Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Quyển 182: Phẩm Khó Tin Hiểu 1

08/07/201515:07(Xem: 14341)
Quyển 182: Phẩm Khó Tin Hiểu 1

Tập 04
Quyển 182
Phẩm Khó Tin Hiểu 1
Bản dịch của HT Thích Trí Nghiêm
Diễn đọc: Cư Sĩ Chánh Trí



 

Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Chẳng siêng năng tinh tấn, chưa trồng thiện căn, đủ căn bất thiện, bị ác tri thức chi phối, nên đối với Bát nhã-ba-la-mật-đa thậm thâm mà Phật đã nói này, thật khó tin hiểu.

Phật dạy: Này Thiện Hiện! Đúng vậy! Đúng vậy! Đúng như ông đã nói, chẳng siêng năng tinh tấn, chưa trồng thiện căn, đủ căn bất thiện, bị ác tri thức chi phối, nên đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa thậm thâm đã nói này, thật khó tin hiểu.

Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật: Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế, thậm thâm như thế nào mà khó tin khó hiểu?

Phật dạy: Này Thiện Hiện! Sắc chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì sắc không có tánh sở hữu, là tự tánh của sắc; thọ, tưởng, hành, thức chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì thọ, tưởng, hành, thức không có tánh sở hữu, là tự tánh của thọ, tưởng, hành, thức. Nhãn xứ chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì nhãn xứ không có tánh sở hữu, là tự tánh của nhãn xứ; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ không có tánh sở hữu, là tự tánh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ. Sắc xứ chẳng phải buộc chẳng phải mở. Vì sao? Vì sắc xứ không có tánh sở hữu, là tự tánh của sắc xứ; thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ không có tánh sở hữu, là tự tánh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ. Nhãn giới chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì nhãn giới không có tánh sở hữu, là tự tánh của nhãn giới; sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc, cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra không có tánh sở hữu, là tự tánh của sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra. Nhĩ giới chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì nhĩ giới không có tánh sở hữu, là tự tánh của nhĩ giới; thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc, cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra không có tánh sở hữu, là tự tánh của thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra. Tỷ giới chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì tỷ giới không có tánh sở hữu, là tự tánh của tỷ giới; hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc, cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra không có tánh sở hữu, là tự tánh của hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra. Thiệt giới chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì thiệt giới không có tánh sở hữu, là tự tánh của thiệt giới; vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc, cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra không có tánh sở hữu, là tự tánh của vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra. Thân giới chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì thân giới không có tánh sở hữu, là tự tánh của thân giới; xúc giới, thân thức giới và thân xúc, cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra không có tánh sở hữu, là tự tánh của xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra. Ý giới chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì ý giới không có tánh sở hữu, là tự tánh của ý giới; pháp giới, ý thức giới và ý xúc, cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra không có tánh sở hữu, là tự tánh của pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra. Địa giới chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì địa giới không có tánh sở hữu, là tự tánh của địa giới; thủy, hỏa, phong, không, thức giới chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì thủy, hỏa, phong, không, thức giới không có tánh sở hữu, là tự tánh của thủy, hỏa, phong, không, thức giới. Vô minh chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì vô minh không có tánh sở hữu, là tự tánh của vô minh; hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì hành, thức cho đến sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não không có tánh sở hữu, là tự tánh của hành, thức cho đến sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não. Bố thí Ba-la-mật-đa chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì bố thí Ba-la-mật-đa không có tánh sở hữu, là tự tánh của bố thí Ba-la-mật-đa; tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì tịnh giới cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa không có tánh sở hữu, là tự tánh của tịnh giới cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Pháp không nội chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì pháp không nội không có tánh sở hữu, là tự tánh của pháp không nội; pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bổn tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh vô sở hữu là tự tánh pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh. Chơn như chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì chơn như không có tánh sở hữu, là tự tánh của chơn như; pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì không có tánh sở hữu, là tự tánh của pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì. Thánh đế khổ chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì Thánh đế khổ không có tánh sở hữu, là tự tánh của Thánh đế khổ; Thánh đế tập, diệt, đạo chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì Thánh đế tập, diệt, đạo không có tánh sở hữu, là tự tánh của Thánh đế tập, diệt, đạo. Bốn tịnh lự chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì bốn tịnh lự không có tánh sở hữu, là tự tánh của bốn tịnh lự; bốn vô lượng, bốn định vô sắc chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì bốn vô lượng, bốn định vô sắc không có tánh sở hữu, là tự tánh của bốn vô lượng, bốn định vô sắc. Tám giải thoát chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì tám giải thoát không có tánh sở hữu, là tự tánh của tám giải thoát; tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ không có tánh sở hữu, là tự tánh của tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ. Bốn niệm trụ chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì bốn niệm trụ không có tánh sở hữu, là tự tánh của bốn niệm trụ; bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo không có tánh sở hữu, là tự tánh của bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo. Pháp môn giải thoát không chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì pháp môn giải thoát không không có tánh sở hữu, là tự tánh của pháp môn giải thoát không; pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện không có tánh sở hữu, là tự tánh của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện. Mười địa Bồ-tát chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì mười địa Bồ-tát không có tánh sở hữu, là tự tánh của mười địa Bồ-tát. Năm loại mắt chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì năm loại mắt không có tánh sở hữu, là tự tánh của năm loại mắt; sáu phép thần thông chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì sáu phép thần thông không có tánh sở hữu, là tự tánh của sáu phép thần thông. Mười lực Phật chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì mười lực Phật không có tánh sở hữu, là tự tánh của mười lực Phật; bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng không có tánh sở hữu, là tự tánh của là tự tánh bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng. Pháp không quên mất chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì pháp không quên mất không có tánh sở hữu, là tự tánh của pháp không quên mất; tánh luôn luôn xả chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì tánh luôn luôn xả không có tánh sở hữu, là tự tánh của tánh luôn luôn xả. Trí nhất thiết chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì trí nhất thiết không có tánh sở hữu, là tự tánh của trí nhất thiết. Trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng không có tánh sở hữu, là tự tánh của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng. Tất cả pháp môn Đà-la-ni chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì tất cả pháp môn Đà-la-ni không có tánh sở hữu, là tự tánh của tất cả pháp môn Đà-la-ni; tất cả pháp môn Tam-ma-địa chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì tất cả pháp môn Tam-ma-địa không có tánh sở hữu, là tự tánh của tất cả pháp môn Tam-ma-địa. Dự-lưu quả chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì Dự-lưu quả không có tánh sở hữu, là tự tánh của Dự-lưu quả; Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán quả chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán quả không có tánh sở hữu, là tự tánh của Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán quả. Quả vị Độc-giác chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì quả vị Độc-giác không có tánh sở hữu, là tự tánh của quả vị Độc-giác; tất cả hạnh đại Bồ-tát chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì tất cả hạnh đại Bồ-tát không có tánh sở hữu, là tự tánh của hạnh đại Bồ-tát. Quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật không có tánh sở hữu, là tự tánh của quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật.

Lại nữa, Thiện Hiện! Sắc đời trước chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì sắc đời trước không có tánh sở hữu, là tự tánh của sắc đời trước; thọ, tưởng, hành, thức đời trước chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì thọ, tưởng, hành, thức đời trước không có tánh sở hữu, là tự tánh của thọ, tưởng, hành, thức đời trước. Nhãn xứ đời trước chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì nhãn xứ đời trước không có tánh sở hữu, là tự tánh của nhãn xứ đời trước; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ đời trước chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ đời trước không có tánh sở hữu, là tự tánh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ đời trước. Sắc xứ đời trước chẳng phải buộc chẳng phải mở đời trước. Vì sao? Vì sắc xứ đời trước không có tánh sở hữu, là tự tánh của sắc xứ đời trước; thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ đời trước chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ đời trước không có tánh sở hữu, là tự tánh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ đời trước. Nhãn giới đời trước chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì nhãn giới đời trước không có tánh sở hữu, là tự tánh của nhãn giới đời trước; sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc, cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra đời trước chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra đời trước không có tánh sở hữu, là tự tánh của sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra đời trước. Nhĩ giới đời trước chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì nhĩ giới đời trước không có tánh sở hữu, là tự tánh của nhĩ giới đời trước; thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc, cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra đời trước chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra đời trước không có tánh sở hữu, là tự tánh của thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra đời trước. Tỷ giới đời trước chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì tỷ giới đời trước không có tánh sở hữu, là tự tánh của tỷ giới đời trước; hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc, cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra đời trước chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra đời trước không có tánh sở hữu, là tự tánh của hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra đời trước. Thiệt giới đời trước chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì thiệt giới đời trước không có tánh sở hữu, là tự tánh của thiệt giới đời trước; vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc, cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra đời trước chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra đời trước không có tánh sở hữu, là tự tánh của vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra đời trước. Thân giới đời trước chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì thân giới đời trước không có tánh sở hữu, là tự tánh của thân giới đời trước; xúc giới, thân thức giới