Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tác phẩm 12: Kho Tàng Pháp Bảo (Dhamma Dhana)

30/07/201614:47(Xem: 7880)
Tác phẩm 12: Kho Tàng Pháp Bảo (Dhamma Dhana)

KHO TÀNG PHÁP BẢO

(DHAMMA DHANA)

 

Bhikkhu Nāga Mahā Thera - Tỳ khưu Bửu Chơn

 

---

 

Tác phẩm 12 trong quyển

Toàn tập

TRƯỞNG LÃO HÒA THƯỢNG BỬU CHƠN

(NĀGA MAHĀ THERA)

 

Xuất bản năm Dl. 2016 – Pl.2559

------

Lời Nói Đầu

Giữa buổi văn minh vật chất, làn sóng khoa học đang tràn ngập khắp cõi Á-Âu, dầu cho các nước thật nhỏ bé ở tận nơi các khu vực xa xăm cũng không tránh khỏi ảnh hưởng sự tràn lan của vật chất. Vì thế mà tinh thần con người cũng phải chịu ảnh hưởng ít nhiều trào lưu vật chất ấy. Nó làm cho con người không còn tự chủ, quên mình, lầm lạc, chạy theo cái danh vọng vô phương hướng mãi. Vì vậy mà phần đông đã quên mất căn lành của mình trên nền đạo đức.

Muốn xây dựng lại nền đạo đức cho chắc vững, không chi hơn con người nên quay chí hướng về với Phật giáo, một giáo lý thật sự hợp lý, từ bi, bác ái, rộng lượng, khoan hồng đang chôn sâu trong Tam Tạng Pāli. Ít có người chịu khó nhọc hy sanh, sưu tầm, soạn ra cho được phổ thông cái “Kho Pháp Bảo” ấy.

Bần tăng tuy tài hèn, đức kém, nhưng vì thấy ngọn đèn đạo đức đang lu mờ, nên tùy khả năng ráng phiên dịch “Kho tàng Pháp bảo” từ trong Tam Tạng Pāli, quyển Dhammasaṅgha và bộ kinh Khleang Pariyatti của Thailand để cung hiến cho những người đang sưu tầm đạo đức, họa may lãnh hội được phần nào để chống lại với trào lưu văn minh vật chất.

Tuy nói rằng: Kho tàng Pháp bảo chớ thật ra không phải dịch hết những pháp trong Tam Tạng. Với phạm vi nhỏ bé của quyển kinh, không thể nào chứa đựng hết lời Phật ngôn rộng rãi, bao la trong Tam Tạng, nên bần tăng chỉ rút ra những chi pháp cần thiết, quan trọng vậy thôi.

Hơn nữa, những chi pháp trong quyển kinh này toàn là Phật ngôn ngắn chưa có lời chú giải, vì vậy có nhiều đoạn rất sâu xa, bí ẩn, khó hiểu, không thể nào tránh khỏi sự hoài nghi của độc giả được.

Trong trường hợp ấy, xin quí vị nên học hỏi thêm những điểm nghi nan cho rõ rệt. Với sự mong ước rằng: “Quyển Kho tàng Pháp bảo ra đời sẽ giúp thêm ánh sáng cho các nhà sưu tầm chân lý”.

Do quả phúc thanh cao này, bần tăng xin thành tâm hồi hướng đến tất cả chúng sanh trong ba giới, bốn loài, nhất là thầy tổ và song thân đồng được thọ hưởng, xin cho tất cả chúng sanh ấy được mau phát bồ đề tâm tu hành cho đến Niết-bàn an vui, bất sanh bất diệt.

 ---

 

 

Namo tassa Bhagavato Arahato Sammā Sambuddhassa.

Tôi xin hết lòng thành kính làm lễ đến Đức Thế Tôn, Ngài là bậc A-la-hán cao thượng,

là bậc Chánh Biến Tri.

---

 

I. Nói Về Pháp Một Chi

            Pháp mà Đức Chánh Biến Tri đã thấy rõ, biết rõ và đã thuyết ra, vậy chúng ta nên “kết tập” những pháp ấy lại để làm cho Phật pháp được thạnh hành lâu dài, cho thành tựu những sự lợi ích, an vui, tấn hóa lâu dài cho tất cả Chư Thiên và Nhân loại (Tam Tạng quyển 19 trang 130, lật trang 112).

Pháp một chi.

- Sabbe sattā āhāratthitikā: chúng sanh duy tồn được do vật thực.

- Sabbe sattā saṅkhāratthitikā: chúng sanh duy tồn được do nơi pháp hữu vi (saṅkhāra).

- Eko sammā Sambuddho: chỉ có một Đức Phật sanh ra trong đời mà thôi (không khi nào hai vị Phật cùng sanh ra một lượt).

- Sabbasattānaṃ maranaṃ dhuvasassataṃ: tất cả chúng sanh đều có sự chết chắc chắn.

- Yoniso manasikāra: chú ý bằng trí tuệ (là một pháp rất cần yếu).

---

 

II. Nói Về Pháp Có Hai Chi

– Phận sự trong Phật giáo có 2: 1) ganthadhura: phận sự phải học tam tạng kinh, luật, luận; 2) vipassanādhura: phận sự phải hành theo giới, định, tuệ.

– Đức tin có 2: 1) lokiya saddhā: đức tin của kẻ phàm nhơn; 2) lokuttara saddhā: đức tin của bậc thánh nhơn.

– Sự đầy đủ có 2: 1) bhogasampadā: đầy đủ tài sản; 2) parivāra sampadā: đầy đủ người tùy tùng (bè bạn và thân quyến).

– Trí tuệ có 2: 1) lokiya paññā: phàm tuệ; 2) lokuttara paññā: thánh tuệ.

– Sự nguyện vọng được thành tựu có 2: 1) adhikāro: sự bố thí thật nhiều; 2) chandatā: sự quyết tâm ước nguyện.

– Sức lực Đức Phật có 2: 1) Kāyabalaṃ: thân lực; 2) Paññābalaṃ: huệ lực.

– Quy y có 2: 1) lokiya saranaṃ: phàm qui (qui y Tam bảo của bậc phàm nhơn); 2) lokuttara saranaṃ: thánh qui (qui y Tam bảo của bậc Thánh nhơn).

– Bố thí có 2: 1) dhamma dānaṃ: pháp thí (là nói pháp hoặc ấn tống kinh); 2) āmisa dānaṃ: tài thí (cho tất cả mọi vật trừ pháp thí).

 Nơi bố thí có 2: 1) pāṭipuggalika dānaṃ: bố thí cho một cá nhân; 2) saṅgha dānaṃ: bố thí công cộng, bố thí đến chư Tăng.

– Cách thọ trì giới có 2: 1) pacceka samādāna: thọ trì mỗi điều học của giới; 2) ekajjha samādāna: thọ trì gộp chung lại các điều học lại một lần.

– Người giữ giới có 2 bậc: 1) āgāriya sīlaṃ: giới của người tại gia; 2) anāgāriya sīlaṃ: giới của bậc xuất gia.

– Sự tránh xa tội lỗi có 2: 1) sampatti virati: tự mình nhận thức là tội lỗi rồi xa lánh; 2) samādāna virati: thọ trì giới hạnh rồi mới xa lánh.

 Sự tham lam có 2 chi: 1) parabhaṇḍaṃ: tài vật của người khác; 2) attano parināmaṃ: tìm cách sang đoạt về cho mình.

– Luật thực hành có 2: 1) samvara vinaya: luật phải thu thúc có 5 là: giới, lục căn, trí tuệ, nhẫn nại và tinh tấn; 2) pahāna vinaya: luật phải dứt bỏ (phiền não) có 5 là: do nhờ thiền định, minh sát, đạo, quả, Niết-bàn.

– Người không biết bố thí có 2 nguyên nhân: 1) maccherā: lòng dạ bỏn xẻn; 2) pamādā: dể duôi (vì cho mình còn sống lâu).

– Phàm nhơn có 2 hạng là: 1) andhaputthujjano: phàm nhơn còn tối tăm (là còn nhiều điều tội lỗi do thân khẩu ý); 2) kalyāna puthujjano: phàm nhơn được sáng suốt (là có nhiều pháp thiện trong tâm).

– Thiền định có 2: 1) sammā samādhi: chánh định; 2) micchā samādhi: tà định (định không chân chánh theo tà thuyết).

– Thiền định có 2 bậc: 1) lokiya jhāna: phàm định (là nhập định được nhưng chưa đắc đạo quả chi); 2) lokuttara jhāna: thánh định (của các bậc đã đắc đạo).

– Nguyên nhân làm cho người chưa giữ giới có thể giữ giới được và người đã thọ giới rồi càng được trong sạch có 2: 1) hiri: hổ thẹn tội lỗi; 2) ottappa: ghê sợ tội lỗi.

Từ đây kể luôn về pháp có 2 loại chớ không nêu đầu đề:

– 1) nāma: danh pháp[1]; 2) rūpa: sắc pháp[2].

– 1) avijjā: vô minh; 2) bhavataṇhā: sự ham muốn cảnh giới.

– 1) bhavadiṭṭhi: thường kiến; 2) vibhava diṭṭhi: đoạn kiến.

– 1) ahiriko: không hổ thẹn tội lỗi; 2) anottappo: không ghê sợ tội lỗi.

– 1) dovacassatā: người khó dạy; 2) pāpamittātā: thân cận bạn ác.

– 1) sovacassatā: người dễ dạy; 2) kalyānamittatā: thân cận bạn lành.

– 1) āpatti kusalatā: rành mạch cách phạm tội; 2) āpattivuṭṭhāna kusalatā: rành mạch về cách thoát khỏi tội.

– 1) samāpatti kusalatā: rành mạch cách nhập định; 2) samāpatti vuṭṭhāna kusalatā: rành mạch cách xả định.

– 1) dhātu kusalatā: rành mạch cách nguyên chất; 2) manasikāra kusalatā: rành mạch cách chú tâm.

– 1) āyatana kusalatā: rành mạch trong lục căn; 2) paticca samuppāda kusalatā: rành mạch trong nhân duyên khởi.

– 1) thāna kusalatā: rành mạch trong nguyên nhân; 2) aṭṭhāna kusalatā: rành mạch trong cách không phải nguyên nhân.

– 1) khanti: nhẫn nhục; 2) soracca: tánh nhu hòa.

– 1) sati: sự ghi nhớ; 2) sampajañña: biết mình.

– 1) indriyesu guttadvāratā: thu thúc lục căn; 2) bhojane mattaññutā: biết tri túc trong vật thực.

– 1) samatha: thiền định; 2) vipassanā: minh sát.

– 1) satibala: niệm lực; 2) samādhibala: định lực.

– 1) sīlavipatti: hư hỏng giới hạnh; 2) diṭṭhi vipatti: hư hỏng kiến thức.

– 1) sīla visuddhi: giới hạnh trong sạch; 2) diṭṭhi visuddhi: kiến thức trong sạch.

– 1) vijjā: minh triết; 2) vimutti: giải thoát.

– Đây là những pháp có 2 chi: 1) saṅkhata dhamma: pháp hữu vi (còn hành vi tạo tác); 2) asaṅkhata dhamma: pháp vô vi (là Niết-bàn);

– Niết-bàn có 2: 1) saupādisesanibbāna: hữu dư Niết-bàn (đắc Niết-bàn nhưng còn ngũ uẩn là còn sống); 2) anupādisesanibbāna: vô dư Niết-bàn (là khi chết diệt tắt luôn cả ngũ uẩn).

– Chư tăng có 2 bậc: 1) sammatisaṅgha: phàm tăng; 2) ariyasaṅgha: Thánh tăng.

– Căn bản của bậc trí thức có 2: 1) kataññū: biết ơn người; 2) katavedī: biết làm cách nào trả ơn.

– Cảnh giới để làm cho người phá giới có 2: 1) niraya: địa ngục; 2) tiracchānayoni: sanh làm súc sanh.

– Sự yên vui có 2 cách: 1) kāmasukha: yên vui trong ngũ trần; 2) nekkhammasukha: yên vui về xuất gia.

– Hai hạng người khó kiếm: 1) pubbakārī: người làm ơn trước (cho mình chưa từng quen thuộc); 2)kataññūkatavedī: người biết ơn và tìm thế trả ơn.

– Cách giúp đỡ (saṅgaha) có 2: 1) āmisasaṅgaha: giúp đỡ vật chất; 2) dhammasaṅgaha: giúp đỡ về tinh thần.

– Sự ràng buộc khó dứt bỏ có 2: 1) lābhāsā: ràng buộc trong lợi lộc; 2) jīvitāsā: ràng buộc trong mạng sống.

– Sự mến thương nhau do hai nguyên nhân: 1) pubbevasannivāsena: do sự đã gặp nhau, ở chung nhau trong kiếp trước; 2) paccuppannahitena: do sự giúp đỡ nhau, hoặc làm lợi ích cho nhau trong hiện tại.

– Sự tìm lỗi người có 2 hạng: 1) randhagavesaka: người tìm lỗi cố ý để làm cho xấu, cho nhục kẻ khác; 2) sabhāvasaṇthita: người tìm lỗi cố ý muốn cho kẻ khác được tấn hóa.

– Sự chết có 2 cách: 1) akālamaraṇa: chết bất thường; 2) kālamaraṇa: chết hợp thời (đúng số).

– Sự già có 2 cách: 1) appaticchannajanā: già một cách rõ rệt (như răng long, má cóp, tóc bạc, v.v…); 2) paṭicchannajanā: già kín đáo không thấy được (là người còn trẻ mỗi ngày mỗi già luôn luôn hoài nhưng không thấy được).

– Nguyên nhân làm cho pháp trầm luân (āsava) phát triển lên: 1) adhamme dhammasaññī: không phải giáo pháp chân chánh lại cho là chân chánh; 2) dhamme adhammasaññī: pháp chân chánh lại cho là pháp không chân chánh.

– Cúng dường có 2 cách: 1) āmisapūjā: cúng dường vật dụng; 2) dhammapūjā: cúng dường pháp bảo.

 

 

III. Những Pháp Có Ba Chi

– Nguồn cội của pháp ác có 3: 1) lobha: tham; 2) dosa: sân; 3) moha: si.

– Nguồn cội của pháp lành có 3: 1) alobha: không tham; 2) adosa: không sân; 3) amoha: không si.

– Hành ác có 3: 1) kāya duccaritaṃ: hành ác do nơi thân; 2) vacī duccaritaṃ: hành ác do khẩu (là lời nói); 3) mano duccaritaṃ: hành ác do nơi ý (tâm);

– Hành thiện có 3: 1) kāya sucaritaṃ: hành thiện do thân; 2) vacī sucaritaṃ: hành thiện do khẩu; 3) mano sucaritaṃ: hành thiện do ý;

– Suy nghĩ ác (tà tư duy) có 3: 1) kāma vitakko: suy nghĩ về tình dục ngũ trần; 2) byāpāda vitakko: suy nghĩ về sự thù oán; 3) vihiṃ vitakko: suy nghĩ về sự hãm hại người.

– Suy nghĩ thiện (chánh tư duy) có 3: 1) nekkhamma vitakko: suy nghĩ về cách xuất trần (xuất gia); 2) abyāpāda vitakko: suy nghĩ không thù oán (lòng bác ái); 3) avihiṃsā vitakko: suy nghĩ không hãm hại (lòng bi mẫn).

– Về sự tìm kiếm và sự tư tưởng thiện và ác cũng có 3 chi in nhau. Vicāro, saññā.

– Bản chất (elément) có 3:1) kāma dhātu: bản chất có tình dục; 2) pūpa dhātu: bản chất có sắc tướng (nhưng không tình dục); 3) arūpa dhātu: bản chất vô sắc.

– Bản chất có 3 khác nữa: 1) rūpa dhātu: bản chất có sắc tướng; 2) arūpa dhātu: bản chất vô sắc tướng; 3) nirodha dhātu: bản chất diệt tắt (là Niết-bàn).

– Ái dục hay là say mê có 3: 1) kāma taṇhā: ái dục trong cảnh dục; 2) rūpa taṇhā: ái dục trong cảnh sắc; 3) arūpa taṇhā: ái dục trong cảnh vô sắc.

– Ái dục có 3 nữa là: 1) rūpa taṇhā: ái dục trong cảnh sắc; 2) arūpa taṇhā: ái dục trong cảnh vô sắc;3) nirodha taṇhā: ái dục trong sự diệt tắt (là đoạn kiến ưa thích cho rằng con người khi chết thì diệt mất luôn).

– Tam Tạng có 3: 1) suttanta pitaka: tạng kinh (có 21000 pháp môn); 2) vinaya pitaka: tạng luật (có 21000 pháp môn); 3) abhidhamma pitaka: tạng luận (có 42000 pháp môn).

– Tam bảo có 3: 1) Buddha ratana: Phật bảo (vật quí báu); 2) Dhamma ratana: Pháp bảo ; 3) Saṅgha ratana: Tăng bảo.

– Tam qui có 3: 1) Buddha saraṇa: qui y Phật (là núp ẩn, nương nhờ Phật); 2) Dhamma saraṇa: qui y Pháp (là nương nhờ theo giáo pháp Phật); 3) Saṅgha saraṇa: qui y Tăng (là nương nhờ theo chư Tăng tứ phương).

– Pháp trầm luân có 3 là: 1) kāmāsava: trầm luân trong tình dục theo ngũ trần; 2) bhavāsava: trầm luân trong cảnh giới; 3) avijjāsava: trầm luân trong vòng vô minh.

– Cảnh giới có 3: 1) kāma bhava: dục cảnh (cảnh giới còn tình dục); 2) rūpa bhava: sắc cảnh (chỉ có sắc tướng nhưng không có tình dục); 3) arūpa bhava: vô sắc cảnh (là cảnh giới không có sắc tướng chỉ có danh pháp là thọ, tưởng, hành, thức mà thôi).

– Tam độc có 3: 1) lobha: tham; 2) dosa: sân; 3) moha: si.

– Tam học có 3: 1) sīla: giới; 2) samādhi: định; 3) paññā: huệ.

– Sự tìm kiếm có 3: 1) Kāmesanā: sự tìm kiếm tình dục (ngũ trần); 2) Bhavasanā: sự tìm kiếm cảnh giới (là người tìm cảnh an vui); 3) Brahmacariyesanā: sự tìm kiếm phạm hạnh.

– Ngã mạn có 3: 1) seyyahamasmīti vidhā: chấp ta là cao thượng hơn người; 2) sadiso hamasmīti vidhā: chấp cho ta bằng người; 3) hīnohamasmīti vidhā: chấp cho ta thấp hèn hơn người.

– Thời kỳ có 3: 1) atītakāla: thời kỳ quá khứ; 2) anāgatakāla: thời kỳ vị lai; 3) paccuppannakāla: thời kỳ hiện tại.

– Thọ có 3: 1) sukhā vedanā: thọ vui; 2) dukkhāvedanā: thọ khổ; 3) adukkhamasukhā vedanā: thọ xả (thọ không vui không khổ).

– Sự khổ não có 3: 1) dukkha dukkhatā: khổ vì sự khổ (là do nơi sự thọ khổ); 2) saṅkhāra dukkhatā: khổ vì còn pháp hữu vi; 3) viparināma dukkhatā: khổ vì sự thay đổi (vô thường biến chuyển).

– Tóm lại, ân đức Phật có 3: 1) parisudhi guṇa: ân đức hoàn toàn trong sạch; 2) karunā guṇa: ân đức bi mẫn tất cả chúng sanh; 3) paññā guṇa: ân đức huệ hoàn toàn sáng suốt.

– Lửa có 3: 1) rāgaggi: lửa tình; 2) dosaggi: lửa sân; 3) mohaggi: lửa si.

– Pháp hành vi hoặc tạo tác có 3: 1) puññābhisaṅkhāra: hành vi về phước thiện; 2)apuññābhisaṅkhāra: hành vi ác; 3) aneñjābhisaṅkhāra: hành vi không rung động (là hành vi trong 4 cõi thiền vô sắc).

– Nhân vật có 3 hạng: 1) sekkho puggalo: bậc hữu học (từ Tu-đà-huờn đến A-la-hán đạo); 2)asekkho puggalo: bậc vô học (là A-la-hán quả); 3) nevasekkho nāsekkho puggalo: bậc không phải hữu học và vô học là bậc phàm nhơn.

– Vật đề phát sanh lên phước thiện có 3: 1) dāna mayaṃ: do sự bố thí; 2) sīla mayaṃ: do sự trì giới;3) bhāvanā mayaṃ: do sự tham thiền.

– Cách phát sanh lên trí tuệ có 3: 1) cintā mayā paññā: trí tuệ phát sanh lên do nhờ sự suy nghĩ; 2)sutā mayā paññā: trí tuệ phát sanh lên nhờ sự nghe; 3) bhavanā mayā paññā: trí tuệ phát sanh lên do sự tham thiền.

– Khí giới để giữ mình có 3: 1) sutāvudham: sự nghe nhiều Phật ngôn là một món khí giới; 2)pavivekāvudhaṃ: sự yên lặng (thân, tâm và phiền não) là món khí giới; 3) paññnāvudhaṃ: trí tuệ sáng suốt là món khí giới.

– Nhãn có 3 thứ: 1) mamsā cakkhu: nhục căn (con mắt thịt thường của mọi người); 2) dibba cakkhu: thần nhãn (có nhãn thông như Chư Thiên); 3) paññā cakkhu: tuệ nhãn (là trí tuệ của bậc phàm và thánh).

– Tánh cách quí báu có 3: 1) dassanānuttoriyaṃ: quý báu vì sự thấy (là làm thấy được pháp minh sát); 2) paṭipadānuttariyam : quý báu vì sự thực hành (tâm vừa đắc đạo); 3) vimuttānuttariyam: quý báu vì được giải thoát (tâm đã đắc quả).

– Sự say đắm có 3: 1) ārogya mada: say mê trong sự tráng kiện (sự vô bịnh); 2) yobhanamada: say mê với tuổi thọ của mình; 3) jātimada: say mê theo dòng giống.

– Trọng đại có 3: 1) attdhipateyyaṃ: lấy bản ngã làm trọng đại (mà xa tránh tội lỗi); 2)lokādhipateyyaṃ: lấy thế gian làm trọng đại (mà xa tránh tội lỗi); 3) dhammādhipateyyaṃ: lấy thánh pháp làm trọng đại (mà xa tránh tội lỗi).

– Minh triết có 3: 1) pubbenivāsānussatiññānaṃ: túc mạng minh (biết tiền kiếp); 2)cutūpapātaññānaṃ: sanh tử minh (biết sự sanh tử luân hồi của chúng sanh); 3) āsavakkhayaññānaṃ: lậu tận minh (diệt tận phiền não).

– Tịnh cư pháp có 3: 1) dibbo vihāro: thần tịnh cư (là tâm ở trong bát thiền); 2) brahmmavihāro: phạm hạnh tịnh cư (là 4 vô lượng tâm thường trụ); 3) ariyo vihāro: thánh quả tịnh cư (là tâm ở trong thánh quả).

– Pháp lạ phi thường có 3: 1) iddhippāṭihāriyaṃ: sự lạ lùng của pháp thần thông; 2)adesanāpaṭihāriyaṃ: phi thường về sự biết được tâm kẻ khác; 3) anussāsanīṭihāriyaṃ: sự lạ lùng của lời giáo huấn (cho biết cách hành theo giới, định, tuệ).

– Phạm hạnh có 3 hạng: 1) hīna brahmacariya: phạm hạnh bậc hạ (hành đạo vì lòng tham muốn); 2)majjhima brahmacariya: phạm hạnh bậc trung (hành để giải thoát); 3) uttama brahmacariya: phạm hạnh bậc thượng (các bậc thánh nhơn và Bồ tát).

– 3 điều sợ mà không ai tránh khỏi: 1) jarābhayaṃ: sợ già; 2) byādhibhayaṃ: sợ bệnh; 3) maraṇabhayaṃ: sợ chết.

– 3 vật mở trống ra được sự lợi ích và tốt đẹp: 1) candamaṇdalaṃ: mặt trăng; 2) suriyamaṇdalaṃ: mặt trời; 3) tathāgatappavedito dhammavinayo: kinh luật của đức Phật đã thuyết ra (mở rộng càng tốt).

– 3 hạng bạn tốt nên cận thân: 1) duddadaṃdadāti: cho vật ít có (quí báu khó cho được); 2)dukkaraṃ karoti: làm những việc khó làm; 3) dukkhamaṃ khamati: nhẫn nhịn trong việc khó nhẫn nại.

– Quả báu giới có 3: 1) sīlam setumahesakkho: giới có năng lực cao cả; 2) sīlam gantho anuttaro: giới có mùi thơm quý báu; 3) sīlam vilepanam settham yena vāti disodisaṃ: giới như vậy để thoa mình có mùi thơm bay đi khắp các nơi.

– Cách giữ bát quan trai giới có 3 hạng: 1) gopāla uposatha: giữ bát quan trai như người chăn bò; 2)nigaṇdha uposatha: giữ bát quan trai như bọn nigandha ngoại đạo (là cử không được sát sanh chỉ trong 1 do tuần mà thôi v.v…;); 3) ariyuposatha: giữ bát quan trai như của bậc Thánh nhơn.

– Con 3 hạng: 1) avajāta putta: con hèn hơn cha mẹ (như học lực, địa vị, v.v…); 2) anujāta putta: con bằng cha mẹ (như học lực, địa vị, v.v…); 3) abhijāta putta: con hơn cha mẹ (như học lực, địa vị, v.v…).

– Đức Chánh Biến Tri có 3 bậc: 1) paññādhika: đức Phật thuộc về huệ lực (do trí tuệ); 2)saddhādhika: đức Phật thuộc về tín lực (do đức tin); 3) viriyādhika: đức Phật thuộc về tấn lực (do sự tinh tấn).

– Niết-bàn có 3 thời kỳ: 1) kilesa nibbāna: phiền não Niết-bàn (khi diệt tận phiền não rồi đắc Niết-bàn, nhưng còn hiện tại); 2) khaṇdhanibbāna: ngũ uẩn Niết-bàn (khi diệt cả ngũ uẩn rồi nhập Niết-bàn, lúc chết); 3) dhātu nibbāna: xá lợi Niết-bàn (là đúng thời kỳ nhất định xả ly họp lại một chỗ, lửa tự nhiên phát cháy tiêu).

– Tác ý của người làm phước có 3: 1) pubba cetanā: tác ý đầu tiên (là suy tính trước khi làm phước); 2) muñcana cetanā: tác ý đang làm (là vui thích trong lúc làm); 3) aparāpara cetanā: tác ý suy nghĩ thỏa thích sau khi làm rồi.

– Duyên lành có 3: 1) danūpanissaya: duyên lành của sự bố thí; 2) sīlūpanissayo: duyên lành của sự trì giới; 3) bhāvanūpanissayo: duyên lành của sự tham thiền.

– Bố thí có 3 hạng: 1) dāsadānaṃ: nô lệ bố thí (mình dùng vật quý khi cho lấy vật thấp hèn); 2)sahāyadānaṃ: bằng hữu bố thí (mình dùng vật chi thì cho vật ấy); 3) sāmīdānaṃ: tôn trọng bố thí (mình dùng xài vật tầm thường nhưng khi bố thí thì cho vật cao quý như cúng dường thầy tổ).

– Trì giới có 3 hạng: 1) hīna sīlaṃ: trì giới cách thấp hèn (là mong mỏi được danh lợi hoặc tặng mình và chê bai kẻ khác không bằng mình); 2) majjhima sīlaṃ: trì giới bậc trung (là mong cầu cho được giải thoát không tặng mình và chê bai kẻ khác); 3) panīta sīlaṃ: trì giới bậc cao thượng quý báu (là giới của Bồ tát và các bậc Thánh nhơn).

– Giới hàng thiện tín có 3 bậc: 1) nicca sīlaṃ: ngũ giới (giữ luôn suốt đời); 2) uposatha sīlaṃ: bát quan trai giới (8 giới giữ trong 1 ngày 1 đêm); 3) atireka sīlaṃ: thập giới (10 giới giữ trong thời kỳ nhất định).

– Cách xa lánh tội lỗi có 3: 1) samādāna virati: xa lánh tội lỗi do nơi sự thọ trì; 2) sampatti virati: xa lánh tội lỗi tự do nơi mình cho rằng không tốt rồi xa lánh; 3) samuccheda virati: xa lánh tội lỗi do nơi đắc đạo.

– Pháp nhơ bẩn (mala) có 3: 1) rāga: ái tình; 2) dosa: sân hận; 3) moha: si mê.

– Sự lầm lạc có 3: 1) saññnā vipalāsa: tư tưởng lầm lạc; 2) citta vipalāsa: tâm lầm lạc; 3) diṭṭhi vipalāsa: kiến thức lầm lạc.

– Phật có 3 bậc: 1) Sabbaññūbuddha: Toàn giác Phật; 2) Paccekabuddha: Độc giác Phật; 3) Anu buddha hay sāvaka buddha: Thinh văn giác (là nghe được Phật chánh giác thuyết Pháp mới giác ngộ theo).

– Pháp bảo có 3 hạng: 1) pariyatti dhamma: pháp học; 2) pattipattidhamma: pháp hành; 3) paṭivedhadhamma: pháp thành (là đạo, quả và Niết-bàn).

– Huấn từ của chư Phật có 3: 1) sabbapāpassa akaranaṃ: không nên làm điều ác; 2)kusalassūpasampadā: nên làm các điều lành; 3) sacittapariyodapanaṃ: nên trau dồi tâm cho được trong sạch.

– Tu-đà-huờn có 3 bậc: 1) ekabījī: có vị còn tái sanh làm người một kiếp nữa mới đắc A-la-hán; 2)kolamkola: có vị còn sanh lại từ 2 đến 6 kiếp nữa; 3) sattakkhattuṃ: có trì hoãn lắm là 7 kiếp nữa cũng đắc A-la-hán.

– Những điều không biết chán có 3: 1) sipina: sự ngủ; 2) surāmerayapāna: uống rượu và chất say;3) methunadhamma samāpatti: sự hành dâm.

– Tư cách người sạch sẽ có 3: 1) kāyasoceyya: thân sạch; 2) vacīsoceyya: khẩu sạch; 3) manosoceyya: ý sạch.

– Người già có 3 hạng: 1) jātivuḍḍhi: già về dòng giống (như dòng vua); 2) vayavuddhi: già tuổi thọ; 3) guṇavuddhi: già về đức hạnh (nhất là giới đức).

– Pháp thắng người nghịch có 3: 1) dakkhābhāva: tánh cách thông thái; 2) sūrabhāva: tánh cách dạn dĩ; 3) paññā: có trí tuệ.

– Sự yên lặng có 3: 1) kāya viveka: thân yên lặng (do nhờ ở nơi thanh vắng một mình); 2) citta viveka: tâm yên lặng (do nhờ thiền định mà có 5 pháp che lấp yên lặng); 3) upadhiviveka: phiền não yên lặng (do đạo quả).

– Sự tri túc hay điều độ có 3: 1) pariyesanamattā: có điều độ trong sự tìm kiếm (là không thấy chỗ nào xin được xin hoài); 2) patiggahaṇamattā: có điều độ trong sự thọ lãnh; 3) paribhoga mattā: có điều độ trong sự dùng xài (như mới tu muốn dùng đồ quí báu ).

– Sự tốt đẹp của giáo pháp có 3: 1) ādikalyāṇa: sự tốt đẹp chặng đầu (là giới); 2) majjhekalyāṇa: sự tốt đẹp chặng giữa (là định); 3) pariyosāṇakalyāṃa: sự tốt đẹp cuối cùng (là trí tuệ).

– Cách thông thạo có 3: 1) āya kosalla: thông thạo trong sự tấn hóa; 2) apāya kosalla: thông thạo trong sự thối hóa (suy đồi, tai hại); 3) upāya kosalla: thông thạo phương thế.

– 3 chân tướng của pháp hữu vi: 1) aniccatā: vô thường; 2) dukkhatā: khổ não; 3) anattatā: vô ngã.

– Sự lợi ích có 3: 1) diṭṭadhammikattha: lợi ích hiện tại; 2) samparāyikattha: lợi ích vị lai; 3) paramattha: lợi ích cao thượng là Niết-bàn.

– Bồ tát hạnh có 3: 1) lokattha cariyā: thực hành cho lợi ích đến nhân loại; 2) ñātattha cariyā: thực hành lợi ích cho thân quyến; 3) buddhattha cariyā: thực hành lợi ích cho mình (là cho được giác ngộ).

– Chư Thiên có 3 bậc: 1) sammati deva: Chư Thiên do sự chỉ định tôn trọng (như đức vua); 2)upapatti deva: Chư Thiên do phước lành sanh lên (như trên cõi trời); 3) visuddhi deva: Chư Thiên là bậc trong sạch (như các vị A-la-hán).

– Gánh nặng có 3: 1) khandha bhāra: gánh nặng của ngũ uẩn; 2) kilesa bhāra: gánh nặng của phiền não; 3) abhisaṅkhāra bhāra: gánh nặng của pháp hành vi (thiện ác).

---

 

IV. Pháp Có 4 Chi

– Tứ niệm xứ: 1) kāyānupassanā satipatthānaṃ: niệm thân (trong thân); 2) vedanānupassanā satipatthānaṃ: niệm thọ (trong thọ); 3) cittānupassanā satipatthānaṃ: niệm tâm (trong tâm); 4) dhammānupassanā satipaṭṭhānaṃ: niệm pháp (trong các pháp).

– Tứ chánh cần: 1) saṃvarappadhānaṃ: tinh tấn thu thúc lục căn; 2) pahānappadhānaṃ: tinh tấn dứt bỏ (3 tà tư duy ); 3) bhāvanāppadhānaṃ: tinh tấn tham thiền (7 nhân sanh quả bồ đề); 4) anurakkanāpadhānaṃ: tinh tấn gìn giữ pháp thiền định đã đắc được (là 9 thứ tử thi và vật bất tịnh).

– Tứ thần túc (là căn bản của pháp thần thông): 1) chand’iddhipāda: nguyện vọng thần túc; 2)viriy’iddhipāda: tinh tấn thần túc; 3) citt’iddhipāda: tâm năng thần túc; 4) vīmams’iddhipāda: huệ suy tầm thần túc.

– Sự tấn hóa và lợi ích của thiền định: 1) diṭṭha dhammasukha vihāro: được sự an vui trong hiện tại; 2) ñāṇadassana: được phát sanh trí tuệ thấy rõ đạo quả; 3) satisampajañña: được sự ghi nhớ và biết mình; 4) āsavakkhaya: được diệt tận phiền não.

