Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Không còn được gặp lại Thầy nữa

08/12/201506:19(Xem: 6672)
Không còn được gặp lại Thầy nữa

 

KHÔNG CÒN ĐƯỢC GẶP LẠI THẦY NỮA
Bài tưởng niệm HT Hạnh Tuấn
của Bùi Văn Đức ( anh ruột của  Thầy)
 

 

Sáng hôm ấy 30/10/2015, lúc 5g30 cháu của sư cô Hạnh Tịnh đến báo tin “Chú ơi! Thầy Hạnh Tuấn chết do bị tai nạn”. Tin đến bất ngờ khiến tôi bàng hoàng sửng sốt, không tin vào tai và mắt mình.

Thầy ra đi thật rồi sao? Mới tâm sự cùng Thầy qua mail vào lúc 7giờ 59 phút ngày 04/10/2015, Thầy vẫn mạnh khoẻ và tiếp tục con đường tu học để phụng sự cho đạo pháp, tôi rất mừng. Thế mà sau 27 ngày huynh đệ gặp nhau, Thầy lại vĩnh viễn ra đi, vĩnh biệt gia đình, đạo hữu bỏ lại sau lưng bao ước mơ còn dang dở; bỏ lại những khát vọng cháy bỏng mà Thầy đang ôm ấp thực hiện bấy lâu. Sau gần một tháng Thầy ra đi khiến tôi bàng hoàng, giờ tỉnh lại, hồi tưởng viết về Thầy- người anh em ruột của gia đình chúng ta.

Anh em chúng mình sinh ra và lớn lên trong gia đình có 11 người con, Chú (Thầy) là người con thứ 8. Ngày ấy…, thuở thiếu thời sống tại làng Giáo Đông, xã Lộc Xuân, huyện Đại Lộc tỉnh Quảng Nam, sống trong mái nhà tranh đơn sơ, cột và phên bằng tre được Cha kể lại sau lúc Thầy Quy y Tam Bảo“…Hạnh Tuấn (Bùi Cống)- khi Mẹ “bay” sinh ra, vừa lọt lòng Mẹ trong chốc lát đã tắt thở rồi chết lịm, lúc đó cũng may, mà ông mụ đỡ đẻ là ông Chín Trước đã cầm đôi chân xách ngược lên để đầu chúc xuống phía dưới đất, lấy tay tát vào mông ba cái thì Hạnh Tuấn lại cất tiếng khóc oe, oe, oe! Rồi sống lại. Rứa là Cống lại tái sinh làm người vào gia đình mình lần nữa để góp phần đạo hóa chúng sanh…”.

Và phải chăng nghiệp duyên đến với gia đình chúng ta, cũng từ đó Cha bắt đầu đi chùa tìm đến với Phật giáo ở chùa đầu làng Giáo Tây bên cạnh làng Giáo Đông cùng với ông Hương Lý. Và cũng từ đó, cho đến tuổi thiếu niên, học lớp 5 anh em chúng ta cùng theo Cha lên chùa lễ Phật; và cũng từ đó, người mãi đi theo con đường tu tại gia cho đến khi từ giã cõi đời. Đây, là điều đặc biệt mà dòng họ Bùi thôn Giáo Đông chưa có tiền lệ và Cha cũng là người đầu tiên trong dòng tộc quy y Tam Bảo, sinh hoạt ở các chùa Giáo Tây, rồi chùa Mỹ An huyện Đại Lộc rồi quy y Tam Bảo với pháp danh Như Giáo. Cũng từ đó, hình ảnh của Người là tấm gương cho con cháu noi theo, đi chùa lễ Phật tìm đến sự bình yên, an lạc trong cuộc đời.

