Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Quyển 100: Phẩm Nhiếp Thọ 2

07/07/201516:59(Xem: 13507)
Quyển 100: Phẩm Nhiếp Thọ 2

Tập 02
Quyển 100
Phẩm Nhiếp Thọ 2
Bản dịch của HT Thích Trí Nghiêm
Diễn đọc: Cư Sĩ Chánh Trí

 

Lúc bấy giờ, đức Thế Tôn biết rõ bốn chúng, đó là: Bí-sô, Bí-sô-ni, Ô-ba-sách-ca, Ô-ba-tư-ca và đại Bồ-tát cùng với bốn đại vương, thiên chúng, trời Ba-mươi-ba, trời Dạ-mạ, trời Đổ-sử-đa, trời Lạc-biến-hóa, trời Tha-hóa-tự-tại, trời Phạm-chúng, trời Phạm-phụ, trời Phạm-hội, trời Đại-phạm, trời Quang, trời Thiểu-quang, trời Vô-lượng-quang, trời Cực-quang-tịnh, trời Tịnh, trời Thiểu-tịnh, trời Vô-lượng-tịnh, trời Biến-tịnh, trời Quảng, trời Thiểu-quảng, trời Vô-lượng-quảng, trời Quảng-quả, trời Vô-phiền, trời Vô-nhiệt, trời Thiện-hiện, trời Thiện-kiến, trời Sắc-cứu-cánh, đều tập hợp hòa hiệp để làm chúng, liền bảo trời Đế Thích:

Kiều Thi Ca! Hoặc đại Bồ-tát, hoặc Bí-sô, Bí-sô-ni, Ô-ba-sách-ca, Ô-ba-tư-ca, hoặc các Thiên tử, hoặc các Thiên nữ, hoặc thiện nam tử, hoặc thiện nữ nhơn, chẳng lìa tâm của trí nhất thiết trí, lấy vô sở đắc làm phương tiện, đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa này, thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu tập, như lý tư duy, vì người diễn thuyết, truyền bá rộng rãi, nên biết những người ấy không bị các ác ma vương và quyến thuộc của ma có thể làm não hại được. Vì sao? Kiều Thi Ca! Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… ấy khéo an trụ không, vô tướng, vô nguyện của sắc; khéo an trụ không, vô tướng, vô nguyện của thọ, tưởng, hành, thức, chẳng thể dùng cái không để đạt được sự thông suốt của không, chẳng thể dùng cái vô tướng để đạt được sự thông suốt của vô tướng, chẳng thể dùng cái vô nguyện để đạt được sự thông suốt của vô nguyện. Vì sao? Vì sắc uẩn v.v… tự tánh đều là không, nên người não hại, kẻ bị não hại, sự não hại, chẳng thể nắm bắt được.

Kiều Thi Ca! Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… ấy, khéo an trụ không, vô tướng, vô nguyện của nhãn xứ; khéo an trụ không, vô tướng, vô nguyện của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, chẳng thể dùng không để đạt được sự thông suốt của không, chẳng thể dùng vô tướng để đạt được sự thông suốt của vô tướng, chẳng thể dùng vô nguyện để đạt được sự thông suốt của vô nguyện. Vì sao? Vì nhãn xứ v.v... tự tánh của chúng đều là không, nên người não hại, kẻ bị não hại và sự não hại, chẳng thể nắm bắt được. 

Kiều Thi Ca! Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… ấy, khéo an trụ không, vô tướng, vô nguyện của sắc xứ; khéo an trụ không, vô tướng, vô nguyện của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, chẳng thể dùng không để đạt được sự thông suốt của không, chẳng thể dùng vô tướng để đạt được sự thông suốt của vô tướng, chẳng thể dùng vô nguyện để đạt được sự thông suốt của vô nguyện. Vì sao? Vì sắc xứ v.v... tự tánh của chúng đều là không, nên người não hại, kẻ bị não hại và sự não hại, chẳng thể nắm bắt được. 

Kiều Thi Ca! Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… ấy, khéo an trụ không, vô tướng, vô nguyện của nhãn giới; khéo an trụ không, vô tướng, vô nguyện của sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, chẳng thể dùng không để đạt được sự thông suốt của không, chẳng thể dùng vô tướng để đạt được sự thông suốt của vô tướng, chẳng thể dùng vô nguyện để đạt được sự thông suốt của vô nguyện. Vì sao? Vì nhãn giới v.v... tự tánh của chúng đều là không, nên người não hại, kẻ bị não hại và sự não hại, chẳng thể nắm bắt được. 

Kiều Thi Ca! Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… ấy, khéo an trụ không, vô tướng, vô nguyện của nhĩ giới; khéo an trụ không, vô tướng, vô nguyện của thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra, chẳng thể dùng không để đạt được sự thông suốt của không, chẳng thể dùng vô tướng để đạt được sự thông suốt của vô tướng, chẳng thể dùng vô nguyện để đạt được sự thông suốt của vô nguyện. Vì sao? Vì nhĩ giới v.v... tự tánh của chúng đều là không, nên người não hại, kẻ bị não hại và sự não hại, chẳng thể nắm bắt được. 

Kiều Thi Ca! Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… ấy, khéo an trụ không, vô tướng, vô nguyện của tỷ giới; khéo an trụ không, vô tướng, vô nguyện của hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra, chẳng thể dùng không để đạt được sự thông suốt của không, chẳng thể dùng vô tướng để đạt được sự thông suốt của vô tướng, chẳng thể dùng vô nguyện để đạt được sự thông suốt của vô nguyện. Vì sao? Vì tỷ giới v.v... tự tánh của chúng đều là không, nên người não hại, kẻ bị não hại và sự não hại, chẳng thể nắm bắt được. 

Kiều Thi Ca! Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… ấy, khéo an trụ không, vô tướng, vô nguyện của thiệt giới; khéo an trụ không, vô tướng, vô nguyện của vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra, chẳng thể dùng không để đạt được sự thông suốt của không, chẳng thể dùng vô tướng để đạt được sự thông suốt của vô tướng, chẳng thể dùng vô nguyện để đạt được sự thông suốt của vô nguyện. Vì sao? Vì thiệt giới v.v... tự tánh của chúng đều là không, nên người não hại, kẻ bị não hại và sự não hại, chẳng thể nắm bắt được. 

Kiều Thi Ca! Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… ấy, khéo an trụ không, vô tướng, vô nguyện của thân giới; khéo an trụ không, vô tướng, vô nguyện của xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra, chẳng thể dùng không để đạt được sự thông suốt của không, chẳng thể dùng vô tướng để đạt được sự thông suốt của vô tướng, chẳng thể dùng vô nguyện để đạt được sự thông suốt của vô nguyện. Vì sao? Vì thân giới v.v... tự tánh của chúng đều là không, nên người não hại, kẻ bị não hại và sự não hại, chẳng thể nắm bắt được. 

Kiều Thi Ca! Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… ấy, khéo an trụ không, vô tướng, vô nguyện của ý giới; khéo an trụ không, vô tướng, vô nguyện của pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra, chẳng thể dùng không để đạt được sự thông suốt của không, chẳng thể dùng vô tướng để đạt được sự thông suốt của vô tướng, chẳng thể dùng vô nguyện để đạt được sự thông suốt của vô nguyện. Vì sao? Vì ý giới v.v... tự tánh của chúng đều là không, nên người não hại, kẻ bị não hại và sự não hại, chẳng thể nắm bắt được. 

