Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Mạng Đế Vương

10/03/201610:09(Xem: 8648)
Mạng Đế Vương



MẠNG ĐẾ VƯƠNG

 

Là người cùng dòng họ với Hòa thượng Phương trượng Pháp Hoa, từ nhỏ tôi được nghe kể nhiều những chuyện ngày xưa của Ông Bà, Thầy Tổ mình để lại, trong đó có Hòa Thượng. Nay nhân dịp được đóng góp bài vở cho kỷ yếu, Viên Trí xin ghi lại vài ký ức còn sót lại từ thời thơ ấu.

 

Khi còn hành điệu tại Tổ đình Chúc Thánh, cách đây cũng gần 30 năm, khi đó Hòa thượng Bổn Sư của tôi là HT Thích Trí Nhãn còn sanh tiền (tức Đại Sư huynh của HT Thích Như Huệ), Ngài thường hay nói : "Thầy Như Huệ có mạng đế vương, lúc nào, ở đâu, Thầy cũng luôn là người lãnh đạo Giáo Hội". Hồi đó tôi chỉ nghe như một đứa trẻ ngây ngô vậy thôi. Nhưng khi lớn lên mình mới thấy cái tình, và có một chút tự hào của vị Đại Sư huynh dành cho người Sư đệ.

 

Hòa thượng sanh năm 1933, trong một gia đình ảnh hưởng rất nặng Nho giáo, và sùng kính Tam Bảo. Thân phụ Hòa Thượng, Cụ ông Phạm Kim Cái, là một thầy thuốc Bắc nổi tiếng trong vùng (phường Cẩm Phô, Hội An) mà người trong xóm thường gọi là thầy Mười. Ông cụ có năm người con: Người con đầu Bà Phạm Thị Ty, kế đến Ông Phạm Kim Đồng, Phạm Kim Hiệp, Phạm Kim Tiền, và Hòa thượng là người con trai út, thứ sáu trong gia đình, Phạm Kim Lai. Trong các anh chị em thì có chị Hai, Phạm Thị Ty mất sớm. Nghe ông Nội (Ông Phạm Kim Hiệp) kể lại Bà Phạm Thị Ty tuy còn trẻ tuổi nhưng đã thành thạo nghề chẩn mạch bốc thuốc cho bịnh nhân. Riêng Hòa Thượng là người nhỏ tuổi nhất, nên được Thân phụ giao cho các anh Đồng, Hiệp dạy chữ Nho từ các sách Tam Tự Kinh, Ngũ Thiên Tự, Tam Thiên Tự, Minh Tâm Bửu Giám. Lúc bấy giờ chỉ học theo từng chữ một, như: Thiên trời, địa đất, cử cất, tồn còn..... Theo lời Hòa thượng kể: Cũng nhờ học những chữ Nho đơn sơ về ngữ nghĩa như vậy mà sau này Hòa thượng đã có cơ hội học nhanh hơn những bài kinh, luật của Phật khi đã xuất gia tu học.

 

Được nhân duyên gia đình ở cạnh chùa Viên Giác, Thân phụ thường hay qua lại trông nom chùa. Chùa Viên Giác khi đó chỉ là ngôi chùa làng, chưa có Thầy Trụ Trì, nên làng giao cho gia đình điều hành mọi Phật sự. Tất cả gia đình lớn nhỏ đều ra quy y với Hòa thượng Tăng Cang Thích Thiện Quả, tại Tổ Đình Chúc Thánh. Do những túc duyên đó, nên mới 8 tuổi Hòa thượng đã xin ra ở tập sự tại Chúc Thánh. Lên 11 tuổi thì Mẹ của Ngài mất sau một cơn bịnh. Nhìn thấy cảnh ân ái chia lìa đau khổ, vô thường giả tạm, nên đã thôi thúc ý thức một chú bé mới 11 tuổi hướng đến con đường xuất gia tu học càng mạnh hơn. Sau thời gian tập sự, lúc 12 tuổi, Hòa thượng đã được Thầy Bổn Sư chính thức cho xuống tóc, làm chúng xuất gia thường trụ trong Tổ đình. Khi vào Tổ đình xuất gia, Ngài cũng là một đệ tử gần như nhỏ nhất trong các vị đệ tử của Bổn Sư, nên Bổn Sư chọn Ngài làm thị giả. Nhờ được làm thị giả, sớm chiều thân cận qua thân giáo, ý giáo, khẩu giáo của Bổn Sư, đã ảnh hưởng đến tâm hồn trẻ của chú điệu Như Huệ lúc bấy giờ, vì thế mà Ngài trở nên rất hoàn chỉnh về oai nghi tế hạnh của người xuất gia.