– Tứ vô lượng tâm: 1) mettā: từ; 2) karuṇā: bi; 3) muditā: hỉ; 4) upekkhā: xả.

– Bốn cõi thiền vô sắc: 1) ākāsānañcāyatanajjhāna: không vô biên thiên thiền; 2)viññāṇañcāyatanajjhāna: thức vô biên thiên thiền; 3) ākiñcaññāyatanajjhāna: vô sở hữu thiên thiền; 4) nevasaññānāsaññāyatanajjhāna: phi phi tưởng thiên thiền.

– Tri túc của bậc Thánh nhơn: 1) cīvara santosa: tri túc trong y phục (được thế nào thì dùng xài thứ ấy không khen, chê, mê thích); 2) piṇdapāta santosa: tri túc trong vật thực; 3) senāsana santosa: tri túc trong chỗ ở (cốc liêu v.v…); 4) pahānārāmo hoti: tri túc là ưa thích trong sự dứt bỏ, sự không tặng mình và khinh khi kẻ khác.

– Trí tuệ hiểu biết trong tứ diệu đế: 1) dukkha ñānaṃ: trí tuệ thấy rõ khổ đế; 2) dukkhasamudaye nāṇaṃ: trí tuệ thấy rõ tập đế; 3) dukkhanirodhe ñāṇaṃ: trí tuệ thấy rõ diệt đế; 4) dukkhanirodha gāmiyā paṭipadāya ñāṇaṃ: trí tuệ thấy rõ đạo đế (là con đường thực hành để đi đến nơi diệt khổ).

– Quả báu của sa-môn có 4: 1) sotāpattiphalaṃ: Tu-đà-huờn quả (Nhập lưu quả); 2)sakadāgāmiphalaṃ: Tư-đà-hàm quả (Nhất lai); 3) anāgāmiphalaṃ: A-na-hàm quả (Bất lai); 4) arahattaphalaṃ: A-la-hán quả (Ứng cúng).

– Tứ đại có 4: 1) pathavīdhātu: chất đất; 2) āpo dhātu: chất nước; 3) tejodhātu: chất lửa; 4) vāyodhātu: chất gió.

– Vật thực có 4: 1) kabalīkārāhāro: vật thực thô sơ như cơm bánh v.v… 2) phassāhāro: vật thực vi tế là sự tiếp xúc lục căn và lục trần; 3) manosañcetanāhāro: tác ý thiện ác là vật thực để tái sanh; 4) viññāṇāhāro: tâm thức là vật thực để phát sanh danh sắc.

– Tư vị có 4: 1) chandāgati: vì thương mà tư vị; 2) dosāgati: vì ghét mà tư vị (là ghét mà không cho vật nọ vật kia hoặc khi có chuyện chi thì phân xử cho là sái); 3) mohāgati: vì si mê mà tư vị; 4) bhayāgati: vì sợ mà tư vị.

– Trạng thái thực hành có 4: 1) dukkhā patipadā dandābhiññā: hành khổ khi giác ngộ chậm; 2)dukkhā patipadā khippābhiññā: hành khổ nhưng khi giác ngộ mau; 3) sukhā patipadā dandābhiññā: hành dễ khi đắc chậm (khó); 4) sukhā patipadā khippābhiññā: hành dễ khi đắc dễ (mau).

– Cách thọ trì có 4: 1) paccuppannaṃ dukkhañceva āyatiñca dukkhavipākaṃ: sự thọ trì khổ hạnh trong kiếp hiện tại lại bị quả khổ trong kiếp vị lai (như cách thọ trì của bọn ngoại đạo như đạo bò, đạo chó, đạo lõa thể); 2) paccuppannaṃ dukkhañceva āyattiñca sukhavipākaṃ: sự thọ trì khổ hạnh trong kiếp hiện tại nhưng kết quả yên vui trong kiếp vị lai (như các vị tỳ khưu nào nhiều phiền não cố gắng hành đạo gắt gao dữ dội nhưng cũng không đắc được đạo quả có khi tức quá phải khóc); 3) paccuppannaṃ sukhañceva āyatiñca āyatiñca dukkhavipākaṃ: sự thọ trì dễ dãi yên vui trong kiếp hiện tại nhưng phải chịu quả khổ trong kiếp vị lai (như người nói mình hành đạo nhưng thân tâm còn vướng mắc trong tình dục ngũ trần như nhóm người đã xuất gia mà còn đôi bạn); 4) paccuppannaṃ sukhañcave āyatiñca sukhavipākaṃ: sự thọ trì dễ dàng yên vui trong kiếp vị lai (như các bậc xuất gia trong Phật giáo hành trung đạo được sự yên vui của thiền định hiện tại và sẽ hưởng quả tốt đẹp trong kiếp vị lai).

– Nguyện vọng có 4 (là pháp căn bản của bậc cao nhân): 1) paññādhiṭṭhāna: nguyện vọng trí tuệ (là nguyện vọng trong đạo quả); 2) saccādhiṭṭhāna: nguyện vọng chân chánh là lời nói chân chánh); 3) cāgādhiṭṭhāna: nguyện vọng dứt bỏ (là dứt bỏ tứ vật dụng); 4) upasamādhiṭṭhāna: nguyện vọng yên lặng (là làm cho phiền não yên lặng).

– Cách trả lời câu hỏi có 4: 1) ekaṃsa byākaraṇīyo pañho: câu hỏi nên trả lời liền; 2) paṭipucchā byākaraṇāyo pañho: câu hỏi phải hỏi lại, mới trả lời; 3) vibhājja byākaraṇīyo pañho: câu hỏi nên trả lời cho thật rộng đầy đủ chi tiết (như hỏi hành đạo cách nào); 4) thapanīyo pañho: câu hỏi phải trả lời bằng cách làm thinh (như hỏi sư muốn ăn chi? hoặc sư đắc đạo chưa? chỉ làm thinh thôi).

– Nghiệp trả quả có 4 cách: 1) kammaṃ kaṇhaṃ kaṇha vipākaṃ: nghiệp đen (ác) trả quả đen (khổ); 2) kammaṃ sukkaṃ sukkavipākaṃ: nghiệp trắng (thiện) cho quả trắng (vui); 3) kammam kaṇhasukkaṃ kaṇhasukkavipākaṃ: nghiệp quả đen và trắng thì cho quả cả đen lẫn trắng (là vui lẫn khổ); 4) kammaṃ akaṇha asukkaṃ akaṇha asukkavipākaṃ: nghiệp không trắng không đen cho quả cũng không trắng không đen (là nghiệp hành trong 4 đạo tuệ).

– Bốn pháp chìm đắm: 1) kāmogha: chìm đắm trong tình dục (ngũ trần); 2) bhavoga: chìm đắm trong cảnh hữu sắc và vô sắc; 3) diṭṭhogha: chìm đắm trong kiến thức; 4) avijjogha: chìm đắm trong vô minh.

(1 pháp trầm luân (āsava) và 4 pháp dính líu (yoga) cũng giống như trên chỉ đổi lại phía sau chữāsava và yoga thôi);

– Cố chấp có 4: 1) kāmupādānaṃ: cố chấp trong tình dục (ngũ trần); 2) diṭṭhupādānaṃ: cố chấp trong kiến thức; 3) silabbatupādānaṃ: cố chấp trong lệ cúng tế (quỷ thần); 4) attavādupādānaṃ: cố chấp nơi thân này có bản ngã.

– Sự sanh lên có 4: 1) aṇḍajayoni: noãn sanh (sanh ra trong trứng); 2) jalābujayoni: thai sanh (sanh vào trong thai bào); 3) saṃsedajayoni: thấp sanh (sanh lên do nơi ẩm thấp, hấp hóa khí âm dương); 4) opapātikayoni: hóa sanh (sanh ra như Chư Thiên hoặc ở địa ngục tự hóa ra).

– Chúng sanh sanh vào bào thai có 4 cách: 1) (Phạn ngữ dài quá nên không kể) có chúng sanh khi vào đầu thai trong thai bào cũng không biết mình, khi ở trong thai bào cũng không biết mình, khi ra khỏi lòng mẹ cũng không biết mình (như thường nhơn); 2) có chúng sanh khi vào bụng mẹ thì biết mình đương vào, khi ở trong thai bào thì không biết, khi sanh ra khỏi sản môn cũng không biết (như các bậc Đại Thinh văn); 3) có chúng sanh khi vào bụng mẹ thì biết mình đương vào, khi ở trong thai bào cũng biết nhưng khi sanh ra khỏi lòng mẹ thì không biết mình (như 2 vị Thượng Thinh văn và Phật độc giác); 4) có chúng sanh khi sanh vào thai bào, khi ở, khi ra khỏi lòng mẹ đều biết mình không lầm lộn (như Bồ tát kiếp sẽ thành Phật).

– Bốn pháp tế độ (saṇgahavatthu): 1) dānaṃ: do sự cho; 2) piyavajjaṃ: do lời nói đáng yêu mến; 3) atthacariyā: do sự hành vi có lợi ích; 4) samānattā: do tư cách người bình đẳng (trong sự vui, khổ, ăn ở, v.v…).

– Cách nói của bậc thánh nhân có 4: 1) diṭṭhe diṭṭha vāditā: thấy nói thấy; 2) sute sutavāditā: nghe nói nghe; 3) mute mutavāditā: tiếp xúc nói có tiếp xúc; 4) viññāte viññātaditā: biết rõ nói biết rõ.

– Bốn hạng người thiêu đốt (làm cho nóng nảy): 1) trong đời này có người cố gắng làm cho mình đau khổ, nóng nảy và làm cho kẻ khác cũng bị đau khổ, nóng nảy (như các vị vua chúa mỗi khi tế thần lửa); 2) trong đời này có người không làm cho mình đau khổ nóng nảy, cũng không cố gắng làm cho kẻ khác đau khổ vì mình (như các bậc tỳ khưu); 3) trong đời này có người chỉ cố gắng làm cho mình đau khổ nóng nảy (như các hạng tu hành khổ hạnh ép xác); 4) trong đời này có người chỉ cố gắng làm cho kẻ khác đau khổ (như các nhà độc tài hoặc các người trộm cướp, chúa ngục, thợ săn, người giết xúc vật để bán, v.v…) (T;Tg 43e trang 161).

– Cách đi đến của 4 hạng người: 1) tamo tamaparāyano: từ chỗ tối sẽ đi đến chỗ tối (như người thấp hèn đê tiện mà còn làm điều ác); 2) tamo jotiparāyano: từ chỗ tối đi đến chỗ sáng (thấp hèn nhưng cố gắng làm điều thiện); 3) joti tamaparāyano: từ chỗ sáng đi đến chỗ tối (như ở cảnh phú quí cao sang nhưng vẫn làm tội ác); 4) joti jotiparāyano: từ chỗ sáng đi đến chỗ sáng.

– Sa-môn có 4 hạng: 1) samaṇamaccalo: bậc Sa-môn không xao động (Tu-đà-huờn); 2)samaṇapadumo: bậc Sa-môn như hoa sen đỏ (Tư-đà-hàm); 3) samaṇapuṇdarīko: bậc Sa-môn như hoa sen trắng (A-na-hàm); 4) samaṇasukhumālo: bậc Sa-môn rất mềm mại và vi tế (A-la-hán).

– Bốn đề mục hay vị trí thường nhơn không nên suy nghĩ (nó có thể làm cho mình đau khổ, hoài nghi có khi cũng điên cuồng): 1) Buddhavisayo acinteyyo: không nên suy nghĩ đến vị trí hay trí tuệ của Đức Phật; 2) jhānavisayo acinteyyo: không nên suy nghĩ đến năng lực của thiền định hoặc pháp thần thông; 3) kammavipāko acinteyyo: không nên suy nghĩ về cái quả của nghiệp; 4) lokacintā acinteyyo: không nên suy nghĩ sự tạo hóa của vũ trụ (như suy nghĩ nhật, nguyệt, tinh tú, núi sông, thảo mộc, ai sanh ra trước hết, hoặc nghĩ tại sao con quạ đen, cò trắng, v.v…).

– Bốn điều không thể nào có được: 1) ākāseva padaṃ natthi: dấu chân trên hư không, không thể có; 2) samaṇo natthi bāhiro: bậc Sa-môn không bao giờ có ngoài Phật pháp; 3) saṅkhārā sassatā natthi: các pháp hữu vi được thường tồn không khi nào có; 4) natthi buddhānamiñjitaṃ: sự rung động (sợ sệt) của chư Phật không bao giờ có.

– Bốn điều lợi cao quí nhất: 1) arogaya paramā lābhā: sự vô bệnh là điều lợi ích cao quí; 2)santuṭṭhī paramaṃ dhanaṃ: sự tri túc là của cải cao quí nhất; 3) vissāsa paramā ñātī: sự thân mật là thân quyến cao quý; 4) nibbānaṃ paramaṃ sukhaṃ: Niết-bàn là nơi an vui độc nhất.

– Bồn điều sợ: 1) Attānuvāda bhayaṃ: sợ tự mình khiển trách mình; 2) Parānuvāda bhayaṃ: sợ người khác khiển trách chê bai mình; 3) Daṇḍa bhayaṃ: sợ hình phạt (của quốc gia, vua chúa); 4) Duggati bhayaṃ: sợ sanh vào cảnh khổ (địa ngục, ngạ quỉ, v.v…).

– Vị trí hay là căn bản của sự giác ngộ có 4: 1) Ussāho: có sự tinh tấn chắc vững; 2) Ummaggo: có trí tuệ sáng suốt; 3) Avaṭṭhānaṃ: có nguyện vọng cứng rắn; 4) Hitacariyā: có sự thực hành lợi ích cho kẻ khác, nhất là tâm bác ái.

– Sự phát tâm trong sạch với Đức Phật có 4: 1) rūpappamāṇikā: có người trong sạch do nơi thấy Đức Phật có 32 tướng tốt; 2) ghosappamāṇikā: do nơi nghe tiếng nói rất hay và êm dịu; 3) lūkhappamāṇikā: do nơi tâm bình đẳng không phân biệt vật tốt xấu, sạch dơ chi cả, ai dâng chi cũng được; 4) dhammappamāṇikā: do nơi nghe pháp Ngài thuyết thật hay và hợp lý.

– Người thông thái có 4: 1) cintakavi: thông thạo do sự suy nghĩ; 2) sutakavi: do sự nghe; 3) atthakavi: thông thạo lý chân chánh; 4) paṭibhāṇakavi: thông thạo cách phân tách.

– Vị trí giới hạnh có 4: 1) Cetanāsīlaṃ: tác ý giới (tác ý muốn thọ trì giới); 2) Cetasikasīlaṃ: tánh giới (tánh muốn xa lìa các điều tội ác); 3) Samvarasīlaṃ: thu thúc giới (như thu thúc lục căn); 4) Avitikkamaīlaṃ: sự không dám vượt qua khỏi điều học.

– Giữ giới có 4 cách: 1) pakatisīlaṃ: thông thường giới (là mọi người bên Bắc Cu Lô Châu đều giữ ngũ giới hết thảy); 2) ācārasīlaṃ: đức hạnh giới (là giới của người giữ do nơi phẩm hạnh thanh cao của các bậc tiền bối trong gia tộc); 3) dhammatāsīlaṃ: tự nhiên giới (là giới của Phật mẫu khi Bồ tát giáng sanh vào lòng rồi thì tự nhiên xa lánh tình dục); 4) pubbahetukasīlaṃ: tiến nhân giới (là giới của các vị Bồ tát đã thọ trí trong nhiều kiếp trước cho tròn đủ pháp ba-la-mật).

– Tứ thanh tịnh giới có 4: 1) pāṭimokkhasaṃvarasīla: giới bổn ba la đề mộc xoa (227 điều học); 2)indriyasaṃvarasīla: giới thu thúc lục căn; 3) ājīvaparīsuddhisīla: giới nuôi mạng chân chánh; 4) paccayasannissitasīla: giới quán tưởng khi thọ tứ vật dụng.

– Tứ diệu đế có 4: 1) dukkhaṃ: khổ đế; 2) dukkhāsāmudoyo: tập đế (nguyên nhân phát sanh cái khổ); 3) dukkhanirodho: diệt đế (nơi diệt khổ); 4) dukkhanirodhagāminīpaṭipadā: đạo đế (là con đường hành theo để đi đến nơi diệt khổ).

– Đặc tính của pháp vô thường có 4: 1) uppādavaya vattilo: có đặc tính là sanh lên rồi phải diệt; 2)viparināma: có trạng thái luôn luôn thay đổi; 3) tāvatālika: thường có (sự vô thường) trong khắp thời gian; 4) niccapaṭipakkha paṭṭhena: có trạng thái tương đối với thường tồn.

– Đặc tính của pháp khổ não có 4: 1) santāpa: có đặc tính làm cho nóng nảy; 2) dukkhama: có đặc tính làm cho không thể chịu được; 3) dukkhavatthuka: là vị trí của sự khổ não (khó nhẫn nại được); 4) sukhapaṭipakkhapaṭṭhena: có trạng thái tương đối với sự an vui.

– Đặc tính của pháp vô ngã có 4: 1) vase attattanāyeva: không ở dưới quyền của ai cả; 2)attavipakkhabhāvato: có trạng thái tương đối với bản ngã; 3) suññattā: có trạng thái rỗng không; 4) asusamikattā: không có ai làm chủ được.

– Thầy tổ có 4 bậc: 1) pabbajjācāriya: thầy cho tu xuất gia sa di; 2) upasampadācāriya: thầy tế độ (cho tu lên tỳ khưu); 3) nissayācāriya: thầy chỉ dẫn (cho sa di hoặc tỳ khưu trong khi mình chưa đúng 5 hạ mà đã xa thầy tế độ); 4) udesācāriya hay là dhammācāriya: thầy dạy mình học đạo (Pāli, kinh luật và tham thiền).

– Bốn điều khó: 1) kiccho manussapaṭilābho: khó được sanh làm người; 2) kicchaṃ macānajīvitaṃ: khó gìn giữ tuổi thọ cho sống lâu; 3) kicchaṃ saddhammassavanaṃ: khó mà được nghe Phật pháp; 4) kiccho Buddhānamuppādo: khó mà gặp Đức Phật ra đời.

– Bốn điều sợ của người xuống nước: 1) ūmibhayaṃ: sợ sóng; 2) kumbhīlabhayaṃ: sợ sấu; 3) āvatabhayaṃ: sợ nước xoáy; 4) susukābhayaṃ: sợ cá mập.

– Ví dụ như 4 điều sợ của bậc xuất gia khó mà tu lâu được: 1) sợ sóng (là ý nói sợ người hay mỗi chút bất bình sân hận); 2) sợ sấu (là ý nói sợ đói hoặc không có vật thực chi độ cho vừa lòng); 3) sợ nước xoáy hay là vực sâu (là ý nói sợ ngũ trần lôi cuốn); 4) sợ cá mập (là ý nói sợ phụ nữ vì trong khi đi vào xóm không thu thúc lục căn để cho tâm phát lên tình dục).

– Bốn pháp lợi dưỡng thấp hèn của kẻ phàm phu: 1) bālo pāṇe vidhitvā attānaṃ sukheti pineti: trong đời này, có kẻ phàm phu chuyên nghề sát sanh mà làm cho mình được an vui, khỏe mạnh; 2)adinnaādiyitvā attānaṃ sukheti pineti: trong đời này có kẻ phàm phu chuyên nghề trộm cướp mà làm cho mình được an vui no ấm; 3) musā bhaṇitvā attānaṃ sukheti pineti: trong đời này, có người chuyên nghề nói láo lường gạt người mà làm cho mình được an vui no ấm; 4) pañcahi kāmaguṇehi samappito saṅgibhūto paricāreti: trong đời này, có người chuyên làm cho mình được an vui no nê, đầy đủ trong ngũ trần (hoặc cho người hầu hạ cho đầy đủ cách vui thú của ngũ dục).

– Bốn pháp lợi dưỡng của bậc cao nhân làm cho phát sanh sự chán nản, sự giác ngộ, sự diệt tắt và Niết-bàn: 1) pathamaṃ jhānaṃ: tâm yên lặng các pháp ác nhập vào sơ thiền có đầy đủ sự an vui khoái lạc; 2) dutiyaṃ jhānaṃ: tâm yên lặng tầm và sát nhập vào nhị thiền; 3) tatiyaṃ jhānaṃ: tâm chán nản phỉ lạc nhập vào tam thiền; 4) catutthaṃ jhānaṃ: tâm dứt bỏ luôn sự vui khổ nhập vào tứ thiền chỉ có tâm xả trong sạch như gương.

– Sự ràng buộc của tinh thần có 4: 1) abhijjhā: tham xan; 2) byāpādā: thù oán; 3) sīlabbattaparāmāsa: ràng buộc trong sự cố chấp lệ cúng tế (ritual and ceremonial observances); 4) idamsaccabhinivesa: cố chấp cho lời nói của mình là chân chánh (của người khác đều sai hết).

– Ābhā - ánh sáng có 4 thứ: 1) candābhā: nguyệt quang (ánh sáng mặt trăng); 2) suriyābhā: thái dương quang (ánh sáng mặt trời); 3) agyābhā: hỏa quang (ánh sáng lửa, đèn); 4) paññābhā: tuệ quang (ánh sáng trí huệ).

– Huệ phân tích có 4: 1) atthappatisambhidā: huệ biết rõ cái lý hay cái quả (là biết tất cả lý chú giải); 2) dhammappatisambhidā: huệ phân tách rõ cái nhân hay tất cả Phật ngôn; 3) niruttippatisambhidā: huệ phát sanh lên biết rõ các thứ tiếng; 4) paṭibhānappaṭisambhidā: huệ phân tách trong tất cả các sự vật (sẵn sàng và bén).

– Tài sản có 4 thứ: 1) thāvaranidhi: của cải chắc vững không dời được (bất động sản); 2)jaṅgamānidhi: của cải đem đi được (động sản như vàng, bạc v.v…); 3) aṅgasamanidhi: của cải như thủ túc (là sự thông thạo học thức nghề nghiệp, v.v…); 4) anugāmikanidhi: của cải dính theo mình luôn hoài trong những kiếp vị lai (là phước báu mà mình đã tạo).

– A-la-hán có 4 bậc: 1) sukkhavipassako: bậc đắc nhất minh là lậu tận minh, làm cho phiền não diệt hết do nhờ minh sát tuệ; 2) tevijjo: bậc đắc tam minh (là nhãn minh, túc mạng minh và lậu tận minh); 3) chalabhiñño: bậc đắc lục thông (coi noi pháp 6 chi); 4) paṭisambhidappatto: bậc đắc tuệ phân tích (coi huệ phân tích có 4).

– Sự khuynh hướng của 4 hạng người: 1) kodhagaru na saddhammagaru: khuynh hướng (hay nặng nề) sự sân hận chờ không thiên về giáo pháp; 2) makkhagaru na saddhammagaru: khuynh hướng nhiều về sự bạc ơn phản bội chớ không nặng về giáo pháp; 3) lābhagaru na saddhammagaru: khuynh hướng về sự lợi lộc, v.v…; 4) sakkhāragaru na saddhammagatce: khuynh hướng về sự cúng dường.

– Sự ở chung của 4 hạng (vợ chồng): 1) chavo chavāya saddhiṃ samvasati: ngạ quỉ nam ở với ngạ quỉ nữ; 2) chavo devāya saddhiṃ samvasati: ngạ quỉ nam ở chung với tiên nữ; 3) devo chavāya saddhiṃ saṃvasati: Chư Thiên ở với ngạ quỉ nữ; 4) devo deviyā saddhiṃ saṃvasati: Chư Thiên ở chung với tiên nữ.

– Sự so sánh 4 hạng người với trời mưa và sấm sét: 1) tajjitā no vassitā: chỉ có gầm không, nhưng không mưa; 2) vassitā no tajjitā: khi không phát mưa, chớ không có gầm (sấm sét); 3) neva tajjitā no vassitā: sấm sét không có mà mưa cũng không; 4) tajjtā ca vassitā ca: gầm sấm sét và mưa tuôn (thí dụ cũng như người chỉ nói khoe khoang nhưng không làm).

– Người nên làm bảo tháp thờ có 4 hạng: 1) Đức Phật Chánh biến tri; 2) Phật Độc giác; 3) A-la-hán; 4) Chuyển luân vương.

– Bốn hạng người không tốt: 1) alaso gihi kāma bhāgī na sādhu: người gia chủ chỉ biết say mê tình dục mà lười biếng là điều không tốt; 2) asaññato pabbajito na sādhu: người xuất gia mà không thu thúc, không tiết độ là một điều không tốt; 3) rājā na sādhu anisammakārī: đức vua không có suy xét kỹ lưỡng cứ làm càng theo ý là một điều không tốt; 4) yo paṇḍito kodhano taṃ na sādhu: bậc trí thức mà mất hết (hay sân) là một điều không tốt.

– Bốn hạng bạn hữu không nên thân cận: 1) aññadattuharo: bạn nào chỉ lo lợi ích cho mình; 2)vacīparamo: bạn nào chỉ tốt bằng lời nói (tốt ngoài miệng); 3) anuppiya bhānī: bạn nào chỉ nói bợ xuôi theo cho vừa lòng với mình; 4) apāyasahāyo: bạn nào trong đường trụy lạc (là bạn cờ bạc rượu chè).

– Bốn điều sợ: 1) aggibhaya: sợ lửa; 2) udakabhaya: sợ nước; 3) rājabhaya: sợ vua; 4) corabhaya: sợ trộm cướp.

– Pháp không ai ngăn cản được có 4: 1) jarā: sự già; 2) byādhi: sự đau; 3) maraṇa: sự chết; 4) vipāka: sự trả quả.

– Nơi phát sanh sự thương và ghét có 4: 1) pemā pemajāyati: sự thương sanh lên do sự thương; 2)pemā doso jāyati: sự ghét sanh lên do sự thương; 3) dosā pemaṃ jāyati:sự thương sanh lên do sự ghét; 4) dosā doso jāyati: sự ghét sanh lên do sự ghét.

– Cách nằm có 4: 1) petaseyyo: nằm như ngạ quỉ (nằm ngửa vì đói khát nên ốm lắm); 2)kāmabhogiseyyo: cách nằm của người mê thích tình dục ngũ trần, nằm thường nghiêng qua bên tay trái); 3) sīhaseyyo: cách nằm như sư tử (nằm nghiêng qua bên tay mặt); 4) tathāgataseyyo: cách nằm của Đức Phật (cũng nằm nghiêng qua phía tay mặt nhưng nhập vào thiền định).

– Sự lợi ích hiện tại có 4: 1) uṭṭhāna sampadā: đầy đủ sự siêng năng; 2) ārakkha sampadā: đầy đủ sự gìn giữ; 3) kalyāṇamittatā: thân cận bạn lành; 4) sama jīvitā: dùng xài của cải biết phân chia độ lượng.

– Sự lợi ích vị lai có 4: 1) saddhā sampadā: có đức tin; 2) sīlasampadā: có giới hạnh; 3) cāga sampadā: có sự dứt bỏ (của cải ra bố thí); 4) paññā sampadā: có trí tuệ (biết rõ tội phước và thật tướng của sự hành vi).

– Có 4 thứ con: 1) attaja: con đẻ; 2) khettaja: con sanh ra trong địa phận của mình (như hàng Chư Thiên nào sanh vào trong ranh đất của mình gọi là con của phần mình); 3) dinnaka: con nuôi; 4) antevāsika: đệ tử (học trò).

– Đức tin có 4 cách: 1) kammassaddhā: tin nghiệp (nhân); 2) vipākassaddhā: tin quả; 3) kammassakatā saddhā: tin chúng sanh đều có cái nghiệp là của mình; 4) tathāgata bobhissaddhā: tin bồ đề giác của Đức Phật.

– Sự chết có 4 cách (của loài người): 1) āyukkhaya maraṇa: chết vì hết tuổi thọ; 2) kammakkhaya maraṇa: chết vì hết nghiệp phải trả; 3) ubhayakkhaya maraṇa: chết vì hết cả tuổi thọ và nghiệp cùng lượt; 4) upacchadakakammunā: chết vì do một nghiệp nào vào hãm hại cắt đứt mạng sống.

– Sự chết của Chư Thiên có 4 cách: 1) āyukkhayena: do hết tuổi thọ của cảnh Chư Thiên; 2)puññakhayena: chết do hết phước; 3) āhārakkayena: chết do nhịn đói (hay quên ăn vật thực); kodhena: chết do lòng sân hận phát sanh lên.

– Cách làm cho mình được trong sạch có 4: 1) desanā parisuddhi: trong sạch do sự thành tâm sám hối tội lỗi; 2) saṃvara parisuddhi: trong sạch do sự thu thúc (lục căn); 3) pariyaṭṭhita parisuddhi: trong sạch do sự siêng đi bát kiếm vật thực; 4) paccavekkhaṇa parisuddhi: trong sạch do nhờ sự quán tưởng.

– Pháp đặc biệt của bậc trí thức có 4: 1) kataññū: biết ơn người; 2) atta suddhi: làm cho mình được trong sạch; 3) para suddhi: làm cho người khác được trong sạch; 4) saṅgaha: có tâm hay tế độ giúp đỡ.

– Pháp thiền định phù hợp cho tất cả các tánh người có 4: 1) Buddhānussati: niệm Phật; 2) mettā: bác ái; 3) asubha: niệm vật bất tịnh (không sạch như tử thi); 4) maraṇassati: niệm sự chết.

– Chơn ngôn có 4 thứ: 1) Buddhabhāsita: Phật ngôn; 2) Sāvakabhāsita: Thinh văn ngôn; 3) Isibhāsita: đạo sĩ ngôn (các nhà tu sĩ ngoài Phật giáo nhưng nói chân chánh là nói có tội phước v.v…); 4) Devatābhāsita: Chư Thiên ngôn.

– Tạng luận giải về 4 pháp: 1) citta: tâm; 2) cetasika: tánh; 3) rūpa: sắc tướng; 4) nibbāna: Niết-bàn.

– Nói tổng quát, tâm có 4 hạng: 1) kāmāvacaracitta: tâm trong cảnh dục; 2) rūpāvacaracitta: tâm trong cảnh sắc; 3) arūpāvacaracitta: tâm trong cảnh vô sắc; 4) lokuttaracitta: tâm bậc Thánh nhơn.

---

 

V. Pháp Có 5 Chi

– Ngũ uẩn hay là ngũ ấm có 5: 1) rūpakkhandho: sắc uẩn; 2) vedanākhandho: thọ uẩn; 3) saññākhandho: tưởng uẩn; 4) saṅkhārakkhandho: hành uẩn; 5) viññāṇakkhandho: thức uẩn (uẩn là một khối đống, sự tập trung lại).

– Ngũ trần hay ngũ dục có 5: 1) rūpa: sắc; 2) sadda: thinh; 3) gandha: hương; 4) rasa: vị; 5) phoṭṭhabba: xúc.

– Gati cảnh giới thọ sanh có 5: 1) nirayo: địa ngục; 2) tiracchāno: súc sanh; 3) petavisayo: ngạ quỉ; 4) manusso: con người; 5) devo: Chư Thiên.

– Sự bỏn xẻn có 5 (gần như ganh gổ): 1) āvāsa macchariyaṃ: bỏn xẻn chỗ ở; 2) kula macchariyaṃ: bỏn xẻn gia quyến (hay đệ tử của mình không cho trong sạch hoặc cho theo ai); 3) lābha macchariyaṃ: bỏn xẻn lợi lộc; 4) vaṇṇa macchariyaṃ: bỏn xẻn danh hay là sắc tốt (nhưng đây không chịu ai khen người khác hơn mình); 5) dhamma macchariyaṃ: bỏn xẻn giáo pháp (giấu không muốn nói hoặc dạy cho ai biết).

– Năm pháp che lấp hay là pháp cái: 1) kāmacchanda: tình dục; 2) byāpāda: thù oán; 3) thinamiddha: hôn mê; 4) uddhaccakukkucca: phóng dật; 5) vicikicchā: hoài nghi.

– Năm pháp thằng thúc (cột trói) bậc hạ: 1) sakkāyadiṭṭhi: thân kiến; 2) vicikicchā: hoài nghi; 3) silabbataparāmāsa: chấp lệ cúng tế (thần thánh, lửa, v.v…); 4) kāmacchanda: tình dục; 5) byāpāda: thù oán.

– Năm pháp thằng thúc bậc thượng: 1) rūpa rāga: thích trong cảnh sắc; 2) arūpa rāga: thích trong cảnh vô sắc; 3) māna: ngã mạn; 4) uddhacca: loạn tâm – phóng tâm; 5) avijjā: vô minh.

– Ngũ giới là: 1) pānātipātā veramaṇī: tránh xa sự sát sanh; 2) adinnādānā veramaṇī: tránh xa sự trộm cướp; 3) kāmesu micchācārā veramaṇī: tránh xa sự tà dâm; 4) musāvādā veramaṇī: tránh xa sự nói dối; 5) surāmeraya majjappamādatthānā veramaṇī: tránh xa sự dể duôi uống rượu và các chất say.

– Đầy đủ có 5: 1) nātisampadā: đầy đủ thân quyến; 2) bhogasampadā: đầy đủ của cải; 3) ārogyasampadā: đầy đủ sức khỏe; 4) sīlasampadā: đầy đủ giới hạnh; 5) diṭṭhisampadā: đầy đủ kiến thức (có chánh kiến).

– Người đầy đủ giới hạnh sẽ được 5 quả báo: 1) appamādādhikaraṇaṃ mahantaṃ bhogakkhandhaṃ adhigacchati: được nhiều của cải do nhờ sự không dể duôi; 2) kalyāṇo kittsaddo abbhuggacchati: có danh thơm tiếng tốt bay đi khắp các nơi; 3) visārado upasaṅkamati: tâm rất dạn dĩ khi vào chỗ tụ họp; 4) asammūīho kālaṃ karoti: khi sắp chết không có loạn tâm; 5) sugatiṃ saggaṃ lokaṃ upapajjati: khi chết được sanh về nhàn cảnh.

– Quả báo của sự bố thí có 5: 1) bahuno janassa piyo hoti manāpo: được nhiều người thương mến; 2) santo sappurisā bhajanti: các bậc trí thức ưa thích thân cận; 3) kalyāṇo kattisaddo abbhuggacchanti: có danh tiếng tốt đi khắp nơi; 4) visārado upasaṅkamati: rất dạn dĩ khi vào chỗ tụ họp; 5) kāyassa bhedo parammaraṇā suggatiṃ upapajjati: khi chết được sanh về nhàn cảnh.

