Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thơ Văn Tưởng Niệm Ôn Chơn Thiện

11/11/201605:46(Xem: 6661)
Thơ Văn Tưởng Niệm Ôn Chơn Thiện

HT Thich Chon Thien 2a

NẺO VỀ TỰ TÂM

Kính dâng Tôn sư
Huý Tâm Ngộ, hiệu Viên Giác,  tự Chơn Thiện Hoà thượng Giác linh

Người về yên giấc ngàn năm
Tường Vân khuất ánh trăng rằm nguyên sơ. 
Kể từ Tâm Ngộ thiền cơ
Kiếp người đọng lại vầng thơ dâng đời. 
Bảy mươi năm lẻ rong chơi 
Hơn năm thập kỷ ở ngôi cao toà.
Lối xưa Vạn Hạnh chưa nhoà 
Đoá Chơn Thiện bỗng nở hoa bồ đề
Viên Giác tánh sáng cõi mê
Dấu hài còn đậm nẽo về tự tâm.
 
Huế, ngày 09/11/2016
Cựu học tăng Thích Trí Chơn
(khóa 3 Vạn Hạnh, 1993-1997)

***




HT Thich Chon Thien
BÁI BIỆT
 
Thầy đi về cõi vô tung
Tăng Ni, Phật tử vô cùng tiếc thương
Tiễn Thầy về lại cố hương
Môn đồ pháp quyến giọt buồn trào dâng
Sinh viên Học Viện băn khoăn
Còn đâu điểm tựa, bao năm nương Thầy
Việt Nam Phật Giáo giờ đây
Thiếu bậc long tượng đắp xây móng nền
Tưởng còn có đủ cơ duyên
Con đường giáo dục trao truyền, xiển dương
Nào ngờ cơn lốc vô thường
Thầy về Tịnh Độ, Tây Phương lạc thành
Đỉnh trầm quyện tỏa Tường Vân
Tâm hương tiễn biệt, chí thành kính dâng. 
 
            Thích Nữ Như Minh
            Thành Kính Bái Biệt 

ht-chon-thien
TƯỞNG NHỚ THẦY
 
Hòa thượng Thích Chơn Thiện
Ngài đại lão chân tu
Bậc đạo cao, đức trọng
Vị thượng trí nhân từ
Là đại biểu Quốc hội
Đậm tình dân thiết tha
Tâm tình Người căn dặn:
Mở rộng lòng vị tha
Giữ tâm ý thanh tịnh
An lành chính trong ta
Những hạt sương”* lấp lánh
Chuyển đổi nghiệp cho đời
Tăng già thời Đức Phật
Triết lý mãi rạng ngời
Nhớ “Tìm vào thực tại
Định tuệ và tinh cần
Tấm lòng còn để lại
Tiếng Ca Lăng Tần Già
Kinh Pháp Hoa” biên khảo
Diệu pháp của Thế Tôn
Tìm hiểu Trung bộ kinh
Uyên thâm lời Phật dạy...
Viết về Hồ Chí Minh
Ước mơ là hiện thực
Hương còn mãi” tâm phục
Đạo vị trong nhân gian
Một cuộc đời thanh trong
Hết lòng vì đạo pháp
Cho chúng sinh an lạc
Cho thế giới hòa bình
Cho dân tộc phồn vinh
Dự cảm nhiều hạnh phúc
Nay niên cao lạp trưởng
Thanh thản cỏi siêu sinh
Tiếng chuông chùa vọng ngân
Thầy thu thần viên tịch!
 
TP Huế, 08/11/2016
NGUYÊN TRAI
* Những chữ trong ngoặc kép là tên các tác phẩm của HT Thích Chơn Thiện


