi tên Ngài
Núi Ngự Bình chơ vơ ngày đưa tiễn
Chùa Tường Vân tứ chúng lệ bi ai.
Thôi khép lại cuộc rong chơi cõi mộng
Từ chơn không Người đã trở về Không
Bảy lăm năm, một tấm gương thị hiện
Vẫn còn đây, muôn thuở sáng soi lòng.
Báo thân người sẽ trở về với đất
Để dưỡng nuôi cho cây cỏ đơm hoa
Pháp Thân Người hòa mười phương chư Phật
Lồng lộng trong khắp pháp giới bao la.
Từ phương xa con thành tâm đảnh lễ
Bao năm qua giáo dưỡng nặng ân tình
Từng ngày đêm trong lời Kinh tiếng Kệ
Như lời Người còn phảng phất lung linh.
Ngài an nghỉ nơi niết bàn tịch tĩnh
Nguyện cho Ngài thương tứ chúng trở về
Gióng pháp âm cho chúng sanh giác tỉnh
Đồng thoát ra vòng biển khổ, sông mê.
Tặng phẩm cho đời :
“Hoa Ngọc Lan”hương thơm nhà Thiền ngào ngạt lan khắp chốn
“Tăng Già thời Đức Phật” quỹ Phạm xưa, Tăng Đoàn thời nay lấy đó soi mình.
“Những hạt sương” đi cùng thiện hữu tri thức càng lâu càng thấm đượm
“Phật Học Khái Luận” làm nền móng cương yếu cho người tu học thăng hoa.
“Tư Tưởng Kinh Pháp Hoa” khai thị chúng sanh ngộ nhập Phật tri kiến
“Tư Tưởng Kinh Kim Cang” chỉ bày hành giả cách nào an trụ chơn tâm
“Tư Tưởng Kinh Di Đà” Tịnh Độ là đây, sao còn phải nhọc công đi tìm kiếm?
“Tư Tưởng Kinh Địa Tạng” sao nỡ yên vui khi chúng sanh còn mê muội điêu linh?
“Tìm Hiểu Trung Bộ Kinh” lời vàng kết tập tạo phương tiện mọi người thâm nhập
“Nghiên Cứu Kinh Lăng Già” Kim chỉ nam vượt trùng dương qua sóng thức lao xao
“Bàn về Tây Du Ký” ôn cố tri tân, bao chuyện đó trong chúng ta gồm đủ
“Bàn về tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung” đạo đời không xa, mãi đến giờ có tri kỷ Kim Dung
“Tiếng Hót Ca-lăng-tần-già” giác ngộ bản tâm, mỗi hạng chúng sanh đều khai xuất diệu âm
“Tìm Hiểu Đạo Phật” có căn bản rõ ràng, tránh rơi vào đường Tà, mê tín
“Trái Tim Thiền Định của Phật Giáo”,“Tìm Vào Thực Tại” sống từng sát na với chánh niệm hiện tiền
“Lý thuyết Nhân tính qua kinh tạng Nikayas” luôn lân mẫn vì đời vì người mà khai hóa
“Tư Tưởng Việt Nam” xuyên suốt bao thời kỳ bao tinh hoa kết tụ ở đây
“Hương còn mãi”, gương đạo hạnh chiếu soi muôn thuở, Hoa Đàm tuy rụng vẫn còn hương.
Nam mô Từ Lâm Tế Chánh Tông, Tứ Thập Tam Thế, Xuân Kinh Tường Vân Tổ Đình Trú Trì, Sài Gòn Vạn Hạnh Thiền Viện Viện Chủ, Việt Nam Phật Giáo Giáo Hội, Chứng Minh Hội Đồng, Phó Pháp Chủ, húy thượng Tâm hạ Ngộ, tự Chơn Thiện, hiệu Viên Giác Hòa Thượng Ân Sư Giác Linh thùy từ chứng giám.
Hoà Thượng thế danh Diệp Quang Tiền, pháp danh Tâm Khai, tự Thiện Giác, hiệu Trí Ấn Nhật Liên.
Ngài sanh ngày 13 tháng 10 năm Quý Hợi (1923) tại thôn Xuân Yên, xã Triệu Thượng, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị, trong một gia đình thâm tín Phật Giáo.
Thân phụ là cụ Diệp Chí Hoan; thân mẫu là cụ bà Phan Thị Đường. Hai cụ sinh hạ được 5 người con : 4 nam, 1 nữ - Ngài là con thứ trong gia đình, sau anh trưởng là Thầy Diệp Tôn (Thích Thiện Liên).
