Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Quyển 423: Phẩm Vô Biên Tế 04, Phẩm Viễn Ly 01

21/07/201509:48(Xem: 14215)
Quyển 423: Phẩm Vô Biên Tế 04, Phẩm Viễn Ly 01

Tập 08

Quyển 423

Phẩm Vô Biên Tế 04

Bản dịch của HT Thích Trí Nghiêm
Diễn đọc: Cư Sĩ Chánh Trí


 

 

 

Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện thưa:

- Bạch Thế Tôn! Khi nào Đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, quán sát các pháp thì khi ấy, Đại Bồ-tát đối với sắc không nhận, không lấy, không trụ, không chấp, cũng không lập ra là ngã. Đối với thọ, tưởng, hành, thức không nhận, không lấy, không trụ, không chấp, cũng không lập ra là ngã. Vì sao? Bạch Thế Tôn! Vì Đại Bồ-tát này ngay lúc ấy không thấy sắc cho đến thức. Đối với nhãn xứ không nhận, không lấy, không trụ, không chấp, cũng không lập ra là ngã. Đối với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ không nhận, không lấy, không trụ, không chấp, cũng không lập ra là ngã. Vì sao? Bạch Thế Tôn! Vì ngay lúc ấy, Đại Bồ-tát này không thấy nhãn xứ cho đến ý xứ. Đối với sắc xứ không nhận, không lấy, không trụ, không chấp, cũng không lập ra là ngã. Đối với thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ không nhận, không lấy, không trụ, không chấp, cũng không lập ra là ngã. Vì sao? Bạch Thế Tôn! Vì Đại Bồ-tát này ngay lúc ấy, không thấy sắc xứ cho đến pháp xứ. Đối với nhãn giới không nhận, không lấy, không trụ, không chấp, cũng không lập ra là ngã. Đối với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới không nhận, không lấy, không trụ, không chấp, cũng không lập ra là ngã. Vì sao? Bạch Thế Tôn! Vì ngay lúc ấy, Đại Bồ-tát này không thấy nhãn giới cho đến ý giới. Đối với sắc giới không nhận, không lấy, không trụ, không chấp, cũng không lập ra là ngã. Đối với thanh, hương, vị, xúc, pháp giới không nhận, không lấy, không trụ, không chấp, cũng không lập ra là ngã. Vì sao? Bạch Thế Tôn! Vì ngay lúc ấy, Đại Bồ-tát này không thấy sắc giới cho đến pháp giới. Đối với nhãn thức giới không nhận, không lấy, không trụ, không chấp, cũng không lập ra là ngã. Đối với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới không nhận, không lấy, không trụ, không chấp, cũng không lập ra là ngã. Vì sao? Bạch Thế Tôn! Vì ngay lúc ấy, Đại Bồ-tát này không thấy nhãn thức giới cho đến ý thức giới. Đối với nhãn xúc không nhận, không lấy, không trụ, không chấp, cũng không lập ra là ngã. Đối với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc không nhận, không lấy, không trụ, không chấp, cũng không lập ra là ngã. Vì sao? Bạch Thế Tôn! Vì ngay lúc ấy, Đại Bồ-tát này không thấy nhãn xúc cho đến ý xúc. Đối với các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra không nhận, không lấy, không trụ, không chấp, cũng không lập ra là ngã. Đối với các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra không nhận, không lấy, không trụ, không chấp, cũng không lập ra là ngã. Vì sao? Bạch Thế Tôn! Vì ngay lúc ấy, Đại Bồ-tát này không thấy các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra. Đối với bố thí Ba-la-mật-đa không nhận, không lấy, không trụ, không chấp, cũng không lập ra là ngã. Đối với tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa không nhận, không lấy, không trụ, không chấp, cũng không lập ra là ngã. Vì sao? Bạch Thế Tôn! Vì ngay lúc ấy, Đại Bồ-tát này không thấy bố thí Ba-la-mật-đa cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Đối với pháp không nội không nhận, không lấy, không trụ, không chấp, cũng không lập ra là ngã. Đối với pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tán vô tán, pháp không bổn tánh, pháp không tự cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không vô tánh, pháp không tự tánh, pháp không vô tánh tự tánh không nhận, không lấy, không trụ, không chấp, cũng không lập ra là ngã. Vì sao? Bạch Thế Tôn! Vì ngay lúc ấy, Đại Bồ-tát này không thấy pháp không nội cho đến pháp không vô tánh tự tánh. Đối với bốn niệm trụ không nhận, không lấy, không trụ, không chấp, cũng không lập ra là ngã. Đối với bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo không nhận, không lấy, không trụ, không chấp, cũng không lập ra là ngã. Vì sao? Bạch Thế Tôn! Vì ngay lúc ấy, Đại Bồ-tát này không thấy bốn niệm trụ cho đến tám chi thánh đạo. Như vậy, cho đến đối với mười lực của Phật không nhận, không lấy, không trụ, không chấp, cũng không lập ra là ngã. Đối với bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng không nhận, không lấy, không trụ, không chấp, cũng không lập ra là ngã. Vì sao? Bạch Thế Tôn! Vì ngay lúc ấy, Đại Bồ-tát này không thấy mười lực của Phật cho đến mười tám pháp Phật bất cộng. Đối với tất cả môn Tam-ma-địa không nhận, không lấy, không trụ, không chấp, cũng không lập ra là ngã. Đối với tất cả môn Đà-la-ni không nhận, không lấy, không trụ, không chấp, cũng không lập ra là ngã. Vì sao? Bạch Thế Tôn! Vì ngay lúc ấy, Đại Bồ-tát này không thấy tất cả môn Tam-ma-địa, tất cả môn Đà-la-ni. Cho đến đối với trí nhất thiết không nhận, không lấy, không trụ, không chấp, cũng không lập ra là ngã. Đối với trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng không nhận, không lấy, không trụ, không chấp, cũng không lập ra là ngã. Vì sao? Bạch Thế Tôn! Vì ngay lúc ấy, Đại Bồ-tát này không thấy trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng.

