Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Quyển 461: Phẩm Phương Tiện Thiện Xảo 02

21/07/201512:11(Xem: 14027)
Quyển 461: Phẩm Phương Tiện Thiện Xảo 02

Tập 09

 Quyển 461

Phẩm Phương Tiện Thiện Xảo 02


 

 

Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Phật nói Đại Bồ-tát phải thường siêng năng tu học Bát-nhã ba-la-mật-đa phải không?

Phật bảo Thiện Hiện:

- Đúng vậy! Đúng vậy! Ta nói Đại Bồ-tát phải thường siêng năng tu học Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Thiện Hiện! Đại Bồ-tát nào muốn được hoàn toàn tự tại đối với các pháp thì phải học Bát-nhã ba-la-mật-đa. Vì sao? Vì Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa đầy đủ thế lực lớn, làm cho các Đại Bồ-tát được hoàn toàn tự tại đối tất cả pháp.

Thiện Hiện nên biết: Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa là cửa ngõ mà các pháp lành hướng đến, giống như biển lớn là nơi mà tất cả các dòng nước chảy về. Vì vậy, này Thiện Hiện! Hữu tình thuộc Thanh văn thừa, hoặc hữu tình thuộc Độc giác thừa, hoặc hữu tình thuộc Bồ-tát thừa đều nên siêng năng tu học Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa này.

Thiện Hiện! Lúc siêng năng tu học Bát-nhã ba-la-mật-đa này, các Đại Bồ-tát phải thường tu học bố thí Ba-la-mật-đa cho đến tịnh lự Ba-la-mật-đa, phải thường an trụ vào pháp nội Không cho đến pháp vô tính tự tính Không; phải thường an trụ vào chơn như cho đến cảnh giới bất khả tư nghì; phải thường an trụ vào Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo; phải thường tu học bốn niệm trụ cho đến tám chi thánh đạo; phải thường tu học bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc; phải thường tu học tám giải thoát cho đến mười biến xứ; phải thường tu học pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện; phải thường tu học bậc Đại Bồ-tát; phải thường tu học tất cả pháp môn Đà-la-ni, pháp môn Tam-ma-địa; phải thường tu học năm loại mắt, sáu phép thần thông; phải thường tu học mười lực Như Lai cho đến mười tám pháp Phật bất cộng; phải thường tu học pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả; phải thường tu học trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng; phải thường tu học tất cả hạnh Đại Bồ-tát; phải thường tu học quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề của chư Phật; phải thường tu học trí nhất thiết trí.

Thiện Hiện! Giống như người bắn giỏi, lại có áo mũ chắc chắn và cung tên như ý thì chẳng sợ kẻ thù; cũng vậy, các Đại Bồ-tát nào nắm giữ phương tiện thiện xảo Bát-nhã ba-la-mật-đa và đầy đủ các công đức, thì tất cả ma quân ngoại đạo dị học chẳng thể làm khuất phục.

Vì vậy, Thiện Hiện! Đại Bồ-tát nào muốn mau chứng đắc trí nhất thiết trí, thì phải siêng năng tu học Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa.

Thiện Hiện! Đại Bồ-tát nào thường siêng năng tu học Bát-nhã ba-la-mật-đa liền được chư Phật Thế Tôn ở vô lượng, vô số, vô biên thế giới khắp mười phương thường cùng nhau hộ niệm.

Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Vì sao Đại Bồ-tát thường siêng năng tu học Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, thì được chư Phật Thế Tôn ở vô lượng, vô số, vô biên thế giới khắp mười phương thường cùng nhau hộ niệm?

Phật bảo Thiện Hiện:

- Đại Bồ-tát nào có thể thường siêng năng tu học Bát-nhã ba-la-mật-đa thì có thể tu hành bố thí Ba-la-mật-đa cho đến tu hành trí nhất thiết trí. Do đó chư Phật Thế Tôn ở vô lượng, vô số, vô biên thế giới khắp mười phương thường cùng nhau hộ niệm.

Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật:

- Vì sao Đại Bồ-tát này tu hành bố thí Ba-la-mật-đa cho đến tu hành trí nhất thiết trí, liền được chư Phật Thế Tôn ở vô lượng, vô số, vô biên thế giới khắp mười phương thường cùng nhau hộ niệm.

Phật bảo Thiện Hiện:

- Lúc tu hành bố thí Ba-la-mật-đa, Đại Bồ-tát này quán bố thí Ba-la-mật-đa là bất khả đắc. Cho đến lúc tu hành trí nhất thiết trí, vị ấy quán trí nhất thiết trí là bất khả đắc, nên được chư Phật Thế Tôn ở vô lượng, vô số, vô biên thế giới khắp mười phương thường cùng nhau hộ niệm.

Lại nữa, Thiện Hiện! Chư Phật Thế Tôn ở vô số khắp mười phương do sắc bất khả đắc, nên thường cùng nhau hộ niệm Đại Bồ-tát này; do thọ, tưởng, hành, thức bất khả đắc, nên thường cùng nhau hộ niệm Đại Bồ-tát này, cho đến trí nhất thiết trí bất khả đắc, nên thường hộ niệm Đại Bồ-tát này.

Lại nữa, này Thiện Hiện! Chư Phật Thế Tôn ở vô số thế giới khắp mười phương không phải do sắc, nên cùng nhau hộ niệm Đại Bồ-tát này; không phải do thọ, tưởng, hành, thức, nên cùng nhau hộ niệm Đại Bồ-tát này, cho đến không phải do trí nhất thiết trí, nên cùng nhau hộ niệm Đại Bồ-tát này.

Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật:

- Các Đại Bồ-tát tuy học rất nhiều pháp nhưng không có sở học.

Phật bảo Thiện Hiện:

- Đúng vậy! Đúng vậy! Các Đại Bồ-tát tuy học rất nhiều pháp nhưng không có sở học. Vì sao? Vì thật sự ở trong đó không có pháp để Bồ-tát tu học.

Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Đã giảng tóm lược, hoặc giảng rộng pháp tương ưng với sáu pháp Ba-la-mật-đa cho các Đại Bồ-tát nghe; Đại Bồ-tát nào muốn mau chứng đắc trí nhất thiết trí, thì đối với pháp tương ưng với sáu pháp Ba-la-mật-đa này, dù giảng tóm lược, hoặc được giảng rộng, đều nên lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, hoàn toàn thông suốt. Sau khi đã thông suốt phải tư duy đúng lý. Sau khi đã tư duy đúng lý, phải quán sát kỹ càng, đúng đắn. Sau khi đã quán sát đúng đắn, phải làm cho tâm và tâm sở không bị lay động bởi các cảnh mà nó duyên theo.

Phật bảo Thiện Hiện:

- Đúng vậy! Đúng vậy! Như lời ông nói. Lại nữa, Thiện Hiện! Lúc các Đại Bồ-tát siêng năng tu tập giáo pháp tương ưng với sáu pháp ba-la-mật-đa mà chư Phật Thế Tôn đã giảng nói tóm lược, hoặc giảng rộng thì phải biết rõ như thật tướng rộng, hẹp của các pháp.

Cụ thọ Thiện Hiện thưa:

- Bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát phải làm sao để biết rõ như thật tướng rộng, hẹp của tất cả các pháp?