 

Khi trưởng thành, Hòa thượng được Bổn Sư cho ra Huế học, sau đó thì được HT Trí Hữu từ Sài Gòn về giới thiệu vào học tại Phật học đường Ấn Quang. Cũng xin kể thêm rằng, khi đó Hòa thượng đi vào Sài Gòn bằng tàu thủy, khoảng cách một ngàn cây số, chắc cũng phải mất gần một tuần lễ mới đến nơi.  Hòa thượng theo học với các vị Cao Tăng lừng danh như HT Thiện Hoa, HT Thiện Hòa, Thiền Sư Nhất Hạnh, giáo sư Cao Hữu Đính....Học cùng lớp với Ngài lúc đó các vị như HT Thanh Từ, HT Huyền Vi, HT Tịnh Hạnh.... Sẵn có căn tánh bẩm sinh, và tu học rất tinh tấn, nên sau khi ra trường, Hòa thượng đã được HT Thích Trí Quang, HT Thích Thiện Minh cử đi hoằng Pháp khắp nơi từ miền Trung đến Miền Nam, từ thôn quê đến thành thị. Nhờ có giọng nói thanh cao, rõ ràng của giọng Quảng Nam mạnh mẽ cùng pha trộn một chút miền Nam mềm mại, nên Hòa thượng đã phương tiện diễn bày Phật Pháp rất thu hút người nghe. Nhất là thời kỳ chiến tranh, Phật giáo bị đàn áp, kỳ thị, nên những buổi diễn thuyết cho quần chúng hiểu được Phật Pháp, hiểu được sự công bằng tôn giáo, tín ngưỡng để bảo vệ Chánh pháp là rất quan trọng. Sau khi được thuyên chuyển công tác Phật sự từ Kon Tum về Quảng Nam để đảm nhận những chức vụ quan trọng trong Phật giáo tỉnh nhà (xin đọc tiểu sử), Hòa thượng cùng với các vị HT Như Vạn, HT Long Trí, HT Chơn Phát hợp lực với nhau sinh hoạt Phật sự một cách rất thành công và hợp ý nhau. Cũng theo lời Hòa thượng kể: Đi cúng, đi thuyết Pháp, đi đưa đón các bậc Tôn Túc từ xa đến thăm, đi cứu trợ... đều có bốn anh em đi cùng. Cho nên lúc bấy giờ mọi người thường đặt cho cái tên của 4 vị này là "Quảng Nam Tứ Trụ" tức là như bốn cây trụ cột để chống đỡ ngôi nhà Giáo Hội. Quảng Nam là một tỉnh có nhiều huyện ở những vùng núi xa xôi như Tý, Xé, Dùi Chiên, Đèo Le, Thạch Bích... là những thôn huyện ngăn sông cách đò nhất. Vào những mùa Đông, giá lạnh, có lúc Phật sự cần phải đi, "Tứ Trụ" này đạp xe đạp suốt cả 2 ngày trời mới đến. Trong Bốn vị chỉ có HT Chơn Phát là không biết đi đạp xe, nhưng Ngài lại là người to lớn, nặng nhất trong nhóm, cho nên ba anh em kia phải thay phiên nhau đèo Ngài ngồi phía sau. Có những chuyến đi trong thời tiết quá khắc nghiệt, khi đến nơi cả bốn anh em đều bị bịnh và mệt, nhờ Phật tử cạo gió xong rồi về, mệt quá không thuyết giảng được gì cả.