Bạch Thế Tôn! Các Đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, không thấy sắc, cũng không thấy thọ, tưởng, hành, thức. Vì sao? Vì tánh của sắc v.v... là không, không có sanh, diệt. Không thấy nhãn xứ, cũng không thấy nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ. Vì sao? Vì tánh của nhãn xứ v.v... là không, không có sanh, diệt. Không thấy sắc xứ, cũng không thấy thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ. Vì sao? Vì tánh của sắc xứ v.v... là không, không có sanh, diệt. Không thấy nhãn giới, cũng không thấy nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới. Vì sao? Vì tánh của nhãn giới v.v... là không, không có sanh, diệt. Không thấy sắc giới, cũng không thấy thanh, hương, vị, xúc, pháp giới. Vì sao? Vì tánh của sắc giới v.v... là không, không có sanh, diệt. Không thấy nhãn thức giới, cũng không thấy nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới. Vì sao? Vì tánh của nhãn thức giới v.v... là không, không có sanh, diệt. Không thấy nhãn xúc, cũng không thấy nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc. Vì sao? Vì tánh của nhãn xúc v.v... là không, không có sanh, diệt. Không thấy các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, cũng không thấy các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra. Vì sao? Vì tánh của các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra v.v... là không, không có sanh, diệt. Không thấy bố thí Ba-la-mật-đa, cũng không thấy tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Vì sao? Vì tánh của bố thí Ba-la-mật-đa v.v... là không, không có sanh, diệt. Không thấy pháp không nội, cũng không thấy pháp không ngoại cho đến pháp không vô tánh tự tánh. Vì sao? Vì tánh của pháp không nội v.v... là không, không có sanh, diệt. Không thấy bốn niệm trụ, cũng không thấy bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo. Vì sao? Vì tánh của bốn niệm trụ v.v... là không, không có sanh, diệt. Như vậy, cho đến không thấy mười lực của Phật, cũng không thấy bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng. Vì sao? Vì tánh của mười lực của Phật v.v... là không, không có sanh, diệt. Không thấy tất cả môn Tam-ma-địa, cũng không thấy tất cả môn Đà-la-ni. Vì sao? Vì tánh của tất cả môn Tam-ma-địa v.v... là không, không có sanh, diệt. Không thấy pháp giới, cũng không thấy chơn như, thật tế, cảnh giới bất tư nghì, cảnh giới an ẩn v.v... Vì sao? Vì tánh của Pháp giới v.v... là không, không có sanh, diệt. Không thấy tất cả hạnh Đại Bồ-tát, cũng không thấy chư Phật Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Vì sao? Vì tánh của tất cả hạnh Đại Bồ-tát v.v... là không, không có sanh, diệt. Không thấy trí nhất thiết; cũng không thấy trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng. Vì sao? Vì tánh của trí nhất thiết v.v... là không, không có sanh, diệt.

Bạch Thế Tôn! Sắc không sanh, không diệt tức là chẳng phải sắc; thọ, tưởng, hành, thức không sanh, không diệt cũng chẳng phải thọ, tưởng, hành, thức. Vì sao? Vì sắc v.v... cùng với không sanh, không diệt, không hai, không hai chỗ. Vì sao? Vì pháp không sanh, không diệt, chẳng phải một, chẳng phải hai, chẳng phải nhiều, chẳng phải khác. Vì thế sắc không sanh, không diệt tức là chẳng phải sắc; thọ, tưởng, hành, thức không sanh, không diệt cũng chẳng phải thọ, tưởng, hành, thức.

Bạch Thế Tôn! Nhãn xứ không sanh, không diệt tức là chẳng phải nhãn xứ; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ không sanh, không diệt cũng chẳng phải nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ. Vì sao? Vì nhãn xứ v.v... cùng với không sanh, không diệt, không hai, không hai chỗ. Vì sao? Vì pháp không sanh, không diệt, chẳng phải một, chẳng phải hai, chẳng phải nhiều, chẳng phải khác. Vì thế nhãn xứ không sanh, không diệt tức là chẳng phải nhãn xứ; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ không sanh, không diệt, cũng chẳng phải nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ.

Bạch Thế Tôn! Sắc xứ không sanh, không diệt tức là chẳng phải sắc xứ, thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ không sanh, không diệt, cũng chẳng phải thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ. Vì sao? Vì sắc xứ v.v... cùng với không sanh, không diệt, không hai, không hai chỗ. Vì sao? Vì pháp không sanh, không diệt, chẳng phải một, chẳng phải hai, chẳng phải nhiều, chẳng phải khác. Vì thế sắc xứ không sanh, không diệt tức là chẳng phải sắc xứ, thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ không sanh, không diệt cũng chẳng phải thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ.

Bạch Thế Tôn! Nhãn giới không sanh, không diệt tức là chẳng phải nhãn giới, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới không sanh, không diệt, cũng chẳng phải nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới. Vì sao? Vì nhãn giới v.v... cùng với không sanh, không diệt, không hai, không hai chỗ. Vì sao? Vì pháp không sanh, không diệt, chẳng phải một, chẳng phải hai, chẳng phải nhiều, chẳng phải khác. Vì thế nhãn giới không sanh, không diệt tức là chẳng phải nhãn giới, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới không sanh, không diệt, cũng chẳng phải nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới.

Bạch Thế Tôn! Sắc giới không sanh, không diệt tức là chẳng phải sắc giới, thanh, hương, vị, xúc, pháp giới không sanh, không diệt, cũng chẳng phải thanh, hương, vị, xúc, pháp giới. Vì sao? Vì sắc giới v.v... cùng với không sanh, không diệt, không hai, không hai chỗ. Vì sao? Vì pháp không sanh, không diệt, chẳng phải một, chẳng phải hai, chẳng phải nhiều, chẳng phải khác. Vì thế sắc giới không sanh, không diệt tức là chẳng phải sắc giới, thanh, hương, vị, xúc, pháp giới không sanh, không diệt, cũng chẳng phải thanh, hương, vị, xúc, pháp giới.

Bạch Thế Tôn! Nhãn thức giới không sanh, không diệt tức là chẳng phải nhãn thức giới, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới không sanh, không diệt, cũng chẳng phải nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới. Vì sao? Vì nhãn thức giới v.v... cùng với không sanh, không diệt, không hai, không hai chỗ. Vì sao? Vì pháp không sanh, không diệt, chẳng phải một, chẳng phải hai, chẳng phải nhiều, chẳng phải khác. Vì thế nhãn thức giới không sanh, không diệt tức là chẳng phải nhãn thức giới, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới không sanh, không diệt, cũng chẳng phải nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới.

Bạch Thế Tôn! Nhãn xúc không sanh, không diệt tức là chẳng phải nhãn xúc, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc không sanh, không diệt, cũng chẳng phải nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc. Vì sao? Vì nhãn xúc v.v... cùng với không sanh, không diệt, không hai, không hai chỗ. Vì sao? Vì pháp không sanh, không diệt, chẳng phải một, chẳng phải hai, chẳng phải nhiều, chẳng phải khác. Vì thế nhãn xúc không sanh, không diệt tức là chẳng phải nhãn xúc, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc không sanh, không diệt, cũng chẳng phải nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc.

Bạch Thế Tôn! Các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra không sanh, không diệt tức là chẳng phải các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra không sanh, không diệt, cũng chẳng phải các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra. Vì sao? Vì các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra v.v... cùng với không sanh, không diệt, không hai, không hai chỗ. Vì sao? Vì pháp không sanh, không diệt, chẳng phải một, chẳng phải hai, chẳng phải nhiều, chẳng phải khác. Vì thế các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra không sanh, không diệt tức là chẳng phải các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra không sanh, không diệt, cũng chẳng phải các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra.