Phật bảo Thiện Hiện:

- Đại Bồ-tát nào biết rõ như thật tướng chơn như của sắc, biết rõ như thật tướng chơn như của thọ, tưởng, hành, thức; biết rõ như thật tướng chơn như của nhãn xứ cho đến tướng chơn như của ý xứ; biết rõ như thật tướng chơn như của sắc xứ cho đến tướng chơn như của pháp xứ; biết rõ như thật tướng chơn như của nhãn giới cho đến tướng chơn như của ý giới; biết rõ như thật tướng chơn như của sắc giới cho đến tướng chơn như của pháp giới; biết rõ như thật tướng chơn như của nhãn thức giới cho đến tướng chơn như của ý thức giới; biết rõ như thật tướng chơn như của nhãn xúc cho đến tướng chơn như của ý xúc; biết rõ như thật tướng chơn như của các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, cho đến tướng chơn như của các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra; biết rõ như thật tướng chơn như của địa giới cho đến tướng chơn như của thức giới; biết rõ như thật tướng chơn như của nhân duyên cho đến tướng chơn như của tăng thượng duyên; biết rõ như thật tướng chơn như của vô minh cho đến tướng chơn như của lão tử; biết rõ như thật tướng chơn như của bố thí Ba-la-mật-đa cho đến tướng chơn như của Bát-nhã ba-la-mật-đa; biết rõ như thật tướng chơn như của pháp nội Không cho đến tướng chơn như của pháp vô tính tự tính Không; biết rõ như thật tướng chơn như của Thánh đế khổ cho đến tướng chơn như của Thánh đế tập, diệt, đạo; biết rõ như thật tướng chơn như của bốn niệm trụ cho đến tướng chơn như của tám chi thánh đạo; biết rõ như thật tướng chơn như của bốn tịnh lự cho đến tướng chơn như của bốn vô lượng, bốn định vô sắc; biết rõ như thật tướng chơn như của tám giải thoát cho đến tướng chơn như của mười biến xứ; biết rõ như thật tướng chơn như của pháp môn giải thoát không, cho đến tướng chơn như của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện; biết rõ như thật tướng chơn như của Tịnh quán địa cho đến tướng chơn như của Như Lai địa; biết rõ như thật tướng chơn như của Cực hỷ địa cho đến tướng chơn như của Pháp vân địa; biết rõ như thật tướng chơn như của tất cả pháp môn Đà-la-ni cho đến tướng chơn như của tất cả pháp môn Tam-ma-địa; biết rõ như thật tướng chơn như của năm loại mắt, tướng chơn như của sáu phép thần thông; biết rõ như thật tướng chơn như của mười lực Như Lai cho đến tướng chơn như của mười tám pháp Phật bất cộng; biết rõ như thật tướng chơn như của ba mươi hai tướng tốt, tám mươi vẻ đẹp của bậc Đại sĩ; biết rõ như thật tướng chơn như của pháp không quên mất, tướng chơn như của tánh luôn luôn xả; biết rõ như thật tướng chơn như của trí nhất thiết, tướng chơn như của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng; biết rõ như thật tướng chơn như của quả Dự lưu, cho đến tướng chơn như của Độc giác Bồ-đề; biết rõ như thật tướng chơn như của tất cả hạnh Đại Bồ-tát và tướng chơn như của quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề của chư Phật; biết rõ như thật tướng chơn như của trí nhất thiết trí thì Đại Bồ-tát này biết rõ như thật tướng rộng hẹp của các pháp.

Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch:

- Bạch Thế Tôn! Thế nào là tướng chơn như của sắc? Thế nào là tướng chơn như của thọ, tưởng, hành, thức? Cho đến thế nào là tướng chơn như trí nhất thiết trí mà các Đại Bồ-tát biết rõ như thật và học những pháp đó thì có thể biết rõ như thật tướng rộng hẹp của các pháp?

Phật bảo Thiện Hiện:

- Chơn như của sắc không sanh, không diệt, cũng không trụ, không khác mà có thể phô bày, nên nói là tướng chơn như của sắc; chơn như của thọ, tưởng, hành, thức không sanh, không diệt, cũng không trụ, không khác mà có thể phô bày, nên nói là tướng chơn như của thọ, tưởng, hành, thức. Cho đến chơn như của trí nhất thiết trí không sanh, không diệt, cũng không trụ, không khác mà có thể phô bày, đó gọi là tướng chơn như của trí nhất thiết trí. Các Đại Bồ-tát nào biết rõ như thật và học các pháp đó thì sẽ biết rõ như thật tướng rộng hẹp của tất cả pháp.

Lại nữa, Thiện Hiện! Đại Bồ-tát biết rõ như thật tướng thật tế của sắc; tướng thật tế của thọ, tưởng, hành, thức; cho đến biết rõ như thật tướng thật tế của trí nhất thiết trí thì Đại Bồ-tát đó biết rõ như thật tướng rộng hẹp của tất cả các pháp.

Cụ thọ Thiện Hiện thưa:

- Bạch Thế Tôn! Thế nào là tướng thật tế của sắc? Thế nào là tướng thật tế của thọ, tưởng, hành, thức? Cho đến thế nào là tướng thật tế của trí nhất thiết trí mà các Đại Bồ-tát biết rõ như thật và học những pháp đó thì biết rõ như thật tướng rộng hẹp của tất cả pháp?

Phật bảo Thiện Hiện:

- Không có bờ mé của sắc là tướng thật tế của sắc. Không có bờ mé của thọ, tưởng, hành, thức nên nói là tướng thật tế của thọ, tưởng, hành, thức. Cho đến không có bờ mé của trí nhất thiết trí nên nói là tướng thật tế của trí nhất thiết trí. Các Đại Bồ-tát biết rõ như thật và học các pháp đó thì biết rõ như thật tướng rộng hẹp của tất cả các pháp.

Lại nữa, Thiện Hiện! Đại Bồ-tát nào biết rõ như thật tướng pháp giới của sắc, tướng pháp giới của thọ, tưởng, hành, thức; cho đến biết rõ như thật tướng pháp giới của trí nhất thiết trí thì Đại Bồ-tát ấy biết rõ như thật tướng rộng hẹp của tất cả pháp.

Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Thế nào là tướng pháp giới của sắc, tướng pháp giới của thọ, tưởng, hành, thức, cho đến thế nào là tướng pháp giới của trí nhất thiết trí mà các Đại Bồ-tát biết rõ như thật và học ở trong đó thì biết rõ như thật tướng rộng hẹp của tất cả các pháp?

Phật bảo Thiện Hiện:

- Sắc như hư không, không ngăn, không ngại, không sanh, không diệt, không gián đoạn, không liên tục mà có thể phô bày, nên nói là tướng pháp giới của sắc. Thọ, tưởng, hành, thức như hư không, không ngăn, không ngại, không sanh, không diệt, không gián đoạn, không liên tục mà có thể phô bày, nên nói là tướng pháp giới của thọ, tưởng, hành, thức. Cho đến trí nhất thiết trí như hư không, không ngăn, không ngại, không sanh, không diệt, không gián đoạn, không liên tục mà có thể phô bày, nên nói là tướng pháp giới của trí nhất thiết trí. Các Đại Bồ-tát biết rõ như thật, và học ở trong thì biết rõ như thật tướng rộng hẹp của các pháp.

Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Các Đại Bồ-tát làm thế nào để biết tướng rộng hẹp của tất cả các pháp?

Phật bảo Thiện Hiện:

- Đại Bồ-tát nào biết rõ như thật tất cả các pháp không hợp, không tan thì Đại Bồ-tát này sẽ biết tướng rộng hẹp của tất cả các pháp.

Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch:

- Bạch Thế Tôn! Những pháp nào là pháp không hợp, không tan?

Phật bảo Thiện Hiện:

- Sắc không hợp, không tan; thọ, tưởng, hành, thức không hợp, không tan. Nhãn xứ cho đến ý xứ không hợp, không tan. Sắc xứ cho đến pháp xứ không hợp, không tan. Nhãn giới cho đến ý thức giới không hợp, không tan. Sắc giới cho đến pháp giới không hợp, không tan. Nhãn thức giới cho đến ý thức giới không hợp, không tan. Nhãn xúc cho đến ý xúc không hợp, không tan. Các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra không hợp, không tan. Địa giới cho đến thức giới không hợp, không tan. Nhân duyên cho đến tăng thượng duyên không hợp, không tan. Vô minh cho đến lão tử không hợp, không tan. Tham dục, sân nhuế, ngu si không hợp, không tan. Dục giới, Sắc giới, Vô sắc giới không hợp, không tan. Bố thí Ba-la-mật-đa cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa không hợp, không tan. Pháp nội Không cho đến pháp vô tính tự tính Không không hợp, không tan. Chơn như cho đến cảnh giới bất tư nghì không hợp, không tan. Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo không hợp, không tan. Bốn niệm trụ cho đến tám chi thánh đạo không hợp, không tan. Bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc không hợp, không tan. Bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc không hợp, không tan. Tám giải thoát cho đến mười biến xứ không hợp, không tan. Pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện không hợp, không tan. Tịnh quán địa cho đến Như Lai địa không hợp, không tan. Cực hỷ địa cho đếp Pháp vân địa không hợp, không tan. Tất cả pháp môn Đà-la-ni, pháp môn Tam-ma-địa không hợp, không tan. Năm loại mắt, sáu phép thần thông không hợp, không tan. Mười lực Như Lai cho đến mười tám pháp bất cộng không hợp, không tan. Ba mươi hai tướng Đại sĩ, tám mươi vẻ đẹp không hợp, không tan. Pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả không hợp, không tan. Trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng không hợp, không tan. Quả Dự lưu cho đến Độc giác Bồ-đề không hợp, không tan. Tất cả hạnh Đại Bồ-tát không hợp, không tan. Quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề của chư Phật không hợp, không tan. Trí nhất thiết trí không hợp, không tan. Cảnh giới hữu vi không hợp, không tan. Cảnh giới vô vi không hợp, không tan. Vì sao? Vì các pháp ấy đều không có tự tánh. Nếu không có tự tánh thì không có sở hữu. Nếu không có sở hữu thì không thể nói là có hợp, có tan. Vì tất cả pháp các Đại Bồ-tát biết rõ như vậy thì có thể biết rõ tướng rộng hẹp.

Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch:

- Bạch Thế Tôn! Như vậy gọi là tóm lược tất cả Ba-la-mật-đa. Nếu các Đại Bồ-tát học ở trong đó thì có thể làm được nhiều việc.

Bạch Thế Tôn! Pháp Ba-la-mật-đa tóm lược này, Đại Bồ-tát sơ phát tâm cho đến Đại Bồ-tát thuộc địa thứ mười đều phải thường tu học pháp ấy.

Bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát nào học pháp Ba-la-mật-đa tóm lược này thì biết rõ như thật tướng rộng hẹp tất cả các pháp.

Phật bảo Thiện Hiện:

- Đúng vậy! Đúng vậy! Như lời ông nói. Thiện Hiện nên biết: Pháp môn Ba-la-mật-đa tóm lược này các Đại Bồ-tát lợi căn mới thể nhập, Bồ-tát độn căn không thể nhập. Người lợi căn mới thể nhập, người không lợi căn không thể nhập. Người siêng năng tinh tấn mới thể nhập, người lười biếng không thể nhập. Người đầy đủ chánh niệm mới thể nhập, người không đầy đủ chánh niệm chẳng thể nhập. Người đầy đủ trí tuệ vi diệu mới thể nhập, người không có trí tuệ chẳng thể nhập.

Thiện Hiện! Đại Bồ-tát nào muốn trụ ở địa vị Bất thối chuyển thì phải siêng năng tìm cách thể nhập vào pháp môn này. Cho đến Đại Bồ-tát nào muốn trụ vào địa thứ mười thì phải siêng năng tìm cách thể nhập vào pháp môn này. Cho đến Đại Bồ-tát muốn đạt được trí nhất thiết trí thì phải tìm cách thể nhập vào pháp môn này.

Thiện Hiện! Đại Bồ-tát nào học theo ý chỉ của Bát-nhã ba-la-mật-đa này thì Đại Bồ-tát đó liền có thể theo học bố thí Ba-la-mật-đa, cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Cũng có thể theo học pháp nội Không cho đến pháp vô tính tự tính Không. Cũng có thể theo học chơn như cho đến cảnh giới bất tư nghì. Cũng có thể theo học Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo. Cũng có thể theo học bốn niệm trụ cho đến tám chi thánh đạo. Cũng có thể theo học bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc. Cũng có thể theo học tám giải thoát cho đến mười biến xứ. Cũng có thể theo học pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện. Cũng có thể theo học các bậc của Bồ-tát. Cũng có thể theo học tất cả pháp môn Đà-la-ni, pháp môn Tam-ma-địa. Cũng có thể theo học năm loại mắt, sáu phép thần thông. Cũng có thể theo học mười lực Như Lai cho đến mười tám pháp Phật bất cộng. Cũng có thể theo học pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả. Cũng có thể theo học trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng. Cũng có thể theo học tất cả hạnh Đại Bồ-tát. Cũng có thể theo học quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề của chư Phật. Cũng có thể theo học trí nhất thiết trí.

Thiện Hiện! Đại Bồ-tát nào nương tựa đúng như ý chỉ của Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa mà học thì Đại Bồ-tát này ngày càng đến gần trí nhất thiết trí mà mình mong cầu.

Thiện Hiện! Đại Bồ-tát nào học theo ý chỉ của Bát-nhã ba-la-mật-đa này thì tất cả nghiệp chướng và ma sự của Đại Bồ-tát ấy vừa phát sanh liền bị tiêu diệt. Vì vậy, Thiện Hiện! Đại Bồ-tát nào muốn mau diệt trừ tất cả nghiệp chướng và các ma sự, muốn giữ gìn đúng đắn sức phương tiện thiện xảo thì nên học Bát-nhã ba-la-mật-đa .