Dẫu rằng, do hoàn cảnh chiến tranh, do bom đạn ngôi chùa làng Giáo Tây giờ đây không còn nữa, nhưng dấu ấn của thời niên thiếu đã in sâu vào ký ức mà chắc tôi không bao giờ quên mỗi khi nhắc tới hoặc mỗi lần đi qua đầu làng Giáo Tây khi về thăm quê, cho dẫu trên mảnh đất ấy giờ đây ngôi chùa không còn nữa do chiến tranh tàn phá.

Nghiệp duyên đến, Thầy tiếp tục tham gia sinh hoạt gia đình Phật tử ở chùa Mỹ An, Đại Lộc cùng với Chú Dũng (Như Hùng ) con bác Hương Ba, Anh Bảy (con Bác Tánh). Để rồi vào năm 12 tuổi đang học lớp 7 (1968) Thầy xin Cha Mẹ đi xuất gia đến Tổ đình Phước Lâm, thị xã Hội An dưới sự dìu dắt của Hòa thượng Thích Như Vạn. Chia tay gia đình, lúc bấy giờ tôi đang ở Đà Nẵng, lá thư Thầy gởi cho tôi trong  những ngày đầu xuất gia có đoạn: “…Em ước mong cho quê hương không còn chiến tranh, mọi người được sống trong hòa bình, được tự do ngắm đêm trăng thanh bình không còn cảnh bom rơi đạn nổ, không còn cảnh tang thương chết chóc…” Tiếc là lá thư đó giờ không còn nữa. Khát vọng với việc tu học; không dừng lại, được sự giáo huấn của các Sư phụ, Thầy tiếp tục đến Thành phố Huế, Nha Trang, Sài gòn tu và học tập, nhằm trang bị kiến thức để hầu phụng sự đạo pháp.   

 Do hoàn cảnh lịch sử của đất nước, sau năm 1975, người tu sĩ lúc bấy giờ rất khó khăn trong việc tu hành và học tập, nhưng với ước mơ và khát vọng cháy bỏng của mình, Thầy đã chọn con đường đi ra nước ngoài để học tập. Cuộc trường chinh này đầy cam go, nhưng với lòng nhiệt huyết, khát vọng cháy bỏng, ước mơ và hoài bão của người tu sĩ trẻ (lúc bấy giờ tuổi đời vừa 28), Thầy cũng đến được Indonesia năm 1984.

      Thư gởi từ trại tỵ nạn Indonesia ngày 20/8/1984, Thầy viết:

 

  

HT Hanh Tuan va gia dinh (2) 

 

  

Với ngôi chùa Kim Quang Pulau Galang II- Indonesia mà Thầy cùng đạo hữu xây dựng tại đó cũng là dấu ấn đầu tiên đi tìm về với chân lý của Đức Phật trên bước đường vạn dặm dấn thân phấn đấu không ngừng.

 

  

                                 HT Hanh Tuan va gia dinh (3)

Thầy Hạnh Tuấn trong ngày Lễ Khánh Thành Chùa Kim Quang tại đảo tỵ nạn Gallang 2 -Indonesia, một ngôi Chùa mà Thầy đã tận tâm dốc sức tạo dựng cùng với đồng bào Phật tử VN tỵ nạn.

Tạm ổn định và được sự bảo trợ của các Thầy đi trước, tháng 6/1985 Thầy đến được San Francisco- Hoa kỳ tiếp tục tu học ở chùa Từ Quang rồi thi đậu vào trường Đại học Harvard University, học Cao học, tốt nghiệp Thạc sĩ về Tôn giáo tỷ giảo. Không dừng lại ở đó, Thầy tiếp tục thi vào trường Đại học University of California of Berkeley, Hoa Kỳ  học chương trình Tiến sĩ 9 năm với luận án Tiến sĩ “Kinh khắc bản gỗ- Tinh hoa của Tam Tạng kinh điển Phật giáo Việt Nam” vào thời của đức Phật Thích Ca mà sau 2559 năm đến nay nhân loại vẫn còn lưu giữ. Rồi tu học ở Tu viện Kim Sơn, California; Chùa Trúc Lâm Chicago, Hoa Kỳ.

