Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Quyển 378: Phẩm Vô Tướng Vô Đắc 06, Phẩm Pháp Nghĩa Vô Tạp 01

15/07/201520:24(Xem: 16377)
Quyển 378: Phẩm Vô Tướng Vô Đắc 06, Phẩm Pháp Nghĩa Vô Tạp 01

Tập 07

Quyển 378

 Phẩm Vô Tướng Vô Đắc 06
Bản dịch của HT Thích Trí Nghiêm
Diễn đọc: Cư Sĩ Chánh Trí


 

 

Chẳng chấp trước pháp không quên mất, chẳng chấp trước tánh luôn luôn xả; chẳng chấp trước trí nhất thiết, chẳng chấp trước trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng; chẳng chấp trước quả Dự lưu, chẳng chấp trước quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán, quả vị Độc giác; chẳng chấp trước tất cả hạnh Đại Bồ-tát; chẳng chấp trước quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật. Đại Bồ-tát ấy khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, lấy vô tánh làm tự tánh có thể viên mãn đạo Bồ-tát, nghĩa là có thể viên mãn bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa; cũng có thể viên mãn pháp không nội, pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; cũng có thể viên mãn chơn như, pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì; cũng có thể viên mãn bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo; cũng có thể viên mãn Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo; cũng có thể viên mãn bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc; cũng có thể viên mãn tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ; cũng có thể viên mãn tất cả pháp môn Tam-ma-địa, pháp môn Đà-la-ni; cũng có thể viên mãn pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện; cũng có thể viên mãn năm loại mắt, sáu phép thần thông; cũng có thể viên mãn mười lực Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng; cũng có thể viên mãn đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả; cũng có thể viên mãn pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả; cũng có thể viên mãn trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng; cũng có thể viên mãn ba mươi hai tướng đại sĩ, tám mươi vẻ đẹp phụ thuộc.

Đại Bồ-tát ấy an trụ trong đạo Bồ-đề dị thục pháp, cũng có thể viên mãn bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa; cũng có thể viên mãn pháp không nội, pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; cũng có thể viên mãn chơn như, pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì; cũng có thể viên mãn bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám thánh đạo; cũng có thể viên mãn Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo; cũng có thể viên mãn bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc; cũng có thể viên mãn tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ; cũng có thể viên mãn tất cả pháp môn Tam-ma-địa, pháp môn Đà-la-ni; cũng có thể viên mãn pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện; cũng có thể viên mãn năm loại mắt, sáu phép thần thông và vô lượng công đức khác.

Đại Bồ-tát ấy viên mãn đạo Bồ-đề như thế rồi, lìa các ám chướng, an trụ trong Phật đạo, do sức thần thông thù thắng dị thục sanh, phương tiện làm lợi ích cho các loại hữu tình, người nên dùng bố thí nhiếp thọ thì liền dùng bố thí mà nhiếp thọ họ, người nên dùng tịnh giới nhiếp thọ thì liền dùng tịnh giới mà nhiếp thọ họ, nên dùng an nhẫn nhiếp thọ thì liền dùng an nhẫn mà nhiếp thọ họ, nên dùng tinh tấn nhiếp thọ thì liền dùng tinh tấn mà nhiếp thọ họ, nên dùng tịnh lự nhiếp thọ thì liền dùng tịnh lự mà nhiếp thọ họ, nên dùng Bát-nhã nhiếp thọ thì liền dùng Bát-nhã mà nhiếp thọ họ, nên dùng giải thoát nhiếp thọ thì liền dùng giải thoát mà nhiếp thọ họ, nên dùng giải thoát tri kiến nhiếp thọ thì liền dùng giải thoát tri kiến mà nhiếp thọ họ, nên khiến an trụ quả Dự lưu thì phương tiện khiến an trụ quả Dự lưu, nên khiến an trụ quả Nhất lai thì phương tiện khiến an trụ quả Nhất lai, nên khiến an trụ quả Bất hoàn thì phương tiện khiến an trụ quả Bất hoàn, nên khiến an trụ quả A-la-hán thì phương tiện khiến an trụ quả A-la-hán, nên khiến an trụ quả vị Độc giác thì phương tiện khiến an trụ quả vị Độc giác, nên khiến an trụ quả vị giác ngộ cao tột thì phương tiện khiến an trụ quả vị giác ngộ cao tột.

Đại Bồ-tát ấy có thể thi triển các loại thần thông biến hiện, muốn an trụ hằng hà sa thế giới thì tùy ý có thể an trụ, muốn hiện các loại trân bảo ở thế giới đó thì có thể tùy ý hiện, muốn khiến cho hữu tình ở trong các thế giới đó thọ dụng các loại trân bảo tốt đẹp ấy thì tùy theo sở thích của họ đều khiến được đầy đủ. Đại Bồ-tát ấy, từ thế giới này đến thế giới khác, làm lợi ích an lạc vô lượng hữu tình, thấy tướng nghiêm tịnh của các thế giới có thể tự nhiếp thọ cõi Phật nghiêm tịnh theo sở thích. Thí như chư thiên Tha hóa tự tại cần có các nhạc cụ vi diệu thì tùy tâm hiện ra, Bồ-tát ấy tùy ý nhiếp thọ vô lượng cõi Phật đủ các loại nghiêm tịnh. Đại Bồ-tát ấy do bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa dị thục sanh và các thần thông vi diệu dị thục sanh cùng đạo Bồ-tát dị thục sanh nên hành trí đạo tướng; do trí đạo tướng được thành thục nên lại có thể chứng đắc trí nhất thiết tướng; do đắc trí này, đối với tất cả pháp không có sự nhiếp thọ, nghĩa là chẳng nhiếp thọ sắc, chẳng nhiếp thọ thọ, tưởng, hành, thức; chẳng nhiếp thọ nhãn xứ, chẳng nhiếp thọ nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ; chẳng nhiếp thọ sắc xứ, chẳng nhiếp thọ thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ; chẳng nhiếp thọ nhãn giới, chẳng nhiếp thọ nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới; chẳng nhiếp thọ sắc giới, chẳng nhiếp thọ thanh, hương, vị, xúc, pháp giới; chẳng nhiếp thọ nhãn thức giới, chẳng nhiếp thọ nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới; chẳng nhiếp thọ nhãn xúc, chẳng nhiếp thọ nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc; chẳng nhiếp thọ các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, chẳng nhiếp thọ các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra; chẳng nhiếp thọ tất cả pháp thiện, pháp phi thiện, pháp thế gian, pháp xuất thế gian, pháp hữu lậu, pháp vô lậu, pháp hữu vi, pháp vô vi, pháp hữu tội, pháp vô tội; cũng chẳng nhiếp thọ sở chứng là quả vị giác ngộ cao tột; cũng chẳng nhiếp thọ vật thọ dụng trong tất cả cõi Phật, hữu tình trong ấy cũng không nhiếp thọ. Vì sao? Vì Đại Bồ-tát ấy trước chẳng nhiếp thọ tất cả pháp, nên đối với tất cả pháp không có sở đắc và vì các hữu tình mà tuyên thuyết rõ ràng rằng tất cả pháp tánh không nhiếp thọ.