 

Trong "Tứ Trụ" thì HT Thích Như Vạn là người Pháp hữu có nhiều kỷ niệm nhất với HT Thích Như Huệ. HT Như Vạn xuất gia trễ hơn HT Như Huệ, nhưng tuổi lớn hơn, nên HT Như Huệ cũng xem như là Sư huynh. Huynh đệ có sự nhường nhịn và giúp đỡ với nhau như hai cánh tay trên một cơ thể, người này ngã, người kia nâng đỡ. Nhưng không may, sau năm 1975, HT Như Vạn vì một biến cố qua đời, nên HT Như Huệ thật vô cùng buồn bã, mất mát. Quý Thầy lúc đó kể là HT Như Huệ khóc HT Như Vạn như là người con mất mẹ, như Ngài A Nan khóc khi Phật Niết Bàn. Phần thì vận nước biến chuyển, phần thì Huynh đệ cách biệt, chia lìa, nên Hòa thượng đã rời bỏ miền Trung với biết bao kỷ niệm thân thương của một thời thơ ấu, rồi đến một thời hào hùng lãnh đạo và tranh đấu cho sự sống còn của Phật giáo, Ngài vào miền Nam một thời gian mà nỗi ray rứt trong lòng cũng không nguôi, rồi Ngài lại theo những dòng người ra đi vượt biên, và cuối cùng Ngài định cư tại Nam Úc.


"Quảng Nam Tứ Trụ" tức là như bốn cây trụ cột để chống đỡ ngôi nhà Giáo Hội.

HT Thich Nhu Van
1/ HT Thích Như Vạn, Phó Đại Diện, kiêm Đặc Ủy Cư sĩ GHPGVNTN tỉnh Quảng Nam,

Trụ Trì Tổ đình Phước Lâm, Thầy Bổn Sư của cố HT Thích Hạnh Tuấn (Trụ Trì Chùa Trúc Lâm, Chicago, Hoa Kỳ)

HT Thich Long Tri
2/ HT Thích Long Trí, Nguyên Phó Nội Vụ, kiêm Đặc Ủy Thanh Niên Tỉnh Giáo Hội Phật Giáo Quảng Nam,

Trụ Trì chùa Viên Giác, Quảng Nam, đệ tử của Ngài có HT Thích Tâm Thanh (một Giảng sư nổi tiếng) và HT Thích Như Điển (Phương trượng Chùa Viên Giác, Đức Quốc, là Đệ Nhị Chủ Tịch HĐĐH GHPGVNTN Âu Châu hiện nay).

HT Thich Chon Phat
3/ HT Thích Chân Phát, Nguyên Đặc Ủy Tăng Sự GHPGVNTN tỉnh Quảng Nam, Trụ Trì chùa Long Tuyền,

(một thắng cảnh của Phố cổ Hội An) và là Giám đốc một Phật Học Viện đầu tiên của Quảng Nam trước 1975.

HT Thich Nhu Hue
4/ HT Thích Như Huệ, lãnh đạo PG Úc Châu trong 35 năm qua (xem bài viết khác)

Ngài từng là Chánh Đại Diện GHPGVNTN tỉnh Quảng Nam, Giám Đốc Trường Bồ Đề Hội An

và xây dựng thành công nhiều công trình cho Phật giáo tỉnh nhà.


Su ong Nhu Hue-Thay Vien TriSu ong Nhu Hue-Thay Vien Tri-2

Su ong Nhu Hue-Thay Vien Tri-3
Tác giả Thích Viên Trí & Sư Ông Như Huệ



Hòa thượng thường hay kể, khi ra đi trên chiếc thuyền mỏng manh, lênh đênh nhiều ngày trên biển, Ngài có ba nguyện ước nếu được đi đến bất cứ nơi nào thì: Một là sẽ xây dựng một đạo tràng cho Phật tử tu học, hai là xây dựng một tượng đài Quán Âm lộ thiên, ba là chiêm bái những thánh tích Phật giáo tại Ấn Độ. Những ước nguyện đó đối với hôm nay thì chắc không có gì khó, nhưng trong lúc khó khăn thời đó, thức ăn không có, tương lai mờ mịt, cái sống và chết gần kề thì bất cứ một ước nguyện gì cũng có giá trị và cao cả. Thật vậy, khi qua Úc, không những Ngài đã hoàn thành những ước nguyện năm xưa, mà Ngài còn cùng chung sức với chư Tôn Đức tại Úc Châu xây dựng Giáo Hội. Ngài đã từng là Phó Viện Trưởng Viện Hoằng Đạo, kiêm Tổng Vụ Trưởng Tổng vụ Hoằng Pháp, sau đó Ngài làm Hội Chủ Giáo Hội PGVNTN Hải Ngoại tại Úc Đại Lợi và Tân Tây Lan trong suốt một chặng đường dài 4 nhiệm kỳ - 16 năm. Nhờ vào đức độ và kinh nghiệm, Hòa thượng đã tạo cho Phật Giáo Việt Nam tại Úc Châu ngày càng lớn mạnh, Tăng, Ni hòa hợp.