Bạch Thế Tôn! Bố thí Ba-la-mật-đa không sanh, không diệt tức là chẳng phải bố thí Ba-la-mật-đa; tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa không sanh, không diệt, cũng chẳng phải tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Vì sao? Vì bố thí Ba-la-mật-đa v.v... cùng với không sanh, không diệt, không hai, không hai chỗ. Vì sao? Vì pháp không sanh, không diệt, chẳng phải một, chẳng phải hai, chẳng phải nhiều, chẳng phải khác. Vì thế bố thí Ba-la-mật-đa không sanh, không diệt tức là chẳng phải bố thí Ba-la-mật-đa; tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa không sanh, không diệt, cũng chẳng phải tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa.

Bạch Thế Tôn! Pháp không nội không sanh, không diệt tức là chẳng phải pháp không nội; pháp không ngoại cho đến pháp không vô tánh tự tánh không sanh, không diệt, cũng chẳng phải pháp không ngoại cho đến pháp không vô tánh tự tánh. Vì sao? Vì pháp không nội v.v... cùng với không sanh, không diệt, không hai, không hai chỗ. Vì sao? Vì pháp không sanh, không diệt, chẳng phải một, chẳng phải hai, chẳng phải nhiều, chẳng phải khác. Vì thế pháp không nội không sanh, không diệt tức là chẳng phải pháp không nội; pháp không ngoại cho đến pháp không vô tánh tự tánh không sanh, không diệt, cũng chẳng phải pháp không ngoại cho đến pháp không vô tánh tự tánh.

Bạch Thế Tôn! Bốn niệm trụ không sanh, không diệt tức là chẳng phải bốn niệm trụ; bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo không sanh, không diệt, cũng chẳng phải bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo. Vì sao? Vì bốn niệm trụ v.v... cùng với không sanh, không diệt, không hai, không hai chỗ. Vì sao? Vì pháp không sanh, không diệt, chẳng phải một, chẳng phải hai, chẳng phải nhiều, chẳng phải khác. Vì thế bốn niệm trụ không sanh, không diệt tức là chẳng phải bốn niệm trụ; bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo không sanh, không diệt, cũng chẳng phải bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo.

Bạch Thế Tôn! Như vậy, cho đến mười lực của Phật không sanh, không diệt tức là chẳng phải mười lực của Phật; bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng không sanh, không diệt, cũng chẳng phải bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng. Vì sao? Vì mười lực của Phật v.v... cùng với không sanh, không diệt, không hai, không hai chỗ. Vì sao? Vì pháp không sanh, không diệt, chẳng phải một, chẳng phải hai, chẳng phải nhiều, chẳng phải khác. Vì thế mười lực của Phật không sanh, không diệt tức là chẳng phải mười lực của Phật; bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng không sanh, không diệt, cũng chẳng phải bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng.

Bạch Thế Tôn! Tất cả môn Tam-ma-địa không sanh, không diệt tức là chẳng phải tất cả môn Tam-ma-địa; tất cả môn Đà-la-ni không sanh, không diệt, cũng chẳng phải tất cả môn Đà-la-ni. Vì sao? Vì tất cả môn Tam-ma-địa v.v... cùng với không sanh, không diệt, không hai, không hai chỗ. Vì sao? Vì pháp không sanh, không diệt, chẳng phải một, chẳng phải hai, chẳng phải nhiều, chẳng phải khác. Vì thế tất cả môn Tam-ma-địa không sanh, không diệt tức là chẳng phải tất cả môn Tam-ma-địa, tất cả môn Đà-la-ni không sanh, không diệt, cũng chẳng phải tất cả môn Đà-la-ni.

Bạch Thế Tôn! Pháp giới không sanh, không diệt tức là chẳng phải pháp giới; chơn như, thật tế, cảnh giới bất tư nghì, cảnh giới an ẩn v.v... không sanh, không diệt, cũng chẳng phải chơn như, thật tế, cảnh giới bất tư nghì, cảnh giới an ẩn v.v... Vì sao? Vì pháp giới v.v... cùng với không sanh, không diệt, không hai, không hai chỗ. Vì sao? Vì pháp không sanh, không diệt, chẳng phải một, chẳng phải hai, chẳng phải nhiều, chẳng phải khác. Vì thế pháp giới không sanh, không diệt tức là chẳng phải pháp giới; chơn như, thật tế, cảnh giới bất tư nghì, cảnh giới an ẩn v.v... không sanh, không diệt, cũng chẳng phải chơn như, thật tế, cảnh giới bất tư nghì, cảnh giới an ẩn v.v.

Bạch Thế Tôn! Tất cả hạnh Đại Bồ-tát không sanh, không diệt tức là chẳng phải tất cả hạnh Đại Bồ-tát. Quả Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác chư Phật không sanh, không diệt, cũng chẳng phải quả Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác của chư Phật. Vì sao? Vì tất cả hạnh Đại Bồ-tát v.v... cùng với không sanh, không diệt, không hai, không hai chỗ. Vì sao? Vì pháp không sanh, không diệt, chẳng phải một, chẳng phải hai, chẳng phải nhiều, chẳng phải khác. Vì thế tất cả hạnh Đại Bồ-tát không sanh, không diệt tức là chẳng phải tất cả hạnh Đại Bồ-tát. Quả Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác chư Phật không sanh, không diệt, cũng chẳng phải quả Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác chư Phật .

Bạch Thế Tôn! Trí nhất thiết không sanh, không diệt tức là chẳng phải trí nhất thiết; trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng không sanh, không diệt, cũng chẳng phải trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng. Vì sao? Vì trí nhất thiết v.v... cùng với không sanh, không diệt, không hai, không hai chỗ. Vì sao? Vì pháp không sanh, không diệt, chẳng phải một, chẳng phải hai, chẳng phải nhiều, chẳng phải khác. Vì thế trí nhất thiết không sanh, không diệt tức là chẳng phải trí nhất thiết; trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng không sanh, không diệt, cũng chẳng phải trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng.