Này Thiện Hiện! Như vậy, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, do tâm lực vô lậu lìa các tướng, nên có thể ở trong tất cả pháp vô tướng, vô giác, vô đắc, vô ảnh, vô tác, viên mãn Bát-nhã Ba-la-mật-đa, cũng có thể viên mãn các công đức khác.

 

Tập 07

 Quyển 378

 Phẩm Pháp Nghĩa Vô Tạp 01

 

 

Lúc bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Làm sao ở trong tất cả pháp không vô tướng, tự tướng, vô tạp, có thể viên mãn tu bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa? Làm sao ở trong tất cả pháp vô lậu, vô sai biệt, an lập các pháp sai biệt và có thể hiện rõ như thế? Làm sao ở trong Bát-nhã Ba-la-mật-đa nhiếp thọ tất cả bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa; nhiếp thọ tất cả pháp không nội, pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; nhiếp thọ tất cả chơn như, pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì; nhiếp thọ tất cả bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo; nhiếp thọ tất cả pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện; nhiếp thọ tất cả Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo; nhiếp thọ tất cả bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc; nhiếp thọ tất cả tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ; nhiếp thọ tất cả pháp môn Tam-ma-địa, pháp môn Đà-la-ni; nhiếp thọ tất cả năm loại mắt, sáu phép thần thông; nhiếp thọ tất cả mười lực Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng; nhiếp thọ tất cả pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả; nhiếp thọ tất cả trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng; nhiếp thọ tất cả pháp thế, xuất thế? Làm sao ở trong tất cả pháp tướng khác, an lập một tướng, gọi là vô tướng và ở trong pháp nhất tướng vô tướng, an lập các loại pháp tướng sai biệt?

Phật dạy:

- Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, an trụ trong năm thủ uẩn như mộng, như tiếng vang, như ảnh tượng, như bóng sáng, như bóng nắng, như trò huyễn, như ảo thành, như sự biến hóa mà tu hành bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa, như thật rõ biết năm thủ uẩn như mộng, như tiếng vang, như ảnh tượng, như bóng sáng, như bóng nắng, như trò huyễn, như ảo thành, như sự biến hóa, đều vô tướng. Vì sao? Vì các loại mộng, tiếng vang, ảnh tượng, bóng sáng, bóng nắng, trò huyễn, ảo thành, sự biến hóa đều không có tự tánh. Nếu pháp không có tự tánh là pháp không có tướng. Nếu pháp không có tướng là pháp nhất tướng, gọi là vô tướng.

Này Thiện Hiện! Do nhân duyên này, nên biết tất cả sự bố thí là không tướng, người cho không tướng, người nhận không tướng, vật cho không tướng. Nếu biết như vậy mà hành bố thí, thì có thể viên mãn việc tu hành bố thí Ba-la-mật-đa; nếu có thể viên mãn việc tu hành bố thí Ba-la-mật-đa thì chẳng xa lìa tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa; an trụ bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa như thế thì có thể viên mãn bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc; cũng có thể viên mãn bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo; cũng có thể viên mãn pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện; cũng có thể viên mãn pháp không nội, pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; cũng có thể viên mãn chơn như, pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì; cũng có thể viên mãn Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo; cũng có thể viên mãn tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ; cũng có thể viên mãn năm trăm pháp môn Tam-ma-địa, năm trăm pháp môn Đà-la-ni; cũng có thể viên mãn năm loại mắt, sáu phép thần thông; cũng có thể viên mãn mười lực Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng; cũng có thể viên mãn pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả; cũng có thể viên mãn trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng. Đại Bồ-tát ấy an trụ trong các Thánh pháp vô lậu dị thục sanh như thế, dùng sức thần thông đi đến hằng hà sa thế giới chư Phật khắp mười phương và dùng các loại y phục, thức ăn uống, đồ nằm, thuốc thang, hương hoa, tràng phan, bảo cái, đèn đuốc, kỹ nhạc và các thứ nhu yếu thượng diệu khác, cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen chư Phật Thế Tôn, làm lợi ích an lạc cho các hữu tình; đối với người nên dùng bố thí làm lợi ích thì liền dùng bố thí mà làm lợi ích cho họ; nên dùng tịnh giới làm lợi ích thì liền dùng tịnh giới mà làm lợi ích cho họ; nên dùng an nhẫn làm lợi ích thì liền dùng an nhẫn mà làm lợi ích cho họ; nên dùng tinh tấn làm lợi ích thì liền dùng tinh tấn mà làm lợi ích cho họ; nên dùng tịnh lự làm lợi ích thì liền dùng tịnh lự mà làm lợi ích cho họ; nên dùng Bát-nhã làm lợi ích thì liền dùng Bát-nhã mà làm lợi ích cho họ; nên dùng các loại thiện pháp khác làm lợi ích thì liền dùng các loại thiện pháp khác mà làm lợi ích cho họ; nên dùng tất cả thiện pháp thù thắng làm lợi ích thì liền dùng tất cả thiện pháp thù thắng mà làm lợi ích cho họ. Đại Bồ-tát ấy, thành tựu vô lượng thiện pháp như thế, tuy chịu sanh tử nhưng chẳng bị tội lỗi sanh tử làm nhiễm ô; vì muốn lợi lạc cho các hữu tình nên nhiếp thọ phú quí tự tại của người, trời; do oai lực của phú quí tự tại này, có thể làm các việc lợi lạc cho hữu tình, dùng bốn nhiếp pháp mà nhiếp thọ họ. Đại Bồ-tát ấy biết tất cả pháp đều không có tướng, nên tuy biết quả Dự lưu mà chẳng trụ quả Dự lưu, tuy biết quả Nhất lai, mà chẳng trụ quả Nhất lai, tuy biết quả Bất hoàn mà chẳng trụ quả Bất-hoàn, tuy biết quả A-la-hán mà chẳng trụ quả A-la-hán; tuy biết quả vị Độc giác mà chẳng trụ quả vị Độc giác. Vì sao? Vì Đại Bồ-tát ấy như thật rõ biết tất cả pháp rồi, vì muốn chứng đắc trí nhất thiết tướng, chẳng chung cùng với tất cả Thanh văn, Độc giác.

