Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Những hàng cây cao

16/04/201607:50(Xem: 5750)
Những hàng cây cao

 HT Nhu hue





NHỮNG  HÀNG  CÂY CAO
 
 Kính dâng Hòa Thượng Như Huệ

  

  

  Chúng ta thường thấy những dãy núi cao sừng sững chạy dài hàng ngàn cây số, hay những khu rừng bạt ngàn sâu thẳm, nơi ấy có những cây đã sống năm bảy trăm năm, hoặc hàng ngàn năm trên trái đất nầy mà nhiều người trông thấy thật hùng vĩ.

   Quê hương Việt Nam, miền Bắc có dãy Hoàng Liên Sơn, miền Trung có dãy Trường sơn, những núi đồi này có những cây cao bóng mát tỏa khắp một vùng, tụ lại khí vượng thiêng liêng, để rồi nơi ấy, chốn ấy, đã ra đời và cho đời những con người làm được nhiều lợi ích và điểm tô cho cõi hồng trần vài tia nắng ấm!

  Đứng trước những hàng cây cao chúng ta cảm thấy nhẹ nhàng thoải mái và yêu thích về cảnh vật thiên nhiên. Vạn vật đều do duyên sinh, cho nên người và cỏ cây hoa lá đều là một, hiểu được như vậy, nhìn được như vậy, thì chúng ta và tất cả vạn sự, vạn vật trên cuộc đời này không có sự phân chia .

  Về con người, chúng tôi biết Hòa Thượng Như Huệ vào những thập niên 1970-1971…, lúc bấy giờ Thầy là Đại Đức Như Huệ, Chánh đại diện Phật giáo tỉnh Quảng Nam. Thừa Thiên Huế và Quảng Nam cách nhau qua đường đèo Hải Vân.

Một thời vàng son của Phật giáo Việt Nam, ảnh hưởng cuộc chấn hưng của Phật giáo Trung Quốc do Đại Sư Thái Hư khởi xướng, mà sau đó Phật giáo Việt Nam đã được hồi sinh vào những năm:1920-1931 và đến 1935; những tháng năm này tại miền Trung có Phật Học Đường Tây Thiên tại Huế, nuôi dưỡng và đào tạo do công đức của Quốc Sư Phước Huệ. Từ Bình Định ra Huế giảng dạy, và tại Huế có Pháp Sư Phổ Huệ, Tịnh Khiết, Giác Tiên, Giác Nguyên và Giác Nhiên…Hòa Thượng Giác Nhiên ( Đức Đệ Nhị Tăng Thống) làm Giám đốc Phật Học Đường Tây Thiên, đã đào tạo những vị tài đức vẹn toàn như quý Ngài: Chánh Thống, Chánh Huy, Đôn Hậu, Trí Thủ, Mật Hiển, Mật Nguyện, Thiện Hòa, Thiện Hoa và nhiều bậc cao Tăng đã làm nên trang sử cho Phật giáo Việt Nam trong thời cận đại mà sau một quãng đường dài dưới thời Pháp thuộc và những triều đại sau này…

    Hòa Thượng Đôn Hậu, Mật Nguyện đã từng vào Quảng Nam để giảng dạy,  xây dựng và đào tạo nhiều thế hệ Tăng Ni Phật tử tại Quảng Nam và Hòa Thượng Như Huệ từ Quảng Nam ra Huế lưu trú tại chùa Linh Quang và thường đến văn phòng Giáo hội chùa Từ Đàm họp bàn những Phật sự. Bản thân tôi đã từng gặp Hòa Thượng Như Huệ tại văn phòng chùa Từ Đàm mà lúc bấy giờ Hòa Thượng Mật Nguyện làm Chánh đại diện Phật giáo Thừa Thiên Huế.

 Thời gian lững lờ trôi… biển đời duyên nghiệp vẫn còn rong ruổi trong mỗi kiếp người, những tháng năm yên tĩnh nơi chốn thiền môn không còn nữa… Tôi và mọi người dân nước Việt âm thầm lặng lẽ cất bước ra đi … Nhân duyên cơ mà, tôi đã gặp lại Hòa Thượng Như Huệ vào năm 1990 tại Úc châu, lúc này Thầy là Thượng Tọa Như Huệ làm Tổng vụ trưởng Tổng vụ Hoằng pháp của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất tại Úc Đại Lợi-Tân Tây Lan, và sau đó Hòa Thượng Như Huệ được Tăng Ni tín đồ Phật tử liên bang Úc châu – Tân Tây Lan cung cử lên ngôi Hội chủ cho Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại tại Úc Đại Lợi – Tân Tây Lan, suốt thời gian bốn nhiệm kỳ mười sáu năm .

  Những tháng năm tôi đến Úc châu làm việc Giáo hội dưới quyền lãnh đạo của Hòa Thượng Như Huệ, mỗi lần gặp Hòa Thượng thường kể chuyện xưa: Chuyện Phật giáo thời 1963-1966-1975…;chuyện quý Ôn, quý Thầy tại Chùa Ấn Quang Sài Gòn, Việt Nam Quốc Tự, Phật Học Đường Nam Việt Ấn Quang, Phật Học Đường Tây Thiên, Phật Học Viện Bảo Quốc Huế; chuyện Phật Giáo Úc châu- Tân Tây Lan, Phật Giáo Liên Châu và chuyện hành điệu thời kỳ còn nhỏ, và nhiều khi hứng khẩu tôi và Hòa Thượng tán tụng bài Nhất Điện- Nhị Điện trong các khoa nghi .