và thân xúc, cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra đời trước chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra đời trước không có tánh sở hữu, là tự tánh của xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra đời trước. Ý giới đời trước chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì ý giới đời trước không có tánh sở hữu, là tự tánh của ý giới đời trước; pháp giới, ý thức giới và ý xúc, cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra đời trước chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra đời trước không có tánh sở hữu, là tự tánh của pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra đời trước. Địa giới đời trước chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì địa giới đời trước không có tánh sở hữu, là tự tánh của địa giới đời trước; thủy, hỏa, phong, không, thức giới đời trước chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì thủy, hỏa, phong, không, thức giới đời trước không có tánh sở hữu, là tự tánh của thủy, hỏa, phong, không, thức giới đời trước. Vô minh đời trước chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì vô minh đời trước không có tánh sở hữu, là tự tánh của vô minh đời trước; hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não đời trước chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì hành, thức cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não đời trước không có tánh sở hữu, là tự tánh của hành, thức cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não đời trước. Bố thí Ba-la-mật-đa đời trước chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì bố thí Ba-la-mật-đa đời trước không có tánh sở hữu, là tự tánh của bố thí Ba-la-mật-đa đời trước; tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa đời trước chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa đời trước không có tánh sở hữu, là tự tánh của tịnh giới cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa đời trước. Pháp không nội đời trước chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì pháp không nội đời trước không có tánh sở hữu, là tự tánh của pháp không nội đời trước; pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bổn tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh đời trước chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh đời trước không có tánh sở hữu là tự tánh của pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh đời trước. Chơn như đời trước chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì chơn như đời trước không có tánh sở hữu, là tự tánh của chơn như đời trước; pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì đời trước chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì đời trước không có tánh sở hữu, là tự tánh của pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì đời trước. Thánh đế khổ đời trước chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì Thánh đế khổ đời trước không có tánh sở hữu, là tự tánh của Thánh đế khổ đời trước; Thánh đế tập, diệt, đạo đời trước chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì Thánh đế tập, diệt, đạo đời trước không có tánh sở hữu, là tự tánh của Thánh đế tập, diệt, đạo đời trước. Bốn tịnh lự đời trước chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì bốn tịnh lự đời trước không có tánh sở hữu, là tự tánh của bốn tịnh lự đời trước; bốn vô lượng, bốn định vô sắc đời trước chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì bốn vô lượng, bốn định vô sắc đời trước không có tánh sở hữu, là tự tánh của bốn vô lượng, bốn định vô sắc đời trước. Tám giải thoát đời trước chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì tám giải thoát đời trước không có tánh sở hữu, là tự tánh của tám giải thoát đời trước; tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ đời trước chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ đời trước không có tánh sở hữu, là tự tánh của tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ đời trước. Bốn niệm trụ đời trước chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì bốn niệm trụ đời trước không có tánh sở hữu, là tự tánh của bốn niệm trụ đời trước; bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo đời trước chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo đời trước không có tánh sở hữu, là tự tánh của bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo đời trước. Pháp môn giải thoát không đời trước chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì pháp môn giải thoát không đời trước không có tánh sở hữu, là tự tánh của pháp môn giải thoát không đời trước; pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện đời trước chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện đời trước không có tánh sở hữu, là tự tánh của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện đời trước. Mười địa Bồ-tát đời trước chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì mười địa Bồ-tát đời trước không có tánh sở hữu, là tự tánh của mười địa Bồ-tát đời trước. Năm loại mắt đời trước chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì năm loại mắt đời trước không có tánh sở hữu, là tự tánh của năm loại mắt đời trước; sáu phép thần thông đời trước chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì sáu phép thần thông đời trước không có tánh sở hữu, là tự tánh của sáu phép thần thông đời trước. Mười lực Phật đời trước chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì mười lực Phật đời trước không có tánh sở hữu, là tự tánh của mười lực Phật đời trước; bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng đời trước chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng đời trước không có tánh sở hữu, là tự tánh của là tự tánh bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng đời trước. Pháp không quên mất đời trước chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì pháp không quên mất đời trước không có tánh sở hữu, là tự tánh của pháp không quên mất đời trước; tánh luôn luôn xả đời trước chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì tánh luôn luôn xả đời trước không có tánh sở hữu, là tự tánh của tánh luôn luôn xả đời trước. Trí nhất thiết đời trước chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì trí nhất thiết