HT Thich Chon Thien-4
Cảm niệm: Mong đền ơn giáo huấn

Có ai hạnh phúc hơn tôi, đi học, trời mưa không về được, Hoà thượng ra gọi vào, ngồi uống trà, trò chuyện rồi ăn cơm cùng Ngài. Có ai may mắn hơn tôi, năm cuối làm luận văn tốt nghiệp, Hoà thượng là người hướng dẫn. Nhưng, không như những huynh đệ khác, Hoà thượng yêu cầu tôi phải mang đến từng chương một để Ngài xem và góp ý, chỉnh sửa. Ngài chỉnh sửa rất kỹ, từng câu, từng chữ.
Chiều ngày 04/11/2016, tôi nhận được điện thoại từ chị An Duyên - Phật tử chùa Nhân Hoà, Ba Lan, thường về Hà Nội: "Thầy ơi! Ra thăm Cụ Chơn Thiện gấp đi, con e là không kịp!".
Chiều hôm sau, máy bay vừa đáp xuống sân bay Nội Bài, tôi đi thẳng vào bệnh viện Vinmec thăm Hoà thượng. Đi cùng có chị Nguyên Giới ở Hà Nội và hai chị Diệu Vân, An Huệ ở Cộng hoà Séc - vùng Đông Âu mà Hoà thượng đã 3 lần đến hành đạo.
Trên tầng 07, phòng Presidence, tôi bước vào thì thấy có Hoà thượng Giác Toàn cùng quí tôn đức trong Ban Giáo dục Tăng Ni TW đang có mặt. Thầy Hương Yên - thị giả, đưa tôi vào gian phòng phía bên trái để viếng. Trước mắt tôi là một thân thể gầy guộc đến khó tả, vẫn với bộ đồ nhựt bình màu vàng nhạt quen thuộc, Hoà thượng nằm trên chiếc giường trải drap trắng. Tôi bàng hoàng, xúc động nắm lấy tay người. Thầy Hương Yên thưa: "Bạch Ôn có Thượng tọa Trí Chơn đến thăm". Khoảnh khắc ấy, những ngón tay yếu ớt của Ngài cố nắm lấy bàn tay tôi. Mắt nhoà đi, tôi ngước lên trần nhà để che dấu những giọt buồn không cầm được trong phút giây tử biệt. "Bạch Thầy, con Trí Chơn đến thăm Thầy", tôi thưa. Đôi mắt Ngài cố nhướng lên, đôi môi mấp máy như muốn nói điều gì đó mà không ra lời. "Con đang có mặt cho thầy và con vẫn đang có ở trong thầy. Kính mong thầy luôn bình an"... Miệng tuy thưa vậy, tâm thì rất dao động, không đủ năng lượng vững chãi, để có được tâm bình an thật sự cho Ngài. . . 
 
 
Ngày 08/11/2016, về lại Sài Gòn, lúc sắp đến giờ cơm trưa, tôi nhận được điện thoại từ Thầy Huệ Trọng, nhưng khi "Alo" thì Hoà thượng Huệ Phước lên tiếng: "Huệ Phước đây thầy TC ơi. Ôn Tường Vân đi rồi, thầy ra Huế sớm nhé!". Nghe xong, tôi "Vâng" mà lòng nghẹn ngào, cố giữ sự bình thản, ngồi bất động không làm gì, chỉ quán sâu từng hơi thở vào ra của mình. Lại có thêm điện thoại: "Thầy Trí Chơn ơi, Chiều ra Huế nhé, HT. Chơn Thiện tịch rồi!" - Tiếng Hoà thượng Giác Toàn.
Tôi không chút nghi ngờ sự ra đi của Ngài, vì hôm đến  bệnh viện, tôi đã nghĩ đến cái "giây phút phải đến" này, nhưng sao lòng cảm thấy bàng hoàng. Dù cố giữ sự tĩnh lặng nhưng tâm dao động đến khó tả. Bao hình ảnh của quá khứ lại ùa về. Những kỷ niệm của hơn hai mươi năm trước, khi Ngài làm Phó Hiệu trưởng Thường trực Trường Cao cấp Phật học, còn tôi đang là một học tăng. Khi đó làm Lớp Phó, nên tôi thường xuyên liên lạc với Ban Giám hiệu về việc trường, việc lớp mà trực tiếp là với Hoà thượng, nên từ đó thầy trò gắn bó nhiều hơn, gần gũi nhau hơn. Có ai hạnh phúc hơn tôi, đi học, trời mưa không về được, Hoà thượng ra gọi vào, ngồi uống trà, trò chuyện rồi ăn cơm cùng Ngài. Có ai may mắn hơn tôi, năm cuối làm luận văn tốt nghiệp, Hoà thượng là người hướng dẫn. Nhưng, không như những huynh đệ khác, Hoà thượng yêu cầu tôi phải mang đến từng chương một để Ngài xem và góp ý, chỉnh sửa. Ngài chỉnh sửa rất kỹ, từng câu, từng chữ. Có khi viết chưa hết chương Hoà thượng nói cứ đưa đến Ngài xem. Thế là, một, hai ngày, tôi lại đến trình bản thảo. Tôi nghĩ bản luận văn không chỉ mang tính thời sự - Phât giáo Việt Nam trong thế kỷ 20 và về GHPGVN - khiến Hoà thượng quan tâm, mà chính tình thương đặc biệt của Ngài dành cho, nên thầy trò gặp nhau gần như mỗi ngày.  Từ việc học, nội dung luận văn lại trở thành câu chuyện  mỗi khi thầy trò gặp gỡ suốt hơn hai tháng.
Trước ngày tốt nghiệp, tôi lên văn phòng nhận tập luận văn, chị Trang, chị Thuỷ - nhân viên văn thư của Trường -  nói: "Những bản luận văn khác, Hoà thượng đọc xong, viết chữ "Duyệt" rồi cho tụi con đóng dấu. Luận văn của Thầy (TC), Hoà thượng . . . "cho" luôn 2 trang. Phần Giáo sư hướng dẫn, Ngài viết nguyên 1 trang và phần chấp thuận của nhà trường Ngài . . . làm thêm trang nữa". Thực ra, tôi đã biết điều này nhưng vẫn tỏ ra thân thiện, vui mừng và nhìn các chị mỉm cười hạnh phúc.
Thế rồi, tôi ra trường tham gia một số Phật sự được Giáo hội phân công, Hoà thượng thì về cố đô để lãnh đạo Học viện PG Huế; đồng thời, trụ trì ngôi cổ tự mà gần nữa thế kỷ trước Ngài đã tu ở đây. Thỉnh thoảng, tôi được hầu chuyện với Ngài hoặc ở Tường Vân, hoặc ở Vạn Hạnh, có khi ở nhà khách Quốc Hội trên phố Trần Hưng Đạo - Hà Nội. 
 
