Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tưởng niệm Ni Trưởng Như Hoa

10/04/201311:09(Xem: 9122)
Tưởng niệm Ni Trưởng Như Hoa

94nitruongnhuhoa


(bấm vào hình dowload hình khổ lớn, có thể in ra giấy để thờ)

NI TRƯỞNG THÍCH NỮ NHƯ HOA
( 1925 – 2006 )

I . THÂN THẾ:

Ni Trưởng họ Hứa húy Thị Hai, sinh ngày 07 / 07 năm Ất Sửu (1925 ), tại làng Tân Nhựt, tỉnh Chợ Lớn – Sài Gòn.

Thân phụ là ông Hứa Khắc Lợi; Thân mẫu là cụ bà Ngô Thị Năng; Gia đình có 02 người con, Ni Trưởng là chị cả và người em trai là Hứa Khắc Tuấn.

Cả nhà gồm 04 người, sau khi hiếu nghĩa vẹn toàn, tất cả đều xả tục xuất gia, trở thành các bậc Chơn Tăng. Cụ ông là Đại lão Hòa Thượnh thưọng Thiện hạ Hòa, nguyên là Viện Chủ Tổ Đình Ấn Quang, một bậc Cao Tăng Thạc Đức trong thời cận đại; Cụ bà là Sư Bà Như Nghĩa; Người em trai là Đại Sư Tịnh Đức, vị Giáo Thọ lỗi lạc của Phật Học Đường Phước Hòa tỉnh Trà Vinh, thuộc Giáo Hội Phật Giáo Tăng Già Nam Việt, nhưng Đại Sư mất sớm khi tuổi đời vừa mới 29.

II . XUẤT GIA & HỌC ĐẠO:

Ni Trưởng xuất gia học đạo với nhiều nhân duyên thuận tiện,vào Thập niên 30, khi phong trào Chấn Hưng Phật Học ra đời, rất nhiều Phật Học Đường mở khắp nơi.

Năm Đinh Sửu ( 1937 ), vừa tròn 12 tuổi, Ni Trưởng được gia đình cho xuất gia thọ giáo với Hòa Thượng Viện Chủ Chùa Huê Lâm; cầu pháp với Hoà Thượng thượng Thiện hạ Hòa, Pháp danh Diệu Liên, tự Chơn Diệu, hiệu Như Hoa, đời thứ 10 thuộc Thiền phái Liễu Quán. Sau khi xuất gia, Ni Trưởng tu học tại Chùa Huê Lâm - Chợ Lớn Sài Gòn.

Năm Canh Thìn ( 1940 ), Ni Trưởng theo học tại Chùa Giác Linh ở An Hòa, Cái Tàu Hạ, Sa Đéc.

Năm Tân Tỵ ( 1941 ), Ni Trưởng theo học tại Ni Trường Phật Học Kim Sơn – Gia Định; cũng trong năm này, Ni trưởng thọ giới Sa-di Ni tại đây. Ni Trưởng là một trong những Học Ni nhỏ tuổi nhất của Ni Trường Kim Sơn, với căn bản Phật Pháp được un đúc từ khi còn tấm bé.

Năm Nhâm Ngọ ( 1942 ), Ni Trưởng được Sư Bà Kim Sơn gởi ra Ni Viện Phật Học Diệu Đức - Huế tham học . Một năm sau ( Qúy Mùi ,1943 ), Ni Trưởng lại trở về Ni Trường Phật Học Kim Sơn và được thọ giới Thức Xoa tại đây.

Với ý chí cầu học không ngừng, năm Giáp Thân ( 1944 ), Ni Trưởng cùng một số Pháp hữu đến cầu học với Hoà Thượng Huệ Quang ở Chùa Long Hòa - Tiểu Cần - Trà Vinh.

Năm Đinh Hợi (1947 ), Ni Trưởng thọ Tỳ Kheo Ni giới tại Đại Giới Đàn Thiên Bửu Hạ - Ninh Hòa - Khánh Hòa , do Hòa Thượng Phước Huệ Chùa Hải Đức - Nha Trang làm Đàn Đầu; và cũng trong dịp này, Giới Đàn chuyển về truyền Bồ Tát giới và Nhiên hương tại Chùa Hải Đức – Nha Trang . Pháp danh Chơn Hiệu được Hoà Thượng Phước Huệ Chùa Hải Đức cho trong khi thọ giới tại Đại Giới Đàn này.

