Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nhân duyên gặp Hòa Thượng

25/04/201616:10(Xem: 5551)
Nhân duyên gặp Hòa Thượng

Cứ mỗi lần, tôi về thăm gia đình thì nghe Ba tôi kể trong dòng họ mình con có người Sư Ông đi tu, nếu tính theo năm tháng, thì bây giờ Ngài cũng lên tới hàng giáo phẩm Hòa Thượng rồi. Nhưng không biết Ngài còn sống, hay đã về với Phật, vì gia đình tôi mất liên lạc với Ngài từ năm 1964. Tôi còn nghe Ba tôi kể Ông Cố (thân sinh của Hòa Thượng) cũng đi tu nữa, tôi nghe là nghe vậy, cứ như là chuyện cổ tích, gia đình cũng như tôi không hy vọng có ngày gặp lại Hòa Thượng.

Vào những năm gần đây phương tiện qua lại thông thương. Sư cô Như Tuấn bên Pháp về gặp Đạo hữu Lượng làm Phật sự trong khuôn hội với Ba tôi, và Đạo hữu quen với Sư Cô, tình cờ Đạo hữu cho Ba tôi hay là Sư Cô biết Hòa Thượng. Từ đó Ba tôi liên lạc với Hòa Thượng. (Ba gọi Hòa Thượng là chú, vì Hòa Thượng là em của Ông Nội tôi).

Đến năm 2000, vào dịp đầu Xuân, Tôi về thăm nhà, thấy Ba treo khung ảnh đại gia đình trong phòng khách, trong đó có hình Hòa Thượng. Tôi tò mò hỏi, Ba kể lại và cho tôi số phone, địa chỉ của Hòa Thượng. Năm này tôi đang học lớp phiên dịch Huệ Quang, rồi tôi cũng quên. Mãi đến năm 2003, tôi mới liên lạc với Hòa Thượng. Dù cách xa nghìn trùng ở chân trời xa xôi ấy, nhưng vẫn nghe được giọng Quảng Ngãi thân quen của Ngài, gần gũi làm sao! Cũng năm này tôi tốt nghiệp lớp phiên dịch Huệ Quang, và sau đó tôi đậu lớp Hán Văn Phật Học Nâng Cao tại viện Nghiên Cứu cao cấp Phật Học. Đến năm 2006 tôi kết thúc lớp Hán Văn tại Viện Nghiên Cứu. Bấy giờ có thời gian thư thả, tôi thường lên internet vào Trang Nhà Quảng Đức, tôi hay vào mục Dịch giả và Tác giả, thấy tên Hòa Thượng, thế là tôi xem Dịch phẩm và Tác phẩm của Người. Nhất là phần dịch thuật, tôi xem bản Hán đối chiếu bản Việt, thấy Hòa Thượng dịch hay quá, hơn nữa tôi cũng đang thực tập phiên dịch Kinh sách. Đây là nhân duyên khiến tôi quyết định sang Úc thăm Người để có cơ hội trau giồi thêm kiến thức Dịch thuật và học Phật pháp. 



Đầu năm 2007, Hòa Thượng gửi giấy bảo lãnh tôi sang Úc du lịch, lúc bấy giờ tôi cũng hơi nhụt chí, vì đã lắm phen gặp nhiều sứ giả của Người về rồi cũng bặt tin. Tôi có hỏi ý kiến gia đình, Ba, Mẹ dạy nên đi qua một chuyến gặp Hòa Thượng cho biết.

Một tuần sau tôi có visa. Cầm visa trong tay, tôi ngỡ mình nằm mơ vì khó tưởng nổi được đi nước ngoài. Vì tôi chưa một lần nghĩ có được ngày hôm nay.
Thời buổi kinh tế khó khăn, gia đình tôi cũng không ngoài thành phần đó. Vé máy bay tới 20 triệu đồng Việt Nam, một tu sĩ như tôi thật là khó. Cuối cùng suy nghĩ đắn đo, gia đình quyết định cho tôi đi quá cảnh, 4 giờ chiều Việt Nam ngày 1/ 4/ 2007 gia đình đưa tôi đi. Tôi đi rồi, về nhà Ba, Mẹ âu lo, nếu biết thế này, thêm mấy triệu nữa để tôi đi hãng hàng không Việt Nam Arline bay thẳng đến Melbourne.