Này Thiện Hiện! Như thế, Đại Bồ-tát biết tất cả pháp đều không có tướng, nên như thật rõ biết bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa cũng đều không có tướng, như thật rõ biết các cả Phật pháp cũng đều không có tướng. Do nhân duyên ấy, có thể viên mãn hết tất cả Phật pháp.

Lại nữa, Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, an trụ trong năm thủ uẩn như mộng, như tiếng vang, như ảnh tượng, như bóng sáng, như bóng nắng, như trò huyễn, như ảo thành, như việc biến hóa mà viên mãn tịnh giới Ba-la-mật-đa. Đại Bồ-tát ấy, như thật rõ biết là năm thủ uẩn như mộng, như tiếng vang, như ảnh tượng, như bóng sáng, như bóng nắng, như trò huyễn, như ảo thành, như việc biến hóa rồi thì có thể viên mãn tịnh giới Ba-la-mật-đa vô tướng; tịnh giới như thế không khuyết, không hở, không tỳ vết, không uế trược, không có sự thủ trước, xứng đáng thọ nhận sự cúng dường được người trí khen ngợi là thọ trì hoàn hảo, cứu cánh hoàn hảo, là Thánh vô lậu, thuộc về chi đạo xuất thế gian; an trụ giới này có thể khéo thọ trì, thọ giới đã thiết lập, giới đắc tự nhiên, giới luật nghi, giới hữu biểu, giới vô biểu, giới hiện hành, giới bất hiện hành, giới oai nghi, giới phi oai nghi. Đại Bồ-tát ấy tuy thành tựu đầy đủ các giới như thế nhưng không thủ trước, chẳng nghĩ thế này, ta do giới này sẽ sanh vào dòng họ lớn Sát-đế-lợi phú quí tự tại, hoặc sẽ sanh vào dòng họ lớn Bà-la-môn phú quí tự tại, hoặc sẽ sanh vào dòng họ lớn Trưởng gia phú quí tự tại, hoặc sẽ sanh vào dòng họ lớn Cư sĩ phú quí tự tại; chẳng nghĩ thế này, ta do giới này sẽ làm tiểu vương, hoặc làm đại vương, hoặc làm luân vương phú quí tự tại; chẳng nghĩ thế này, ta do giới này sẽ sanh vào chúng trời Tứ đại vương, hoặc sanh cõi trời Ba mươi ba, hoặc sanh cõi trời Dạ-ma, hoặc sanh cõi trời Đổ-sử-đa, hoặc sanh cõi trời Lạc biến hóa, hoặc sanh cõi trời Tha hóa tự tại phú quí tự tại; chẳng nghĩ thế này, ta do giới này sẽ sanh cõi trời Phạm chúng, hoặc sanh cõi trời Phạm phụ, hoặc sanh cõi trời Phạm hội, hoặc sanh cõi trời Đại phạm phú quí tự tại; chẳng nghĩ thế này, ta do giới này sẽ sanh cõi trời Quang, hoặc sanh cõi trời Thiểu quang, hoặc sanh cõi trời Vô lượng quang, hoặc sanh cõi trời Cực quang tịnh phú quí tự tại; chẳng nghĩ thế này, ta do giới này sẽ sanh cõi trời Tịnh, hoặc sanh cõi trời Thiểu tịnh, hoặc sanh cõi trời Vô lượng tịnh, hoặc sanh cõi trời Biến tịnh phú quí tự tại; chẳng nghĩ thế này, ta do giới này sẽ sanh cõi trời Quảng, hoặc sanh cõi trời Thiểu quảng, hoặc sanh cõi trời Vô lượng quảng, hoặc sanh cõi trời Quảng quả phú quí tự tại; chẳng nghĩ thế này, ta do giới này sẽ sanh cõi trời Vô phiền, hoặc sanh cõi trời Vô nhiệt, hoặc sanh cõi trời Thiện hiện, hoặc sanh cõi trời Thiện kiến, hoặc sanh cõi trời Sắc cứu cánh phú quí tự tại; chẳng nghĩ thế này, ta do giới này sẽ sanh Không vô biên xứ, hoặc sanh Thức vô biên xứ, hoặc sanh Vô sở hữu xứ, hoặc sanh Phi tưởng phi phi tưởng xứ phú quí tự tại; chẳng nghĩ thế này, ta do giới này sẽ đắc quả Dự lưu, hoặc đắc quả Nhất lai, hoặc đắc quả Bất hoàn, hoặc đắc quả A-la-hán, hoặc đắc quả vị Độc giác; hoặc nhập Chánh tánh ly sanh của Bồ-tát, hoặc đắc Vô sanh pháp nhẫn của Bồ-tát, hoặc đắc quả vị giác ngộ cao tột. Vì sao? Vì các pháp này đều vô tướng, hoặc đồng một tướng gọi là vô tướng; pháp vô tướng chẳng đắc vô tướng, pháp hữu tướng chẳng đắc hữu tướng, pháp vô tướng chẳng đắc hữu tướng, pháp hữu tướng chẳng đắc vô tướng. Do nhân duyên ấy, nên hoàn toàn chẳng thể nắm bắt được.

Này Thiện Hiện! Như thế, Đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, mau có thể viên mãn tịnh giới Ba-la-mật-đa vô tướng, chứng nhập Chánh tánh ly sanh của Bồ-tát; đã nhập Chánh tánh ly sanh của Bồ-tát lại đắc Vô sanh pháp nhẫn của Bồ-tát; đã được Vô sanh pháp nhẫn của Bồ-tát, tu hành trí đạo tướng hướng đến trí nhất thiết tướng, đắc năm thần thông dị thục; lại đắc năm trăm pháp môn Tam-ma-địa, cũng đắc năm trăm pháp môn Đà-la-ni; an trụ ở trong đó lại có thể chứng đắc bốn sự hiểu biết thông suốt; từ cõi Phật này đến cõi Phật khác, cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen chư Phật Thế Tôn, thành thục hữu tình, nghiêm tịnh cõi Phật.