Lại nữa, Thiện Hiện! Đại Bồ-tát nào hành Bát-nhã ba-la-mật-đa này, tu Bát-nhã ba-la-mật-đa này, tập Bát-nhã ba-la-mật-đa này thì được chư Phật Thế Tôn hiện đang thuyết pháp ở vô lượng, vô số, vô biên thế giới khắp mười phương cùng nhau hộ niệm. Vì sao? Thiện Hiện! Vì chư Phật ở quá khứ, vị lai, hiện tại đều từ Bát-nhã ba-la-mật-đa mà xuất hiện. Vì vậy, Thiện Hiện! Đại Bồ-tát nào có thể thực hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, thì phải nghĩ như vầy: Ta cũng sẽ chứng đắc các pháp mà chư Phật quá khứ, vị lai, hiện tại đã chứng đắc.

Thiện Hiện! Các Đại Bồ-tát nên siêng năng tu học Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa. Ai siêng năng tu học Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, thì có thể mau chứng đắc trí nhất thiết trí.

Vì vậy, này Thiện Hiện! Các Đại Bồ-tát không nên xả bỏ tác ý tương ưng với Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa và việc tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Lại nữa, Thiện Hiện! Đại Bồ-tát nào như thật tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa này trong khoảng thời gian khảy móng tay, thì thu được rất nhiều phước đức. Giả sử có người giáo hóa tất cả hữu tình ở ba ngàn đại thiên thế giới làm cho đều an trụ vào bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã, hoặc làm cho an trụ vào giải thoát và giải thoát tri kiến, hoặc làm cho an trụ vào quả Dự lưu cho đến Độc giác Bồ-đề, thì người này tuy được vô lượng phước đức nhưng phước ấy vẫn không bằng phước đức mà người thật sự tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa trong khoảng thời gian khảy móng tay có được. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì Bát-nhã ba-la-mật-đa này có thể sanh tất cả bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa; có thể sanh tất cả giải thoát và giải thoát tri kiến; có thể sanh tất cả quả Dự lưu cho đến Độc giác Bồ-đề. Chư Phật Thế Tôn ở vô số thế gian khắp mười phương trong hiện tại đều nhờ Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa mà được xuất hiện. Chư Phật đời quá khứ, vị lai cũng vậy.

Lại nữa, Thiện Hiện! Đại Bồ-tát nào không xa lìa tác ý tương ưng với Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa này và tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa trong chốc lát, hoặc một buổi, hoặc một ngày, hoặc nửa tháng, hoặc một tháng, hoặc một mùa, hoặc một năm, hoặc trăm năm, hoặc lâu hơn nữa thì Bồ-tát ấy thu được rất nhiều phước đức. Phước đức này hơn cả phước đức có được nhờ giáo hóa tất cả hữu tình ở hằng hà sa số thế giới khắp mười phương, giúp họ đều an trụ vào bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã; hoặc giúp họ an trụ vào giải thoát và giải thoát trí kiến, hoặc giúp họ an trụ vào quả Dự lưu cho đến Độc giác Bồ-đề. Vì sao? Vì Bát-nhã ba-la-mật-đa này sanh ra chư Phật Thế Tôn ở đời quá khứ, vị lai, hiện tại, như thật phô bày bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa cho các hữu tình; phô bày như thật giải thoát và giải thoát trí kiến; phô bày như thật quả Dự lưu cho đến Độc giác Bồ-đề; phô bày như thật quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề của chư Phật. Vì vậy, phước đức này hơn hẳn phước đức kia.