Năm Canh Dần ( 1950 ), Ni Trưởng trở về tu học tại Chùa Huê Lâm và Ni Trường Phật Học Nam Việt Từ Nghiêm.

Năm Tân Mão ( 1951 ), Quý Hòa Thượng trong Ban Giám Đốc Phật Học Đường Nam Việt Chùa Ấn Quang khai giảng Ni Trường Dược Sư, Ni Trưởng được theo học tại đây. Năm Đinh Dậu ( 1957 ), Ni Trưởng được đề cử chức vụ Tri Sự Ni Trường Dược Sư.

III . HÀNH ĐẠO:

Với đức tính ôn hòa, nghi dung khiêm tốn, Ni trưởng tiêu biểu cho các bậc tiền bối của Ni giới Miền Nam vào thời hậu bán thế kỷ 20 . Sau khi thọ Đại giới năm Đinh Hợi, Ni Trưởng cùng với Ni Trưởng Như Liên khai sơn Chùa Vạn Thạnh – Nha Trang; Chùa này nguyên là Miếu Vạn Thạnh. Đây là ngôi Chùa Ni đầu tiên ở Nha Trang, và được xem là bước khởi đầu cho công cuộc hoằng hóa của Ni Trưởng . Lãnh Chùa xong, nhị vị Ni Trưởng độ một số Ni Chúng . Thời gian sau, Ni Trưởng một mình trở vào miền Nam tiếp tục tham vấn tu học .

Năm Đinh Dậu ( 1957 ), sau khi dư khóa tu học tại Ni Trường Dược Sư, Ni Trưởng trở lại Chùa Vạn Thạnh, giảng dạy Phật pháp cho Ni Chúng tại Đây.

Năm Qúy Mão ( 1963 ), Ni TRưởng cho trùng tu Chùa Vạn Thạnh để Ni Chúng có nơi tu học.

Năm Bính Ngọ ( 1966 ), Ni Trưởng xây dựng trường Bồ Đề Trí Đức và Bồ Đề Nguyệt Quang – Nha Trang làm cơ sở giáo dục cho con em Phật Tử . Cũng trong thời gian này, Ni Trưởng được đề cử làm Giới Sư cho các Đại Giới Đàn Kiều Đàm tổ chức tại Trung Ương Ni Bộ Từ Nghiêm – Sài Gòn.

Năm Kỷ Dậu (1969 ), Ni Trưởng đảm nhận chức vụ Tổng Thư Ký Ni Bộ Bắc Tông, thuộc Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, nhiệm Kỳ III ( 1969 – 1973 )

Năm Canh Tuất (1970 ), Ni Trưởng giữ chức Giám Viện Trung Đẳng Phật Học Chuyên Khoa tại Ni Viện Hoa Quang – Phú Nhuận ; đồng thời nhận trách nhiệm Giám Học Phật Học Ni Viện Từ Nghiêm (1970 – 1976 ). Cũng trong năm này, Sư Bà Như Hạnh trụ trì Chùa Phật Tánh Trà Ôn, hiến cúng Chùa Phật Tánh và ký thác đệ tử cho Nì Trưởng giáo dưỡng .

Năm Nhâm Tý ( 1972 ), nhận trụ trì Chùa Viên Giác, Quận 8 – Sài Gòn; kể từ khoảng thời gian này về sau , Ni Trưởng thường được cử làm Đệ Nhứt Tôn Chứng, kiêm Điển Lễ trong các Đại Giới Đàn Ni .

Năm Qúy Sửu ( 1973 ) làm Đặc Ủy Xã Hội của Giáo Hội PGVNTN tỉnh Gia Định .

Năm Át Mão ( 1975 ), mở lớp Phật Pháp Gia Giáo tại Bồ Đề Lan Nhã - Quận 10 Sài Gòn; đồng thời được Qúy Ni Trưởng đề cử chức vụ Trụ Trì Tổ Đình Từ Nghiêm để thay thế cho Ni Trưởng Huệ Lâm già yếu.

Năm Nhâm Tuất ( 1982 ), Ni Trưởng tổ chức Lớp Học Phật Pháp Gia Giáo tại Chùa Giác Hoa - Quận Gò Vấp.