Kiều Thi Ca! Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… ấy, khéo an trụ không, vô tướng, vô nguyện của địa giới; khéo an trụ không, vô tướng, vô nguyện của thủy, hỏa, phong, không, thức giới, chẳng thể dùng không để đạt được sự thông suốt của không, chẳng thể dùng vô tướng để đạt được sự thông suốt của vô tướng, chẳng thể dùng vô nguyện để đạt được sự thông suốt của vô nguyện. Vì sao? Vì địa giới v.v... tự tánh của chúng đều là không, nên người não hại, kẻ bị não hại và sự não hại, chẳng thể nắm bắt được. 

Kiều Thi Ca! Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… ấy, khéo an trụ không, vô tướng, vô nguyện của Thánh đế khổ; khéo an trụ không, vô tướng, vô nguyện của thánh đế tập, diệt, đạo, chẳng thể dùng không để đạt được sự thông suốt của không, chẳng thể dùng vô tướng để đạt được sự thông suốt của vô tướng, chẳng thể dùng vô nguyện để đạt được sự thông suốt của vô nguyện. Vì sao? Vì Thánh đế khổ v.v... tự tánh của chúng đều là không, nên người não hại, kẻ bị não hại và sự não hại, chẳng thể nắm bắt được. 

Kiều Thi Ca! Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… ấy, khéo an trụ không, vô tướng, vô nguyện của vô minh; khéo an trụ không, vô tướng, vô nguyện của hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não, chẳng thể dùng không để đạt được sự thông suốt của không, chẳng thể dùng vô tướng để đạt được sự thông suốt của vô tướng, chẳng thể dùng vô nguyện để đạt được sự thông suốt của vô nguyện. Vì sao? Vì vô minh v.v... tự tánh của chúng đều là không, nên người não hại, kẻ bị não hại và sự não hại, chẳng thể nắm bắt được. 

Kiều Thi Ca! Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… ấy, khéo an trụ không, vô tướng, vô nguyện của cái không nội; khéo an trụ không, vô tướng, vô nguyện của cái không ngoại, cái không nội ngoại, cái không không, cái không lớn, cái không thắng nghĩa, cái không hữu vi, cái không vô vi, cái không rốt ráo, cái không không biên giới, cái không tản mạn, cái không không đổi khác, cái không bản tánh, cái không tự tướng, cái không cộng tướng, cái không tất cả pháp, cái không chẳng thể nắm bắt được, cái không không tánh, cái không tự tánh, cái không không tánh tự tánh, chẳng thể dùng không để đạt được sự thông suốt của không, chẳng thể dùng vô tướng để đạt được sự thông suốt của vô tướng, chẳng thể dùng vô nguyện để đạt được sự thông suốt của vô nguyện. Vì sao? Vì cái không nội v.v... tự tánh của chúng đều là không, nên người não hại, kẻ bị não hại và sự não hại, chẳng thể nắm bắt được. 

Kiều Thi Ca! Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… ấy, khéo an trụ không, vô tướng, vô nguyện của chơn như; khéo an trụ không, vô tướng, vô nguyện của pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì, chẳng thể dùng không để đạt được sự thông suốt của không, chẳng thể dùng vô tướng để đạt được sự thông suốt của vô tướng, chẳng thể dùng vô nguyện để đạt được sự thông suốt của vô nguyện. Vì sao? Vì chơn như v.v... tự tánh của chúng đều là không, nên người não hại, kẻ bị não hại và sự não hại, chẳng thể nắm bắt được.

Kiều Thi Ca! Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… ấy, khéo an trụ không, vô tướng, vô nguyện của bố thí Ba-la-mật-đa; khéo an trụ không, vô tướng, vô nguyện của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa, chẳng thể dùng không để đạt được sự thông suốt của không, chẳng thể dùng vô tướng để đạt được sự thông suốt của vô tướng, chẳng thể dùng vô nguyện để đạt được sự thông suốt của vô nguyện. Vì sao? Vì bố thí Ba-la-mật-đa v.v... tự tánh của chúng đều là không, nên người não hại, kẻ bị não hại và sự não hại, chẳng thể nắm bắt được.  

Kiều Thi Ca! Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… ấy, khéo an trụ không, vô tướng, vô nguyện của bốn tịnh lự; khéo an trụ không, vô tướng, vô nguyện của bốn vô lượng, bốn định vô sắc, chẳng thể dùng không để đạt được sự thông suốt của không, chẳng thể dùng vô tướng để đạt được sự thông suốt của vô tướng, chẳng thể dùng vô nguyện để đạt được sự thông suốt của vô nguyện. Vì sao? Vì bốn tịnh lự v.v... tự tánh của chúng đều là không, nên người não hại, kẻ bị não hại và sự não hại, chẳng thể nắm bắt được. 

Kiều Thi Ca! Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… ấy, khéo an trụ không, vô tướng, vô nguyện của tám giải thoát; khéo an trụ không, vô tướng, vô nguyện của tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ, chẳng thể dùng không để đạt được sự thông suốt của không, chẳng thể dùng vô tướng để đạt được sự thông suốt của vô tướng, chẳng thể dùng vô nguyện để đạt được sự thông suốt của vô nguyện. Vì sao? Vì tám giải thoát v.v... tự tánh của chúng đều là không, nên người não hại, kẻ bị não hại và sự não hại, chẳng thể nắm bắt được. 

Kiều Thi Ca! Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… ấy, khéo an trụ không, vô tướng, vô nguyện của bốn niệm trụ; khéo an trụ không, vô tướng, vô nguyện của bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo, chẳng thể dùng không để đạt được sự thông suốt của không, chẳng thể dùng vô tướng để đạt được sự thông suốt của vô tướng, chẳng thể dùng vô nguyện để đạt được sự thông suốt của vô nguyện. Vì sao? Vì bốn niệm trụ v.v... tự tánh của chúng đều là không, nên người não hại, kẻ bị não hại và sự não hại, chẳng thể nắm bắt được. 

Kiều Thi Ca! Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… ấy, khéo an trụ không, vô tướng, vô nguyện của pháp môn giải thoát không; khéo an trụ không, vô tướng, vô nguyện của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện, chẳng thể dùng không để đạt được sự thông suốt của không, chẳng thể dùng vô tướng để đạt được sự thông suốt của vô tướng, chẳng thể dùng vô nguyện để đạt được sự thông suốt của vô nguyện. Vì sao? Vì pháp môn giải thoát không v.v... tự tánh của chúng đều là không, nên người não hại, kẻ bị não hại và sự não hại, chẳng thể nắm bắt được. 

Kiều Thi Ca! Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… ấy, khéo an trụ không, vô tướng, vô nguyện của năm loại mắt; khéo an trụ không, vô tướng, vô nguyện của sáu phép thần thông, chẳng thể dùng không để đạt được sự thông suốt của không, chẳng thể dùng vô tướng để đạt được sự thông suốt của vô tướng, chẳng thể dùng vô nguyện để đạt được sự thông suốt của vô nguyện. Vì sao? Vì năm loại mắt v.v... tự tánh của chúng đều là không, nên người não hại, kẻ bị não hại và sự não hại, chẳng thể nắm bắt được. 

Kiều Thi Ca! Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… ấy, khéo an trụ không, vô tướng, vô nguyện của mười lực của Phật; khéo an trụ không, vô tướng, vô nguyện của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, chẳng thể dùng không để đạt được sự thông suốt của không, chẳng thể dùng vô tướng để đạt được sự thông suốt của vô tướng, chẳng thể dùng vô nguyện để đạt được sự thông suốt của vô nguyện. Vì sao? Vì mười lực của Phật v.v... tự tánh của chúng đều là không, nên người não hại, kẻ bị não hại và sự não hại, chẳng thể nắm bắt được. 