Tôi lên máy bay Malaysia, trên máy bay không có một người Việt, mà Anh ngữ đối với tôi thật xa lạ, nên tôi thoáng thấy lo âu. Tôi quá cảnh tại phi trường Kuala Lumpur hai tiếng, tại đây tôi gặp một người Việt, qua nói chuyện, tôi được biết Phật tử ấy ở gần Chùa Bảo Vương.

Tôi đến Melbourne đúng 7 giờ địa phuơng. Máy bay hạ cánh, nhìn ra cửa, quang cảnh yên lặng, trong lành, mặt trời tròn to đỏ rực. Đi trong lòng phi trường, tôi trông cái gì cũng lạ. Đúng là một xứ sở phương Tây, cái gì cũng hiện đại, mới lạ so với quê nhà. Tôi ra khu vực chờ người thân, đợi một giờ mới gặp Đạo hữu Bảo Minh Đạo đưa tôi về chùa. Trong Tivi tôi thấy chiếu cảnh nước ngoài cây xanh tươi tốt và nghe nói nước ngoài Nho, Táo nhiều lắm, sao tôi nhìn hai bên đường thấy toàn là cỏ khô, đồi trọc. Tôi quan sát, thấy đường rộng thênh thang, nhiều lane, xe thì quá trời, nhà thì cái nào cũng giống nhau. Đi được 20 phút, Đạo hữu bảo tới chùa rồi. Đạo hữu thưa: “Hòa Thượng ra đón cháu nè!”.

Tôi lên chào Hòa Thượng, trông Người giống như ông Tiên. Tôi vẫn chưa bình tỉnh, vì đây là lần đầu tôi đi máy bay. Tuần đầu trông Người thật xa lạ, nghiêm lạnh, tôi có cảm giác chắc sống không nổi, nhưng sau dần cũng quen quen. Có lần Người hỏi: “Con biết Sư Ông năm nào?” Tôi thưa: “Năm 2000”. Người nói: “Sao bây giờ con mới chịu qua!”. Tôi lúng túng không biết nói sao, tôi thưa: “Vì Hòa Thượng không chịu bảo lãnh con”.

Trong thời gian đầu, thỉnh thoảng Hòa Thượng đưa bản Hán văn để trắc nghiệm trình độ dịch thuật của tôi, rồi Hòa Thượng cũng thầm chấp nhận.

Thời hạn Visa sắp hết, tôi cũng chuẩn bị thủ tục cho việc trở lại quê nhà. Tôi còn nhớ 2 giờ chiều ngày 29/ 6/ 2007, Phật tử đến đưa tôi ra phi trường, Hòa Thượng lặng lẽ ra sau vườn. Trong lòng tôi nhiều nỗi niềm khôn nguôi, vừa lo, vừa buồn. Lo vì đêm nay ngồi tại Phi trường Kuala Lumpur 12 tiếng, buồn vì không biết ngày nào gặp lại Hòa Thượng. Ngày tôi về cũng chưa biết Hòa Thượng bảo lãnh dài hạn cho tôi được hay không? Trong tâm tư ấy, tôi chợt nghĩ nếu hay, ngày đó đừng sang thăm Người. Đúng 12 pm địa phương, tôi xem email thấy Hòa Thượng hỏi: “Con giờ ở đâu?” Tôi email lại thưa: “Con đang ngủ ‘bụi’ thưa Sư Ông ạ !”.

Đúng 12 pm Việt Nam tôi xuống phi trường Tân Sơn Nhất, trời nắng chói chang, trong dòng người tấp nập, tái diễn lại cuộc sống như ngày nào trong tôi.

Hai tuần sau, Hòa Thượng gọi về cho hay đã nộp hồ sơ cho tôi, mọi thủ tục đích thân Hòa Thượng lo. Ngày Hòa Thượng gửi giấy bảo lãnh được bộ Di Trú Úc chấp nhận 2 năm qua đường email. Được tin này, gia đình đều vui mừng cho tôi. Thủ tục xong, một tuần sau tôi có Visa, đây là niềm vui lớn nhất đời tôi.

