Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Vĩnh biệt nhà biên soạn Từ Điển Nga-Việt Nguyễn Minh Cần

28/05/201608:39(Xem: 5277)
Vĩnh biệt nhà biên soạn Từ Điển Nga-Việt Nguyễn Minh Cần



nguyen_minh_can
VĨNH BIỆT
NHÀ BIÊN SOẠN TỪ ĐIỂN NGA-VIỆT

 

Chúng tôi sang Liên Xô vào đầu những năm 70 của thế kỷ trước. Để học tiếng Nga, ngoài mấy tập giáo trình in roneo có thêm phần từ vựng ở Hà Nội ra, chúng tôi hầu như không hề có một tập sách tra cứu nào. Quyển Từ điển Nga - Việt của soạn giả Nguyễn Năng An lúc đó không phải ai cũng có, mặc dù số lượng từ chưa nhiều, chưa đủ đáp ứng được các yêu cầu cao mà nhà trường đòi hỏi.

Chúng tôi đã cố gắng rất nhiều, rất vất vả để tiếp thu được bài giảng trên giảng đường và tự nghiên cứu, học hỏi các Thầy, Cô và bè bạn người Nga ở nhà mới có thể tra cứu được những tác phẩm tham khảo.

Sau năm năm, chúng tôi tốt nghiệp về nước, và may mắn thay, năm 1978, chúng tôi có trong tay quyển Từ điển Nga Việt hai tập của ba tác giả Alikanov, Inna Mankhanova và Ivanov. Đối với  những giáo viên tiếng Nga như chúng tôi ở Trường Đại học, đây là một món quà vô giá. Chúng tôi rất dễ dàng tìm ra từ mới để soạn bài và giảng dạy. Những sinh viên của chúng tôi trong năm học dự bị, dù ai hoàn cảnh khó khăn đến đâu cũng cố mua được hai tập từ điển Nga - Việt, như là một loại sách công cụ gối đầu giường không thể nào thiếu được.

Hai tập từ điển này liên tục được Nhà Xuất bản Tiếng Nga tái bản mới đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của tầng lớp trí thức Việt Nam, những người học tiếng Nga tại các Trường Đại học và cho hàng trăm ngàn lao động Việt Nam sang Nga làm việc. Sách được bày bán ở tất cả các Hiệu sách Ngoại văn Hà Nội và các Hiệu sách Nhân dân trên cả nước.

Khi sinh viên từ Việt Nam sang Nga du học, ngoài hành trang đơn sơ gồm mấy vật dụng được Bộ Đại học chu cấp, bất cứ ai cũng cho vào va ly hai tập từ điển, vì mọi người đều hiểu rằng, nếu thiếu nó thì khó lòng vượt qua được những kỳ thi tiếng Nga và chuyên môn ở nước bạn.

Tôi dám khẳng định rằng, không một ai ở Việt Nam nghiên cứu tiếng Nga, văn học Nga, các ngành khoa học liên quan tới tiếng Nga mà không sử dụng hai tập từ điển này.

Khi đó, dù chưa biết tác giả là ai, nhưng chúng tôi đều nghĩ rằng, họ là những nhà bác học, am tường không chỉ tiếng Nga mà hiểu biết rất tinh tế về tiếng Việt, văn hóa Việt Nam.

Mãi sau này, khi sang Nga Nghiên cứu sinh trở lại, tình cờ tôi mới được biết, được gặp các tác giả tại một Hội thảo của Viện Phương Đông, đó là ông Nguyễn Minh Cần và bà Anna Mankhanova, những người am tường Đông Tây Kim Cổ. Ông bà sống trong một căn hộ nhỏ gần khu vực Tây Nam thành phố Matxcơva, sinh hoạt, ăn mặc đạm bạc và bình dị. Ông bà không có ô tô, không có nhà nghỉ, chỉ có những vật dụng cổ lỗ thời Xô Viêt, nhưng bù lại, chất bốn quanh nhà là những giá sách khổng lồ nhiều thứ  tiếng. Trong thời gian viết Luận án, khi cần tra cứu một từ khó nào không có trong Từ điển, chúng tôi gọi điện hỏi ông, và lúc nào cũng vậy, ông đều giải đáp một cách tận tình và thấu đáo.

Tôi cũng được làm quen với tác giả Ivanov, được ông chia sẻ, kể về quá trình xây dựng kế hoạch và cùng viết hai tập Từ điển với ông Alikanov và bà Mankhanova.

Còn nhớ vào năm 2006, một Giáo sư người Nga đặt vấn đề với chúng tôi về việc bổ sung, làm lại quyển Từ điển Nga Việt cho phù hợp với tình hình mới, bởi vì số lượng từ không ngừng tăng lên, các thuật ngữ khoa học kỹ thuật cần được đưa vào để đáp ứng yêu cầu của những người nghiên cứu. Hơn nữa, gần hai chục năm sau khi Liên Xô sụp đổ, số lưu học sinh Việt Nam sang Nga lên tới con số bảy ngàn, nhưng hai quyển Từ điển này không được tái bản, trừ một số cơ sở in ấn in lậu, in chui, đưa sang bán trong các Trung tâm Thương mại người Việt. Chúng tôi đến gặp ông Nguyễn Minh Cần và bà Anna Mankhanova; ông bà cho biết là toàn bộ bản quyền quyển Từ điển đã thuộc và Nhà Xuật bản Tiếng Nga từ thời Liên Xô cũ, ông bà không đủ tư cách pháp nhân để đứng ra giúp cho việc tái bản.