Kiều Thi Ca! Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… ấy, khéo an trụ không, vô tướng, vô nguyện của pháp không quên mất; khéo an trụ không, vô tướng, vô nguyện của tánh luôn luôn xả, chẳng thể dùng không để đạt được sự thông suốt của không, chẳng thể dùng vô tướng để đạt được sự thông suốt của vô tướng, chẳng thể dùng vô nguyện để đạt được sự thông suốt của vô nguyện. Vì sao? Vì pháp không quên mất v.v... tự tánh của chúng đều là không, nên người não hại, kẻ bị não hại và sự não hại, chẳng thể nắm bắt được. 

Kiều Thi Ca! Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… ấy, khéo an trụ không, vô tướng, vô nguyện của trí nhất thiết; khéo an trụ không, vô tướng, vô nguyện của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, chẳng thể dùng không để đạt được sự thông suốt của không, chẳng thể dùng vô tướng để đạt được sự thông suốt của vô tướng, chẳng thể dùng vô nguyện để đạt được sự thông suốt của vô nguyện. Vì sao? Vì trí nhất thiết v.v... tự tánh của chúng đều là không, nên người não hại, kẻ bị não hại và sự não hại, chẳng thể nắm bắt được. 

Kiều Thi Ca! Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… ấy, khéo an trụ không, vô tướng, vô nguyện của tất cả pháp môn Đà-la-ni; khéo an trụ không, vô tướng, vô nguyện của tất cả pháp môn Tam-ma-địa, chẳng thể dùng không để đạt được sự thông suốt của không, chẳng thể dùng vô tướng để đạt được sự thông suốt của vô tướng, chẳng thể dùng vô nguyện để đạt được sự thông suốt của vô nguyện. Vì sao? Vì tất cả pháp môn Đà-la-ni v.v... tự tánh của chúng đều là không, nên người não hại, kẻ bị não hại và sự não hại, chẳng thể nắm bắt được. 

Kiều Thi Ca! Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… ấy, khéo an trụ không, vô tướng, vô nguyện của Dự-lưu; khéo an trụ không, vô tướng, vô nguyện của Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán, chẳng thể dùng không để đạt được sự thông suốt của không, chẳng thể dùng vô tướng để đạt được sự thông suốt của vô tướng, chẳng thể dùng vô nguyện để đạt được sự thông suốt của vô nguyện. Vì sao? Vì Dự-lưu v.v... tự tánh của chúng đều là không, nên người não hại, kẻ bị não hại và sự não hại, chẳng thể nắm bắt được. 

Kiều Thi Ca! Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… ấy, khéo an trụ không, vô tướng, vô nguyện của Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả; khéo an trụ không, vô tướng, vô nguyện của Nhất-lai hướng, Nhất-lai quả, Bất-hoàn hướng, Bất-hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả, chẳng thể dùng không để đạt được sự thông suốt của không, chẳng thể dùng vô tướng để đạt được sự thông suốt của vô tướng, chẳng thể dùng vô nguyện để đạt được sự thông suốt của vô nguyện. Vì sao? Vì Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả v.v... tự tánh của chúng đều là không, nên người não hại, kẻ bị não hại và sự não hại, chẳng thể nắm bắt được. 

Kiều Thi Ca! Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… ấy, khéo an trụ không, vô tướng, vô nguyện của Độc-giác; khéo an trụ không, vô tướng, vô nguyện của Độc-giác hướng, Độc-giác quả, chẳng thể dùng không để đạt được sự thông suốt của không, chẳng thể dùng vô tướng để đạt được sự thông suốt của vô tướng, chẳng thể dùng vô nguyện để đạt được sự thông suốt của vô nguyện. Vì sao? Vì Độc-giác v.v... tự tánh của chúng đều là không, nên người não hại, kẻ bị não hại và sự não hại, chẳng thể nắm bắt được. 

Kiều Thi Ca! Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… ấy, khéo an trụ không, vô tướng, vô nguyện của đại Bồ-tát; khéo an trụ không, vô tướng, vô nguyện của Tam-miệu-tam Phật-đà, chẳng thể dùng không để đạt được sự thông suốt của không, chẳng thể dùng vô tướng để đạt được sự thông suốt của vô tướng, chẳng thể dùng vô nguyện để đạt được sự thông suốt của vô nguyện. Vì sao? Vì đại Bồ-tát v.v... tự tánh của chúng đều là không, nên người não hại, kẻ bị não hại và sự não hại, chẳng thể nắm bắt được.

Kiều Thi Ca! Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… ấy, khéo an trụ không, vô tướng, vô nguyện của pháp của đại Bồ-tát; khéo an trụ không, vô tướng, vô nguyện của quả vị giác ngộ cao tột, chẳng thể dùng không để đạt được sự thông suốt của không, chẳng thể dùng vô tướng để đạt được sự thông suốt của vô tướng, chẳng thể dùng vô nguyện để đạt được sự thông suốt của vô nguyện. Vì sao? Vì pháp của đại Bồ-tát v.v... tự tánh của chúng đều là không, nên người não hại, kẻ bị não hại và sự não hại, chẳng thể nắm bắt được.

Kiều Thi Ca! Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… ấy, khéo an trụ không, vô tướng, vô nguyện của Thanh-văn thừa; khéo an trụ không, vô tướng, vô nguyện của Độc-giác thừa, Vô-thượng thừa, chẳng thể dùng không để đạt được sự thông suốt của không, chẳng thể dùng vô tướng để đạt được sự thông suốt của vô tướng, chẳng thể dùng vô nguyện để đạt được sự thông suốt của vô nguyện. Vì sao? Vì Thanh-văn thừa v.v... tự tánh của chúng đều là không, nên người não hại, kẻ bị não hại và sự não hại, chẳng thể nắm bắt được.

Lại nữa, Kiều Thi Ca! Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… ấy là những người, mà loài người, chẳng phải người không thể dễ dàng làm hại được. Vì sao? Vì các thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… ấy lấy vô sở đắc làm phương tiện, đối với tất cả hữu tình, khéo tu tâm từ bi, hỷ xả.

Kiều Thi Ca! Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… ấy chẳng bao giờ bị não hại bởi các sự kiện hiểm ác một cách bất ngờ, cũng chẳng chết đột ngột. Vì sao? Vì thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… ấy tu hành bố thí Ba-la-mật-đa, đối với các hữu tình cấp dưỡng bình an chơn chánh.

Lại nữa, Kiều Thi Ca! Ở thế giới ba lần ngàn này, có chúng trời Tứ-đại-vương,

trời Ba-mươi-ba, trời Dạ-mạ, trời Đổ-sử-đa, trời Lạc-biến-hóa, trời Tha-hóa-tự-tại, trời Phạm-chúng, trời Cực-quang-tịnh, trời Biến-tịnh, trời Quảng-quả v.v… đã phát tâm cầu sự giác ngộ cao tột, đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa này, nếu vị nào chưa được nghe, thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu học, chánh tư duy, thì nay nên chẳng lìa tâm trí nhất thiết trí, lấy vô sở đắc làm phương tiện, đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa này chú tâm nghe, thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu học, như lý tư duy.

Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… chẳng lìa tâm trí nhất thiết trí, lấy vô sở đắc làm phương tiện, đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa này, chí tâm nghe, thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu học, như lý tư duy, thì thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… ấy, hoặc tại nhà trống, hoặc tại đồng hoang, hoặc tại đường hiểm và nơi có tai nạn chẳng bao giờ sợ hãi, kinh khủng dựng lông. Vì sao? Vì thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… ấy chẳng lìa tâm trí nhất thiết trí, lấy vô sở đắc làm phương tiện, khéo tu cái không nội, khéo tu cái không ngoại, cái không nội ngoại, cái không không, cái không lớn, cái không thắng nghĩa, cái không hữu vi, cái không vô vi, cái không rốt ráo, cái không không biên giới, cái không tản mạn, cái không không đổi khác, cái không bản tánh, cái không tự tướng, cái không cộng tướng, cái không tất cả pháp, cái không chẳng thể nắm bắt được, cái không không tánh, cái không tự tánh, cái không không tánh tự tánh.

Lúc bấy giờ, ở thế giới ba lần ngàn này có chúng trời Tứ-đại-vương, trời Ba-mươi-ba, trời Dạ-mạ, trời Đổ-sử-đa, trời Lạc-biến-hóa, trời Tha-hóa-tự-tại, trời Phạm-chúng, trời Phạm-phụ, trời Phạm-hội, trời Đại-phạm, trời Quang, trời Thiểu-quang, trời Vô-lượng-quang, trời Cực-quang-tịnh, trời Tịnh, trời Thiểu-tịnh, trời Vô-lượng-tịnh, trời Biến-tịnh, trời Quảng, trời Thiểu-quảng, trời Vô-lượng-quảng, trời Quảng-quả, trời Vô-phiền, trời Vô-nhiệt, trời Thiện-hiện, trời Thiện-kiến, trời Sắc-cứu-cánh v.v… cùng bạch Phật:

Bạch Thế Tôn! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… chẳng lìa tâm trí nhất thiết trí, lấy vô sở đắc làm phương tiện, đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa thâm sâu này, thường hay thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu học, như lý tư duy, sao chép, giảng giải, truyền bá rộng rãi thì chúng con thường theo cung kính, hộ vệ chẳng để tất cả tai nạn xâm phạm bất ngờ. Vì sao? Vì thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… ấy chính là đại Bồ-tát.

Bạch Thế Tôn! Vì do đại Bồ-tát ấy nên khiến các hữu tình vĩnh viễn xa lìa các đường hiểm ác, địa ngục, bàng sanh, quỷ giới, A-tố-lạc.

Bạch Thế Tôn! Vì do đại Bồ-tát ấy nên các trời, người vĩnh viễn xa lìa tất cả các khổ về tai họa, tật dịch, bần cùng, đói khát, nóng lạnh v.v…

Bạch Thế Tôn! Vì do đại Bồ-tát ấy nên thế gian mới có mười thiện nghiệp đạo.

Bạch Thế Tôn! Vì do đại Bồ-tát ấy nên thế gian mới có bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc.

Bạch Thế Tôn! Vì do đại Bồ-tát ấy nên thế gian mới có tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ.

Bạch Thế Tôn! Vì do đại Bồ-tát ấy nên thế gian mới có bố thí Ba-la-mật-đa, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa. 

Bạch Thế Tôn! Vì do đại Bồ-tát ấy nên thế gian mới có cái không nội, cái không ngoại, cái không nội ngoại, cái không không, cái không lớn, cái không thắng nghĩa, cái không hữu vi, cái không vô vi, cái không rốt ráo, cái không không biên giới, cái không tản mạn, cái không không đổi khác, cái không bản tánh, cái không tự tướng, cái không cộng tướng, cái không tất cả pháp, cái không chẳng thể nắm bắt được, cái không không tánh, cái không tự tánh, cái không không tánh tự tánh.

Bạch Thế Tôn! Vì do đại Bồ-tát ấy nên thế gian mới có chơn như, pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì.

Bạch Thế Tôn! Vì do đại Bồ-tát ấy nên thế gian mới có Thánh đế khổ, Thánh đế tập, diệt, đạo.

Bạch Thế Tôn! Vì do đại Bồ-tát ấy nên thế gian mới có bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo.

Bạch Thế Tôn! Vì do đại Bồ-tát ấy nên thế gian mới có pháp môn giải thoát không, pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện.

Bạch Thế Tôn! Vì do đại Bồ-tát ấy nên thế gian mới có năm loại mắt, sáu phép thần thông.

Bạch Thế Tôn! Vì do đại Bồ-tát ấy nên thế gian mới có mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng.

Bạch Thế Tôn! Vì do đại Bồ-tát ấy nên thế gian mới có pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả.

Bạch Thế Tôn! Vì do đại Bồ-tát ấy nên thế gian mới có trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng.

Bạch Thế Tôn! Vì do đại Bồ-tát ấy nên thế gian mới có tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa.

Bạch Thế Tôn! Vì do đại Bồ-tát ấy nên thế gian mới có dòng họ lớn Sát-đế-lợi, dòng họ lớn Bà-la-môn, dòng họ lớn Trưởng giả, dòng họ lớn Cư sĩ, các tiểu quốc vương chuyển luân Thánh vương, Bề tôi phụ tá.

Bạch Thế Tôn! Vì do đại Bồ-tát ấy nên thế gian mới có chúng trời Tứ-đại-vương, trời Ba-mươi-ba, trời Dạ-mạ, trời Đổ-sử-đa, trời Lạc-biến-hóa, trời Tha-hóa-tự-tại.

Bạch Thế Tôn! Vì do đại Bồ-tát ấy nên thế gian mới có trời Phạm-chúng, trời Phạm-phụ, trời Phạm-hội, trời Đại-phạm, trời Quang, trời Thiểu-quang, trời Vô-lượng-quang, trời Cực-quang-tịnh, trời Tịnh, trời Thiểu-tịnh, trời Vô-lượng-tịnh, trời Biến-tịnh, trời Quảng, trời Thiểu-quảng, trời Vô-lượng-quảng, trời Quảng-quả.

Bạch Thế Tôn! Vì do đại Bồ-tát ấy nên thế gian mới có trời Vô-phiền, trời Vô-nhiệt, trời Thiện-hiện, trời Thiện-kiến, trời Sắc-cứu-cánh.

Bạch Thế Tôn! Vì do đại Bồ-tát ấy nên thế gian mới có trời Không-vô-biên-xứ, trời Thức-vô-biên-xứ, trời Vô-sở-hữu-xứ, trời Phi-tưởng-phi-phi-tưởng-xứ.

Bạch Thế Tôn! Vì do đại Bồ-tát ấy nên thế gian mới có Dự-lưu, Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán và Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả, Nhất-lai hướng, Nhất-lai quả, Bất-hoàn hướng, Bất-hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả.

Bạch Thế Tôn! Vì do đại Bồ-tát ấy nên thế gian mới có Độc-giác và Độc-giác hướng, Độc-giác quả.

Bạch Thế Tôn! Vì do đại Bồ-tát ấy nên thế gian mới có đại Bồ-tát thành thục hữu tình, nghiêm tịnh cõi Phật.

Bạch Thế Tôn! Vì do đại Bồ-tát ấy nên thế gian mới có Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột, chuyển pháp luân nhiệm mầu, độ vô lượng chúng sanh.

Bạch Thế Tôn! Vì do đại Bồ-tát ấy nên thế gian mới có Phật bảo, Pháp bảo, Bí-sô Tăng bảo.