Sau bao năm đi xa, ngày trở về thăm lại quê hương nơi lưu dấu chân đầy ắp kỷ niệm thời niên thiếu, thăm lại gia đình, bà con sau bao năm sống nơi đất khách quê người, lòng Thầy vẫn nặng trĩu ân tình như có cái gì đó mình chưa làm được cho mọi người trước lúc chia tay. Vẫn mối ân tình sâu nặng với gia đình qua lá thư gởi về thăm gia đình sau khi tạm biệt quê hương trở lại Hoa Kỳ tiếp tục con đường tu học.

 “…Sau nhiều năm sống với lý tưởng, em nhận ra rằng tình cảm Cha mẹ, anh chị em ruột thịt không gì bằng được. Nghĩ lại, hồi tưởng lại lần về vừa qua em thấy mình mất mát vì không ở nhà lâu hơn để được tắm gội trong tình thương thiêng liêng vô bờ của Cha mẹ và anh chị em.

Trời bên này đang vào Đông, cái lạnh ở thành phố San Francisco không khắc nghiệt như các nơi ở miền Đông Bắc Hoa Kỳ; ở bên này em không thiếu chăn, áo để mặc cho ấm, nhưng chắc là em không có Cha mẹ, anh chị em bên cạnh - Cái thiếu thốn đó đủ khiến em thấy lòng mình se thắt lại, dẫu rằng ngoài kia có hàng trăm người qua lại trên đường phố…” (Trích thư gởi từ San Francisco, Hoa Kỳ ngày 16/11/1996).

Nặng lòng với quê hương, ngày trở về, cảm thông cho những mảnh đời bất hạnh của học sinh Trường Mù Nguyễn Đình Chiểu Quảng Nam Đà Nẵng khi đến thăm, nhìn sinh hoạt của các em còn thiếu thốn, Thầy đã tặng những chiếc mền cho các em học sinh mù nhằm giúp các em ấm lòng trong những lúc trời giá rét.




HT Hanh Tuan va gia dinh (1)
Thầy thăm gia đình anh Đức tháng 2/2013- Xuân Quý Tỵ

 

HT Hanh Tuan va gia dinh (4)

 

   Thầy tặng mền cho học sinh trường Mù Nguyễn Đình Chiểu QN - Đà Nẵng- 1996



  

 Với những mét đường bê-tông đúc giữa đường làng; những cây trụ điện bê-tông cốt thép được Thầy hỗ trợ để dựng quanh đường làng thay thế những cây trụ bằng tre ở thôn Giáo Đông quê nhà, nơi những bước chân Thầy đã đi qua vào thời trẻ dại, hầu tránh sự nguy hiểm do sự cố về điện.

Tuy những việc làm đó bây giờ trở thành dĩ vãng và vật chất cũng dần dà biến đổi theo dòng thời gian nhưng cũng cho thấy tình cảm với quê hương, với cộng đồng, muốn làm gì có thể làm được để góp phần mang lại niềm vui nhỏ nhoi cho mọi người. Đặc biệt, những xuất tiền của những đạo hữu có lòng hảo tâm thiện nguyện mà Thầy mang về thành phố Hồ Chí Minh mổ mắt cho những người mù giúp họ nhìn thấy ánh sáng sau những năm tháng dài bị mù lòa, tưởng chừng như tuyệt vọng không còn nhìn được ánh sáng, nhìn mặt người thân…

Giờ đây, Thầy không còn nữa, Thầy là hiện thân Bồ tát giúp đời, cứu độ chúng sinh. Hình ảnh và phong cách sống của Thầy là tấm gương đạo hạnh mà tôi vẫn được ảnh hưởng trong suốt cả hành trình sống, làm việc lo cho bản thân, gia đình, góp phần nhỏ nhoi mang lại hạnh phúc cho xã hội. Thầy là biểu tượng cho đức tính khiêm tốn, giản dị, bình an, tự tại trên khắp các nẻo đường mà Thầy đã đi qua. Dường như Thầy đã “nhận ra bản chất  cuộc đời, tâm sẽ  bình yên”.