Từ năm Giáp Tý tới năm Tân Tỵ ( 1984 – 2001 ), Ni Trưởng làm Chứng Minh Thiền Chủ tại các Trường Hạ : Dược Sư, Phổ Đà, Liên Hoa, Phước Thiện, Vạn Phước.

Năm Giáp Tý ( 1984 ), Ni Trưởng làm Giáo Thọ Ni, tại Giới Đàn Nhơn Thứ, Chùa Linh Phong - ĐàLạt .

Năm Kỷ Tỵ ( 1989 ), Ni Trưởng nhận Trụ Trì Chùa Mai Sơn – Bình Chánh .

Năm Ất Hợi ( 1995 ), Ni Trưởng làm Giáo Thọ Ni, tại Giới Đàn Chùa Long Thiền Biên Hòa .

Năm Bính Tý ( 1996 ), Ni Trưởng làm Yết Ma Ni, tại Giới Đàn Minh Tánh, Chùa Thiên Phưóc - Long An ; đồng thời xây dựng Thiền Thất Hương Quang .

Năm Đinh Sửu ( 1997 ), Ni Trưởng thường chủ trì truyền giới Bát Quan Trai hàng tháng cho các Chùa Thích Ca ( Q.3 ), Bồ Đề Lan Nhã ( Q.10 ), Chùa Liên Hoa ( Bình Chánh ) .

Năm Tân Tỵ ( 2001 ),Giáo Thọ Ni cho Giới Đàn Quảng Đức tại Chùa Từ Nghiêm, đồng thời xây dựng Chánh Điện Thiền Thất Hương Quang .

Năm Nhâm Ngọ ( 2002 ), làm Hoà Thượng Đàn Đầu Đàn Thức Xoa, tại Đại giới Đàn Chùa Thiên Phước – Long An ; cũng trong thời gian này được suy cử Ủy Viên BTS Thành Hội Phât Giáo TP. Hồ Chí Minh, tham dư Đại Hội Đại Biểu Phật Giáo Toàn Quốc nhiệm kỳ V, tại Hà Nội .

Tháng 11 / 2002 , làm Hoà Thượng Đàn Đầu Đàn Sa Di Ni , tại Đại Giới Đàn Chùa Thanh Long – Biên Hòa .

Năm Qúy Mùi ( 2003 ),làm Giáo Thọ và Hòa Thượng Đàn Đầu Đàn Sa Di Ni, tại Đại Gìới Đàn Diệu Hoằng , Chùa Linh Phong - ĐàLạt; làm Giáo Thọ Ni, tại Đại Giới Đàn Thiện Hòa Chùa Từ Nghiêm – TP. Hồ Chí Minh; được mời làm Cố Vấn Ban Chủ Nhiệm lớp Sơ Cấp Phật Học , tại Chùa Vạn Phước - Quận Bình Chánh – TP. Hồ Chí Minh.

Năm Giáp Thân ( 2004 ), làm Hoà Thượng Đàn Đầu Ni, tại Đại Giới Đàn Huệ Thành Chùa Long Thiền – Biên Hòa .

IV . VIÊN TỊCH :

Sau thời gian thọ bệnh, như đã “dự tri thời chí “, ngày mồng 03 tháng 05 năm Bính Tuất ( 29 / 06 / 2006 ), Ni Trưởng quyết định về lại Chùa Vạn Thạnh, nơi mà sáu mươi năm trước Ni Trưởng đã khai sơn ngôi Ni Tự đầu tiên tại TP. Nha Trang, và cũng là nơi Ni Trưởng xây Bảo Tháp an trí Hài Cốt cho Sư Bà Thân Mẫu của Ni Trưởng . Vâng theo tôn ý , các Pháp hữu và đệ tử đưa Ni Trưởng về lại chốn cũ Chùa xưa để an lạc lúc xế chiều . Với tuổi già sức yếu, thân tứ đại đã mõi mòn , biết ngày về với Phật không xa, Ni Trưởng đã dặn dò mọi việc. Ngày 26 / 06 năm bính Tuất ( nhằm ngày 21 / 07 năm 2006 lúc 7g30 sáng, Ni Trưởng đã an lành xả bỏ báo thân, tại Chùa Vạn Thạnh, TP. Nha Trang , Trụ thế 82, với 60 Hạ lạp .