đời trước không có tánh sở hữu, là tự tánh của trí nhất thiết đời trước. Trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng đời trước chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng đời trước không có tánh sở hữu, là tự tánh của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng đời trước. Tất cả pháp môn Đà-la-ni đời trước chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì tất cả pháp môn Đà-la-ni đời trước không có tánh sở hữu, là tự tánh của tất cả pháp môn Đà-la-ni đời trước; tất cả pháp môn Tam-ma-địa đời trước chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì tất cả pháp môn Tam-ma-địa đời trước không có tánh sở hữu, là tự tánh của tất cả pháp môn Tam-ma-địa đời trước. Dự-lưu quả đời trước chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì Dự-lưu quả đời trước không có tánh sở hữu, là tự tánh của Dự-lưu quả đời trước; Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán quả đời trước chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán quả đời trước không có tánh sở hữu, là tự tánh của Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán quả đời trước. Quả vị Độc-giác đời trước chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì quả vị Độc-giác đời trước không có tánh sở hữu, là tự tánh của quả vị Độc-giác đời trước; tất cả hạnh đại Bồ-tát đời trước chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì tất cả hạnh đại Bồ-tát đời trước không có tánh sở hữu, là tự tánh của hạnh đại Bồ-tát đời trước. quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật đời trước chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật đời trước không có tánh sở hữu, là tự tánh của quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật đời trước.

Lại nữa, Thiện Hiện! Sắc đời sau chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì sắc đời sau không có tánh sở hữu, là tự tánh của sắc đời sau; thọ, tưởng, hành, thức đời sau chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì thọ, tưởng, hành, thức đời sau không có tánh sở hữu, là tự tánh của thọ, tưởng, hành, thức đời sau. Nhãn xứ đời sau chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì nhãn xứ đời sau không có tánh sở hữu, là tự tánh của nhãn xứ đời sau; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ đời sau chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ đời sau không có tánh sở hữu, là tự tánh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ đời sau. Sắc xứ đời trước chẳng phải buộc chẳng phải mở. Vì sao? Vì sắc xứ đời sau không có tánh sở hữu, là tự tánh của sắc xứ đời sau; thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ đời sau chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ đời sau không có tánh sở hữu, là tự tánh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ đời sau. Nhãn giới đời sau chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì nhãn giới đời sau không có tánh sở hữu, là tự tánh của nhãn giới đời sau; sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc, cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra đời sau chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra đời sau không có tánh sở hữu, là tự tánh của sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra đời sau. Nhĩ giới đời sau chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì nhĩ giới đời sau không có tánh sở hữu, là tự tánh của nhĩ giới đời sau; thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc, cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra đời sau chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra đời sau không có tánh sở hữu, là tự tánh của thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra đời sau. Tỷ giới đời sau chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì tỷ giới đời sau không có tánh sở hữu, là tự tánh của tỷ giới đời sau; hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc, cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra đời sau chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra đời sau không có tánh sở hữu, là tự tánh của hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra đời sau. Thiệt giới đời sau chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì thiệt giới đời sau không có tánh sở hữu, là tự tánh của thiệt giới đời sau; vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc, cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra đời sau chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra đời sau không có tánh sở hữu, là tự tánh của vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra đời sau. Thân giới đời sau chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì thân giới đời sau không có tánh sở hữu, là tự tánh của thân giới đời sau; xúc giới, thân thức giới và thân xúc, cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra đời sau chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra đời sau không có tánh sở hữu, là tự tánh của xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra đời sau. Ý giới đời sau chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì ý giới đời sau không có tánh sở hữu, là tự tánh của ý giới đời sau; pháp giới, ý thức giới và ý xúc, cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra đời sau chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra đời sau không có tánh sở hữu, là tự tánh của pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra đời sau. Địa giới đời sau chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì địa giới đời sau không có tánh sở hữu, là tự tánh của địa giới đời sau; thủy, hỏa, phong, không, thức giới đời sau chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì thủy, hỏa, phong, không, thức giới đời sau không có tánh sở hữu, là tự tánh của thủy, hỏa, phong, không, thức giới đời sau. Vô minh đời sau chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì vô minh đời sau không có tánh sở hữu, là tự tánh của vô minh đời sau; hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não đời sau chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não đời sau không có tánh sở hữu, là tự tánh của hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não đời sau. Bố thí Ba-la-mật-đa đời sau chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì bố thí Ba-la-mật-đa đời sau không có tánh sở hữu, là tự tánh của bố thí Ba-la-mật-đa đời sau; tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa đời sau chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì tịnh giới cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa đời sau không có tánh sở hữu, là tự tánh của tịnh giới cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa đời sau. Pháp không nội đời sau chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì pháp không nội đời sau không có tánh sở hữu, là tự tánh của pháp không nội đời sau; pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bổn tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh đời sau chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh đời sau không có tánh sở hữu, là tự tánh của pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh đời sau. Chơn như đời sau chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì chơn như đời sau không có tánh sở hữu, là tự tánh của chơn như đời sau; pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì đời sau chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì đời sau không có tánh sở hữu, là tự tánh của pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì đời sau. Thánh đế khổ đời sau chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì Thánh đế khổ đời sau không có tánh sở hữu, là tự tánh của Thánh đế khổ đời sau; Thánh đế tập, diệt, đạo đời sau chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì Thánh đế tập, diệt, đạo đời sau không có tánh sở hữu, là tự tánh của Thánh đế tập, diệt, đạo đời sau. Bốn tịnh lự đời sau chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì bốn tịnh lự đời sau không có tánh sở hữu, là tự tánh của bốn tịnh lự đời sau; bốn vô lượng, bốn định vô sắc đời sau chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì bốn vô lượng, bốn định vô sắc đời sau không có tánh sở hữu, là tự tánh của bốn vô lượng, bốn định vô sắc đời sau. Tám giải thoát đời sau chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì tám giải thoát đời sau không có tánh sở hữu, là tự tánh của tám giải thoát đời sau; tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ đời sau chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ đời sau không có tánh sở hữu, là tự tánh của tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ đời sau. Bốn niệm trụ đời sau chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì bốn niệm trụ đời sau không có tánh sở hữu, là tự tánh của bốn niệm trụ đời sau; bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo đời sau chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo đời sau không có tánh sở hữu, là tự tánh của bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo đời sau. Pháp môn giải thoát không đời sau chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì pháp môn giải thoát không đời sau không có tánh sở hữu, là tự tánh của pháp môn giải thoát không đời sau; pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện đời sau chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện đời sau không có tánh sở hữu, là tự tánh của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện đời sau. Mười địa Bồ-tát đời sau chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì mười địa Bồ-tát đời sau không có tánh sở hữu, là tự tánh của mười địa Bồ-tát đời sau. Năm loại mắt đời sau chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì năm loại mắt đời sau không có tánh sở hữu, là tự tánh của năm loại mắt đời sau; sáu phép thần thông đời sau chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì sáu phép thần thông đời sau không có tánh sở hữu, là tự tánh của sáu phép thần thông đời sau. Mười lực Phật đời sau chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì mười lực Phật đời sau không có tánh sở hữu, là tự tánh của mười lực Phật đời sau; bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng đời sau chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng đời sau không có tánh sở hữu, là tự tánh của là tự tánh bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng đời sau. Pháp không quên mất đời sau chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì pháp không quên mất đời sau không có tánh sở hữu, là tự tánh của pháp không quên mất đời sau; tánh luôn luôn xả đời sau chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì tánh luôn luôn xả đời sau không có tánh sở hữu, là tự tánh của tánh luôn luôn xả đời sau. Trí nhất thiết đời sau chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì trí nhất thiết đời sau không có tánh sở hữu, là tự tánh của trí nhất thiết đời sau. Trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng đời sau chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng đời sau không có tánh sở hữu, là tự tánh của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng đời sau. Tất cả pháp môn Đà-la-ni đời sau chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì tất cả pháp môn Đà-la-ni đời sau không có tánh sở hữu, là tự tánh của tất cả pháp môn Đà-la-ni đời sau; tất cả pháp môn Tam-ma-địa đời sau chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì tất cả pháp môn Tam-ma-địa đời sau không có tánh sở hữu, là tự tánh của tất cả pháp môn Tam-ma-địa đời sau. Dự-lưu quả đời sau chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì Dự-lưu quả đời sau không có tánh sở hữu, là tự tánh của Dự-lưu quả đời sau; Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán quả đời sau chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán quả đời sau không có tánh sở hữu, là tự tánh của Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán quả đời sau. Quả vị Độc-giác đời sau chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì quả vị Độc-giác đời sau không có tánh sở hữu, là tự tánh của quả vị Độc-giác đời sau; tất cả hạnh đại Bồ-tát đời sau chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì tất cả hạnh đại Bồ-tát đời sau không có tánh sở hữu, là tự tánh của hạnh đại Bồ-tát đời sau. quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật đời sau chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật đời sau không có tánh sở hữu, là tự tánh của quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật.