Trong đời tôi từ bé tới giờ ngẫm lại không có gì để tôi yêu thích và vui sướng cả, phải chăng những người ấu niên xuất gia đều có một quãng đời như thế…?

Tôi trở lại Úc trong niềm hân hoan vui sướng gặp lại “Người Sư Ông” ngày nào tôi đã sống qua ba tháng. Nhưng lần này Sư Ông cũng không ra phi trường đón tôi.

Trong sinh hoạt cũng như cuộc sống, sống trong sự che chở của Người, dường như làm cho tôi sống lại tuổi thơ, và thấy cuộc đời có ý nghĩa, và có nhiều điều đáng yêu trong đời. Nhiều lúc nhìn lại quãng đời đã qua, làm cho tôi cảm thấy chạnh lòng, lãnh đạm trong cuộc sống. Có phải chăng trường đời làm cho ta chết hết mầm sống. Hay chỉ riêng mình gặp những điều bất hạnh thế ư…..?

n4-lophthuyenton-7



Qua thời gian sinh hoạt, thỉnh thoảng Người thấy tôi làm việc, nhất là lúc Người sửa bản dịch “Thiền Lâm Châu Ki” cho tôi, Người hỏi: “Con học tác phẩm này chưa? Tôi thưa: “Ngày trước khi con đem tác phẩm này ra dịch, gặp lối văn này, con dịch không được, nên con quyết định đi học và con muốn hoàn thành tác phẩm này.” Người bảo: “Con chuyển ngữ rất hay, thoát văn nhưng không sai ý. Kiến thức này con học từ T.T Minh Cảnh hả? (lớp phiên dịch) Tôi thưa: “Về ý Thiền, do những năm huân tập trong Thiền Viện cũng như chữ Hán, nhưng con cũng không cô phụ mấy năm ngồi ghế nhà trường. Vì một chuyên nghành không thể năm hoặc sáu năm mà đánh giá được. Chắc có lẽ con góp nhặt cả hai.

Trong những lúc sửa bản dịch với Người, càng biết được kiến thức của Người thật uyên thâm. Có lần Người dò bài cho tôi đến Hành Trạng của Thiền Sư Hoành Xuyên Như Củng, có đoạn Tăng hỏi Ngài: “Thế nào là ý Tổ Sư từ Tây sang?”

Sư đáp: “Nước biển làm sao đông đặc” (Hải thủy bất sanh băng)

Tôi thưa: “Con dịch như vậy nhưng con không hiểu. Tại sao hỏi ý Tây lai mà Thiền Sư trả lời nước biển, đâu liên quan gì ý Tổ Sư. (Trong Thiền ngữ bàn bạc lối trả lời này khá nhiều. Có người cho rằng lối Thiền ngữ là thế, hỏi đông đáp tây chẳng hạn, nhưng trên thật tế rất logic nhau và hiện thực, gần gũi trong cuộc sống đời thường).

Hòa Thượng dạy: “Nước biển làm sao đông đặc được con? Có nghĩa là trong một lúc không thể đem hết ba tạng 12 phần giáo nói cho ông được.” Câu trả lời này của Ngài Như Củng là nhằm đáp trong văn cảnh này. Hòa Thượng chỉ nhấn mạnh như vậy làm tôi sáng tỏ ý câu ấy. Vì tôi nghi câu này trong suốt thời gian khá lâu. Và thỉnh thoảng những lúc trước giờ tụng kinh hằng tuần Người hay nói chuyện tâm tình cũng như dạy Phật học cho Phật tử: “Phật pháp bất ly thế gian pháp”. Thuật ngữ này dường như ai cũng nghe quen thuộc, và được diễn giảng hay giải thích khá nhiều. Nhưng hôm nay nghe Người giải thích hơi lạ về ba chữ “Thế gian pháp: Pháp lớn, pháp nhỏ, pháp vui, pháp buồn, pháp sung sướng, pháp đối đãi, nào là sự sự vật vật.vv… Vì thế nhân có nhiều pháp đau thương quá, nên Phật đưa ra phương pháp giác ngộ: Niết Bàn, giải thoát để giải vây vấn đề sanh tử khổ đau cho nhân loại.” Cũng trong Ngữ Lục, Người đưa ra câu hỏi: “Ngài Lữ Nham Hà cử: ‘Cổ đức dạy: Một niệm không theo các duyên, chứng được cảnh giới nhà mình’ Ngài Nham Hà nói: “Các bậc Cổ đức có thói quen nắm đầu rắn chết, không biết thoát ngay hiện tại!Sơn Tăng thì không như vậy. Dù cho niệm niệm theo duyên, cũng không rời khỏi cảnh giới nhà mình. Qua đoạn này, con hiểu thế nào? Tôi giải thích theo quan điểm của tôi. Người nói: “Đúng thì đúng, nhưng xa thực tại quá.” Theo Sư Ông: “Chữ rắn ở đây là tượng trưng cho Tam độc. Với Ngài, Ngài luôn sống trong bản lai nhân, với Lục Tổ vào đao ra trận đều là “Na già thường tại định”, vì vậy dù cho cảnh thoạt đến thoạt đi cũng không làm thay đổi được được bản tâm mình. Nên không cần phải diệt vọng (nắm đầu rắn chết) sau đó mới an tịnh.