 
Hai năm 2008 - 2009, Trung ương Giáo hội có chuyến hoằng pháp châu Âu gồm các nước Ba Lan, Đức, Hungary, Nga, Pháp, Séc và Ukraina, cả 2 lần đều do Hoà thượng làm Trưởng đoàn. Và, năm 2010 tôi thỉnh Hoà thượng sang chứng minh lễ Lạc thành chùa Giác Đạo, CH. Séc, ngôi chùa tôi nhận trách nhiệm trụ trì. Đó là khoảng thời gian 3 năm liền tôi được gần gũi, lân mẫn Ngài nhiều nhất. Có những lúc trên chuyến bay dài thâu đêm, có những khi trên cung đường quanh co dọc ngang xứ tuyết, thầy trò nói chuyện cùng nhau; Hòa thượng say sưa với những khám phá mới của mình về Tam học, Tứ đế, Duyên khởi ... Rồi, những câu chuyện về thời cuộc, có những tiếng cười giòn tan và có cả những ưu tư với nhiều dấu chấm than(!), chấm lững (...). Rồi, những câu chuyện về Phật giáo ngày hôm qua giúp tôi hiểu được nhiều hơn về các bậc thượng tôn, như: Đức Tăng thống Tịnh Khiết, HT. Giác Nhiên, HT. Tâm Châu, HT. Mật Nguyện, Thiền sư Nhứt Hạnh, Thượng nhân Trí Quang, Sư bà Diệu Không, Cư sĩ Lê Đình Thám ... Rồi, những câu chuyện thời sự về Phật giáo hôm nay để tôi hiểu được sự dấn thân của các bậc trưởng lão như, HT. Trí Thủ, HT. Mật Hiển, HT. Đôn Hậu, HT. Trí Tịnh, HT. Minh Châu, HT. Thiện Siêu, HT. Quang Thể .... Thậm chí, Ngài còn dự báo cho Phật giáo ngày mai, một ngôi nhà chung có nhiều cửa và, có rất nhiều người được quyền nắm giữ chìa khoá ...
Cuối năm 2015, Hoà thượng vào Sài Gòn dự Hội nghị tổng kết cuối năm của Giáo hội. Ngài chỉ dự có buổi sáng, chiều tôi đến Thiền viện Vạn Hạnh vấn an. Bước vào, gặp mấy vị khách đến từ Hà Nội, tôi định thoái lui thì Hoà thượng lên tiếng: "Thầy Trí Chơn vào đây chơi". Rồi như để tạo niềm tin với khách, Hoà thượng cầm tay tôi nói: "Thượng tọa Trí Chơn là người nhà". Thế là tôi được ngồi nghe . . .  "việc nhà" - Nhà nước, và có cả việc nhà chùa.
 
