Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Quyển 360: Phẩm Đa Vấn Bất Nhị 10

15/07/201519:50(Xem: 13316)
Quyển 360: Phẩm Đa Vấn Bất Nhị 10

Tập 07

Quyển 360

 Phẩm Đa Vấn Bất Nhị 10
Bản dịch của HT Thích Trí Nghiêm
Diễn đọc: Cư Sĩ Chánh Trí


 

 

Phật dạy:

- Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, nên đối với sắc học bất tăng, bất giảm; cũng nên đối với thọ, tưởng, hành, thức học bất tăng, bất giảm.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, nên đối với nhãn xứ học bất tăng, bất giảm; cũng nên đối với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ học bất tăng, bất giảm.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, nên đối với sắc xứ học bất tăng, bất giảm; cũng nên đối với thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ học bất tăng, bất giảm.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, nên đối với nhãn giới học bất tăng, bất giảm; cũng nên đối với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới học bất tăng, bất giảm.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, nên đối với sắc giới học bất tăng, bất giảm; cũng nên đối với thanh, hương, vị, xúc, pháp giới học bất tăng, bất giảm.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, nên đối với nhãn thức giới học bất tăng, bất giảm; cũng nên đối với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới học bất tăng, bất giảm.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, nên đối với nhãn xúc học bất tăng, bất giảm; cũng nên đối với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc học bất tăng, bất giảm.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, nên đối với các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra học bất tăng, bất giảm; cũng nên đối với các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra học bất tăng, bất giảm.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, nên đối với địa giới học bất tăng, bất giảm; cũng nên đối với thủy, hỏa, phong, không, thức giới học bất tăng, bất giảm.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, nên đối với vô minh học bất tăng, bất giảm; cũng nên đối với hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não học bất tăng, bất giảm.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, nên đối với bố thí Ba-la-mật-đa học bất tăng, bất giảm; cũng nên đối với tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa học bất tăng, bất giảm.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, nên đối với pháp không nội học bất tăng, bất giảm; cũng nên đối với pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh học bất tăng, bất giảm.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, nên đối với chơn như học bất tăng, bất giảm; cũng nên đối với pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì học bất tăng, bất giảm.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, nên đối với Thánh đế khổ học bất tăng, bất giảm; cũng nên đối với Thánh đế tập, diệt, đạo học bất tăng, bất giảm.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, nên đối với bốn niệm trụ học bất tăng, bất giảm; cũng nên đối với bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo học bất tăng, bất giảm.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, nên đối với bốn tịnh lự học bất tăng, bất giảm; cũng nên đối với bốn vô lượng, bốn định vô sắc học bất tăng, bất giảm.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, nên đối với tám giải thoát học bất tăng, bất giảm; cũng nên đối với tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ học bất tăng, bất giảm.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, nên đối với tất cả pháp môn Đà-la-ni học bất tăng, bất giảm; cũng nên đối với tất cả pháp môn Tam-ma-địa học bất tăng, bất giảm.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, nên đối với pháp môn giải thoát không học bất tăng, bất giảm; cũng nên đối với pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện học bất tăng, bất giảm.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, nên đối với năm loại mắt học bất tăng, bất giảm; cũng nên đối với sáu phép thần thông học bất tăng, bất giảm.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, nên đối với mười lực Phật học bất tăng, bất giảm; cũng nên đối với bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng học bất tăng, bất giảm.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, nên đối với pháp không quên mất học bất tăng, bất giảm; cũng nên đối với tánh luôn luôn xả học bất tăng, bất giảm.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, nên đối với trí nhất thiết học bất tăng, bất giảm; cũng nên đối với trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng học bất tăng, bất giảm.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, nên đối với quả Dự lưu học bất tăng, bất giảm; cũng nên đối với quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán học bất tăng, bất giảm.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, nên đối với quả vị Độc giác học bất tăng, bất giảm.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, nên đối với tất cả hạnh Đại Bồ-tát học bất tăng, bất giảm.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, nên đối với quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật học bất tăng, bất giảm.

Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, nên đối với sắc học bất tăng, bất giảm như thế nào; nên đối với thọ, tưởng, hành, thức học bất tăng, bất giảm như thế nào?

Bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, nên đối với nhãn xứ học bất tăng, bất giảm như thế nào; nên đối với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ học bất tăng, bất giảm như thế nào?

Bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, nên đối với sắc xứ học bất tăng, bất giảm như thế nào; nên đối với thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ học bất tăng, bất giảm như thế nào?

Bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, nên đối với nhãn giới học bất tăng, bất giảm như thế nào; nên đối với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới học bất tăng, bất giảm như thế nào?

Bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, nên đối với sắc giới học bất tăng, bất giảm như thế nào; nên đối với thanh, hương, vị, xúc, pháp giới học bất tăng, bất giảm như thế nào?

Bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, nên đối với nhãn thức giới học bất tăng, bất giảm như thế nào; nên đối với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới học bất tăng, bất giảm như thế nào?

Bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, nên đối với nhãn xúc học bất tăng, bất giảm như thế nào; nên đối với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc học bất tăng, bất giảm như thế nào?

Bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, nên đối với các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra học bất tăng, bất giảm như thế nào; nên đối với các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra học bất tăng, bất giảm như thế nào?

Bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, nên đối với địa giới học bất tăng, bất giảm như thế nào; nên đối với thủy, hỏa, phong, không, thức giới học bất tăng, bất giảm như thế nào?

Bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, nên đối với vô minh học bất tăng, bất giảm như thế nào; nên đối với hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não học bất tăng, bất giảm như thế nào?

Bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, nên đối với bố thí Ba-la-mật-đa học bất tăng, bất giảm như thế nào; nên đối với tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa học bất tăng, bất giảm như thế nào?

Bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, nên đối với pháp không nội học bất tăng, bất giảm như thế nào; nên đối với pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh học bất tăng, bất giảm như thế nào?

Bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, nên đối với chơn như học bất tăng, bất giảm như thế nào; nên đối với pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì học bất tăng, bất giảm như thế nào?

Bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, nên đối với Thánh đế khổ học bất tăng, bất giảm như thế nào; nên đối với Thánh đế tập, diệt, đạo học bất tăng, bất giảm như thế nào?

Bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, nên đối với bốn niệm trụ học bất tăng, bất giảm như thế nào; nên đối với bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo học bất tăng, bất giảm như thế nào?

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, nên đối với tất cả pháp môn Đà-la-ni học bất tăng, bất giảm; cũng nên đối với tất cả pháp môn Tam-ma-địa học bất tăng, bất giảm.

Bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, nên đối với tất cả pháp môn Đà-la-ni học bất tăng, bất giảm như thế nào; nên đối với tất cả pháp môn Tam-ma-địa học bất tăng, bất giảm như thế nào?

Bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, nên đối với pháp môn giải thoát không học bất tăng, bất giảm như thế nào; nên đối với pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện học bất tăng, bất giảm như thế nào?

Bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, nên đối với năm loại mắt học bất tăng, bất giảm như thế nào; nên đối với sáu phép thần thông học bất tăng, bất giảm như thế nào?

Bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, nên đối với mười lực Phật học bất tăng, bất giảm như thế nào; nên đối với bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng học bất tăng, bất giảm như thế nào?

Bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, nên đối với pháp không quên mất học bất tăng, bất giảm như thế nào; nên đối với tánh luôn luôn xả học bất tăng, bất giảm như thế nào?

Bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, nên đối với trí nhất thiết học bất tăng, bất giảm như thế nào; nên đối với trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng học bất tăng, bất giảm như thế nào?

Bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, nên đối với quả Dự lưu học bất tăng, bất giảm như thế nào; nên đối với quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán học bất tăng, bất giảm như thế nào?

Bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, nên đối với quả vị Độc giác học bất tăng, bất giảm như thế nào?

Bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, nên đối với tất cả hạnh Đại Bồ-tát học bất tăng, bất giảm như thế nào?

Bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, nên đối với quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật học bất tăng, bất giảm như thế nào?

Phật dạy:

- Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, nên đối với sắc, chẳng sanh, chẳng diệt mà học; cũng nên đối với thọ, tưởng, hành, thức, chẳng sanh, chẳng diệt mà học.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, nên đối với nhãn xứ, chẳng sanh, chẳng diệt mà học; cũng nên đối với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, chẳng sanh, chẳng diệt mà học.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, nên đối với sắc xứ, chẳng sanh, chẳng diệt mà học; cũng nên đối với thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, chẳng sanh, chẳng diệt mà học.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, nên đối với nhãn giới, chẳng sanh, chẳng diệt mà học; cũng nên đối với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới, chẳng sanh, chẳng diệt mà học.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, nên đối với sắc giới, chẳng sanh, chẳng diệt mà học; cũng nên đối với thanh, hương, vị, xúc, pháp giới, chẳng sanh, chẳng diệt mà học.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, nên đối với nhãn thức giới, chẳng sanh, chẳng diệt mà học; cũng nên đối với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới, chẳng sanh, chẳng diệt mà học.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, nên đối với nhãn xúc, chẳng sanh, chẳng diệt mà học; cũng nên đối với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc, chẳng sanh, chẳng diệt mà học.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, nên đối với các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, chẳng sanh, chẳng diệt mà học; cũng nên đối với các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra, chẳng sanh, chẳng diệt mà học.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, nên đối với địa giới, chẳng sanh, chẳng diệt mà học; cũng nên đối với thủy, hỏa, phong, không, thức giới, chẳng sanh, chẳng diệt mà học.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, nên đối với vô minh, chẳng sanh, chẳng diệt mà học; cũng nên đối với hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não chẳng sanh, chẳng diệt mà học.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, nên đối với bố thí Ba-la-mật-đa, chẳng sanh, chẳng diệt mà học; cũng nên đối với tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa, chẳng sanh, chẳng diệt mà học.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, nên đối với pháp không nội, chẳng sanh, chẳng diệt mà học; cũng nên đối với pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh, chẳng sanh, chẳng diệt mà học.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, nên đối với chơn như, chẳng sanh, chẳng diệt mà học; cũng nên đối với pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì, chẳng sanh, chẳng diệt mà học.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, nên đối với Thánh đế khổ, chẳng sanh, chẳng diệt mà học; cũng nên đối với Thánh đế tập, diệt, đạo, chẳng sanh, chẳng diệt mà học.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, nên đối với bốn niệm trụ, chẳng sanh, chẳng diệt mà học; cũng nên đối với bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo, chẳng sanh, chẳng diệt mà học.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, nên đối với bốn tịnh lự, chẳng sanh, chẳng diệt mà học; cũng nên đối với bốn vô lượng, bốn định vô sắc, chẳng sanh, chẳng diệt mà học.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, nên đối với tám giải thoát, chẳng sanh, chẳng diệt mà học; cũng nên đối với tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ, chẳng sanh, chẳng diệt mà học.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, nên đối với tất cả pháp môn Đà-la-ni, chẳng sanh, chẳng diệt mà học; cũng nên đối với tất cả pháp môn Tam-ma-địa, chẳng sanh, chẳng diệt mà học.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, nên đối với pháp môn giải thoát không, chẳng sanh, chẳng diệt mà học; cũng nên đối với pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện, chẳng sanh, chẳng diệt mà học.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, nên đối với năm loại mắt, chẳng sanh, chẳng diệt mà học; cũng nên đối với sáu phép thần thông, chẳng sanh, chẳng diệt mà học.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, nên đối với mười lực Phật, chẳng sanh, chẳng diệt mà học; cũng nên đối với bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, chẳng sanh, chẳng diệt mà học.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, nên đối với pháp không quên mất, chẳng sanh, chẳng diệt mà học; cũng nên đối với tánh luôn luôn xả, chẳng sanh, chẳng diệt mà học.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, nên đối với trí nhất thiết, chẳng sanh, chẳng diệt mà học; cũng nên đối với trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, chẳng sanh, chẳng diệt mà học.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, nên đối với quả Dự lưu, chẳng sanh, chẳng diệt mà học; cũng nên đối với quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán, chẳng sanh, chẳng diệt mà học.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, nên đối với quả vị Độc giác, chẳng sanh, chẳng diệt mà học.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, nên đối với tất cả hạnh Đại Bồ-tát, chẳng sanh, chẳng diệt mà học.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, nên đối với quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật, chẳng sanh, chẳng diệt mà học.

Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Thế nào là Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, nên đối với sắc, chẳng sanh, chẳng diệt mà học? Thế nào là nên đối với thọ, tưởng, hành, thức, chẳng sanh, chẳng diệt mà học?

Bạch Thế Tôn! Thế nào là Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, nên đối với nhãn xứ, chẳng sanh, chẳng diệt mà học? Thế nào là nên đối với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, chẳng sanh, chẳng diệt mà học?

Bạch Thế Tôn! Thế nào là Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, nên đối với sắc xứ, chẳng sanh, chẳng diệt mà học? Thế nào là nên đối với thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, chẳng sanh, chẳng diệt mà học?

Bạch Thế Tôn! Thế nào là Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, nên đối với nhãn giới, chẳng sanh, chẳng diệt mà học? Thế nào là nên đối với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới, chẳng sanh, chẳng diệt mà học?

Bạch Thế Tôn! Thế nào là Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, nên đối với sắc giới, chẳng sanh, chẳng diệt mà học? Thế nào là nên đối với thanh, hương, vị, xúc, pháp giới, chẳng sanh, chẳng diệt mà học?

Bạch Thế Tôn! Thế nào là Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, nên đối với nhãn thức giới, chẳng sanh, chẳng diệt mà học? Thế nào là nên đối với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới, chẳng sanh, chẳng diệt mà học?

Bạch Thế Tôn! Thế nào là Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, nên đối với nhãn xúc, chẳng sanh, chẳng diệt mà học? Thế nào là nên đối với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc, chẳng sanh, chẳng diệt mà học?

Bạch Thế Tôn! Thế nào là Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, nên đối với các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, chẳng sanh, chẳng diệt mà học? Thế nào là nên đối với các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra, chẳng sanh, chẳng diệt mà học?

Bạch Thế Tôn! Thế nào là Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, nên đối với địa giới, chẳng sanh, chẳng diệt mà học? Thế nào là nên đối với thủy, hỏa, phong, không, thức giới, chẳng sanh, chẳng diệt mà học?

Bạch Thế Tôn! Thế nào là Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, nên đối với vô minh, chẳng sanh, chẳng diệt mà học? Thế nào là nên đối với hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não chẳng sanh, chẳng diệt mà học?

Bạch Thế Tôn! Thế nào là Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, nên đối với bố thí Ba-la-mật-đa, chẳng sanh, chẳng diệt mà học? Thế nào là nên đối với tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa, chẳng sanh, chẳng diệt mà học?

Bạch Thế Tôn! Thế nào là Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, nên đối với pháp không nội, chẳng sanh, chẳng diệt mà học? Thế nào là nên đối với pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh, chẳng sanh, chẳng diệt mà học?

