Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Quyển 323: Phẩm Chơn Như 06

13/07/201521:41(Xem: 12698)
Quyển 323: Phẩm Chơn Như 06

Tập 06

 Quyển 323

 Phẩm Chơn Như 06

Bản dịch của HT Thích Trí Nghiêm

Diễn đọc: Cư Sĩ Chánh Trí 

 

 

Lúc bấy giờ, Xá Lợi Tử bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Vì nhân duyên gì mà có các Bồ-tát tu pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện chẳng nhiếp thọ Bát-nhã-ba-la-mật-đa, không có sức phương tiện thiện xảo, nên chứng thật tế thủ quả Thanh-văn, hoặc quả vị Độc-giác; có các Bồ-tát tu pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện, nhiếp thọ Bát-nhã-ba-la-mật-đa, có sức phương tiện thiện xảo, chẳng chứng thật tế mà hướng đến quả vị giác ngộ cao tột?

Phật dạy: Này Xá Lợi Tử! Nếu các Bồ-tát xa lìa tâm trí nhất thiết trí, tu pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện thì các Bồ-tát ấy vì chẳng nhiếp thọ Bát-nhã-ba-la-mật-đa, không có sức phương tiện thiện xảo, nên chứng thật tế, thủ quả Thanh-văn hoặc quả vị Độc-giác.

Nếu các Bồ-tát chẳng lìa tâm trí nhất thiết trí tu pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện, thì các Bồ-tát ấy vì nhiếp thọ Bát-nhã-ba-la-mật-đa, có sức phương tiện thiện xảo, nên có khả năng nhập địa vị Chánh tánh ly sanh của Bồ-tát, chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột.

Này Xá Lợi Tử! Thí như có một con chim thân hình to dài đến trăm do tuần, hoặc hai trăm cho đến năm trăm do tuần, nhưng không có cánh; con chim ấy từ cõi trời Ba-mươi-ba lao mình xuống châu Thiệm bộ, nhưng ở giữa đường, nghĩ thế này: Ta muốn trở lên cõi trời Ba-mươi-ba, thì này Xá Lợi Tử! Theo ý ông thì sao? Con chim ấy có thể trở lên cõi trời Ba-mươi-ba được chăng?

Xá Lợi Tử bạch: Bạch Thế Tôn! Không!

Phật dạy: Này Xá Lợi Tử! Hoặc con chim ấy, ở giữa đường, khởi nguyện thế này: Khi đến châu Thiệm Bộ, thân ta không bị tổn hại, thì này Xá Lợi Tử! Theo ý ông thì sao, sở nguyện của con chim ấy có thể toại chăng?

Xá Lợi Tử bạch: Bạch Thế Tôn! Không! Con chim ấy khi đến châu Thiệm bộ này, nhất định thân của nó sẽ bị tổn hoại, hoặc có thể chết, hoặc chịu cái khổ gần chết. Vì sao? Bạch Thế Tôn! Vì con chim ấy thân hình to lớn nhưng không có cánh mà từ cao rơi xuống

Phật dạy: Này Xá Lợi Tử! Đúng vậy! Đúng vậy! Đúng như ông đã nói. Này Xá Lợi Tử! Có các Bồ-tát, cũng giống như thế, tuy trải qua đại kiếp như số cát sông Hằng, siêng năng tu hành bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, cũng tu pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện, làm việc to lớn, phát tâm rộng lớn, muốn chứng quả vị giác ngộ cao tột vi diệu vô lượng, không chỗ nhiếp thọ, nhưng vì không có Bát-nhã-ba-la-mật-đa, xa lìa sức phương tiện thiện xảo nên rơi vào địa vị Thanh-văn hoặc Độc-giác. Vì sao? Này Xá Lợi Tử! Vì các Bồ-tát ấy xa lìa tâm trí nhất thiết trí, tuy trải qua nhiều kiếp, siêng năng tu hành bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, cũng tu pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện nhưng vì không có Bát-nhã-ba-la-mật-đa, cũng không có sức phương tiện thiện xảo nên rơi vào địa vị Thanh-văn hoặc Độc-giác.