– Quả báo của sự nhẫn nại có 5: 1) piyo hoti manāpo: được nhiều người thương mến; 2)naverabahulo: không có nhiều thù oán; 3) navajjabahulo: không có nhiều tội lỗi; 4) asammūḷho: khi sắp chết không loạn tâm; 5) suggatiṃ upapajjati: được sanh về nhàn cảnh.

– Quả báo của sự nghe pháp có 5: 1) assutaṃ suṇāti: được nghe bài pháp chưa từng nghe; 2) sutaṃ pariyodapeti: pháp đã nghe rồi càng thêm rõ rệt; 3) kaṅkhaṃ vihanati: được dứt sự hoài nghi; 4) diṭṭhaṃ ujiṃkaroti: làm cho kiến thức được chơn chánh; 5) citta massapasīdati: tâm càng được trong sạch.

– Thầy tỳ khưu muốn cáo lỗi người phải có 5 cách: 1) kālena vakkhāmi: tố cáo trong lúc hợp thời; 2) bhūtena vakkhāmi: tố cáo trong chuyện thật; 3) saṇhena vakkhāmi: tố cáo bằng lời dịu ngọt (không vì sân hận); 4) atthasañhitena vakkhāmi: tố cáo vì sự lợi ích; 5) mettacittena vakkhāmi: tố cáo với lòng bác ái (với người bị cáo).

– Sự cứng rắn của tâm (mà thầy tỳ khưu không chịu cố gắng để hành đạo) có 5: 1) satthari kaṅkhati: có sự nghi ngờ không trong sạch Đức Phật; 2) dhamme kaṅkhati: hoài nghi không trong sạch trong giáo Pháp; 3) saṅghe kaṅkhati: hoài nghi không trong sạch trong chư Tăng; 4) sikkhāya kaṅkhati: hoài nghi trong điều học; 5) sabrahmacārisu kupito hoti anattamano: tỳ khưu có nhiều sự bất bình, sân hận đối với các bậc đồng phạm hạnh.

– Ngũ căn về vật chất có 5: 1) cakkhindriyaṃ: nhãn căn; 2) sotindriyaṃ: nhĩ căn; 3) ghānindriyaṃ: tỉ căn; 4) jīvhindriyaṃ: thiệt căn; 5) kāyindriyaṃ: thân căn.

– Ngũ căn về tinh thần có 5: 1) saddhindriyaṃ: tín căn; 2) vriyindriyaṃ: tấn căn; 3) satindriyaṃ: niệm căn; 4) samādhindriyaṃ: định căn; 5) paññindriyaṃ: huệ căn.

– Tư tưởng làm cho pháp giải thoát càng già dặn có 5: 1) aniccassaññā: hằng tưởng sự vô thường của pháp hữu vi; 2) dukkhasaññā: hằng tưởng sự khổ não của pháp hữu vi; 3) anattasaññā: hằng tưởng sự vô ngã của pháp khổ não; 4) pahānasaññā: hằng tưởng sự dứt bỏ (3 tà tư duy); 5) virāgasaññā: hằng tưởng đến sự dứt bỏ tình dục, phiền não (là pháp Niết-bàn yên lặng, cao thượng quí báu).

– Pháp làm cho người trở nên có giá trị có 5: 1) bayatto: người thông thạo; 2) visārado: người tánh dạn dĩ; 3) bahussuto: người được nghe nhiều học rộng (bác học); 4) dhammodharo: người được nhớ nhiều giáo pháp; 5) dhammassa hoti anudhammacārī: người thực hành pháp (đạo) đúng theo chơn lý.

– Sự bất hạnh hay suy sụp có 5: 1) ñāti byasanaṃ: sự suy sụp của thân quyến; 2) bhogabyasanaṃ: sự suy sụp của cải; 3) raga byasanaṃ: sự bất hạnh vì bệnh hoạn; 4) sīla byasanaṃ: sự hư hại giới hạnh; 5) ditṭṭha byasanaṃ: sự hư hại về kiến thức.

– Đề-Bà-Đạt-Đa xin Phật 5 điều (Tam Tạng 2e trang 292): 1) bhikkhu yāvajīvaṃ araññakā assu: các thầy tỳ khưu phải ở trong rừng suốt đời (không được ở trong xóm); 2) bikkhu yāvajīvaṃ piṇḍapātikā assu: thầy tỳ khưu phải đi khất thực suốt đời (không được thọ lãnh vật thực người dâng cúng hoặc trai tăng); 3) bikkhu yāvajīvaṃ paṃsukūtikā assu: các thầy tỳ khưu phải lượm vải bỏ mà làm y mặc suốt đời (không được thọ lãnh y thí chủ dâng cúng cho); 4) bikkhu yāvajīvaṃ rukkhamūlikā assu: các thầy tỳ khưu phải ở cội cây suốt đời (không được ở liêu cốc); 5) bikkhu yāvajīvaṃ macchamaṃsaṃ na khādeyyuṃ: các thầy tỳ khưu không được phép ăn cá thịt suốt đời.

– Đức Phật trả lời 5 điều ấy cho Đề-Bà-Đạt-Đa: 1) các thầy tỳ khưu nên ở trong rừng, nếu không thể ở được hoặc không muốn ở thì được phép ở trong xóm làng; 2) các thầy tỳ khưu phải đi khất thực xin ăn, nếu không nguyện giữ pháp đầu đà đi khất thực thì được phép thọ trai tăng hoặc vật thực người dâng cúng; 3) các thầy tỳ khưu phải lượm vải bỏ may y mặc suốt đời, nhưng nếu không nguyện pháp đầu đà ấy, có thí chủ trong sạch dâng y cũng được phép thọ lãnh; 4) các thầy tỳ khưu nên ở dưới cội cây trong 8 tháng (trừ 4 tháng mùa mưa phải kiếm chỗ kín đáo như liêu cốc để nhập hạ), nếu không nguyện giữ phép đầu đà ấy, có thí chủ làm chùa chiền liêu cốc dâng ở cũng được; 5)thầy tỳ khưu không nên thọ cá thịt mà biết người giết quyết định để cho mình ăn (uddissamaṃsaṃ); nhưng được phép thọ tam tịnh nhục là không thấy, không nghe, không nghi ngờ (anujānāmi bhikkhave, tikoti parisudhaṃ macchamaṃsaṃ paribhuñjituṃ adiṭṭhaṃ aparisankitaṃ); như vậy để nhận thức cho thấy rõ Phật giáo là trung đạo không thẳng lắm và cũng không dùn lắm (Đề-Bà-Đạt-Đa xin Phật không được mới chia rẽ tăng chúng, lập mưu hại Phật mà phải bị đọa xuống cảnh khổ).

– Quả báo của thiền định có 5: 1) diṭṭhadhammasukhavihārānisamsā: có quả báo là tâm thường được ở trong pháp yên vui hiện tại; 2) nānākilesappahānaṃ: được dứt bỏ các thứ phiền não; 3)ariyamaggānisaṃsā: được đắc thánh đạo; 4) ariyaphalānisamsā: được đắc thánh quả; 5)nirodhānisamsā: được nhập đại định (diệt thọ tưởng định).

– Cách hạ mình tôn kính có 5: 1) abhivādanaṃ: sự làm lễ (cúi lạy); 2) paccutthānaṃ: sự đứng dậy tiếp rước; 3) āsanadānaṃ: sự mời ngồi; 4) maggadānaṃ: sự nhường tránh đường; 5) sakkāragarukāramānapūjā: sự tiếp đãi, mến thích, cung kính, cúng dường.

– Sự hỏi có 5 cách: 1) adiṭṭhajotanā pucchā: hỏi để hiểu biết điều mình chưa thấy, chưa biết; 2)diṭṭhasaṃsandanā pucchā: hỏi điều mình đã biết cho càng rõ rệt; 3) vimaticchadanā pucchā: hỏi để dứt bỏ sự hoài nghi của mình; 4) anumati pucchā: hỏi để cho người trả lời xác nhận ý kiến của mình; 5) kathetukamyatā pucchā: hỏi có ý nghĩ nếu người không biết thì tự mình trả lời.

– Năng lực có 5: 1) kāyabalaṃ: năng lực của thân; 2) bhogabalaṃ: năng lực của cải; 3) amaccabalaṃ: năng lực của quan quyền; 4) abhijaccabalaṃ: năng lực của dòng giống quý phái; 5) paññābalaṃ: năng lực của trí tuệ.

– Cách bố thí của bậc trí thức có 5: 1) saddhāya daṃ: bố thí do đức tin trong sạch (tin lý nhân quả); 2) sakkaccaṃ dānaṃ: bố thí cách cung kính; 3) kālena dānaṃ: bố thí hạp thời (là lúc nào nên bố thí vật chi); 4) anuggahacittena dānaṃ: bố thí do tâm tiếp độ; 5) attānañca parañca anupahacca dānaṃ: bố thí không có đụng chạm (là làm hại mình và kẻ khác).

– Bố thí mà không được phước có 5 điều: 1) majjadānaṃ: cho rượu; 2) sammajjadānaṃ: cho tiếng âm nhạc; 3) itthīdānaṃ: cho phụ nữ đến người nam (làm vợ chồng); 4) usabhadānaṃ: cho bò cái đến bò đực; 5) cittakammadānaṃ: cho hình tượng (có tánh cách dục tình, như hình lỏa thể v.v…).

– Bố thí hạp thời có 5: 1) āgantuka dānaṃ: bố thí cho người khách mới đến; 2) gamika dānaṃ: bố thí cho người sắp khởi hành; 3) dubbhikkha dānaṃ: bố thí trong lúc bị nạn đói kém; 4) nava dānaṃ: bố thí trái cây (hay vật chi) có trong đầu mùa; 5) gilāna dānaṃ: bố thí cho người đang có bệnh.

– Năm phép đại thí: 1) dhanapariccāgo: thí của cải; 2) puttapariccāgo: thí con; 3) dārapariccāgo: thí vợ; 4) aṅgapariccāgo: thí thân (như tay, chơn, mắt, mũi v.v…); 5) jīvitapariccāgo: thí mạng sống (như cho tim, gan).

– Quả báo bố thí pháp có 5: 1) atthadhammmapaṭisamvedī: làm cho người nghe được hiểu lý kinh; 2) pāmojjaṃ: làm cho người nghe được thỏa thích; 3) pīti: làm cho người nghe được sự phỉ lạc; 4) passaddhi: tâm người nghe được yên tịnh; 5) samādhi: tâm người nghe được an trụ (định lại một chỗ).

– Surā - rượu có 5 thứ: 1) piṭṭhasurā: rượu làm bằng bột; 2) pūvasurā: rượu làm bằng bánh; 3) odanasurā: rượu làm bằng cơm; 4) kiṇṇapakkittasurā: rượu làm bằng men; 5) sambhārasaṃyuttasurā: rượu làm với nhiều thứ hợp chung lại.

– Meraya – chất say có 5: 1) pupphāsavo: chất say làm bằng bông (như bông thốt nốt); 2)phalāsavo: chất say làm bằng trái cây; 3) madhuvāsavo: chất say làm bằng mật ong; 4) guḷāsavo: chất say làm bằng mía (nước mía chạy chè); 5) sambhārasaṃyutta: chất say làm với nhiều thứ hợp chúng lại.

– Thuần thục trong thiền định có 5: 1) āvajjanavasī: thuần thục trong sự nhớ chi của thiền định; 2)samāpajjanavasī: thuần thục trong cách nhập định; 3) adhiṭṭhānavasī: thuần thục trong cách nguyện vọng thiền (là án thiền lại lâu mau tùy ý định); 4) vuṭṭhānavasī: thuần thục trong cách xả thiền; 5) paccavekkhaṇavasī: thuần thục trong sự suy xét tội lỗi của chi thiền bậc thấp (mới có thể đắc thiền bậc cao).

– Quả báo của sự tham thiền về hơi thở có 5: 1) santo ceva: tâm được yên lặng; 2) paṇītoca: hơi thở được vi tế; 3) asecannaka: không cần dùng nước mát (vì ít khát nước); 4) sukhoca vihāro: tâm được ở trong sự an vui; 5) uppannupaṇṇe pāpake: tâm đè nén các pháp ác được dễ dàng.

– Trong thời Đức Phật còn hiện tại có 5 người bị đất rút chôn sống: 1) Đức vua Subba Buddha: ông là nhạc gia Đức Phật, tà kiến không tin lời Đức Phật giảng, lại cấm đường không cho Phật đi bát; 2)Đề-Bà-Đạt-Đa: ông là bà con và cũng là đệ tử của Phật, lập mưu hại Phật nhiều lần và chia rẻ tăng chúng; 3) Cô Ciñca: cô vì ham tiền bọn ngoại đạo mướn mà dám phao vu cho Phật ở với cô có thai; 4) Nandamāṇava: cậu trai này vì hiếp dâm một vị tỳ khưu ni đã đắc A-la-hán; 5) Nandayakkha: con dạ xoa (chằn) này đánh một gậy sắt trên đầu Đại đức Xá Lợi Phất đang khi nhập định;

– Đứt giới có 5 nguyên nhân: 1) lābhapariyantasīla: giới đứt đoạn do nơi vì lợi lộc; 2)yasapariyantasīla: giới đứt do nơi vì danh vọng; 3) ñātapariyantasīla: giới đứt vì lo bảo bọc thân quyến; 4) añgapariyantasīla: giới đứt vì lo bảo giữ thân thể (như tay, chân, mắt, mũi, v.v…); 5) jīvitapariyantasīla: giới đứt vì mạng sống (vì lý do muốn bảo thủ gìn giữ những vật này mà làm cho đứt giới).

– Quả báo của sự đi kinh hành có 5: 1) addānakkhamo hoti: có sự nhẫn nại trong lúc đi đường xa; 2) padhānakkhamo hoti: có sự nhẫn nại trong lúc tinh tấn hành đạo; 3) appābādho hoti: ít có sự bệnh hoạn; 4) asitaṃ pitaṃ khayitaṃ sāyitaṃ sammā parinānaṃ gacchati: vật thực đã ăn, uống được tiêu hóa dễ dàng; 5) cañkamādhigato samādhi ciraṭṭhitiko hoti: pháp thiền định nào mà phát lên trong khi kinh hành, thì còn được lâu dài khó mất.

– Sự đầy đủ có 5: 1) saddhā sampadā: đầy đủ đức tin (theo lý nhân quả); 2) sīlasampadā: đầy đủ giới hạnh; 3) suta sampadā: đầy đủ sự nghe nhiều học rộng pháp bảo; 4) cāga sampadā: đầy đủ sự dứt bỏ (để bố thí); 5) paññā sampadā: đầy đủ trí tuệ (theo chánh kiến).

– Trong lúc nên hành đạo có 5: 1) daharo hoti: trong khi còn đang khỏe mạnh hoặc lúc tuổi còn nhỏ; 2) appābādho hoti: trong lúc không có bệnh hoạn chi; 3) subhikkaṃ hoti: trong lúc có vật thực dễ dàng (không bị nạn đói kém); 4) manussā samaggā: trong khi mọi người được hòa thuận; 5) saṅgho samaggo: trong khi chư Tăng được hòa thuận. (Còn trong lúc không nên hành là ngược lại với 5 pháp trên).

– Năm điều khó được của người già xuất gia: 1) nipuṇo: người tu già khó dạy cho bỏ được tật xấu hoặc thói quen; 2) akappasampanno: khó được hạnh kiểm thanh cao; 3) bahussuto: khó được thông suốt kinh luật (vì hay quên); 4) dhammakathiko: khó thành được một vị pháp sư có tài; 5) vinayadharo: khó mà gìn giữ giới luật cho trong sạch (là ít chịu làm theo giới luật vì phải thu thúc khó khăn).

– Đặc tính về lời nói của bậc trí tuệ có 5: 1) kālavādī: nói trong lúc hợp thời nên nói; 2) bhūtavādī: nói những điều chân thật; 3) atthavādī: nói những điều có lợi ích; 4) dhammavādī: nói kinh luật (giảng giải pháp chân chánh); 5) vinavadadī: nói giới luật hoặc những điều nào nên làm và không nên làm.

– Đặc tính của pháp vô ngã có 5: 1) paraṃ: là của kẻ khác; 2) rittaṃ: không phải của mình; 3) tucchaṃ: vật không có; 4) suññaṃ: vật rỗng không không; 5) anattā: không có ta, tương đối với bản ngã.

– Cách thay đổi hình thể trong thời gian thành thai: 1) kalala: bảy ngày đầu hình như dầu mè trong và thật vi tế; 2) abbuda: bảy ngày kế hình giống nước máu dợt dợt; 3) pesi: bảy ngày nữa hình như chất thịt thật mềm mại như nước chì; 4) ghana: bảy ngày nữa thành như cục thịt bằng hột gà; 5) pañcasākhā: bảy ngày kế cục thịt chia ra làm 5 bộ phận, 2 tay và 2 chân hết sức vi tế, rồi lần lần phát sanh ra mắt, tai, mũi, lưỡi, v.v…

– Sự thí dụ của ngũ uẩn: 1) pheṇupiṇdūpanaṃ rūpaṃ: sắc uẩn ví như bọt nước; 2) vedanā pubbulūpamā: thọ uẩn ví như bong bóng nước; 3) marīkūpamā saññā: tưởng uẩn ví như trời nắng có sao hoặc như trò quỉ thuật; 4) saṅkhārākaddalūpamā: hành uẩn ví như cây chuối (không có lõi); 5) mayūpamañcaviññānaṃ: thức uẩn ví như trò chơi mà người giả bộ (là không có sự thật).

– Con đường nguy hiểm hay có hại có 5: 1) corakantāra: tai hại vì trộm cướp; 2) bāḷakantāra: nguy hiểm vì thú dữ; 3) amanussakantāra: nguy hiểm vì bị phi nhân hãm hại (như dạ xoa); 4)niruddakantāra: nguy hiểm vì không có nước uống; 5) appabhakkhakantāra: nguy hiểm vì không có vật thực.

– Khi sắp ngủ có sự ghi nhớ biết mình có 5 quả báo: 1) sukhaṃ supati: khi ngủ cũng được sự an vui; 2) sukhaṃ paṭibujjhati: khi thức dậy cũng được sự yên vui; 3) na pāpakaṃ supīnaṃ passati: không có ác mộng (là chiêm bao không thấy điều dữ); 4) devatā rakkhanti: Chư Thiên hộ trì; 5)asuci na muccati: không bị di tinh.

Nếu khi sắp ngủ mà không có sự ghi nhớ biết mình (là ý nói không có niệm đề mục tham thiền) thì bị 5 điều không tốt ngược lại;

– Đặc tính của người không dể duôi có 5: 1) sīle patiṭṭhito: ở trong khuôn khổ giới luật; 2) indriyesu saṃvuto: thu thúc lục căn thanh tịnh; 3) bhojane mattaññū: biết tri túc (độ lượng) trong sự ăn uống;4) jāgariyaṃ anuyañjati: thường hay thức tỉnh ít mê ngủ; 5) bhāvayaṃ kusalaṃ dhammaṃ: tinh tấn tham thiền hành đạo để đắc đặng những pháp cao siêu.

– Chơn ngôn có 5: 1) kālena bhāsitā: nói trong lúc hợp thời; 2) sacca bhāsitā: nói điều chân chánh (chuyện thật); 3) saṇhabhāsitā: nói lời dịu ngọt; 4) atthasañhitā: nói ra cho có lợi ích; 5) metta cittabhāsitā: nói ra có lòng bác ái đến người nghe.

– Thuyết Pháp theo thứ tự có 5: 1) dānakatthā: thuyết bố thí; 2) sīlakatthā: giải về trì giới; 3) saggakāthā: giải sự yên vui cõi trời; 4) kāmādinavakathā: giải tội ngũ trần; 5) nekkammakathā: quả báo của sự xuất gia.

– Phận sự Đức Phật trong mỗi ngày có 5: 1) pubbaṇhe piṇḍapātaṃ: buổi sáng trì bình khất thực; 2)sāyaṇhe dhammadesanaṃ: buổi xế thuyết pháp độ đời; 3) padose bhikkhu ovādaṃ: buổi chiều tối ban huấn từ cho hàng tỳ khưu; 4) aḍḍharatte devapañhanaṃ: trong lúc nửa đêm trả lời những câu hỏi của Chư Thiên; 5) paccūseva gote kāle bhabbābhabbe vilokanaṃ: gần hừng sáng Ngài coi chúng sanh nào có duyên lành hay không đặng đi đến độ.

– Sự làm cho Phật giáo mau tiêu hoại có 5: 1) na sakkaccaṃ dhammaṃ saṇanti: không cung kính khi nghe pháp; 2) na sakkaccaṃ dhammaṃ parigāpuṇanti: không cung kính học hỏi pháp; 3) na sakkaccaṃ dhammaṃ dhārenti: không cung kính hộ trì hay gìn giữ pháp; 4) na sakkaccaṃ dhatānaṃ dhammānaṃ atthaṃ upaparikkhanti: không cung kính suy xét lý pháp mà mình gìn giữ cho chu đáo; 5) na sakkaccaṃ atthamaññāya paṭipajjanti: biết lý kinh rồi nhưng không cung kính thực hành theo.

– Thật pháp sư có 5 chi: 1) thuyết theo thứ tự không bỏ xót lý kinh (mà nói lạc đề); 2) dùng nguyên nhân lý lẽ làm cho người nghe dễ hiểu; 3) có tâm bác ái muốn cho thính giả được sự lợi ích; 4) không chú tâm đến sự lợi lộc (chỉ mong cho người nghe được thoát khổ); 5) thuyết cách không hại mình và kẻ khác (là tặng mình và hạ mạt người khác).

– Luật thu thúc có 5: 1) sīlasaṃvara: thu thúc trong giới hạnh; 2) satisaṃvara: thu thúc sự ghi nhớ (là lục căn); 3) ñāṇasaṃvara: thu thúc trí tuệ (là ngăn ngừa lòng ái dục); 4) khantisaṃvara: thu thúc trong sự nhẫn nại; 5) vīriyasaṃvara: thu thúc trong sự tinh tấn (là ráng dứt bỏ 3 tà tư duy).

– Luật dứt bỏ có 5: 1) tadaṅgappahāna: dứt bỏ phiền não từ phần do minh sát tuệ; 2)vikkambhanappahāna: dứt bỏ phiền não do thiền định (nhất là 5 pháp che lấp); 3) samucchadappahāna: dứt bỏ phiền não do nhờ đạo tuệ; 4) paṭipassaddhipppahāna: dứt bỏ phiền não do nhờ đắc quả; 5) nissaraṇappahāta: dứt bỏ phiền não và giải thoát (do nhờ Niết-bàn).

– Thiện tín nên xa lánh 5 nghề buôn bán: 1) satthavaṇijjā: buôn bán khí giới; 2) sattavaṇijjā: buôn bán người hoặc thú; 3) maṃsavaṇijjā: buôn bán thịt; 4) majjavaṇijjā: buôn bán rượu; 5) visavaṇijjā: buôn bán thuốc độc.

– Vô gián nghiệp có 5 (là nghiệp trả quả liền trong kiếp kế): 1) mātughāta: giết mẹ; 2) pitughāta: giết cha; 3) arahantaghāta: giết A-la-hán; 4) lohituppāda: làm cho Đức Phật đổ máu; 5) saṅghabheda: làm cho tăng chúng chia rẽ (từ 8 vị trở lên).

– Năm pháp tiêu hoại (mất đi): 1) pariyatti antaradhāna: tiêu hoại pháp học (không ai thuộc lòng hết Tam tạng); 2) paṭipatti antaradhāna: tiêu hoại pháp hành (mất sự cố gắng thực hành đạo (giải thoát); 3) paṭivedha antaradhāna: tiêu mất đạo quả (mất pháp thành); 4) liṅga antaradhāna: tiêu mất tăng tướng (là không còn mặc y casa nữa); 5) dhātu antaradhāna: tiêu hoại Xá Lỵ (xương Đức Phật). (Coi Chánh giác tông có giải rộng 5 pháp tiêu hoại).

– Tội của người ác có 5: 1) attāpi attānaṃ upavadati: tự mình khinh bỉ mình được; 2) anuvicca viññū garahanti: bậc trí thức cũng khinh khi mình được; 3) pāpako kittisaddo abbhuggacchati: tiếng xấu bay đi khắp nơi; 4) sammuḷho kālaṃ karoti: khi chết loạn tâm, cuồn trí; 5) apāyaṃ duggatiṃ vinipātaṃ nirayaṃ upapajjati: sau khi chết sẽ sanh làm súc sanh, hoặc ngạ quỉ, địa ngục (trong một cảnh nào).

– Pháp hư hỏng hay ngăn cản có 5: 1) kammantarāya: hư hỏng vì nghiệp (như 5 vô gián nghiệp); 2)vipākantarāya: hư hỏng vì hưởng quả (như lại cái, đui, điếc, câm, v.v…); 3) kilesantarāya: hư hỏng vì phiền não nhiều (như tà kiến v.v…); 4) upavādantarāya: hư hỏng vì chửi mắng, hay là khinh bỉ bậc thánh nhơn; 5) ānāvitikkammantarāya: hư hỏng vi phạm giới của mình đã thọ trì.

– Nguyên nhân làm cho tuổi thọ giảm có 5: 1) asappāyakārī: không làm cho mình được vui vẻ (cứ lo lắng buồn bực); 2) sappāye matttaṃ na jānāti: khi được sự vui vẻ không biết tri túc sự vui ấy (vui quá lố); 3) apariṇatabhojī: dùng vật thực vô độ lượng (ham ăn, ăn liền và nhiều); 4) akālacārī: đi dạo chơi trong lúc không phù hợp (đi quá giờ, sái giờ); 5) abrahmacāri: hành dâm vô độ. (Ngược lại 5 điều này thì làm cho tuổi thọ được tăng lên).

– Pháp tương đối của 5 pháp thiền định: 1) samādhi kāmacchandassa paṭipakkho: định nghịch với tham dục; 2) pīti byāpādassa paṭipakkho: phỉ lạc nghịch với thù oán; 3) vitakko thīnamiddhassa paṭipakkho: suy tầm nghịch với hôm trầm; 4) sukhaṃ uddhaccakukkuccassa paṭipakkho: an vui nghịch với phóng tâm; 5) vicāro vicikicchāya paṭipakkho: quan sát nghịch với hoài nghi.

– Pīti - phỉ lạc có 5 thứ: 1) khuddhakā pīti: phỉ lạc phát sanh làm cho rởn ốc mình; 2) khaṇikā pīti: phỉ lạc phát sanh làm cho thấy như trời chớp nhán; 3) okantikā pīti: phỉ lạc phát sanh làm cho rùng mình, hoặc như sóng đập vô mình đưa tới lui; 4) ubeṅgā pīti: phỉ lạc làm cho thân mình nhẹ nhàng có khi như bay bổng lên không trung; 5) pharaṇā pīti: phỉ lạc thấm nhuần khắp châu thân làm cho mát lạnh.

– 5 pháp không thể nhất định biết trước được (thường nhơn): 1) jīvita: mạng sống; 2) byādhi: tật bệnh; 3) kāla: sự chết hoặc thì giờ; 4) dehanikhepana: chỗ chết (chỗ bỏ xác thân); 5) gati: chết rồi không biết sanh đi đâu.

– Ma vương có 5 thứ: 1) khandha māra: ngũ uẩn ma vương; 2) kilesamāra: phiền não ma vương; 3)abhisaṅkhāra māra: pháp hành vi ma vương (thiện hoặc ác cũng đều ma vương); 4) devaputta māra: Chư Thiên Ma vương (ở cõi Lạc Biến Hóa); 5) maccu māra: tử thần ma vương.

– Mọi người phải quán tưởng 5 pháp: 1) jāra: sự già ta không thể nào tránh khỏi; 2) byādhi: tật bệnh ta không thể nào tránh khỏi; 3) maraṇa: sự chết ta không thể nào tránh khỏi; 4) viyoga: sự chia ly nhân vật mà ta thương mến; 5) kamma: cái nghiệp của ta làm, ta phải thọ lãnh quả báo không sai.

– Con nên đối với cha mẹ có 5 điều: 1) bharaṇa: nuôi dưỡng cha mẹ; 2) kiccakaraṇa: làm công việc thay thế; 3) kulavaṃsaṭhapana: gìn giữ gia truyền không cho hư hại; 4) dāyajjā hapaṭipajjana: gìn giữ nết hạnh cho xứng đáng lãnh gia tài; 5) dakkhiṇānuppadāna: cha mẹ đã quá vãng phải làm phước hồi hướng.

– Cha mẹ đối với con có 5 điều: 1) pāpā nivāreti: ngăn cấm con không làm điều ác; 2) kalyāṇo nivesenti: dẫn dắt con làm điều lành; 3) sippaṃ sikkhāpenti: cho con học tập nghề nghiệp; 4)paṭirupena dārena saṃyojenti: cưới vợ, gả chồng cho con tùy theo gia phong; 5) samaye dāyajjaṃ niyyādenti: chia của cải cho con trong lúc hợp thời.

– Học trò đối với thầy có 5 điều: 1) uṭṭhānena: đứng dậy tiếp rước khi thầy đến; 2)paccuppaṭṭhānena: hầu hạ thầy theo thời giờ nhất định; 3) sussusāya: nên nghe theo lời thầy dạy dỗ;4) pāricariyāya: hầu hạ công chuyện lặt vặt; 5) sakkaccaṃ sippuggahaṇene: phải kính cẩn trong khi học.

– Thầy đối với học trò có 5 điều: 1) suviñitaṃ vinenti: dạy dỗ học trò cho tốt đẹp; 2) suggahitaṃ gāhāpenti: giảng giải, tập luyện học trò cho thuần túy; 3) sabbasippesu taṃ samakkhāyino bhavanti: dạy hết sự hiểu biết của mình cho học trò (không giấu nghề); 4) mittāmaccesu paivedenti: khen tài học trò trước mặt bè bạn và quan quyền; 5) disāsu parittānaṃ karonti: có ý bảo bọc học trò trong mọi sự.

– Chồng đối với vợ có 5 điều: 1) sammānanāya: tỏ sự mến thích bằng lời dịu ngọt; 2) avimānanāya: không làm phiền bằng cách khinh bỉ; 3) anaticariyāya: không nên ngoại tình (với phụ nữ khác); 4)issariya vossaggena: giao quyền trong nhà cho vợ; 5) alaṅkārānuppadānena: lo sắm nữ trang cho vợ (tùy theo sức).

– Vợ đối với chồng có 5 điều: 1) susaṃvihita kammantā: phải sắp đặt công việc gia đình cho vén khéo; 2) susaṅgahita parijanā: giúp đỡ quyến thuộc hai bên đồng nhau; 3) sambhatañca anurakkhati: biết gìn giữ của cải chồng giao cho; 4) anaticārīnī: không có ngoại tình với chồng; 5)dakkhā ca hoti analasā sabbakiccesu: thông thạo, siêng năng trong tất cả công chuyện nhà.

– Người thân thiết đối với bạn có 5: 1) dānena: cho của cải; 2) piyavajjena: nói lời êm dịu (đáng thương); 3) atthacariyāya: làm cho bạn được sự lợi ích; 4) samānattatāya: có tâm bình đẳng đối với bạn; 5) avisaṃvādanatāya: không có ý nói láo để giấu giếm chuyện mình với bạn.

– Bạn đối với người thân thiết có 5: 1) pamattaṃ rakkhanti: tiếp giúp đỡ trong khi quên mình dể duôi; 2) pamattassa sāpateyyaṃ rakkhanti: tiếp giữ gìn của cải trong khi dể duôi; 3) bhītassa saranaṃ honti: có thể làm cho nương nhờ được trong khi có sự kinh sợ; 4) āpadāsu na vijahanti: không bỏ nhau trong khi thất bại, suy sụp; 5) aparappajaṃ pissa paṭipūjenti: có lòng thương mến con cháu dòng họ của người thân thiết mình.

– Chủ đối với tôi tớ có 5 điều: 1) yathābalaṃ kammanta savidhānena: phân cắt công việc tùy theo sức lực; 2) bhattavettanānuppadānena: cho vật thực và trả tiền công tử tế; 3) gilānuppaṭṭhanena: nên săn sóc tôi tớ trong khi có bệnh; 4) achariyānaṃ rasānaṃ saṃvibhāgena: chia vật lạ ngon ngọt khi có; 5) samaye vossaggena: nên cho nghĩ ngơi trong lúc mệt nhọc.

– Tôi tớ đối với chủ có 5 điều: 1) pubbuṭṭhāyino: phải luôn luôn thức sớm làm việc trước chủ; 2)pacchānipātino: luôn luôn nghỉ làm sau chủ; 3) dinnādāyino: chỉ lấy vật nào chủ cho; 4) sukatakammakārakā: làm công việc chú ý cẩn thận kỹ lưỡng; 5) kittivaṇṇaharā: đem nói những điều tốt của chủ khắp nơi.

– Người thế đối với bậc Sa-môn có 5: 1) mettena kāyakammena: sự hành vi của thân có vẻ bác ái; 2) mettena vacikammena: sự hành vi của khẩu có bác ái; 4) mettena manokammena: sự hành động của tâm cũng có lòng bác ái; 4) anāvaṭadvāratāya: không có đóng cửa nhà (là không có lòng bỏn xẻn); 5) āmisānuppadānena: cho vật thực (tùy sức mình có).

– Bậc Sa-môn đối với người thế (thiện tín) có 6: 1) pāpānivārenti: ngăn cản không cho làm điều ác; 2) kalyāṇo nivesenti: hướng dẫn cho làm điều lành; 3) kalyānena manasā anukampanti: có tâm từ giúp đỡ; 4) asutaṃ sāventi: nói pháp nào chưa từng nghe; 5) sutaṃ pariyādapenti: pháp nào đã nghe rồi càng giải rộng cho hiểu rõ; 6) saggassa maggaṃ ācikkhanti: chỉ con đường thực hành để đi về nhàn cảnh.

– Quả báo của sự quét chùa, sân tháp xá lỵ có 5: 1) sakkacittaṃ pasīdati: khi quét dọn xong, tâm của mình cũng vui thích và trong sạch; 2) paracittaṃ pasīdati: người khác thấy sạch sẽ cũng phát tâm trong sạch; 3) devatā attamano hoti: Chư Thiên thấy cũng vui thích; 4) pāsādika samvattanikaṃ puṇṇaṃ upacināti: là người làm được phước lành, có thể làm cho người khác trong sạch và khen ngợi đủ cách[3]; 5) sugatiṃ saggaṃ lokaṃ uppajjati: khi chết được sanh về nhàn cảnh.