Thầy ơi, mỗi lần về thăm quê hương bây giờ, ngang qua đường làng, ngõ xóm ngày xưa, dấu chân thời thơ dại của anh em mình như còn gõ vang vọng đâu đó và ngôi chùa xưa nơi Thầy đã từng hát vang bài ca Sen trắng trong tình lam dịu hiền êm ái và đâu đó vẫn vang vọng “Tôi yêu màu lam”. Ngẩng nhìn trời quê hương mây trắng bay, biết vô thường sinh diệt là lẽ thường, là sắc sắc không không mà lòng tôi không nguôi thương nhớ về Thầy, vừa tình cốt nhục, vừa ngọn đèn soi bước cho tôi đi vượt qua bao thác, bao ghềnh của một thời quê nhà ngút trời bom đạn chiến tranh và rồi sẽ đi hết quãng đời còn lại; nỗi đau nhân thế, Thầy ơi! Không thể nói hết thành lời.

Nói sao cho hết nỗi lòng trước mất mát quá lớn lao này của anh chị em, con cháu trong gia đình, dòng tộc; vẫn biết sinh tử là lẽ thường của cuộc đời nhưng Thầy ơi! Trước lúc phân ly, mất mát quá lớn lao này lòng tôi quặn đau như muối xát; những đạo hữu ở quê nhà khi nghe tin Thầy bị mất cũng vô cùng ngỡ ngàng thương tiếc và cùng đi về Tổ đình Phước Lâm, thành phố Hội An để dự lễ truy điệu và cầu nguyện tiễn đưa Thầy Cao đăng Phật quốc.

Tôi cũng nén đau thương vội vã làm hồ sơ đi vào thành phố Hồ Chí Minh xin phỏng vấn khẩn cấp để sớm đến được Chùa Trúc Lâm, Chicago, Hoa Kỳ kịp dự lễ tang và cung tiễn Giác linh Thầy Cao đăng Phật quốc; nhưng không được Lãnh sự quán Hoa Kỳ chấp thuận khiến tôi bàng hoàng sửng sốt, đành ôm gói trở về mà lòng đau khôn xiết kể, đất trời như muốn sụp đổ. Biết nói sao cho hết Thầy ơi! Nỗi đau này ai thấu hiểu? Hình ảnh của Thầy giờ này vẫn mãi quấn quít bên tôi chưa rời xa được. Bây giờ thì Thầy đã vĩnh viễn ra đi nhưng nguyện vọng đến viếng Thầy trong tôi vẫn canh cánh bên lòng không lúc nào nguôi; tôi cũng sẽ vẫn tiếp tục làm hồ sơ đi tiếp và còn đi nữa dẫu cho có gặp nhiều trở ngại. Hy vọng đến mồng 2 tết năm Bính Thân, nhằm ngày 09/02/2016 sẽ đến được Chùa Trúc Lâm, Chicago viếng được Thầy.

         Hằng nguyện cầu Tam Bảo Như Lai gia hộ để Thầy sớm siêu thoát về miền Cực lạc và Thầy ơi! Thầy hãy tiếp tục trở lại trần gian để hóa độ chúng sinh, vì giờ đây có biết bao nhiêu người đang cần sự giáo hóa của Thầy để tìm sự bình yên, an lạc trong cuộc sống còn quá nhiều những lo toan, phiền muộn ở cõi Ta bà này.


Viết từ Đà Nẵng ngày 1/11/2015

          Vĩnh biệt Thầy!