Bạch Thế Tôn! Thế nào là Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, nên đối với chơn như, chẳng sanh, chẳng diệt mà học? Thế nào là nên đối với pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì, chẳng sanh, chẳng diệt mà học?

Bạch Thế Tôn! Thế nào là Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, nên đối với Thánh đế khổ, chẳng sanh, chẳng diệt mà học? Thế nào là nên đối với Thánh đế tập, diệt, đạo, chẳng sanh, chẳng diệt mà học?

Bạch Thế Tôn! Thế nào là Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, nên đối với bốn niệm trụ, chẳng sanh, chẳng diệt mà học? Thế nào là nên đối với bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo, chẳng sanh, chẳng diệt mà học?

Bạch Thế Tôn! Thế nào là Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, nên đối với bốn tịnh lự, chẳng sanh, chẳng diệt mà học? Thế nào là nên đối với bốn vô lượng, bốn định vô sắc, chẳng sanh, chẳng diệt mà học?

Bạch Thế Tôn! Thế nào là Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, nên đối với tám giải thoát, chẳng sanh, chẳng diệt mà học? Thế nào là nên đối với tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ, chẳng sanh, chẳng diệt mà học?

Bạch Thế Tôn! Thế nào là Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, nên đối với tất cả pháp môn Đà-la-ni, chẳng sanh, chẳng diệt mà học? Thế nào là nên đối với tất cả pháp môn Tam-ma-địa, chẳng sanh, chẳng diệt mà học?

Bạch Thế Tôn! Thế nào là Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, nên đối với pháp môn giải thoát không, chẳng sanh, chẳng diệt mà học? Thế nào là nên đối với pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện, chẳng sanh, chẳng diệt mà học?

Bạch Thế Tôn! Thế nào là Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, nên đối với năm loại mắt, chẳng sanh, chẳng diệt mà học? Thế nào là nên đối với sáu phép thần thông, chẳng sanh, chẳng diệt mà học?

Bạch Thế Tôn! Thế nào là Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, nên đối với mười lực Phật, chẳng sanh, chẳng diệt mà học? Thế nào là nên đối với bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, chẳng sanh, chẳng diệt mà học?

Bạch Thế Tôn! Thế nào là Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, nên đối với pháp không quên mất, chẳng sanh, chẳng diệt mà học? Thế nào là nên đối với tánh luôn luôn xả, chẳng sanh, chẳng diệt mà học?

Bạch Thế Tôn! Thế nào là Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, nên đối với trí nhất thiết, chẳng sanh, chẳng diệt mà học? Thế nào là nên đối với trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, chẳng sanh, chẳng diệt mà học?

Bạch Thế Tôn! Thế nào là Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, nên đối với quả Dự lưu, chẳng sanh, chẳng diệt mà học? Thế nào là nên đối với quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán, chẳng sanh, chẳng diệt mà học?

Bạch Thế Tôn! Thế nào là Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, nên đối với quả vị Độc giác, chẳng sanh, chẳng diệt mà học?

Bạch Thế Tôn! Thế nào là Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, nên đối với tất cả hạnh Đại Bồ-tát, chẳng sanh, chẳng diệt mà học?

Bạch Thế Tôn! Thế nào là Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, nên đối với quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật, chẳng sanh, chẳng diệt mà học?

Phật dạy:

- Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, nên đối với sắc, chẳng khởi lên các hành hoặc hữu, hoặc vô mà học; nên đối với thọ, tưởng, hành, thức, cũng chẳng khởi lên các hành hoặc hữu, hoặc vô mà học.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, nên đối với nhãn xứ, chẳng khởi lên các hành hoặc hữu, hoặc vô mà học; nên đối với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, cũng chẳng khởi lên các hành hoặc hữu, hoặc vô mà học.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, nên đối với sắc xứ, chẳng khởi lên các hành hoặc hữu, hoặc vô mà học; nên đối với thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, cũng chẳng khởi lên các hành hoặc hữu, hoặc vô mà học.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, nên đối với nhãn giới, chẳng khởi lên các hành hoặc hữu, hoặc vô mà học; nên đối với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới, cũng chẳng khởi lên các hành hoặc hữu, hoặc vô mà học.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, nên đối với sắc giới, chẳng khởi lên các hành hoặc hữu, hoặc vô mà học; nên đối với thanh, hương, vị, xúc, pháp giới, cũng chẳng khởi lên các hành hoặc hữu, hoặc vô mà học.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, nên đối với nhãn thức giới, chẳng khởi lên các hành hoặc hữu, hoặc vô mà học; nên đối với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới, cũng chẳng khởi lên các hành hoặc hữu, hoặc vô mà học.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, nên đối với nhãn xúc, chẳng khởi lên các hành hoặc hữu, hoặc vô mà học; nên đối với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc, cũng chẳng khởi lên các hành hoặc hữu, hoặc vô mà học.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, nên đối với các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, chẳng khởi lên các hành hoặc hữu, hoặc vô mà học; nên đối với các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra, cũng chẳng khởi lên các hành hoặc hữu, hoặc vô mà học.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, nên đối với địa giới, chẳng khởi lên các hành hoặc hữu, hoặc vô mà học; nên đối với thủy, hỏa, phong, không, thức giới, cũng chẳng khởi lên các hành hoặc hữu, hoặc vô mà học.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, nên đối với vô minh, chẳng khởi lên các hành hoặc hữu, hoặc vô mà học; nên đối với hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não cũng chẳng khởi lên các hành hoặc hữu, hoặc vô mà học.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, nên đối với bố thí Ba-la-mật-đa, chẳng khởi lên các hành hoặc hữu, hoặc vô mà học; nên đối với tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa, cũng chẳng khởi lên các hành hoặc hữu, hoặc vô mà học.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, nên đối với pháp không nội, chẳng khởi lên các hành hoặc hữu, hoặc vô mà học; nên đối với pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh, cũng chẳng khởi lên các hành hoặc hữu, hoặc vô mà học.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, nên đối với chơn như, chẳng khởi lên các hành hoặc hữu, hoặc vô mà học; nên đối với pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì, cũng chẳng khởi lên các hành hoặc hữu, hoặc vô mà học.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, nên đối với Thánh đế khổ, chẳng khởi lên các hành hoặc hữu, hoặc vô mà học; nên đối với Thánh đế tập, diệt, đạo, cũng chẳng khởi lên các hành hoặc hữu, hoặc vô mà học.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, nên đối với bốn niệm trụ, chẳng khởi lên các hành hoặc hữu, hoặc vô mà học; nên đối với bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo, cũng chẳng khởi lên các hành hoặc hữu, hoặc vô mà học.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, nên đối với bốn tịnh lự, chẳng khởi lên các hành hoặc hữu, hoặc vô mà học; nên đối với bốn vô lượng, bốn định vô sắc, cũng chẳng khởi lên các hành hoặc hữu, hoặc vô mà học.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, nên đối với tám giải thoát, chẳng khởi lên các hành hoặc hữu, hoặc vô mà học; nên đối với tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ, cũng chẳng khởi lên các hành hoặc hữu, hoặc vô mà học.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, nên đối với tất cả pháp môn Đà-la-ni, chẳng khởi lên các hành hoặc hữu, hoặc vô mà học; nên đối với tất cả pháp môn Tam-ma-địa, cũng chẳng khởi lên các hành hoặc hữu, hoặc vô mà học.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, nên đối với pháp môn giải thoát không, chẳng khởi lên các hành hoặc hữu, hoặc vô mà học; nên đối với pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện, cũng chẳng khởi lên các hành hoặc hữu, hoặc vô mà học.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, nên đối với năm loại mắt, chẳng khởi lên các hành hoặc hữu, hoặc vô mà học; nên đối với sáu phép thần thông, cũng chẳng khởi lên các hành hoặc hữu, hoặc vô mà học.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, nên đối với mười lực Phật, chẳng khởi lên các hành hoặc hữu, hoặc vô mà học; nên đối với bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, cũng chẳng khởi lên các hành hoặc hữu, hoặc vô mà học.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, nên đối với pháp không quên mất, chẳng khởi lên các hành hoặc hữu, hoặc vô mà học; nên đối với tánh luôn luôn xả, cũng chẳng khởi lên các hành hoặc hữu, hoặc vô mà học.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, nên đối với trí nhất thiết, chẳng khởi lên các hành hoặc hữu, hoặc vô mà học; nên đối với trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, cũng chẳng khởi lên các hành hoặc hữu, hoặc vô mà học.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, nên đối với quả Dự lưu, chẳng khởi lên các hành hoặc hữu, hoặc vô mà học; nên đối với quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán, cũng chẳng khởi lên các hành hoặc hữu, hoặc vô mà học.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, nên đối với quả vị Độc giác, cũng chẳng khởi lên các hành hoặc hữu, hoặc vô mà học.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, nên đối với tất cả hạnh Đại Bồ-tát, cũng chẳng khởi lên các hành hoặc hữu, hoặc vô mà học.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, nên đối với quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật, cũng chẳng khởi lên các hành hoặc hữu, hoặc vô mà học.

Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Thế nào là Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, nên đối với sắc, chẳng khởi lên các hành hoặc hữu, hoặc vô mà học? Thế nào là nên đối với thọ, tưởng, hành, thức, chẳng khởi lên các hành hoặc hữu, hoặc vô mà học?

Bạch Thế Tôn! Thế nào là Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, nên đối với nhãn xứ, chẳng khởi lên các hành hoặc hữu, hoặc vô mà học? Thế nào là nên đối với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, chẳng khởi lên các hành hoặc hữu, hoặc vô mà học?

Bạch Thế Tôn! Thế nào là Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, nên đối với sắc xứ, chẳng khởi lên các hành hoặc hữu, hoặc vô mà học? Thế nào là nên đối với thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, chẳng khởi lên các hành hoặc hữu, hoặc vô mà học?

Bạch Thế Tôn! Thế nào là Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, nên đối với nhãn giới, chẳng khởi lên các hành hoặc hữu, hoặc vô mà học? Thế nào là nên đối với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới, chẳng khởi lên các hành hoặc hữu, hoặc vô mà học?