---

 

VI. Pháp Có 6 Chi

– Lục căn: 1) cakkvāyatanaṃ: nhãn căn; 2) sotāyatānaṃ: nhĩ căn; 3) ghānāyatanaṃ: tỉ căn; 4) jīvhāyatanaṃ: thiệt căn; 5) kāyāyatanaṃ: thân căn; 6) manāyatanaṃ: ý căn.

– Lục trần: 1) rūpāyatanaṃ: sắc trần; 2) saddāyatanaṃ: thinh trần; 3) gandhāyatanaṃ: hương trần; 4) rasāyatanaṃ: vị trần; 5) phoṭṭhabbāyatanaṃ: xúc trần; 6) dhammāyatanaṃ: pháp trần.

– Lục thức: cakkhu viññānaṃ: nhãn thức, v.v…

– Lục xúc: cakkhu samphasso: nhãn xúc, v.v…

– Lục thọ: cakkhu samphassajā vedanā: nhãn thọ, v.v…

– Lục tưởng: rūpasaññā: sắc tưởng, thinh tưởng, v.v…

– Lục hành: rūpasañcetanā: sắc hành, thinh hành, v.v…

– Lục ái (dục): rūpataṇha: sắc ái, thinh ái, v.v…

– Sự cung kính có 6: 1) Buddha gāravatā: cung kính Phật; 2) Dhamma gāravatā: cung kính Pháp; 3) Saṅgha gāravatā: cung kính Tăng; 4) sikkhā gāravatā: cung kính điều học; 5) appamāda gāravatā: cung kính trong sự không dể duôi; 6) paṭisanthāra gāravatā: cung kính trong sự tiếp đãi (giao thiệp).

– Pháp nên ghi nhớ hay là lục hòa: 1) mettaṃ kāyakammaṃ: mỗi hành động của thân nên ghi nhớ cho có lòng bác ái (thân hòa); 2) mettaṃ vacīkammaṃ: mỗi hành động của khẩu nên có lòng bác ái (khẩu hòa); 3) mettaṃ manokammaṃ: sự hành vi của tâm nên có lòng bác ái (ý hòa); 4) lābhā dhammikā: lợi lộc nào hợp pháp, được nên chia cho nhau thọ hưởng (lợi hòa); 5) sīlasāmaññagato: có giới hạnh đồng với các bậc phạm hạnh khác (là giới trong sạch giới hòa); 6) diṭṭhisāmaññagato: có kiến thức chân chánh như các bậc đồng đạo (kiến hòa).

– Nguyên nhân phát sanh lên sự cãi cọ bất hòa: 1) agāravo: không có sự cung kính (như trong lục hòa); 2) makkhī hoti palāsī: quên ơn, phản phúc, hay tâng mình; 3) issukī hoti maccharī: ganh tị và bỏn xẻn; 4) satho hoti māyāvī: khoe khoang và làm bộ giả dối; 5) pāpiccho hoti micchādiṭṭhi: ham muốn xấu xa và tà kiến; 6) sandiṭṭhi paramāsī hoti ādānaggāhī duppaṭinissaggī: cố chấp kiến thức của mình rất kiên cố, khó mà dứt bỏ được.

– Lục đại (6 nguyên chất làm căn bản): 1) pathavīdhātu: chất đất; 2) āpodhātu: chất nước; 3) tejodhātu: chất lửa; 4) vāyodhātu: chất gió; 5) ākāsadhātu: chất khí hư (là không khí hư vô của không gian); 6) viññāṇadhātu: chất thức (là chất thức hết sức vi tế ở lẫn lộn trong vi trần). 6 chất này là căn nguyên để phát sanh lên pháp hữu vi hay là tạo hóa.

– Vô thượng bửu pháp - anuttariya có 6: 1) dassanānuttariyaṃ: quý báu do sự thấy (thấy bậc thánh nhơn và đạo quả); 2) savanānuttariyaṃ: quý báu do sự nghe (được nghe Pháp Bảo); 3) lābhānuttariyaṃ: quý báu do được lợi (là được bảy tài sản của Phật giáo nhất là đức tin v.v…); 4) sikkhānuttariyaṃ: quý báu do được học hành theo giáo pháp; 5) pāricariyānuttariya: quý báu do phụng sự Tam bảo; 6) anussatānuttariya: quý báu do sự niệm niệm (thiền định).

– Đề mục để làm căn cứ cho sự niệm niệm có 6: 1) Buddhānussati: niệm Phật; 2) Dhammānussati: niệm Pháp; 3) Saṅghanussati: niệm Tăng; 4) sīlānussati: niệm giới hạnh; 5) cāgānussati: niệm ân đức bố thí; 6) devatānussati: niệm ân đức Chư Thiên (do nhờ phước báu mà được sanh về cảnh Chư Thiên).

– Sáu pháp thường trụ trong bậc A-la-hán: là khi tiếp xúc với sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp tâm không vui thích, không bực tức chỉ có tâm xả trung bình do nhờ hai pháp là sự ghi nhớ và biết mình.

– Sáu tư tưởng đưa người hướng về Niết-bàn: 1) aniccasaññā: tưởng sự vô thường (các pháp hữu vi); 2) dukkhasaññā: tưởng sự khổ não (của pháp vô thường); 3) anattasaññā: tưởng sự vô ngã (của pháp khổ não); 4) phānassaññā: tưởng sự dứt bỏ (3 tà tư duy); 5) virāgasaññā: tưởng sự chán nản tình dục (ngũ trần); 6) nirodhasaññā: tưởng pháp diệt tắt sự khổ não là Niết-bàn.

– Những pháp căn bản của minh sát tuệ có 6: 1) khandha: ngũ uẩn; 2) āyatana: lục căn; 3) dhātu: tứ đại; 4) indrīya: 22 căn hay giác quan; 5) ariyasacca: tứ đế; 6) paṭiccasammuppāda: nhân quả liên quan.

– Đại khái bản tính con người có 6: 1) rāgacarita: tánh ái tình; 2) dosacarita: tánh sân hận; 3) mohacarita: tánh si mê; 4) vitakkacarita: tánh suy tầm; 5) saddhācarita: tánh hay tin; 6) buddhaicaruta: tánh giác ngộ.

– Đặc tính người có tánh sân có 6: 1) kodho: hung dữ; 2) upanāho: thù oán; 3) makkho: bạc ơn; 4) palāso: tặng mình (cho mình bằng như người); 5) issā: ganh tị; 6) macchariyaṃ: bỏn xẻn.

– Phương pháp diệt trừ tham dục có 6: 1) asubhanimittassa uggaho: nên học tham thiền về đề mục bất tịnh (tử thi); 2) asubhabhāvanānuyogo: phải luôn luôn tham thiền về đề mục bất tịnh không sạch; 3) indriyesu guttadvāro: phải thâu thúc lục căn; 4) bhojane mattaññutā: có tiết độ trong vật thực; 5) kalyāṇa mittatā: thân cận với bạn lành; 6) sappāyakathā: nghe và nói những lời phù hạp với thiền định. (Lời nói phù hạp có 10, xem ở pháp 10 chi).

– Phương pháp dứt bỏ thù oán có 6: 1) mettā nimittassa uggaho: nên học tham thiền về pháp bác ái; 2) mettābhāvanānuyogo: phải luôn luôn tham thiền về pháp bác ái; 3) kammassakatā: phải suy xét chúng sanh đều có cái nghiệp của mình; 4) paṭisaṅkhānabahulatā: phải suy xét cho thật nhiều cái nghiệp; 5) kalyāṇamittatā: thân cận với bạn lành (thiện trí thức); 6) sappāyakathā: nghe và nói những lời phù hạp.

– Phương pháp dứt bỏ hôn trầm có 6: 1) atibhojane nimittaggaho: phải xem xét và tri túc trong vật thực; 2) iriyāthasamparivattanatā: phải thay đổi 4 oai nghi cho điều hòa; 3) ālokasaññā manasikāro: phải chú ý nhìn xem ánh sáng; 4) abbhokāsavāso: nên ở nơi trống trải (như ở ngoài trời); 5) kalyānamittatā: thân cận bạn lành; 6) sappāyakathā: nghe và nói những lời phù hạp.

– Phương pháp dứt bỏ phóng dật có 6: 1) bahussuttā: phải nghe nhiều học rộng; 2) paripucchakatā: phải siêng hỏi điều phải lẽ quấy; 3)vinaye pakataññutā: phải rành mạch trong giới luật; 4) vuḍḍhasevitā: nên thân cận các bậc Đại đức trưởng lão và học hỏi; 5) kalyāṇamittatā: nên thân cận bạn lành; 6) sappāyakathā: nghe và nói những lời phù hạp.

– Phương pháp dứt bỏ hoài nghi có 6: 1) bahussuttā: phải nghe nhiều học rộng; 2) paripucchakatā: phải siêng hỏi điều phải lẽ quấy; 3) vinaye pakataññutā: phải rành mạch giới luật; 4) adhimokkhabahulatā: phải có sự tin tưởng chắc chắn; 5) kalyāṇamittatā: nên thân cận bạn lành; 6) sappāyakatthā: nghe và nói những lời phù hạp.

– Pháp khuynh hướng của người tu thiền có 6: 1) alobhajjhāsaya: có khuynh hướng không tham; 2)adoajhāsaya: có khuynh hướng không sân; 3) amohajjhāsaya: có khuynh hướng không si mê; 4) nekkhammajjhāsaya: có huynh hướng muốn xuất gia; 5) pavivekajjhāsaya: có khuynh hướng muốn ở chỗ thanh vắng; 6) nissaraṇajjhāsaya: có khuynh hướng muốn giải thoát cái khổ.

– Cách đảnh lễ có 6: 1) abhivāda: làm lễ bằng cách chấp tay quì một chân như Chư Thiên; 2)vandanākāra: quì hai chân xuống; 3) nipaccanākāra: chỉ cúi đầu; 4) añjakamma: chấp tay lại; 5) namakāra: chấp tay lại xá xuống; 6) namassakāra: quì mọp xuống đảnh lễ như thường.

– Tội của sự uống rượu có 6: 1) sandiṭṭhikā dhanajāna: làm cho của cải hao mòn thấy hiện tại; 2)kalahappavaḍḍhanī: làm cho sanh rầy rà cãi lộn; 3) rogānaṃāyatanaṃ: nguyên nhân làm cho lục căn sanh bệnh; 4) akittisañjanī: làm cho mất danh tiếng (phẩm hạnh tốt); 5) hirikopīnaniddaṃsanī: làm cho không biết hổ thẹn (mất nết, lả lơi, có khi nằm dưới đất bùn không quần áo); 6) paññāya dubbalīkaraṇī: nguyên nhân làm cho trí tuệ lu mờ.

– Cách bố thí về tạng luận có 6: 1) rūpadānaṃ: bố thí sắc; 2) saddadānaṃ: bố thí thinh; 3) gandhadānaṃ: bố thí hương; 4) rasadānaṃ: bố thí vị (trần); 5) phoṭṭhabbadānaṃ: bố thí xúc; 6) dhammadānaṃ: bố thí pháp. 6 cách bố thí này là khi tâm vui thích có luôn cả trí tuệ thấy rõ sự lợi ích dùng sắc hoặc thinh, hương v.v… làm cảnh giới cho tâm, rồi mới xuất ra của cải bố thí.

– Sáu cõi trời dục giới: 1) Catumahārājikā: cõi trời Tứ Đại Thiên Vương; 2) Tāvatiṃsā: cõi trời Đạo Lợi; 3) Yāmā: cõi Diêm Ma; 4) Tusita: cõi trời Đâu Xuất; 5) Nimmānaratī: cõi trời Tha Hóa Tự Tại; 6) Paranimmitavasavatī: cõi trời Lạc Biến Hóa.

– Phật cho phép 6 thứ y: 1) khomaṃ: vải làm bằng vỏ cây; 2) kappāsikaṃ: vải làm bằng bông vải hoặc gòn; 3) koseyyaṃ: vải làm bằng tơ tằm; 4) kambalaṃ: vải làm bằng tóc người hoặc lông thú; 5) sānaṃ: vải làm bằng chỉ cây gai cây bố; 6) bhaṅgaṃ: vải làm bằng nhiều thứ chỉ dệt chung lại.

– Tư cách làm cho xấu hèn có 6: 1) alassa: lười biếng; 2) pamāda: dể duôi; 3) anuṭṭhāna: không cố gắng; 4) asaññama: không cẩn thận; 5) nindā: ưa ngủ; 6) anabhirati: tâm không vui thích uể oải.

– Người xuất gia không nên đi đến thường 6 chỗ: 1) vesiyāgocara: không nên đi đến nhà điếm; 2)vidhavāgocara: không nên đi đến nhà đàn bà góa; 3) thūlāgocara: không nên đi đến nhà phụ nữ lỡ thời (gái già); 4) bhikkhuniyāgocara: không nên đi đến chỗ ở của tỳ khưu ni; 5) paṇḍakāgocara: không nên đi đến nhà người lại cái; 6) pānāgārāgocana: không nên đi đến nhà bán rượu (nhà hàng rượu).

– Ái dục nương 6 cảnh mà phát sanh: 1) rūpataṇhā: sắc ái; 2) saddataṇhā: thinh ái; 3) gandhataṇhā: hương ái; 4) rasataṇhā: vị ái; 5) phoṭṭhabbataṇhā: xúc ái; 6) dhammataṇhā: pháp ái.

– Hạng người không đáng hành đầu đà có 6: 1) pāpiccho: ham muốn xấu xa; 2) issāpakato: có tâm ganh tị; 3) kuhako: người có tánh giả dối; 4) odariko: chỉ tính cho no bụng mình; 5) lābhakāmo: muốn được lợi lộc; 6) hetukāmo: muốn cho người khen.

– Tội của sự tham, sân, si có 6: 1) andhakaraṇa: làm cho tối tăm; 2) acakkhukaraṇa: làm cho thấy rõ chân lý; 3) aññāṇakaraṇa: làm cho không có trí tuệ; 4) vighāṭapakkhika: làm cho tâm bực tức, bẩn chật; 5) paññānidrodhaka: làm cho tắt giống trí tuệ; 6) Anibbāna saṃvattanika: làm cho không thấu rõ Niết-bàn.

– Lục thông có 6: 1) iddhividhi: thần thông; 2) dibbasota: nhĩ thông; 3) cetopariññāṇa: tha tâm thông; 4) pubbenivāsānussati: túc mạng thông; 5) cutūpapātaññṇa: nhãn thông hay sanh tử thông; 6) āsavakkayaññāṇa: lậu tận thông;

– Tội lỗi của người đi chơi đêm có 6: 1) attāpissa agutto arakkhito hoti: là người không hộ vệ bảo bọc thân mình; 2) puttadāropissa agutto arakkhito hoti: là người không gìn giữ vợ con; 3) sāpateyyaṃ pissa agutto arakkhito: là người không gìn giữ của cải; 4) saṅkiyo ca hoti: làm cho người ta nghi nan; 5) abhūtavacanañca tasmiṃ ruhati: những lời phao vu sẽ đưa đến; 6) bahunnañca dukkhadhammānaṃ purakkhato hoti: sẽ gặp và bị nhiều điều bất hạnh, đau khổ.

– Tội lỗi của người cờ bạc có 6: 1) jayaṃ veraṃ pasavati: người thắng làm cho người ghét và thù oán; 2) jino cittamanusocati: người thua sanh ra tiếc của; 3) sandiṭṭhikā dhanajānī: sự hư hao tiêu hoại của cải thấy hiện tại; 4) sabhāgatassa vacanaṃ naruhati: lời người cờ bạc làm chứng không ai tin; 5) mittā maccānaṃ paribhūto hoti: bè bạn không cờ bạc họ khi dể mình; 6) āvāhavivāhakānaṃ apattito hoti: không ai chịu gả con hay cưới vợ, làm vợ.

– Thân cận bạn ác thấy 6 điều tội lỗi: 1) ye dhuttā: họ cờ bạc cũng thấy rõ; 2) yesoṇda: họ theo đàn điếm; 3) ye pipasā: họ uống rượu; 4) ye nakatikā: họ lường gạt người; 5) ye vañcanikā: họ mưu sỉ giựt của người trước mặt mình thấy rõ; 6) ye sāhasikā: họ trộm cắp của người mình thấy rõ.

– Người lười biếng dựa với lý do có 6 cách: 1) atisīta: lạnh quá làm việc không được; 2) ati uṇhaṃ: nóng quá (nắng); 3) atisāya: chiều quá; 4) atipāto: sớm quá; 5) atichāto: đói quá; 6) atipipāsito: khát quá làm việc không được.

---

 

VII. Pháp Có 7 Chi

– Tài sản của bậc thánh nhơn có 7 (hay của quí): 1) saddhādhanaṃ: đức tin là tài sản quí báu; 2)sīladhanaṃ: giới hạnh là tài sản quí báu; 3) hiridhanaṃ: hổ thẹn tội lỗi là tài sản quí báu; 4) ottappadhanaṃ: ghê sợ tội lỗi là tài sản quí báu; 5) sutadhanaṃ: nghe nhiều học rộng pháp là tài sản quí báu; 6) cāgadhanaṃ: sự dứt bỏ (bố thí) là tài sản quí báu; 7) paññādhanaṃ: trí tuệ là tài sản quí báu.

– Thất giác chi hay là bảy nhân sanh quả bồ đề: 1) satisambojjhaṅgo: sự ghi nhớ hay là bồ đề niệm; 2) dhammavicayasambojjhaṅgo: sự quán xét chân lý hay là bồ đề huệ; 3) viriyasambojjhaṅgo: sự tinh tấn hay bồ đề tấn; 4) pītisambojjhaṅgo: sự phỉ lạc hay bồ đề hỷ; 5) passaddhisambojjhaṇgo: sự yên tịnh hay là bồ đề tịnh; 6) samādhisambojjhaṅgo: sự định tâm hay là bồ đề định; 7) upekkhāsambojjhaṅgo: sự xả tâm hay là bồ đề xả.

– Pháp phụ tùng thiền định có 7: là Bát chánh đạo trừ chánh định ra, còn 7 pháp là phụ tùng cho pháp chánh định;

– Bảy pháp của bậc thiện trí thức: 1) dhammaññūtā: biết rõ pháp chân lý (là cái nhân); 2)atthaññūtā: biết rõ lý pháp (là cái quả); 3) attaññūtā: biết rõ mình (là trình độ bậc nào); 4) mattaññūtā: biết tri túc trong vật thực; 5) kātaññūtā: biết rõ sự áp dụng thì giờ (hợp thời hay không); 6) purisaññūtā: biết rõ công chúng (trình độ như thế nào trong khi hội họp); 7) puggataññutā: biết rõ nhân vật (trình độ bậc nào).

– Sức lực có 7: 1) saddhābalaṃ: sức lực đức tin; 2) vīriyabalaṃ: sức lực tinh tấn; 3) hiribalaṃ: sức lực hổ thẹn tội lỗi; 4) ottappabalaṃ: sức lực ghê sợ tội lỗi; 5) satibalaṃ: sức lực sự ghi nhớ; 6) samādhibalaṃ: sức lực của thiền định; 7) paññābalaṃ: sức lực của trí tuệ.

– Chỗ trú ngụ có 7 (viññānaṭṭhiti): 1) nānattakāyā nānattasaññino: có nhóm chúng sanh thân hình khác nhau, tư tưởng cũng khác nhau (như người ta, Chư Thiên, ngạ quỉ); 2) nānattakāyā ekattasaññino: có chúng sanh thân hình khác nhau, nhưng tư tưởng giống nhau (như Chư Thiên trên cõi sắc giới thuộc hạng sơ thiền); 3) ekattakāyā nānattasaññino: có chúng sanh thân hình giống nhau, nhưng tư tưởng khác nhau (như Chư Thiên trong cõi trời Abhassara sắc giới, thuộc hạng nhị thiền); 4) ekattakāyā ekattasaññino: có chúng sanh thân hình giống nhau luôn tư tưởng cũng giống nhau (như Chư Thiên trên cõi trời Subhakinhā sắc giới, thuộc hạng tam thiền); 5) ākāsānañcāyatanūpagā: có chúng sanh vượt qua khỏi những tư tưởng trong cảnh sắc nhập vào cõi không vô biên thiên lấy hư không vô tận làm cảnh giới; 6) viññāṇañcā yatanūpagā: có chúng sanh vượt qua khỏi cảnh không vô biên thiên, nhập vào cõi thức vô biên thiên lấy thức vô biên làm cảnh giới; 7) ākiñcaññāyatanūpagā: có chúng sanh vượt qua khỏi cõi thức vô biên nhập vào cảnh vô hữu sở thiên, lấy dầu cho vật chi nhỏ nhen vi tế hết sức làm cảnh giới cũng không có (là lấy sự không có chi cả làm cảnh giới cho tâm an trụ).

– Phiền não ngủ ngầm trong tâm có 7: 1) kāmarāgānusaya: tình dục ngủ ngầm (chờ có dịp sẽ dấy động lên); 2) paṭighānusaya: bất bình ngủ ngầm; 3) diṭṭhānusaya: kiến thức ngủ ngầm; 4) vicikicchānusaya: hoài nghi ngủ ngầm; 5) mānānusaya: cống cao, ngã mạn ngủ ngầm; 6) bhavarāgānusaya: mê thích tam giới ngủ ngầm; 7) ajjānusaya: vô minh ngủ ngầm.

– Đặc tính người có tính si mê có 7: 1) thīnaṃ: hay hôn mê; 2) middhaṃ: hay dã dượi, buồn ngủ; 3) uddhaccaṃ: phóng tâm (vì bị cảnh bên ngoài xao động); 4) kukkuccaṃ: loạn tâm (không yên tịnh tự bên trong không cần tiếp xúc cảnh bên ngoài mà vẫn vọng động); 5) vicikicchā: hoài nghi; 6) āhānaggahitā: hay cố chấp cái chi mình đã biết; 7) duppaṭinissaggā: cố chấp cái chi rồi khó dứt bỏ được.

– Đặc tính người có đức tin có 7: 1) muttacāgatā: thường hay dứt bỏ của cải để bố thí; 2) ariyānaṃ dassanakāmatā: hay mong gặp được bậc thánh nhân; 3) saddhammaṃ sokamatā: hay mong mỏi được nghe Phật pháp; 4) pāmojjabahulatā: hay có tâm vui thích hoan hỉ; 5) asathatā: ít hay khoe khoan; 6) amāyāvitā: không có giả dối (luôn luôn thành thật); 7) pasādanīyesu thānesu pasādo: trong sạch nơi đáng trong sạch.

– Đặc tính người có tánh sưu tầm có 7: 1) bhassabahulatā: người có tánh nói nhiều; 2) gaṇnārāmatā: ưa thích theo bè bạn, phe đảng; 3) kusalānuyoge arati: không ưa thích làm điều phước thiện; 4) anavaṭṭhita kiccatā: làm công việc gì không bền, không quyết định; 5) rattidhūmāyanā: ban đêm coi như ban ngày; 6) divāpajjatanā: ban ngày coi như không; 7) hurāhuraṃ dhāvanā: tâm hay suy nghĩ viển vông (lông bông).

– Đặc tính người có tánh giác ngộ có 7: 1) savacassatā: người dễ dạy; 2) kalyāmittatā: ưa gần bạn lành; 3) bhojane mattaññutā: là người có sự tri túc trong vật thực; 4) satisampajañña: có sự ghi nhớ và biết mình; 5) jāgariyānuyogo: có sự tinh tấn hay thức tỉnh ít ưa ngủ; 6) saṃvejaniyesu thānesu saṃvego: tâm chán nản trong chỗ đáng chán; 7) saṃviggassa yoniso padhānaṃ: tinh tấn chủ tâm trong pháp chán nản.

– Bảy hạng vợ: 1) vadhakābhariyā: lang tâm thê (vợ như kẻ nghịch, ngoại tình còn muốn giết chồng); 2) carībhariyā: đạo tặc thê (vợ như người trộm cướp của chồng); 3) ayyābhariyā: ác khẩu thê (vợ như người chủ nhà, rầy la chửi mắng chồng như tôi tớ); 4) mātābhariyā: như mẫu thê (vợ thương yêu săn sóc chồng như mẹ săn sóc cho con); 5) bhaginibhariyā: như muội thê (vợ lo săn sóc cung kính chồng như em gái sợ anh trai); 6) sahāyābhariyā (hay là) sakhībhariyā: bằng hữu thê (vợ như bạn hiền hằng chăm nom giúp đỡ cho chồng); 7) dāsībhariyā: thọ trái thê (vợ mà bị hành hạ coi như người tôi tớ vì thọ oan trái với nhau nên vẫn ráng nhẫn nại mà chịu khổ cực).

– Pháp cung kính có 7: cũng giống như 6 pháp cung kính chỗ đoạn pháp có 6 chi, chỉ thêm samādhigāravatā: cung kính pháp thiền định, như bậc xuất gia nào mà không tham thiền thì gọi là không cung kính vậy).

– Suy xét về sự chết của 7 hạng người: 1) yasamahaggato: suy xét sự chết của người có nhiều quyền thế; 2) puññamahaggato: sự chết của người phước đức; 3) thāmamahaggato: sự chết của người có nhiều sức lực mạnh mẽ; 4) iddhimahaggato: sự chết của người có nhiều thần thông; 5) paññāmahaggato: sự chết của người có nhiều trí tuệ; 6) paccekabuddhato: sự chết của Đức Phật Độc giác; 7) sammā sambuddhato: sự chết của bậc Toàn giác (Đức Phật).

– Bảy thứ lửa: 1) rāgaggi: lửa tình; 2) dosaggi: lửa sân; 3) mohaggi: lửa si; 4) āhuṇayyaggi: lửa cha mẹ (thiêu đốt con bất hiếu); 5) dakkhiṇeyyaggi: lửa Thánh nhơn (là lửa chư Tăng); 6) gahapataggi: lửa gia đình (lửa vợ chồng); 7) pakataggi hay là kaṭṭhaggi: lửa thường hay là lửa cháy của cây.

– Bậc thầy tổ có những đức lành đáng kính: 1) piyo: có tánh tình đáng yêu mến; 2) garu: bậc đáng cung kính; 3) bhāvaniyo: bậc đáng khen ngợi; 4) vattā: siêng năng dạy dỗ; 5) vacanakkhamo: nhẫn nại được lời nói của người; 6) gambhīra kathaṃ kattā: hay nói những lời cao thượng sâu xa; 7) no aṭṭhane niyojeti: không dắt dẫn đệ tử những điều vô ích.

– Bảy báu của đức vua Chuyển luân vương: 1) cakkaratana: bánh xe báu; 2) hatthīratana: voi báu; 3) assaratana: ngựa báu; 4) maṇiratana: ngọc báu; 5) itthiratana: vợ báu; 6) gahapatiratana: bá hộ báu; 7) parināyakaratana: tôi báu hay là con báu.

– Bảy pháp để sanh về trời Đế Thích hay là Ngọc Hoàng: 1) mātāpetibhara: nuôi dưỡng cha mẹ suốt đời; 2) kulejeṭṭhāpacāyī: cung kính các bậc trưởng lão (trong gia tộc); 3) saṇhavaca: nói lời dịu ngọt; 4) pesuneyyappahāyī: dứt bỏ lời nói đâm thọc; 5) maccheraviriye: tinh tấn dứt bỏ sự bỏn xẻn (hay bố thí); 6) sacca: nói lời chân thật; 7) kodhābhibhū: đè nén tâm sân hận không cho phát sanh được.

– Nên thân cận bạn lành có 7 chi: 1) duddadaṃ dadāti: cho vật hiếm có (là ít cho được); 2)dukkaraṃ karoti: làm điều mà ít ai làm được (cho bạn); 3) dukkhanaṃ khamati: nhịn việc mà khó nhịn được; 4) guyhamassa āvikaroti: nói thật tâm sự của mình (nói chuyện kín); 5) guyhamassa pariguhati: giấu sự bí mật của bạn không nói với ai; 6) āpadāsu na jahāti: không bỏ nhau trong khi có hoạn nạn; 7) khīno nātimāññeti: khi bạn bị suy sụp cũng không bỏ và khi dể.

– Thiện tín có 7 điều, thầy tỳ khưu không nên đến nhà: 1) na manāpena paccuṭṭhenti: không sẵn lòng đứng dậy tiếp rước; 2) na manāpena abhivādenti: không sốt sắng đảnh lễ; 3) na manāpena āsanaṃdenti: không vui lòng mời ngồi; 4) santamassa parigūhanti: giấu không cho thấy vật đã có;5) bahukamhi thokaṃ denti: có đồ nhiều nhưng chỉ cho một chút ít; 6) paṇītamhi lūkhaṃ denti: có vật quí nhưng chỉ cho vật xấu hèn; 7) asakkaccaṃ denti: cho không có vẻ cung kính. (Nếu thiện tín có 7 chi ngược lại thì nên đến nhà).

– Thầy tỳ khưu có 7 pháp có thể làm cho pháp trầm luân tiêu tan: 1) saddho hoti: có đức tin; 2)sīlavā hoti: có giới hạnh; 3) bahussuto hoti: nghe nhiều học rộng; 4) paṭisallino hoti: là xa lánh bè đảng ở một mình nơi thanh vắng; 5) āraddhavirito hoti: có sự tinh tấn; 6) satimā hoti: có sự ghi nhớ; 7) paññavā hoti: có trí tuệ.

– Pháp ví như mũi tên có 7: 1) rāgasalla: ái tình như mũi tên; 2) dosasalla: sân hận; 3) mohasalla: si mê; 4) mānasalla: cống cao, ngã mạn; 5) sokasalla: sự khóc than thương tiếc; 6) kathaṃkathosalla: hoài nghi; 7) diṭṭhisalla: kiến thức (hiểu sai lầm).

– Sự khuyết điểm hay bất hạnh của thiện tín có 7: 1) bhikkhudassanaṃ hāpeti: bỏ không muốn gặp thấy Chư Tăng; 2) saddhammassavanaṃ pamajjati: dể duôi trong sự nghe pháp (ý không muốn nghe); 3) addhisīlena sikkhati: không có giới hạnh (không muốn giữ giới); 4) appasāda bahulohoti: tâm không trong sạch (Tam bảo); 5) upārambhacitto dhammaṃ sunāti randhagavesī: trong khi nghe pháp cố ý tìm lỗi và phát tâm sân hận; 6) ito bahiddhā dakkhineyya gavesati: kiếm người ngoài Phật giáo để bố thí; 7) tattha ca pubbakāraṃ karoti: bố thí cho người tu ngoại đạo (tưởng làm như vậy là đúng cao thượng). (Trái lại 7 điều này là thiện tín có đức hạnh và đầy đủ).

– Tỳ khưu có 7 pháp làm cho bậc đồng đạo cảm mến: 1) na lābhakāmo: không tham lợi; 2) na sakkārakāmo: không ham sự cúng dường; 3) na anavaññattikāmo: không chấp nhứt; 4) hirimā: có sự hổ thẹn tội lỗi; 5) ottappī: có sự ghê sợ tội lỗi; 6) anissukī ; không có sự ganh tị; 7) amaccharī: không có sự bỏn xẻn, rít rống. (Ngược lại 7 điều làm cho các bậc đồng đạo chán ghét).

– Ví dụ sự lặn xuống nước của 7 hạng người: 1) sakiṃ nimmuggo nimmuggova hoti: lặn xuống một lần rồi đi luôn không có ngóp lên (là ngụ ý người tà kiến nhất là đoạn kiến); 2) ummujjitvā nimmujjati: ngóp lên rồi lặn xuống nữa (như người đã qui y giữ giới rồi phạm giới hoặc bỏ đi); 3)ummujjitvā jhito hoti: ngóp lên rồi đứng đó (như thường nhơn có giới hạnh); 4) ummujjitvā vipassati viloketi: ngóp lên rồi dòm kiếm đặng đi (như bậc Tu-đà-huờn); 5) ummujjitvā patarati: ngóp lên rồi dòm ngay hướng mình phải đi đến (là bậc Tư-đà-hàm); 6) ummujjitvā patigādhappatto hoti: ngóp lên rồi lội qua tới bờ kia ở đó không trở lại nữa (như bậc A-na-hàm); 7) ummujjitvā tiṇṇo hoti: ngóp lên rồi lội qua tới bờ kia lên đứng trên bờ (như bậc đã đắc A-la-hán).

---

 

VIII. Pháp Có 8 Chi

 – Pháp chân chánh hay là Bát chánh đạo: 1) sammādiṭṭhi: chánh kiến; 2) sammā saṅkappo: chánh tư duy; 3) sammāvācā: chánh ngữ; 4) sammākammanto: chánh nghiệp; 5) sammā ājivo: chánh mạng; 6) sammā vācāmo: chánh tinh tấn; 7) sammā sati: chánh niệm; 8) sammā samādhi: chánh định (Tương đối cũng có tám pháp tà vậy – micchatta – con đường tà).

– Bậc đáng thọ lãnh đồ cúng dường của tín thí có 8: 1) Tu-đà-huờn đạo; 2) Tu-đà-huờn quả; 3) Tư-đà-hàm đạo; 4) Tư-đà-hàm quả; 5) A-na-hàm đạo; 6) A-na-hàm quả; 7) A-la-hán đạo; 8) A-la-hán quả.

– Ỷ lại vì lý do mà sanh lười biếng huỡn đãi có 8: 1) kammaṃ kātabbaṃ hoti: nghĩ rằng công việc này ta phải làm, vậy thì ta phải nghỉ cho khỏe vì lý do mà huỡn đãi sự hành đạo; 2) kammaṃ kataṃ hoti: nghĩ rằng ta mới vừa làm công việc rồi v.v…; 3) maggo gantabbo hoti: nghĩ rằng ta có công chuyện phải đi đường xa…; 4) maggo gato hoti: nghĩ rằng ta đi đường xa mới đến còn mệt nhọc…; 5) gāmaṃ vā nigamaṃvā piṇdāya caronto: nghĩ rằng ta sẽ đi vào xóm hoặc thành thị để khất thực, phải bị mệt nhọc v.v…; 6) gāmaṃ vā nigama vā piṇdāya caronto alatthaṃ lūkhassa vā paṇītassa vā: nghĩ rằng ta đã đi khất thực được vật tốt xấu ít nhiều vừa đủ no nhưng ta còn mệt nhọc v.v…; 7) uppanno hoti appamattako ābādho: nghĩ rằng trong người ta vừa mới phát bệnh chút ít thì ta phải nghỉ cho khỏe v.v…; 8) gilānā vuṭṭhito hoti: nghĩ rằng ta vừa mới khỏi bệnh còn mệt nhọc yếu đuối vậy phải nghỉ cho khỏe đã v.v… Nghĩ như vậy rồi sanh ra lười biếng, huỡn đãi sự hành đạo. (Ngược lại trong 8 điều là sự sốt sắng, tinh tấn – ārabbhavatthu).