Bạch Thế Tôn! Sắc không hai tức là chẳng phải sắc; thọ, tưởng, hành, thức không hai, cũng chẳng phải thọ, tưởng, hành, thức. Nhãn xứ không hai tức là chẳng phải nhãn xứ; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ không hai, cũng chẳng phải nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ. Sắc xứ không hai tức là chẳng phải sắc xứ; thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ không hai cũng chẳng phải thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ. Nhãn giới không hai tức là chẳng phải nhãn giới; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới không hai cũng chẳng phải nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới. Sắc giới không hai tức là chẳng phải sắc giới; thanh, hương, vị, xúc, pháp giới không hai, cũng chẳng phải thanh, hương, vị, xúc, pháp giới. Nhãn thức giới không hai tức là chẳng phải nhãn thức giới; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới không hai cũng chẳng phải nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới. Nhãn xúc không hai tức là chẳng phải nhãn xúc; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc không hai, cũng chẳng phải nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc. Các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra không hai tức là chẳng phải các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra; các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra không hai, cũng chẳng phải các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra. Bố thí Ba-la-mật-đa không hai tức là chẳng phải bố thí Ba-la-mật-đa; tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa không hai, cũng chẳng phải tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Pháp không nội không hai tức là chẳng phải pháp không nội; pháp không ngoại cho đến pháp không vô tánh tự tánh không hai, cũng chẳng phải pháp không ngoại cho đến pháp không vô tánh tự tánh. Bốn niệm trụ không hai tức là chẳng phải bốn niệm trụ; bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo không hai, cũng chẳng phải bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo. Như vậy, cho đến mười lực của Phật không hai tức là chẳng phải mười lực của Phật; bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng không hai, cũng chẳng phải bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng. Tất cả môn Tam-ma-địa không hai tức là chẳng phải tất cả môn Tam-ma-địa; tất cả môn Đà-la-ni không hai cũng chẳng phải tất cả môn Đà-la-ni. Pháp giới không hai tức là chẳng phải pháp giới; chơn như, thật tế, cảnh giới bất tư nghì, cảnh giới an ẩn v.v... không hai, cũng chẳng phải chơn như, thật tế, cảnh giới bất tư nghì, cảnh giới an ẩn v.v... Tất cả hạnh Đại Bồ-tát không hai tức là chẳng phải tất cả hạnh Đại Bồ-tát. Quả Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác của chư Phật không hai tức là chẳng phải quả Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác của chư Phật. Trí nhất thiết không hai tức là chẳng phải trí nhất thiết; trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng không hai cũng chẳng phải trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng.

Bạch Thế Tôn! Sắc vào pháp số không hai; thọ, tưởng, hành, thức vào pháp số không hai. Nhãn xứ vào pháp số không hai; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ vào pháp số không hai. Sắc xứ vào pháp số không hai; thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ vào pháp số không hai. Nhãn giới vào pháp số không hai; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới vào pháp số không hai. Sắc giới vào pháp số không hai; thanh, hương, vị, xúc, pháp giới vào pháp số không hai. Nhãn thức giới vào pháp số không hai; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới vào pháp số không hai. Nhãn xúc vào pháp số không hai; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc vào pháp số không hai. Các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra vào pháp số không hai; các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra vào pháp số không hai. Bố thí Ba-la-mật-đa vào pháp số không hai; tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa vào pháp số không hai. Pháp không nội vào pháp số không hai; pháp không ngoại cho đến pháp không vô tánh tự tánh vào pháp số không hai. Bốn niệm trụ vào pháp số không hai; bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo vào pháp số không hai. Như vậy, cho đến mười lực của Phật vào pháp số không hai; bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng vào pháp số không hai. Tất cả môn Tam-ma-địa vào pháp số không hai; tất cả môn Đà-la-ni vào pháp số không hai. Pháp giới vào pháp số không hai; chơn như, thật tế, cảnh giới bất tư nghì, cảnh giới an ẩn v.v... vào pháp số không hai. Tất cả hạnh Đại Bồ-tát vào pháp số không hai. Quả Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác của chư Phật vào pháp số không hai. Trí nhất thiết vào pháp số không hai; trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng vào pháp số không hai.

 

Tập 08

Quyển 423

 Phẩm Viễn Ly 01

 

Lúc bấy giờ, cụ thọ Xá-lợi Tử hỏi Thiện Hiện:

- Như Tôn giả nói: Khi Đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, quán sát các pháp. Thế nào là Đại Bồ-tát? Thế nào là Bát-nhã Ba-la-mật-đa? Thế nào là quán sát các pháp?

Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện nói:

- Theo lời Tôn giả hỏi: Thế nào là Đại Bồ-tát?

Này Xá-lợi Tử! Siêng năng mong cầu quả Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác làm lợi lạc cho hữu tình, nên gọi là Bồ-tát; hiểu biết đầy đủ như thật, có khả năng biết rõ khắp tướng tất cả pháp mà không chấp, nên còn gọi là Ma-ha-tát.

Khi ấy, Xá-lợi Tử hỏi lại Thiện Hiện:

- Thế nào là Đại Bồ-tát có khả năng biết rõ khắp tướng tất cả pháp mà không chấp?

Thiện Hiện đáp:

- Xá-lợi Tử! Các Đại Bồ-tát như thật biết rõ tướng tất cả sắc mà không chấp; như thật biết rõ tướng tất cả thọ, tưởng, hành, thức mà không chấp. Như thật biết rõ tướng tất cả nhãn xứ mà không chấp; như thật biết rõ tướng tất cả nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ mà không chấp. Như thật biết rõ tướng tất cả sắc xứ mà không chấp; như thật biết rõ tướng tất cả thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ mà không chấp. Như thật biết rõ tướng tất cả nhãn giới mà không chấp; như thật biết rõ tướng tất cả nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới mà không chấp. Như thật biết rõ tướng tất cả sắc giới mà không chấp; như thật biết rõ tướng tất cả thanh, hương, vị, xúc, pháp giới mà không chấp. Như thật biết rõ tướng tất cả nhãn thức giới mà không chấp; như thật biết rõ tướng tất cả nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới mà không chấp. Như thật biết rõ tướng tất cả nhãn xúc mà không chấp; như thật biết rõ tướng tất cả nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc mà không chấp. Như thật biết rõ tướng tất cả các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra mà không chấp; như thật biết rõ tướng tất cả các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra mà không chấp. Như thật biết rõ tướng tất cả bố thí Ba-la-mật-đa mà không chấp; như thật biết rõ tướng tất cả tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa mà không chấp. Như thật biết rõ tướng tất cả pháp không nội mà không chấp; như thật biết rõ tướng tất cả pháp không ngoại cho đến pháp không vô tánh tự tánh mà không chấp. Như thật biết rõ tướng tất cả bốn niệm trụ mà không chấp; như thật biết rõ tướng tất cả bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo mà không chấp. Như vậy, cho đến Như thật biết rõ tướng tất cả mười lực của Phật mà không chấp; như thật biết rõ tướng tất cả bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng mà không chấp. Như thật biết rõ tướng tất cả môn Tam-ma-địa mà không chấp; như thật biết rõ tướng tất cả môn Đà-la-ni mà không chấp. Như thật biết rõ tướng tất cả pháp giới mà không chấp; như thật biết rõ tướng tất cả chơn như, thật tế, cảnh giới bất tư nghì, cảnh giới an ẩn v.v... mà không chấp. Cho đến Như thật biết rõ tướng tất cả trí nhất thiết mà không chấp; như thật biết rõ tướng tất cả trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng mà không chấp.

Bấy giờ, Xá-lợi Tử hỏi Thiện Hiện:

- Còn những tên nào là tướng tất cả pháp?