Đại Bồ-tát ấy vì hóa độ hữu tình, nên tuy hiện lưu chuyển sanh tử trong các thú, nhưng chẳng bị các chướng phiền não nghiệp báo ấy làm nhiễm ô. Thí như hóa nhơn tuy hiện các việc đi, đứng, nằm, ngồi, nhưng không có các việc vãng lai chơn thật; tuy hiện các thứ làm lợi ích hữu tình, nhưng đối với hữu tình và sự an lập ấy hoàn toàn không có sở đắc. Như có Như Lai Ứng Cúng Chánh Đẳng Giác hiệu là Tô Phiến Đa, chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột, chuyển pháp luân nhiệm mầu, độ vô lượng chúng sanh, khiến thoát sanh tử, chứng đắc Niết-bàn, nhưng không có hữu tình nào có thể thọ nhận sự thọ ký quả vị giác ngộ cao tột tiếp theo. Khi ấy, Như Lai đó, hóa làm hóa Phật khiến ở lâu trên đời, tự xả tuổi thọ nhập cãnh giới Vô dư y Niết-bàn. Thân của hóa Phật kia, trụ một kiếp rồi, thọ ký quả vị giác ngộ cho một Bồ-tát, rồi mới nhập Niết-bàn. Hóa thân của Phật kia tuy làm các việc lợi ích cho hữu tình, nhưng không có sở đắc, đó là chẳng đắc sắc, chẳng đắc thọ, tưởng, hành, thức; chẳng đắc nhãn xứ, chẳng đắc nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ; chẳng đắc sắc xứ, chẳng đắc thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ; chẳng đắc nhãn giới, chẳng đắc nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới; chẳng đắc sắc giới, chẳng đắc thanh, hương, vị, xúc, pháp giới; chẳng đắc nhãn thức giới, chẳng đắc nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới; chẳng đắc nhãn xúc, chẳng đắc nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc; chẳng đắc các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, chẳng đắc các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra; chẳng đắc tất cả pháp hữu lậu, vô lậu và hữu tình. Đại Bồ-tát ấy, cũng lại như vậy, tuy có làm việc nhưng không có sở đắc.

Này Thiện Hiện! Như thế, Đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa viên mãn tịnh giới Ba-la-mật-đa; do tịnh giới Ba-la-mật-đa này được viên mãn, nên có thể nhiếp thọ tất cả Phật pháp.

Lại nữa, Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, an trụ trong năm thủ uẩn như mộng, như tiếng vang, như ảnh tượng, như bóng sáng, như bóng nắng, như trò huyễn, như ảo thành, như sự biến hóa viên mãn an nhẫn Ba-la-mật-đa. Đại Bồ-tát như thật rõ biết năm thủ uẩn ấy như mộng, như tiếng vang, như ảnh tượng, như bóng sáng, như bóng nắng, như trò huyễn, như ảo thành, như sự biến hóa rồi có thể viên mãn an nhẫn Ba-la-mật-đa vô tướng.

Này Thiện Hiện! Làm sao Đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, biết rõ như thật năm thủ uẩn ấy như mộng, như tiếng vang, như ảnh tượng, như bóng sáng, như bóng nắng, như trò huyễn, như ảo thành, như sự biến hóa rồi có thể viên mãn an nhẫn Ba-la-mật-đa vô tướng?

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy, biết rõ như thật năm thủ uẩn ấy không có thật tướng, nên tu hai loại nhẫn mới có thể viên mãn an nhẫn Ba-la-mật-đa vô tướng. Hai loại đó là gì? Một là an thọ nhẫn, hai là quán sát nhẫn. An thọ nhẫn là các Đại Bồ-tát từ khi mới phát tâm cho đến khi an tọa tòa Bồ-đề nhiệm mầu, ở khoảng giữa, giả sử tất cả loài hữu tình tranh nhau đến chê bai, dùng lời thô ác mắng nhiếc, lăng nhục; lại dùng ngói, đá, dao, gậy làm hại, nhưng Đại Bồ-tát ấy, vì đã viên mãn an nhẫn Ba-la-mật-đa, nên cho đến chẳng sanh một niệm sân hận; cũng lại chẳng khởi tâm trả thù, chỉ nghĩ thế này, các hữu tình ấy thật đáng thương, làm tăng thêm phiền não, dấy động tâm ý họ chẳng được tự tại, đối với ta phát khởi ác nghiệp như thế. Ta nay chẳng nên sân giận họ; lại nghĩ thế này, do ta nhiếp thọ các uẩn oan gia, nên khiến hữu tình ấy đối với ta phát khởi ác nghiệp như thế, chỉ nên tự trách chẳng nên giận họ. Bồ-tát khi quán sát kỹ như thế, đối với hữu tình ấy sanh lòng thương xót sâu xa, các sự việc như thế gọi là an thọ nhẫn. Quán sát nhẫn là Đại Bồ-tát nghĩ thế này: Các hành như huyễn, chẳng thật, chẳng được tự tại, cũng như hư không, không có ngã, hữu tình, dòng sanh mạng, khả năng sanh khởi, sự dưỡng dục, sự trưởng thành, chủ thể luân hồi, ý sanh, nho đồng, khả năng làm việc, khả năng thọ quả báo, cái biết, cái thấy đều chẳng thể nắm bắt được, chỉ là hư vọng phân biệt mà khởi, thì ai chê trách ta, ai mắng nhiếc ta, ai lăng nhục ta, ai dùng các thứ ngói, đá, dao, gậy gia hại ta, ai thọ nhận sự mắng nhiếc gia hại ấy? Đều là tự tâm hư vọng phân biệt. Ta nay chẳng nên phát khởi chấp trước các pháp như thế, do tự tánh không, thắng nghĩa không, nên hoàn toàn không có sở hữu. Bồ-tát khi quán sát kỹ như thế, biết rõ như thật các hành tĩnh lặng, đối với tất cả pháp chẳng sanh tưởng khác; các việc như thế gọi là quán sát nhẫn. Đại Bồ-tát ấy, vì tu tập hai thứ nhẫn như thế, nên có thể viên mãn an nhẫn Ba-la-mật-đa vô tướng; do có thể viên mãn an nhẫn Ba-la-mật-đa vô tướng nên liền đạt được Vô sanh pháp nhẫn.

Khi ấy, cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Thế nào gọi là Vô sanh pháp nhẫn? Pháp này đoạn gì? Lại là trí gì?

Phật dạy:

- Này Thiện Hiện! Do thế lực này cho đến một phần nhỏ pháp ác bất thiện cũng chẳng sanh được, cho nên gọi là Vô sanh pháp nhẫn. Pháp này khiến cho ngã và ngã sở, các phiền não, mạn v.v... rốt ráo tịch diệt; như thật nhẫn thọ các pháp như mộng, như tiếng vang, như ảnh tượng, như bóng sáng, như bóng nắng, như trò huyễn, như ảo thành, như sự biến hóa. Nhẫn này gọi là trí; đắc trí này nên gọi là đạt được Vô sanh pháp nhẫn.

Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Vô sanh pháp nhẫn của Thanh văn, Độc giác cùng với Vô sanh pháp nhẫn của Đại Bồ-tát có sự sai biệt như thế nào?

Phật dạy:

- Này Thiện Hiện! Các bậc Dự lưu hoặc trí, hoặc đoạn cũng gọi là nhẫn của Đại Bồ-tát; các bậc Nhất lai hoặc trí, hoặc đoạn cũng gọi là nhẫn của Đại Bồ-tát, các bậc Bất hoàn hoặc trí, hoặc đoạn cũng gọi là nhẫn của Đại Bồ-tát, các bậc A-la-hán hoặc trí, hoặc đoạn cũng gọi là nhẫn của Đại Bồ-tát, các bậc Độc giác hoặc trí, hoặc đoạn cũng gọi là nhẫn của Đại Bồ-tát; lại có nhẫn của Đại Bồ-tát gọi là các pháp nhẫn, rốt ráo chẳng sanh, như thế là sai biệt.

Này Thiện Hiện! Các Đại Bồ-tát vì thành tựu nhẫn thù thắng như thế, nên vượt hẳn tất cả Thanh văn, Độc giác.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy, an trụ trong Vô sanh pháp nhẫn dị thục thù thắng như thế, hành đạo Bồ-tát, có thể viên mãn trí đạo tướng; do có thể viên mãn trí đạo tướng, nên thường chẳng xa lìa bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bẳy đẳng giác chi, tám chi thánh đạo; cũng chẳng xa lìa pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện; cũng chẳng xa lìa thần thông dị thục. Đại Bồ-tát ấy, do chẳng xa lìa thần thông dị thục, nên từ cõi Phật này đến cõi Phật khác, cung kính cúng dường chư Phật Thế Tôn, thành thục hữu tình, nghiêm tịnh cõi Phật. Đại Bồ-tát ấy, do thành thục hữu tình, nghiêm tịnh cõi Phật được viên mãn, nên chỉ trong khoảng một Sát-na tương ưng diệu tuệ, chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột.

Này Thiện Hiện! Như vậy, Đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, có thể mau viên mãn an nhẫn Ba-la-mật-đa vô tướng; vì được viên mãn an nhẫn Ba-la-mật-đa vô tướng, nên có thể chứng đắc trí nhất thiết trí, tất cả Phật pháp đều được viên mãn.

Lại nữa, Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, an trụ trong năm thủ uẩn như mộng, như tiếng vang, như ảnh tượng, như bóng sáng, như bóng nắng, như trò huyễn, như ảo thành, như sự biến hóa; biết rõ như thật năm thủ uẩn ấy như mộng, như tiếng vang, như ảnh tượng, như bóng sáng, như bóng nắng, như trò huyễn, như ảo thành, như sự biến hóa không có thật tướng rồi, phát khởi tinh tấn thân tâm dõng mãnh. Đại Bồ-tát ấy vì phát khởi tinh tấn thân dõng mãnh nên dẫn phát thần thông nhanh chóng thù thắng; do thần thông này nên đi đến thế giới khắp mười phương cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen chư Phật Thế Tôn; ở chỗ chư Phật, trồng các cội đức, lợi ích an lạc vô lượng hữu tình; cũng có thể nghiêm tịnh các cõi Phật. Đại Bồ-tát ấy, do tinh tấn thân, thành thục hữu tình, tùy theo căn cơ của họ, phương tiện an lập ở pháp ba thừa, đều khiến rốt ráo.

Này Thiện Hiện! Như thế, Đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa do tinh tấn thân có thể mau viên mãn tinh tấn Ba-la-mật-đa vô tướng.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy, vì phát khởi tinh tấn tâm dõng mãnh nên dẫn phát đạo chi vô lậu của chư Thánh, nhiếp thọ tinh tấn, viên mãn tinh tấn Ba-la-mật-đa, trong đó, có thể nhiếp thọ đầy đủ các thiện pháp, đó là bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo; pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện; bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc; tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ; Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo; bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa; năm loại mắt, sáu phép thần thông; pháp môn Tam-ma-địa, pháp môn Đà-la-ni; bậc Cực hỷ, bậc Ly cấu, bậc Phát quang, bậc Diệm tuệ, bậc Cực nan thắng, bậc Hiện tiền, bậc Viễn hành, bậc Bất động, bậc Thiện tuệ, bậc Pháp vân; pháp không nội, pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; chơn như, pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì; mười lực Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng; pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả; trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng. Đại Bồ-tát ấy, an trụ trong đó, có thể viên mãn trí nhất thiết tướng; do trí nhất thiết tướng được viên mãn nên vĩnh viễn đoạn trừ tất cả tập khí tương tục; do vĩnh viễn đoạn trừ tất cả tập khí tương tục nên các tướng và vẻ đẹp phụ thuộc thành tựu viên mãn. Do các tướng và vẻ đẹp phụ thuộc thành tựu viên mãn, nên chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột, phóng đại quang minh chiếu khắp Tam thiên đại thiên thế giới, khiến các thế giới sáu thứ chấn động, chuyển bánh xe chánh pháp, đầy đủ ba mươi hai tướng. Do đó, các loại hữu tình trong Tam thiên đại thiên thế giới, nhờ hào quang chiếu đến, thấy biến động này, nghe chánh pháp âm, đối với ba thừa, được Bất thối chuyển.

Này Thiện Hiện! Như thế, Đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, viên mãn tinh tấn Ba-la-mật-đa, an trụ tinh tấn Ba-la-mật-đa, có thể làm xong nhiều việc lợi ích cho mình và người, có thể mau viên mãn tất cả Phật pháp, chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột.

Lại nữa, Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, an trụ trong năm thủ uẩn như mộng, như tiếng vang, như ảnh tượng, như bóng sáng, như bóng nắng, như trò huyễn, như ảo thành, như việc biến hóa, viên mãn tịnh lự Ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện! Làm sao Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, an trụ trong năm thủ uẩn như mộng, như tiếng vang, như ảnh tượng, như bóng sáng, như bóng nắng, như trò huyễn, như ảo thành, như sự biến hóa, trong năm thủ uẩn viên mãn tịnh lự Ba-la-mật-đa?