Cả cuộc đời Ni Trưởng là một bài học về thân giáo. Ni Trưởng luôn thể hiện nếp sống của một Lão Ni phụng hành Bát Kỉnh, Giới đức tinh nghiêm, khiêm cung giao tiếp, từ hòa hóa độ, tiếp dẫn hậu lai,… vẫn còn hiện rõ; cùng gương tận tụy hy sinh suốt đời cho sự nghiệp đào tạo Ni tài mà Ni Trưởng lúc nào cũng canh cánh bên lòng .

Hôm nay, Ni Trưởng không còn nữa, hàng môn đồ đệ tử và những người thọ ân Pháp nhũ từ Ni Trưởng lạc lõng bơ vơ, vì đã mất đi một bậc Thầy trí đức kiêm ưu, nghiêm trì giới luật,…

“Than ôi !

Sữa Pháp mất rồi lòng con đói mãi

Biết cậy ai ngày la đêm nhắc

Biết mong ai sớm dắt tối dìu

Biết hỏi ai mở trí nguyên thần

Biết nhờ ai nuôi thân tuệ mạng. “

NAM MÔ TÂN VIÊN TỊCH LIỄU QUÁN PHÁP PHÁI ĐỆ THẬP THẾ, KHAI SƠN VẠN THẠNH NI TỰ, TỪ NGHIÊM, MAI SƠN NHỊ TỰ TRÚ TRÌ, HÚY HÚY thượng DIỆU hạ LIÊN, tự CHƠN DIỆU, hiệu NHƯ HOA TRƯỞNG LÃO TỲ KHEO NI GIÁC LINH.

Môn Đồ Pháp Quyến
Đồng kính ghi

chuavanthanh

ĐIẾU VĂN
Thượng tọa Thích Giác Thiện, viện chủ Tu Viện Phước Long.
Thượng tọa Thích Minh Trí, viện chủ chùa Phước Lâm .
Tưởng niệm Ni trưởng Thích nữ Như Hoa.

Kính bạch Chư tôn Hòa thượng giáo phẩm Phật giáo tỉnh Khánh Hòa.

Kính thưa Chư tôn Thiền đức Ban tổ chức tang lễ.

Kính bạch giác linh Ni trưởng thượng Như hạ Hoa. Viện chủ Phật Học Ni Trường Từ Nghiêm, Viện chủ chùa Mai Sơn, Viện chủ chùa Vạn Thạnh, nguyên Chánh thư ký Ni bộ Bắc Tông.

Cùng môn nhân pháp tử học đồ.

Hôm nay đất Nha Trang mây sầu ảm đạm

Biển Thái Bình sóng dậy đượm màu tang

Không gian mịt mù, gió thu biếng thổi

Cây cỏ chẳng buồn lay, mọi vật rũ cảnh như chờ người vĩnh viễn ra đi.

Kính bạch giác linh Ni trưởng,

Nơi Vạn Thạnh Ni trưởng chấn tích hóa duyên, không phải là quê hương của người sinh ra. Quê hương ấy, đất Bình Chánh, chợ Đệm là nơi chôn nhau cắt rốn , Ni trưởng là con trưởng của cố Hoà thượng Thích Thiện Hoà . Ni trưởng xuất thân trong một gia đình trâm anh thế phiệt, sớm nhận thức được thế sự là vô thường, xuất gia khi tuổi vừa mười sáu, thuận duyên trên bước đường tu học . Với đạo hạnh nghiêm minh và đức tánh từ hòa, nhã kính Ni trưởng được Tăng Ni đồng quý trọng, tài đức của Ni trưởng từng cảm hóa khắp Tây Đông, với sáng tạo tinh thông Ni trưởng từng làm Hòa thượng ni, từng làm yết ma, từng làm giáo thọ, từng làm điển lễ cho các Đại Giới Đàn . Với ngôn từ đạo hạnh, Ni trưởng từng làm giám học cho Ni trường Từ Nghiêm, Dược sư . Lời của Ni trưởng như một mũi tên thẳng về mục đích.

Ôi !

Pháp tướng oai nghi

Pháp từ thanh thoát

Giới đức kim ưu nay còn đâu !

Nơi Vạn Thạnh biển tâm dậy sóng cồn thương tiếc

Đất Nha Trang đưa tiễn bậc chân tu.