Thiện Hiện đáp:

- Xá-lợi Tử! Nếu do tướng trạng các hành biểu hiện như vậy mà biết các pháp là sắc, là thanh, là hương, là vị, là xúc, là pháp, là bên trong, là bên ngoài, là hữu lậu, là vô lậu, là hữu vi, là vô vi. Những tên này là tướng tất cả pháp.

Lại nữa, này Xá-lợi Tử! Tôn giả hỏi:

- Thế nào là Bát-nhã Ba-la-mật-đa?

- Này Xá-lợi Tử! Có trí tuệ thù thắng, vi diệu xa lìa những pháp cần phải xa lìa nên gọi là Bát-nhã Ba-la-mật-đa.

Xá-lợi Tử hỏi:

- Trí tuệ này có thể xa lìa pháp nào?

Thiện Hiện đáp:

- Trí tuệ này có thể xa lìa các uẩn, các xứ, các giới, các phiền não kiến, và sáu cõi v.v... nên gọi là Bát-nhã Ba-la-mật-đa.

- Lại nữa, này Xá-lợi Tử! Có trí tuệ thù thắng, vi diệu đi đến chỗ xa nên gọi là Bát-nhã Ba-la-mật-đa.

Xá-lợi Tử hỏi:

- Trí tuệ này có thể đi xa đến pháp gì?

Thiện Hiện đáp:

- Trí tuệ này có thể đi xa đến pháp bố thí Ba-la-mật-đa, cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa, nên gọi là Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Trí tuệ này có thể đi xa đến pháp không nội cho đến pháp không vô tánh tự tánh, nên gọi là Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Trí tuệ này có thể đi xa đến pháp bốn niệm trụ cho đến tám chi thánh đạo, nên gọi là Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Như vậy, cho đến trí tuệ này có thể đi xa đến mười lực của Phật cho đến mười tám pháp Phật bất cộng, nên gọi là Bát-nhã Ba-la-mật-đa; cho đến trí tuệ này có thể đi xa đến trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, nên gọi là Bát-nhã Ba-la-mật-đa.

Này Xá-lợi Tử! Do nhân duyên này nói là Bát-nhã Ba-la-mật-đa.

Lại nữa, này Xá-lợi Tử! Tôn giả hỏi: Thế nào là quán sát các pháp?

Này Xá-lợi Tử! Các Đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, quán sát sắc cho đến thức chẳng phải thường, chẳng vô thường, chẳng vui, chẳng khổ, chẳng phải ngã, chẳng phải vô ngã, chẳng tịnh, chẳng phải bất tịnh, chẳng phải không, chẳng phải bất không, chẳng phải hữu tướng, chẳng phải vô tướng, chẳng phải hữu nguyện, chẳng phải vô nguyện, chẳng phải tịch tịnh, chẳng phải bất tịch tịnh, chẳng phải viễn ly, chẳng phải bất viễn ly. Quán sát nhãn xứ cho đến ý xứ chẳng phải thường, chẳng vô thường, chẳng vui, chẳng khổ, chẳng phải ngã, chẳng phải vô ngã, chẳng phải tịnh, chẳng phải bất tịnh, chẳng phải không, chẳng phải bất không, chẳng phải hữu tướng, chẳng phải vô tướng, chẳng phải hữu nguyện, chẳng phải vô nguyện, chẳng phải tịch tịnh, chẳng phải bất tịch tịnh, chẳng phải viễn ly, chẳng phải bất viễn ly. Quán sát sắc xứ cho đến pháp xứ chẳng phải thường, chẳng vô thường, chẳng vui, chẳng khổ, chẳng phải ngã, chẳng phải vô ngã, chẳng phải tịnh, chẳng phải bất tịnh, chẳng phải không, chẳng phải bất không, chẳng phải hữu tướng, chẳng phải vô tướng, chẳng phải hữu nguyện, chẳng phải vô nguyện, chẳng phải tịch tịnh, chẳng phải bất tịch tịnh, chẳng phải viễn ly, chẳng phải bất viễn ly. Quán sát nhãn giới cho đến ý giới chẳng phải thường, chẳng vô thường, chẳng vui, chẳng khổ, chẳng phải ngã, chẳng phải vô ngã, chẳng phải tịnh, chẳng phải bất tịnh, chẳng phải không, chẳng phải bất không, chẳng phải hữu tướng, chẳng phải vô tướng, chẳng phải hữu nguyện, chẳng phải vô nguyện, chẳng phải tịch tịnh, chẳng phải bất tịch tịnh, chẳng phải viễn ly, chẳng phải bất viễn ly. Quán sát sắc giới cho đến pháp giới chẳng phải thường, chẳng vô thường, chẳng vui, chẳng khổ, chẳng phải ngã, chẳng phải vô ngã, chẳng phải tịnh, chẳng phải bất tịnh, chẳng phải không, chẳng phải bất không, chẳng phải hữu tướng, chẳng phải vô tướng, chẳng phải hữu nguyện, chẳng phải vô nguyện, chẳng phải tịch tịnh, chẳng phải bất tịch tịnh, chẳng phải viễn ly, chẳng phải bất viễn ly. Quán sát nhãn thức giới cho đến ý thức giới chẳng phải thường, chẳng vô thường, chẳng vui, chẳng khổ, chẳng phải ngã, chẳng phải vô ngã, chẳng tịnh, chẳng phải bất tịnh, chẳng phải không, chẳng phải bất không, chẳng phải hữu tướng, chẳng phải vô tướng, chẳng phải hữu nguyện, chẳng phải vô nguyện, chẳng phải tịch tịnh, chẳng phải bất tịch tịnh, chẳng phải viễn ly, chẳng phải bất viễn ly. Quán sát nhãn xúc cho đến ý xúc chẳng phải thường, chẳng vô thường, chẳng vui, chẳng khổ, chẳng phải ngã, chẳng phải vô ngã, chẳng tịnh, chẳng phải bất tịnh, chẳng phải không, chẳng phải bất không, chẳng phải hữu tướng, chẳng phải vô tướng, chẳng phải hữu nguyện, chẳng phải vô nguyện, chẳng phải tịch tịnh, chẳng phải bất tịch tịnh, chẳng phải viễn ly, chẳng phải bất viễn ly. Quán sát các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra chẳng phải thường, chẳng vô thường, chẳng vui, chẳng khổ, chẳng phải ngã, chẳng phải vô ngã, chẳng tịnh, chẳng phải bất tịnh, chẳng phải không, chẳng phải bất không, chẳng phải hữu tướng, chẳng phải vô tướng, chẳng phải hữu nguyện, chẳng phải vô nguyện, chẳng phải tịch tịnh, chẳng phải bất tịch tịnh, chẳng phải viễn ly, chẳng phải bất viễn ly. Quán sát bố thí Ba-la-mật-đa cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa chẳng phải thường, chẳng vô thường, chẳng vui, chẳng khổ, chẳng phải ngã, chẳng phải vô ngã, chẳng tịnh, chẳng phải bất tịnh, chẳng phải không, chẳng phải bất không, chẳng phải hữu tướng, chẳng phải vô tướng, chẳng phải hữu nguyện, chẳng phải vô nguyện, chẳng phải tịch tịnh, chẳng phải bất tịch tịnh, chẳng phải viễn ly, chẳng phải bất viễn ly. Quán sát pháp không nội cho đến pháp không vô tánh tự tánh chẳng phải thường, chẳng vô thường, chẳng vui, chẳng khổ, chẳng phải ngã, chẳng phải vô ngã, chẳng tịnh, chẳng phải bất tịnh, chẳng phải không, chẳng phải bất không, chẳng phải hữu tướng, chẳng phải vô tướng, chẳng phải hữu nguyện, chẳng phải vô nguyện, chẳng phải tịch tịnh, chẳng phải bất tịch tịnh, chẳng phải viễn ly, chẳng phải bất viễn ly. Quán sát bốn niệm trụ cho đến tám chi thánh đạo chẳng phải thường, chẳng vô thường, chẳng vui, chẳng khổ, chẳng phải ngã, chẳng phải vô ngã, chẳng tịnh, chẳng phải bất tịnh, chẳng phải không, chẳng phải bất không, chẳng phải hữu tướng, chẳng phải vô tướng, chẳng phải hữu nguyện, chẳng phải vô nguyện, chẳng phải tịch tịnh, chẳng phải bất tịch tịnh, chẳng phải viễn ly, chẳng phải bất viễn ly. Như vậy, cho đến quán sát mười lực của Phật cho đến mười tám pháp Phật bất cộng chẳng phải thường, chẳng vô thường, chẳng vui, chẳng khổ, chẳng phải ngã, chẳng phải vô ngã, chẳng tịnh, chẳng phải bất tịnh, chẳng phải không, chẳng phải bất không, chẳng phải hữu tướng, chẳng phải vô tướng, chẳng phải hữu nguyện, chẳng phải vô nguyện, chẳng phải tịch tịnh, chẳng phải bất tịch tịnh, chẳng phải viễn ly, chẳng phải bất viễn ly. Quán sát tất cả môn Tam-ma-địa, tất cả môn Đà-la-ni chẳng phải thường, chẳng vô thường, chẳng vui, chẳng khổ, chẳng phải ngã, chẳng phải vô ngã, chẳng tịnh, chẳng phải bất tịnh, chẳng phải không, chẳng phải bất không, chẳng phải hữu tướng, chẳng phải vô tướng, chẳng phải hữu nguyện, chẳng phải vô nguyện, chẳng phải tịch tịnh, chẳng phải bất tịch tịnh, chẳng phải viễn ly, chẳng phải bất viễn ly. Như vậy, cho đến quán sát trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng chẳng phải thường, chẳng vô thường, chẳng vui, chẳng khổ, chẳng phải ngã, chẳng phải vô ngã, chẳng tịnh, chẳng phải bất tịnh, chẳng phải không, chẳng phải bất không, chẳng phải hữu tướng, chẳng phải vô tướng, chẳng phải hữu nguyện, chẳng phải vô nguyện, chẳng phải tịch tịnh, chẳng phải bất tịch tịnh, chẳng phải viễn ly, chẳng phải bất viễn ly.