– Tám hạng người bố thí: 1) āsajja dānaṃ deti: cho vì người ta tới nhà mình; 2) bhayā dānaṃ deti: cho vì sợ người biếm nhẻ, chê bai, hoặc cảnh khổ; 3) adāsi meti dānaṃ deti: cho vì nghĩ rằng họ đã cho mình lại; 4) dassati meti dānaṃ deti: cho vì nghĩ rằng họ sẽ cho mình lại; 5) sādhu dānanti dānaṃ deti: cho vì nghĩ rằng bố thí làm cho ta được sự lợi ích và tốt đẹp; 6) apacantānadānaṃ dānaṃ na dātunti dānaṃ deti: cho vì nghĩ rằng mình nấu mà người không nấu (không cho như vậy là không nên); 7) kalyāṇo kittisaddo abbhuggacchatīti: cho vì nghĩ rằng ta sẽ được danh tiếng đi khắp nơi; 8) cittālaṅkāra citaparikkhāratthaṃ dānaṃ deti: cho vì nghĩ rằng đây là vật phụ thuộc để trang điểm (trao đổi) cho tâm tốt đẹp.

– Pháp thế gian có 8 (khi nào đắc quả thánh mới hết): 1) Lābho: được lợi; 2) Alābho: thất lợi; 3) Yaso: được danh; 4) Ayaso: thất danh; 5) Nindā: bị chê; 6) Pasaṃsā: được khen; 7) Sukho: được vui; 8) Dukkho: bị khổ. Tám pháp thế gian này luôn luôn ám ảnh, đè nén tâm của bậc phàm nhân nhiều hay ít. Còn thế gian thì vẫn còn bị nó sai khiến.

– Tám món giải thoát – vimokkha: 1) rūpāni passati: thấy những sắc bên ngoài (như 10 kasiṇa); 2)ajjhattaarūpasaññī eko bahiddhā rūpāni passati: có người chủ ý danh pháp bên trong rồi thấy sắc pháp bên ngoài; 3) subhanteva adhimokkho hoti: quyết định tin chắc trong các đề mục kasiṇa; 4) ākāsānañcāyatanaṃ upasampajja viharati: nhập vào cõi Không vô biên thiên (vì tâm đã diệt hết sắc tưởng); 5) viññāṇañyatanaṃ ūpasampajja viharati: nhập vào cõi Thức vô biên thiên (vì tâm đã vượt khỏi cảnh không vô biên thiên); 6) ākiñcaññāyatanaṃ upasampajja viharati: nhập vào cõi Vô hữu sở thiên (vì tâm đã vượt khỏi cảnh thức vô biên thiên); 7) nevasaññānāsāññāyatanaṃ apasampajjaviharati: nhập vào cõi Phi phi tưởng thiên (vì tâm đã vượt khỏi cảnh vô hữu sở thiên); 8) sañña vedayitanirodhaṃ upasampajja viharati: nhập vào ‘Đại định’ diệt thọ tưởng (diệt tất cả tư tưởng và thọ).

– Tám vị đại A-la-hán trong 8 hướng: 1) Đại đức Xá Lợi Phất ở hướng Nam; 2) Đại đức Ānanda ở hướng Tây; 3) Đại đức Mục Kiền Liên ở hướng Bắc; 4) Đại đức Koṇdañña ở hướng Đông; 5) Đại đức Gavampati ở hướng Đông Nam; 6) Đại đức Upālī ở hướng Tây Nam; 7) Đại đức Ca Diếp ở hướng Tây Bắc; 8) Đại đức Rāhula ở hướng Đông Bắc;

– Các pháp đồng hợp (có thể nguyện thành Phật Tổ được): 1) manussatta: loài người; 2)liṅgasampatti: phải là người nam; 3) hetu: có duyên lành có thể đắc A-la-hán quả được; 4)satthāradassanaṃ: được gặp Đức Phật Chánh Giác; 5) pabbajjā: phải là bậc xuất gia; 6)guṇasampatti: phải có đức lành như đắc bát thiền; 7) adhikāro: có được làm phước báu (nhất là 5 pháp đại thí); 8) chandatā: có tâm nguyện vọng muốn cho thành 1 bậc Chánh giác;

– Bố thí của bậc trí thức có 8: 1) suciṃdeti: cho vật sạch sẽ; 2) pantīaṃ deti: cho vật quí trọng; 3) kālena deti: cho trong lúc hạp thời; 4) kappiyaṃ deti: cho vật hợp pháp; 5) viceyya deti: suy xét rồi mới cho; 6) abhiṇhaṃ deti: cho thường thường; 7) dadaṃ cittam pasādeti: đang khi cho tâm rất trong sạch vui thích; 8) datvā attamano hoti: khi cho rồi tâm cũng vui thích.

– Tám pháp điên (nguyên nhân làm cho điên cuồng): 1) kāmummattako: điên vì tình; 2)kodhummattako: điên vì sân hận; 3) diṭṭhummattako: điên vì tà kiến; 4) mohummattako: điên vì si mê; 5) yakkhummattako: điên vì quỉ nhập; 6) pittummattako: điên vì mật xao động; 7) surummattako: điên vì rượu; 8) byasanummattako: điên vì gặp sự tai hại biến cố đến mình.

– Nguyên nhân làm cho tai hại suy sụp có 8: 1) itthīsoṇḍa: ưa đàng điếm (theo gái); 2) surāsoṇḍa: ưa uống rượu; 3) pūvasoṇḍa: ưa làm tiệc ăn uống, bánh trái v.v… 4) akkadhutta: ưa cờ bạc hoặc chơi cá với nhau (như cá ngựa); 5) pāpamitta: ưa bạn ác; 6) ālassa: tánh lười biếng; 7) rattiyā vicaraṇa: ưa đi chơi đêm; 8) samajjavicaraṇa: ưa đi coi hát xướng hoặc âm nhạc khiêu vũ.

– Pháp suy xét làm cho phát sanh sự chán nản có 8: 1) jātidukkha: suy xét khổ của sự sanh; 2)jarādukkha: suy xét khổ của sự già; 3) byādhidukkha: suy xét khổ bệnh; 4) maraṇadukkha: suy xét cái khổ sự chết; 5) apayādukkha: suy xét cái khổ của bốn đường ác đạo; 6) atītadukkha: suy xét cái khổ đã qua; 7) anāgatadukkha: suy xét cái khổ sẽ đến trong vị lai; 8) āhārapariyeṭṭhitadukkha: suy xét cái khổ của sự kiếm tìm vật thực để nuôi mạng sống.

– Đặc tính của pháp để so sánh coi phải kinh luật hay không: 1) virāga: pháp nào thực hành cho dứt bỏ tình dục; 2) visaṃyoga: để thoát khỏi khổ; 3) apacaya: để xa lìa phiền não; 4) appicchatā: làm cho ít ham muốn; 5) santuṭṭhi: được sự tri túc; 6) paviveka: làm cho được sự yên lặng; 7) viriyārambha: làm cho có sự tinh tấn; 8) subharatā: làm cho người dễ nuôi. (Nếu ngược lại cũng 8 điều thì không phải kinh luật chân chánh).

– Vô minh có 8 điều: 1) dukkhe aññāṇaṃ: không biết rõ cái khổ; 2) dukkhasamudaye aññāṇaṃ: không biết nguyên nhân phát sanh cái khổ; 3) dukkha nirodhe añjāṇaṃ: không biết nơi diệt khổ; 4) dukkha nirodha gāminī paṭipadāya aññāṇaṃ: không biết rõ con đường thực hành cho đến nơi diệt khổ; 5) pubbante añjāṇam: không biết rõ chỗ khởi thủy đầu tiên của con người; 6) aparante aññāṇam: không biết chỗ cuối cùng sau này của loài người; 7) pubbantāparante aññāṇaṃ: không biết rõ chỗ khởi thủy và chỗ cuối cùng của loài người; 8) paṭiccasamuppāde aññāṇaṃ: không biết rõ lý nhân quả liên quan.

– Tám thứ nước trái cây được uống lúc chiều: 1) ambapānaṃ: nước trái xoài; 2) jambūpānaṃ: nước trái trâm hay mận; 3) cocapānaṃ: nước trái chuối hột; 4) mocapāna: nước trái chuối thường; 5) madhukapānaṃ: nước trái viết (giống như trái cà na mùi rất thơm ngon); 6) muddikapānaṃ: nước trái thị; 7) sālukapānaṃ: nước làm bằng củ sen, củ co, bông súng v.v…; 8) phārusakapānaṃ: nước làm bằng trái thanh trà.

– Minh triết – vijjā có 8: 1) pubbenivāsānussatiññāṇa: túc mạng minh (biết tiền kiếp); 2)cutūpapātaññāṇa: thiên nhãn minh hay là sanh tử minh; 3) āsavakkayaññāṇa: lậu tận minh (diệt tận phiền não); 4) vipassanā ñāṇa: minh sát minh (huệ thấy thật tướng pháp hữu vi); 5) manomayiddhi: phân tâm minh (dùng tâm hóa ra nhiều người); 6) iddhividhiññāṇa: thần thông minh (biết biến hóa đủ cách); 7) dibbhasota: nhĩ minh (tai nghe đủ thứ tiếng dầu xa gần); 8) cetopariññṇa: tha tâm minh (biết rõ tâm của kẻ khác).

– Phụ nữ cột người nam (làm cho quyến luyến) có 8 cách: 1) rūpena: do sắc đẹp; 2) hasitena: do sự cười duyên; 3) bhaṇitena: do sự chuyện vãng với nhau qua lại; 4) gītena: do tiếng ca hát hay; 5)rennena: do sự kêu gọi chào hỏi; 6) ākappena: so tánh cách điệu bộ; 7) vana bhaṅgena: do cho bông hoa hoặc vật nọ vật kia; 8) phassena: do sự thân cận đụng chạm với nhau.

– Sự sát sanh do 8 nguyên nhân: 1) rāgavasena: giết vì tình dục; 2) dosavasena: giết vì sân hận; 3)mohavasena: giết vì si mê; 4) mānavasena: giết vì tự cao; 5) lobhavasena: giết vì lòng tham; 6)jīvitatthāya: giết vì để nuôi mạng sống; 7) añāṇavasena: giết vì không biết tội phước chi; 8)vinayavasena: giết vì lệ luật (như lệ luật của vua, hoặc tế thần lửa v.v…).

– Tám điều lạ của bể cả: 1) bờ biển từ từ đi sâu xuống (không bẩn như sông, giếng); 2) nước biển một nực, không khi nào tràn lên khỏi bờ; 3) biển cả luôn luôn sạch không có tử thi, nếu có sóng cũng đánh đưa lên bờ; 4) tất cả nước sông rạch ao hồ khi chảy ra bể cả rồi thì mất tên của mình chỉ gọi chung là nước biển vậy thôi; 5) từ lúc nào cũng vậy, dầu cho nước bao nhiêu sông rạch chảy vào nhưng cũng không làm cho biển tràn lên hoặc lưng bớt rõ rệt; 6) nước biển lúc nào cũng chỉ có một mùi mặn mà thôi; 7) trong biển có rất nhiều bảo vật, như vàng, bạc, xích châu, xa cừ, mã não, san hô, hổ phách v.v…; 8) trong biển có nhiều loại thú to lớn có đến 4, 5 trăm do tuần.

– Sự so sánh trong Phật giáo với tám điều lạ của bể cả: 1) Phật pháp cũng dạy từ chỗ cạn đến chỗ sâu (như giới, định, tuệ); 2) trong Phật pháp, các thầy tỳ khưu đều thọ trì điều học in nhau hết thảy không dám vượt qua điều học mà Đức Phật đã chế định; 3) trong giáo pháp luôn luôn trong sạch, không có người phạm tội bất cộng trụ mà còn ăn chung ở chung với tăng chúng, dầu cho có cũng phải đưa ra khỏi tăng già; 4) tất cả các dòng, giống dân tộc nào một khi đã vào xuất gia theo Phật giáo đều mất hết tên dòng giống của mình, chỉ gọi chung là Thích Ca Tử hoặc người samôn tu Phật vậy thôi; 5) trong giáo pháp có Niết-bàn là nơi chứa đựng, dầu cho bao nhiêu người đắc đạo nhập Niết-bàn cũng không làm cho đầy hay vơi rõ rệt; 6) Phật pháp chỉ có một mùi giải thoát mà thôi; 7)trong Phật giáo cũng có nhiều bảo vật như 7 báu của Phật giáo, tứ niệm xứ, tứ chánh cần, ngũ căn, ngũ lực, v.v…; 8) trong Phật giáo cũng có nhiều nhân vật to lớn như bậc Tu-đà-huờn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm, A-la-hán và Đức Chánh Biến Tri.

– Tám hạng người không thể suy xét lý pháp sâu xa: 1) rāgacarito: người có tánh ái tình; 2)dosacarito: tánh sân hận; 3) mohacarito: có tánh si mê; 4) mānacarito: có tánh ngã mạn; 5) luddho: người tư cách thấp hèn; 6) alasso: tánh lười biếng, trễ nải; 7) ekacintito: người chấp theo ý riêng mình (không chịu nghe theo ai); 8) bālo: người có tánh tình hung ác.

– Tám hạng người không nên (không đáng) nguyện pháp đầu đà: 1) pāpiccho: người ham muốn xấu xa; 2) icchāpakato: người hay ganh tị; 3) kuhako: người có tánh giả dối; 4) kuluddho: người tham lam đê hèn; 5) odariko: người tính lo cho được no bụng mình; 6) lobhakāmo: người mê thích sự tham muốn cho được lợi; 7) yasahetu: người ưa thích danh vọng, địa vị; 8) kittikāmo: người thích danh tiếng khen ngợi.

– Tám nguyên nhân làm cho huệ phân tách được đầy đủ: 1) pubbapayogo: đã từng thực hành pháp minh sát với Đức Phật nào trong kiếp trước (nhưng chưa đắc đạo); 2) bāhusaccaṃ: đã từng nghe nhiều học rộng trong các môn nghệ thuật; 3) desabhāsā: đã từng thông thạo nhiều thứ tiếng (nhất là tiếng Pāli); 4) āgamo: đã có học Phật ngôn ít nhiều; 5) paripucchā: đã có hỏi đạo, luận đạo lý trong Tam Tạng; 6) adhīyayo: đã đắc được quả thánh nào trong Tứ Thánh; 7) garuissannissamo: đã từng ngồi gần bên thầy sáng suốt mà học hỏi và nghe đạo; 8) tathā mittasampatti: đã từng thân cận bạn lành là bậc thông thạo có nhiều trí tuệ.

– Nguyên nhân buộc lòng người bố thí có 8: 1) chandadānaṃ: vì thương mà cho; 2) dosadānaṃ: vì giận mà cho; 3) mohadānaṃ: vì si mê mà cho; 4) bhayadānam: vì sợ mà cho; 5) dinna pubbadāna: cho vì nghĩ rằng gia quyến mình đã quen cho; 6) sugati uppajjanadānaṃ: cho vì nghĩ rằng mình sẽ được sanh về nhàn cảnh; 7) cittappasādanadānaṃ: cho do tâm trong sạch khi làm; 8) cittalaṅkāradānaṃ: cho để làm vật trau dồi tốt đẹp cho tâm.

– Địa ngục có 8: 1) Sanjiva; 2) Kālasuta; 3) Saṅghāta; 4) Rorava; 5) Mahārorava; 6) Tāpa; 7) Mahātāpa; 8) Avīci. (Nếu nói địa ngục có 10 cảnh thì thêm 2 cảnh nữa là: Mahāvivīci và Lokantara).

---

 

IX. Pháp Có 9 Chi

– Nguyên nhân phát sanh sự gây thù oán có 9: 1) anatthaṃ me acarīti āghātaṃ bandhati: nghĩ rằng người ấy đã làm cho ta mất sự lợi ích, rồi căm giận cột thù trong tâm; 2) anatthaṃ me caratīti āghātaṃ bandhati: nghĩ rằng người ấy đương làm cho ta mất sự lợi ích; 3) anatthaṃ me carissatīti āghātaṃ bandhati: nghĩ rằng người ấy sẽ làm cho ta mất sự lợi ích; 4) piyassa me manāpassa anatthaṃ acari: nghĩ rằng người ấy đã làm cho người mình thương yêu, ưa thích, mất sự lợi ích; 5) piyassa me manāpassa anatthaṃ carati: nghĩ rằng người ấy đương làm cho người mình thương yêu, ưa thích, mất sự lợi ích; 6) piyassa me manāpassa anatthaṃ garissatīti āghātaṃ bandhati: nghĩ rằng người ấy sẽ làm cho người mình thương yêu, ưa mến, mất sự lợi ích; 7) appiyassa me amanāpassa atthaṃ acari āghātaṃ bandhti: nghĩ rằng người ấy đã làm cho người mình không thương yêu, không ưa thích, được sự lợi ích, rồi gây thù trong tâm; 8) appiyassa me amanāpassa atthaṃ carati āghātaṃ bandhati: nghĩ rằng người ấy đương làm cho người mình không thương yêu, không ưa thích, được sự lợi ích; 9) appiyassa me amannāpassa atthaṃ carissatīti āghātaṃ bandhati: nghĩ rằng người ấy sẽ làm cho người mình không thương yêu, không ưa thích, được sự lợi ích, rồi gây thù, kết oán trong tâm. (Sự không gây thù oán cũng có 9 điều là suy nghĩ ngược lại là họ đã làm điều có lợi ích cho ta ít nhiều, v.v…).

– Sattāvāsa – chỗ ở của chúng sanh có 9: 1) sattā nānattakāyā nānattasaññiṇo: có chúng sanh thân hình khác nhau luôn cả tư tưởng cũng khác nhau (như người ta, có hạng Chư Thiên và ngạ quỉ); 2)sattā ñanattakāyā ekattasaññiṇo: có chúng sanh thân hình khác nhau nhưng tư tưởng giống nhau (như Chư Thiên cõi trời sắc giới thuộc cảnh sơ thiền); 3) sattā ekattakāyā nānattasaññiṇo: có chúng sanh thân hình giống nhau nhưng tư tưởng khác nhau (như Chư Thiên cõi trời sắc giới ābbassarā thuộc cảnh nhị thiền); 4) sattā ekattakāyā ekattasaññiṇo: có chúng sanh thân hình giống nhau luôn cả tư tưởng cũng giống nhau (như Chư Thiên cõi sắc giới subhakiṇhā thuộc cảnh tam thiền); 5) sattā asaññiṇo: có chúng sanh không có tư tưởng (như Chư Thiên cõi sắc āññisattā: vô tưởng (thuộc cảnh tứ thiền bậc trên); 6) ākāsānañcāyatanupagā: chúng sanh ở cảnh không vô biên thiên; 7) viññānañcāyatanupagā: chúng sanh ở cảnh thức vô biên thiên; 8) ākiñcaññāyatanupagā: chúng sanh ở cảnh vô sở hữu thiên; 9) nevasaññānāsaññāyatanupagā: chúng sanh ở cảnh phi phi tưởng thiên.

– Thời kì trở ngại cho sự xuất gia hành phạm hạnh có 9: 1) puggala nirayaṃ uppanno hopti: đức Phật giáng sanh đang truyền bá giáo lý của Ngài, nhưng người lại bị sa cảnh địa ngục (như vậy cũng là thời kỳ trở ngại cho sự xuất gia hành đạo cao thượng); 2) puggala tiracchānayoniṃ hoti: người bị sanh làm súc sanh; 3) peta visayaṃ uppanno hoti: sanh làm ngạ quỉ; 4) asurakāyaṃ uppanno hoti: sanh làm Atula; 5) dīghāyakaṃ devanikāyaṃ upponno hoti: sanh làm Chư Thiên tuổi thọ lâu dài; 6) paccantimesu janapadesu: sanh ngoài xứ trung Ấn Độ chỗ không có hàng tứ chúng đi đến; 7) majjhimesu janapadesu micchādiṭṭhiko: sanh trong xứ trung Ấn Độ nhưng trong dòng tà kiến, không tin nhân quả, tội phước; 8) majjhimesu janapadesu paccājāto hoti duppañño jaḷo elamūgo: sanh nơi trung Ấn Độ nhưng là người câm, ngu si, không trí tuệ; 9) majjhimesu janapadesu paccājāto hoti pañña vā ajolo anelamūgo: sanh nơi trung Ấn Độ làm người không câm, có trí tuệ, thông thạo nhưng không có Đức Phật ra đời giáo hóa.

– Sự diệt tắt phiền não theo thứ tự có 9: 1) pathamajjhānaṃ samāpannassa kāmasaññā nirodhā hoti: khi nhập vào sơ thiền thì diệt tắt dục tưởng (tắt tư tưởng về tình dục); 2) dutiyajjhānaṃ samāpannassa vitakkavicārā nirodha honti: khi nhập vào nhị thiền thì diệt tắt tầm và sát; 3) tatiyajjhānam samāpannassa pīti nirodhā hoti: khi nhập vào tam thiền thì phỉ lạc diệt tắt; 4) catuthajjhānāṃ samāpannassa assāsappassāsā nirodha honti: khi nhập vào tứ thiền thì hơi thở ra vô cũng diệt tắt; 5) ākāsānañcāyatanaṃ saṃāpannassa rūpasaññā nirodhā honti: khi nhập vào không vô biên thiên thiền thì sắc tưởng diệt tắt; 6) viññāṇañcātanaṃ samāpannassa ākāsānañcāyatanasaññā nirodhā hoti: khi nhập vào thức vô biên thiên thiền thì không vô biên thiên tưởng cũng diệt tắt; 7) ākiñcaññāyatanaṃ samāpannassa viññāṇañcā yatanasaññā nirodhā hoti: khi nhập vào vô hữu sở thiên thiền thì thức vô biên thiên tưởng cũng diệt tắt; 8) nevasaññā, nāsaññāyatanaṃ samāpannassa ākiñcaññāyatanasaññā nirodhā hoti: khi nhập vào phi phi tưởng thiền thì vô hữu sở thiên tưởng diệt tắt; 9) saññāvedayitanirodhaṃ samāpannassa sañjā ca vedanā ca nirodhā honti: khi nhập vào diệt thọ tưởng định thì thọ và tưởng cũng diệt tắt.

– Ân Đức Phật có 9: 1) Arahaṃ: Ứng Cúng; 2) Sammā Sambuddho: Chánh Biến Tri; 3) Vijjācaraṇasampanno: Minh Hạnh Túc; 4) Sugato: Thiện Thệ; 5) Lokavidū: Thế Gian Giải; 6) Anuttaro Purisadammasārathi: Vô Thượng Điều Ngự Trượng Phu; 7) Satthādevamanussānaṃ: Thiên Nhơn Sư; 8) Buddho: Phật; 9) Bhagavā: Thế Tôn.

– Pháp nhơ bẩn có 9: 1) kodha: hung dữ; 2) makkha: bạc ân; 3) issā: ganh tị; 4) macchariya: bỏn xẻn; 5) māyā: làm bộ, giả dối; 6) sātheyya: khoe khoang; 7) musā: nói láo; 8) pāpicchā: tham muốn xấu xa; 9) micchādiṭṭhi: tà kiến.

– Ngã mạn có 9: 1) seyyassa seyyohamasmīti māgo: người cao thượng, cho mình cao thượng hơn người; 2) seyyassa sadisohamasmīti: người cao thượng, cho mình bằng người hay ngang hàng người; 3) seyyassa hīnohamosmīti: người cao thượng, cho mình đê hèn hơn người; 4) sadisassa seyyohamasmīti māno: người ngang hàng với người, cho mình là cao thượng hơn người; 5) sadisassa sadisohamasmīti māno: người ngang hàng với người, nhưng cho mình (ý mình) bằng người; 6) sadisassa hīnohamasmīti māno: người ngang hàng với người, nhưng cho mình thấp hèn hơn người; 7) hīnassa seyyohamasmīti māno: người thấp hèn hơn người, nhưng cho mình cao thượng hơn người; 8) hīnassa sadisohamasmīti māno: người thấp hèn hơn người, nhưng cho mình ngang hàng với người; 9) hīnassa hīnohamasmīti māno: người thấp hèn hơn người, cũng cho mình là thấp hèn hơn người.

– Phụ nữ phản chồng hoặc ngoại tình do 9 điều: 1) ārāmagamanasīlā: siêng đi dạo vườn hoa; 2)uyyānagamanasīlā: siêng đi chơi vườn bách thảo; 3) nadītitthagamanassīlā: hay ưa đi bến nước (mấy chỗ người tụ tắm); 4) ñātikulagamanasīlā: hay ưa đi đến nhà bà con thân quyến; 5) parakulagamanasīlā: hay đi đến nhà người này, người kia; 6) ābharanāya gamanasīlā: ưa sửa soạn, trang điểm thân mình cho đẹp; 7) majjapāyinī: ưa uống rượu và chất say; 8) bhitticchiddesu olokanī: ưa lén dòm theo cửa sổ hoặc lỗ trống; 9) gāmadvāre thitasīlā: ưa đứng gần cửa cổng, cửa làng dòm người.

– Sự thanh tịnh hay trong sạch có 9: 1) sīlavisuddhi: giới thanh tịnh; 2) cittavisuddhi: tâm thanh tịnh (định); 3) diṭṭhivisuddhi: kiến thức thanh tịnh; 4) kankhāvitarana visuddhi: dứt hoài nghi (thanh tịnh); 5) maggāmaggaññānā: đạo phi đạo tuệ thanh tịnh; 6) paṭipadāñāṇadassana visuddhi: kiến tuệ thực hành thanh tịnh; 7) ñānadassana visuddhi: kiến tuệ thanh tịnh; 8) paññā visuddhi: tuệ thanh tịnh; 9) vimuttivisuddhi: giải thoát thanh tịnh.

– Giáo pháp Đức Phật có 9 điều: 1) Suttaṃ: những Phật ngôn trong tạng luật của tỳ khưu và tỳ khưu ni, tất cả lời trong tạng kinh như maṅgalasutta và ratanasutta, v.v…; 2) Geyya: tất cả Phật ngôn nào thuộc kệ ngôn gāthā; 3) Veyyākaraṇa: những Phật ngôn ngoài kệ ngôn và ngoài 8 điều Phật ngôn khác ra như trong tạng samyuttanikāya và tất cả trong tạng Luận; 4) Gāthā: tất cả bài kệ ngôn như Pháp cú kinh và Thượng Tọa kệ của lưỡng phái; 5) Udāna: những bộ kinh thuộc về sự thỏa thích mà phát thinh ra (có 82); 6) Itivuttaka: những bộ kinh có nêu “lời này do Đức Thế Tôn nói” vuttomidabhagavatā (có 110 bộ); 7) Jātaka: tất cả kinh bổn sanh nói về tiền kiếp (có 550 kiếp); 8) Abbhūta dhamma: tất cả bộ kinh nào thuật sự lạ lùng, phi thường chưa từng có (như Ānanda có 4 pháp lạ thường, v.v…); 9) Vedalla: những bộ kinh do một nhân vật nào khi tâm vui vẻ, hân hoan vào đảnh lễ hỏi Phật như Mahāvedallasutta và Sāmmādiṭṭhisutta, v.v…).

– Sự lợi ích của sự xuất gia có 9: 1) appiccho: ít tham muốn; 2) sanṭuṭṭho: có sự tri túc; 3) vivitto: thích nơi thanh vắng, được ở một mình nơi thanh vắng; 4) asaṃsattho: không có lộn xộn với phe đảng; 5) nirālayo: không có sự mến tiếc; 6) anikketo: không có chỗ ở nhứt định (không chấp chỗ ở); 7) paripunnasīlo: có giới hạnh đầy đủ (dễ giữ giới); 8) sallekhitācāro: có hạnh kiểm nghiêm trang; 9) dhutaṅga paṭipattikusalo: thông thạo trong cách thực hành các pháp đầu đà.

– Sự chế định – pañjatti trong luật có 9: 1) paññatti: chế định (lần đầu); 2) anuppañjatti: chế định liên tục; 3) anuppanappañjatti: chế định phòng ngừa; 4) sabbatthappaññatti: chế định khắp các xứ; 5) pasesappaññatti: chế định quốc độ (riêng trong một xứ); 6) sādhāranappaññatti: chế định công cộng (là chung cho tăng và ni); 7) asādhāranappaññatti: chế định riêng biệt (là riêng cho tăng hoặc ni); 8) ekato paññatti: chế định một bên; 9) ubhato paññatti: chế định lưỡng phái (tăng và ni).

---

 

 X. Pháp Có 10 Chi

– Nāthakaraṇadhamma: pháp nương nhờ có 10: 1) sīlavā: thâu thúc trong giới hạnh; 2) bahussuto hoti: có sự nghe nhiều học rộng Phật ngôn; 3) kalyāṇamitto hoti: có bạn lành, bậc trí thức; 4) sovacassato hoti: người có tánh nết dễ dạy; 5) kiṃkaraṇīyāni tattha dakkho hoti: những công việc nào trong hàng phạm hạnh mà phát sanh lên, có thể suy nghĩ lo làm cho xong được; 6) dhammakāmo hoti: có sự mến thích nhiều trong giáo pháp; 7) santuṭṭho hoti: có sự tri túc trong tứ vật dụng (dầu tốt xấu); 8) āraddhavlriyo hoti: có sự tinh tấn luôn luôn; 9) satimā hoti: có đầy đủ sự ghi nhớ (trong việc làm, lời nói đã qua lâu); 10) paññavā hoti: có trí tuệ thấy rõ sự tấn hóa, sự thối hóa của pháp hữu vi, trí tuệ có thể làm cho dứt khổ.

– Đề mục kasiṇa có 10: 1) pathavīkasiṇa: đề mục đất; 2) āpokasiṇa: đề mục nước; 3) tejokasiṇa: đề mục lửa; 4) vāyokasiṇa: đề mục gió; 5) nīlakasiṇa: màu xanh; 6) pītakasiṇa: màu vàng; 7) lohitakasiṇa: màu đỏ; 8) odātakasiṇa: màu trắng; 9) ākāsakasiṇa: hư không; 10) viññāṇakasiṇa: cái thức (tâm thức). (Thường đề mục thứ 10 kasiṇa thì là āloka kasiṇa; nhưng chỗ này đổi lại là cái thức, vì aloka là ánh sáng mà trong 9 đề mục kia khi phát sanh lên cũng đều có ánh sáng cả).

– Thập ác: 1) pāṇātipato: sát sanh; 2) adinnādānaṃ: trộm cắp; 3) kāmesu micchācāro: tà dâm; 4) musāvādo: nói dối; 5) pisuṇāvācā: nói đâm thọc; 6) pharusa vācā: nói độc ác (chửi mắng); 7) samphappalāpo: nói viển vông vô ích; 8) abhijjhā: tham muốn gắt; 9) byāpādo: thù oán; 10) micchādiṭthi: tà kiến (thấy si lầm). Ngược lại 10 điều là thập thiện (kusalakammapatha).

– Pháp thường trú trong tâm của bậc thánh nhơn (A-la-hán): 1) pañcaṅgavippahīno: đã dứt bỏ hẳn 5 pháp che lắp (pháp cái); 2) chalaṅgasamannāgato: có 6 căn thanh tịnh (là 6 tâm xả khi lục căn tiếp xúc với lục trần); 3) ekārakkho: có tánh gìn giữ pháp (là có sự ghi nhớ luôn pháp bảo); 4) caturāpasseno: có 4 pháp làm nơi nương dựa (là suy nghĩ kỹ rồi mới dùng xài, mới đè nén, xa lánh dứt bỏ những vật hợp pháp hay không); 5) panuṇṇappaccekasacco: dứt bỏ sự cố chấp cho là đúng (là bỏ đi, cắt đứt những pháp cho là đúng của nhóm sa-môn và bà-la-môn); 6) samavayaseṭṭhesano: đã dứt bỏ hẳn sự tìm kiếm (là dứt bỏ sự tìm kiếm ngũ trần, cảnh giới tái sanh và thực hành phạm hạnh); 7) anāvilasaṅkappo: có sự suy nghĩ không nhơ bẩn (là dứt bỏ sự suy nghĩ về tà tư duy); 8) passaddhakāyasaṅkhāro: có sự hành vi của thân đã yên lặng (là nhập vào tứ thiền, tâm không còn vui khổ và hơi thở cũng diệt mất); 9) suvimuttacitto: tâm đã giải thoát tốt đẹp (là tâm đã xa lìa tham, sân, si); 10) suvimuttappañño: trí tuệ đã giải thoát tốt đẹp (là tuệ biết rõ rằng: ái tình, sân hận, si mê ta đã dứt bỏ rồi, đã đào tận gốc không còn dư sót, không cho sanh lên được như cây thốt nốt đứt ngang củ hủ cũng không thể mọc lên được vậy).

– Pháp vô học của bậc thánh vô lậu có 10: 1) asekkho sammādiṭṭhi: chánh kiến vô lậu; 2) asekkho sammā sañkappo: chánh tư duy vô lậu; 3) asekkho sammā vācā: chánh ngữ vô lậu; 4) asekkho sammā kammanto: chánh nghiệp vô lậu; 5) asekkho sammā ājivo: chánh mạng vô lậu; 6) asekkho sammā vāyāmo: chánh tinh tấn vô lậu; 7) asekkho sammā sati: chánh niệm vô lậu; 8) asekkho sammā samādhi: chánh định vô lậu; 9) asekkho sammā ñāṇaṃ: chánh tuệ vô lậu; 10) asekkho sammā vimutti: chánh giải thoát vô lậu.

– Nên biết rõ nơi phát sanh lên cái tâm có 10: 1) cakkhvāyatanaṃ: nhãn căn; 2) rūpāyatanaṃ: sắc căn; 3) sotāyatanaṃ: nhĩ căn; 4) saddāyatanaṃ: thinh căn; 5) ghānāyatanaṃ: tỉ căn; 6) gandhāyatanaṃ: hương căn; 7) jivhāyatanaṃ: thiệt căn; 8) rasāyatana: vị căn; 9) kāyāyatanaṃ: thân căn; 10) phoṭṭhabbāyatanaṃ: xúc căn.

– Những tư tưởng nên làm cho phát sanh lên có 10: 1) asubhasaññā: tưởng bất tịnh (là tưởng tử thi và thân thể này không sạch); 2) maraṅasaññā: tưởng sự chết sẽ đến chắc chắn; 3) āhāre patikulasaññā: tưởng sự không sạch của vật thực ăn vô; 4) sabbaloke anabhiratasaññā: tưởng sự chán nản tất cả mọi vật trên thế gian (là không có vui thích); 5) aniccasaññā: tưởng vô thường; 6) dukkhasaññā: tưởng khổ não; 7) anattasaññā: tưởng vô ngã; 8) pahānasaññā: tưởng sự dứt bỏ; 9) virāgasaññā: tưởng sự dứt bỏ tình dục (không đáng mê thích); 10) nirodhasaññā: tưởng sự diệt tắt cái khổ (là Niết-bàn).