Những tưởng, tình thầy trò tiếp tục sum họp, nghĩa Linh Sơn gắng kết duyên chung, để có thêm cơ hội được học hỏi từ Ngài, lấy sự chỉ bảo của Ngài làm tư lương hành đạo mà đền ơn giáo huấn. Nào ngờ, trời Thăng Long nói lời từ biệt,  đất Cố đô mở lối đón về. Viện Vạn Hạnh từ nay chỉ còn trong di ảnh, Chùa Tường Vân sương lạnh phủ tháp mờ!
Báo thân Ngài về với bốn đại nhưng tuệ thân của Ngài đã ban khắp trong mỗi tăng, ni trẻ hôm nay.
Sài Gòn, 11/11/2016
Thích Trí Chơn

HT Thich Chon Thien_1942_2016

ÁNH ĐÈN XƯA MÃI SÁNG

Kính tưởng niệm HT ân sư

Thượng Chơn Hạ Thiện

 

 

Đèn dù tắt nhưng một thời tỏa sáng

Người không còn muôn thuở đạo lưu danh

Hơn năm mươi năm dâng trọn tấm lòng thành

Vì đạo pháp và Tăng Ni khắp chốn.

Nơi Tường Vân từ đây ngài vắng bóng

Vạn Hạnh xưa không còn thấy tôn nhan

Thầy ra đi còn lại một kho tàng

Kinh – Luận giải cho người sau biết lối

Ngọn đèn tuệ sáng soi đời tăm tối

Đã tắt rồi sau hơn bảy mươi năm

Nghe đâu đây những lời pháp thâm trầm

“ Lý Duyên khởi, Duyên sinh và Duyên diệt”

Thầy sanh ra như vầng trăng sang hiện

Mất hay còn vẻ đẹp mãi thiên thu

Đối với con, ngài vẫn luôn hiện hữu

Nơi lòng học trò ở khắp muôn nơi

Phương xa bày tỏ đôi lời

Nguyện thầy luôn được thảnh thơi, an lành

Đài vàng phật cảnh nêu danh

Niết bàn an trú lợi sanh tùy lòng.

 

Nam mô Chứng Minh sư Bồ Tát

Canada, ngày 11 / 11 / 2016

ĐĐ .  Thích Phước Hoàng 

Đại diện Tăng –Ni sinh Vạn Hạnh

Khóa 4 tại Hoa Kỳ - Canada

 Kính Lễ !

 