Bạch Thế Tôn! Vì nhơn duyên ấy nên chúng con: Thiên, Long và A-tố-lạc, Kiền-đạt-phược, Yết-lộ-trà, Khẩn-nại-lạc, Dược-xoa, La-sát-ba, Mạc-hô-lạc-già, nhơn phi nhơn v.v… thường theo cung kính ủng hộ đại Bồ-tát ấy, chẳng để cho tất cả tai họa xâm phạm não hại.

Lúc bấy giờ, Thế Tôn bảo trời Đế Thích và các Thiên, Long, A-tố-lạc v.v…: Đúng vậy! Đúng vậy! Như các ngươi đã nói. Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn … chẳng lìa tâm trí nhất thiết trí, lấy vô sở đắc làm phương tiện, đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa thâm sâu này, thường thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu học, như lý tư duy, sao chép, giảng giải, truyền bá rộng rãi thì nên biết Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… ấy chính là đại Bồ-tát.

Kiều Thi Ca! Vì do đại Bồ-tát ấy nên các hữu tình vĩnh viễn được dứt trừ địa ngục, bàng sanh, quỷ giới, A-tố-lạc v.v… Kiều Thi Ca! Vì do đại Bồ-tát ấy nên chư thiên, nhơn vĩnh viễn được xa lìa tất cả các khổ tai họa, bệnh tật, bần cùng, đói khát, nóng lạnh v.v…

Kiều Thi Ca! Vì do đại Bồ-tát ấy nên mười thiện nghiệp đạo xuất hiện ở thế gian.

Kiều Thi Ca! Vì do đại Bồ-tát ấy nên bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc xuất hiện ở thế gian.

Kiều Thi Ca! Vì do đại Bồ-tát ấy nên tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ xuất hiện ở thế gian.

Kiều Thi Ca! Vì do đại Bồ-tát ấy nên bố thí Ba-la-mật-đa, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa xuất hiện ở thế gian. 

Kiều Thi Ca! Vì do đại Bồ-tát ấy nên cái không nội, cái không ngoại, cái không nội ngoại, cái không không, cái không lớn, cái không thắng nghĩa, cái không hữu vi, cái không vô vi, cái không rốt ráo, cái không không biên giới, cái không tản mạn, cái không không đổi khác, cái không bản tánh, cái không tự tướng, cái không cộng tướng, cái không tất cả pháp, cái không chẳng thể nắm bắt được, cái không không tánh, cái không tự tánh, cái không không tánh tự tánh xuất hiện ở thế gian.

Kiều Thi Ca! Vì do đại Bồ-tát ấy nên chơn như, pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì xuất hiện ở thế gian.

Kiều Thi Ca! Vì do đại Bồ-tát ấy nên Thánh đế khổ, Thánh đế tập, diệt, đạo xuất hiện ở thế gian.

Kiều Thi Ca! Vì do đại Bồ-tát ấy nên bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo xuất hiện ở thế gian.

Kiều Thi Ca! Vì do đại Bồ-tát ấy nên pháp môn giải thoát không, pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện xuất hiện ở thế gian.

Kiều Thi Ca! Vì do đại Bồ-tát ấy nên năm loại mắt, sáu phép thần thông xuất hiện ở thế gian.

Kiều Thi Ca! Vì do đại Bồ-tát ấy nên mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng xuất hiện ở thế gian.

Kiều Thi Ca! Vì do đại Bồ-tát ấy nên pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả xuất hiện ở thế gian.

Kiều Thi Ca! Vì do đại Bồ-tát ấy nên trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng xuất hiện ở thế gian.

Kiều Thi Ca! Vì do đại Bồ-tát ấy nên tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa xuất hiện ở thế gian.

Kiều Thi Ca! Vì do đại Bồ-tát ấy nên dòng họ lớn Sát-đế-lợi, dòng họ lớn Bà-la-môn, dòng họ lớn Trưởng giả, dòng họ lớn Cư sĩ, các tiểu quốc vương chuyển luân Thánh vương, Bề tôi phụ tá xuất hiện ở thế gian.

Kiều Thi Ca! Vì do đại Bồ-tát ấy nên chúng trời Tứ-đại-vương, trời Ba-mươi-ba, trời Dạ-mạ, trời Đổ-sử-đa, trời Lạc-biến-hóa, trời Tha-hóa-tự-tại xuất hiện ở thế gian.

Kiều Thi Ca! Vì do đại Bồ-tát ấy nên trời Phạm-chúng, trời Phạm-phụ, trời Phạm-hội, trời Đại-phạm, trời Quang, trời Thiểu-quang, trời Vô-lượng-quang, trời Cực-quang-tịnh, trời Tịnh, trời Thiểu-tịnh, trời Vô-lượng-tịnh, trời Biến-tịnh, trời Quảng, trời Thiểu-quảng, trời Vô-lượng-quảng, trời Quảng-quả xuất hiện ở thế gian.

Kiều Thi Ca! Vì do đại Bồ-tát ấy nên trời Vô-phiền, trời Vô-nhiệt, trời Thiện-hiện, trời Thiện-kiến, trời Sắc-cứu-cánh xuất hiện ở thế gian.

Kiều Thi Ca! Vì do đại Bồ-tát ấy nên trời Không-vô-biên-xứ, trời Thức-vô-biên-xứ, trời Vô-sở-hữu-xứ, trời Phi-tưởng-phi-phi-tưởng-xứ xuất hiện ở thế gian.

Kiều Thi Ca! Vì do đại Bồ-tát ấy nên Dự-lưu, Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán và Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả, Nhất-lai hướng, Nhất-lai quả, Bất-hoàn hướng, Bất-hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả xuất hiện ở thế gian.

Kiều Thi Ca! Vì do đại Bồ-tát ấy nên Độc-giác và Độc-giác hướng, Độc-giác quả xuất hiện ở thế gian.

Kiều Thi Ca! Vì do đại Bồ-tát ấy nên đại Bồ-tát xuất hiện ở thế gian, thành thục hữu tình, nghiêm tịnh cõi Phật.

Kiều Thi Ca! Vì do đại Bồ-tát ấy nên Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác xuất hiện ở thế gian, chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột, chuyển pháp luân nhiệm mầu, độ vô lượng chúng sanh.

Kiều Thi Ca! Vì do đại Bồ-tát ấy nên Phật bảo, Pháp bảo, Bí-sô Tăng bảo xuất hiện ở thế gian.

Kiều Thi Ca! Vì duyên cớ này, Thiên, Long, A-tố-lạc v.v… các ngươi thường nên theo cung kính, cúng dường, tôn trọng, ngợi khen, và siêng năng ủng hộ đại Bồ-tát này, chớ để tất cả tai họa xâm phạm não hại.

Kiều Thi Ca! Nếu có người thường cung kính, cúng dường, tôn trọng, ngợi khen đại Bồ-tát như vậy, thì nên biết chính là cung kính, cúng dường, tôn trọng, ngợi khen ta và tất cả các đức Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác trong mười phương. Vì vậy, nên tất cả Thiên, Long, A-tố-lạc v.v…các ngươi thường nên theo cung kính, cúng dường, tôn trọng, ngợi khen và siêng năng ủng hộ đại Bồ-tát này, chớ để tất cả tai họa xâm phạm não hại.