Này Xá-lợi Tử! Đó gọi là quán sát các pháp.

Này Xá-lợi Tử! Các Đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, nên quán sát các pháp như vậy.

Bấy giờ, cụ thọ Xá-lợi Tử hỏi Thiện Hiện:

- Tôn giả! Do duyên nào nói như vầy: Sắc không sanh, không diệt tức là chẳng phải sắc; thọ, tưởng, hành, thức không sanh, không diệt cũng chẳng phải thọ, tưởng, hành, thức? Như vậy, cho đến trí nhất thiết không sanh, không diệt tức là chẳng phải trí nhất thiết; trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng không sanh, không diệt cũng chẳng phải trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng?

Thiện Hiện đáp:

- Này Xá-lợi Tử! Sắc, tánh sắc là không; thọ, tưởng, hành, thức, tánh thọ, tưởng, hành, thức là không. Trong tánh không này không có sanh, không có diệt, cũng không có sắc cho đến thức. Do đây nên nói: Sắc không sanh, không diệt tức là chẳng phải sắc; thọ, tưởng, hành, thức không sanh, không diệt cũng chẳng phải thọ, tưởng, hành, thức.

Này Xá-lợi Tử! Như vậy, cho đến trí nhất thiết, tánh trí nhất thiết là không; trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng; tánh trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng là không. Trong tánh không này không có sanh, không có diệt, cũng không có trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng. Do đây nên nói: Trí nhất thiết không sanh, không diệt tức là chẳng phải trí nhất thiết; trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng không sanh, không diệt cũng chẳng phải trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng.

Bấy giờ, cụ thọ Xá-lợi Tử hỏi Thiện Hiện:

- Tôn giả! Do duyên nào nên nói như vầy: Sắc không hai tức là chẳng phải sắc; thọ, tưởng, hành, thức không hai cũng chẳng phải thọ, tưởng, hành, thức? Như vậy, cho đến trí nhất thiết không hai tức là chẳng phải trí nhất thiết; trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng không hai cũng chẳng phải trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng?

Thiện Hiện đáp:

- Xá-lợi Tử! Hoặc là sắc, hoặc không hai; hoặc thọ, tưởng, hành, thức, hoặc không hai. Tất cả như vậy đều chẳng tương ưng, chẳng phải không tương ưng, không sắc, không kiến, không đối, một tướng gọi là vô tướng. Do đây nên nói: Sắc không hai tức là chẳng phải sắc; thọ, tưởng, hành, thức không hai cũng chẳng phải thọ, tưởng, hành, thức.

Này Xá-lợi Tử! Như vậy, cho đến hoặc trí nhất thiết, hoặc không hai; hoặc trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, hoặc không hai. Tất cả như vậy đều chẳng phải tương ưng, chẳng phải không tương ưng, không sắc, không kiến, không đối, một tướng gọi là vô tướng. Do đây nên nói: Trí nhất thiết không hai tức là chẳng phải trí nhất thiết; trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng không hai cũng chẳng phải trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng.

Bấy giờ, cụ thọ Xá-lợi Tử hỏi Thiện Hiện:

- Tôn giả! Do duyên nào nên nói như vầy: Sắc vào pháp số không hai; thọ, tưởng, hành, thức vào pháp số không hai? Như vậy, cho đến trí nhất thiết vào pháp số không hai; trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng vào pháp số không hai?