Chúng tôi lại tìm đến Nhà Xuất bản Tiếng Nga, bà Giám đốc trả lời rằng, Nhà Xuất bản sẵn sàng cho tái bản, nhưng có một điều cần nói thật là nó đã cũ tính về mặt thời gian, nên nếu làm một cách khoa học thì phải rà soát lại và bổ sung thêm một khối lượng từ mới. Còn nếu tái bản không sửa chữa, thì phải trả cho họ tới 40% giá bìa. Điều này không thể nào thực hiện được, vì tira chỉ khoảng 2000, bán hết cũng chưa trả đủ tiền in. Chỉ có một cách duy nhất, đó là phải viết bổ sung được trên 25% số từ, như thế về mặt luật xuất bản của Nga, chúng tôi sẽ được toàn quyền sử dụng in ấn. Dĩ nhiên điều đó vượt quá khả năng của chúng tôi về mặt thời gian cũng như về mặt kiến thức.

Anh bạn Giáo sư người Nga và chúng tôi cùng bàn bạc và cho rằng, để thực hiện được yêu cầu này thì phải xây dựng một dự án, cần có thêm một số người tham gia làm việc trong vài ba năm, cần có một nhà tài trợ. Về sau, bởi nhiều lý do khác nhau không thuận lợi, chúng tôi đành gác lại, nói đúng hơn là không dám nghĩ đến việc tái bản lại công trình đồ sộ này.

Và chúng tôi vô cùng ngạc nhiên đến sửng sốt, khi sau đó ba năm, năm 2007, Quyển Từ điển Nga Việt mới gần 50 ngàn từ được ấn hành, tác giả không ai khác là ông Nguyễn Minh Cần và bà Anna Mankhanova. Cầm quyển TỪ ĐIỂN NGA – VIỆT MỚI trong tay mà bản thân chúng tôi cũng không dám nghĩ đó là một sự thật. Chúng tôi vô cùng khâm phục sức lao động không mệt mỏi, trí tuệ mẫn tiệp của hai tác giả khi tuổi tác đã ngoại tám mươi. Đáng khâm phục hơn nữa khi được biết, ông bà làm việc này với một khoản thù lao, nhuận bút vô cùng ít ỏi vì số lượng in ra chỉ vỏn vẹn 2000 cuốn, không hề một ai tài trợ và giúp đỡ về mặt tài chính.

Cầm quyển từ điển trong tay, chúng tôi muốn nói với các bạn rằng, chúng ta đã mất đi một nhà khoa học, một người đã có công lao rất lớn đối với nhiều thế hệ nghiên cứu tiếng Nga, mà cho đến nay chưa ai có thể vượt qua được. Con người đó đã yên nghỉ đời đời.

Trong giây phút đau thương này, cho phép tôi bày tỏ sự sẻ chia niềm mất mát lớn lao đối với toàn thể gia quyến của người đã khuất; đồng thời tôi cũng muốn thay mặt  tất cả  những ai đã học tiếng Nga, nghiên cứu tiếng Nga, đã từng cầm trong tay hai tập Từ điển Nga – Việt, bày tỏ sự kính trọng và biết ơn đối với một nhà trí thức bậc nhất của chúng ta tại Nga: Nhà soạn từ điển Nga Việt Alikanov- Nguyễn Minh Cần.

Chúng tôi rất muốn rằng, khi có điều kiện, công trình cao quý đó  sẽ được tiếp tục tái bản để góp phần vào việc giảng dạy, học tập, nghiên cứu tiếng Nga cho nhiều tầng lớp và nhiều lứa tuổi người Việt Nam kể cả trong nước và ở nước Nga. Đây là việc làm rất thiết thực, là nhịp cầu nối hai nền Văn hóa Nga Việt và góp phần giúp cho chúng ta tiếp cận, học hỏi và tiếp thụ những kiến thức khoa học, kỹ thuật của nước Nga vĩ đại.

 