Kiều Thi Ca! Giả sử Thanh-văn, Duyên-giác đầy khắp châu Nam Thiệm Bộ như rừng mía, lau, trúc, nếp, mè, rừng rậm dày đặc không hở, có thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… đối với ruộng phước ấy, dùng vô lượng các thứ đồ dùng tốt đẹp vừa ý, cung kính, cúng dường, tôn trọng, ngợi khen, suốt cả cuộc đời, hoặc lại có người chỉ trong khoảnh khắc cung kính, cúng dường, tôn trọng, ngợi khen một đại Bồ-tát sơ phát tâm chẳng lìa sáu phép Ba-la-mật-đa; nếu lấy công đức của những người trước so với phước đức của người này thì trăm phần chẳng bằng một, ngàn phần chẳng bằng một, trăm ngàn phần chẳng bằng một, ức phần chẳng bằng một, trăm ức phần chẳng bằng một, ngàn ức phần chẳng bằng một, trăm ngàn ức phần chẳng bằng một, phần tính đếm, phần thí dụ cho đến phần cực số cũng chẳng bằng một.

Kiều Thi Ca! Giả sử Thanh-văn, Độc-giác đầy khắp cả châu Nam Thiệm Bộ, châu Đông Thắng Thân như rừng mía, lau, trúc, nếp, mè, rừng rậm v.v… dày đặc không chỗ hở, có thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… đối với ruộng phước ấy, dùng vô lượng các thứ đồ dùng tốt đẹp vừa ý, cung kính, cúng dường, tôn trọng, ngợi khen, suốt cả cuộc đời, hoặc lại có ngươi chỉ trong khoảnh khắc cung kính, cúng dường, tôn trọng, ngợi khen một đại Bồ-tát sơ phát tâm chẳng lìa sáu phép Ba-la-mật-đa; nếu lấy công đức của những người trước so với phước đức của người này thì trăm phần chẳng bằng một, ngàn phần chẳng bằng một, trăm ngàn phần chẳng bằng một, cho đến phần cực số cũng chẳng bằng một.

Kiều Thi Ca! Giả sử Thanh-văn, Độc-giác đầy khắp cả châu Nam Thiệm Bộ, châu Đông Thắng Thân, châu Tây Ngưu Hóa như rừng mía, lau, trúc, nếp, mè, rừng rậm dày đặc không chỗ hở, có thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… đối với ruộng phước ấy, dùng vô lượng các thứ đồ dùng tốt đẹp vừa ý cung kính, cúng dường, tôn trọng, ngợi khen, suốt cả cuộc đời, hoặc lại có ngươi chỉ trong khoảnh khắc cung kính, cúng dường, tôn trọng, ngợi khen một đại Bồ-tát sơ phát tâm chẳng lìa sáu phép Ba-la-mật-đa; nếu lấy công đức của những người trước so với phước đức của người này thì trăm phần chẳng bằng một, ngàn phần chẳng bằng một, trăm ngàn phần chẳng bằng một, cho đến phần cực số cũng chẳng bằng một.

Kiều Thi Ca! Giả sử Thanh-văn, Độc-giác đầy khắp cả châu Nam Thiệm Bộ, châu Đông Thắng Thân, châu Tây Ngưu Hóa, châu Bắc Cu Lô như rừng mía, lau, trúc, nếp, mè, rừng rậm v.v… dày đặc không hở, có thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… đối với ruộng phước ấy, dùng vô lượng các thứ đồ dùng tốt đẹp, vừa ý cung kính, cúng dường, tôn trọng, ngợi khen, suốt cả cuộc đời, hoặc lại có ngươi chỉ trong khoảnh khắc cung kính, cúng dường, tôn trọng, ngợi khen một đại Bồ-tát sơ phát tâm chẳng lìa sáu phép Ba-la-mật-đa; nếu lấy công đức của những người trước so với phước đức của người này thì trăm phần chẳng bằng một, ngàn phần chẳng bằng một, trăm ngàn phần chẳng bằng một, cho đến phần cực số cũng chẳng bằng một.

Kiều Thi Ca! Giả sử Thanh-văn, Độc-giác đầy khắp cả bốn châu như rừng mía, lau, trúc, nếp, mè, rừng rậm dày đặc không chỗ hở, có thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… đối với ruộng phước ấy, dùng vô lượng các thứ đồ dùng tốt đẹp, vừa ý cung kính, cúng dường, tôn trọng, ngợi khen, suốt cả cuộc đời, hoặc lại có ngươi chỉ trong khoảnh khắc cung kính, cúng dường, tôn trọng, ngợi khen một đại Bồ-tát sơ phát tâm chẳng lìa sáu phép Ba-la-mật-đa; nếu lấy công đức của những người trước so với phước đức của người này thì trăm phần chẳng bằng một, ngàn phần chẳng bằng một, trăm ngàn phần chẳng bằng một, cho đến phần cực số cũng chẳng bằng một.

Kiều Thi Ca! Giả sử Thanh-văn, Độc-giác đầy khắp Tiểu Thiên thế giới như rừng mía, lau, trúc, nếp, mè, rừng rậm v.v… dày đặc không chỗ hở, có thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… đối với ruộng phước ấy, dùng vô lượng các thứ đồ dùng tốt đẹp, vừa ý cung kính, cúng dường, tôn trọng, ngợi khen, suốt cả cuộc đời, hoặc lại có ngươi chỉ trong khoảnh khắc cung kính, cúng dường, tôn trọng, ngợi khen một đại Bồ-tát sơ phát tâm chẳng lìa sáu phép Ba-la-mật-đa; nếu lấy công đức của những người trước so với phước đức của người này thì trăm phần chẳng bằng một, ngàn phần chẳng bằng một, trăm ngàn phần chẳng bằng một, cho đến phần cực số cũng chẳng bằng một.

Kiều Thi Ca! Giả sử Thanh-văn, Độc-giác đầy khắp Trung Thiên thế giới như rừng mía, lau, trúc, nếp, mè, rừng rậm v.v… dày đặc không chỗ hở, có thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… đối với ruộng phước ấy, dùng vô lượng các thứ đồ dùng tốt đẹp, vừa ý cung kính, cúng dường, tôn trọng, ngợi khen, suốt cả cuộc đời, hoặc lại có ngươi chỉ trong khoảnh khắc cung kính, cúng dường, tôn trọng, ngợi khen một đại Bồ-tát sơ phát tâm chẳng lìa sáu phép Ba-la-mật-đa; nếu lấy công đức của những người trước so với phước đức của người này thì trăm phần chẳng bằng một, ngàn phần chẳng bằng một, trăm ngàn phần chẳng bằng một, cho đến phần cực số cũng chẳng bằng một.

Kiều Thi Ca! Giả sử Thanh-văn, Độc-giác đầy khắp cảnh giới chư Phật trong thế giới ba lần ngàn như rừng mía, lau, trúc, nếp, mè, rừng rậm v.v… dày đặc không chỗ hở, có thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… đối với ruộng phước ấy, dùng vô lượng các thứ đồ dùng tốt đẹp, vừa ý cung kính, cúng dường, tôn trọng, ngợi khen, suốt cả cuộc đời, hoặc lại có ngươi chỉ trong khoảnh khắc cung kính, cúng dường, tôn trọng, ngợi khen một đại Bồ-tát sơ phát tâm chẳng lìa sáu phép Ba-la-mật-đa; nếu lấy công đức của những người trước so với phước đức của người này thì trăm phần chẳng bằng một, ngàn phần chẳng bằng một, trăm ngàn phần chẳng bằng một, cho đến phần cực số cũng chẳng bằng một.