         Này Xá Lợi Tử! Các Bồ-tát ấy tuy nhớ nghĩ về nhóm giới, nhóm định, nhóm tuệ, nhóm giải thoát, nhóm giải thoát tri kiến của tất cả các Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác ở quá khứ, vị lai, hiện tại, cung kính cúng dường, tùy thuận tu hành, nhưng vì ở trong những pháp ấy, chấp thủ tướng nên chẳng có thể hiểu đúng đắn về công đức chơn thật của nhóm giới, nhóm định, nhóm tuệ, nhóm giải thoát, nhóm giải thoát tri kiến của các Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác ấy.

Này Xá Lợi Tử! Các Bồ-tát ấy vì chẳng có thể hiểu đúng đắn công đức của Phật nên tuy nghe âm thanh đạo Bồ-tát, pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện, nhưng nương vào âm thanh này chấp thủ tướng ấy; chấp thủ tướng rồi hồi hướng quả vị giác ngộ cao tột, các Bồ-tát ấy hồi hướng như vậy thì chẳng đắc quả vị giác ngộ cao tột mà trụ ở địa vị Thanh-văn hoặc Độc-giác. Vì sao? Xá Lợi Tử! Vì các Bồ-tát ấy xa lìa Bát-nhã-ba-la-mật-đa và sức phương tiện thiện xảo, nên tuy dùng các loại căn lành đã tu, hồi hướng quả vị giác ngộ cao tột, nhưng vẫn trụ địa vị Thanh-văn hoặc Độc-giác.

Này Xá Lợi Tử! Có các Bồ-tát từ khi mới phát tâm, thường chẳng xa lìa tâm trí nhất thiết trí, siêng tu bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, chẳng lìa Bát-nhã Ba-la-mật-đa và phương tiện thiện xảo, tuy nhớ nghĩ về nhóm giới, nhóm định, nhóm tuệ, nhóm giải thoát, nhóm giải thoát tri kiến của tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác ở quá khứ, vị lai, hiện tại nhưng chẳng chấp thủ tướng; tuy tu tất cả pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện, cũng chẳng chấp thủ tướng; tuy nhớ nghĩ các loại thiện căn công đức của mình của người, cùng hồi hướng quả vị giác ngộ cao tột nhưng cũng chẳng chấp thủ tướng, thì này Xá Lợi Tử! Nên biết, đại Bồ-tát ấy chẳng trụ địa vị Thanh-văn và Độc-giác, mà hướng thẳng đến quả vị giác ngộ cao tột. Vì sao? Này Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát ấy từ khi mới phát tâm cho đến cứu cánh, thường chẳng xa lìa tâm trí nhất thiết trí; tuy tu bố thí mà chẳng chấp thủ tướng; tuy tu tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã cũng chẳng chấp thủ  tướng; tuy nhớ nghĩ nhóm giới, nhóm định, nhóm tuệ, nhóm giải thoát, nhóm giải thoát tri kiến của tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác ở quá khứ, vị lai, hiện tại cũng chẳng chấp thủ tướng; tuy tu tất cả đạo Bồ-tát, pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện cũng chẳng chấp thủ tướng.

Này Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát ấy vì có phương tiện thiện xảo, nên dùng tâm lìa tướng mà tu hành bố thí Ba-la-mật-đa; dùng tâm lìa tướng mà tu hành tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa.

Này Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát ấy vì có phương tiện thiện xảo, nên dùng tâm lìa tướng an trụ pháp không nội, dùng tâm lìa tướng an trụ pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh.

Này Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát ấy vì có phương tiện thiện xảo, nên dùng tâm lìa tướng an trụ chơn như, dùng tâm lìa tướng an trụ pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì.

Này Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát ấy vì có phương tiện thiện xảo, nên dùng tâm lìa tướng tu hành bốn niệm trụ; dùng tâm lìa tướng tu hành bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo.