– Mười pháp tưởng trong kinh Girimānanda: 1) aniccasaññā: tưởng vô thường (của ngũ uẩn); 2)anattasaññā: tưởng vô ngã (của lục căn và lục trần); 3) asubhasaññā: tưởng bất tịnh (của thân thể có 32 vật đáng nhờm gớm); 4) ādinavasaññā: tưởng sự tội lỗi của thân (có rất nhiều chứng bệnh); 5) pahānasaññā: tưởng sự dứt bỏ tà tư duy; 6) virāgasaññā: tưởng sự dứt bỏ tình dục (là Niết-bàn có nhiều ân đức cao thượng quí báu xa lìa ái dục phiền não); 7) nirodhasaññā: tưởng sự diệt tắt cái khổ (là Niết-bàn có nhiều đức lành cao thượng diệt tắt cả các pháp hữu vi, ái dục, phiền não); 8) sabbaloke anabhiratasaññā: tưởng sự dứt bỏ các pháp ác nào trong tâm mà ta cố chấp là ái dục và tà kiến ấy ra); 9) sabbasaṅkhāresu anicchasaññā: tưởng tất cả pháp hữu vi (như ngũ uẩn này) đáng chán nản, nhờm gớm (không muốn có nữa); 10) ānāpānassati: sự ghi nhớ theo hơi thở ra vô.

– Pháp thực hành của vua chúa hiền đức có 10: 1) dāna: bố thí; 2) sīla: trì giới; 3) pariccāga: bỏ của cải ra để làm công việc lợi ích chung; 4) ājjava: công bình, ngay thẳng; 5) maddava: có tánh tình ôn hòa, mềm dịu; 6) tapa: cố gắng dứt bỏ sự ác; 7) akodha: không có sân hận, hung dữ, vô lý (do lòng bác ái); 8) avihiṃsā: không có lòng thù oán, hãm hại kẻ khác (do tâm bi mẫn); 9) khanti: có sự nhẫn nại; 10) avirodhana: không làm quá, vi phạm luật lệ của quốc gia đã có, vì lòng bất bình, sân hận của mình.

– Ba-la-mật có 10 pháp: 1) dāna pāramī: bố thí ba-la-mật; 2) sīlapāramī: trì giới ba-la-mật; 3)nekkhaṃma pāramī: xuất gia ba-la-mật; 4) paññāpāramī: trí tuệ ba-la-mật; 5) viriya pāramī: tinh tấn ba-la-mật; 6) khanti pāramī: nhẫn nhục ba-la-mật; 7) sacca pāramī: chân chánh ba-la-mật; 8)adhiṭhāna pāramī: nguyện vọng ba-la-mật; 9) mettā pāramī: bác ái ba-la-mật; 10) upekkhā pāramī: xả tâm ba-la-mật.

– Những điều làm cho phát sanh phước đức có 10: 1) dānamada: phước phát sanh do sự bố thí; 2)sīlamada: phước phát sanh do sự trì giới; 3) bhāvanāmaya: phước phát sanh do sự tham thiền; 4)apacāyanamaya: phước phát sanh do sự hạ mình, nhỏ nhẹ, khiêm tốn; 5) veyyāvaccamaya: phước phát sanh do sự sốt sắng công việc phước thiện; 6) pattidānamaya: phước phát sanh do sự cho phước báu đến người khác (hồi hướng); 7) pattānumodanāmaya: do hoan hỉ thọ lãnh phước báu; 8) dhammassavanamaya: do nghe pháp; 9) dhammadesanāmaya: do sự thuyết pháp cho người nghe (nói đạo); 10) diṭṭhujukamma: phước phát sanh do sự sửa đổi kiến thức cho chân chánh.

– Vật dụng làm phước có 10 thứ: 1) annaṃ: cơm; 2) pānaṃ: nước; 3) vatthaṃ: vải; 4) yānaṃ: xe cộ, ghe thuyền; 5) mālā: bông hoa (chùm tràng hoa); 6) gandhaṃ: vật thơm (như trầm, v.v…); 7) vilepanaṃ: vật thoa sức; 8) seyyā: chỗ nằm ngồi (giường, ghế, chiếu, v.v…); 9) āvasathaṃ: chỗ cư ngụ (như liêu, cốc, v.v…); 10) padipeyyaṃ: đèn (vật làm cho sáng).

– Quả báu của giới theo thứ lớp có 10: 1) sīla: giới làm cho tâm mát mẻ, không bị bực bội nóng nảy; 2) avippaṭisāra: không nóng nảy bực bội thì được sự vui vẻ; 3) pāmojja: tâm được vui vẻ làm cho phỉ lạc phát sanh; 4) pīti: phỉ lạc phát sanh làm cho tâm an tịnh; 5) passaddhi: an tịnh phát sanh làm cho tâm được an vui; 6) sukha: an vui phát sanh làm cho tâm định lại; 7) samādhi: tâm định lại làm cho thấy rõ chân tướng của vạn vật; 8) yathābhūtaññāṇadassaṇa: thấy rõ chân tướng làm cho chán nản không còn mê thích nữa; 9) vīrāga: không còn mê thích nữa mới được giải thoát; 10) vimutti: được giải thoát là khỏi phải chịu sanh tử luân hồi.

– Đức Phật chế định giới luật có 10 điều lợi ích: 1) saṅgha sutthutāya: cho tốt đẹp đến chư tăng; 2)saṅgha phāsukatāya: cho được an vui đến chư tăng; 3) dummaṅkūnaṃ puggalānaṃ niggahāya: để răn đe, đè nén người có tánh xấu xa, phá giới; 4) pesalānaṃ bhikkhūnaṃ phāsukavihārāya: cho những tỳ khưu mến thích giới luật được sự an vui; 5) diṭṭhadhammikānaṃ āsāvānaṃ saṃvarāya: để thu thúc, ngăn ngừa không cho pháp ác phát sanh lên trong hiện tại; 6) saṃparāyikānaṃ āsavānaṃ paṭighātāya: để ngăn ngừa các pháp ác trong ngày vị lai; 7) appasannānaṃ palādāya: làm cho những người chưa trong sạch, có đức tin trong sạch phát sanh lên; 8) pasannānaṃ bhiyyobhāvāya: làm cho những người đã trong sạch rồi càng có đức tin trong sạch lên thêm; 9) saddhammaṭṭhitiyā: làm cho giáo pháp được bền vững lâu dài; 10) vinayānuggahāya: cho đặng tế độ đến tạng Luật.

– Vô quả kiến có 10 thứ: 1) natthi dinnaṃ: bố thí không có quả chi; 2) nathi yitthaṃ: cúng dường long trọng không có quả chi; 3) natthi hutaṃ: cúng dường nhỏ nhen không có quả chi; 4) natthi sukatadukkatānaṃ kammānaṃ phalavipāko: cho rằng quả lành dữ do nghiệp đã tạo rồi cũng không có; 5) natthi ayaṃ loko: cho rằng đời hiện tại cũng không có; 6) natthi paraloko: đời vị lai cũng không có; 7) natthi mātā: mẹ cũng không có ơn chi; 8) natthi pitā: cha cũng không có ơn chi; 9) natthi sattā upapātikā: cho rằng chúng sanh thuộc về hóa sanh cũng không có; 10) natthi loke samaṇa brahmaṇā sammaggatā sammā paṭipannā: cho rằng các hạng sa-môn, bà-la-môn thực hành đúng đắn và đắc pháp cao thượng trong đời này không có. (Nếu ngược lại 10 điều này là sự thấy biết chơn chánh).

– Đức lành của thiện tín có 10: 1) saṅghena saddhaṃ samānasukkhadukkho hoti: chung vui chung khổ cùng chư tăng; 2) kāyika vācasikañca surakkhitaṃ hoti: có thân và khẩu gìn giữ tốt đẹp; 3) dhammo adhipateyyo hoti: lấy giáo pháp làm trọng đại; 4) yathā thāmena saṃvibhāgaratova hoti: thỏa thích sự dứt bỏ của cải để bố thí tùy theo sức mình có ; 5) jinasāsanaṃ jānituñca vāyamati: cố gắng hành cho thấy rõ lời của đức Phật dạy; 6) sammā diṭṭhikova hoti: có chánh kiến; 7) apagato kotuhalamaṅgalikova hoti: không tin theo sự dị đoan hên xui; 8) jīvitahetupi aññnaṃ satthāraṃ na uddisati: dầu cho gặp việc phải mất mạng sống cũng không nương nhờ với vị giáo chủ khác; 9) samaggārāmova hoti: vui thích trong sự hòa thuận; 10) sāsane carati: chỉ thực hành theo lời Phật dạy.

– Không dứt bỏ được 10 pháp không thể đắc A-la-hán quả: 1) rāga: tình dục; 2) dosa: sân hận; 3) moha: si mê; 4) kadha: hung dữ; 5) upanāha: thù oán; 6) makkha: phản bội (bạc ơn); 7) paḷāsa: kiêu hãnh; 8) issā: ganh tỵ; 9) macchariya: bỏn xẻn; 10) māna: tự cao, ngã mạn.

– Những pháp của người nên hành đầu đà có 10: 1) saddho: có đức tin; 2) hirimā: có sự hổ thẹn tội lỗi; 3) dhītimā: có trí sáng; 4) akuhako: không giả dối, ngay thẳng; 5) atthavasī: muốn tìm sự lợi ích; 6) alolo: không liến xáo, tánh nết nghiêm trang, tề chỉnh; 7) sikkhākāmo: ưa thích sự học hỏi; 8) daḷhasamāno: làm điều chi cũng bền bỉ, chắc chắn; 9) anujjhāna bahulo: không ưa kiếm và nói lỗi người; 10) mettāvihārī: tâm thường ở trong pháp bác ái.

– Nguyên nhân làm cho tăng sự ngã mạn có 10: 1) jātiyā: do dòng giống; 2) gottena: do họ (của dòng); 3) kolaputtiyena: cho mình là con dòng quí phái; 4) vannapokkharatāya: do màu da tốt đẹp, hoặc sắc đẹp; 5) dhanena: do của cải; 6) ajjhena: do sự học thức; 7) kammāyatanena: do nghề nghiệp (chức phận); 8) sippāyatanena: do môn nghệ thuật hoặc quỉ thuật; 9) vijjatthānena: do môn khoa học (sự thông thái); 10) sutena: do sự nghe nhiều học rộng.

– Ông Dhanaññajaya ban huấn từ cho cô Visākhā 10 điều: 1) lửa trong nhà đừng đem ra ngoài; 2)lửa ở ngoài đừng đem vô nhà; 3) nên cho đến người cho; 4) không nên cho đến người không cho mình; 5) nên cho đến người dầu họ cho hay không; 6) nên ngồi cho phải lẽ; 7) nên ăn cho phải lẽ (là sau cha mẹ và chồng); 8) nên ngũ cho phải lẽ; 9) phải cúng dường hầu hạ lửa (là chồng và cha mẹ chồng); 10) phải lễ bái Chư Thiên trong nhà (là cha mẹ chồng).

– Vật phụ tùng của phước báu ở cõi trời có 10: 1) dibbāyu: tuổi thọ (thật lâu); 2) dibbavaṇṇa: màu da thần tiên; 3) dibbasukha: an vui thần; 4) dibbayasa: danh vọng; 5) dibbādhipateyya: quyền thế; 6) dibbarūpa: sắc tướng thần tiên; 7) dibbasadda: thinh thần; 8) dibbagandha: hương thần; 9) dibba rasa: vị thần; 10) dibba phoṭṭhabba: xúc thần.

– Huệ lực Đức Phật có 10: 1) thānāthānaññāṇa: huệ biết rõ nguyên nhân hay không phải nguyên nhân đúng theo sự thật; 2) vipākaññāṇa: huệ biết rõ tất cả cái quả của nghiệp; 3) sabbatthagāmimaggaññāṇa: huệ biết rõ sự hành vi thế nào đưa chúng sanh đến chỗ vui, khổ; 4) nānādhātuññāṇa: huệ biết rõ tất cả nguyên chất khác nhau; 5) nānādhimuttiññāṇa: huệ biết rõ trình độ của chúng sanh thấp hèn hay cao thượng; 6) indriyaparopariyataññāṇa: huệ biết rõ căn cơ chúng sanh khác nhau; 7) jhānādiññāṇa: huệ biết rõ sự nhơ bẩn hay trong sạch của các cõi thiên và sự giải thoát; 8) pubbennivāsaññāṇa: biết rõ tiền kiếp của mình và chúng sanh; 9) cutūpapātaññāṇa: huệ biết rõ sự sanh tử của chúng sanh do theo duyên nghiệp lành dữ; 10) āsavakkhayaññāṇa: huệ biết rõ các pháp trầm luân và diệt tắt không còn dư sót.

– Tội của ngũ trần có 10: 1) aṭṭhika ukalūpamā: ngũ trần ví cũng như khúc xương không; 2)maṃsapesūpamā: ngũ trần ví cũng như cục thịt bầy quạ giành nhau ăn; 3) tiṇukk’upamā: ngũ trần ví cũng như người cầm cây đuốc rơm đi ngược gió; 4) aṅgārakās’ūpamā: ngũ trần ví cũng như hầm lửa to đang cháy; 5) supinak’ūpamā: ngũ trần ví cũng như giấc chiêm bao; 6) yācitak’ūpamā: ngũ trần ví cũng như vật mượn của người; 7) rukkhaphal’ūpamā: ngũ trần ví cũng như trái cây; 8) satisūl’ūpamā: ngũ trần ví cũng như mũi kiếm và lau; 9) asisūn’ūpamā: ngũ trần ví cũng như thớt và dao; 10) sappasir’ūpamā: ngũ trần ví cũng như đầu con rắn độc.

– Nhân vật làm cho ràng buộc có 10: 1) mātā: mẹ; 2) pitā: cha; 3) bhariyā: vợ; 4) putta: con; 5) ñāti: thân quyến; 6) mitta: bè bạn; 7) dhana: của cải; 8) lābhāsakkāra: lợi lộc; 9) yasa: quyền tước danh vọng; 10) kāmaguṇa: ngũ trần (sắc, thinh, hương, vị, xúc) cột trói chúng sanh.

– Sự bận rộn của thiền định có 10: 1) āvāsapalibodha: bận rộn chỗ ở (đang lo cất, sửa soạn); 2)kulapalibodha: bận rộn với gia quyến (hộ độ mình); 3) lābhapolibodha: bận rộn về sự lợi lộc cúng dường; 4) gaṇapalibodha: bận rộn về phe đảng (bè bạn); 5) kammapalibodha: bận rộn về công việc mới tạo; 6) addhānapalibodha: bận rộn về sự đi đường xa (lúc khởi sự); 7) ñātipalibodha: bận rộn về thân quyến (bà con); 8) ābādhapalibodha: bận rộn về sự chữa bệnh; 9) ganthapalibodha: bận rộn về sự học hành; 10) iddhipalibodha: bận rộn lo giữ pháp thần thông (bận rộn cho sự tu minh sát tuệ).

– Đề mục tử thi có 10: 1) uddhumātaka asubha: tử thi đang sình lên; 2) nīlaka asubha: tử thi sình lên có màu xanh xanh; 3) vipubbaka asubha: tử thi có mủ chảy ra; 4) vicchiddaka asubha: tử thi bị chặt đứt làm hai đoạn; 5) vikkhāyitaka asubha: tử thi có thú đang ăn có lủng nhiều chỗ; 6) vikkhittaka asubha: tử thi bị chặt đứt ra nhiều đoạn; 7) hatavikkhitaka asubha: tử thi bị chặt, chém có lằn nhiều chỗ; 8) lohitaka asubha: tử thi có máu chảy ra có vũng; 9) puḷuvaka asubha: tử thi có dòi đang đục có đống; 10) aṭṭhika asubha: tử thi còn xương không.

– Đề mục niệm niệm có 10: 1) Buddhānussati: niệm Phật; 2) Dhammānussati: niệm Pháp; 3) Saṅghānussati: niệm Tăng; 4) sīlānussati: niệm giới; 5) cāgānussati: niệm sự bố thí; 6) devānussati: niệm Chư Thiên (là niệm những đức lành làm cho sanh về cõi Chư Thiên); 7) maranānussati: niệm sự chết; 8) kāyagatāsati: niệm 32 thể trược; 9) ānāpānassati: niệm hơi thở; 10) upasamānussati: niệm Niết-bàn.

– Điều đàm thoại cho phát sanh sự phấn khởi thỏa thích có 10: 1) appicchakathā: nói chuyện những việc làm cho ít ham muốn; 2) santuṭṭhi kathā: nói chuyện làm cho có sự tri túc; 3) paviveka kathā: nói những điều làm cho thân tâm được thanh tịnh; 4) asaṃsaggā kathā: nói những điều làm cho mình không lộn xộn với phe đảng; 5) vīriyārambha kathā: nói những điều làm cho có sự tinh tấn; 6) sīla kathā: nói ân đức của giới (nói về giới luật); 7) samādhikathā: nói về thiền định; 8) paññā kathā: nói về trí tuệ (hoặc pháp cho phát sanh trí tuệ); 9) vimutti kathā: nói về sự giải thoát (phiền não); 10) vimuttiññāṇadassana kathā: nói về tuệ thấy rõ sự giải thoát.

– Thông thạo cách làm cho nhập định được có 10: 1) vatthuvisadakiriyā: làm cho sạch vật trong thân và bên ngoài (như cạo tóc dài, cắt móng tay, quét chỗ ở, giặt y dơ, v.v…); 2)indriyasamattapādanaṃ: làm cho ngũ căn đồng nhau; 3) nimittakosallaṃ: rành mạch trong ấn chứng (đã phát sanh lên); 4) samaye cittaṃ pagganhāti: phải phấn khởi tâm trong lúc nên phấn khởi; 5) sammaye cittaṃ nigganhāti: phải đè nén tâm trong lúc nên đè; 6) samaye cittaṃ sampahaṃseti: phải để cho tâm thỏa thích trong lúc nó vui thích; 7) samaye cittaṃ ajjhupekkhati: phải xả tâm trong lúc nên xả; 8) asamāhita puggalaparivajjanā: nên xa tránh người có tâm không yên tịnh; 9) samāhitapuggala sevanā: nên thân cận người có tâm yên trụ; 10) tadadhimuttatā: có tâm mê thích trong sự nhập định.

– Minh sát tuệ có 10: 1) sammasanaññāṇa: huệ suy xét cho thấy các pháp hữu vi đều vô thường, khổ não, vô ngã đúng theo thật tướng; 2) udayabbayaññāṇa: huệ suy xét cho thấy sự sanh diệt của pháp hữu vi; 3) bhangaññāṇa: huệ suy xét cho thấy sự tan rã của pháp hữu vi; 4) bhayatūpaṭṭhānaññāṇa: huệ suy xét cho thấy pháp hữu vi đáng ghê sợ; 5) ādīnavaññāṇa: huệ suy xét cho thấy rõ tội lỗi của pháp hữu vi; 6) nibbidāññāṇa: huệ suy xét thấy rõ các pháp hữu vi đáng chán nản; 7) muñcitukāmyatā ñāṇa: huệ suy xét muốn thoát khỏi pháp hữu vi; 8) paṭisaṅkhāraññāṇā: huệ suy xét tìm phương thế giải thoát; 9) sankhārupekkhāñāṇa: huệ suy xét thấy rõ thật tướng của pháp hữu vi rồi thì tâm xả trung bình (không còn vui khổ chi nữa); 10) anulomaññāṇa: huệ suy xét xuôi theo thánh đạo.

– Minh sát tuệ tùy phiền não có 10: 1) okāsā: hào quang sáng rực phát sanh lên (trong khi đang hành minh sát); 2) piti: hỉ lạc; 3) passaddhi: tâm yên tịnh; 4) adhimokkha: tâm tin chắc chắn; 5) paggaha: sự tinh tấn dõng mãnh; 6) sukha: an vui; 7) ñāṇa: trí tuệ sáng suốt; 8) uppaṭṭhāna: sự ghi nhớ già dặn; 9) upekkhā: xả tâm yên lặng; 10) nikanti: sự vui thích hết sức vi tế.

– Pháp thằng thúc (sự cột trói) có 10: 1) sakkāyadiṭṭhi: thân kiến; 2) vicikicchā: hoài nghi; 3) sīlabbataparāmāsa: chấp theo lệ cúng tế (thần thánh); 4) kāmacchanda: vui thích tình dục; 5) byāpāda: thù oán bất bình; 6) rūparāga: mê thích trong cảnh sắc; 7) arūparāga: thích cảnh vô sắc; 8) māna: ngã mạn; 9) uddhacca: phóng tâm; 10) avijjā: vô minh.

– Phạm hạnh pháp có 10 điều: 1) dāna: bố thí; 2) veyyāvacca: phụng sự sốt sắng; 3) paññca sīla: ngũ giới; 4) appamaññā: tứ vô lượng tâm; 5) methunavinati: xa lánh sự hành dâm; 6) sadāra santosa: chỉ vui thích vợ mình; 7) viriya: tinh tấn; 8) uposatha: trì bát quan trai; 9) ariyamagga: bát thánh đạo; 10) sāsana: giáo pháp (là giới định tuệ).

– Sức mạnh (thân lực) mỗi vị Phật bằng 10 con voi chaddanta: 1) con voi kālāvaka mạnh bằng 10 người bậc trung; 2) 10 con voi kalāvaka bằng con voi gaṅgeyya; 3) 10 con voi gaṅgeyya bằng voi paṇḍhara; 4) 10 con voi paṇḍhara bằng sức voi tāmaba; 5) 10 con voi tāmaba bằng sức voi pīṅgala; 6) 10 con voi pīṅgala bằng sức voi gandha; 7) 10 con voi gandha bằng sức voi maṅgala; 8) 10 con voi maṅgala bằng sức voi hema; 9) 10 con voi hema bằng sức voi uposatha; 10) 10 con voi uposatha bằng sức voi chaddanta. (10 con voi chaddanta mới bằng sức lực của một vị Chánh Biến Tri).

– Sự thuyết pháp của Đức Phật có 10 điều lợi ích: 1) visaṃyogāya: làm các pháp giam hãm (là phiền não) chúng sanh phải tiêu tan; 2) anupādānāya: làm cho dứt các điều cố chấp (nhất là chấp ngũ trần); 3) madanimmadanāya: làm cho dứt các pháp say đắm (nhất là ngũ trần); 4) pipāsavinayāna: làm cho dứt sự khát khao của ái dục; 5) anālāya samugghātāya: làm cho tiêu tan sự mến tiếc, thương yêu; 6) vaṭṭūpacchedāya: làm cho cắt đứt vòng sanh tử luân hồi; 7) taṇhakkhayāga: làm cho dứt hết lòng ái dục, tham lam; 8) virāgāya: làm cho dứt hết sự mê thích tình dục; 9) nirodhāya: làm cho diệt tắt tất cả lửa phiền não và sự thống khổ; 10) nibbānāya: làm cho thấu rõ Niết-bàn (cho đắc được Niết-bàn).

– Những đức tánh của người đã đắc huệ phân tích có 10: 1) visārado: tánh tình dạn dĩ; 2)amaṅkubhūto: không hổ thẹn bí lối; 3) anutrāso: tâm không khớp (khiếp sợ); 4) acchambhito: không run sợ; 5) akampīto: tâm không rung động; 6) apaṭṭhāno: không ỷ lại vào ai; 7) aparibhāsanto: không kiếm lỗi được (lời nói không cần nhớ đọc); 8) vigata lomahaṃso: không có rởn óc kinh hãi; 9) hāsayanto: có tâm vui vẻ; 10) vissaṭṭho: nói năng một cách thân mật, bằng hữu trong khi hội họp giữa công chúng.

– Trạng thái của không khí (không gian) có 10: 1) najīyati: không già; 2) na mīyati: không chết, không mất; 3) na cavati: không dời đổi; 4) na upajjati: không sanh; 5) appasayhaṃ: không cầm lại được; 6) acoragahaṇīyaṃ: trộm cướp bắt lấy đi giấu không được; 7) anissitaṃ: không chỗ nương ngụ (là cùng khắp cả); 8) vihaṅgagamanaṃ: chỉ có loài phi cầm, Chư Thiên và người có thần thông mới đi lên được; 9) nīrāvaranaṃ: không ai cản trở được; 10) anantaṃ: vô cùng, vô tận.

– Sự so sánh giới hạnh có 10 điều: 1) adagamo: như thuốc để giải độc; 2) osathasamo: ví như thuốc trị bệnh; 3) udakamo: ví như nước rửa hết tội lỗi; 4) maṇīratana manoharasamo: ví như ngọc mani (có năng lực làm cho ý muốn người được như ý nguyện); 5) nāvāsamo: ví như ghe thuyền để đưa người qua bờ kia; 6) satthavāhanassamo: ví như người hướng đạo đoàn (đưa qua khỏi chỗ nguy hiểm); 7) vātasamo: ví như gió (thổi tan sự nóng nảy phiền muộn đi); 8) mahāmeghavuṭṭhisamo: ví như đám mưa to; 9) acariyasamo: ví như thầy dạy đệ tử những điều lành; 10) desitasamo: ví như người chỉ đường cho người lạc đường.

– Mười điều dính theo thân mình: 1) sīti: sự mát mẻ; 2) uṇhaṃ: sự nóng (nực); 3) jighacchā: sự đói; 4) pipāsā: sự khát; 5) uccāro: sự đại tiện; 6) passāvo: sự tiểu tiện; 7) thīnamiddhaṃ: sự uể oải, buồn ngủ; 8) jara: sự già; 9) byādhi: sự bệnh; 10) maranaṃ: sự chết.

– Bậc xuất gia luôn luôn phải quán tưởng 10 pháp: 1) vevaṇṇa yamhi ajjhūpagato: hình dáng ta đây khác hơn người thế; 2) parappaṭibaddhā me jīvikā: sự nuôi sống ta đây đều do nhờ kẻ khác; 3) añño me ākappo karaṇīyo: sự hành vi do thân khẩu của ta phải khác hơn kẻ thế; 4) kacci nukho me attā sīlato na upavadati: ta có thể khinh dể ta về giới luật không trong sạch chăng? 5) kacci nukho maṃ anuvicca viññu sabrahma cārī sīlato na upavadati: các bậc đồng phạm hạnh có trí tuệ đã xem xét ta, có thể khinh bỉ ta vì giới hạnh không trong sạch chăng? 6) sabbehi me piyehi manāpehi nānābhāvo vinābhāvo: thế nào ta cũng phải chia lìa người và vật ta có lòng thương yêu, ưa mến; 7) kammassakomhi kammādāyādo kammayoni kammabandhu kammappaṭisarano, yaṃ kammaṃ karissāmi kalyānam vā pāpakaṃ vātassa dāyādo bhavissāmi: cái nghiệp là của ta, nó trả quả cho ta, nó sanh ta ra, là thân quyến ta, là nơi ta nương nhờ; ta tạo nghiệp nào lành hoặc dữ ta sẽ lãnh lấy quả của nghiệp ấy không sai; 8) kathambhū tassa me rattindiyā vītipatani: ngày đêm qua mau thấm thoát, ta đã làm được việc gì chưa? (nhất định là hành đạo cao thượng); 9) kacci nu khohaṃ suññāgāre abhiramāmi: ta có thích ở nơi thanh vắng một mình chưa? 10) atthi nu kho me uttarimanussadhammo? Alamariyaññāṇa dassana visena viseso adhigato? Sohaṃ pacchi mekāle sabrahmacārīhi puttho na maṅku bhavissāmi? : ta có đắc được pháp cao nhơn chưa? Ta đã đắc thánh pháp do trí tuệ cao thượng thấy rõ chưa? Trong lúc ta gần lâm chung, nếu có bậc phạm hạnh đến hỏi ta, ta sẽ không hổ thẹn mà trả lời chăng?

– Phiền não có 10 thứ: 1) lobha: tham; 2) dosa: sân; 3) moha: si; 4) māna: ngã mạn; 5) diṭṭhi: kiến thức; 6) vicikicchā: hoài nghi; 7) thīna: tâm dụ dự, uể oải; 8) uddhacca: phóng tâm; 9) ahirika: không hổ thẹn tội lỗi; 10) anottappa: không ghê sợ tội lỗi.

– Pháp tà vạy có 10 điều: 1) micchādiṭṭhi: tà kiến; 2) micchāsankappo: tà tư duy; 3) micchā vācā: tà ngữ; 4) micchā kammanto: tà nghiệp; 5) micchā ājīvo: tà mạng; 6) micchā vāyāmo: tà tinh tấn; 7) micchā sati: tà niệm; 8) micchā samādhi: tà định; 9) micchā ñāṇaṃ: tà huệ; 10) micchā vimutti: tà giải thoát. (Ngược lại 10 điều này là pháp chân chánh – sammā).

---

 

XI. Pháp Có 11 Chi

– Pháp của người chăn bò có 11: 1) na rūpaññū hoti: không biết sắc của con bò (vàng, trắng, đốm, đen, v.v…); 2) na lakkhaṇa kusalo hoti: không rành dấu (xoáy) của bò; 3) na āsāṭikaṃ sāṭeta hoti: không gợt trừng ruồi cho bò; 4) na vanaṃ paṭicchādetā hoti: không đắp bó ghẻ cho bò; 5) na dhūmaṃ kattā hoti: không biết ung khói cho bò; 6) na titthaṃ jānāti: không biết bến nước cho bò uống; 7) na pītaṃ jānāti: không biết bò đã uống hay chưa; 8) na vīthiṃ jānāti: không biết đường bò đi; 9) na gocarakusalo hoti: không thạo chỗ dẫn cho bò ăn; 10) anavasesadohī hoti: nặn hết sữa bò (không chừa cho bò con bú); 11) ye te usabhā gooitāro goparināyakā te na atirekapūjāya pūjetā hoti: không chăm nom, khao thưởng những vật đặc biệt đến con bò chúa là phụ huynh, là hướng đạo của bầy bò.

Người chăn bò nào không thông thạo cách chăn bò như trên đây thì không thể làm cho bầy bò tấn hóa được, thì lần lần bầy bò sẽ suy nhược, gầy yếu làm cho không hưởng được 5 thứ sữa bò vậy.

– Tỉ dụ: thầy tỳ khưu trong Phật pháp cũng có 11 pháp: 1) thầy tỳ khưu không biết sắc của bò là không biết sắc này là tứ đại giả hiệp và liên thuộc sắc (upādāya rūpa) mà tạo thành; 2) không rành dấu (xoáy) của bò là thầy tỳ khưu không biết rõ đặc tánh của kẻ ác, người thiện mà thân cận; 3) không gợt trứng ruồi cho bò là thầy tỳ khưu không rán dứt bỏ 3 tà tư duy; 4) không đắp che cho bò là không thu thúc lục căn cho thanh tịnh; 5) không biết ung khói cho bò là không nói đạo, thuyết pháp tùy sức mình cho thiện tín (để nung đúc đức tin người); 6) không biết bến nước cho bò uống là không biết thân cận các bậc thông hiểu kinh luật để học hỏi điều phải lẽ quấy; 7) không biết bò đã uống nước hay chưa là trong khi ấy các vị trưởng lão đang nói đạo thuyết pháp mà tâm không được vui vẻ thỏa thích, trong lý nhiệm mầu của đạo là nhân làm cho không được sự hỉ lạc; 8) không biết đường cho bò đi là không biết thực hành theo Bát chánh đạo; 9) không thạo chỗ dẫn cho bò ăn là không thạo cách cho tâm mình niệm theo tứ niệm xứ; 10) nặn sữa bò không chừa cặn là không biết gìn giữ đức tin của thí chủ khi họ yêu cầu 4 món vật dụng, tham lam quá độ, xin vật này vật nọ làm cho người mất đức tin; 11) không chăm nom, khao thưởng đến bò chúa là không biết chăm nom, lễ bái, cúng dường đến các vị Đại đức là bậc phụ huynh, là bậc lãnh đạo, là bậc đã tu học lão thành.

Thầy tỳ khưu nào mà không thông thạo những cách thực hành trên đây thì không thể nào làm cho mình được tấn hóa trong đường đạo rồi lần lần giảm đức tin, giải đãi không thể hưởng được 5 điều giải thoát của Phật giáo vậy.

– Quả báu của sự rải lòng bác ái có 11: 1) sukhaṃ supati: khi ngủ cũng được an vui; 2) sukhaṃ paṭibujjhati: khi thức dậy cũng được an vui; 3) na pāpakaṃ suninaṃ passati: không nằm mộng thấy điều dữ; 4) manussānaṃ piyohoti: mọi người đều thương mến; 5) amanussānaṃ piyo hoti: phi nhơn cũng thương mến; 6) devatā rakkanti: Chư Thiên thường hộ trì; 7) nāssa aggi vā visaṃ vā sathaṃ kamati: lửa, thuốc độc, khí giới không làm hại được; 8) tuvāṭaṃ cittaṃ samādhiyati: tâm nhập thiền một cách mau lẹ; 9) mukkhavaṇṇo vippasīdati: màu da, gương mặt được tươi tỉnh; 10) asammuḷho kālaṃ karoti: khi sắp lâm chung, tâm được bình tĩnh; 11) uttariṃ appativijjhanto brahmalokūpago hoti: nếu chưa đắc đạo quả thì khi chết được sanh về cõi trời Phạm Thiên (sắc giới).

– Đặc tính của sự dể duôi có 11: 1) asakkaccaṃ kiriyatā: làm không cung kính; 2) asātacca kiriyatā: không làm thường thường; 3) aniṭṭhita kiriyatā: làm không chắc chắn (làm nghỉ làm nghỉ); 4) olana vuttitā: làm một cách dụ dự; 5) nikkhittacchandatā: giảm ý muốn (thôi lui sự tinh tấn); 6) nikkhita dhuratā: bỏ phế phận sự (phải làm); 7) asevanā: không làm cho rõ rệt; 8) abhāvanā: không tham thiền; 9) abahulī kammaṃ: không ráng thực hành cho nhiều; 10) anadhiṭṭhānaṃ: không nguyện vọng chắc chắn; 11) ananuyogo: không cố gắng.