Thời gian trôi qua quá mau, mới đây mà visa của tôi chỉ còn 90 ngày nữa là hết hạn, đây là nỗi lo của Người. Có lần Người nói: “Ngày xưa Sư Ông bảo lãnh mấy chục gia đình sao không thấy khó khăn, bây giờ chỉ mong cho con có được Permanent residence visa (PR) sao khó khăn quá!” Trước thâm lo ấy, tôi thưa: “Nếu Sư Ông không làm được PR cho con, thì gia hạn cho con cũng được, vì con đến với Sư Ông trong thời điểm khó khăn về việc bảo lãnh.” Hai tháng sau Bộ Di trú gửi thư chấp thuận qua đường email, được tin này đạo tràng Bảo Vương đều chúc mừng cho tôi, vì các đạo hữu cho rằng hồ sơ đi khá nhanh.

Có lần Người nói: “Từ quê nhà sang đây tìm lại một người Sư Ông, hóa ra là một người nghèo nhất nước Úc. Sư Ông không có lo gì được cho con, hơn nữa Sư Ông nghĩ trên mảnh đất này là tứ cố vô thân rồi, không ngờ cuối đời mới gặp được con. Cám ơn Ba con đã cho Sư Ông một người cháu.”

Tôi thưa: “Từ vạn dặm sang đây, con chỉ mong học được những gì uyên thâm ở Sư Ông và trên nghành dịch thuật con còn phải học ở Sư Ông rất nhiều. Hơn nữa, con muốn được lo cơm nước cho Sư Ông vào những ngày cuối đời, đó là tâm nguyện của đời con. Con có cảm nhận con gặp Sư Ông quá muộn và luôn tranh thủ những ngày muộn màng này để học hỏi và trưởng dưỡng tâm linh, chuẩn bị tư lương cho cuộc sống trong những ngày sau không còn được sống bên người Sư Ông thương kính.