Thiện Hiện đáp:

- Xá-lợi Tử! Sắc không khác, không sanh, không diệt; không sanh, không diệt, không khác sắc; sắc tức là không sanh, không diệt; không sanh, không diệt tức là sắc. Thọ, tưởng, hành, thức không khác, không sanh, không diệt; không sanh, không diệt, không khác thọ, tưởng, hành, thức; thọ, tưởng, hành, thức tức là không sanh, không diệt; không sanh, không diệt tức là thọ, tưởng, hành, thức. Do đây nên nói: Sắc vào pháp số không hai; thọ, tưởng, hành, thức vào pháp số không hai.

Này Xá-lợi Tử! Như vậy, cho đến trí nhất thiết không khác, không sanh, không diệt; không sanh, không diệt, không khác trí nhất thiết; trí nhất thiết tức là không sanh, không diệt; không sanh, không diệt tức là trí nhất thiết. Trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng không khác, không sanh, không diệt; không sanh, không diệt, không khác trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng; trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng tức là không sanh, không diệt; không sanh, không diệt tức là trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng. Do đây nên nói: Trí nhất thiết vào pháp số không hai; trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng vào pháp số không hai.

Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện thưa:

- Bạch Thế Tôn! Khi nào Đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, quán sát các pháp, khi đó Đại Bồ-tát thấy ngã không sanh, rốt ráo thanh tịnh, cho đến thấy người thấy không sanh rốt ráo thanh tịnh. Thấy sắc không sanh rốt ráo thanh tịnh, cho đến thấy thức không sanh rốt ráo thanh tịnh. Thấy nhãn xứ không sanh rốt ráo thanh tịnh, cho đến thấy ý xứ không sanh rốt ráo thanh tịnh. Thấy sắc xứ không sanh rốt ráo thanh tịnh, cho đến thấy pháp xứ không sanh rốt ráo thanh tịnh. Thấy nhãn giới không sanh rốt ráo thanh tịnh, cho đến thấy ý giới không sanh rốt ráo thanh tịnh. Thấy sắc giới không sanh rốt ráo thanh tịnh, cho đến thấy pháp giới không sanh rốt ráo thanh tịnh. Thấy nhãn thức giới không sanh rốt ráo thanh tịnh, cho đến thấy ý thức giới không sanh rốt ráo thanh tịnh. Thấy nhãn xúc không sanh rốt ráo thanh tịnh, cho đến thấy ý xúc không sanh rốt ráo thanh tịnh. Thấy các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra không sanh rốt ráo thanh tịnh, cho đến thấy các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra không sanh rốt ráo thanh tịnh. Thấy bố thí Ba-la-mật-đa không sanh rốt ráo thanh tịnh, cho đến thấy Bát-nhã Ba-la-mật-đa không sanh rốt ráo thanh tịnh. Thấy pháp không nội không sanh rốt ráo thanh tịnh, cho đến thấy pháp không vô tánh tự tánh không sanh rốt ráo thanh tịnh. Thấy bốn niệm trụ không sanh rốt ráo thanh tịnh, cho đến thấy tám chi thánh đạo không sanh rốt ráo thanh tịnh. Như vậy, cho đến thấy mười lực của Phật không sanh rốt ráo thanh tịnh, cho đến thấy mười tám pháp Phật bất cộng không sanh rốt ráo thanh tịnh. Thấy tất cả môn Tam-ma-địa không sanh rốt ráo thanh tịnh, thấy tất cả môn Đà-la-ni không sanh rốt ráo thanh tịnh. Như vậy, cho đến thấy trí nhất thiết không sanh rốt ráo thanh tịnh vậy; thấy trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng không sanh rốt ráo thanh tịnh. Thấy pháp phàm phu không sanh rốt ráo thanh tịnh, thấy phàm phu không sanh rốt ráo thanh tịnh. Thấy pháp Dự lưu không sanh rốt ráo thanh tịnh, thấy Dự lưu không sanh rốt ráo thanh tịnh. Thấy pháp Nhất lai không sanh rốt ráo thanh tịnh, thấy Nhất lai không sanh rốt ráo thanh tịnh. Thấy pháp Bất hoàn không sanh rốt ráo thanh tịnh, thấy Bất hoàn không sanh rốt ráo thanh tịnh. Thấy pháp A-la-hán không sanh rốt ráo thanh tịnh, thấy A-la-hán không sanh rốt ráo thanh tịnh. Thấy pháp Độc giác không sanh rốt ráo thanh tịnh, thấy Độc giác không sanh rốt ráo thanh tịnh. Thấy tất cả pháp Bồ-tát không sanh rốt ráo thanh tịnh, thấy tất cả Bồ-tát không sanh rốt ráo thanh tịnh. Thấy pháp chư Phật không sanh rốt ráo thanh tịnh, thấy chư Phật không sanh rốt ráo thanh tịnh. Thấy pháp tất cả hữu tình không sanh rốt ráo thanh tịnh, thấy tất cả hữu tình không sanh rốt ráo thanh tịnh.

 