Năm lên 6 tuổi (1928) gia đình Ngài dời về thôn Diên Sanh, xã Hải Thọ, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị. Thân sinh Ngài đã rước thầy Đồ Nho danh tiếng về nhà để dạy chữ Hán cho hai con. Hai anh em Ngài thường được cụ Đồ khen là thông minh, hứa hẹn một tương lai tốt đẹp.
Năm lên 10 tuổi (1932), Ngài theo học Việt Văn tại thôn Diên Sanh.
Thành kính khẩn bạch đến chư Tôn Đức Tăng Già của quý Giáo Hội, quý Tự Viện, quý tổ chức Phật Giáo cùng toàn thể chư vị thiện nam tín nữ Phật tử: Đại Lão Hòa Thượng thượng Huyền, hạ Ấn, thế danh Hoàng Không Uẩn, sinh năm 1928 tại Quảng Bình, Việt Nam
Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 1, Chùa Pháp Hoa (2000)
Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 2, Chùa Pháp Bảo (2001)
Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 3, Chùa Linh Sơn (2002)
Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 4, Tu Viện Vạn Hạnh (2003)
Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 5, Tu Viện Quảng Đức (2004)
Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 6, Chùa Phổ Quang (2005)
Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 7, Chùa Pháp Bảo (2006)
Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 8, Chùa Pháp Hoa (2007)
Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 9, Chùa Linh Sơn (2008)
Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 10, Chùa Pháp Bảo (2009)
Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 11, Thiền Viện Minh Quang (2010)
Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 12, Tu Viện Quảng Đức (2011)
Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 13, Tu Viện Vạn Hạnh (2012)
Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 14, Thiền Viện Minh Quang (2013)
Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 15, Tu Viện Quảng Đức (2014)
Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 16, Chùa Pháp Pháp Bảo (2015)
Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 17, Tu Viện Quảng Đức (2016)
Khóa An Cư Kiết Hạ kỳ 18, Chùa Pháp Hoa (2017)
Khóa An Cư Kiết Hạ kỳ 19, Chùa Pháp Hoa (2018)
Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 1, Chùa Pháp Hoa (2000)
Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 2, Chùa Pháp Bảo (2001)
Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 3, Chùa Linh Sơn (2002)
Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 4, Tu Viện Vạn Hạnh (2003)
Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 5, Tu Viện Quảng Đức (2004)
Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 6, Chùa Phổ Quang (2005)
Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 7, Chùa Pháp Bảo (2006)
Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 8, Chùa Pháp Hoa (2007)
Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 9, Chùa Linh Sơn (2008)
Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 10, Chùa Pháp Bảo (2009)
Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 11, Thiền Viện Minh Quang (2010)
Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 12, Tu Viện Quảng Đức (2011)
Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 13, Tu Viện Vạn Hạnh (2012)
Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 14, Thiền Viện Minh Quang (2013)
Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 15, Tu Viện Quảng Đức (2014)
Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 16, Chùa Pháp Pháp Bảo (2015)
Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 17, Tu Viện Quảng Đức (2016)
Khóa An Cư Kiết Hạ kỳ 18, Chùa Pháp Hoa (2017)
Khóa An Cư Kiết Hạ kỳ 19, Chùa Pháp Hoa (2018)
Kể từ khi vết tích của chùa Thiên Mụ được ghi lại đơn sơ trong sách Ô Châu Cận Lục vào năm 1553 (1), chùa đã tồn tại gần 450 năm cho đến ngày nay. Trải qua bao nhiêu cuộc bể dâu, chùa vẫn giữ được địa vị và vẫn đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống đạo và đời của dân Huế, nói riêng, và của dân cả nước, nói chung. Qua đầu thế kỷ 17, chùa đã thực sự đi vào lịch sử sau khi Nguyễn Hoàng vào xứ đàng trong để gây dựng cơ nghiệp đế vương với huyền thoại “bà tiên mặc áo đỏ” (9).
Trong Cây Có Hoa
Trong Đá Có Lửa
Kính Dâng Hòa Thượng Thích Như Điển nhân dịp mừng thọ 70 tuổi của Ngài và kỷ niệm 40 năm khai sơn Chùa Viên Giác tại Đức Quốc
Tỳ Kheo Thích Nguyên Tạng
“Trong Cây Có Hoa, Trong Đá Có Lửa” là lời pháp ngữ của Thiền Sư Đạo Nguyên do Hòa Thượng Thích Như Điển nhắc lại trong thời giảng Pháp của Ngài mà tôi đã nghe được khi theo hầu Ngài trong chuyến đi Hoằng Pháp tại Hoa Kỳ năm 2006.