Nếu quý vị đọc tiểu sử của Ngài sẽ thấy một cuộc đời, một hành trạng thật nhiều thăng trầm với bao phong sương tuế nguyệt, nhưng vẫn vươn lên và thành công với bản lãnh tài ba, đức độ của mình. Đúng như lời Sư phụ của mình đã từng nói "Thầy Như Huệ có mạng đế vương" thật là không sai.

 

Viết tại Chùa Pháp Hoa, Nam Úc, 1/3/2016

Thích Viên Trí (Hạnh Thiện)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/02/2013(Xem: 14521)
Nửa thế kỷ Tôn Sư vắng bóng, Ánh Đạo Vàng tỏa rộng muôn phương Hôm nay tổ chức huy hoàn Hằng năm kỷ niệm, đàn tràng tôn nghiêm. Môn đồ Tứ chúng ngưỡng chiêm,
06/02/2013(Xem: 6712)
Hòa thượng Bích Liên, thế danh là Nguyễn Trọng Khải, hiệu Mai Đình (Thận Thần Thị), sinh ngày 16 tháng 3 năm Bính Tý (1876), tại làng Háo Đức, phủ An Nhơn, nay là ấp Háo Đức, xã Nhơn An, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định. Ngài sinh trưởng trong một gia đình nho học, được theo nghiệp bút nghiên từ nhỏ. Cha là Tú Tài Nguyễn Tự, mẹ là bà Lâm Thị Hòa Nghị . Năm 20 tuổi, Ngài lập gia đình với cô Lê Thị Hồng Kiều, người làng An Hòa, (nay thuộc xã Nhơn Khánh cùng huyện). Năm 31 tuổi, Ngài lều chõng vào trường thi Hương Bình Định và đỗ Tú Tài. Ba năm sau, Ngài lại đỗ Tú Tài lần nữa. Từ đó, biết mình long đong trên bước đường khoa bảng, Ngài giã từ lều chõng, ở nhà mở trường dạy học, mượn trăng thanh gió mát di dưỡng tính tình, lấy chén rượu câu thơ vui cùng tuế nguyệt.
03/02/2013(Xem: 5362)
Tuệ Sỹ là ai mà thơ hào sảng, hùng tâm tráng khí như thế ? Tuệ Sỹ quê Quảng Bình, sinh năm 1943, nhỏ hơn Phạm Công Thiện 2 tuổi, cũng là một bậc thiên tài xuất chúng, làu thông kinh điển Nguyên thủy, Đại thừa và nhiều thứ tiếng Anh, Pháp, Đức, Hán, Phạn, Pali. Khi mới vừa 26 tuổi đã viết Triết học về Tánh Không làm chấn động giới văn nghệ sĩ, học giả, thiện tri thức Việt Nam thời bấy giờ.
20/01/2013(Xem: 4868)
Phạm Công Thiện(1/6/1941 - 8/3/2011), là một nhà văn, triết gia, học giả, thi sĩ và cư sĩ Phật Giáo người Việt Nam với pháp danh Thích Nguyên Tánh. Tuy nhận mình là nhà thơ và phủ nhận nghề triết gia, ông vẫn được coi là một triết gia thần đồng, một hiện tượng dị thường của Sài Gòn thập niên 60 và của Việt Nam với những tư tưởng ít người hiểu và được bộc phát từ hồi còn rất trẻ. Dưới đây là bài viết của Tâm Nhiên nhân sắp đến ngày giỗ của ông.
12/01/2013(Xem: 5265)