– Phương châm làm cho dứt bỏ sự lười biếng có 11: 1) apāyabhayappaccavekkhaṇatā: suy xét làm cho ghê sợ cảnh ác đạo; 2) anissaṅsa dassāvitā: thấy quả báo của sự tinh tấn; 3) gamana vitthippaccavekkhaṇatā: suy xét con đường của Đức Phật và các bậc thinh văn đã hành mà đắc đạo; 4) piṇḍapātāpacāyanatā: cung kính trong vật của người cho mình; 5) dāyajjamahattappaccavekkhaṇatā: suy xét gia tài Đức Phật để lại cho ta rất quí báu là bảy tài sản trong nhà Phật; 6) satthumahattappaccavekkhaṇatā: suy xét đến Đức Phật là một bậc vĩ nhân; 7) jātimahattappaccavekkhaṇatā: suy xét đến dòng giống quý báu của Đức Phật mà mình tu theo; 8) sabrahmacāri mahattappaccavekkhaṇatā: suy xét đến đức lành của các bậc đồng phạm hạnh với mình; 9) kusīta puggala parivajjanatā: xa lánh người có tâm lười biếng; 10) āraddhaviriya puggala sevanatā: thân cận người có sự tinh tấn; 11) tadadhi muttatā: ta nên xu hướng theo bồ đề tấn.

– Nguyên nhân suy xét cho phát sanh sự hỉ lạc có 11: 1) Buddhānussati: nhớ ân đức Phật; 2)Dhammānussati: nhớ ân đức Pháp; 3) Saṅghānussati: nhớ ân đức Tăng; 4) Sīlānussati: nhớ ân đức Pháp; 5) cāgānussati: nhớ sự bố thí; 6) Devatānussati: nhớ ân đức Chư Thiên; 7) upasamānussati: nhớ ân đức Niết-bàn (yên lặng không phiền não); 8) lūkha puggala parivajjanatā: xa lánh người nhơ bẩn xấu xa; 9) siniddhapuggala sevanatā: thân cận người trong sạch (người lành); 10) pasādaniyasuttanta paccavekkhavatā: suy xét những bộ kinh có tánh cho tâm trong sạch vui vẻ; 11) tadadhimuttatā: tâm nên xu hướng theo bồ đề hỉ.

– Lửa phiền não có 11 thứ: 1) rāgo: lửa tình; 2) doso: lửa sân; 3) moho: lửa si; 4) jāti: lửa sanh; 5) jarā: lửa già; 6) maraṇaṃ: lửa tử; 7) soko: lửa khóc than; 8) paridevo: lửa mến tiếc; 9) dukkhaṃ: lửa khổ não; 10) domanasso: lửa buồn rầu, phiền muộn; 11) upāyāso: lửa âu sầu, sự khó chịu.

– Pháp bảo so sánh với thành vua có 11: 1) sīlapākāraṃ: giới ví như vách thánh (hay tường rào); 2)hiriparikkhaṃ: sự hổ thẹn, tội lỗi ví như hầm chung quanh tường; 3) satidovārikaṃ: sự ghi nhớ ví như người giữ cửa; 4) nānadavārakoṭṭhakaṃ: sự hiểu biết ví như pháo đài trông coi xa; 5) viriya aṭṭhāsaka: sự tinh tấn ví như quân lính; 6) saddhā isakaṃ: đức tin ví như chót đền; 7) paññāpāsādaṃ: trí tuệ ví như đền đài; 8) suttantapaccaraṃ: tạng Kinh ví như đường vua đi; 9) abhidhamma singhā takaṃ: tạng Luận ví như đường ngã tư giữa công trường; 10) vinaya vinicchayaṃ: tạng Luật ví như đền để quyết định (phân xử); 11) satipaṭṭhāna vithīkaṃ: có Tứ niệm xứ ví như bốn con đường rộng lớn.

– Tùy phiền não của thiền định có 11: 1) viccikicchā: hoài nghi; 2) amanasikāra: không chú ý; 3) thinamiddha: dã dượi, hôn trầm; 4) chambhitattaṃ: ngơ ngác, hôn trầm; 5) ubbilaṃ: tự đắc, phách lối; 6) duṭṭhulaṃ: tâm xao động, hay nghĩ điều tục tĩu, xấu xa; 7) acchāraddhavīriyaṃ: cố gắng quá sức; 8) atilīnavīriyaṃ: hành động huỡn đãi, lôi thôi (cố gắng yếu ớt); 9) abhijappā: ước muốn quá lố (ham quá sức); 10) nānattasaññā: tư tưởng rời rạc (nhớ chỗ này chỗ kia); 11) atinijhāyitattaṃ rūpānaṃ: mê mẫn nhìn xem theo sắc tướng, hoặc quan sát theo sắc tướng lâu quá.

---

 

XII. Pháp Có 12 Chi

– Nghiệp có 12 thứ: 1) diṭṭhadhammavedanīyakamma: nghiệp trả quả nhãn tiền (hiện tại); 2)upapajjavedanīyakamma: nghiệp trả quả trong kiếp kế liền (như 5 vô gián nghiệp); 3) aparāparavedanīyakamma: nghiệp theo trả quả trong những kiếp sau này (khi nào theo kịp); 4) ahosikamma: nghiệp không có trả quả (như sự hành động của bậc A-la-hán); 5) janakakamma: nghiệp sản xuất là trả quả cho đi tái sanh; 6) upatthambhakakamma: nghiệp vào hỗ trợ, tiếp sức với nghiệp đã có trước, cho thêm sự an vui hoặc tai hại; 7) upapīlikakamma: nghiệp vào phá hoại nghiệp trước cho bớt năng lực; 8) upacchedaka hay là upaghāṭakakamma: nghiệp vào ngăn cản hoặc chặn đứng nghiệp trước không cho trả quả (lành hoặc dữ); 9) garukamma: nghiệp nặng trả quả trước hết (như ác thì 5 vô gián nghiệp, còn thiện thì 4 cõi thiền định); 10) bahulakamma hoặc āciṇṇakamma: nghiệp lành hoặc dữ chỉ làm một lần mà còn nhớ hoài không quên; 11) āsannakamma: nghiệp làm trong lúc gần chết (hấp hối nhớ được); 12) kaṭattākamma: nghiệp lành hoặc dữ chút ít làm không mấy gì cố ý (là nghiệp nhỏ nhen, yếu ớt).

– Đức tin là pháp dẫn đầu các đức lành có 12: 1) saddhā jāto upasaṅkamati: nhờ đức tin mới đi lại gần bậc thiện trí thức; 2) upasaṅkamitvā payirupasati: đi lại gần rồi mới ngồi gần; 3) payirupāsanto sotaṃ odahati: ngồi gần rồi mới lóng tai; 4) odahita sato dhamma sunāti: khi lóng tai mới được nghe pháp; 5) sutvā dhammaṃ dhāreti: được nghe pháp mới nhớ rõ, biết pháp; 6) dhatānaṃ dhammānaṃ atthaṃ upaparikkhati: khi nhớ và biết pháp rồi mới biết được lý kinh; 7) ātthaṃ upaparikkhato dhammā nijjhānaṃ khamanti: khi biết rõ lý kinh rồi mới có sự suy xét đến những pháp ấy; 8) dhammanijjhanakkhantiyā chando jāyati: có sự suy xét mới có sự vừa lòng ưa thích; 9) chandajāto ussāhati: có vừa lòng ưa thích mới siêng năng; 10) ussahitvā tulayati: có siêng năng mới có sự cân nhắc, so sánh; 11) tulayitvā padahati: có cân nhắc, so sánh mới có chủ tâm cố gắng; 12) pahitatto samāno kāyena ceva paramatthasaccaṃ sacchikaroti paññāya taṃ paṭivijjha passati: khi chủ tâm cố gắng mới làm cho thấu rõ lý siêu diệt của chân lý do trí tuệ.

– Thập nhị nhân quả liên quan phát sanh: 1) avijjā paccayā saṅkhārā: vô minh sanh ra hành vi; 2)saṅkhāra paccayā viññānaṃ: hành vi sanh ra thức; 3) viññāṇā paccayā nāmarūpaṃ: thức sanh ra danh sắc; 4) nāmarūpa paccayā saḷāyatanaṃ: danh sắc sanh ra lục căn; 5) saḷāyatana paccayā phasso: lục căn sanh ra xúc; 6) phassa paccayā vedanā: xúc phát sanh ra thọ; 7) vedanā paccayā taṇhā: thọ sanh ra ái dục; 8) taṇhā paccayā upādānaṃ: ái dục sanh ra thủ (cố chấp); 9) upādāna paccayā bhavo: thủ sanh ra hữu (cảnh giới); 10) bhava paccayā jāti: hữu sanh ra sanh; 11) jāti paccayā jarāmaranaṃ: sanh mới sanh ra già chết; 12) jarāmaraṇaṃ sokaparideva dukkha domanassupāyāsā sambhavanti: già, chết, buồn rầu, khóc than, khổ não, phiền muộn, đau đớn, cũng phát sanh lên.

– Thập nhị nhân quả liên quan (diệt tắt): 1) avijjāya tve’va asesavirāga nirodhā saṅkhāra nirodho: sự diệt tắt vô minh không dư sót rồi thì hành cũng diệt tắt theo; 2) saṅkhāra nirodhā viññāṇa nirodho: khi hành diệt thì thức cũng diệt; 3) viññāṇa nirodhā nāmarūpa nirodho: khi thức diệt thì danh sắc cũng diệt; 4) nāmarūpa nirodhā saḷāyatana nirodho: khi danh sắc diệt thì lục căn diệt; 5)saḷāyatana nirodhā phassa nirodho: khi lục căn diệt thì xúc cũng diệt; 6) phassa nirodhā vedanā nirodho: khi xúc diệt thì thọ cũng diệt; 7) vedanā nirodhā taṇhā nirodho: khi thọ diệt thì ái dục cũng diệt; 8) taṇhā nirodhā upādāna nirodho: khi ái dục diệt thì thủ cũng diệt; 9) upādāna nirodhā bhava nirodho: khi thủ diệt thì hữu cũng diệt; 10) bhava nirodhā jāti nirodho: khi hữu diệt thì sự sanh cũng diệt; 11) jāti nirodhā jarāmaranaṃ soka parideva dukkha domanassupāyāsā nirujjhanti: sanh mà diệt đi thì sự già, chết, buồn rầu, khóc than, khổ não, phiền muộn, đau đớn, tuyệt vọng cũng diệt theo tất cả; 12) kể từ jarāmanaṃ soka v.v… thuộc về chi thứ 12.

– Sự tri túc có 12 chi: 1) cīvare yathālābha santosa: tri túc trong y phục tùy theo được lợi; 2) cīvare yathābala santosa: tri túc trong y phục tùy theo sức mình; 3) cīvare yathāsāruppa santosa: tri túc trong y phục tùy theo cấp bậc của mình; 4) trong 3 vật dụng kia là Paṇḍapāte, senāsane, gilānappaccaye chỉ đổi chữ đầu còn bao nhiêu đều giống in nhau mỗi vật dụng đều có 3 điều, 4 vật dụng thành ra 12 điều tri túc.

– Sự khổ não có 12: 1) jātidukkhaṃ: khổ sanh; 2) jarādukkhaṃ: khổ già; 3) byādhidukkhaṃ: khổ đau; 4) maraṇadukkhaṃ: khổ chết; 5) sokadukkhaṃ: khổ buồn rầu; 6) paridevadukkhaṃ: khổ khóc than; 7) dukkhadukkhaṃ: khổ vì sự khổ; 8) domanassadukkhaṃ: khổ phiền muộn; 9) upāyāsadukkhaṃ: khổ vì khó chịu; 10) appīychi sampayogadukkhaṃ: không ưa mến mà gần cũng khổ; 11) pīyehi vippayogadukkha: thương mến mà phải xa lìa cũng khổ; 12) yampicchaṃ na labhati tampi dukkhaṃ: muốn mà không được như ý cũng khổ (như muốn đừng già, đau, chết nhưng không được).

– Trong thân ta có 12 chất nước: 1) pittaṃ: mật; 2) semhaṃ: đàm; 3) pubbo: mủ; 4) lohitaṃ: máu; 5) sedo: mồ hôi; 6) medo: mỡ đặc; 7) assu: nước mắt; 8) vasā: mỡ lỏng; 9) khelo: nước miếng; 10) siṅghānikā: nước mũi; 11) lasikā: nước nhớt chỗ mấy khớp xương; 12) muttaṃ: nước tiểu.

– Cách xét về vô thường có 12: 1) aniccantikato: có trạng thái không bền vững; 2) tāvakālikato: có trạng thái xấu xa trong các thời gian; 3) uppādavayaparicchinnato: không có nhất định được sự đã sanh và diệt; 4) palokato: có trạng thái chia rẽ ra, tan rã ra; 5) calato: có trạng thái rung động; 6) pabhaṅgato: có tánh cách tự tan rã hoặc bên ngoài làm cho tan rã; 7) adhuvato: có trạng thái không trường tồn, vững chãi; 8) vipariṇāmadhammato: có tánh cách luôn luôn thay đổi; 9) asārakato: không nền tảng (không có lõi); 10) vibhavato: có trạng thái sẽ mất đi; 11) saṅkhatato: là pháp hữu vi (do nguyên nhân mà phát sanh lên); 12) maraṇadhammato: có trạng thái chết hết là thường lệ.

---

 

XIII. Pháp Có 13 Chi

– 13 Pháp đầu đà: 1) paṃsukūlika: hành cách lượm vải bỏ để may y mặc; 2) tecīvarika: hành cách chỉ có tam y; 3) piṇḍapātika: hành cách chỉ đi bát luôn luôn (không được thọ trai tăng); 4) sapadānacārika: hành cách đi bát mỗi nhà, mỗi xóm; 5) ekāsanika: hành cách chỉ thọ thực ngồi một chỗ (1 ngày chỉ ngồi một lần thôi); 6) pattapiṇḍika: hành cách thọ thực chỉ trong bát mà thôi; 7) khalupacchābhattika: hành cách khi nào đã ngăn cản vật thực người dâng rồi thì không được phép thọ thực nơi khác nữa; 8) āraññika: hành cách chỉ ở trong rừng (không được ở trong xóm); 9) rukkhamūlika: hành cách chỉ ở dưới cội cây (không được ở nơi cốc liêu hoặc chỗ có che đậy); 10) abbhakālika: hành cách chỉ ở ngoài trời trống (dầu cho bóng cây cũng không được); 11) sosānika: chỉ ở nơi mồ mả hoặc chỗ bỏ tử thi; 12) yathā santhatika: chỉ ở chỗ nào tùy chư tăng chỉ định; 13) nesajjika: hành cách chỉ ngồi chớ không nằm (đi đứng được).

– Sự lợi ích của giới luật có 13 điều: 1) vinayo saṃvaratthāya: nghiêm trì giới luật làm cho thâu thúc; 2) saṃvaro avippaṭisāratthāya: nhờ sự thâu thúc mà khỏi phải bị sự nóng nảy bực tức (của tâm khiển trách); 3) avippatisāro pāmojjatthāya: nhờ sự không nóng nảy bực tức mà phát sanh sự vui vẻ, thỏa thích; 4) pāmojjaṃ pitatthāya: sự vui vẻ làm cho phát sanh hỉ lạc; 5) pīti passaddhatthāya: nhờ sự hỉ lạc làm cho tâm yên lặng; 6) passadhi sukhatthāya: nhờ tâm yên lặng mà được sự an vui; 7) sukhaṃ samādhatthāya: nhờ sự an vui mà tâm được thiền định; 8) samādhi yathā bhūtaññāṇadassanatthāya: nhờ thiền định mà làm cho thấy rõ chân tướng của pháp hữu vi; 9) yathābhūtaññāṇadassanaṃ nibbidatthāya: nhờ thấy rõ chân tướng của vạn vật mà phát sanh sự chán nản; 10) nibbhidā virāgatthāya: nhờ sự chán nản mà làm cho dứt bỏ sự mê thích tình dục; 11) virāgo vimuttathāya: nhờ sự không mê thích tình dục nữa mà được giải thoát; 12) vimutti vimuttiññāṇadassanatthāya: nhờ sự giải thoát mà thấy rõ ta được giải thoát; 13) vimuttiññāṇadassanaṃ anupādā parinibbānatthāya: nhờ tuệ thấy rõ ta được giải thoát mà đắc được vô vi Niết-bàn.

– Khổ não có 13 điều: 12 điều trước giống như cái khổ chỗ pháp 12 chi, chỉ thêm 1 chi nữa là: saṅkhittena pañcupādānakkhandhādukkhā: nếu nói tóm lại có thân ngũ uẩn này là khổ (là căn cứ của mấy khổ kia).

– Điều đặc biệt của 13 vị tỳ khưu ni: 1) rattaññū yadidaṃ mahāpajāpatī gotamī: bà Gotamī có đặc biệt về sự xuất gia trước hết các hàng tỳ khưu ni; 2) mahāpaññāṇaṃ yadidaṃ khemā: bà Khemā có nhiều trí tuệ hơn hết; 3) iddhimantānaṃ yadidaṃ uppala vaṇṇā: bà Uppalavaṇṇā có nhiều thần thông hơn hết; 4) vinayadharānaṃ yadidaṃ paṭācārā: bà Patācārā hiểu luật và gìn giữ luật hơn hết; 5) dhammakathikānaṃ yadidaṃ dhammadinnā: bà Dhammadinnā là một pháp sư giỏi hơn hết; 6) jhāyīnaṃ yadidaṃ nandā: bà Nandā hành thiền hơn hết; 7) āraddhaviriyānaṃ yadidaṃ soṇā: bà Soṇā cố gắng tinh tấn hơn hết; 8) dibba cakkhukānaṃ yadidaṃ sakulā: bà Sakula có nhãn thông tài hơn hết; 9) khippābhiññānaṃ yadidaṃ bhaddā kuṇḍalakesā: bà Bhadda Kuṇḍala Kesā giác ngộ đắc đạo lẹ mau hơn ai hết; 10) pubbanivāsaṃ anussarantīnaṃ yadidaṃ bhaddākapīlāṇī: bà Baddhā Kapīlānī giỏi thông về túc mạng minh hơn ai hết; 11) mahābhiññāppattānaṃ yadidaṃ bhaddā kaccānā: bà Baddhā Kaccānā giỏi về huệ phân tích hơn hết; 12) lūkha cīvaradharānam yadidaṃ kisāgotamī: bà Kisāgotamī đặc biệt và cách dùng y dơ hơn ai hết (nhất là y bỏ chỗ dơ, bó tử thi); 13) saddhādhimuttānaṃ yadidaṃ sigālamātā: bà Sigālamātā là bậc nhiều đức tin hơn ai hết.

---

 

XIV. Pháp Có 14 Chi

– Tánh ác có 14 thứ: 1) moha: tánh si mê; 2) ahirika: không biết hổ thẹn tội lỗi; 3) anottappa: không ghê sợ tội lỗi; 4) uddhacca: phóng túng (xao xuyến); 5) lobha: tánh tham lam; 6) diṭṭhi: tà kiến; 7) māna: ngã mạn; 8) dosa: sân hận; 9) issā: ganh tị; 10) macchariya: bỏn xẻn; 11) kukkucca: hay lo nghĩ viển vông, hối hận, hay quên mình nhớ theo chuyện chi không nhất định; 12) thīna: tánh dụ dự, uể oải, không sốt sắng; 13) middha: buồn ngủ, hôn mê, quên mình (trong lúc tham thiền); 14) vicikicchā: hoài nghi, không nhất định dứt khoát.

– Vật thực dâng cúng có 14 cách: 1) saṅgha bhatta: vật thực dâng cúng đến chư Tăng (4 vị trở lên); 2) uddesabhatta: vật thực dâng cho 1, 2, 3 vị (do Tăng phái đi); 3) nimantanabhatta: vật thực dâng cho thí chủ thỉnh lại; 4) salāka bhatta: vật thực dâng cúng do thí chủ bắt số được (vị nào chẳng hạn); 5) pakkhika bhatta: vật thực chỉ dâng trong ngày thượng huyền hoặc những ngày hạ huyền; 6) uposathika bhatta: vật thực chỉ dâng trong ngày bát quan trai giới; 7) pāṭipadika bhatta: vật thực chỉ dâng trong ngày mùng một và ngày 16; 8) āgantuka bhatta: vật thực dâng cho tỳ khưu khác mới đến; 9) gamikabhatta: vật thực dâng cho tỳ khưu sửa soạn đi đường xa; 10) gilānabhatta: vật thực dâng cho tỳ khưu có bệnh (đang chữa bệnh); 11) gilānupaṭṭhakabhatta: vật thực dâng cho tỳ khưu nuôi bệnh; 12) niccabhatta: vật thực dâng cúng chư Tăng luôn luôn mỗi ngày; 13) kuṭikabhatta: vật thực dâng riêng cho chư Tăng trong một liêu cốc tịnh thất nào; 14) vārakabhattaṃ: vật thực thay phiên nhau mà dâng cúng.

– Bố thí cá nhân có 14 hạng: 1) bố thí cho súc vật 100 lần bằng bố thí người thường không giới hạnh 1 lần; 2) bố thí cho người không giới hạnh 100 lần bằng bố thí cho người thường nhơn có giới hạnh trong sạch 1 lần; 3) bố thí cho người thường nhơn có giới hạnh trong sạch 100 lần bằng bố thí cho người tu ngoài Phật giáo (có tâm chán nản ngũ trần) 1 lần; 4) bố thí cho người tu ngoài Phật giáo 100 lần bằng bố thí cho người đang hành đạo cho đắc Tu-đà-huờn 1 lần; 5) bố thí cho người hành đạo cho đắc Tu-đà-huờn 100 lần bằng bố thí cho người đã đắc quả Tu-đà-huờn 1 lần; 6) bố thí cho người đã đắc quả Tu-đà-huờn 100 lần bằng bố thí cho người đang hành đạo cho đắc Tư-đà-hàm 1 lần; 7) bố thí cho người đang hành đạo cho đắc Tư-đà-hàm 100 lần bằng bố thí bậc đã đắc quả Tư-đà-hàm 1 lần; 8) bố thí cho bậc đã đắc quả Tư-đà-hàm 100 lần bằng bố thí cho người đang hành đạo cho đắc A-na-hàm 1 lần; 9) bố thí cho người đang hành đạo cho đắc A-na-hàm 100 lần bằng bố thí cho bậc đã đắc quả A-na-hàm 1 lần; 10) bố thí cho bậc đã đắc quả A-na-hàm 100 lần bằng bố thí cho người hành đạo cho đắc A-la-hán đạo 1 lần; 11) Bố thí cho người đang hành cho đắc đạo A-la-hán 100 lần bằng bố thí cho bậc đã đắc quả A-la-hán 1 lần; 12) bố thí cho bậc đã đắc quả A-la-hán 100 lần bằng bố thí cho Đức Phật Độc Giác 1 lần; 13) bố thí cho Đức Phật Độc Giác 100 lần bằng bố thí cho Đức Phật Chánh đẳng Chánh giác 1 lần; 14) bố thí cho Đức Phật Chánh đẳng Chánh giác 100 lần bằng bố thí đến chư Tăng 1 lần (tứ phương Tăng chúng).

– Nghiệp trả quả khác nhau có 14 thứ: 1) sát sanh thì chết yểu hoặc giảm tuổi thọ; 2) không sát sanh thì được trường thọ; 3) vì đánh đập người khác hoặc thú vật nên bị nhiều bệnh hoạn, đau đớn; 4) không đánh đập chúng sanh nên được khỏe mạnh không bị bệnh hoạn; 5) vì sân hận nên có sắc xấu xa; 6) không sân hận (có lòng mát mẻ bác ái ) thì được sắc đẹp, màu da tươi tốt; 7) vì ganh tị nên không có chức phận hay quyền thế chi cả; 8) không ganh tị (tâm hay hoan hỷ) nên có quyền thế và chức phận lớn; 9) không bố thí nên sanh lên không có của cải nhiều (phải bị nghèo đói); 10) bố thí nên được nhiều của cải, giàu có; 11) vì tánh xấc xược, không cung kính bậc nên cung kính nên sanh vô dòng thấp hèn đê tiện; 12) vì hạ mình cung kính nên sanh vào dòng quí phái; 13) ví lười biếng không chịu học hỏi đời hoặc đạo nên phải chịu ngu si không trí tuệ; 14) nhờ siêng năng học hỏi nên có nhiều trí tuệ.

---

 

XV. Pháp Có 15 Chi

– 15 cái hạnh của Đức Phật: 1) sīlasaṃvara: thâu thúc trong giới hạnh; 2) indriyasaṃvara: thâu thúc lục căn thanh tịnh; 3) bhojanemataññūtā: có tri túc trong vật thực; 4) jāgariyānuyoga: thường hay thức tỉnh, không ngủ mê; 5) saddhā: nhiều đức tin; 6) hīri: có sự hổ thẹn tội lỗi; 7) ottappa: ghê sợ tội lỗi; 8) bāhusacca: nghe nhiều học rộng; 9) vīriya: tinh tấn; 10) sati: ghi nhớ; 11) paññā: trí tuệ sáng suốt; 12) pathamajjhāna: đắc sơ thiền; 13) dutiyajjhāna: đắc nhị thiền; 14) tatiyajjhāna: đắc tam thiền; 15) catutthajjhāna: đắc tứ thiền.

– Cách hành khổ hạnh có 15: 1) acelako: hành cách khỏa thân luôn luôn (không có quần áo); 2)muttācāro: hành chỉ đứng tiểu tiện luôn luôn; 3) hatthāvatekhā: khi đại tiện rồi lấy ngón tay mà chùi kỹ lưỡng hậu môn; 4) ekāgāriko: lãnh vật chỉ trong một nhà mà thôi; 5) ekalopiko: thọ thực chỉ một vắt cơm trong 1 ngày mà thôi; 6) dvāgariko: chỉ lãnh vật thực trong 2 nhà mà thôi; 7) ekissā itthiyā bhattaṃ paṭiggaṇhāti: chỉ lãnh vật thực của 1 người phụ nữ; 8) ekāhiko dasāhāni: thọ thực môt ngày, nghỉ luôn 10 ngày; 9) sākabhakkho: chỉ thọ thực toàn là rau cỏ; 10) taṇḍulabhakkho: chỉ thọ thực bằng gạo sống; 11) kuṇḍakabhakkho: chỉ thọ thực bằng cám; 12) vākacīro: chỉ mặc y bằng vỏ cây; 13) kesakambalo: mặc y làm bằng tóc người hoặc lông thú dệt lại; 14) kaṇtakasayiko: hành cách nằm trên gai; 15) rajojaladharo: hành cách làm cho mình dính bụi dơ luôn luôn (cử không tắm).

---

 

XVI. Pháp Có 16 Chi

– Soḷasakicca – 16 phận sự trong tứ thánh: 1) dukkhaṃ pariññeyyaṃ: phải hành cho thấy rõ cái khổ; 2) dukkhasamudaya pahātabbo: phải dứt bỏ (ái dục) nguyên nhân phát sanh lên cái khổ; 3) dukkhanirodhosacchikātabbo: phải làm cho thấu rõ Niết-bàn là nơi diệt khổ; 4) dukkhanirodhagāminīpati padā bhāvetabbo: phải niệm tưởng, tham cứu con đường thực hành để đi đến nơi diệt khổ.

Trong Tu-đà-huờn đạo, Tư-đà-hàm, A-na-hàm và A-la-hán đạo mỗi bậc đều có 4 phận sự in nhau thành ra cả thảy 16 phận sự.

– Soḷasa attha – 16 lý (hay là trạng thái) của Tứ diệu đế:

Khổ đế có 4 lý: 1) piḷanattha: có trạng thái làm hại, phá hoại; 2) saṅkhatattha: có trạng thái do nguyên nhân cấu tạo nên; 3) santāpattha: có trạng thái nóng nảy, bực bội; 4) viparināmattha: có trạng thái luôn luôn thay đổi.

Tập đế có 4 lý: 1) ayuhanattha: có trạng thái làm cho phát sanh cái khổ; 2) nidānattha: có trạng thái tỏ ra hay là nguyên nhân của cái khổ; 3) saṃyogattha: có năng lực giam hãm chúng sanh trong tam giới; 4) palibodhanattha: có trạng thái làm cho bận rộn trong cảnh khổ.

Diệt đế có 4 lý: 1) nissaraṇattha: có tánh cách thoát khỏi phiền não (khổ); 2) vivekattha: có trạng thái yên lặng tránh xa cái khổ; 3) asaṅkhatattha: có trạng thái không do nguyên nhân tạo thành được; 4) amatattha: có trạng thái không chết mất (trường tồn).

Đạo đế có 4 lý: 1) niyyāttha: có năng lực đưa ra khỏi vòng sanh tử luân hồi; 2) hetvattha: có tánh cách là nguyên nhân đưa đến Niết-bàn; 3) dassaṇattha: có năng lực cho thấy rõ Niết-bàn; 4) adhipateyyattha: có tánh cách quan trọng của kiến tuệ giải thoát.

– Khí giới của Sa-môn có 16 thứ: 1) sakko: có tánh cách dạn dĩ; 2) uju: ngay thẳng (thân khẩu); 3) suhuju: tâm công bình; 4) suvaco: dễ dạy; 5) mudu: mềm mỏng; 6) anatimānī: không ngã mạn thái quá; 7) santusassako: tri túc; 8) subharo: dễ nuôi; 9) appakicco: ít bận rộn (không nhiều chuyện); 10) sallahukavutti: hành vi nhẹ nhàng; 11) santindriyo: có lục căn thanh tịnh; 12) nipako: có trí tuệ để giữ mình; 13) appagabbho: có tánh cách dũng cảm (không nhút nhát); 14) kulesu ananugiddho: không quyến luyến theo gia đình kẻ thế; 15) na ca khuddaṃ samācare kiñca yena viññūpare upavadeyyuṃ: không tạo nghiệp ác nào dầu là nhỏ nhen để làm cho bậc trí thức khác khinh bỉ được; 16) sukhino va khemino hontu: được sự an vui, yên ổn (và rải lòng bác ái cho tất cả chúng sanh được sự an vui yên ổn).

– Tha tâm minh biết được 16 tâm chúng sanh: 1) sarāga cittaṃ: tâm ái tình; 2) vītarāga cittaṃ: tâm không ái tình; 3) sadosa cittaṃ: tâm sân hận; 4) vītadosacittaṃ: tâm không sân hận; 5) samoha cittaṃ: tâm si mê; 6) vītamoha cittaṃ: tâm không si mê; 7) saṅkhitta cittaṃ: tâm dụ dự (lười biếng); 8) vikkhitta cittaṃ: tâm phóng đi (xao lãng); 9) mahaggata cittaṃ: tâm rộng lớn (là tâm đắc thiền vào cảnh sắc); 10) amahaggata cittaṃ: tâm chưa được rộng lớn (là tâm chưa đắc thiền); 11) sa uttara cittaṃ: tâm này còn có tâm khác quí báu hơn (là tâm còn trong cảnh dục); 12) anuttara cittaṃ: tâm rất quí báu (là tâm đã vào cảnh sắc và vô sắc giới); 13) samāhita cittaṃ: tâm yên trụ (đã tịnh); 14) asamāhita cittaṃ: tâm chưa yên trụ; 15) vimutta cittaṃ: tâm đã giải thoát; 16) avimutta cittaṃ: tâm chưa giải thoát.

– Phiền não có 16 thứ: 1) rāga: ái tình; 2) dosa: sân hận; 3) moha: si mê; 4) kodha: hung dữ; 5) upanāha: thù oán; 6) makkha: bạc ơn; 7) paḷāsa: làm oai kiêu hãnh; 8) issā macchariya: ganh tị bỏn xẻn; 9) māyā: giả dối (không thật); 10) sātheyya: phản phúc, mánh lới; 11) thambha: cứng đầu; 12) sārambha: cang nghạnh; 13) māna: ngã mạn; 14) atimāna: tự cao (hống hách); 15) mada: say đắm; 16) pamāda: dể duôi (cẩu thả).

---

 

XVII. Pháp Có 17 Chi

– Sự ghi nhớ phát sanh lên do 17 cách: 1) abhiyānato: sự ghi nhớ phát sanh lên do sự hiểu biết rõ; 2) kutumbikāya sati: sự ghi nhớ phát sanh lên do mình là chủ của 1 tài sản hay chủ của 1 gia đình; 3) oḷārika viññāṇato sati: sự ghi nhớ phát sanh do trí tuệ rộng lớn; 4) hita viññāṇato sati: sự ghi nhớ pháp do biết được sự lợi ích; 5) ahita viññaṇato sati: sự ghi nhớ phát sanh do sự giật mình nhớ cái khổ hoặc sự thất bại đã gặp rồi; 6) sabhāganimittato sati: sự ghi nhớ phát sanh lên do những điềm lành thuận tiện đưa đến cho mình; 7) visabhāganimittato sati: sự ghi nhớ phát sanh lên do điềm dữ không thuận tiện đưa đến cho mình; 8) kathābhiññānato sati: sự ghi nhớ phát sanh lên do nhớ lại lời nói của kẻ khác đã nói cho mình; 9) lakkaṇato sati: sự ghi nhớ phát sanh lên do vật làm dấu; 10) saraṇato sati: sự ghi nhớ phát sanh lên do sự bảo hộ hay tiếp độ; 11) muddhato sati: sự ghi nhớ phát sanh lên do sự gom tri lại; 12) gaṇanato sati: sự ghi nhớ phát sanh lên do sự đếm; 13) dhāraṇato sati: sự ghi nhớ phát sanh lên do sự nâng đỡ, gìn giữ; 14) bhāvanāto sati: sự ghi nhớ phát sanh lên do sự suy xét, tham thiền; 15) potthakanibandhanato sati: sự ghi nhớ phát sanh lên do sự cột tâm theo sách vở; 16) upanikkhepanato sati: sự ghi nhớ phát sanh lên do vật lấy để kế 1 bên; 17) anubhūto sati: sự ghi nhớ phát sanh lên do nhớ lại sự vật mình đã từng biết từng thấy.