Sinh tiền Ni trưởng từng làm đạo nơi miền Nam nước Việt

Bao tòng lâm . Bao già lam . Bao lang nhã nguy nga .

Biết bao tình pháp lữ kính tiếc Ni trưởng.

Biết bao ni chúng học đồ cảm nhận ơn hóa độ.

Sao Ni trưởng không thị hiện viên tịch nơi miền Nam, chốn uy nghi vàng son một thuở, mà lại thâu thần nơi chốn biển Nha Trang ?

Có phải chăng Ni trưởng học đòi đức hạnh của Thế Tôn khi Linh Sơn Pháp hội, khi Trúc Lâm, khi Kỳ Hoàn,, khi Vương Xá kiêu sa mà Thế Tôn lại thị hiện Niết Bàn nơi Sa La song thọ . Ôi gương đức hạnh khi còn sanh tiền, Ni trưởng tam thân hóa đạo, hôm nay tịch diệt chọn nơi chốn không môn xã báo, có phải chăng bậc đại sĩ suốt đời hoằng pháp ; vô kỷ lợi tha .

Ni trưởng là bậc ni lưu mà tâm thức là bậc trượng phu đại sĩ như ngài Quốc sư Ngọc Lâm xưa là bậc thầy của thế chủ, bậc đạo sư của tông môn, suốt đời hoằng pháp lợi sanh từ lầu son phạm vũ đến cung ngọc nguy nga, nhưng đến khi thâu thần ngài lại chấn tích đến vùng cập miệt lệ sa, chọn một ngôi già lam điêu tàn sắp đỗ để tịch diệc .

Giờ đây Ni trưởng viên tịch nơi chùa Vạn Thạnh khiêm tốn này xa nơi kinh đô vàng son quý trọng, là Ni trưởng thể hiện tấm gương trong sạch của người chân tu thực học, Ni trưởng đã thể hiện bài pháp mà Đức Phật dạy trên hai mươi hai năm bằng vô ngôn “ Thị chư pháp không tướng “.

Chúng tôi đứng trước linh quang của Ni trưởng ôn lại đôi nét hành trạng của Ni trưởng mà cũng là bài thuyết pháp để chúng tôi học hạnh.

Các vị môn đồ pháp quyến của Ni trưởng Như Hoa,

Các vị đã có túc duyên sinh được làm người cụ túc,

Các vị lại được xuất gia trong giáo pháp của Như Lai

Các vị lại được bậc thầy mô phạm trượng phu Như Hoa,

Cuộc đời của Ni trưởng Như Hoa là bổn sư của các vị

Bao lời dạy dỗ, bao công hạnh là một bài pháp vi diệu.

Các vị pháp tử học đồ phải học hạnh, noi gương của thầy.

Để làm hành trang tu học cùng hoằng pháp lợi sinh thật chí đạo.

Than ôi !

Đèn thiền xao gió, trăng với lờ mây

Nét bước tượng vương nơi cửa pháp mơ màng trước gió

Tiếng kêu sư tử giữa rừng chiên đàn văng vẳng bên tai

Lẽ chăng hai sắc tướng trò chơi

Đất cửu trụ vẫn chán thân ngũ uẩn

Ngặt vì nỗi sư đồ nghĩa nặng

Trời tứ không còn khóc cảnh song lâm

Đức hạnh Ni trưởng bao lần nêu thiện chí

Gương tánh trong ngần, sóng tình bặt dứt

Xuất gia khi mười sáu tuổi xanh

Cụ túc đăng đàn khi tuổi vừa hăm bảy

Long Triều tự tầm sư thọ phái

Chùa Ấn Quang học lại kinh văn

Diệu Đức thần kinh trung đẳng dự phần

Vạn Hạnh phân khoa Phật học

Gót ni lưu khắp ta bà dạo bước

Chốn môn đình tuân giữ nghiệp gia phong

Bắc tông Ni bộ từng nêu gương thiện chí

Xóm tối ân cần tinh chuyên tu niệm

Xứng ngôi bốn chúng tôn thờ

Đáng bậc mọi người cung kính

Nào ngờ bây giờ,

Chốn song lâm mây ẩn bóng ưu đàm

Đức Thế Tôn an nhiên vào đại định

Miền thiếu thất trăng lòng gương Bát Nhã

Bậc chân tu bỗng chốc lìa trần ai .