Bùi Văn Đức – ĐT 0935 216 726


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/04/2013(Xem: 16229)
Ba năm về trước, khi bổn-sư (và cũng là chú ruột) của tôi là cố Hòa-Thượng Ðại-Ninh THÍCH THIỀN-TÂM viên-tịch, trong buổi lễ thọ tang ngài tôi có dâng lời nguyện trước giác-linh Hòa-Thượng cầu xin ngài chứng-minh và gia-hộ cho tôi - vừa là đệ-tử và cũng là cháu ruột của ngài - được đầy đủ đạo-lực cùng minh-tâm, kiến-tánh thêm hơn để nối-tiếp theo gót chân ngài, hoằng-dương pháp môn Tịnh-độ nơi hải-ngoại ....
17/04/2013(Xem: 5018)
Con, Tỳ kheo ni Hạnh Thanh, vừa là môn phái Linh Mụ ; nhưng thật ra, Ôn, cũng như con và cả Đại chúng Linh Mụ đều là tông môn Tây Thiên pháp phái. Vì Ôn Đệ tam Tăng thống tuy Trú trì Linh Mụ quốc tự, nhưng lại là đệ tử út của Tổ Tâm Tịnh, Khai sơn Tổ Đình Tây Thiên, được triều Nguyễn dưới thời vua Khải Định sắc phong là Tây Thiên Di Đà tự. Ôn Cố Đại lão Hòa thượng Đôn Hậu có cùng Pháp tự chữ Giác với quý Ôn là Giác Thanh, trong Sơn môn Huế thường gọi là hàng thạch trụ Cửu Giác và có thêm một hàng gọi là bậc danh tăng thạc học Cửu Trí (Chỉ cho các ngài Trí Quang, Thiện Minh, Thiện Siệu v..v...) Cố đô Huế là vậy ; đó là chưa kể nơi phát sinh ra danh Tăng ưu tú ngũ Mật nhị Diệu (Mật Tín, Mật Khế, Mật Hiển, Mật Nguyện, Mật Thể, Diệu Huệ và Diệu Không) và cũng là nơi đào tạo tăng tài, xây dựng trường Đại học Phật giáo đầu tiên không những chỉ cho Huế mà cả miền Trung việt Nam nữa. Ở Huế thường kính trọng các bậc chơn tu thực học, đạo cao đức trọng nên thường lấy tên chùa để gọi pháp
11/04/2013(Xem: 8298)
Một con người với nhiều huyền thoại bao phủ theo từng bước đi, dù ngàn năm trôi qua nhưng dấu ấn vẫn còn đong đầy trong tận cùng tâm thức, hạnh nguyện độ sanh vẫn lớn dần theo nhịp tử sinh, in dấu trên từng hoá độ, kỳ bí trong vô cùng không tận, không ngôn ngữ nào có thể diễn tả trọn vẹn. Một sự lặng thinh phổ cập trên từng đường nét, chỉ có cõi lòng thành kính tri ơn, nhớ ơn, biết ơn, được nhân dân tôn thờ lễ bái
10/04/2013(Xem: 6386)
Ngày 15-2-1965, tôi và thầy Chơn Thanh cũng như các học Tăng khác từ các nơi tập trung về Phật học viện Huệ Nghiêm dự thi tuyển vào khóa II của Phật học viện. Thầy thì từ Phật học đường Phổ Quang Gia Định đến, tôi thì từ Phật học đường Lưỡng Xuyên- Trà Vinh lên, tất cả cùng một chí hướng, một mục đích và một ước nguyện là thi đậu vào Phật học viện. Kết quả, thầy thi đậu lớp Sơ trung 2, tôi thi đậu vào lớp Sơ trung 1
10/04/2013(Xem: 7978)