  Và hôm nay được biết Hòa Thượng Như Huệ, Chứng minh Đạo sư của Giáo hội pháp thể khiếm an…! Tôi thật đáng ưu tư cho Ngài, trong mỗi chúng ta ai cũng có những kỷ niệm....Hoài niệm về kỷ niệm của một thời mà mỗi khi nhớ đến mấy ai không khỏi chạnh lòng .

   Những hàng cây cao sừng sững giữa biển trời tự bao giờ?- Chúng ta yên lặng đứng nhìn những hàng cây cao vút mà trong đó có những loại cây gỗ quý, là những bảo vật để lại cho đời…

    Người cầm bút viết bài này qua sự giới thiệu từ Thượng Tọa Nguyên Tạng đương kim Trụ Trì Tu Viện Quảng Đức; Người viết lấy tiêu đề: NHỮNG HÀNG CÂY CAO, để nói lên những gì mà tự chính mình đã cảm nhận.

 

    Từ nguyên thủy rừng già dòng suối chảy

    Bưởi hoa vườn mưa tạnh ửng phù dung

    Tình đá tượng vẫn còn nguyên vẹn lắm

    Gióng hồi chuông xứ Quảng mộng hồi sinh

   

                                                           

   

Nam Mô A Di Đà Phật

Viết tại liêu phòng trong buổi chiều đông 

Tân Tây Lan-Giác Nhiên Tự, 13-4-2016-Bính Thân

 

Thích Trường sanh

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/11/2023(Xem: 1120)
Đức Phật dạy trong Phật giáo có bốn hội chúng là chúng xuất gia (Tỳ kheo và Tỳ-kheo-ni) và chúng tại gia (nam nữ cư sĩ). Chúng xuất gia là trưởng tử của Như Lai, sống phạm hạnh nơi chốn thiền môn, bậc thầy mô phạm thay Như Lai giữ gìn và hoằng truyền giáo Pháp. Chúng tại gia tu tập ở nhà, làm lành tránh ác, bồi công tạo phước, hộ trì ngôi Tam bảo. Nhờ hai hội chúng này mà giáo pháp của Đức Thế Tôn xuất hiện cách đây hơn 2600 năm, vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay.
06/11/2023(Xem: 2398)
Cáo Phó Tang Lễ Hòa Thượng Thích Thiện Huệ vừa viên tịch tại Chùa Long Thọ, Long Khánh, Đồng Nai
27/10/2023(Xem: 1334)
Hòa thượng pháp danh Trí Độ, hiệu Hồng Chân, thế danh Lê Kim Ba, sinh ngày 15 tháng 12 năm 1894 tại thôn Phổ Trạch, xã Kỳ Sơn, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Sinh ra trong một gia đình Nho học, lúc thiếu thời Ngài học chữ Nho và năm 18 tuổi học trường Sư phạm. Với sở học rất uyên thâm, và lòng mến mộ đạo Phật, Ngài đi sâu vào nghiên cứu giáo lý và trở thành một vị học Phật lỗi lạc. Năm 1920, Ngài bắt đầu giảng dạy Phật pháp tại Bình Định và là một trong những bậc đống lương cho phong trào chấn hưng Phật giáo tại tỉnh nhà.
12/10/2023(Xem: 1374)
Sinh thời, Thầy có chí nguyện chuyên tu thiền định. Khởi đầu là phát tâm nhập thất tịnh tu tại núi rừng Vạn Giã, Khánh Hòa vào năm 1972. Những năm về sau, dù bộn bề Phật sự nhưng Thầy vẫn an nhiên với pháp hành thiền và các pháp tu tương hỗ khác. Trong phương châm giáo dục mà Thầy đã đề xuất, gồm Học lý – Quán chiếu – Tổ chức cũng phần nào biểu lộ chủ trương cân đối giữa pháp học và pháp hành. Thân mang bệnh duyên, sở tật thường đeo đẳng, nhưng nhờ tu tập tinh cần, Thầy đã vượt lên nỗi đau thân thể để chu toàn Phật sự.
18/09/2023(Xem: 1828)
Niềm vui sống đời dâng hiến (vần thơ kính mừng khánh tuế lần thứ 69 Hòa Thượng Viện Chủ Tu Viện Quảng Đức Thích Thông Mẫn, 18/9/2023), Có thể… chính lối sống mình, làm thức tỉnh ? Bao người thoát ra giấc ngủ mê lầm Tự tin độc lập hơn với bản thân Vì cuộc đời không hề có những định luật, Cũng như giá trị một người không đo lường bằng tiêu chuẩn thiết lập !
04/08/2023(Xem: 2511)
Giáo lý Thượng Thừa (bài giảng của HT Thích Thanh Từ)
04/08/2023(Xem: 3726)
36- Tiểu Sử Ni Trưởng Thích Nữ Như Thanh (1911-1999)
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567