Ôi ! thật là một nỗi đau buồn trĩu nặng tiếc thương kính quý một bậc đại sĩ ni lưu chi bảo của tòng lâm.

Tôi đọc trong kinh,

Lời kinh không nói được : “ Thị chư pháp không tướng “

Mây đi ai biết bao giờ lại

Xa cách chân trời dấu nhạn bay

Ánh lửa về đâu khi diêm tắt

Ai nghe tiếng vỗ một bàn tay

Nam mô pháp giới tạng A Di Đà Phật

Ai điếu trọng thu Bính Tuất niên

Tu viện Phước Long.

DSC00060

(Xem hình)

BAN TỔ CHỨC TANG LỄ

Chứng minh: HT. THÍCH CHÍ TÍN

HT. THÍCH THIỆN BÌNH

HT. THÍCH HUỆ QUANG

HT. THÍCH TRÍ TÂM

Phất trần :HT. THÍCH HUỆ QUANG

Chủ sám : HT. THÍCH NHƯ Ý

Cố vấn : TT. Thích Quảng Thiện

TT. Thích Trí Viên

TT. Thích Minh Thông

Chấp lệnh : HT. Thích Tịnh Nghiêm

TT. Thích Ngộ Tánh

Kinh sư : TT. Thích Nguyên Quang

TT. Thích Minh Châu

TT. Thích Thiện Vinh

TT. Thích Đức Bổn

ĐĐ. Thích Đức Thành

ĐĐ. Thích Giác Nghĩa

Ban tổ chức :

Trưởng ban : NT. Thích nữ Đạt Hương

Phó ban : NT. Thích nữ Như Chánh

NT. Thích nữ Lưu Phương

NT. Thích nữ Như Hạnh

NT. Thích nữ Như Dung

NT. Thích nữ Như Hải

Ủy viên : Ni trưởng Thích nữ Diệu Ý, ni sư Thích nữ Như Minh, ni sư Thích nữ Diệu Thanh, ni sư Thích nữ Diệu Nguyện, ni sư Thích nữ Minh Liễu,ni sư Thích nữ Huệ Như, ni sư Thích nữ Diệu Đức .

Thư Ký : ĐĐ. Thích Nhật Hiếu, ĐĐ. Thích Nguyên Thịnh, sư cô TN. Diệu Phúc, sư cô TN. Thuần Hạnh

Xướng Ngôn : TT. Thích Trí Viên, ĐĐ. Thích Chúc Minh, ĐĐ. Thích Giác Tịnh, ni sư Thích nữ Thông Thuận

Thủ quỹ : Sư cô TN. Như Tuyết, sư cô TN. Minh Hiền

Tiếp tân : TT. Thích Quảng Thiện, TT. Thích Thiện Vinh, ni trưởng TN. Lưu Phương, ni sư TN. Diệu Nguyện, ni sưTN. Huệ Như, ni sư TN. Như Minh, ni sư TN. Diệu Thanh , ni sư TN. Chất Liên, ni sư TN. Như Hân

Cung Nghinh : ĐĐ. Thích Giác Nghĩa

Trần Thiết : ĐĐ. Thích Nguyên Thành

Âm thanh – ánh sáng : GĐPT Vạn Thạnh

Tiếp lễ : Ni sư TN. Minh Liễu, ni sư TN. Diệu Vân, sư cô TN. Thông Mẫn, sư cô TN. Diệu Định, sư cô TN. Viên Tịnh, sư cô TN. Thuần Hạnh.

Dâng lễ : GĐPT Nha Trang

Vận Chuyển : Phật tử Nguyễn Quang Huy

Trật tự : TT. Thích Quảng Thiện, GĐPT Kỳ Viên

Thị giả : Sư cô TN. Huyền Diệu, sư cô TN. Diệu Châu

Hầu kim quan : Điều hành : sư cô TN Diệu Nhàn

Trai soạn : Sư cô TN. Diệu Minh ( HCM )

Hành đường : Ni sư TN. Huyền Quán, ni sư TN. Diệu Giác

Y tế : Ni sư TN. Huệ Hải

Môi trường : Phật tử Vạn Thạnh

chuavanthanh
(vào xem)