Lại nữa, Thiện Hiện! Sắc đời giữa chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì sắc đời giữa không có tánh sở hữu, là tự tánh của sắc đời giữa; thọ, tưởng, hành, thức đời giữa chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì thọ, tưởng, hành, thức đời giữa không có tánh sở hữu, là tự tánh của thọ, tưởng, hành, thức đời giữa. Nhãn xứ đời giữa chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì nhãn xứ đời giữa không có tánh sở hữu, là tự tánh của nhãn xứ đời giữa; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ đời giữa chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ đời giữa không có tánh sở hữu, là tự tánh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ đời giữa. Sắc xứ đời giữa chẳng phải buộc chẳng phải mở đời giữa. Vì sao? Vì sắc xứ đời giữa không có tánh sở hữu, là tự tánh của sắc xứ đời giữa; thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ đời giữa chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ đời giữa không có tánh sở hữu, là tự tánh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ đời giữa. Nhãn giới đời giữa chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì nhãn giới đời giữa không có tánh sở hữu, là tự tánh của nhãn giới đời giữa; sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc, cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra đời giữa chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra đời giữa không có tánh sở hữu, là tự tánh của sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra đời giữa. Nhĩ giới đời giữa chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì nhĩ giới đời giữa không có tánh sở hữu, là tự tánh của nhĩ giới đời giữa; thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc, cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra đời giữa chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra đời giữa không có tánh sở hữu, là tự tánh của thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra đời giữa. Tỷ giới đời giữa chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì tỷ giới đời giữa không có tánh sở hữu, là tự tánh của tỷ giới đời giữa; hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc, cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra đời giữa chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra đời giữa không có tánh sở hữu, là tự tánh của hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra đời giữa. Thiệt giới đời giữa chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì thiệt giới đời giữa không có tánh sở hữu, là tự tánh của thiệt giới đời giữa; vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc, cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra đời giữa chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra đời giữa không có tánh sở hữu, là tự tánh của vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra đời giữa. Thân giới đời giữa chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì thân giới đời giữa không có tánh sở hữu, là tự tánh của thân giới đời giữa; xúc giới, thân thức giới và thân xúc, cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra đời giữa chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra đời giữa không có tánh sở hữu, là tự tánh của xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra đời giữa. Ý giới đời giữa chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì ý giới đời giữa không có tánh sở hữu, là tự tánh của ý giới đời giữa; pháp giới, ý thức giới và ý xúc, cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra đời giữa chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra đời giữa không có tánh sở hữu, là tự tánh của pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra đời giữa. Địa giới đời giữa chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì địa giới đời giữa không có tánh sở hữu, là tự tánh của địa giới đời giữa; thủy, hỏa, phong, không, thức giới đời giữa chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì thủy, hỏa, phong, không, thức giới đời giữa không có tánh sở hữu, là tự tánh của thủy, hỏa, phong, không, thức giới đời giữa. Vô minh đời giữa chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì vô minh đời giữa không có tánh sở hữu, là tự tánh của vô minh đời giữa; hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não đời giữa chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não đời giữa không có tánh sở hữu, là tự tánh của hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não đời giữa.
                                                                                                Quyển thứ 182
                                                                                                          Hết

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
23/04/2021(Xem: 4742)
Hoà thượng Thích Từ Hương thế danh là Nguyễn Mạnh Trừng. Sinh ngày 20 tháng 6 năm 1928 tại thôn Vĩnh An, xã Mỹ Phong, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định.Trong một gia đình phú nông. Thân phụ là cụ ông Nguyễn Tiêm. Thân mẫu là cụ bà Nguyễn Thị Chai pháp danh Nhật Cang. Từ lúc ra đời cho đến năm 1954, Hoà thượng ở tại quê nhà theo học tiểu học và sinh sống tại địa phương.