Này Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát ấy vì có phương tiện thiện xảo, nên dùng tâm lìa tướng an trụ Thánh đế khổ, dùng tâm lìa tướng an trụ Thánh đế tập, diệt, đạo.

Này Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát ấy vì có phương tiện thiện xảo, nên dùng tâm lìa tướng tu hành bốn tịnh lự; dùng tâm lìa tướng tu hành bốn vô lượng, bốn định vô sắc.

Này Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát ấy vì có phương tiện thiện xảo, nên dùng tâm lìa tướng tu hành tám giải thoát; dùng tâm lìa tướng tu hành tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ.

Này Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát ấy vì có phương tiện thiện xảo, nên dùng tâm lìa tướng tu hành pháp môn giải thoát không; dùng tâm lìa tướng tu hành pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện.

Này Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát ấy vì có phương tiện thiện xảo, nên dùng tâm lìa tướng tu hành năm loại mắt; dùng tâm lìa tướng tu hành sáu phép thần thông.

Này Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát ấy vì có phương tiện thiện xảo, nên dùng tâm lìa tướng tu hành pháp môn Tam-ma-địa; dùng tâm lìa tướng tu hành pháp môn Đà-la-ni.

Này Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát ấy vì có phương tiện thiện xảo, nên dùng tâm lìa tướng tu hành mười lực Phật; dùng tâm lìa tướng tu hành bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng.

Này Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát ấy vì có phương tiện thiện xảo, nên dùng tâm lìa tướng tu hành trí nhất thiết; dùng tâm lìa tướng tu hành trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng.

Khi ấy, Xá Lợi Tử bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Theo con hiểu ý nghĩa mà Phật đã dạy là nếu đại Bồ-tát từ khi mới phát tâm cho đến cứu cánh, nhiếp thọ Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng lìa sức phương tiện thiện xảo, thì Bồ-tát ấy nhất định gần đắc quả vị giác ngộ cao tột. Vì sao? Bạch Thế Tôn! Vì đại Bồ-tát ấy từ khi mới phát tâm cho đến cứu cánh, hoàn toàn chẳng thấy có một pháp nhỏ nào có thể đắc. Đó là hoặc năng chứng, hoặc sở chứng, hoặc chỗ chứng, hoặc khi chứng, hoặc do pháp này chứng, đều hoàn toàn chẳng thể nắm bắt được; hoặc sắc, hoặc thọ, tưởng, hành, thức hoàn toàn chẳng thể nắm bắt được; hoặc nhãn xứ, hoặc nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ hoàn toàn chẳng thể nắm bắt được; hoặc sắc xứ, hoặc thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ hoàn toàn chẳng thể nắm bắt được; hoặc nhãn giới, hoặc nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới hoàn toàn chẳng thể nắm bắt được; hoặc sắc giới, hoặc thanh, hương, vị, xúc, pháp giới hoàn toàn chẳng thể nắm bắt được; hoặc nhãn thức giới, hoặc nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới hoàn toàn chẳng thể nắm bắt được; hoặc các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, hoặc các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra hoàn toàn chẳng thể nắm bắt được; hoặc địa giới, hoặc thủy, hỏa, phong, không, thức giới hoàn toàn chẳng thể nắm bắt được; hoặc vô minh, hoặc hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử hoàn toàn chẳng thể nắm bắt được; hoặc bố thí Ba-la-mật-đa, hoặc tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa hoàn toàn chẳng thể nắm bắt được; hoặc pháp không nội, hoặc pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh hoàn toàn chẳng thể nắm bắt được; hoặc chơn như, hoặc pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì hoàn toàn chẳng thể nắm bắt được; hoặc bốn niệm trụ, hoặc bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo hoàn toàn chẳng thể nắm bắt được; hoặc Thánh đế khổ, hoặc Thánh đế tập, diệt, đạo hoàn toàn chẳng thể nắm bắt được; hoặc bốn tịnh lự, hoặc bốn vô lượng, bốn định vô sắc hoàn toàn chẳng thể nắm bắt được; hoặc tám giải thoát, hoặc tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ hoàn toàn chẳng thể nắm bắt được; hoặc pháp môn giải thoát không, hoặc pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện hoàn toàn chẳng thể nắm bắt được; hoặc năm loại mắt, hoặc sáu phép thần thông hoàn toàn chẳng thể nắm bắt được; hoặc pháp môn Tam-ma-địa, hoặc pháp môn Đà-la-ni hoàn toàn chẳng thể nắm bắt được; hoặc mười lực Phật, hoặc bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng hoàn toàn chẳng thể nắm bắt được; hoặc quả Dự-lưu, hoặc quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán hoàn toàn chẳng thể nắm bắt được; hoặc quả vị Độc-giác hoàn toàn chẳng thể nắm bắt được; hoặc trí nhất thiết, hoặc trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng hoàn toàn chẳng thể nắm bắt được.