Matxcova ngày 25/5/2016

Tâm vững chãi Thiện Phương

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03/08/2013(Xem: 9079)
Hòa thượng họ Lâm, sau đổi họ Nguyễn, sinh năm Bính Thìn (1916), tại thôn Mỹ Trung, xã Hòa Thịnh, huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên. Thân phụ là cụ ông Lâm Du Nhân pháp danh Tâm Nghĩa, thân mẫu là cụ bà Nguyễn Thị Mua pháp danh Tâm Đắc. Hai cụ thân sinh, do có túc duyên với Tam bảo nhiều đời, nên đã hoan hỷ cho Hòa thượng xuất gia từ nhỏ và đã phát tâm mua đất kiến tạo ngôi tự viện Phi Lai tại xã Hòa Thịnh, tạo thuận duyên tu học cho Hòa hượng. Hòa thượng có 7 anh em, 5 trai 2 gái, Hòa thượng là người con thứ 2 trong gia đình. Cả gia đình đều trực tiếp tham gia vào sự nghiệp Cách mạng đấu tranh giải phóng dân tộc.
02/08/2013(Xem: 22783)
Do tuổi cao sức yếu đã an nhiên thị tịch tại trụ xứ chùa Dược Sư, thôn Phú An, xã Phú Hội, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng, vào lúc 11 giờ 56 phút, ngày 24 tháng 6 năm Quý Tỵ (thứ Tư, 31/7/2013). Trụ thế 94 năm, 60 hạ lạp.
01/08/2013(Xem: 13700)
Bồ đề chủng tử diệu tâm Ứng thân đồng ấu nẫy mầm thiên lương Đức Thầy bình dị chơn phương Phụng thờ Phật Tổ hạnh thường khiêm cung.
30/07/2013(Xem: 13429)
Cố Thượng tọa THÍCH CHÁNH LẠC, thế danh Nguyễn Ngọc Quang, Pháp danh Nguyên An, hiệu Chánh Lạc, sinh ngày 07 tháng 12 năm Canh Dần (1950) trong một gia đình có truyền thống Phật giáo, tại thôn Khái Ðông, xã Hòa Hải huyện Hòa Vang, tỉnh Quảng Nam, nay là phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, Thành phố Ðà Nẵng, thuộc danh lam thắng tích Ngũ Hành Sơn - Non Nước.
19/07/2013(Xem: 11294)
Phật Giáo Việt Nam có sự gắn bó như nước và sữa với dân tộc và đất nước Việt Nam suốt quá trình lịch sử tồn tại và phát triển trên hai ngàn năm qua. Đó là sự thật lịch sử không thể phủ nhận. Trong quá trình tồn tại và phát triển đó, Phật Giáo Việt Nam đã trải qua nhiều cơn thăng trầm, vinh nhục. Nhưng chưa bao giờ Phật Giáo Việt Nam đánh mất bản nguyện hoằng dương Chánh Pháp giải khổ quần sanh và góp phần giữ nước và phát triển đất nước.
13/07/2013(Xem: 17936)
Linh Sơn Chốn Tổ Nguồn Tâm
30/06/2013(Xem: 9954)
Năm nay Sư Ông Nhất Hạnh đã 87 tuổi. Nếu tính từ ngày xuất gia hồi 16 tuổi tới nay thì người đã có 71 tuổi hạ. Vậy mà Sư Ông vẫn chưa nghỉ một ngày, cứ mãi miết làm việc với một hạnh nguyện duy nhất là "Chuyển hóa khổ đau thành hạnh phúc". Nếu không viết sách thì Sư Ông Sư Ông cũng dành thì giờ viết thư pháp, biến những lời Bụt dạy thành những câu thiền ngữ cho mọi người thỉnh về nhà, treo lên và tự nhắc mình tu tập như có thầy luôn ở phòng khách nhà mình, nhắc mình nhớ làm chủ thân tâm, nắm giữ chánh niệm, ý thức sự có mặt của người mình thương, vừa có tiền cho quỹ Hiểu & Thương của Làng nuôi dạy trẻ em nghèo đói ở Việt Nam và Ấn Độ.
23/06/2013(Xem: 6287)
Nam Mô Thanh Tịnh Pháp Thân TỲ LÔ GIÁ NA PHẬT Nam Mô Viên Mãn Báo Thân LÔ XÁ NA PHẬT Nam Mô Thiên Bá Ức Hóa Thân THÍCH CA MÂU NI PHẬT Nam Mô Vị Pháp Thiêu Thân THÍCH QUẢNG ĐỨC BỒ TÁT Nam Mô Đại Hùng, Đại Lực CHƯ BỒ TÁT Vị Pháp Thiêu Thân
22/06/2013(Xem: 7301)
Đã tròn nửa thế kỷ trôi qua kể từ ngày Hòa Thượng Thích Quảng Đức tự thiêu. Thời gian đủ để chúng ta bình tâm nhìn lại sự kiện lịch sử nầy để rút ra bài học cho những bước tiến tương lai của dân tộc và cho chính mỗi con người nhỏ bé chúng ta trong cõi ta bà mê muội nầy.
17/06/2013(Xem: 10539)
1963-2013! Năm mươi năm đã trôi qua. Nửa thế kỷ là thời gian đủ dài để chúng ta có thể an nhiên nhìn lại quá khứ hầu rút ra được những bài học cho tương lai. Đối với Phật tử thì đó là một bài học về đạo lực vận dụng giữa trí tuệ và từ bi, giữa hạnh nhẫn nhục và lực đại hùng một cách hài hòa và vì lợi lạc của chúng sinh. Còn đối với tương lai dân tộc ta thì Pháp nạn Phật giáo năm 1963 đã cống hiến cho chúng ta một bài học lớn về niềm khao khát và lòng tôn trọng một cuộc sống cộng sinh trong một môi trường hòa bình, an lạc.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567