Lại nữa, Thiện Hiện! Đại Bồ-tát nào trụ theo ý chỉ của Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa thì nên biết Đại Bồ-tát này không còn thối chuyển trở lại, thường được chư Phật hộ niệm, thành tựu phương tiện thiện xảo thù thắng, đã gần gũi cúng dường vô lượng, trăm ngàn, trăm ức, muôn ức đức Phật, đã trồng vô số thiện căn vi diệu nơi các đức Phật, đã được vô số thiện tri thức chơn chánh dạy dỗ, đã tu tập bố thí Ba-la-mật-đa cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa trong một thời gian dài, từ lâu đã an trụ vào nội Không cho đến vô tính tự tính Không. Từ lâu đã an trụ vào chơn như cho đến cảnh giới bất tư nghì. Từ lâu đã an trụ Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo. Từ lâu đã tu tập bốn niệm trụ cho đến tám chi thánh đạo. Từ lâu đã tu tập bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc. Từ lâu đã tu tập tám giải cho đến mười biến xứ. Từ lâu đã tu tập pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện. Từ lâu đã tu tập các bậc Bồ-tát. Từ lâu đã tu tập tất cả pháp môn Đà-la-ni, pháp môn Tam-ma-địa. Từ lâu đã tu tập năm loại mắt, sáu phép thần thông. Từ lâu đã tu tập mười lực Như Lai cho đến mười tám pháp Phật bất cộng. Từ lâu đã tu tập trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng. Từ lâu đã tu tập tất cả hạnh Đại Bồ-tát. Từ lâu đã tu tập quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề của chư Phật. Từ lâu đã tu tập trí nhất thiết trí. Nên biết Đại Bồ-tát này trụ ở đồng chơn địa, tất cả ước nguyện đều được đầy đủ, thường diện kiến chư Phật không lúc nào lìa bỏ, thường không xa lìa các thiện căn, thường có thể làm thành thục các hữu tình đã được giáo hóa, thường trang nghiêm thanh tịnh cõi Phật mà mình ở. Từ cõi Phật này đến cõi Phật khác, cúng dường cung kính, tôn trọng, ngợi khen chư Phật Thế Tôn, lắng nghe, ghi nhớ, tu hành pháp Vô thượng thừa. Nên biết Đại Bồ-tát này đã được biện tài không gián đoạn, không chấm dứt; đã đắc pháp Đà-la-ni vi diệu, thành tựu sắc thân vi diệu tối thượng; đã được chư Phật thọ ký viên mãn, tùy theo sự ưa thích để độ các hữu tình, chỉ dạy các hữu tình đã được tự tại. Nên biết Đại Bồ-tát này khéo nhập vào sở duyên, khéo nhập hành tướng. Khéo nhập pháp có chữ, khéo nhập pháp không chữ. Khéo nhập lời nói, khéo nhập không lời nói. Khéo nhập một ngôn ngữ, khéo nhập hai ngôn ngữ, khéo nhập nhiều ngôn ngữ. Khéo nhập ngôn ngữ nữ, khéo nhập ngôn ngữ nam, khéo nhập ngôn ngữ chẳng nữ chẳng nam. Khéo nhập ngôn ngữ thời quá khứ, khéo nhập ngôn ngữ thời vị lai, khéo nhập ngôn ngữ thời hiện tại. Khéo nhập các nghĩa, khéo nhập các văn, khéo nhập sắc, khéo nhập thọ, khéo nhập tưởng, khéo nhập hành, khéo nhập thức. Khéo nhập uẩn, khéo nhập xứ, khéo nhập giới. Khéo nhập duyên khởi, khéo nhập chi nhánh của duyên khởi. Khéo nhập thế gian, khéo nhập Niết-bàn. Khéo nhập pháp tướng, khéo nhập tướng hữu vi, khéo nhập tướng vô vi, khéo nhập tướng hữu vi, vô vi. Khéo nhập hành tướng, khéo nhập phi hành tướng. Khéo nhập tướng tướng, khéo nhập tướng phi tướng. Khéo nhập hữu tánh, khéo nhập phi hữu tánh. Khéo nhập tánh mình, khéo nhập tánh người. Khéo nhập hợp, khéo nhập ly, khéo nhập hợp ly. Khéo nhập tương ưng, khéo nhập chẳng tương ưng, khéo nhập tương ưng chẳng tương ưng. Khéo nhập chơn như, khéo nhập tánh không hư vọng, khéo nhập tánh không biến đổi, khéo nhập pháp tánh, khéo nhập pháp giới, khéo nhập pháp định, khéo nhập pháp trụ. Khéo nhập duyên tánh, khéo nhập phi duyên tánh. Khéo nhập các Thánh đế. Khéo nhập bốn tịnh lự, khéo nhập bốn vô lượng, khéo nhập bốn định vô sắc. Khéo nhập sáu Ba-la-mật-đa. Khéo nhập bốn niệm trụ cho đến tám chi thánh đạo. Khéo nhập tám giải thoát cho đến mười biến xứ. Khéo nhập pháp môn Đà-la-ni, khéo nhập pháp môn Tam-ma-địa. Khéo nhập ba pháp môn giải thoát, khéo nhập tất cả tánh không. Khéo nhập năm loại mắt, khéo nhập sáu phép thần thông. Khéo nhập mười lực Như Lai cho đến mười tám pháp Phật bất cộng. Khéo nhập pháp không quên mất, khéo nhập tánh luôn luôn xả. Khéo nhập trí nhất thiết, khéo nhập trí đạo tướng, khéo nhập trí nhất thiết tướng. Khéo nhập cảnh giới hữu vi, khéo nhập cảnh giới vô vi. Khéo nhập giới, khéo nhập phi giới. Khéo nhập tác ý của sắc cho đến tác ý của thức. Khéo nhập tác ý của nhãn xứ cho đến tác ý của ý xứ. Khéo nhập tác ý của sắc xứ cho đến tác ý của pháp xứ. Khéo nhập tác ý của nhãn giới cho đến tác ý của ý giới. Khéo nhập tác ý của sắc giới cho đến tác ý của pháp giới. Khéo nhập tác ý của nhãn thức giới cho đến tác ý của ý thức giới. Khéo nhập tác ý của nhãn xúc cho đến tác ý của ý xúc. Khéo nhập tác ý của các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra cho đến tác ý của các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra. Khéo nhập tác ý của địa giới cho đến tác ý của thức giới. Khéo nhập tác ý của nhân duyên cho đến tác ý của tăng thượng duyên. Khéo nhập tác ý về vô minh cho đến tác ý về lão tử. Khéo nhập tác ý về bố thí Ba-la-mật-đa cho đến tác ý về Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Khéo nhập tác ý về pháp nội Không cho đến tác ý về pháp vô tính tự tính Không. Khéo nhập tác ý về chơn như cho đến tác ý về cảnh giới bất tư nghì. Khéo nhập tác ý về Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo. Khéo nhập tác ý về bốn niệm trụ cho đến tác ý về tám chi thánh đạo. Khéo nhập tác ý về bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc. Khéo nhập tác ý về tám giải thoát cho đến tác ý về mười biến xứ. Khéo nhập tác ý về pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện. Khéo nhập tác ý về Tịnh quán địa cho đến tác ý về Như Lai địa. Khéo nhập tác ý về Cực hỷ địa cho đến tác ý về Pháp vân địa. Khéo nhập tác ý về tất cả pháp môn Đà-la-ni, pháp môn Tam-ma-địa. Khéo nhập tác ý về năm loại mắt, sáu phép thần thông. Khéo nhập tác ý về mười lực Như Lai cho đến tác ý về mười tám pháp Phật bất cộng. Khéo nhập tác ý về ba mươi hai tướng Đại sĩ, tám mươi vẻ đẹp. Khéo nhập tác ý về pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả. Khéo nhập tác ý về trí nhất thiết trí, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng. Khéo nhập tác ý về quả Dự lưu cho đến tác ý Độc giác Bồ-đề. Khéo nhập tác ý về tất cả hạnh Đại Bồ-tát. Khéo nhập tác ý về quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề của chư Phật. Khéo nhập tác ý về trí nhất thiết trí. Khéo nhập tác ý về sắc và tướng không của sắc. Khéo nhập tác ý về thọ, tưởng, hành, thức và tướng không của thọ, tưởng, hành, thức. Như vậy cho đến khéo nhập vào trí nhất thiết trí và tướng không của trí nhất thiết trí. Khéo nhập đạo khinh an, khéo nhập đạo chẳng khinh an. Khéo nhập sanh, khéo nhập diệt, khéo nhập trụ và biến đổi. Khéo nhập chánh kiến, khéo nhập tà kiến. Khéo nhập kiến, khéo nhập phi kiến. Khéo nhập tham, sân, si, khéo nhập không tham, không sân, không si. Khéo nhập tất cả kiết sử trói buộc như kiến chấp triền cái, tùy miên, khéo nhập sự dứt trừ tất cả kiến sử trói buộc như kiến chấp, triền cái, tùy miên. Khéo nhập danh, khéo nhập sắc, khéo nhập danh sắc. Khéo nhập sở duyên duyên, khéo nhập tăng thượng duyên. Khéo nhập nhân duyên, khéo nhập đẳng vô gián duyên. Khéo nhập hành, khéo nhập tướng. Khéo nhập nhân, khéo nhập quả. Khéo nhập khổ, tập, diệt, đạo. Khéo nhập địa ngục và đường dẫn đến địa ngục. Khéo nhập bàng sanh và đường dẫn đến bàng sanh. Khéo nhập cõi quỷ và đường dẫn đến cõi quỷ. Khéo nhập cõi người và đường dẫn đến cõi người, khéo nhập cõi trời và đường dẫn đến cõi trời. Khéo nhập Dự lưu, quả Dự lưu, và đường dẫn đến quả Dự lưu. Khéo nhập Nhất lai, quả Nhất lai, và đường dẫn đến quả Nhất lai. Khéo nhập Bất hoàn, quả Bất hoàn, và đường dẫn đến quả Bất hoàn. Khéo nhập A-la-hán, quả A-la-hán, và đường dẫn đến quả A-la-hán. Khéo nhập Độc giác, Độc giác Bồ-đề, và đường dẫn đến Độc giác Bồ-đề. Khéo nhập tất cả Đại Bồ-tát và tất cả các hạnh của Đại Bồ-tát. Khéo nhập tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác và quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề của chư Phật. Khéo nhập tất cả trí nhất thiết và đường dẫn đến trí nhất thiết, khéo nhập trí đạo tướng và đường dẫn đến trí đạo tướng, khéo nhập trí nhất thiết tướng và đường dẫn đến trí nhất thiết tướng. Khéo nhập căn, khéo nhập căn viên mãn, khéo nhập căn hơn kém. Khéo nhập trí tuệ, khéo nhập tuệ nhanh nhẹn, khéo nhập tuệ bén chạy, khéo nhập tuệ may mắn, khéo nhập tuệ có lực, khéo nhập tuệ thông đạt, khéo nhập tuệ rộng rãi, khéo nhập tuệ sâu xa, khéo nhập tuệ vĩ đại, khéo nhập tuệ không gì bằng, khéo nhập tuệ chơn thật, khéo nhập tuệ trân bảo. Khéo nhập đời quá khứ, khéo nhập đời vị lai, khéo nhập đời hiện tại. Khéo nhập phương tiện, khéo nhập nguyện của hữu tình. Khéo nhập ý muốn, khéo nhập ý muốn tăng thượng. Khéo nhập tướng văn nghĩa, khéo nhập các Thánh pháp. Khéo nhập phương tiện an lập ba thừa.