Kính dâng Hoà Thượng Thích Tịch Tràng, để nhớ công ơn giáo dưỡng - Tôi ra thắp nhang nơi tháp mộ của Người, ngồi bên tháp rêu phong, vôi vữa đã lở ra từng mảng, đường nét đơn sơ giản dị như cuộc đời giản dị của Thầy, lòng chợt bâng khuâng nhớ thương thầy vô hạn. Tôi tự hỏi: “Động cơ nào đã thôi thúc Thầy nguyên là một vị giáo sư Pháp văn ưu tú con nhà quý tộc ở xứ Quảng, lại cắt ngang con đường công danh sự nghiệp, để vào đây nối bước theo chân Tổ mà nối đuốc đưa mọi người qua khỏi bóng đêm vô minh dày đặc và biến nơi đây thành một quê hương tâm linh cho tất cả ngưỡng vọng hướng về”.
10/04/2013(Xem: 6818)
Một sinh thể đã xuất hiện trong cuộc đời như chưa từng có, đến lúc từ giã ra đi cũng thật nhẹ nhàng như cánh nhạn lưng trời. Vốn xuất thân từ dòng dõi trâm anh thế phiệt, được bẩm thụ cái gen của tổ phụ từng nổi tiếng văn chương, lại hấp thụ tinh hoa của địa linh sông Hương, núi Ngự - một vùng đất được xem là cái nôi của văn hóa Phật giáo miền Trung. Khi trưởng thành, thể hiện phong thái của một bậc nữ lưu tài sắc vẹn toàn, nhưng túc duyên thôi thúc, sớm rõ lẽ vô thường, dễ dàng từ bỏ cảnh phú quí vinh hoa, hâm mộ nếp sống Thiền môn thanh đạm.
10/04/2013(Xem: 5487)
Cư sĩ Tâm Minh- Lê Đình Thám sanh năm Đinh Dậu (1897) tại làng Đồng Mỹ (Phú mỹ), tổng Phú Khương, phủ Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam-nay là tỉnh Quảng Nam- Đà Nẵng. Ông xuất thân trong một gia đình quyền quí nhiều đời làm quan.Thân sinh là Binh Bộ Thượng Thư Lê Đỉnh ở triều Tự đức.
10/04/2013(Xem: 6048)
Hòa thượng Thích Tịnh Khiết, thế danh là Nguyễn Văn Kỉnh, sinh ngày 17 tháng 11 năm Tân Mão (1890), tại làng Dưỡng Mông Thượng, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên. Thân sinh là cụ ông Nguyễn Văn Toán và cụ bà Tôn Nữ Thị Lý. Ngài là con trai thứ ba trong gia đình, bẩm tính thông minh, năm 15 tuổi Ngài đã tinh thông Nho học rõ lẽ xuất xứ ở đời, nhưng với chí khí xuất trần, muốn vươn tới một phương trời cao rộng Ngài đã xin phép song thân được xuất gia tầm sư học đạo.
10/04/2013(Xem: 9699)
Đại Lão Hoà Thượng Pháp danh Thượng Quảng Hạ Liên, Tự Bi Hoa, Hiệu Trí Hải thế danh Nguyễn Văn Chính, sinh năm 1926 – Bính Dần tại Sông Cầu – Tỉnh Phú Yên, trong một gia đình túc nho, tiểu thương, giàu lòng kính tin tam bảo, Hoà thượng là con thứ 8 trong gia đình với 09 Anh Chị Em được thân phụ là Cụ Ông Nguyễn Văn Phân – PD. Nhựt Minh và thân mẫu là cụ bà Võ Thị Dưỡng – PD.
10/04/2013(Xem: 5820)
Ngài thế danh là Nguyễn Xuân pháp danh Thanh Phong pháp tự Hoàng Thu hiệu Như Nguyện. Sinh ngày 01/06/1937 tai thôn Phú Cấp xã Diên Phú huyện Diên Khánh tinh Khánh Hoà. Thân phụ là cụ ông Nguyễn Ðối thân mẫu là cụ bà Nguyễn Thị Lẻo pháp danh Trừng Lan. Ngài là anh cả trong 4 anh em.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567