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/07/2015(Xem: 12252)
Giáo sư Huỳnh Bá Huệ Dương (anh em chúng tôi thường thân mật là Anh Dương), pháp danh Tâm Thị, nguyên Vụ Trưởng Học Sinh Phật Tử Vụ (HSPT) Tổng Vụ Thanh Niên, đã từ trần vào lúc 12,30 ngày 5/7/2015 nhằm ngày 20/5 năm Ất Mùi, hưởng thọ 76 tuổi. Lễ động quan sẽ diễn ra vào lúc 8 giờ sáng ngày 7/7/2015 nhằm ngày 22/5 Ất Mùi, sau đó được đưa đi hỏa táng tại nghĩa trang Hoa Viên Bình Dương.
24/06/2015(Xem: 17805)
Dẫu biết sinh tử là lẽ thường nhưng khi nghe tin giáo sư Trần Văn Khê qua đời sáng 24-6, nhiều người yêu kính giáo sư vẫn không khỏi bàng hoàng, tiếc nhớ.
23/06/2015(Xem: 9876)
Con thật sự bàng hoàng, ngẩn ngơ khi đang sinh hoạt Phật Pháp nơi miền Bắc xa xôi, giảng dạy Khóa An Cư Kiết Hạ cho đạo tràng Tăng Ni và Khóa Tu Mùa Hè của Thanh Thiếu Niên Phật Tử tại Thiền Viện Trúc Lâm Tây Thiên, Vĩnh Phúc, lại hay tin Thầy vừa viên tịch tại quê hương Bình Định. Đêm nay con lại có một đêm khó ngủ, đêm thức để rồi sống với những hoài niệm, với hình bóng và kỷ niệm với Thầy trải suốt 23 năm qua, tất cả cứ như một cuốn phim từng đoạn quay chậm hiện rõ mồn một trong tâm thức của con.
05/04/2015(Xem: 387824)
Vào ngày 15 tháng 02 năm 2015 tại Như Lai thiền tự, thành phố San Diego, miền Nam tiểu bang California, Hoa Kỳ; được sự chứng minh của Đại lão Hòa thượng Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Tăng già Khất sĩ Thế giới Thích Giác Nhiên cùng chư Tôn đức chứng minh, Hòa thượng Bổn sư Thích Minh Hồi đã cắt tóc cầu nguyện và chứng minh cho Phật tử Tâm Hoa, thế danh Võ Elizabeth Bích Liên xin xuất gia, ban pháp hiệu là Liên Ngọc và chỉ dạy cô về tịnh xá Ngọc Vân ở Việt Nam làm lễ thế phát xuất gia.
10/03/2015(Xem: 9903)
Tác phẩm Vị Đạo Sư Trong Mắt Tôi, được diễn nói về Thiền Sư Thích Nhất Hạnh, là vị Tăng tài của Phật Giáo Việt Nam gữa thế kỷ 20 (1950) đã làm cuộc cách mạng văn học dân tộc tự thân rất lớn, cho nên Ngài đã gặp nhiều chướng duyên nhưng, đã vượt qua và thành tài, đỗ đạt các văn bằng Trung Học Đệ Nhất Cấp, Tú tài I và II ban C (văn chương), cuối cùng là Cử nhân Văn Khoa vào năm 1952.
01/03/2015(Xem: 8255)
Thương Ôn sức yếu tuổi già Trải qua bao cuộc phong ba thăng trầm, Quản chi gánh nặng nhọc nhằn Lao tâm nhọc trí Ôn hằng kiên gan. Dù cho thế sự bẽ bàng Thương đời thương Đạo Ôn càng hy sinh. Công việc giáo hội nhiệt tình Khai tâm mở trí chúng sinh mê mờ. Long Quang tu viện tôn thờ
26/02/2015(Xem: 9360)
Lễ tưởng niệm 10 năm viên tịch Cố HT Thích Huyền Vi
09/02/2015(Xem: 8649)
Hôm qua 30/01/2015, Nhà trắng thông báo Tổng thống Mỹ Barack Obama và lãnh tụ tinh thần của người Tây Tạng sẽ cùng tham gia vào một sự kiện dự kiến tổ chức tại Washington vào ngày 05/02/2015 tới đây. Sáng kiến để hai ông cùng xuất hiện trước công chúng Mỹ này sẽ khiến Bắc Kinh nổi đóa. Phát ngôn viên của Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ cho biết : tại sự kiện “bữa ăn sáng và cầu nguyện quốc gia, Tổng thống Obama sẽ phát biểu về tầm quan trọng của tôn trọng tự do tôn giáo". Năm nay, các nhà tổ chức sự kiện đã mời Đạt Lai Lạt Ma tới tham dự. Nhà trắng nhấn mạnh là không dự trù cuộc tiếp xúc nào giữa hai người. Phát ngôn viên hội đồng An ninh Quốc gia nói : “Cũng như ông từng làm trước đây, Tổng thống sẽ gặp nhiều lãnh đạo tôn giáo trong sự kiện này nhưng chúng tôi không dự kiến có cuộc tiếp xúc riêng nào với Đạt Lai Lạt Ma”. Tuy vậy, đại diện chính quyền Mỹ cũng cho biết thêm là ông Obama ủng hộ những thuyết pháp cũng như những mối quan tâm giữ gìn “truyền thống tôn giáo, văn hóa và ngôn
05/02/2015(Xem: 7124)
Đức Đạt Lai Lạt Ma là người đàn ông được ngưỡng mộ nhất, đứng hàng thứ bảy trên thế giới, theo một cuộc thăm dò mới do YouGov, một công ty nghiên cứu Internet dựa trên thị trường quốc tế. Các cuộc thăm dò “Năm 2015 thế giới ngưỡng mộ nhất” được tiến hành vào tháng 12 năm 2014, thu thập từ các Tham luận viên trên 34 quốc gia, yêu cầu của họ chỉ đơn giản là: “Suy nghĩ về những người sống trong thế giới ngày nay, trong đó (Đàn Ông hay Đàn Bà) làm bạn ngưỡng mộ nhất”.
04/02/2015(Xem: 30087)
Ước vọng của con người luôn là những gì tốt đẹp, sung túc và dài lâu, cần phải đạt được trong một tương lai gần nhất. Nói cách thực tế theo quán tính của người bình phàm, thì đó là hạnh phúc (phước), thịnh vượng (lộc), sống lâu (thọ). Với các chính trị gia, và những nhà đấu tranh cho dân tộc, cho đất nước, thì đó là tự do, dân chủ, nhân quyền. Với đạo gia thì đó là giải thoát, giác ngộ, và niết-bàn.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]