Tưởng niệm Ân Sư
(bài viết của đệ tử Như Nhật)

---o0o---

Vi tính & trình bày: Thích Nữ Như Tuyết, Thanh Phi - Thanh Hạnh - Diệu An

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/07/2020(Xem: 9331)
Bài viết này để bổ túc cho một băng video chủ đề Tuệ Trung Thượng Sỹ trên YouTube (1) do nhóm Wisdom Today thực hiện, trong đó Tiến sĩ Phật học Nguyễn Thúy Loan đã phỏng vấn Hòa Thượng Thích Phước Tịnh và bản thân người viết là Cư sĩ Nguyên Giác. Lý do bổ túc vì lời nói của người viết vốn vụng về, không có khả năng diễn ý minh bạch như chữ viết.
28/06/2020(Xem: 23531)
Bức tượng được sơn son thếp vàng, tạc hình ảnh một nhà vua mặc triều phục đang quỳ gập người, hai bàn tay cung kính mở rộng để trên mặt đất, còn bên trên lưng là một pho tượng Phật cao lớn ngồi trên tòa sen nằm đè lên.
25/06/2020(Xem: 5575)
Mùa Đại dịch 2020 này đã phá vỡ bao ước nguyện thầm kín nung nấu trong tôi . Đó là được đảnh lễ và tham vấn HT Thích Như Điển như lời Ngài hứa khả , sau khi tôi được chia sẻ vài cảm nghĩ của mình qua tác phẩm của Ngài “MỐI TƠ VƯƠNG CỦA HUYỀN TRÂN CÔNG CHÚA “. Những tưởng thời gian sẽ nhanh chóng trôi qua và cái ngày quan trọng ấy càng lúc càng đến gần hơn nhưng nay .... được thông báo sẽ được dời đến tháng 10/2021! Thật không ai có thể đoán được điều gì xảy ra vào năm 2020 này, và dường như Chư Hộ Pháp muốn tặng tôi một món quà ân thưởng để bù lại niềm hụt hẫng ấy và chắc chắn là để thưởng cho thiện niệm tôi luôn hướng về Ôn Phương Trượng như một danh Tăng và một điểm khá đặc biệt là không thể quên ngày sinh nhật Ngài khi đã hai lần chúc mừng Khánh Tuế ( 2018 -2019 ) . Chính vì thế khi xem lịch 28/6/2020 đúng là Khánh Tuế lần thứ 72 của Ngài bổng nhiên trong tôi ước nguyện đã khởi lên “ Bằng cách nào để viết hoặc một bài văn hay một bài thơ vào lúc này vừa có thể chúc mừng với tấ
25/06/2020(Xem: 8528)
HT tên thật là Phạm Văn Nghi, húy là Thượng Đồng Hạ Viên, tự là Thông Lợi, hiệu là Viên Đức. Sinh vào giờ Tỵ ngày 26 tháng chạp năm Nhâm Thân(1932). Quán làng Định Trung, xã An Định, Quận Tuy An, Tỉnh Phú Yên. Thân phụ của Hòa Thượng là cụ ông Phạm Giản. một bậc túc nho thời bấy giờ. Thân mẫu là cụ bà Ung thị Bình, một Phật tử thuần thành từ hồi bé. Ông nội của Hòa Thượng không những là một kẻ sĩ mà còn là một chiến sĩ trong phong trào Cần Vương kháng Pháp. Hòa Thượng chào đời và lớn lên ở Phú Yên một nơi địa linh nhân kiệt, không những vì đời đã sản sinh ra nhiều anh hùng liệt sĩ, mà về Đạo cũng là nơi đời đời nối tiếp xuất sinh nhiều vị Tăng tài kế truyền hoằng hóa giáo pháp của đức Thế Tôn. Non nước Phú Yên như phần nào nói cho ta điều đó. Ngoài dòng sông Ba yên bình chảy ra biển cả, Phú Yên còn có hai ngọn núi là là hòn Chuông và hòn Mõ, hình giống như hai pháp khí tu hành của nhà Phật , vì vậy vua Minh Mạng khi nói về đất Phú Yên đã khen ngợi:
20/06/2020(Xem: 9412)