23/04/2021(Xem: 4557)
Hòa thượng Đạo hiệu Thích Thiện Duyên, thế danh Võ Đình Như, sinh ngày 20/10/1926 tại thôn Hội Vân, xã Cát Hiệp, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định. Ngài là con thứ 3 trong gia đình. Thân phụ và thân mẫu của Hòa thượng là cụ ông Võ Toản pháp danh Nhựt Toàn và cụ Bà Đặng Thị Chức pháp danh Diệu Phát. Gia đình Ngài có truyền thống Phật giáo thuần thành. Với túc duyên nhiều đời, từ nhỏ, Ngài thường được bà nội dẫn đến chùa làng tụng kinh niệm Phật. Gặp lúc Đại lão Hòa thượng Thích Thanh Hòa từ chùa Trà Can, Tháp Chàm – Phan Rang về tổ chức lễ truyền Tam Quy Ngũ giới tại chùa Tịnh An, Phù Cát, Bình Định, Ngài sớm thọ Tam quy Ngũ giới trong dịp này.
11/04/2021(Xem: 8907)
Nam Mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Kính bạch Chư Tôn Thiền Đức Tăng Ni, Kính thưa tất cả quý Phật tử trong và ngoài nước, Thiền viện Trúc Lâm Đại Đăng xin trân trọng kính báo: Thượng Toạ Thích Tuệ Giác, Hội trưởng Hội Thiền Học Việt Nam Hải Ngoại, Viện trưởng Tổ Đình Thiền viện Trúc Lâm Đại Đăng, Đã viên tịch vào lúc 4:30 chiều Thứ Bảy ngày 10 tháng 4 năm 2021 (nhằm 29 tháng 2 năm Tân Sửu) Tại Thiền viện Trúc Lâm Đại Đăng, Quận hạt San Diego, CA, Hoa Kỳ. Trụ thế 62 năm, 31 Hạ Lạp Chương trình Tang Lễ của Thượng toạ Thích Tuệ Giác sẽ được kính báo trong thời gian sớm nhất. Chúng con nhất tâm xin cung thỉnh Chư Tôn Thiền Đức và mời gọi quý Phật tử cùng chung lòng cầu nguyện. Thay mặt BTC Tang Lễ xin được trân trọng kính báo. Tỳ kheo Thích Tuệ Tỉnh
31/03/2021(Xem: 4630)
Trễ hẹn trong tang lễ, rồi cúng 21 ngày và 49 ngày cố nhạc sĩ Hằng Vang ( 1936 – 2021 ), một số Anh Chị em cựu huynh trưởng giữ đúng lời hứa, rất uy tín, lòng tự dăn lòng rằng nhất định sẽ họp mặt để cùng nhau thắp cho vị nhạc sĩ nén hương tưởng nhớ, tri ân những dòng nhạc mà phần lớn đã theo chân nhiều thế hệ Gia Đình Phật Tử ( GĐPT ) và các đoàn thể thanh thiếu niên Phật giáo, nối tiếp nhau cho đến tận hôm nay. Và ngày đó phải là ngày cúng chung thất 49 ngày, nhất định không hẹn xa xăm nửa. Sau khi loại trừ nhiều trở ngại, cộng vào nh74ng thuận duyên chung, tất cả đã chọn ngày chủ nhật 21/03/2021 9 nhằm ngày mùng 9 tháng hai năm Tân Sửu vừa rồi
10/03/2021(Xem: 4904)
Cố Hòa Thượng thế danh Đặng Hữu Tường, pháp húy Nguyên Phước, tự Quang Thể, hiệu Đạt Minh; nối pháp đời 44 dòng Lâm Tế, thế hệ thứ 10 pháp phái Liễu Quán. Ngài lâm thế ngày 19 tháng 9 năm Nhâm Tuất (1922) tại làng An Hải, quận III (nay là phường An Hải, quận Sơn Trà), thành phố Đà Nẵng; chánh quán làng Quảng Lăng, xã Điện Nam, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Thân phụ Ngài là cụ ông Đặng Văn Vịnh (tức Nuôi) và thân mẫu là cụ bà Lê Thị Ớt. Ngài là trưởng nam trong một gia đình có năm anh em gồm ba trai và hai gái. Năm lên 9 tuổi, thân phụ qua đời, từ đó mẫu thân một mình tần tảo nuôi con. Trong thời gian này, Ngài được mẫu thân gởi đến Thầy Tư Tri (Như Tín) – trụ trì chùa An Hải lúc bấy giờ – nhận cho nhập Chúng tu học.