Bạch Thế Tôn! Có thiện nam tử, thiện nữ nhơn trụ Bồ-tát thừa, xa lìa Bát-nhã-ba-la-mật-đa và phương tiện thiện xảo mà cầu quả vị giác ngộ cao tột, thì nên biết, họ đối với sở cầu là quả vị giác ngộ cao tột ấy hoặc chứng đắc, hoặc chẳng chứng đắc. Vì sao? Bạch Thế Tôn! Vì các thiện nam tử, thiện nữ nhơn trụ Bồ-tát thừa ấy, xa lìa Bát-nhã-ba-la-mật-đa và phương tiện thiện xảo, nên đối với việc tu hành bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa đều chấp thủ tướng; đối với việc an trụ pháp không nội, pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh đều chấp thủ tướng; đối với việc an trụ chơn như, pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì đều chấp thủ tướng; đối với việc tu hành bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo đều chấp thủ tướng; đối với việc an trụ Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo đều chấp thủ tướng; đối với việc tu hành bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc đều chấp thủ tướng; đối với việc tu hành tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ đều chấp thủ tướng; đối với việc tu hành pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện đều chấp thủ tướng; đối với việc tu hành năm loại mắt, sáu phép thần thông đều chấp thủ tướng; đối với việc tu hành pháp môn Tam-ma-địa, pháp môn Đà-la-ni đều chấp thủ tướng; đối với việc tu hành mười lực Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng đều chấp thủ tướng; đối với việc tu hành trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng đều chấp thủ tướng.

Bạch Thế Tôn! Do nhân duyên này nên các thiện nam tử, thiện nữ nhơn trụ Bồ-tát thừa ấy đều đối với quả vị giác ngộ cao tột hoặc chứng đắc, hoặc chẳng chứng đắc.

Bạch Thế Tôn! Do nhân duyên này, nếu đại Bồ-tát muốn chứng quả vị giác ngộ cao tột thì quyết định chẳng nên xa lìa Bát-nhã-ba-la-mật-đa và phương tiện thiện xảo.

Bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát ấy an trụ Bát-nhã-ba-la-mật-đa và phương tiện thiện xảo, dùng vô sở đắc làm phương tiện, dùng tâm vô tướng câu hành thì nên tu bố thí Ba-la-mật-đa, nên tu tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa.

Bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát ấy an trụ Bát-nhã-ba-la-mật-đa và phương tiện thiện xảo, dùng vô sở đắc làm phương tiện, dùng tâm vô tướng câu hành, thì nên an trụ pháp không nội, nên an trụ pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh.

Bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát ấy an trụ Bát-nhã-ba-la-mật-đa và phương tiện thiện xảo, dùng vô sở đắc làm phương tiện, dùng tâm vô tướng câu hành, thì nên an trụ chơn như, nên an trụ pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì.

Bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát ấy an trụ Bát-nhã-ba-la-mật-đa và phương tiện thiện xảo, dùng vô sở đắc làm phương tiện, dùng tâm vô tướng câu hành thì nên tu bốn niệm trụ, nên tu bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo.

Bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát ấy an trụ Bát-nhã-ba-la-mật-đa và phương tiện thiện xảo, dùng vô sở đắc làm phương tiện, dùng tâm vô tướng câu hành, thì nên an trụ Thánh đế khổ, nên an trụ Thánh đế tập, diệt, đạo.

Bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát ấy an trụ Bát-nhã-ba-la-mật-đa và phương tiện thiện xảo, dùng vô sở đắc làm phương tiện, dùng tâm vô tướng câu hành thì nên tu bốn tịnh lự, nên tu bốn vô lượng, bốn định vô sắc.

Bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát ấy an trụ Bát-nhã-ba-la-mật-đa và phương tiện thiện xảo, dùng vô sở đắc làm phương tiện, dùng tâm vô tướng câu hành, thì nên tu tám giải thoát, nên tu tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ.

Bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát ấy an trụ Bát-nhã-ba-la-mật-đa và phương tiện thiện xảo, dùng vô sở đắc làm phương tiện, dùng tâm vô tướng câu hành, thì nên tu pháp môn giải thoát không, nên tu pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện.

Bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát ấy an trụ Bát-nhã-ba-la-mật-đa và phương tiện thiện xảo, dùng vô sở đắc làm phương tiện, dùng tâm vô tướng câu hành thì nên tu năm loại mắt, nên tu sáu phép thần thông.

Bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát ấy an trụ Bát-nhã-ba-la-mật-đa và phương tiện thiện xảo, dùng vô sở đắc làm phương tiện, dùng tâm vô tướng câu hành thì nên tu pháp môn Tam-ma-địa, nên tu pháp môn Đà-la-ni.

Bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát ấy an trụ Bát-nhã-ba-la-mật-đa và phương tiện thiện xảo, dùng vô sở đắc làm phương tiện, dùng tâm vô tướng câu hành thì nên tu mười lực Phật, nên tu bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng.

Bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát ấy an trụ Bát-nhã-ba-la-mật-đa và phương tiện thiện xảo, dùng vô sở đắc làm phương tiện, dùng tâm vô tướng câu hành thì nên tu trí nhất thiết, nên tu trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng.

Bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát ấy an trụ Bát-nhã-ba-la-mật-đa và phương tiện thiện xảo, dùng vô sở đắc làm phương tiện, dùng tâm vô tướng câu hành an trụ tất cả Phật pháp như vậy, thì nhất định chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột.

Lúc bấy giờ, các Thiên tử ở cõi Dục và cõi Sắc bạch Phật: Bạch Đức Thế Tôn! Quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật rất khó tin, khó hiểu, rất khó chứng đắc. Vì sao? Vì các đại Bồ-tát đối với tự tướng, cộng tướng của tất cả pháp đều nên chứng biết mới có khả năng đạt được sở cầu là quả vị giác ngộ cao tột. Nhưng pháp tướng mà các Bồ-tát biết được thì hoàn toàn không sở hữu, đều chẳng thể nắm bắt được.

Lúc bấy giờ, Phật bảo các Thiên tử: Đúng vậy! Đúng vậy! Đúng như các ông đã nói. Quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật rất khó tin, khó hiểu, rất khó chứng đắc.

Này các Thiên tử! Nên biết, Ta cũng hiện biết tất cả pháp tướng, chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột, nhưng hoàn toàn chẳng thủ đắc pháp tướng thắng nghĩa có thể diễn đạt: Đây là năng chứng, đây là sở chứng, đây là chỗ chứng, đây là khi chứng và có thể nói do pháp ấy mà chứng. Vì sao? Này các Thiên tử! Vì tất cả pháp rốt ráo đều thanh tịnh, nên hữu vi, vô vi rốt ráo là không.

