Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tiểu Sử Trưởng Lão Hòa Thượng Bửu Chơn

30/07/201612:55(Xem: 10124)
Tiểu Sử Trưởng Lão Hòa Thượng Bửu Chơn


ht buu chon 1
TIỂU SỬ 
TRƯỞNG LÃO
HÒA THƯỢNG BỬU CHƠN

 (25/10/1914 ‒ 21/9/1979)


Cố HT. Bửu Chơn tên thật Phạm Văn Tông, sinh ngày 25/10/1914, tại làng An Hội ‒ Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp. Ngài là con của cụ ông Phạm Văn Dư và cụ bà Lê Thị Dương. Tuổi thơ, ngài học ở trường làng,  trường Tây, nhờ siêng năng, chăm học nên đã đậu bằng Preme. Năm 1930, ngài sang Nam Vang làm công chức trong cơ quan Việt Nha địa chính.

Ngài có 7 năm làm công chức ở đất nước chùa tháp ‒ Campuchia trong môi trường đạo đức nên thời gian rảnh ngài nghiên cứu các đạo giáo. Một ngày kia, ngài gặp người bạn thân Lê Văn Giảng giới thiệu về Phật giáo Nguyên Thủy. Ngài tìm hiểu xem kinh, đọc sách Phật giáo Nguyên Thủy bằng tiếng Anh, Pháp và Campuchia. Ngài ngộ ra một điều là Phật giáo người Campuchia đang tu chính là Phật giáo nguyên chất, Phật giáo nguyên thủy. Hình ảnh chư tăng trì bình khất thực mỗi ngày, chùa tháp nguy nga tráng lệ ở Campuchia cộng với pháp độ chủng tử tiền kiếp của ngài nên ngài quyết định từ bỏ tất cả để chọn con đường xuất gia tu giải thoát.

Năm 1937, ngài xuất gia sa di tại chùa Lankar.

Năm 1940, thầy tế độ - Hòa thượng Trụ trì chùa Lankar - nhận thấy oai nghi chánh hạnh, chuyên cần trong thiện pháp, giới luật trang nghiêm của sa di nên Hòa thượng cho tu lên bậc trên - tỳ khưu - vào lúc 10 giờ, ngày 9/7/1940 (nhằm ngày 21/6/1940 âl) tại chùa Lankar. Thầy bổn sư là Hòa thượng Sirīsammativansa, thầy yết ma Sirīpañña.

Sau khi xuất gia, Hòa thượng cho đề mục thiền định. Ngài xin thầy vào trong rừng núi ở Nam Vang để tu thiền và hành trì pháp môn đầu đà. Hơn 10 năm ngài sống hạnh đầu đà, nghiêm trì giới luật, ngày đêm chuyên chú tham thiền, ngày ăn một buổi ngọ đúng theo giới luật Phật giáo Nguyên Thủy.

Năm 1951, một số Phật tử Việt Nam nghe tiếng và hâm mộ đã thỉnh ngài về Việt Nam để truyền bá Phật giáo Nguyên Thủy.

Năm 1952, ngài xuất ngoại sang Tích Lan nghiên cứu Phật học 2 năm ở trường Dhamma Ducla Viddhyalada. Dịp này, ngài đã sang Ấn Độ chiêm bái các thánh tích và khi trở về nước, ngài đã cung thỉnh một số ngọc xá lợi của Đức Phật do các giáo hội Tích Lan tặng để xây dựng bảo tháp tôn thờ ở Việt Nam.

Năm 1954, ngài làm trưởng đoàn tham dự hội nghị Kết tập Tam tạng Pāli lần thứ VI tại Rangoon ‒ Miến Điện.

Năm 1956, ngài dự Hội nghị Phật giáo Thế giới lần thứ VI cũng tại Rangoon ‒ Miến Điện. Trong dịp này, ngài đã đại diện cho Phật giáo Nguyên Thủy Việt Nam nhận ngọc xá lợi do Bộ trưởng Bộ Lễ Miến Điện trao tặng.

Năm 1957, ngài đứng ra vận động sáng lập Giáo hội Tăng già Nguyên Thủy Việt Nam và được cử làm Tăng thống Ban Chưởng quản lâm thời. Cũng năm đó, ngài đại diện Phật giáo Nguyên Thủy Việt Nam dự lễ kỷ niệm 2550 năm của Phật giáo tại Phnôm Pênh ‒ Campuchia.