10/03/2021(Xem: 7690)
Cư sĩ Quảng Hải Phan Trung Kiên sinh năm Nhâm Dần (1962) tại Phường Tân Thái, Quận 3, Đà Nẵng (nay là Phường Mân Thái), là người con thứ ba trong gia đình có 9 anh em (5 trai, 4 gái). Vượt biên cùng với Ba và 3 anh em trai vào tháng 6 năm 1981 và định cư đến Mỹ vào cuối tháng 3 năm 1982. Má và các em gái cùng em trai út vượt biên năm 1988 và cả gia đình sum họp tại Hoa Kỳ vào năm 1989.
01/03/2021(Xem: 26676)
Trang nhà Quảng Đức vừa nhận được tin buồn: Đức Đệ Ngũ Tăng Thống Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Đại Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ đã thuận thế vô thường, thâu thần viên tịch vào lúc 21 giờ 20 phút ngày Thứ Bảy 22/02/2020 nhằm ngày 29/01 Âm lịch năm Canh Tý, Phật lịch 2563 tại Chùa Từ Hiếu, Phường 1, Quận 8, Sài Gòn. Trụ thế: 93 năm. Chương trình tang lễ sẽ được công bố trong thời gian sớm nhất có thể. Chúng con thành kính nguyện cầu Đức Đại Lão Hòa Thượng Cao Đăng Phật Quốc và sớm tái sanh trở lại thế giới Ta Ba để tiếp tục công cuộc hoằng Pháp lợi sanh. Nam Mô Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật
23/02/2021(Xem: 4983)
Tin buồn Cư sĩ Đỗ Đình Đồng; Pháp danh: Chơn Trí đã an nhiên trút hơi thở tại Hoa Kỳ vào lúc 01 giờ 02 phút khuya ngày 17 tháng 2 năm 2021 (mồng 6 tháng giêng năm Tân Sửu). Hưởng thọ 76 xuân. Trong một cơn bạo bệnh, ông bị máu đông trong động mạch phổi. Bác sĩ cho ống thông vào để phá máu đông nhưng tim ông đã ngừng đập khiến ông phải thở bằng máy và đã an nhiên trút hơi thở cuối cùng sau một ngày một đêm trên máy thở. Ông ra đi đột ngột khi đang dịch dang dỡ một quyển sách khác về giáo lý đạo Phật. Ông thanh thản hồn nhiên trút hơi thở, không biểu hiện sự đau đớn, và có hiền thê, hiếu tử hiền tôn bên cạnh niệm Phật cầu nguyện.
03/02/2021(Xem: 19132)
Vừa qua nhóm ảnh Nhất Chi Mai thuộc tu viện Phước Hòa (Đồng Nai), được sự hướng dẫn của Thượng toạ Viện chủ đã đến Buôn Mê Thuột để quay những thước phim đầu tiên về nhạc sĩ Hằng Vang. Cùng với cố nhạc sĩ Lê Cao Phan, Bửu Bác... được xem như lớp tiền phong của dòng tân nhạc Phật giáo. Nhạc sĩ Hằng Vang tên thật là Nguyễn Đình Vang, sinh năm 1933 tại Huế. Trong hơn 60 năm sáng tác, ông có hàng trăm ca khúc về đề tài này, nổi bật nhất là ca khúc Ánh Đạo vàng (1958) đã thấm sâu vào lòng Phật tử suốt thời gian dài từ khi ra đời.
28/01/2021(Xem: 7224)
Hòa thượng họ Hồ, húy Đắc Kế, Pháp danh Nguyên Công, tự Đức Niệm, bút hiệu Thiền Đức, thuộc dòng Lâm Tế đời thứ bốn mươi bốn, sinh năm Đinh Sửu (1937) tại làng Thanh Lương, phủ Hòa Đa, tỉnh Bình Thuận, nay là xã Chí Công, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận. Nhờ túc duyên tiền kiếp, nên mặc dù không ai khích lệ thúc đẩy, Ngài vẫn một mình cố công tìm đường hướng về với đạo lý giác ngộ. Khởi đầu, Ngài xin xuất gia với Hòa Thượng Thích Minh Đạo tại chùa Long Quang, Phan Rí năm 13 tuổi. Sau đó, trên đường tầm sư học đạo, Ngài cầu học với Hòa thượng Trí Thắng chùa Thiên Hưng và Hòa Thượng Viện chủ chùa Trùng Khánh ở Phan Rang, Hòa Thượng Thiện Hòa ở chùa Ấn Quang, Sàigòn, và Hòa Thượng Trí Thủ ở Phật Học Viện Hải Đức Nha Trang. Vào năm 1962, Ngài tốt nghiệp Cao Đẳng Phật giáo tại Phật Học Đường Nam Việt chùa Ấn Quang Sàigòn. Song song với Phật học, Ngài cũng c
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]