Thiện Hiện! Đại Bồ-tát nào thực hành Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, dẫn dắt Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, tu Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa thì được các loại lợi ích thù thắng như vậy.

Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Các Đại Bồ-tát làm sao để hành Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa. Làm sao để dẫn dắt Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa. Làm sao tu Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa?

Phật bảo Thiện Hiện:

- Các Đại Bồ-tát nên quán sắc cho đến thức là điêu tàn, là hư hoại, là ly tán, là không tự tại, là không chắc thật, là tánh hư ngụy để hành Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa.

Thiện Hiện! Còn điều ông hỏi là các Đại Bồ-tát nên làm sao để dẫn dắt Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa thì trả lời là các Đại Bồ-tát nên dẫn dắt Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa như dẫn dắt cái Không hư không. Còn về việc ông hỏi là các Đại Bồ-tát nên làm sao để tu Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa thì trả lời là các Đại Bồ-tát nên phá hoại các pháp để tu Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa.

Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Các Đại Bồ-tát nên trải qua thời gian bao lâu để hành Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, dẫn dắt Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, và tu Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa?

Phật bảo Thiện Hiện:

- Các Đại Bồ-tát nên hành Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, dẫn dắt Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa và tu Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa từ lúc mới phát tâm cho đến lúc an tọa nơi tòa Bồ-đề vi diệu.

Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Các Đại Bồ-tát nên trụ ở những tâm vô gián nào để hành Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, dẫn dắt Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa và tu Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa?

Phật bảo Thiện Hiện:

- Từ lúc mới phát tâm cho đến khi an tọa nơi tòa Bồ-đề vi diệu, các Đại Bồ-tát không cho các tác ý khác phát sanh mà chỉ an trụ vào tác ý tương ưng với trí nhất thiết trí, để hành Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, dẫn dắt Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa và tu Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa.

Thiện Hiện! Đại Bồ-tát này làm thế nào cho tâm và tâm sở pháp không bị lay động đối với cảnh giới được gọi là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, dẫn dắt Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa và tu Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa.

- Bạch Thế Tôn! Các Đại Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, dẫn dắt Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa sẽ chứng đắc trí nhất thiết trí phải không?

- Thiện Hiện! Không!

- Bạch Thế Tôn! Các Đại Bồ-tát không hành Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, không dẫn dắt Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, không tu Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa sẽ chứng đắc trí nhất thiết trí phải không?

- Thiện Hiện! Không!

- Bạch Thế Tôn! Đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa này, các Đại Bồ-tát vừa hành vừa không hành, vừa dẫn vừa không dẫn, vừa tu, vừa không tu, sẽ được trí nhất thiết trí phải không?

- Thiện Hiện! Không!

- Bạch Thế Tôn! Đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, các Đại Bồ-tát không hành chẳng không hành, không dẫn dắt chẳng không dẫn dắt, không tu chẳng không tu sẽ đạt được trí nhất thiết trí phải không?

- Thiện Hiện! Không

- Bạch Thế Tôn! Vậy thì các Đại Bồ-tát phải làm thế nào để đạt được trí nhất thiết trí?

- Thiện Hiện! Các Đại Bồ-tát phải như chơn như để chứng đắc trí nhất thiết trí.

- Bạch Thế Tôn! Thế nào là chơn như?

- Thiện Hiện! Như thật tế.

- Bạch Thế Tôn! Thế nào là thật tế?

- Thiện Hiện! Như pháp giới.

- Bạch Thế Tôn! Thế nào là pháp giới?

- Thiện Hiện! Cảnh giới của cái ta, cảnh giới hữu tình, cảnh giới người sống, cảnh giới người sanh, cảnh giới người nuôi dưỡng, cảnh giới sĩ phu, cảnh giới chúng sanh.

- Bạch Thế Tôn! Thế nào là cảnh giới của cái ta cho đến cảnh giới của người?

- Thiện Hiện! Ý ông nghĩ sao? Hoặc cái ta, hoặc hữu tình, hoặc người sống, hoặc người sanh, hoặc người nuôi dưỡng, hoặc người tạo tác, hoặc con người là những thứ ta có thể đắt được không?

- Bạch Thế Tôn! Không!

- Thiện Hiện! Hoặc cái ta cho đến con người đã bất khả đắc thì làm sao ta có thể tạo ra cảnh giới của cái ta cho đến cảnh giới của con người?

Thiện Hiện! Đại Bồ-tát nào không tạo ra Bát-nhã ba-la-mật-đa, không tạo ra trí nhất thiết trí, không tạo ra tất cả các pháp thì Đại Bồ-tát đó nhất định sẽ chứng đắc trí nhất thiết trí.

Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật:

- Vì chỉ có Bát-nhã ba-la-mật-đa là chẳng thể tạo ra hay tịnh lự Ba-la-mật-đa cho đến bố thí Ba-la-mật-đa cũng không thể tạo ra?

Phật bảo Thiện Hiện:

- Chẳng những Bát-nhã ba-la-mật-đa không thể tạo ra mà tịnh lự Ba-la-mật-đa cho đến bố thí Ba-la-mật-đa cũng không thể tạo ra. Hoặc pháp Thanh văn, hoặc pháp Độc giác, hoặc pháp Bồ-đề, hoặc pháp Như Lai cũng không thể tạo ra.

Thiện Hiện! Tóm lại mà nói: Tất cả các pháp hoặc hữu vi, hoặc vô vi đều không thể tạo ra.

Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật:

- Nếu tất cả các pháp đều không thể tạo ra, vì sao lại có thể tạo ra địa ngục, bàng sanh, cõi quỷ, nhơn, thiên, Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán, Độc giác, Bồ-tát, Như Lai và tất cả các pháp?

Phật bảo Thiện Hiện:

- Ý ông nghĩ sao? Sự tạo ra hữu tình và các pháp thật sự có thể đắc được không?

Thiện Hiện thưa:

- Bạch Thế Tôn! Không!

Phật bảo Thiện Hiện:

- Nếu sự tạo ra hữu tình và pháp thật sự bất khả đắc thì Ta làm sao có thể tạo ra địa ngục, bàng sanh, cõi quỷ, nhơn, thiên, Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán, Độc giác, Bồ-tát, Như Lai và tất cả các pháp.

Thiện Hiện! Lúc hành Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, các Đại Bồ-tát nên học tất cả pháp đều không thể tạo ra để hướng đến quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề.

Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch:

- Bạch Thế Tôn! Lúc hành Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, lẽ nào Đại Bồ-tát không nên học về sắc, không nên học về thọ, tưởng, hành, thức học. Như vậy cho đến không nên học về trí nhất thiết trí?

Phật bảo Thiện Hiện:

- Lúc hành Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, các Đại Bồ-tát nên học sắc không tăng, không giảm, nên học về thọ, tưởng, hành, thức không tăng, không giảm. Như vậy cho đến nên học về trí nhất thiết trí không tăng, không giảm.

Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch:

- Bạch Thế Tôn! Lúc hành Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, các Đại Bồ-tát phải làm sao để học về sắc không tăng, không giảm; làm sao để học về thọ, tưởng, hành, thức không tăng, không giảm. Như vậy cho đến làm sao để học về trí nhất thiết trí không tăng, không giảm?

Phật bảo Thiện Hiện:

- Lúc hành Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, các Đại Bồ-tát dùng bất sanh, bất diệt để học về sắc; dùng bất sanh, bất diệt để học về thọ, tưởng, hành, thức. Như vậy cho đến dùng bất sanh, bất diệt để học về trí nhất thiết trí.

Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Lúc hành Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, các Đại Bồ-tát phải làm sao để dùng bất sanh, bất diệt để học về sắc; làm sao để dùng bất sanh, bất diệt để học về thọ, tưởng, hành, thức. Cho đến làm sao để dùng bất sanh, bất diệt để học về trí nhất thiết trí?

Phật bảo Thiện Hiện:

- Lúc hành Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, các Đại Bồ-tát phải học sắc không phát sanh, không tạo các hành, hoặc tu, hoặc điều khiển; phải học thọ, tưởng, hành, thức không phát sanh, không tạo các hành, hoặc tu, hoặc điều khiển. Như vậy cho đến phải học trí nhất thiết trí không phát sanh, không tạo các hành, hoặc tu, hoặc điều khiển?

Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Lúc hành Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, các Đại Bồ-tát phải làm thế nào để học sắc không phát sanh, không tạo các hành, hoặc tu, hoặc điều khiển; phải làm thế nào để học thọ, tưởng, hành, thức không phát sanh, không tạo các hành, hoặc tu, hoặc điều khiển. Như vậy, cho đến phải làm thế nào để học trí nhất thiết trí không phát sanh, không tạo các hành, hoặc tu, hoặc điều khiển?

Phật bảo Thiện Hiện:

- Lúc hành Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, các Đại Bồ-tát phải quán tự tướng của tất cả các pháp là Không, học sắc không phát sanh, không tạo các hành, hoặc tu, hoặc điều khiển. Nên quán tự tướng của tất cả các pháp là Không, để học thọ, tưởng, hành, thức không phát sanh, không tạo các hành, hoặc tu, hoặc điều khiển. Như vậy cho đến nên quán tự tướng của tất cả các pháp là Không, để học trí nhất thiết trí không phát sanh, không tạo các hành, hoặc tu, hoặc điều khiển.

 

            

 

   Quyển thứ 461

 