Năm 1958, ngài làm trưởng đoàn dự Hội nghị Phật giáo Thế giới lần IV tại Myanmar và Hội nghị Triết học tại New Delhi ‒ Ấn Độ. Cũng năm đó, ngài dự Hội nghị Lịch sử của Tôn giáo Thế giới lần IX tại Đông Kinh Nhật Bản.

Năm 1960, ngài được bầu làm Phó Chủ tịch Hội Phật giáo Thế giới trong kỳ đại hội lần V tại Thái Lan và dự Hội nghị Lịch sử Tôn giáo Thế giới lần X tại Tây Đức. Nhân dịp này, ngài chu du ở Anh, Ý, Pháp để nghiên cứu các tổ chức Phật giáo tại các nước này.

Năm 1961, ngài dự Hội nghị Phật giáo Thế giới lần VI tại Campuchia với tư cách là Phó Chủ tịch. Trong hội nghị này, Ngài được bầu vào chức vụ Cố vấn Tinh thần tối cao và vĩnh viễn cho Hội Phật giáo Thế giới.

Năm 1962, ngài đắc cử Tăng thống Giáo hội Tăng già Nguyên Thủy Việt Nam khóa III. Trong nhiệm kỳ này, ngài khởi sự vận động xây dựng bảo tháp xá lợi tại núi Lớn Vũng Tàu, ngày nay gọi là Thích Ca Phật Đài. Ngoài ra, ngài còn tặng xá lợi Phật để thờ tại Đà Nẵng, Huế, Hậu Giang.

Năm 1963, trong mùa Pháp nạn, ngài được bầu làm Phó Chủ tịch Ủy ban Liên phái bảo vệ Phật giáo đấu tranh cho quyền tự do tín ngưỡng và đã bị Diệm ‒ Nhu bắt giam hơn 1 tháng.

Năm 1964, ngài hướng dẫn phái đoàn tham dự Hội nghị Phật giáo thế giới lần VII tại Ấn Độ.

Năm 1965, ngài được bầu làm Chủ tịch Hội Phật giáo Thế giới địa phương tại Tân Gia Ba và tham dự hội nghị thành lập Giáo hội Tăng già tại Tích Lan.

Năm 1966, ngài làm trưởng phái đoàn tham dự hội nghị Phật giáo Thế giới lần VIII tại Thái Lan.

Năm 1967, ngài bị bịnh sỏi thận, sỏi mật nên phải giải phẫu tại bịnh viện Grall. Từ đó, sức khỏe của ngài sút kém và bịnh tái phát nhiều lần. Tuy vậy, năm 1968, ngài tham dự Hội nghị Lịch sử Tôn giáo Thế giới lần XII tại Jerusalem ‒ Do Thái.

Năm 1972 đến 1975, ngài được tri cử vào chức vụ Phó Tăng thống Giáo hội Tăng già Nguyên Thủy Việt Nam trong hai khóa VIII và IX.

Năm 1975, ngài tham gia vào ban liên lạc Phật giáo yêu nước thành phố và được tri cử vào chức vụ Phó Chủ tịch.

Năm 1977, ngài đắc cử Đại biểu Hội đồng Nhân dân thành phố.

Năm 1979, ngài được thỉnh vào chức vụ Cố vấn Ban Chưởng quản Giáo hội Tăng già Nguyên Thủy Việt Nam khóa XI. Ngài là một học giả biết rất nhiều ngoại ngữ như Lào, Thái Lan, Cao Miên, Miến Điện, Tích Lan, Trung Hoa, Pháp, Anh, Ý và Đức. Dĩ nhiên, môn cổ ngữ Pāli là môn ngài rất thông thạo.

Đối với đạo pháp, mặc dù nhiều Phật sự đa đoan, ngài vẫn dịch một số kinh sách như cư sĩ Thiện Thành, Tứ thanh tịnh giới, Pháp xa, Chuyển pháp luân, Bồ tát khổ hạnh, Hàng rào giai cấp, Niệm thân, Chánh giác tông, Tội ngũ trần, Chuyện ngạ quỷ, Quả báo sa môn, Nhân quả liên quan, Kho tàng pháp bảo, Pháp đầu đà, Văn phạm PāliTà kiến chánh kiến, Hội nghị quốc tếĐịnh luật thiên nhiên của vũ trụ và quyển cuối cùng là Từ điển Pāli.