Bạch Thế Tôn! Thế nào là Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, nên đối với sắc giới, chẳng khởi lên các hành hoặc hữu, hoặc vô mà học? Thế nào là nên đối với thanh, hương, vị, xúc, pháp giới, chẳng khởi lên các hành hoặc hữu, hoặc vô mà học?

Bạch Thế Tôn! Thế nào là Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, nên đối với nhãn thức giới, chẳng khởi lên các hành hoặc hữu, hoặc vô mà học? Thế nào là nên đối với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới, chẳng khởi lên các hành hoặc hữu, hoặc vô mà học?

Bạch Thế Tôn! Thế nào là Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, nên đối với nhãn xúc, chẳng khởi lên các hành hoặc hữu, hoặc vô mà học? Thế nào là nên đối với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc, chẳng khởi lên các hành hoặc hữu, hoặc vô mà học?

Bạch Thế Tôn! Thế nào là Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, nên đối với các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, chẳng khởi lên các hành hoặc hữu, hoặc vô mà học? Thế nào là nên đối với các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra, chẳng khởi lên các hành hoặc hữu, hoặc vô mà học?

Bạch Thế Tôn! Thế nào là Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, nên đối với địa giới, chẳng khởi lên các hành hoặc hữu, hoặc vô mà học? Thế nào là nên đối với thủy, hỏa, phong, không, thức giới, chẳng khởi lên các hành hoặc hữu, hoặc vô mà học?

Bạch Thế Tôn! Thế nào là Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, nên đối với vô minh, chẳng khởi lên các hành hoặc hữu, hoặc vô mà học? Thế nào là nên đối với hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não chẳng khởi lên các hành hoặc hữu, hoặc vô mà học?

Bạch Thế Tôn! Thế nào là Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, nên đối với bố thí Ba-la-mật-đa, chẳng khởi lên các hành hoặc hữu, hoặc vô mà học? Thế nào là nên đối với tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa, chẳng khởi lên các hành hoặc hữu, hoặc vô mà học?

Bạch Thế Tôn! Thế nào là Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, nên đối với pháp không nội, chẳng khởi lên các hành hoặc hữu, hoặc vô mà học? Thế nào là nên đối với pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh, chẳng khởi lên các hành hoặc hữu, hoặc vô mà học?

Bạch Thế Tôn! Thế nào là Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, nên đối với chơn như, chẳng khởi lên các hành hoặc hữu, hoặc vô mà học? Thế nào là nên đối với pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì, chẳng khởi lên các hành hoặc hữu, hoặc vô mà học?

Bạch Thế Tôn! Thế nào là Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, nên đối với Thánh đế khổ, chẳng khởi lên các hành hoặc hữu, hoặc vô mà học? Thế nào là nên đối với Thánh đế tập, diệt, đạo, chẳng khởi lên các hành hoặc hữu, hoặc vô mà học?

Bạch Thế Tôn! Thế nào là Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, nên đối với bốn niệm trụ, chẳng khởi lên các hành hoặc hữu, hoặc vô mà học? Thế nào là nên đối với bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo, chẳng khởi lên các hành hoặc hữu, hoặc vô mà học?

Bạch Thế Tôn! Thế nào là Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, nên đối với bốn tịnh lự, chẳng khởi lên các hành hoặc hữu, hoặc vô mà học? Thế nào là nên đối với bốn vô lượng, bốn định vô sắc, chẳng khởi lên các hành hoặc hữu, hoặc vô mà học?

Bạch Thế Tôn! Thế nào là Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, nên đối với tám giải thoát, chẳng khởi lên các hành hoặc hữu, hoặc vô mà học? Thế nào là nên đối với tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ, chẳng khởi lên các hành hoặc hữu, hoặc vô mà học?

Bạch Thế Tôn! Thế nào là Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, nên đối với tất cả pháp môn Đà-la-ni, chẳng khởi lên các hành hoặc hữu, hoặc vô mà học? Thế nào là nên đối với tất cả pháp môn Tam-ma-địa, chẳng khởi lên các hành hoặc hữu, hoặc vô mà học?

Bạch Thế Tôn! Thế nào là Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, nên đối với pháp môn giải thoát không, chẳng khởi lên các hành hoặc hữu, hoặc vô mà học? Thế nào là nên đối với pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện, chẳng khởi lên các hành hoặc hữu, hoặc vô mà học?

Bạch Thế Tôn! Thế nào là Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, nên đối với năm loại mắt, chẳng khởi lên các hành hoặc hữu, hoặc vô mà học? Thế nào là nên đối với sáu phép thần thông, chẳng khởi lên các hành hoặc hữu, hoặc vô mà học?

Bạch Thế Tôn! Thế nào là Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, nên đối với mười lực Phật, chẳng khởi lên các hành hoặc hữu, hoặc vô mà học? Thế nào là nên đối với bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, chẳng khởi lên các hành hoặc hữu, hoặc vô mà học?

Bạch Thế Tôn! Thế nào là Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, nên đối với pháp không quên mất, chẳng khởi lên các hành hoặc hữu, hoặc vô mà học? Thế nào là nên đối với tánh luôn luôn xả, chẳng khởi lên các hành hoặc hữu, hoặc vô mà học?