Hết

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/05/2016(Xem: 9065)
HÒA THƯỢNG THÍCH QUẢNG BỬU - Tự TRÍ BIỆN Hiệu MINH TRÍ - Đệ Nhị Trú Trì Tu Viện Nguyên Thiều - Giám luật – Giáo thọ Trường Trung Cấp Phật Học Bình Định Thôn Đại Lễ, Xã Phước Hiệp, Huyện Tuy Phước, Tỉnh Bình Định. Qua thời gian lâm bệnh, Hòa thượng đã thuận thế vô thường thâu thần thị tịch vào lúc: 00 giờ 55 phút, ngày 01 tháng 05 năm 2016 (Nhằm ngày 25 tháng 03 năm Bính Thân), tại Tu viện Nguyên Thiều. Trụ thế 73 năm – Tăng lạp 44 năm. - Lễ Nhập Kim Quan vào lúc 15 giờ 00 phút, ngày 01 tháng 05 năm 2016. (ngày 25 tháng 03 năm Bính Thân) - Lễ Viếng bắt đầu vào lúc 19 giờ ngày 01 tháng 05 đến 19 ngày 03 tháng 05 năm 2016 (từ 25-27 tháng 03 năm Bính Thân). - Lễ Nhập Bảo Tháp vào lúc 08 giờ 30 phút, ngày 04 tháng 05 năm 2016 (ngày 28 tháng 03 năm Bính Thân) trong khuôn viên Tu viện Nguyên Thiều.
28/04/2016(Xem: 8742)
Năm 2013 vừa qua, chúng ta vừa cử hành trọng thể Lễ Kỷ Niệm 50 năm Bồ Tát Quảng Đức khắp nơi trên thế giới. Một con người vĩ đại với một hy sinh vĩ đại vì tiền đồ đạo pháp và dân tộc, không bút mực nào tả xiết, không có sự hy sinh nào có thể sánh bằng, thật như lời thơ của thi sĩ họ Vũ: “Một Mặt Trời Mới Mọc“.
25/04/2016(Xem: 13000)
Hôm nay Thứ bảy 23/4/2016, Chúng con môn đồ pháp quyến, đệ tử cung thỉnh Chư Tôn Thiền Đức Tăng, Ni quang lâm Chùa Duyên Giác, San Jose, CA, USA. Chứng Minh Lễ tưởng niệm Cung tiến Giác Linh cố Thượng Tọa Thích Minh Phát, Lễ Giổ tưởng niệm Ân Sư lần thứ 20, có sự Chứng Minh của Chư Tôn Đức: HT. Thích Minh Đạt, HT. Thích Thái Siêu, HT. Thích Nhựt Huệ, TT. Thích Tâm Phương, TT. Thích Đồng Trí, TT. Thích Minh Thiện, cùng Chư Tôn Đại Đức Tăng, Quý Sư Bà, TN. Nguyên Thanh, NS. TN. Như Phương, Ns. Tn. Quảng Tịnh, cùng chư tôn đức Ni, đáp lời cung thỉnh quang lâm chứng minh hộ niệm. Môn đồ Pháp quyến Thành kính đảnh lễ tri ân Quý Ngài, sau đây những hình ảnh được ghi lại.
14/04/2016(Xem: 14414)
HT Tăng Giáo Trưởng còn nổi tiếng là người trực tánh, nói thẳng, nhất là việc phá tà hiển chánh, những điều trái ý nghịch lòng HT ít khi giấu kín trong lòng. Một lần nọ, HT đến dự hội thảo về Giáo Dục tại Victoria Uni do GS Phan Văn Giưỡng mời, trong hội nghị trường có trên 20 Giáo Sư Đại Học khắp thế giới, một bà giáo sư đến từ Anh Quốc đứng lên chỉ trích giáo lý Bát Chánh Đạo của Phật Giáo, ý nói rằng Giáo lý này có gì hay ho đâu mà mỗi lần đến hội nghị cứ nghe các đại diện PG cứ nhắc đi nhắc lại hoài, thật là nhàm chán. HT Tăng Giáo Trưởng không dằn lòng được sự chỉ trích vô minh này, Ngài đã đứng lên hỏi ngay " thưa GS, GS làm nghề gì ? tôi dạy học " , " học trò của GS có hiểu bài GP giảng không ? có, vậy GS có đi ăn trộm không ? bà GS há hốc mồm khi nghe câu hỏi chói lỗ tai này. Nhưng HT đã chúc mừng bà GS đã sống theo giáo lý chánh nghiệp, chánh mạng, chánh ngữ, chánh tư duy của Bát Chánh Đạo rồi mà không hề biết, cả hội trường đều vỗ tay tán thán HT và bà GS sau đó đã đến xin lỗ
12/04/2016(Xem: 12593)
Trong phiên họp của Hội Đồng Điều Hành của GH vừa qua tại Khóa Tu Học Phật Pháp Úc Châu kỳ 15 tại Sydney, đã quyết định tổ chức Đại Lễ Tri Ân nhị vị Hòa Thượng Trưởng Lão của Giáo Hội là Trưởng Lão Tăng Giáo Trưởng HT Thích Huyền Tôn và Trưởng Lão Chứng Minh Đạo Sư HT Thích Như Huệ. Buổi lễ sẽ tổ chức long trọng trong dịp Chư Tôn Đức về dự Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 17 của GH tại Tu Viện Quảng Đức, Melbourne, Úc Châu. Để cho buổi lễ tri ân được thập phần viên mãn, Ban Biên Tập Trang Nhà Quảng Đức xin gởi Thư Ngỏ này tha thiết kính thỉnh Chư Tôn Đức và quý Phật tử gần xa, hoan hỷ viết bài (thơ, văn, cảm niệm...) và gởi hình ảnh lưu niệm về nhị vị Trưởng Lão Hòa Thượng, nhất là những hình ảnh mang tính lịch sử như Lễ Đặt Đá Xây Dựng Chùa, các Khóa Tu, các kỳ Lễ lớn trong năm... tất cả những tài liệu này đều quý báu, ghi đậm dấu ấn bước chân hoằng pháp lợi sinh của nhị vị Trưởng Lão. Xin quý Ngài và quý vị hoan hỷ gởi tài liệu qua email: [email protected] trước ngày 20-04-2016 để Ban
26/03/2016(Xem: 8295)
Viên Giác tự – Chùa xưa còn đó mà Thầy đã quãy dép quy Tây Chùa Viên Giác tọa lạc trên một khu đất rộng trên đồi cao tại Cầu Đất, xã Xuân Trường, Tp Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, cách trung tâm thành phố ngàn hoa khoảng chừng 30 km về hướng Đông Nam, trên độ cao 1650 m. Điểm nhấn của Cầu Đát có đồi chè với màu xanh ngắt ngút ngàn là một trong hai điểm đến mới nổi cực kỳ thu hút khách du lịch Đà Lạt tới tham quan. Trải dài trên diện tích 230 ha, đồi chè Cầu Đất dễ khiến những tín đồ của màu xanh lá phải bàng hoàng ngỡ ngàng trước cảnh sắc “đất xanh ngắt, trời xanh trong”. Thêm vào đó, không gian yên tĩnh, không khí mát lành cùng hương gió vấn vương vị chát chát đặc trưng của chè càng khiến Cầu Đất thêm phần hấp dẫn và lôi cuốn. Năm ở độ cao khoảng trên 1000m so với mực nước biển nên cảm nhận đầu tiên khi dừng chân tại chùa Viên Giác – Cầu Đát chính là nền nhiệt khác hẳn với quãng đường bạn đã băng qua trước đó. Vừa đến chân đồi việc đầu tiên cảm nhận được chính là sương mù. Đặc biệt vào nhữn
21/03/2016(Xem: 10055)
Chùa Đức Viên được Sư Bà Đàm Lựu sáng lập vào năm 1980. Sư Bà người làng Tam xá, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông, Việt Nam. Xuất gia từ nhỏ tại chùa Cự Đà, năm 1951, Sư Bà thọ giới Tỳ kheo ni tại chùa Quán Sứ, Hà Nội. Năm 1952, Sư Bà học đạo tại chùa Dược Sư, Sài Gòn. Năm 1964, Sư Bà đi du học ở Tây Đức. Năm 1979, Sư Bà đến Hoa Kỳ. Năm 1980, Sư Bà về thành phố San Jose hành đạo và sáng lập chùa Đức Viên. Sau 19 năm tận tụy, chăm lo việc đạo, việc đời, Sư Bà quy Tây năm 1999. Việc tiếp tục kiến tạo ngôi già lam trang nghiêm, an tịnh, nổi tiếng được các Ni sư Đàm Nhật, Ni sư Đức Hòa cùng Ni chúng và quý Phật tử tín tâm thực hiện trong nhiều năm qua.
11/03/2016(Xem: 29270)
Tin từ Thượng Tọa Thích Nguyên Đạt, Chùa Việt Nam, Texas, hôm Thứ Năm, 10-3-2016, cho biết rằng Thầy Thích Nhuận Châu, tại Thành Phố Tampa, Florida đã tịch vì tai nạn xe. Theo bản tin của trang mạng Đài Truyền Hình Bay News 9 hôm Thứ Tư, 9-3-2016, được cập nhật hôm Thứ Năm, 10-3, chi nói đến một người đàn ông 40 tuổi mà không cho biết danh tánh là ai, nhưng tin từ Thầy Nguyên Đạt cho biết đó là Thầy Thích Nhuận Châu. Sau đây là bản dịch tin của trang mạng Bay News 9.
17/02/2016(Xem: 8644)
Hoà thượng Thích Giải Trọng thế danh là Đinh Quý, sinh ngày mồng 06/11/Bính Tuất tại làng Ngọc Tứ, xã Thanh Phong, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, nay là thôn Ngọc Liên, xã Điện An, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Con ông Đinh Tín, pháp danh Như Tín và bà Đoàn Thị Giảng pháp danh Thị Thuyết, một gia đình có truyền thống Phật Giáo. Hoà Thượng là con thứ 4 trong gia đình có 6 người anh em, 3 trai và 3 gái.
01/02/2016(Xem: 22629)
Nguyệt San Chánh Pháp, bộ mới, số 51 , tháng 2 năm 2016, • THƯ TÒA SOẠN, trang 2 • NGÀY XUÂN - LỄ PHẬT ĐẦU NĂM (Nguyên Siêu), trang 3 • HUYỀN NGHI, ÂM HƯỞNG, HOÀI CẢM (thơ Phù Du), trang 4 • Ý NIỆM VỀ MÙA XUÂN DI LẶC (Tuệ Như), trang 5 • TRÀ KHUYA & TRĂNG (thơ Mặc Phương Tử), trang 6 • ĐẦU NĂM NÓI CHUYỆN HÁI LỘC (Pháp Hỷ), trang 7 • ĐẦU XUÂN KÍNH NGUYỆN (thơ ĐNT Tín Nghĩa), trang 8 • MÙA XUÂN HOA NGHIÊM (Nguyễn Thế Đăng), trang 9 • BẢN HOÀI CỦA TU SĨ (Ns. Thích Nữ Trí Hải), trang 11 • BIỂN VÀ THƠ (thơ Minh Lương), trang 12 • SÁU PHÁP MÔN MẦU NHIỆM (Thích Thái Hòa), trang 13
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]