Trưởng lão Hòa thượng thượng NGUYÊN hạ TỊNH tự LƯU THANH Đạo Hiệu NGÂN BÌNH. ( 1941-2020 ). Thuận thế vô thường thu thần viên tịch vào lúc 11h30 ngày 19 tháng 06 năm 2020 (nhằm ngày 28 tháng tư nhuận năm Canh tý). Trụ thế : 80 năm Hạ lạp : 55 năm Tang lễ được cử hành theo chương trình như sau: - Lễ cung thỉnh nhục thân nhập kim quan: vào lúc 17h00 ngày 20 tháng 06 năm 2020 (nhằm ngày 29 tháng 04 nhuận năm Canh tý). - Kim quan tôn trí tại Tổ Đình Trúc Lâm, Tp. Huế. - Lễ phụng tống kim quan nhập bảo tháp tại Tổ Đình Trúc Lâm cử hành vào lúc 6h00 ngày 24 tháng 06 năm 2020 (nhằm ngày 04 tháng 05 năm Canh tý).
10/06/2020(Xem: 6649)
Thân thế: Hòa Thượng Thích Minh Đạo, thế danh là Dương Văn Tam, Pháp danh Trừng Hữu, pháp tự Thiện Lộc, pháp hiệu Chơn Châu, sinh năm Quý Sửu 1913. Nguyên Quán tại Huyện Phú Quý ( thường gọi là đảo Phú Quý) Ngài theo song thân vào Xã Phan Rí Cửa, Quận Hòa Đa ( nay thuộc Huyện Tuy Phong) Tỉnh Bình Thuận để lập nghiệp.
26/05/2020(Xem: 8112)
Trước lúc nhập Niết bàn, đức Thế Tôn nói kinh Di giáo, tiên liệu cả hằng nghìn năm sau nên lời dạy của Ngài vô cùng thậm thâm vi diệu. Mỗi lời mỗi ý chứa đựng biết bao tình lý, mỗi lần đọc chúng ta nhận cảm trọn vẹn lời di giáo tha thiết của Ngài. Lời đi huấn của Hòa thượng Đôn Hậu để lại cho Thất chúng đệ tử mà có lẽ cũng cho tất cả chúng ta. Đến Linh Mụ không ai là không đọc lời Di Huấn này, kể cả những người không biết chữ cũng lắng tai nghe nhờ người khác đọc giúp. Điều đáng quan tâm là lời Di huấn này Hòa thượng viết từ năm 1988, bốn năm trước khi viên tịch, Ngài đã nhìn thấy rất rõ ràng những gì có thể xảy ra trong Tang lễ của Ngài và cần huấn thị lại cho minh bạch, và, cũng chính vì “Lời di huấn” này mà:
06/05/2020(Xem: 11572)
Tiểu sử Đức Đệ Nhất Tăng Thống GHPGVNTN – Đại Lão Hòa Thượng THÍCH TỊNH KHIẾT , Đệ nhất Tăng Thống - HT Thích Tịnh Khiết, Hòa Thượng thế danh là NGUYỄN VĂN KỈNH. Ngài sinh ngày 17 tháng 11 năm Tân Mão (nhằm ngày 17.12.1891)(1) tại làng Dưỡng Mong Thượng, tổng Phú Mỹ, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên. Nay là thôn Dưỡng Mong, xã Phú Mỹ, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên. Thân phụ của ngài là cụ Nguyễn Văn Toán, thân mẫu là cụ bà Tôn Nữ Thị Lý. Ngài là con thứ hai(2). Bào huynh là Hòa Thượng Trừng Hương – Tịnh Hạnh (chúng tôi chưa tìm thấy thế danh của ngài). Hòa Thượng Tịnh Hạnh sinh năm Kỷ Sửu, 1889; xuất gia năm Ất Tỵ, 1905; thọ Cụ-túc giới năm Canh Tuất, 1910; trụ trì chùa Tường Vân, Huế; viên tịch năm Quý Dậu, 1933.
06/05/2020(Xem: 18189)
Công đức hoằng khai nhiếp hóa của Ngài cao hơn núi cao Tấm lòng từ bi độ lượng của Ngài sâu hơn biển sâu Chữ nghĩa của trần gian làm sao phô diễn
05/05/2020(Xem: 24523)
Như Áng Mây Bay là một phần thành quả của sự huân tập ý đạo, là một phần của cuộc hành trình đầy mạo hiểm mà ta gọi là kiếp người.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]