Đối với dân tộc, ngài đã đóng góp công sức vào cuộc đấu tranh chống Mỹ ngụy đòi tự do dân chủ. Sau ngày giải phóng, mặc dù tuổi cao sức yếu, ngài vẫn cố gắng đem hết nhiệt tình phục vụ dân tộc, đạo pháp và chủ nghĩa xã hội, tích cực vận động đoàn kết giới Phật giáo, đoàn kết dân tộc, đoàn kết cùng các tôn giáo bạn, thực hiện các chủ trương đường lối, chính sách của Đảng và Chính phủ, nhằm xây dựng và bảo vệ thành công Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Ngày 17/9/1979, mặc dù sức khỏe yếu, bịnh cũ có triệu chứng tái phát, ngài vẫn vì nghĩa tình quốc tế cao cả và đạo Phật xứ thầy, nhận lời mời của Ủy ban Trung ương Mặt trận Đoàn kết Dân tộc cứu nước Campuchia, ngài làm trưởng đoàn đại biểu Phật giáo Việt Nam thăm hữu nghị Campuchia, và dự lễ Donta Chumbanh tại Phnôm Pênh. Buổi lễ lớn nhất của dân tộc Campuchia góp phần cùng cách mạng Campuchia bước đầu phục hồi lại đạo Phật và ngày lễ truyền thống tốt đẹp của dân tộc Campuchia đã bị bọn Pôn-pốt Ieng-sa-ry hủy diệt trong 4 năm qua. Ngày 17/9/1979, bịnh cũ đột phát trầm trọng, đến 2 giờ sáng ngày 21/9/1979, ngài an nhiên viên tịch hưởng thọ 65 tuổi đời và 39 tuổi hạ.

Mấy dòng, chúng tôi muốn nói lên lòng tri ân và kính phục của chúng tôi đối với vị cao tăng của Giáo hội. Kính xin giác linh của ngài từ bi hỷ xả và hộ trì cho toàn thể tăng tín đồ của Giáo hội được luôn luôn tinh tấn trên đường phụng sự đạo pháp và dân tộc.