Bạch Thế Tôn! Thế nào là Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, nên đối với trí nhất thiết, chẳng khởi lên các hành hoặc hữu, hoặc vô mà học? Thế nào là nên đối với trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, chẳng khởi lên các hành hoặc hữu, hoặc vô mà học?

Bạch Thế Tôn! Thế nào là Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, nên đối với quả Dự lưu, chẳng khởi lên các hành hoặc hữu, hoặc vô mà học? Thế nào là nên đối với quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán, chẳng khởi lên các hành hoặc hữu, hoặc vô mà học?

Bạch Thế Tôn! Thế nào là Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, nên đối với quả vị Độc giác, chẳng khởi lên các hành hoặc hữu, hoặc vô mà học?

Bạch Thế Tôn! Thế nào là Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, nên đối với tất cả hạnh Đại Bồ-tát, chẳng khởi lên các hành hoặc hữu, hoặc vô mà học?

Bạch Thế Tôn! Thế nào là Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, nên đối với quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật, chẳng khởi lên các hành hoặc hữu, hoặc vô mà học?

 

Quyển thứ 360

Hết

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/06/2019(Xem: 18672)
Trang nhà Quảng Đức vừa nhận được tin buồn: Hòa Thượng Thích Quảng Thanh (1951-2019),Thế danh: Dương Thanh Tùng, sinh quán: Thanh Lương, Bình Thuận. Ngài là một thi sĩ nổi tiếng với bút danh Thanh Trí Cao. HT là Viện Chủ Chùa Bảo Quang, Santa Ana Đ, miền nam California, Hoa Kỳ, Ngài đã thu thần viên tịch tại Chùa Bảo Quang. vào lúc 12:46am, Chủ Nhật, Ngày 9 Tháng 6 Năm 2019 (Nhằm Ngày 7 Tháng 5 Năm Kỷ Hợi) * Trụ thế: 68 năm & 44 Hạ Lạp. Chương trình tang lễ của Ngài sẽ được công bố sớm. Chúng con thành kính nguyện cầu Giác Linh Hòa Thượng Cao Đăng Phật Quốc. Nam Mô Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật
24/05/2019(Xem: 9523)
“Xây chùa, tô tượng, đúc chuông Ba công đức ấy thập phương nên làm” “Phật Pháp xương minh do Tăng Già hoằng hóa Thiền môn hưng thịnh bởi Đàn Việt phát tâm”. Tu Viện Quảng Đức là ngôi nhà tâm linh cho cộng đồng người Việt từ năm 1990 tại vùng Tây-Bắc Melbourne, Úc Châu, và đến năm 2003 trong lễ Khánh Thành đã có tôn tượng Đức Phật Thích Ca thiền định trên tòa sen,
18/05/2019(Xem: 6373)
Cố chơn linh NGUYỄN VĂN BỐNSanh ngày: 20. 02. 1929 (11. 01. Kỷ Tỵ) tại thôn Đại Điền Đông, Diên Điền, Diên Khánh - Khánh Hòa. Trong một gia đình chánh tín Tam Bảo, là người con trai duy nhất trong năm chị em. Nội tổ Phụ qua đời khi Cố chơn linh lên 07 tuổi Lên năm 10 tuổi xuất gia tu học tại Tổ đình Chùa Thiên Quang, nay thuộc thị trấn Diên Khánh. Khánh Hòa. Qui y thọ phái, được Tổ Nhơn Duệ thuộc dòng Lâm Tế đời thứ 42 cho Pháp danh là Tâm Biên. Năm 14 tuổi Tổ cho đi thọ giới Sa Di tại giới đàn Chùa Kim Long, thôn Phú Hòa, xã Ninh Quang- Khánh Hòa và Tổ cho Pháp Tự là Thiện Hiền.
11/05/2019(Xem: 6430)
Nhân duyên từ chiếc đàn Xuất thân từ vùng đất Hobart, thủ phủ và cũng là thành phố lớn nhất bang Tasmania (Úc), có niềm đam mê piano sâu sắc và được biết đến như là một trong những nghệ sĩ nhạc jazz có phong cách ngẫu hứng và tự phát trong biểu diễn, Tom Vincent luôn mang đến cho khán giả các cung bậc cảm xúc khó tả khi xuất hiện trên sân khấu. Đặc biệt, có những lúc biểu diễn, anh lại hình thành thói quen trò chuyện với khán giả trong khi các ngón tay chạy từ phím nhạc này sang phím nhạc khác
03/05/2019(Xem: 6974)