Đã có rất nhiều sách vở, bài viết hoặc với tính chất nghiên cứu, hoặc là các bài giảng phổ cập bàn về tông Thiên Thai và kinh Pháp Hoa. Bài viết này nói đến vai trò, vị trí của Đại sư Trí Khải và tông Thiên Thai trong lịch sử Phật giáo, cũng như trong nền văn hóa tư tưởng của toàn thể nhân loại. Đại sư Trí Khải sinh năm 538, vào thời đại mà sau này các sử gia gọi là Nam Bắc triều (220-589). Sông Dương Tử được lấy làm gianh giới phân chia giữa hai miền Nam và Bắc. Trong thiền sử, ta thường nghe nói đến câu Nam Năng (Huệ Năng)-Bắc Tú (Thần Tú), để phân biệt hai dòng thiền: Đại sư Thần Tú xiển dương Thiền tiệm ngộ ngay tại Trường An; Đại sư Huệ Năng phát triển Thiền đốn ngộ tại vùng Quảng Đông và lân cận. Bấy giờ Trung Hoa bị chia thành nhiều nước nhỏ, nước này xâm lăng và thôn tính nước kia, gây nên nhiều cuộc chiến tương tàn, dân chúng sống trong cảnh lầm than đau khổ.
07/01/2013(Xem: 6096)
Phần lớn độc giả biết nhiều đến các tiểu luận và các tập thơ phản chiến, nhưng ít người biết đến những bài thơ Thiền của Nhất Hạnh. Tôi xin trích một bài được nhà xuất bản Unicorn Press xuất bản trong tâp thơ Zen Poems của Nhất Hạnh vào năm 1976 (bản dịch Anh Ngữ) của Võ Đình. Bài này được in vào tuyển tập thơ nhạc họa vào mùa Phật Đản 1964
10/12/2012(Xem: 5926)
Cả cuộc đời 86 tuổi của Ngài Đội trời đạp đất, đã tròn chưa bản nguyện Kiếp tu hành 81 năm của Ngài Gánh vác hy sinh...
09/10/2012(Xem: 9320)
Thiền sư Lê Mạnh Thátcho rằng Vua Trần Nhân Tông là một nhân vật tiêu biểu trong lịch sử Việt Nam nhất là vì tư tưởng hòa giải dân tộc của ông vẫn còn tính thời sự. Trả lời câu hỏi của BBC vì sao tư tưởng của Trần Nhân Tông (trị vì từ năm 1278-1293) và là Phật Hoàng, sáng lập ra phái thiền phái Trúc Lâm vẫn còn có tính thời sự đối với Việt Nam và cả quan hệ Mỹ - Việt cũng như Việt - Trung, Tiến sỹ Lê Mạnh Thát nói:
01/10/2012(Xem: 4993)
Kính bạch Giác Linh Đức Thầy, Dẫu biết rằng: “Cuộc đời là ảo mộng, vạn vật vốn vô thường, chuyển di không ngừng nghỉ, biến diệt lẽ tự nhiên, tử sanh không tránh khỏi.” Nhưng ân đức cao dày, tình thương nồng thắm, Đức Thầy đã ban cho hàng đệ tử chúng con, chẳng những được kết thành giới thân huệ mạng, mà còn mang lại cho cuộc đời giải thoát của chúng con vô vàn hạnh phúc… Ân đức ấy, mãi mãi khắc sâu vào cuộc đời tu học của chúng con vô cùng vững chắc, dù cho thời gian, sự vô thường có thay đổi...
22/09/2012(Xem: 5295)
Ni sư Thích Nữ Như Phụng nguyên là viện chủ chùa Long Vân , sinh tiền Ni sư là cố vấn ni chúng chùa Long Vân , làm Hóa chủ trường hạ trong 6 năm , trưởng phòng châm cứu từ thiện của chùa,thành viên mặt trận tổ quốc xã Tam Phước , trưởng bếp cơm từ thiện Bệnh viện đa khoa Long Thành. Suốt cả cuộc đời ni sư tận tụy cho sự nghiệp tu hành và hoằng dương Đạo pháp , một lòng chuyên tâm Niệm Phật A Di Đà , công quả viên mãn Ni sư an nhiên tự tại vãng sanh trong lúc đứng Niệm Phật cùng đại chúng trên Đại hùng bảo điện không gian tràn ngập hương cúng dường thanh tịnh .Sau khi làm lễ trà tì ngài để lại rất nhiều xá lợi minh chứng cho công đức tu hành tinh nghiêm của một vị cao ni.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567