Kiều Thi Ca! Giả sử Thanh-văn, Độc-giác đầy khắp vô lượng, vô biên thế giới trong mười phương như rừng mía, lau, trúc, nếp, mè, rừng rậm v.v… dày đặc không chỗ hở, có thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… đối với ruộng phước ấy, dùng vô lượng các thứ đồ dùng tốt đẹp, vừa ý cung kính, cúng dường, tôn trọng, ngợi khen, suốt cả cuộc đời, hoặc lại có ngươi chỉ trong khoảnh khắc cung kính, cúng dường, tôn trọng, ngợi khen một đại Bồ-tát sơ phát tâm chẳng lìa sáu phép Ba-la-mật-đa; nếu lấy công đức của những người trước so với phước đức của người này thì trăm phần chẳng bằng một, ngàn phần chẳng bằng một, trăm ngàn phần chẳng bằng một, cho đến phần cực số cũng chẳng bằng một. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì chẳng do Thanh-văn và Độc-giác mà có đại Bồ-tát và các đức Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác xuất hiện ở thế gian, chỉ do đại Bồ-tát mà có Thanh-văn, Độc-giác và các đức Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác xuất hiện ở thế gian. Vì vậy nên các ngươi, tất cả Thiên, Long, A-tố-lạc, Kiền-đạt-phược, Yết-lộ-trà, Khẩn-nại-lạc, Dược-xoa, La-sát-ba, Mạc-hô-lạc-già, nhơn phi nhơn thường nên ủng hộ bảo vệ cung kính cúng dường, tôn trọng, ngợi khen đại Bồ-tát này, chớ để tất cả tai họa xâm phạm não hại.

Lúc bấy giờ, trời Đế Thích bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Thật là hy hữu! Đại Bồ-tát ấy, đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa thâm sâu này, thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu học, như lý tư duy, sao chép, giảng giải, truyền bá rộng rãi. Nhiếp thọ công đức của những việc cụ thể như vậy, thành thục hữu tình, nghiêm tịnh cõi Phật từ cõi Phật này đến cõi Phật khác, thân cận, phụng sự chư Phật Thế Tôn. Theo đó sự vui vẻ, căn lành thù thắng, do đối với chư Phật cung kính, cúng dường, tôn trọng, ngợi khen, liền được viên mãn; đối với Chánh pháp của chư Phật đã được nghe, cho đến khi chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột, không bao giờ quên. Những pháp yếu đã được nghe, có khả năng nhanh chóng nhiếp thọ, nên được dòng họ viên mãn, thân mẫu viên mãn, sự sanh viên mãn, quyến thuộc viên mãn, tướng hảo viên mãn, quang minh viên mãn, nhãn viên mãn, nhĩ viên mãn, âm thanh viên mãn Đà-la-ni viên mãn, Tam-ma-địa viên mãn. Lại dùng sức phương tiện thiện xảo, biến thân như Phật, từ thế giới này đến thế giới khác, đến nước không có Phật, giảng thuyết khen ngợi bố thí Ba-la-mật-đa, giảng thuyết khen ngợi tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa; giảng thuyết khen ngợi cái không nội, giảng thuyết khen ngợi cái không ngoại, cái không nội ngoại, cái không không, cái không lớn, cái không thắng nghĩa, cái không hữu vi, cái không vô vi, cái không rốt ráo, cái không không biên giới, cái không tản mạn, cái không không đổi khác, cái không bản tánh, cái không tự tướng, cái không cộng tướng, cái không tất cả pháp, cái không chẳng thể nắm bắt được, cái không không tánh, cái không tự tánh, cái không không tánh tự tánh; giảng thuyết khen ngợi chơn như, giảng thuyết khen ngợi pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì; giảng thuyết khen ngợi Thánh đế khổ, giảng thuyết khen ngợi Thánh đế tập, diệt, đạo; giảng thuyết khen ngợi bốn tịnh lự, giảng thuyết khen ngợi bốn vô lượng, bốn định vô sắc; giảng thuyết khen ngợi tám giải thoát, giảng thuyết khen ngợi tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ; giảng thuyết khen ngợi bốn niệm trụ, giảng thuyết khen ngợi bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo; giảng thuyết khen ngợi pháp môn giải thoát không, giảng thuyết khen ngợi pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện; giảng thuyết khen ngợi năm loại mắt, giảng thuyết khen ngợi sáu phép thần thông; giảng thuyết khen ngợi mười lực của Phật, giảng thuyết khen ngợi bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng; giảng thuyết khen ngợi pháp không quên mất, giảng thuyết khen ngợi tánh luôn luôn xả; giảng thuyết khen ngợi trí nhất thiết, giảng thuyết khen ngợi trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng; giảng thuyết khen ngợi tất cả pháp môn Đà-la-ni, giảng thuyết khen ngợi tất cả pháp môn Tam-ma-địa; giảng thuyết khen ngợi Phật bảo; giảng thuyết khen ngợi Pháp bảo, Bí-sô Tăng bảo. Lại dùng sức phương tiện thiện xảo, vì các hữu tình, tuyên thuyết pháp yếu, tùy nghi an trí trong pháp Ba-thừa, khiến vĩnh viễn giải thoát sanh, lão, bệnh, tử, chứng cảnh giới Vô-dư-y Niết-bàn; hoặc lại cứu giúp nỗi khổ trong các đường ác, khiến được vào cõi nhơn, thiên hưởng sự an lạc.