Quyển thứ 423

Hết

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
16/03/2022(Xem: 3448)
Tôi là học sinh duy nhất ở huyện Duy Xuyên, Quảng Nam đậu vào lớp đệ thất Trường Trung học Công lập Trần Quý Cáp Hội An, niên khóa 1957-1958. Cha tôi rất vui mừng nên đã thành tâm cúng tạ Tổ tiên, ông bà. Ông vui mừng vì nếu tôi không đậu thì tôi sẽ thất học do không có tiền đóng học phí khi học trường tư thục. Tôi học ở trường Trần Quý Cáp cho đến cuối năm đệ nhị, sau con bão lụt khủng khiếp năm Thìn (1964) tôi phải nghỉ học, vào Sài Gòn tìm kế sinh nhai. Là con trai trưởng tôi phải lo cho 2 đứa em ăn học nữa.
13/03/2022(Xem: 4193)
Bài viết này để ghi ơn Thầy Thích Minh Châu. Những gì Thầy dịch nhiều hơn những gì tôi có thể đọc, những gì Thầy viết phức tạp hơn những gì tôi có thể hiểu, và công trình hoằng pháp của Thầy vĩ đại hơn những gì tôi có thể đo lường. Bài viết, do vậy, chỉ là một phần những gì có thể nhìn về Thầy Thích Minh Châu, từ một người, tuy chưa bao giờ gặp Thầy trực tiếp, nhưng luôn luôn tự xem như học trò của Thầy. Và nơi đây sẽ tập trung về cách Thầy Thích Minh Châu lý giải về cửa pháp Bất Lập Văn Tự (không dựng lập chữ nghĩa, ngôn ngữ, biểu tượng, ký hiệu…). Sai sót tất nhiên sẽ có, người viết xin được thành tâm sám hối.
05/03/2022(Xem: 4120)
Hòa thượng Thích Nguyên Phước, Chứng minh Ban Trị sự GHPGVN huyện Diên Khánh, trú trì chùa Phước Long, thôn Trung 3, xã Diên Toàn, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa. Theo cáo phó, do niên cao lạp trưởng, Hòa thượng đã thuận thế vô thường, thu thần thị tịch vào lúc 4 giờ 30 phút ngày 4-3-2022 (nhằm ngày 2-2-Nhâm Dần) tại chùa Phước Long; Trụ thế: 72 năm, 49 Hạ lạp. Lễ thỉnh nhục thân nhập Kim quan lúc 21 giờ ngày 4-3-2022 (nhằm ngày 2-2-Nhâm Dần). Kim quan được an trí tại Giác linh đường chùa Phước Long, thôn Trung 3, xã Diên Toàn, huyện Diên Khánh. Lễ viếng bắt đầu từ lúc 7 giờ ngày 5-3-2022 (nhằm ngày 3-2-Nhâm Dần). Lễ phụng tống kim quan trà-tỳ tại Đài hỏa táng phía Bắc TP.Nha Trang được cử hành vào lúc 8 giờ ngày 7-3-2022 (nhằm ngày 5-2-Nhâm Dần).
04/03/2022(Xem: 4093)
Hòa thượng Thích Ngộ Khải, Chứng minh Ban Trị Sự GHPGVN thị xã An Nhơn, Viện chủ chùa Thiên An, thị xã An Nhơn Do niên cao lạp trưởng, Hoà thượng đã thuận thế vô thường, thâu thần thị tịch vào lúc 07 giờ 30 phút ngày 03 tháng 3 năm 2022 (nhằm mùng 01 tháng 02 năm Nhâm Dần) tại chùa Thiên An, số 35 đường Lê Hồng Phong, phường Bình Định, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định.
21/02/2022(Xem: 4941)
Di sản mà Đức Đệ Ngũ Tăng Thống để lại cho môn nhân, chúng đệ tử hậu thế, là phẩm chất trong sáng của đệ tử Phật, không khiếp nhược để khuất thân làm công cụ cho các thế lực tham vọng, không si mê để bị quyến rũ bởi hư danh, lợi dưỡng mà thế tục ban tặng. Di sản ấy là sự kế thừa công hạnh hoằng hóa của Chư Thánh Đệ tử, của Lịch đại Tổ Sư, đạo lý vi diệu dẫn đường chúng sinh tầm cầu an lạc, được công bố rộng rãi bởi Đức Thích Tôn, được kết tập thành Tam Tạng Thánh giáo, hoằng truyền trên 25 thế kỷ. Để hộ trì di sản tối thắng này, dù trải qua năm tháng đọa đày trong vòng lao lý, Ngài vẫn kiên trì sự nghiệp hoằng pháp lợi sanh, không xao lãng sự nghiệp phiên dịch Thánh điển làm sở y cho chánh tín khỏi bị dao động, mê hoặc bởi các ý thức tà kiến, bởi các thuyết lý điên đảo.
10/02/2022(Xem: 10899)
Thiền sư Thích Nhất Hạnh, bậc đạo sư kính yêu, vị cao tăng thạc đức Phật giáo Việt Nam với tầm nhìn xa trông rộng đã an nhiên viên tịch, trụ thế 97 xuân. Ngài đã và đang là một trong những bậc thầy vĩ đại nhất của thời đại chúng ta. Mặc dù phải nhẫn nhịn cả đau khổ và số phận lưu đày bao thập kỷ, Ngài vẫn liên tục tuôn trào suối nguồn từ bi tâm, luôn thắp sáng ánh dương quang trí tuệ cho thế giới nhân loại được tươi mát và ấm áp.
05/02/2022(Xem: 6670)
Thiền sư Thích Nhất Hạnh vĩ đại, vị đạo sư siêu tuyệt. Ngài kết hợp một cách sáng tạo và cơ chế bản địa hóa Phật giáo vào chủ lưu văn hóa chính thống phương Tây một cách tự nhiên. Đặc biệt, Ngài khéo dùng phương tiện thiện xảo trong việc chia sẻ Từ bi tâm và Trí tuệ Phật pháp với công chúng thông qua việc sử dụng ngôn ngữ văn tự địa phương, thi ca và âm nhạc. Ngài đã khéo vận dụng giáo lý Phật đà để người dân các quốc gia khác nhau trên thế giới, tắm mát trong suối nguồn từ bi và ấm áp dưới ánh dương quang Trí tuệ Phật pháp mà không chướng ngại, siêu việt tất cả cương giới.
04/02/2022(Xem: 4094)
Ban TTTT Phật Giáo Tỉnh Khánh Hòa, nhận được tin: THƯỢNG TỌA THÍCH CHƠN THÀNH - TRÚ TRÌ CHÙA DIÊN THỌ Viên Tịch vào lúc 04giờ 45 phút ngày 02/02/2022 (Nhằm ngày 02/01 năm Nhâm Dần) tại Chùa Diên Thọ, TT Diên Khánh, Tỉnh Khánh Hòa. Trụ thế: 69 năm Hạ lạp: 28 năm - Lễ thỉnh Nhục thân nhập Kim quan lúc 18h00p ngày 02/02/2022 (nhằm ngày 02/01 năm Nhâm Dần). - Kim quan được an trí tại Giác Linh đường Chùa Diên Thọ, số 226 đường Lạc Long Quân, Thị trấn Diên Khánh, huyện Diên Khánh. - Lễ viếng bắt đầu từ lúc 20h00 cùng ngày. - Lễ cung thỉnh Kim quan Đăng đàn Trà tỳ chính thức được cử hành vào lúc 08h00p ngày 05/02/2022 (Nhằm ngày 05/01 năm Nhâm Dần).
22/01/2022(Xem: 9567)
Sau những năm tháng an dưỡng tại Tổ đình Từ Hiếu, vào lúc 00:00 ngày 22 tháng 01 năm 2022 (nhằm ngày 20 tháng Chạp năm Tân Sửu), Thiền sư pháp hiệu trước Nhất sau Hạnh, Niên Trưởng Trú trì Tổ đình Từ Hiếu đã thâu thần thị tịch tại Tổ đình, nơi Người đã xuất gia cách đây tám mươi năm.
18/01/2022(Xem: 9762)
Cố trưởng lão Tịnh Đức thế danh Tôn Thất Toản, sinh ngày 01/08/1944 tuổi Giáp Thân tại Hương Trà, Thừa Thiên Huế. Gia đình dòng tộc Hoàng gia, thuộc Đệ bát hệ, Đệ nhị phòng, dòng dõi Chúa Nguyễn Phúc Thụ (Túc Tông Hiếu Đinh Hoàng Đế). Thân phụ là ông Tôn Thất Nhường, sinh năm 1897, mất năm 1982, thọ 85 tuổi. Thân mẫu là bà Nguyễn Thị Bàng, sinh năm 1903, mất năm 1963, thọ 61 tuổi. Gia đình có 5 anh em, Ngài là người con út. Xưa, gia đình ngụ tại Hương Trà, Thừa Thiên Huế. Sau vào ở tại phường Thạc Gián, Đà nẵng.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]