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, như thật rõ biết năm thủ uẩn như mộng, như tiếng vang, như ảnh tượng, như bóng sáng, như bóng nắng, như trò huyễn, như ảo thành, như sự biến hóa, không có thật tướng rồi, nhập sơ thiền và an trụ trọn vẹn, nhập đệ nhị, đệ tam, đệ tứ thiền, an trụ trọn vẹn; nhập từ vô lượng an trụ trọn vẹn, nhập bi, hỷ, xả vô lượng an trụ trọn vẹn; nhập định Không vô biên xứ, an trụ trọn vẹn; nhập định Thức vô biên xứ, Vô sở hữu xứ, Phi tưởng phi phi tưởng xứ an trụ trọn vẹn; tu Tam-ma-địa không, tu Tam-ma-địa vô tướng, vô nguyện; tu Tam-ma-địa như điển, tu Tam-ma-địa Thánh chánh, Tam-ma-địa Kim cang dụ, an trụ trong Tam-ma-địa Kim cang dụ; trừ Tam-ma-địa của Như Lai ra, tất cả các Tam-ma-địa khác hoặc cùng với Tam-ma-địa Thanh văn, hoặc cùng với Tam-ma-địa Độc giác, hoặc vô lượng Tam-ma-địa khác, tất cả như thế đều có thể thân chứng và an trụ trọn vẹn; nhưng đối với các Tam-ma-địa như tịnh lự, vô lượng, định vô sắc v.v… chẳng sanh đắm trước, cũng chẳng đắm trước quả sở đắc của chúng. Vì sao? Vì Đại Bồ-tát ấy như thật rõ biết các Tam-ma-địa tịnh lự, vô lượng, định vô sắc v.v… và tất cả pháp đều không có thật tướng, đều lấy vô tánh làm tự tánh, chẳng lẽ lấy pháp vô tướng đắm trước pháp vô tướng, cũng chẳng lẽ dùng vô tánh làm pháp tự tánh, đắm trước vô tánh làm pháp tự tánh. Do chẳng đắm trước Tam-ma-địa, nên Đại Bồ-tát ấy chẳng bao giờ tùy thuận thế lực của các Tam-ma-địa tịnh lự, vô lượng, định vô sắc v.v…  mà sanh vào cõi Sắc, Vô sắc. Vì sao? Vì Đại Bồ-tát ấy, đối với tất cả cảnh giới hoàn toàn không có sở đắc; đối với người nhập định, định sở nhập, nhân duyên nhập cũng không có sở đắc. Đại Bồ-tát ấy, đối với tất cả pháp, vì không có sở đắc, nên có thể mau viên mãn tịnh lự Ba-la-mật-đa vô tướng. Nhờ tịnh lự Ba-la-mật-đa này, siêu vượt các bậc Thanh văn và Độc giác.

Khi ấy, cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát ấy vì sao viên mãn tịnh lự Ba-la-mật-đa vô tướng, siêu vượt các bậc Thanh văn, Độc giác?

Phật dạy:

- Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy, vì khéo học pháp không nội, pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh, nên Đại Bồ-tát ấy, ở trong các pháp không đó, chẳng đắc tất cả pháp, mà an trụ trong đó, chẳng đắc quả Dự lưu, chẳng đắc quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán, quả vị Độc giác, chẳng đắc tất cả hạnh Đại Bồ-tát, chẳng đắc quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật. Vì sao? Vì các tánh không ấy cũng đều rỗng không, nên Đại Bồ-tát ấy, do an trụ pháp không này mà siêu vượt các bậc Thanh văn và Độc giác, chứng nhập Chánh tánh ly sanh của Bồ-tát.

Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát lấy gì làm sanh, lấy gì làm ly sanh?

Phật dạy:

- Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát dùng tất cả cái có sở đắc làm sanh, và dùng tất cả cái vô sở đắc làm ly sanh.

Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát lấy gì làm hữu sở đắc, lấy gì làm vô sở đắc?

Phật dạy:

- Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát dùng tất cả pháp làm hữu sở đắc, đó là Đại Bồ-tát lấy sắc làm hữu sở đắc, lấy thọ, tưởng, hành, thức làm hữu sở đắc. Đại Bồ-tát lấy nhãn xứ làm hữu sở đắc, lấy nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ làm hữu sở đắc. Đại Bồ-tát lấy sắc xứ làm hữu sở đắc, lấy thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ làm hữu sở đắc. Đại Bồ-tát lấy nhãn giới làm hữu sở đắc, lấy nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới làm hữu sở đắc. Đại Bồ-tát lấy sắc giới làm hữu sở đắc, lấy thanh, hương, vị, xúc, pháp giới làm hữu sở đắc. Đại Bồ-tát lấy nhãn thức giới làm hữu sở đắc, lấy nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới làm hữu sở đắc. Đại Bồ-tát lấy nhãn xúc làm hữu sở đắc, lấy nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm hữu sở đắc. Đại Bồ-tát lấy các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra làm hữu sở đắc, lấy các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra làm hữu sở đắc. Đại Bồ-tát lấy địa giới làm hữu sở đắc, lấy thủy, hỏa, phong, không, thức giới làm hữu sở đắc. Đại Bồ-tát lấy nhân duyên làm hữu sở đắc, lấy đẳng vô gián duyên, sở duyên duyên, tăng thượng duyên làm hữu sở đắc. Đại Bồ-tát lấy vô minh làm hữu sở đắc, lấy hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não làm hữu sở đắc. Đại Bồ-tát lấy bố thí Ba-la-mật-đa làm hữu sở đắc, lấy tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa làm hữu sở đắc. Đại Bồ-tát lấy pháp không nội làm hữu sở đắc, lấy pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh làm hữu sở đắc. Đại Bồ-tát lấy bốn niệm trụ làm hữu sở đắc, lấy bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo làm hữu sở đắc. Đại Bồ-tát lấy pháp môn giải thoát không làm hữu sở đắc, lấy pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện làm hữu sở đắc. Đại Bồ-tát lấy Thánh đế khổ làm hữu sở đắc, lấy Thánh đế tập, diệt, đạo làm hữu sở đắc. Đại Bồ-tát lấy bốn tịnh lự làm hữu sở đắc, lấy bốn vô lượng, bốn định vô sắc làm hữu sở đắc. Đại Bồ-tát lấy tám giải thoát làm hữu sở đắc, lấy tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ làm hữu sở đắc. Đại Bồ-tát lấy tất cả pháp môn Tam-ma-địa làm hữu sở đắc, lấy tất cả pháp môn Đà-la-ni làm hữu sở đắc. Đại Bồ-tát lấy bậc Cực hỷ làm hữu sở đắc, lấy bậc Ly cấu, bậc Phát quang, bậc Diệm tuệ, bậc Cực nan thắng, bậc Hiền tiền, bậc Viễn hành, bậc Bất động, bậc Thiện tuệ, bậc Pháp vân làm hữu sở đắc. Đại Bồ-tát lấy năm loại mắt làm hữu sở đắc, lấy sáu phép thần thông làm hữu sở đắc. Đại Bồ-tát lấy mười lực Phật làm hữu sở đắc, lấy bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng làm hữu sở đắc. Đại Bồ-tát lấy pháp không quên mất làm hữu sở đắc, lấy tánh luôn luôn xả làm hữu sở đắc. Đại Bồ-tát lấy trí nhất thiết tướng làm hữu sở đắc, lấy trí đạo tướng, trí nhất thiết làm hữu sở đắc. Đại Bồ-tát lấy quả Dự lưu làm hữu sở đắc, lấy quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán, quả vị Độc giác làm hữu sở đắc. Đại Bồ-tát lấy tất cả hạnh Đại Bồ-tát làm hữu sở đắc, lấy quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật làm hữu sở đắc. Đại Bồ-tát vì lấy các hữu sở đắc như thế mà sanh khởi.