 
Quyển thứ 100

Hết

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/04/2021(Xem: 7263)
Thiền Uyển Tập Anh chép Đại sư Khuông Việt Ngô Chân Lưu (933 – 1011) tu ở chùa Phật Đà, Thường Lạc nay là chùa Đại Bi núi Vệ Linh Sóc Sơn, Hà Nội. Ngài thuộc thế hệ thứ 4 Thiền phái Vô Ngôn Thông. Ngài người hương Cát Lợi huyện Thường Lạc, nay thuộc huyện Sóc Sơn, Hà Nội, thuộc dòng dõi Ngô Thuận Đế (Ngô Quyền). Theo Phả hệ họ Ngô Việt Nam, Thiền sư Ngô Chân Lưu tên huý là Xương Tỷ, anh trai Thái tử - Sứ quân Ngô Xương Xý, con Thiên Sách Vương Ngô Xương Ngập, cháu đích tôn của Ngô Vương Quyền. Ngài dáng mạo khôi ngô tuấn tú, tánh tình phóng khoáng chí khí cao xa, có duyên với cửa Thiền từ năm 11 tuổi.
23/04/2021(Xem: 4799)
Hoà thượng Thích Từ Hương thế danh là Nguyễn Mạnh Trừng. Sinh ngày 20 tháng 6 năm 1928 tại thôn Vĩnh An, xã Mỹ Phong, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định.Trong một gia đình phú nông. Thân phụ là cụ ông Nguyễn Tiêm. Thân mẫu là cụ bà Nguyễn Thị Chai pháp danh Nhật Cang. Từ lúc ra đời cho đến năm 1954, Hoà thượng ở tại quê nhà theo học tiểu học và sinh sống tại địa phương.
23/04/2021(Xem: 4605)
Hòa thượng Đạo hiệu Thích Thiện Duyên, thế danh Võ Đình Như, sinh ngày 20/10/1926 tại thôn Hội Vân, xã Cát Hiệp, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định. Ngài là con thứ 3 trong gia đình. Thân phụ và thân mẫu của Hòa thượng là cụ ông Võ Toản pháp danh Nhựt Toàn và cụ Bà Đặng Thị Chức pháp danh Diệu Phát. Gia đình Ngài có truyền thống Phật giáo thuần thành. Với túc duyên nhiều đời, từ nhỏ, Ngài thường được bà nội dẫn đến chùa làng tụng kinh niệm Phật. Gặp lúc Đại lão Hòa thượng Thích Thanh Hòa từ chùa Trà Can, Tháp Chàm – Phan Rang về tổ chức lễ truyền Tam Quy Ngũ giới tại chùa Tịnh An, Phù Cát, Bình Định, Ngài sớm thọ Tam quy Ngũ giới trong dịp này.
11/04/2021(Xem: 8987)
Nam Mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Kính bạch Chư Tôn Thiền Đức Tăng Ni, Kính thưa tất cả quý Phật tử trong và ngoài nước, Thiền viện Trúc Lâm Đại Đăng xin trân trọng kính báo: Thượng Toạ Thích Tuệ Giác, Hội trưởng Hội Thiền Học Việt Nam Hải Ngoại, Viện trưởng Tổ Đình Thiền viện Trúc Lâm Đại Đăng, Đã viên tịch vào lúc 4:30 chiều Thứ Bảy ngày 10 tháng 4 năm 2021 (nhằm 29 tháng 2 năm Tân Sửu) Tại Thiền viện Trúc Lâm Đại Đăng, Quận hạt San Diego, CA, Hoa Kỳ. Trụ thế 62 năm, 31 Hạ Lạp Chương trình Tang Lễ của Thượng toạ Thích Tuệ Giác sẽ được kính báo trong thời gian sớm nhất. Chúng con nhất tâm xin cung thỉnh Chư Tôn Thiền Đức và mời gọi quý Phật tử cùng chung lòng cầu nguyện. Thay mặt BTC Tang Lễ xin được trân trọng kính báo. Tỳ kheo Thích Tuệ Tỉnh
31/03/2021(Xem: 4693)
Trễ hẹn trong tang lễ, rồi cúng 21 ngày và 49 ngày cố nhạc sĩ Hằng Vang ( 1936 – 2021 ), một số Anh Chị em cựu huynh trưởng giữ đúng lời hứa, rất uy tín, lòng tự dăn lòng rằng nhất định sẽ họp mặt để cùng nhau thắp cho vị nhạc sĩ nén hương tưởng nhớ, tri ân những dòng nhạc mà phần lớn đã theo chân nhiều thế hệ Gia Đình Phật Tử ( GĐPT ) và các đoàn thể thanh thiếu niên Phật giáo, nối tiếp nhau cho đến tận hôm nay. Và ngày đó phải là ngày cúng chung thất 49 ngày, nhất định không hẹn xa xăm nửa. Sau khi loại trừ nhiều trở ngại, cộng vào nh74ng thuận duyên chung, tất cả đã chọn ngày chủ nhật 21/03/2021 9 nhằm ngày mùng 9 tháng hai năm Tân Sửu vừa rồi
10/03/2021(Xem: 4968)
Cố Hòa Thượng thế danh Đặng Hữu Tường, pháp húy Nguyên Phước, tự Quang Thể, hiệu Đạt Minh; nối pháp đời 44 dòng Lâm Tế, thế hệ thứ 10 pháp phái Liễu Quán. Ngài lâm thế ngày 19 tháng 9 năm Nhâm Tuất (1922) tại làng An Hải, quận III (nay là phường An Hải, quận Sơn Trà), thành phố Đà Nẵng; chánh quán làng Quảng Lăng, xã Điện Nam, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Thân phụ Ngài là cụ ông Đặng Văn Vịnh (tức Nuôi) và thân mẫu là cụ bà Lê Thị Ớt. Ngài là trưởng nam trong một gia đình có năm anh em gồm ba trai và hai gái. Năm lên 9 tuổi, thân phụ qua đời, từ đó mẫu thân một mình tần tảo nuôi con. Trong thời gian này, Ngài được mẫu thân gởi đến Thầy Tư Tri (Như Tín) – trụ trì chùa An Hải lúc bấy giờ – nhận cho nhập Chúng tu học.
10/03/2021(Xem: 8037)
Cư sĩ Quảng Hải Phan Trung Kiên sinh năm Nhâm Dần (1962) tại Phường Tân Thái, Quận 3, Đà Nẵng (nay là Phường Mân Thái), là người con thứ ba trong gia đình có 9 anh em (5 trai, 4 gái). Vượt biên cùng với Ba và 3 anh em trai vào tháng 6 năm 1981 và định cư đến Mỹ vào cuối tháng 3 năm 1982. Má và các em gái cùng em trai út vượt biên năm 1988 và cả gia đình sum họp tại Hoa Kỳ vào năm 1989.
01/03/2021(Xem: 26801)
Trang nhà Quảng Đức vừa nhận được tin buồn: Đức Đệ Ngũ Tăng Thống Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Đại Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ đã thuận thế vô thường, thâu thần viên tịch vào lúc 21 giờ 20 phút ngày Thứ Bảy 22/02/2020 nhằm ngày 29/01 Âm lịch năm Canh Tý, Phật lịch 2563 tại Chùa Từ Hiếu, Phường 1, Quận 8, Sài Gòn. Trụ thế: 93 năm. Chương trình tang lễ sẽ được công bố trong thời gian sớm nhất có thể. Chúng con thành kính nguyện cầu Đức Đại Lão Hòa Thượng Cao Đăng Phật Quốc và sớm tái sanh trở lại thế giới Ta Ba để tiếp tục công cuộc hoằng Pháp lợi sanh. Nam Mô Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật
23/02/2021(Xem: 5076)
Tin buồn Cư sĩ Đỗ Đình Đồng; Pháp danh: Chơn Trí đã an nhiên trút hơi thở tại Hoa Kỳ vào lúc 01 giờ 02 phút khuya ngày 17 tháng 2 năm 2021 (mồng 6 tháng giêng năm Tân Sửu). Hưởng thọ 76 xuân. Trong một cơn bạo bệnh, ông bị máu đông trong động mạch phổi. Bác sĩ cho ống thông vào để phá máu đông nhưng tim ông đã ngừng đập khiến ông phải thở bằng máy và đã an nhiên trút hơi thở cuối cùng sau một ngày một đêm trên máy thở. Ông ra đi đột ngột khi đang dịch dang dỡ một quyển sách khác về giáo lý đạo Phật. Ông thanh thản hồn nhiên trút hơi thở, không biểu hiện sự đau đớn, và có hiền thê, hiếu tử hiền tôn bên cạnh niệm Phật cầu nguyện.
03/02/2021(Xem: 19775)
Vừa qua nhóm ảnh Nhất Chi Mai thuộc tu viện Phước Hòa (Đồng Nai), được sự hướng dẫn của Thượng toạ Viện chủ đã đến Buôn Mê Thuột để quay những thước phim đầu tiên về nhạc sĩ Hằng Vang. Cùng với cố nhạc sĩ Lê Cao Phan, Bửu Bác... được xem như lớp tiền phong của dòng tân nhạc Phật giáo. Nhạc sĩ Hằng Vang tên thật là Nguyễn Đình Vang, sinh năm 1933 tại Huế. Trong hơn 60 năm sáng tác, ông có hàng trăm ca khúc về đề tài này, nổi bật nhất là ca khúc Ánh Đạo vàng (1958) đã thấm sâu vào lòng Phật tử suốt thời gian dài từ khi ra đời.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]