Nam Mô A Di Đà Phật
Viết tại Chùa Bảo Vương
Thích Nữ Thể Viên


48-SC-THeVien

Ý kiến bạn đọc
25/04/201608:26
Khách
Cám ơn Ni Sư Thể Viên.
Đến hôm nay mới đọc được bài viết của Ni Sư về Sư Ông. Cầu mong Ni Sư tận dụng thời gian và hoàn cảnh sống gần gũi bên Ngài để tu tập, trau dồi và thăng tiến nhanh trong mọi lãnh vực để tiếp nối công việc xây dựng, điều hành và lãnh đạo đại chúng Bảo Vương sau này một khi Ngài nhập diệt Niết Bàn.
Bảo Minh Đức.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
16/08/2013(Xem: 11265)
Thượng Tọa thế danh Ngô Đình Thung, pháp danh Trừng Lộc, pháp tự Chơn Kiến, pháp hiệu Ấn Minh. Sinh ngày 20 tháng 06 năm 1948 (Mậu Tý) ) tại làng Đại Điền Đông, xã Diên Điền, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa. Thân phụ, ông Ngô Ký, pháp danh Trừng Phong, thân mẫu, bà Huỳnh Thị Khằng, pháp danh Trừng Tằng, song thân của Ngài đều đã mãn phần.
16/08/2013(Xem: 8751)
Chốn Tòng Lâm Phật Giáo VN vừa chứng kiến cảnh trạng bi thiết vì một cội tùng cửu thập tuế đã ngã bóng về Tây : Đại Lão Hòa Thượng Thích Huyền Quang, Đệ Tứ Tăng Thống GHPGVNTN, nhập niết bàn !
14/08/2013(Xem: 8634)
Sau khi đọc lại hai bức thư của Ôn gởi cho con, một đề ngày 9/6/1994, viết trên một mảnh giấy học trò, ngang 10cm, dài 15cm. Và một với đầu đề: PL. 2547. Nha Trang, ngày 19/11 Giáp Thân, viết trên hai mặt của một tờ giấy học trò, được cắt xén vuông vức, trong đó có đoạn: “… nhận được cuốn Từng Giọt Nắng Hồng cách nay bốn ngày. Tôi đọc 12 tiếng đồng hồ mỗi ngày, vừa xong lúc 12 giờ trưa hôm nay. Tôi quyết định in nó để cúng dường Ôn Trí Thủ.”
14/08/2013(Xem: 8309)
Những ai đã được Ôn Già Lam dưỡng dục tại ba Phật Học Viên: Báo Quốc Huế, Hải Đức Nha Trang, và Quảng Hương Già Lam Sài Gòn thì khó mà bộc bạch hết tâm tư tình cảm của mình về ân đức sâu dày của Người.
14/08/2013(Xem: 7936)
Năm 1973, một buổi sáng đẹp trời, khoảng 9 giờ, anh em đi học hết, tôi và anh Bình, tức Giải Đàm, ở nhà hè nhau cưa một gốc mít khô đứng lù lù trước mé hàng rào chùa Già Lam. Gốc mít thì bự, cái cưa thì dài, lại yếu và lụt, nên hai chàng lực sĩ “lỗ cốt” hì hà hì hục cả giờ mà chỉ cưa được giáp vòng gốc cây với độ sâu một lưỡi cưa.
14/08/2013(Xem: 8708)
Hơn nửa thế kỷ qua nếp sống đạo hạnh sáng ngời của Ôn đã gắn liền với sinh mệnh của Tăng Ni và tín đồ Phật tử, đặc biệt là Tăng chúng ở các Phật học viện Báo Quốc Huế, Hải Đức Nha Trang và Quảng Hương Già Lam Sài Gòn. Ôn đã yêu thương dưỡng dục chúng Tăng như cha mẹ thương yêu lo lắng cho con. Những ai may mắn được gần gũi Ôn, dù nhìn ở góc độ nào cũng nhận ra điều đó.
13/08/2013(Xem: 7293)
Hồi còn ở Già Lam, có lẽ tôi là người duy nhất cạo tóc cho Ôn. Đôi lúc bận Phật sự, Ôn phải cạo tóc lúc bảy giờ tối để kịp sám hối, hoặc bốn giờ khuya để kịp bố tát.
13/08/2013(Xem: 10808)
Hôm ấy, một buổi sáng đẹp trời, khoảng 8 giờ, tôi đang ngồi học tại bàn riêng của mình thì thấy thầy Trừng San vén màn bước vào, tôi liền đứng dậy định chấp tay chào Thầy thì Thầy đưa tay ấn nhẹ vai tôi ra hiệu tôi ngồi xuống.
13/08/2013(Xem: 6813)
Non nửa thế kỷ qua (1957 – 2005), phần lớn Tăng, Ni sinh tu học tại các Phật học viện miền Trung và miền Nam đều thọ hưởng ân đức dưỡng dục của Hòa thượng Thích Đỗng Minh, đặc biệt là những anh chị em tu học ở Phật học viện Hải Đức và Diệu Quang, Nha Trang. Những giờ lên lớp của Hòa thượng quả thật đã để lại trong lòng học trò những ấn tượng vô cùng thú vị và hiệu quả.
13/08/2013(Xem: 7181)
Nhớ phong thái xưa: Dung nghi đĩnh đặc, ý chí kiên cường; bước chân đi như long tượng lên đường, ngồi lần hạt tợ kim sơn thạch động. Ngày đêm kính cẩn, giới luật nghiêm trì; ít quan tâm đến ẩm thực tiện nghi, dốc toàn lực cho kinh văn giáo điển.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567