Này Thiện Hiện! Còn Vô sở đắc là Đại Bồ-tát đối với tất cả pháp như thế không hành, không đắc, không nói, không chỉ, đó là Đại Bồ-tát đối với sắc không hành, không đắc, không nói, không chỉ, đối với thọ, tưởng, hành, thức không hành, không đắc, không nói, không chỉ. Vì sao? Vì tự tánh của sắc cho đến tự tánh của thức đều chẳng thể hành, đắc, nói, chỉ. Đại Bồ-tát đối với nhãn xứ không hành, không đắc, không nói, không chỉ; đối với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ không hành, không đắc, không nói, không chỉ. Vì sao? Vì tự tánh của nhãn xứ cho đến tự tánh của ý xứ đều chẳng thể hành, đắc, nói, chỉ. Đại Bồ-tát đối với sắc xứ không hành, không đắc, không nói, không chỉ; đối với thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ không hành, không đắc, không nói, không chỉ. Vì sao? Vì tự tánh của sắc xứ cho đến tự tánh của pháp xứ đều chẳng thể hành, đắc, nói, chỉ. Đại Bồ-tát đối với nhãn giới không hành, không đắc, không nói, không chỉ; đối với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới không hành, không đắc, không nói, không chỉ, Vì sao? Vì tự tánh của nhãn giới cho đến tự tánh của ý giới đều chẳng thể hành, đắc, nói, chỉ. Đại Bồ-tát đối với sắc giới không hành, không đắc, không nói, không chỉ; đối với thanh, hương, vị, xúc, pháp giới không hành, không đắc, không nói, không chỉ. Vì sao? Vì tự tánh của sắc giới cho đến tự tánh của pháp giới đều chẳng thể hành, đắc, nói, chỉ. Đại Bồ-tát đối với nhãn thức giới không hành, không đắc, không nói, không chỉ; đối với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới không hành, không đắc, không nói, không chỉ, Vì sao? Vì tự tánh của nhãn thức giới cho đến tự tánh của ý thức giới đều chẳng thể hành, đắc, nói, chỉ. Đại Bồ-tát đối với nhãn xúc không hành, không đắc, không nói, không chỉ; đối với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc không hành, không đắc, không nói, không chỉ, Vì sao? Vì tự tánh của nhãn xúc cho đến tự tánh của ý xúc đều chẳng thể hành, đắc, nói, chỉ.

 