Thiền Sư Đạo Nguyên (Dogen) là người Nhật, Ngài sinh năm 1200 và tịch năm 1253, thọ 53 tuổi. Ngài là Sáng Tổ của của Soto-Zen (Thiền Tào Động) của Nhật Bản, và là tác giả bộ sách nổi tiếng “Chánh Pháp Nhãn Tạng”
“Ki no naka ni, hana ga aru (Trong cây có hoa),
Ishi no naka ni, hi ga aru (Trong đá có lửa)”
Đó là pháp ngữ của Thiền Sư Đạo Nguyên (Dogen), được Hòa Thượng Như Điển dịch sang lời Việt. Lời thơ quá tuyệt vời, tuy ngắn gọn nhưng dung chứa cả một kho tàng giáo lý về Nhân Duyên Quả của Đạo Phật.
Trong mười thế kỷ phong kiến Việt Nam, Trần Nhân Tông là một trong những ông vua giỏi và tài hoa bậc nhất. Lịch sử đã xem ông là “vị vua hiền” đời Trần, có công lớn trong sự nghiệp trùng hưng đất nước. Văn học sẽ nhớ mãi ông bởi những vần thơ thanh nhã, sâu sắc và không kém hào hùng.
Về sự nghiệp của vua Trần Nhân Tông, đã có rất nhiều tài liệu và bài viết về hai lần lãnh đạo quân dân nước ta đánh thắng giặc Mông - Nguyên, trị quốc an dân, đối ngoại và mở cõi, nên ở đây chúng tôi không lặp lại nữa, mà chỉ đề cập đôi nét đến nội dung khác về: Trần Nhân Tông - một hoàng đế xuất gia, một thiền sư đắc đạo và là sơ tổ lập nên dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử độc đáo của Việt Nam.
Hội Phật Học Nam Việt được thành lập vào năm 1950 tại Sài Gòn do sự vận động của cư sĩ Mai Thọ Truyền. Ban đầu, hội đặt trụ sở tại chùa Khánh Hưng, và sau đó ít lâu, tại chùa Phước Hòa. Bác sĩ Nguyễn Văn Khỏe, một cây cột trụ của hội Lưỡng Xuyên Phật Học cũ đảm nhận trách vụ hội trưởng. Ông Mai Thọ Truyền giữ trách vụ tổng thư ký. Các thiền sư Quảng Minh và Nhật Liên đã triệt để ủng hộ cho việc tổ chức hội Phật Học Nam Việt. Thiền sư Quảng Minh được bầu làm hội trưởng của hội bắt đầu từ năm 1952. Năm 1955, sau khi thiền sư Quảng Minh đi Nhật du học, ông Mai Thọ Truyền giữ chức vụ hội trưởng. Chức vụ này ông giữ cho đến năm 1973, khi ông mất. Hội Phật Học Nam Việt được thành lập do nghị định của Thủ Hiến Nam Việt ký ngày 19.9.1950. Bản tuyên cáo của hội có nói đến nguyện vọng thống nhất các đoàn thể Phật giáo trong nước. Bản tuyên cáo viết: "Đề xướng việc lập hội Phật học này. Chúng tôi còn có cái thâm ý đi đến chỗ Bắc Trung Nam sẽ bắt tay trên nguyên tắc cũng như trong hành động. Sự
Cư sĩ Mai Thọ Truyền sinh ngày 01-4-1905 tại làng Long Mỹ, tỉnh Bến Tre trong một gia đình trung lưu. Thuở nhỏ ông được theo học tại trường Sơ học Pháp - Việt Bến Tre, rồi Trung học Mỹ Tho, và Chasseloup Laubat Saigon. Năm 1924, ông thi đậu Thư ký Hành chánh và được bổ đi làm việc tại Sài Gòn, Hà Tiên, Chợ Lớn. Năm 1931, ông thi đậu Tri huyện và đã tùng sự tại Sài Gòn, Trà Vinh, Long Xuyên và Sa Đéc. Hành nhiệm ở đâu cũng tỏ ra liêm khiết, chính trực và đức độ, không xu nịnh cấp trên, hà hiếp dân chúng, nên được quý mến.
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường, nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.
May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland, Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below, may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma, the Land of Ultimate Bliss.
Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600 Website: http://www.quangduc.com
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.