Hoà thượng họ Vũ, huý là Thanh Quát, pháp hiệu là Thích Trung Quán, sinh trưởng trong một gia đình thiện lương làm nông. Cụ ông là Vũ Đình Duật và cụ bà là Nguyễn Thị Nhiên. Ngài ra đời vào ngày 9 tháng 6 năm 1918 (Mậu Ngọ) tại làng Hạ Kỳ, phủ Nghĩa Hưng, Tỉnh Nam Định, Bắc Việt. Gia đình gồm bốn người con, hai trai và hai gái. Ngài là người con trai thứ hai trong gia đình.
02/05/2019(Xem: 10032)
Trang Nhà Quảng Đức vừa nhận được tin L Ni Trưởng Thích Nữ Như Châu, Trụ trì Tổ đình Huê Lâm, Sài Gòn, vừa viên tịch Ủy viên Thường trực Hội đồng Trị sự Trung ương GHPGVN Phó trưởng Phân ban Ni giới Trung ương GHPGVN Phó trưởng Ban trị sự GHPGVN Thành phố Hồ Chí Minh Trưởng Phân ban Ni giới GHPGVN Thành phố Hồ Chí Minh Trụ trì Tổ đình Huê Lâm (Quận 11, TP. Hồ Chí Minh) Trụ trì Pháp Hoa Tịnh viện (Lâm Đồng)
01/05/2019(Xem: 9572)
HÒA THƯỢNG THÍCH NGUYÊN NHƯ Thành Viên Cố Vấn Giáo Hạnh Gia Đình Phật Tử Gia Định, Việt Nam Cố Vấn Giáo Hạnh Gia Đình Phật Tử Đức Thành Trụ trì chùa Tập Thành – Quận Bình Thạnh – Sài Gòn. Đã thu thần thị tịch lúc 16g36′ ngày 29/4/2019 Nhằm ngày 25 tháng 3 năm Kỷ Hợi Tại Tập Thành Cổ Tự – Quận Bình Thạnh – Sài Gòn Trụ thế 74 năm – 54 Hạ lạp. Lễ Nhập Kim Quan lúc 08g00 ngày 30/4/2019 (26.3. Kỷ Hợi) Tôn trí kim quan tại Tập Thành Cổ Tự, số 133 đường Ngô Đức Kế, phường 12, quận Bình Thạnh – Sài Gòn. Lễ Tưởng Niệm – Di Quan lúc 06g00 ngày 3/5/2019 (29.3. Kỷ Hợi) Sau đó cử hành Lễ Trà Tỳ tại đài hỏa táng nghĩa trang Phúc An Viên, quận 9, Sài Gòn. Nhất tâm nguyện cầu Giác Linh Cố Hòa Thượng CAO ĐĂNG PHẬT QUỐC
26/04/2019(Xem: 5766)
Chánh Trí Mai Thọ Truyền - một nhà Nho uyên bác, kiến thức tinh thông, quán triệt tư tưởng cả Nho - Lão - Phật. Ông xuất thân trên xứ dừa Đồng Khởi, nơi phát khởi bao tấm lòng yêu nước hy sinh của nhiều thế hệ. Là một nhân sĩ trí thức, có học vị cao, chức vụ lớn trong xã hội, nhưng Ông luôn nhân hậu với mọi người, chính trực trong công việc, từ hòa trong giao tiếp, đời sống thanh khiết, giản dị, luôn khắc kỹ bản thân. Khi bước vào đạo, Ông thọ Tam quy ngũ giới và được đặt pháp danh “Chánh Trí” từ Hòa thượng Thích Hành Trụ - một danh tăng kiệt xuất trong chốn tòng lâm phạm vũ của Phật giáo Việt Nam.
23/04/2019(Xem: 6909)
Cụ Chánh Trí – Mai Thọ Truyền ( Cụ - Cụ Chánh Trí ) sinh năm Ất Tỵ ( 1905 – 1973 ) , tại làng Long Mỹ , nay thuộc huyện Giồng Trôm tỉnh Bến Tre.Ngày Cụ sinh ra, chỉ chưa đầy 30 năm trước đó thôi, triều đình nhà Nguyễn đã ký hòa ước Nhâm Tuất , nhường sáu tỉnh Miền Nam ( Thường được quen gọi là “Nam Kỳ Lục Tỉnh” ) cho thực dân Pháp, trong đó có quê hương Bến Tre của Cụ. Suốt cả quảng đời từ sơ học đến tiểu học, Cụ được học hành đầy đủ theo chương trình giáo dục hiện thời. Có lẽ, với sở học và trí phán đoán nhậy bén của mình, Cụ Chánh Trí không khỏi chạnh lòng khi liên tưởng các diễn biến lịch sử trên nơi mình sinh ra, để khi có điều kiện, lê
14/04/2019(Xem: 6433)
Với anh em chúng tôi, những người thuộc thế hệ kế thừa, sống và dấn thân cho lý tưởng Đạo Pháp – Dân Tộc trong các đoàn thể Thanh Niên Phật giáo, đặc biệt Gia Đình Phật Tử, Bác sĩ Tâm Minh – Lê Đình Thám – 1897 - 1969( Từ đây xin tạm gọi bằng Pháp danh Tâm Minh)_là một nhân sĩ trí thức Phật giáo tiêu biểu nửa đầu thế kỷ 20, đồng thời là một cư sĩ Phật tử tiêu biểu nhất tiền chấn hưng Phật giáo và nhất là một người anh cả trong giới trẻ tu học có xu hướng tiến bộ, biết vận dụng thời cơ để tạo dựng nền tàng sinh động cho Phật giáo trước ngưỡng cửa bước vào thời đại mới.(a)
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]