---

 

XVIII. Pháp Có 18 Chi

– Trong khi cố gắng hành đạo không nên ở 18 chỗ: 1) mahattaṃ: chỗ ở rộng lớn; 2) jiṇṇattaṃ: chỗ ở đã cũ hư quá; 3) navattaṃ: chỗ ở mới làm; 4) panthasannissitaṃ: chỗ ở gần đường lớn; 5) soṇḍi: chỗ ở gần ao hồ hoặc giếng nước; 6) paṇṇaṃ: chỗ ở có nhiều lá cây (mà người ta thường cần dùng); 7) pupphaṃ: chỗ ở có nhiều bông hoa (vì bận rộn người đến xin); 8) phalaṃ: chỗ ở có nhiều thứ trái cây; 9) patthanīyatā: chỗ ở có nhiều người cần dùng tới lui thường; 10) nagara sannissitā: chỗ ở gần trong thành thị; 11) dārusannissitā: chỗ ở gần bên người hay đi kiếm củi; 12) khetta sannissitā: chỗ ở gần bên ruộng (vì người hay gởi đồ và ồn ào); 13) visabhāgānaṃ puggalānaṃ atthi: chỗ ở gần người nghịch hoặc cảnh nghịch (như gần nhà phụ nữ giang hồ); 14) paṭana sannissitā: chỗ ở gần bến nước (chỗ người hay tới lui múc nước); 15) paccanta sannissitā: chỗ ở ngoại ô ít có người tin Phật pháp; 16) rajjasīmantara sannissitā: chỗ ở gần hay chính giữa ranh hai nước; 17) asappāyatā: chỗ ở không phù hạp, yên vui (thiếu vật thực hoặc có nhiều sự tai hại); 18) kalyāṇamittānaṃ alābho: chỗ ở không có bạn thiện trí thức để thân cận.

– Chỗ Đức Phật nhập hạ có 18: 1) hạ thứ nhất: Ngài nhập hạ tại vườn Lộc Giả gần thành Balanại (bārānasī); 2) hạ thứ 2, 3, 4: nhập hạ tại Trúc lâm tự gần Rājagaha; 3) hạ thứ 5: nhập hạ tại Kutāgārasālā nơi rừng Mahāvana gần thành Vesāli; 4) hạ thứ 6: nhập hạ tại trên núi Makaṭa trong xứ Magadha; 5) hạ thứ 7: nhập hạ trên cung trời Đạo Lợi, trên tảng đá Silā Kambala thuyết Tạng luận để độ Phật mẫu; 6) hạ thứ 8, nhập hạ tại Bhesakalāvana trong xứ Taggarāja Janapada; 7) hạ thứ 9: nhập hạ rừng Pālileyyaka gần xứ Kosambi; 8) hạ thứ 10, 11: nhập hạ tại cánh rừng gần xứ Sāleyyaka gāma; 9) hạ thứ 12: nhập hạ dưới cây sầu đông của dạ xoa Naḷeru; 10) hạ thứ 13: nhập hạ trên núi Pālileyyaka; 11) hạ thứ 14: nhập hạ tại chùa Bố Kim gần thành Xá Vệ (Savatthī); 12) hạ thứ 15: nhập hạ chùa Nigrodhārāma gần thành Kapilabatu, đặng độ thân quyến dòng Thích Ca; 13) hạ thứ 16: nhập hạ tại xứ Ālavī (đặng độ con dạ xoa Ālavī); 14) hạ thứ 17, 18, 19: nhập hạ tại chùa Trúc Lâm Veḷuvana gần thành Vương Xá (Rajagaha); 15) hạ thứ 20 đến 29: nhập hạ tại chùa Bố Kim tự gần thành Xá Vệ (Sāvattnī); 16) hạ thứ 30 đến 35: nhập hạ tại Đông Phương tự của bà Visākhā; 17) hạ thứ 36 đến 44: nhập hạ tại chùa Bố Kim tự gần thành Xá Vệ (Sāvātthī); 18) hạ thứ 45, nhập hạ tại xứ Veḷuvagāma.

– Nghệ thuật trong thời kỳ đức Vua Milinda có 18 thứ: 1) sūti: biết tiếng thú kêu là điềm lành hay dữ; 2) sammati: biết cách đặt tên đầu tiên các vật như lúa thóc, cây cỏ, v.v…; 3) saṅkhayā: biết cách làm toán (toán học); 4) yogo: biết đủ các nghề nghiệp; 5) nīti: biết cách dạy tất cả đức vua (làm quân sư); 6) visesikā: biết cách làm cho phát sanh hạnh phúc; 7) gaṇikā: biết cách xem sao hạng (thiên văn); 8) gaṅdhabbā: biết rành về đủ thứ âm nhạc; 9) tikicchā: biết nghề làm thuốc; 10) dhanubbedhā: biết nghề bắn tên; 11) purānā: biết cổ vật như địa thế này là chỗ cựu kinh đô, v.v…; 12) atihāsā: biết rõ day mặt về hướng nào ăn cơm mà được sự hạnh phúc; 13) jotisā: biết rõ cách coi ngày tháng năm nào tốt xấu, hên xui; 14) māyā: biết rõ cách thiệt hay giả (của người); 16) hetu: biết rõ nguyên nhân sẽ phát sanh lên như thế nào; 16) vantā: biết cách nuôi trâu bò cho được tấn hóa và lợi ích; 17) yuddhasā: biết rõ cách đánh giặc (binh thơ chinh chiến); 18) chandasā: biết rõ cách làm thi phú (rành về cách hành văn).

– Những tướng (điềm) xấu của con người có 18: 1) balaṅkapādo: hai bàn chân lớn và cong vẹo; 2)andhanakho: các móng tay đều đen; 3) obaddhapiṇḍiko: hai bắp chuối lớn thù lù; 4) dighuttaroṭṭho: môi trên thật dài ra (de ra đậy cả môi dưới); 5) capalo: nước miếng hay chảy ra hai bên môi; 6) kaḷāro: răng mọc ló ra khỏi môi như răng heo (nanh heo) răng hô; 7) bhagganāsako: mũi gãy (xệp xuống); 8) kumbhodaro: bụng nổi lớn ra (như bụng bí rợ); 9) bhaggapiṭṭhi: lưng còm hoặc lưng khom cong cong; 10) visamacakkhuko: con mắt lé, hay con mắt lớn nhỏ; 11) lohamassu: râu đỏ hoe (đáng sợ); 12) haritakeso: tóc vàng hoe; 13) valīnaṃ: trong người có nhiều chỗ nhăn, có lằn có nếp; 14) tijakāhato: có nhiều mụt ruồi đầy mình (như rắc mè đen); 15) piṅgalo: con mắt lộ; 16) vinato: thân hình không đều đặn (như cổ vẹo, lưng cong, eo ếch thót vô); 17) vikaṭo: hai bàn chân cụt, xẹo xọ, khi đi nghe bẹp bẹp; 18) brahakharo: người lùn và mập (phục phịch như con heo to béo).

– 18 đức lành của bậc đã thọ trì pháp đầu đà: 1) ācāro tesaṃ suvisudhaṃ: có hạnh kiểm tốt đẹp và trong sạch; 2) paṭipadā sucaritā: có sự thực hành thanh cao; 3) kāyikavācasikaṃ surakkhato: gìn giữ thân khẩu được tốt đẹp; 4) mano suvisuddho: có tâm trong sạch; 5) viriyaṃ supaggahitaṃ: có sự cố gắng tinh tấn cao thượng; 6) bhayaṃ upasantaṃ: dứt bỏ được sự kinh sợ; 7) attānu vāda diṭṭhi bayapattatā: dứt bỏ được kiến thức nói thân này là của ta; 8) āghāto upasanto: dứt bỏ được sự gây thù oán; 9) mettā upatthitā: đã được pháp bác ái trong tâm; 10) āhāro pariggahito: được tự chủ trong vật thực; 11) sabba satthānaṃ garukato: có tâm cung kính đến tất cả người khác; 12) bhojane mattaññūtā: có tri túc trong sự ăn uống vật thực; 13) jāgariyānuyogo: có sự siêng năng hay thức tỉnh (ít mê ngủ); 14) aniketo: tâm không có quyến luyến nương theo chỗ ở; 15) yattha phāsu tattha vihārī: chỗ nào được yên vui thân tâm thì ở chỗ đó; 16) pāpajeguccho: là người có tánh cách xa lánh tội lỗi; 17) vivekārāmo: có tâm thích sự yên tịnh, thanh vắng; 18) sattaṃ appamādo: là người thường không dám dể duôi.

– Bản chất – dhātu có 18 thứ: 1) cakkhu dhātu: chất nhãn; 2) sota dhātu: chất nhĩ; 3) ghāṇa dhātu: chất tỉ; 4) jīvahā dhātu: chất thiệt (lưỡi); 5) kāya dhātu: chất thân; 6) mano dhātu: chất ý (thức); 7) rūpa dhātu: chất sắc (cảnh); 8) sadda dhātu: chất thinh; 9) ghanda dhātu: chất hương; 10) rasa dhātu: chất vị; 11) phoṭṭhabba dhātu: chất xúc; 12) dhamma dhātu: chất pháp; 13) cakkhu viññāṇa dhātu: chất nhãn thức; 14) sota viññāṇa dhātu: chất nhĩ thức; 15) ghāna viññāṇa dhātu: chất tỉ thức; 16) jīvahā viññāṇa dhātu: chất thiệt thức; 17) kāya viññāṇa dhātu: chất thân thức; 18) mano viññāṇa dhātu: chất ý thức.

– Những pháp nghịch lại (tương đối) với Niết-bàn: 1) saññojana: 10 pháp hằng thúc (cột trói chúng sanh trong tam giới); 2) kilesa: 10 pháp phiền não (coi theo chi của mỗi pháp); 3) micchatta: 10 pháp tà vạy (nhất là tà kiến); 4) lokadhamma: 8 pháp thế gian; 5) macchariya: 5 pháp bỏn xẻn; 6) vipalāsa: 3 pháp lầm lạc; 7) gantha: 4 pháp ràng buộc; 8) agati: 4 pháp tư vị; 9) āsava: 4 pháp trầm luân; 10) oyha: 4 pháp chìm đắm (mê thích); 11) yoga: 4 pháp dính líu; 12) nivaraṇa: 5 pháp che lấp (pháp cái); 13) parāmāsa: 1 pháp gìn giữ, ôm ấp, chấp dính với tinh thần; 14) upādāna: 4 pháp cố chấp (thủ) nhất là chấp ngũ trần; 15) anusaya: 7 pháp phiền não ngủ ngầm trong tâm; 16) mala: 3 pháp nhơ bẩn; 17) akusala kammapatha: 10 điều ác (thân 3, khẩu 4, ý 3); 18) akusāla cittuppāda: 12 tâm ác (8 tâm tham, 2 tâm sân, 2 tâm si).

---

 

XIX. Pháp Có 19 Chi

– Chỗ ngồi nằm cao quí (cao sang quảng đại) có 19 thứ: 1) asandi: chỗ ngồi như giường ghế cao quá luật (hơn 0m50 tây); 2) pallaṅko: giường ghế chân tiện hình thú dữ; 3) gonako: khảm trải làm bằng lông trừu màu đen, lông cao hơn 4 ngón tay; 4) cittikā: khảm làm bằng lông thú có thêu hình này kia (như hình thú dữ); 5) paṭikā: khảm trải làm bằng lông thú toàn màu trắng; 6) paṭalikā: khảm làm bằng lông thú có thêu nhiều bông hoa; 7) tūlikā: chỗ ngồi nằm (nệm) có dồn bông gòn; 8) vikatikā: khảm làm bằng lông thú có thêu hình sư tử hoặc cọp; 9) uddhalomi: khảm làm bằng lông thú đều dựng đứng lên; 10) ekantalomi: khảm làm bằng lông thú, lông đều ngã theo một chiều; 11) kaṭṭhissaṃ: khảm làm bằng dây vàng và tơ xe chung lại; 12) koseyyaṃ: khảm làm bằng tơ tằm; 13) kuttakaṃ: khảm làm bằng lông chiên, lớn vừa 16 người vũ nữ đứng múa được; 14) datthatatharaṃ: khảm trải trên lưng voi; 15) assatatharaṃ: khảm trải trên lưng ngựa; 16) rathattharaṃ: khảm trải trên xe; 17) ajiṇappaveṇi: khảm làm bằng da cọp; 18) kalabimigapavara paccattharanaṃ: chỗ nằm tốt đẹp bọc da thú; 19) sa uttaracchadaṃ ubhato lohita kupadhānam: chỗ nằm có làm trần phía trên, gối kê đầu và gát chơn đều toàn màu đỏ.

– Pháp quán tưởng của 4 bậc thánh sau khi đắc quả có 19: 1) magga paccavekkhaṇatā: quán tưởng lại đạo mình đã đắc; 2) phala paccavekkhaṇatā: quán tưởng quả mình đã đắc; 3) kilesa pahāna paccavekkhaṇatā: quán tưởng phiền não đã dứt bỏ; 4) kilesa pahātabba paccavekkhaṇatā: quán tưởng phiền não còn dư sót phải dứt bỏ; 5) nibbāna paccavekkaṇata: quán tưởng Niết-bàn đã đắc.

Bậc Tu-đà-huờn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm mỗi bậc đều có 5 pháp quán tưởng in nhau;

Chỉ có bậc A-la-hán quán tưởng có 4 pháp là trừ chi pháp thứ tư ra (về sự suy xét phiền não không còn dư sót nữa);

Gom lại, 3 bậc thánh phía trước mỗi bậc có 5 pháp quán tưởng thành ra 15 pháp và bậc A-la-hán có 4 pháp nữa thành ra cả thảy 19 pháp quán tưởng của bậc thánh nhơn;

---

 

XX. Pháp Có 20, 22, 23, 24, 25 Chi

            Pháp có 20 chi

– Thân kiến có 20 cách:

Trong sắc uần có 4: 1) rūpaṃ attato samanupassati: cho rằng sắc là bản ngã (kiến thức thấy); 2)rūpavantaṃ attānaṃ samanupassati: cho rằng bản ngã là sắc; 3) attāni rūpaṃ samanupassati: cho rằng sắc có trong bản ngã; 4) rūpasmiṃ attānaṃ samanupassati: cho rằng bản ngã có trong sắc.

Trong thọ uẩn có 4: 1) vedanaṃ attato samanupassati: cho rằng thọ là bản ngã; 2) vedanāvantaṃ attānaṃ samanupassati: cho rằng bản ngã là thọ; 3) attāni vedanaṃ samanupassati: cho rằng thọ có trong bản ngã; 4) vedanāya attānaṃ samanupassati: cho rằng bản ngã có trong thọ.

Trong tưởng uẩn có 4: 1) saññaṃ attato samanupassati: cho rằng tưởng là bản ngã; 2) saññāvantaṃ attānaṃ samanupassati: cho rằng bản ngã là tưởng; 3) attāni saññaṃ samanupassati: cho rằng tưởng có trong bản ngã; 4) saññāya attānaṃ samanupassati: cho rằng bản ngã có trong tưởng.

Trong hành uẩn có 4: 1) saṅkhāre attato samanupassati: cho rằng hành là bản ngã; 2)saṅkhāravantaṃ attānaṃ samanupassati: cho rằng bản ngã là hành; 3) attāni sankhāre samānupassati: cho rằng hành có trong bản ngã; 4) saṅkhāresu attānam samanupassati: cho rằng bản ngã có trong hành.

Trong thức uẩn có 4: 1) viññāṇaṃ attato samanupassati: cho rằng thức là bản ngã; 2) viññāṇa vantaṃ attānaṃ samanupassati: cho rằng bản ngã là thức; 3) attāni viññāṃ samanupassati: cho rằng thức có trong bản ngã; 4) viññanasmiṃ attānaṃ samanupassati: cho rằng bản ngã có trong thức.

– Phận sự của bậc Sa-môn có 20 điều: 1) seṭṭhabhāmisayo: ở trong phạm vi cao thượng (như có tâm từ bi và chân chánh); 2) agge niyamo: rất điều hòa trong phận sự quí báu; 3) cāro: có sự thực hành; 4) vihāro: ở trong Phật pháp và oai nghi tốt đẹp; 5) saññamo: sửa dạy thân tâm (là thâu thúc lục căn); 6) sīlasaṃvaro: thâu thúc trong giới hạnh cho thanh cao; 7) khanti: nhẫn nhục; 8) soraccaṃ: có tánh cách yên lặng; 9) ekantābhirati: tâm vui thích chắc vững trong giáo pháp; 10) ekantacariyā: tâm hành vi chắc vững trong giáo pháp; 11) paṭisallinī: thường ẩn cư một mình (hay niệm pháp thiền định); 12) hiri: có sự hổ thẹn tội lỗi; 13) ottappaṃ: ghê sợ tội lỗi; 14) viriyaṃ: có sự tinh tấn; 15) appamādo: không dể duôi (trì huởn); 16) uddeso: siêng năng học hỏi Phật ngôn (Buddhavacana); 17) paripucchā: siêng năng học hỏi chú thích (atthakathā); 18) sīlādirati: vui thích trong những đức lành nhất là giới hạnh; 19) nirālayatā: không có sự quyến luyến, mến tiếc; 20) sikkhāpadapāripūrī: có sự đầy đủ trong các điều học.

– 20 hạng phụ nữ không nên phạm tà dâm: 1) māturakkhitā: phụ nữ do mẹ gìn giữ; 2) pīturakkhitā: cha gìn giữ; 3) mātāpīturakkhitā: do cha và mẹ gìn giữ; 4) bhāturakkhitā: anh hoặc em trai gìn giữ; 5) bhaginirakkhitā: chị gìn giữ (bảo bọc, trông nom); 6) ñātirakkhitā: thân quyến gìn giữ; 7) gottarakkhitā: dòng họ gìn giữ; 8) dhammarakkhitā: do pháp và luật gìn giữ (như con nuôi, xin đỡ đầu, hoặc sa di ni cô, sikkhāmāna và tỳ khưu ni); 9) sārakkhā: phụ nữ có chồng; 10) saparidaṇtā: phụ nữ có người đã chiếm trước chờ cho lớn mới cưới (như đức vua ra lệnh cấm không ai được vi phạm); 11) dhanakkītā: phụ nữ do người nam xuất của ra mua hoặc chuộc để làm vợ; 12) chandavāsinī: phụ nữ do hai bên thương nhau làm vợ chồng; 13) bhogavāsinī: phụ nữ do muốn được của cải vào làm vợ chồng; 14) paṭavāsī: phụ nữ nghèo khổ quá muốn được y phục rồi làm vợ chồng; 15) odapattakinī: phụ nữ do người nam đi cưới hỏi theo phong tục; 16) obhatacumbhaṭā: phụ nữ do người nam tiếp đỡ vật nặng cho rồi bằng lòng làm vợ chồng; 17) dāsī ca bhariyā ca: phụ nữ vừa làm tôi mọi vừa làm vợ; 18) kammakārī ca bhariyā ca: phụ nữ vừa làm công làm mướn vừa làm vợ; 19) dhajāhaṭā: phụ nữ bắt đặng ở chiến trường đem về làm vợ; 20) muhuttikā: phụ nữ do người nam gìn giữ trong chốc lát (trong lúc hứa hẹn ấy không ai được phép vi phạm).

– Trong thân con người có 20 chất đất: 1) kesā: tóc; 2) lomā: lông; 3) nakhā: móng; 4) dantā: răng; 5) taco: da; 6) mamsaṃ: thịt; 7) ñhāru: gân; 8) aṭṭhi: xương; 9) aṭṭhi minjaṃ: tủy xương; 10) vakkaṃ: thận; 11) hadayaṃ: tim; 12) yakanaṃ: gan; 13) kilomakaṃ: bầy nhầy; 14) pihakaṃ: bao tử; 15) papphāsaṃ: phổi; 16) antaṃ: ruột già; 17) antagunaṃ: ruột non; 18) udariyaṃ: vật thực mới; 19) karīsaṃ: phẩn; 20) matthaluṇkaṃ: óc.

 

            Pháp có 22 chi

            Tư chất tác dụng của 22 căn (indriya – faculty): 1) cakkhudriyaṃ: nhãn căn; 2) sotindriyaṃ: nhĩ căn; 3) ghāṇindriyaṃ: tỉ căn; 4) jivhindriyaṃ: thiệt căn; 5) kāyiṇdriyaṃ: thân căn; 6) itthindriyaṃ: nữ căn; 7) purisindriyaṃ: nam căn; 8) jīvitindriyaṃ: mạng căn (sự sống); 9) manindriyaṃ: ý căn; 10) sukhindriyaṃ: an căn (sự an vui); 11) dukkhindriyaṃ: khổ căn; 12) somanassindriyaṃ: thích căn (sự vui vẻ); 13) domanassindriyaṃ: hận căn (buồn phiền); 14) upekkhindriyaṃ: xả căn; 15) saddhindriyaṃ: tín căn; 16) viriyindriyaṃ: tấn căn; 17) satindriyaṃ: niệm căn; 18) samādhindriyaṃ: định căn; 19) paññindriyaṃ: huệ căn; 20) anañña taññassāmitindriyaṃ: khả năng biết rằng: ta sẽ thấy rõ Niết-bàn mà ta chưa được thấy (Tu-đà-huờn đạo tuệ căn); 21) aññindriyaṃ: khả năng đã thấy rõ Niết-bàn (Tu-đà-huờn quả tuệ căn cho đến A-la-hán đạo tuệ căn); 22) āññātāvitindriyaṃ: A-la-hán quả tuệ căn.

           

            Pháp có 23 chi

            Vải paṃsukūla có 23 thứ (vải dơ bỏ các vị hành đầu đà lượm may y): 1) sosaṇikacīvaraṃ: vải bỏ nơi mồ mả hoặc có tử thi; 2) āpanika cīvaraṃ: vải bỏ rớt nơi mấy cái sập ngoài chợ; 3) rathiya coḷa cīvāraṃ: vải bỏ rớt từ trên xe hoặc vải thí chủ cố ý muốn làm phước bỏ theo đường xe (khi tỳ khưu đi thấy lượm về may y mặc); 4) sankāracoḷa: vải bỏ nơi đống rác; 5) sotthiya cīvaraṃ: vải chùi vật nhơ nhớp khi sanh con rồi bỏ; 6) nahānoḷa cīvaraṃ: vải đi tắm bỏ (sau khi làm phù phép chữa bệnh rồi đi tắm bỏ); 7) titthacoḷa cīvaraṃ: vải cũ người bỏ gần mé nước; 8) gatapaccāgata cīvaraṃ: vải sau khi đốt tử thi hoặc đem tử thi đi bỏ địa mồ rồi về tắm xong và cho vải ấy xui xẻo rồi bỏ; 9) aggidadaddha cīvara: vải bị lửa cháy chút ít bỏ; 10) gokhāyita cīvaraṃ: vải bị bò gặm nhai; 11) upacikā khāyita cīvaraṃ: vải bị mối ăn lủng lỗ bỏ; 12) andūrakkhāyita cīvaraṃ: vải bị chuột cắn; 13) antacchinna cīvaram: vải rách hai đầu bỏ; 14) dasācchinna cīvaraṃ: vải xười bìa người bỏ; 15) dhajāhaṭa cīvaraṃ: vải cờ, hai bên kéo cờ đánh nhau xong chạy bỏ; 16) thūpacīvaraṃ: vải bao ổ mối cúng xong họ bỏ; 17) samaṇa cīvaraṃ: vải của các bậc Sa-môn đồng đạo bỏ cho; 18) ābhisekikacīvaraṃ: vải sau làm lễ tôn vương họ bỏ; 19) iddhimaya cīvaraṃ: vải phát sanh do thần thông (hoặc vải của các vị abhibhikkhu tự phát sanh lên khi tu); 20) panthika cīvaraṃ: vải rớt ở ngoài đường; 21) vātāhaṭa cīvaraṃ: vải do con rối hoặc dông gió cuốn đem rớt; 22) devadattiya cīvaraṃ: vải của Chư Thiên dâng cho (như một vị tiên nữ dâng y cho Đại đức A-Nậu-Đa); 23) sāmuddiya cīvaraṃ: vải ngoài biển bị sóng đánh đưa lên bờ.

           

            Pháp có 24 chi

            Liên kết sắc có 24 (upādāya rūpa) nương với tứ đại mà phát sanh: 1) cakkhu pasāda: nhãn căn; 2) soptapasāda: nhĩ căn; 3) ghāṇapasāda: tỉ căn; 4) jīvhā pasāda: thiệt căn; 5) kāya pasāda: thân căn; 6) rūpāramaṇa: sắc trần (cảnh); 7) saddāramaṇa: thinh trần; 8) gandhāramaṇa: hương trần; 9) rasāramaṇa: vị trần; 10) itthindriya: nữ căn; 11) purisindriya: nam căn; 12) jīvitindriya: mạng căn (sự sống); 13) hadayavatthu: thủy tâm căn; 14) kāya viññatti: sự cử động của thân; 15) vacīviññatti: sự cử động của khẩu; 16) ākāsa dhātu: chất không khí; 17) lahutā rūpa: sắc nhẹ nhàng; 18) mudutārūpa: sắc mềm mại; 19) kammaññatā rūpa: sắc có thể làm công việc được; 20) uccayarūpa: sắc cấu tạo thêm lên cho đầy đủ (như lúc thọ thai nhỏ lần lần thêm lên cho đến khi đầy đủ lục căn); 21) santatirūpa: liên tục sắc (là sắc cứ liên tiếp phát sanh nối liền hoài); 22) jaratārūpa: sắc già (là sắc luôn luôn biến chuyển ra khác); 23) aniccatā rūpa: sắc vô thường (vì bị chi phối dưới sự biến chuyển); 24) kavajinkāhārarūpa: sắc vật thực (đã ăn vô).

           

            Pháp có 25 chi

            Những pháp làm cho tâm trở nên yếu hèn có 25: 1) kodho: hung dữ; 2) upanāho: thù oán; 3) makkho: bạc ơn; 4) palāso: kiêu hãnh; 5) issā: ganh tị; 6) macchariyaṃ: bỏn xẻn (hà tiện); 7) māyā: giả dối (làm bộ tịch); 8) sātheyyaṃ: phản phúc (khoe khoang); 9) thambho: cứng đầu; 10) sārambho: cang ngạnh; 11) māno: ngã mạn; 12) atimāno: tự cao (hống hách); 13) mado: say đắm; 14) pamādo: dể duôi (cẩu thả); 15) thinamiddhaṃ: uể oải hôn mê; 16) tandī: thân uể oải lười biếng sau khi ăn cơm rồi; 17) ālasyaṃ: mỏi mệt, lười biếng; 18) dubbalaṃ: yếu đuối, bạc nhược; 19) pāpamittappasevi: thân cận bạn ác; 20) rūpaṃ: vui thích theo sắc; 21) saddaṃ: vui thích theo thinh; 22) gandhaṃ: vui thích theo hương; 23) rasaṃ: vui thích theo vị trần; 24) phoṭṭhabbaṃ: vui thích theo xúc; 25) khuddāpīpāsā: sự khao khát, thèm thuồng (vật thực).

– CHUNG –

 

Soạn xong tại Phnom-Penh, Trung thu năm Tân Sửu, PL.2505 – DL.1961

Bhikkhu Nāga Mahā Thera - Tỳ khưu Bửu Chơn

 

 

– Dứt tác phẩm 12. Kho tàng Pháp bảo –

 

                       

 

 

[1] Thọ, tưởng, hành, thức và Niết-bàn.

[2] Tứ đại: đất, nước, lửa, gió và 24 sắc liên quan.

[3] Kể 1 lần nữa cũng in nhau chỉ có đôi thứ 4 là Buddhovāda Paṭipaṭi. Là người làm theo lời di huấn của Đức Phật.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/05/2012(Xem: 8729)
Tín Nghĩa tôi đến định cư Hoa Kỳ vào ngày 19 tháng 09 năm 1979, do nhị vị Hòa thượng Thích Thiên Ân và Hòa thượng Thích Mãn Giác bảo lãnh từ trại tỵ nạn Hongkong. Ngồi tính sổ thời gian thì cũng đã gỡ gần ba chục cuốn lịch. Giá như thời gian này mà ở trong tù thì cũng mục xương và chẳng bao giờ được thấy ánh sáng của thiên nhiên.
27/05/2012(Xem: 20403)
Tác phẩm Trí Quang Tự Truyện bản pdf và bài viết "Đọc “Trí Quang Tự Truyện” của Thầy Thích Trí Quang" của Trần Bình Nam
15/05/2012(Xem: 6240)
Trong đạo lập thân của người xưa – lập công, lập đức, lập ngôn– thì lập ngôn thường được cho là quan trọng nhất, vì đó là phần “hình nhi thượng”, là tinh hoa tư tưởng cá biệt của một dòng đời mang tính truyền thừa lâu dài và sâu xa cho hậu thế. Người đem hết năng lực tinh thần và tri thức của đời mình để lập ngôn thì thành nhà tư tưởng, triết gia. Người đem chất liệu đời mình để viết lại thì thành tác giả tự truyện, hồi ký.
09/05/2012(Xem: 8626)
Sự xuất hiện của Tổ sư Liễu Quán (1667-1742) như là một Bồ tát bổ xứ, thực hiện sứ mệnh lịch sử: Không chỉ duy trì và phát triển mạch sống Phật giáo Việt Nam giữa bối cảnh xã hội tối tăm, Phật pháp suy đồi mà còn thể hiện sự xả thân vì đạo; lập thảo am, ăn rong, uống nước suối, hơn mười năm tham cứu công án, tu hành đắc đạo.
28/04/2012(Xem: 5697)
Nhà văn cư sĩ Huỳnh Trung Chánh, còn có bút hiệu Hư Thân, sanh năm 1939 tại Trà Vinh, quê nội của ông. Suốt quảng đời niên thiếu ông sống nơi quê ngoại tại Cao Lãnh, tỉnh Sa-Đéc, Nam Việt Nam. - Tốt nghiệp Cử nhân Luật Khoa( 1961 ), Đại Học Luật Khoa Saigon. - Tốt nghiệp Cử nhân Phật Học (1967), Phân Khoa Phật Học và Triết Học Đông Phương, Viện Đại Học Vạn Hạnh, Saigon. Là một công chức dưới thời Việt Nam Cộng Hoà, ông đã nổi tiếng thanh liêm, chánh trực và hết lòng dấn thân để phục vụ đại đa số dân chúng Việt Nam theo hạnh Bồ Tát của Phật giáo. Ông đã từng giữ các chức vụ sau đây: - Lục sự tại Toà Án Saigon và Long An (1960 – 1962). - Chuyên viên nghiên cứu tại Phủ Tổng Thống (1962 – 1964). - Thanh Tra Lao Động tại Bộ Lao Động (1964 – 1965). - Dự Thẩm tại Toà Sơ Thẩm An Giang (1965 - 1966). - Chánh Án tại Toà Sơ Thẩm Kiên Giang (1966 – 1969) và Toà Án Long An (1969 – 1971). - Dân Biểu Quốc Hội VNCH tại Thị Xả Rạch Giá (1
26/04/2012(Xem: 19234)
Mùa Phật Đản 1963, có máu, lửa, nước mắt và xương thịt của vô số người con Phật ngã xuống. Nhưng từ trong đó lại bùng lên ngọn lửa Bi Hùng Lực của Bồ Tát Thích Quảng Đức
20/04/2012(Xem: 9579)
Hòa thượng Thích Thiên Ân, thế danh Đoàn Văn An, sinh ngày 22 tháng 9 năm Ất Sửu 1925, tại làng An Truyền, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên. Thân phụ của Ngài là Đoàn Mễ, sau xuất gia là Thượng tọa Thích Tiêu Diêu một bậc tử đạo Vị pháp thiêu thân, thân mẫu là một tín nữ chuyên lo công quả ở chùa Báo Quốc và tu viện Quảng Hương Già Lam, Ngài là con trai thứ trong một gia đình có 4 anh em. Ngài xuất thân trong một gia đình thế gia vọng tộc, có truyền thống kính tin Phật pháp lâu đời. Nhờ duyên gần gũi Tam bảo từ thuở nhỏ, Ngài đã sớm mến cảnh thiền môn với tiếng kệ câu kinh, nên năm lên 10 tuổi (1935), Ngài theo bước phụ thân xin xuất gia đầu Phật tại chùa Báo Quốc, làm đệ tử của Hòa thượng Phước Hậu, được Bổn sư ban pháp danh là Thiên Ân, Ngài tinh tấn chấp tác, học tập thiền môn qui tắc, hầu cận sư trưởng. Năm Tân Tỵ 1941, khi được 16 tuổi, Ngài được Bổn sư cho thọ giới Sa di tại giới đàn chùa Quốc Ân – Huế, do Hòa thượng Đắc Quang làm Đường đầu truyền giới.
08/04/2012(Xem: 6063)
Hòa thượng thế danh Đoàn Thảo, sinh ngày 10 tháng Giêng năm Kỷ Dậu (1909), niên hiệu Duy Tân năm thứ 3 trong một gia đình nhiều đời theo Phật tại xứ Đồng Nà, tổng Phú Triêm Hạ, xã Thanh Hà, huyện Diên Phước, phủ Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam (Nay là thôn Đồng Nà, xã Cẩm Hà, thị xã Hội An, tỉnh Quảng Nam). Thân phụ là cụ ông Đoàn Văn Nhơn pháp danh Chơn Quang, thân mẫu là cụ bà Nguyễn Thị Có. Gia đình Ngài gần chùa Vạn Đức, lại thêm cụ thân sinh là tín đồ thuần thành của chùa, nên từ thuở nhỏ, Ngài thường theo cha đến chùa hàng đêm tụng kinh niệm Phật. Từ đó, chủng tử Bồ Đề lớn dần trong tâm và Ngài tỏ ra những biểu hiện rất có căn duyên với cửa Không môn của nhà Phật.
31/03/2012(Xem: 6851)
Hòa thượng thế danh Dương Đức Thanh, tự Liễu, pháp danh Như Nhàn, tự Giải Lạc, hiệu Trí Giác, nối pháp đời thứ 41 dòng Lâm Tế, thế hệ thứ 8 pháp phái Chúc Thánh. Ngài sinh năm Ất Mão (1915) tại làng Cẩm Văn, huyện Điện Bàn tỉnh Quảng Nam, trong một gia đình nhiều đời kính tín Tam Bảo. Thân phụ là cụ ông Dương Đức Giới pháp danh Chương Đồ, thân mẫu là cụ bà Nguyễn Thị Phụng pháp danh Chơn Loan. Năm lên 3 tuổi, thân phụ Ngài qua đời, thân mẫu tảo tần nuôi con và cho Ngài theo học chữ Nho với các cụ đồ trong làng, được 5 năm mới chuyển sang học Việt văn.
23/03/2012(Xem: 6326)
Đức Đại Lão Hòa Thượng Chánh Thư Ký Xử Lý Viện Tăng Thống GHPGVNTN là thế hệ thứ 8 của phái Thiền Thiệt Diệu Liễu Quán, Pháp danh Trừng Nguyên, Hiệu Đôn Hậu. Xuất gia và thọ cụ túc với Hòa Thượng Bổn sư là Tổ Tâm Tịnh, khai sơn chùa Tây Thiên Huế, sau các Pháp huynh là quý Hòa Thượng Giác Nguyên, Giác Viên, Giác Tiên, Giác Nhiên...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]