 ---

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
12/07/2015(Xem: 12650)
Slideshow Ôn Minh Tâm, Người Trồng Sen Trên Tuyết Bài viết của TT Nguyên Tạng Diễn đọc: Tường Dinh, FM 97.4 www.quangduc.com
05/07/2015(Xem: 12340)
Giáo sư Huỳnh Bá Huệ Dương (anh em chúng tôi thường thân mật là Anh Dương), pháp danh Tâm Thị, nguyên Vụ Trưởng Học Sinh Phật Tử Vụ (HSPT) Tổng Vụ Thanh Niên, đã từ trần vào lúc 12,30 ngày 5/7/2015 nhằm ngày 20/5 năm Ất Mùi, hưởng thọ 76 tuổi. Lễ động quan sẽ diễn ra vào lúc 8 giờ sáng ngày 7/7/2015 nhằm ngày 22/5 Ất Mùi, sau đó được đưa đi hỏa táng tại nghĩa trang Hoa Viên Bình Dương.
24/06/2015(Xem: 17955)
Dẫu biết sinh tử là lẽ thường nhưng khi nghe tin giáo sư Trần Văn Khê qua đời sáng 24-6, nhiều người yêu kính giáo sư vẫn không khỏi bàng hoàng, tiếc nhớ.
23/06/2015(Xem: 9975)
Con thật sự bàng hoàng, ngẩn ngơ khi đang sinh hoạt Phật Pháp nơi miền Bắc xa xôi, giảng dạy Khóa An Cư Kiết Hạ cho đạo tràng Tăng Ni và Khóa Tu Mùa Hè của Thanh Thiếu Niên Phật Tử tại Thiền Viện Trúc Lâm Tây Thiên, Vĩnh Phúc, lại hay tin Thầy vừa viên tịch tại quê hương Bình Định. Đêm nay con lại có một đêm khó ngủ, đêm thức để rồi sống với những hoài niệm, với hình bóng và kỷ niệm với Thầy trải suốt 23 năm qua, tất cả cứ như một cuốn phim từng đoạn quay chậm hiện rõ mồn một trong tâm thức của con.
05/04/2015(Xem: 388196)
Vào ngày 15 tháng 02 năm 2015 tại Như Lai thiền tự, thành phố San Diego, miền Nam tiểu bang California, Hoa Kỳ; được sự chứng minh của Đại lão Hòa thượng Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Tăng già Khất sĩ Thế giới Thích Giác Nhiên cùng chư Tôn đức chứng minh, Hòa thượng Bổn sư Thích Minh Hồi đã cắt tóc cầu nguyện và chứng minh cho Phật tử Tâm Hoa, thế danh Võ Elizabeth Bích Liên xin xuất gia, ban pháp hiệu là Liên Ngọc và chỉ dạy cô về tịnh xá Ngọc Vân ở Việt Nam làm lễ thế phát xuất gia.
10/03/2015(Xem: 9992)
Tác phẩm Vị Đạo Sư Trong Mắt Tôi, được diễn nói về Thiền Sư Thích Nhất Hạnh, là vị Tăng tài của Phật Giáo Việt Nam gữa thế kỷ 20 (1950) đã làm cuộc cách mạng văn học dân tộc tự thân rất lớn, cho nên Ngài đã gặp nhiều chướng duyên nhưng, đã vượt qua và thành tài, đỗ đạt các văn bằng Trung Học Đệ Nhất Cấp, Tú tài I và II ban C (văn chương), cuối cùng là Cử nhân Văn Khoa vào năm 1952.
01/03/2015(Xem: 8343)
Thương Ôn sức yếu tuổi già Trải qua bao cuộc phong ba thăng trầm, Quản chi gánh nặng nhọc nhằn Lao tâm nhọc trí Ôn hằng kiên gan. Dù cho thế sự bẽ bàng Thương đời thương Đạo Ôn càng hy sinh. Công việc giáo hội nhiệt tình Khai tâm mở trí chúng sinh mê mờ. Long Quang tu viện tôn thờ
26/02/2015(Xem: 9443)
Lễ tưởng niệm 10 năm viên tịch Cố HT Thích Huyền Vi
09/02/2015(Xem: 8705)
Hôm qua 30/01/2015, Nhà trắng thông báo Tổng thống Mỹ Barack Obama và lãnh tụ tinh thần của người Tây Tạng sẽ cùng tham gia vào một sự kiện dự kiến tổ chức tại Washington vào ngày 05/02/2015 tới đây. Sáng kiến để hai ông cùng xuất hiện trước công chúng Mỹ này sẽ khiến Bắc Kinh nổi đóa. Phát ngôn viên của Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ cho biết : tại sự kiện “bữa ăn sáng và cầu nguyện quốc gia, Tổng thống Obama sẽ phát biểu về tầm quan trọng của tôn trọng tự do tôn giáo". Năm nay, các nhà tổ chức sự kiện đã mời Đạt Lai Lạt Ma tới tham dự. Nhà trắng nhấn mạnh là không dự trù cuộc tiếp xúc nào giữa hai người. Phát ngôn viên hội đồng An ninh Quốc gia nói : “Cũng như ông từng làm trước đây, Tổng thống sẽ gặp nhiều lãnh đạo tôn giáo trong sự kiện này nhưng chúng tôi không dự kiến có cuộc tiếp xúc riêng nào với Đạt Lai Lạt Ma”. Tuy vậy, đại diện chính quyền Mỹ cũng cho biết thêm là ông Obama ủng hộ những thuyết pháp cũng như những mối quan tâm giữ gìn “truyền thống tôn giáo, văn hóa và ngôn
05/02/2015(Xem: 7194)
Đức Đạt Lai Lạt Ma là người đàn ông được ngưỡng mộ nhất, đứng hàng thứ bảy trên thế giới, theo một cuộc thăm dò mới do YouGov, một công ty nghiên cứu Internet dựa trên thị trường quốc tế. Các cuộc thăm dò “Năm 2015 thế giới ngưỡng mộ nhất” được tiến hành vào tháng 12 năm 2014, thu thập từ các Tham luận viên trên 34 quốc gia, yêu cầu của họ chỉ đơn giản là: “Suy nghĩ về những người sống trong thế giới ngày nay, trong đó (Đàn Ông hay Đàn Bà) làm bạn ngưỡng mộ nhất”.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]