Quyển thứ 378

Hết

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
23/04/2021(Xem: 4742)
Hoà thượng Thích Từ Hương thế danh là Nguyễn Mạnh Trừng. Sinh ngày 20 tháng 6 năm 1928 tại thôn Vĩnh An, xã Mỹ Phong, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định.Trong một gia đình phú nông. Thân phụ là cụ ông Nguyễn Tiêm. Thân mẫu là cụ bà Nguyễn Thị Chai pháp danh Nhật Cang. Từ lúc ra đời cho đến năm 1954, Hoà thượng ở tại quê nhà theo học tiểu học và sinh sống tại địa phương.
23/04/2021(Xem: 4557)
Hòa thượng Đạo hiệu Thích Thiện Duyên, thế danh Võ Đình Như, sinh ngày 20/10/1926 tại thôn Hội Vân, xã Cát Hiệp, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định. Ngài là con thứ 3 trong gia đình. Thân phụ và thân mẫu của Hòa thượng là cụ ông Võ Toản pháp danh Nhựt Toàn và cụ Bà Đặng Thị Chức pháp danh Diệu Phát. Gia đình Ngài có truyền thống Phật giáo thuần thành. Với túc duyên nhiều đời, từ nhỏ, Ngài thường được bà nội dẫn đến chùa làng tụng kinh niệm Phật. Gặp lúc Đại lão Hòa thượng Thích Thanh Hòa từ chùa Trà Can, Tháp Chàm – Phan Rang về tổ chức lễ truyền Tam Quy Ngũ giới tại chùa Tịnh An, Phù Cát, Bình Định, Ngài sớm thọ Tam quy Ngũ giới trong dịp này.
11/04/2021(Xem: 8907)
Nam Mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Kính bạch Chư Tôn Thiền Đức Tăng Ni, Kính thưa tất cả quý Phật tử trong và ngoài nước, Thiền viện Trúc Lâm Đại Đăng xin trân trọng kính báo: Thượng Toạ Thích Tuệ Giác, Hội trưởng Hội Thiền Học Việt Nam Hải Ngoại, Viện trưởng Tổ Đình Thiền viện Trúc Lâm Đại Đăng, Đã viên tịch vào lúc 4:30 chiều Thứ Bảy ngày 10 tháng 4 năm 2021 (nhằm 29 tháng 2 năm Tân Sửu) Tại Thiền viện Trúc Lâm Đại Đăng, Quận hạt San Diego, CA, Hoa Kỳ. Trụ thế 62 năm, 31 Hạ Lạp Chương trình Tang Lễ của Thượng toạ Thích Tuệ Giác sẽ được kính báo trong thời gian sớm nhất. Chúng con nhất tâm xin cung thỉnh Chư Tôn Thiền Đức và mời gọi quý Phật tử cùng chung lòng cầu nguyện. Thay mặt BTC Tang Lễ xin được trân trọng kính báo. Tỳ kheo Thích Tuệ Tỉnh
31/03/2021(Xem: 4630)
Trễ hẹn trong tang lễ, rồi cúng 21 ngày và 49 ngày cố nhạc sĩ Hằng Vang ( 1936 – 2021 ), một số Anh Chị em cựu huynh trưởng giữ đúng lời hứa, rất uy tín, lòng tự dăn lòng rằng nhất định sẽ họp mặt để cùng nhau thắp cho vị nhạc sĩ nén hương tưởng nhớ, tri ân những dòng nhạc mà phần lớn đã theo chân nhiều thế hệ Gia Đình Phật Tử ( GĐPT ) và các đoàn thể thanh thiếu niên Phật giáo, nối tiếp nhau cho đến tận hôm nay. Và ngày đó phải là ngày cúng chung thất 49 ngày, nhất định không hẹn xa xăm nửa. Sau khi loại trừ nhiều trở ngại, cộng vào nh74ng thuận duyên chung, tất cả đã chọn ngày chủ nhật 21/03/2021 9 nhằm ngày mùng 9 tháng hai năm Tân Sửu vừa rồi
10/03/2021(Xem: 4904)
Cố Hòa Thượng thế danh Đặng Hữu Tường, pháp húy Nguyên Phước, tự Quang Thể, hiệu Đạt Minh; nối pháp đời 44 dòng Lâm Tế, thế hệ thứ 10 pháp phái Liễu Quán. Ngài lâm thế ngày 19 tháng 9 năm Nhâm Tuất (1922) tại làng An Hải, quận III (nay là phường An Hải, quận Sơn Trà), thành phố Đà Nẵng; chánh quán làng Quảng Lăng, xã Điện Nam, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Thân phụ Ngài là cụ ông Đặng Văn Vịnh (tức Nuôi) và thân mẫu là cụ bà Lê Thị Ớt. Ngài là trưởng nam trong một gia đình có năm anh em gồm ba trai và hai gái. Năm lên 9 tuổi, thân phụ qua đời, từ đó mẫu thân một mình tần tảo nuôi con. Trong thời gian này, Ngài được mẫu thân gởi đến Thầy Tư Tri (Như Tín) – trụ trì chùa An Hải lúc bấy giờ – nhận cho nhập Chúng tu học.
10/03/2021(Xem: 7690)
Cư sĩ Quảng Hải Phan Trung Kiên sinh năm Nhâm Dần (1962) tại Phường Tân Thái, Quận 3, Đà Nẵng (nay là Phường Mân Thái), là người con thứ ba trong gia đình có 9 anh em (5 trai, 4 gái). Vượt biên cùng với Ba và 3 anh em trai vào tháng 6 năm 1981 và định cư đến Mỹ vào cuối tháng 3 năm 1982. Má và các em gái cùng em trai út vượt biên năm 1988 và cả gia đình sum họp tại Hoa Kỳ vào năm 1989.
01/03/2021(Xem: 26676)
Trang nhà Quảng Đức vừa nhận được tin buồn: Đức Đệ Ngũ Tăng Thống Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Đại Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ đã thuận thế vô thường, thâu thần viên tịch vào lúc 21 giờ 20 phút ngày Thứ Bảy 22/02/2020 nhằm ngày 29/01 Âm lịch năm Canh Tý, Phật lịch 2563 tại Chùa Từ Hiếu, Phường 1, Quận 8, Sài Gòn. Trụ thế: 93 năm. Chương trình tang lễ sẽ được công bố trong thời gian sớm nhất có thể. Chúng con thành kính nguyện cầu Đức Đại Lão Hòa Thượng Cao Đăng Phật Quốc và sớm tái sanh trở lại thế giới Ta Ba để tiếp tục công cuộc hoằng Pháp lợi sanh. Nam Mô Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật
23/02/2021(Xem: 4983)
Tin buồn Cư sĩ Đỗ Đình Đồng; Pháp danh: Chơn Trí đã an nhiên trút hơi thở tại Hoa Kỳ vào lúc 01 giờ 02 phút khuya ngày 17 tháng 2 năm 2021 (mồng 6 tháng giêng năm Tân Sửu). Hưởng thọ 76 xuân. Trong một cơn bạo bệnh, ông bị máu đông trong động mạch phổi. Bác sĩ cho ống thông vào để phá máu đông nhưng tim ông đã ngừng đập khiến ông phải thở bằng máy và đã an nhiên trút hơi thở cuối cùng sau một ngày một đêm trên máy thở. Ông ra đi đột ngột khi đang dịch dang dỡ một quyển sách khác về giáo lý đạo Phật. Ông thanh thản hồn nhiên trút hơi thở, không biểu hiện sự đau đớn, và có hiền thê, hiếu tử hiền tôn bên cạnh niệm Phật cầu nguyện.
03/02/2021(Xem: 19132)
Vừa qua nhóm ảnh Nhất Chi Mai thuộc tu viện Phước Hòa (Đồng Nai), được sự hướng dẫn của Thượng toạ Viện chủ đã đến Buôn Mê Thuột để quay những thước phim đầu tiên về nhạc sĩ Hằng Vang. Cùng với cố nhạc sĩ Lê Cao Phan, Bửu Bác... được xem như lớp tiền phong của dòng tân nhạc Phật giáo. Nhạc sĩ Hằng Vang tên thật là Nguyễn Đình Vang, sinh năm 1933 tại Huế. Trong hơn 60 năm sáng tác, ông có hàng trăm ca khúc về đề tài này, nổi bật nhất là ca khúc Ánh Đạo vàng (1958) đã thấm sâu vào lòng Phật tử suốt thời gian dài từ khi ra đời.
28/01/2021(Xem: 7224)
Hòa thượng họ Hồ, húy Đắc Kế, Pháp danh Nguyên Công, tự Đức Niệm, bút hiệu Thiền Đức, thuộc dòng Lâm Tế đời thứ bốn mươi bốn, sinh năm Đinh Sửu (1937) tại làng Thanh Lương, phủ Hòa Đa, tỉnh Bình Thuận, nay là xã Chí Công, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận. Nhờ túc duyên tiền kiếp, nên mặc dù không ai khích lệ thúc đẩy, Ngài vẫn một mình cố công tìm đường hướng về với đạo lý giác ngộ. Khởi đầu, Ngài xin xuất gia với Hòa Thượng Thích Minh Đạo tại chùa Long Quang, Phan Rí năm 13 tuổi. Sau đó, trên đường tầm sư học đạo, Ngài cầu học với Hòa thượng Trí Thắng chùa Thiên Hưng và Hòa Thượng Viện chủ chùa Trùng Khánh ở Phan Rang, Hòa Thượng Thiện Hòa ở chùa Ấn Quang, Sàigòn, và Hòa Thượng Trí Thủ ở Phật Học Viện Hải Đức Nha Trang. Vào năm 1962, Ngài tốt nghiệp Cao Đẳng Phật giáo tại Phật Học Đường Nam Việt chùa Ấn Quang Sàigòn. Song song với Phật học, Ngài cũng c
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]