Lúc bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Như Phật đã dạy, quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật rất khó tin, khó hiểu, rất khó chứng đắc. Như con suy nghĩ ý nghĩa mà Phật đã dạy về quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật là rất dễ tin hiểu, rất dễ chứng đắc. Vì sao? Vì nếu có khả năng tin hiểu, không có pháp năng chứng, không có pháp sở chứng, không có chỗ chứng, không có lúc chứng, cũng không do pháp này mà có sở chứng, thì có khả năng tin hiểu quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật. Nếu chứng biết, không có pháp năng chứng, không có pháp sở chứng, không có chỗ chứng, không có lúc chứng, cũng không do pháp ấy mà có pháp sở chứng, thì có khả năng chứng đắc sở cầu là quả vị giác ngộ cao tột. Vì sao? Bạch Thế Tôn! Vì tất cả pháp đều rốt ráo không; trong cái rốt ráo không, hoàn toàn không có pháp có thể gọi là năng chứng, có thể gọi là sở chứng, có thể gọi là chỗ chứng, có thể gọi là lúc chứng, có thể gọi là do pháp ấy mà có sở chứng. Vì sao? Vì các pháp đều không, hoặc tăng, hoặc giảm, hoàn toàn không có sở hữu, đều chẳng thể nắm bắt được.

Bạch Thế Tôn! Bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa mà các đại Bồ-tát đã tu hoàn toàn không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được.

Bạch Thế Tôn! Pháp không nội, pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh mà các đại Bồ-tát đã an trụ hoàn toàn không có sở hữu, đều chẳng thể nắm bắt được.

Bạch Thế Tôn! Chơn như, pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì mà các đại Bồ-tát đã an trụ hoàn toàn không có sở hữu, đều chẳng thể nắm bắt được.

Bạch Thế Tôn! Bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo mà các đại Bồ-tát đã tu hoàn toàn không có sở hữu, đều chẳng thể nắm bắt được.

Bạch Thế Tôn! Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo mà các đại Bồ-tát đã an trụ hoàn toàn không có sở hữu, đều chẳng thể nắm bắt được.

Bạch Thế Tôn! Bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc mà các đại Bồ-tát đã tu hoàn toàn không có sở hữu, đều chẳng thể nắm bắt được.

Bạch Thế Tôn! Tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ mà các đại Bồ-tát đã tu hoàn toàn không có sở hữu, đều chẳng thể nắm bắt được.

Bạch Thế Tôn! Pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện mà các đại Bồ-tát đã tu hoàn toàn không có sở hữu, đều chẳng thể nắm bắt được.

Bạch Thế Tôn! Năm loại mắt, sáu phép thần thông mà các đại Bồ-tát đã tu hoàn toàn không có sở hữu, đều chẳng thể nắm bắt được.

Bạch Thế Tôn! Pháp môn Tam-ma-địa, pháp môn Đà-la-ni mà các đại Bồ-tát đã học hoàn toàn không có sở hữu, đều chẳng thể nắm bắt được.

Bạch Thế Tôn! Mười lực Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng mà các đại Bồ-tát đã học hoàn toàn không có sở hữu, đều chẳng thể nắm bắt được.

Bạch Thế Tôn! Trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng mà các đại Bồ-tát đã học hoàn toàn không có sở hữu, đều chẳng thể nắm bắt được.

Bạch Thế Tôn! Các pháp hoặc hữu sắc, hoặc vô sắc, hoặc hữu kiến, hoặc vô kiến, hoặc hữu đối, hoặc vô đối, hoặc hữu lậu, hoặc vô lậu, hoặc hữu vi, hoặc vô vi, mà các đại Bồ-tát đã quán hoàn toàn không có sở hữu, đều chẳng thể nắm bắt được.

Bạch Thế Tôn! Vì nhân duyên ấy, con suy nghĩ nghĩa thú mà Phật đã dạy về quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật là rất dễ tin, dễ hiểu, rất dễ chứng đắc. Các đại Bồ-tát đối với việc này chớ nên cho là khó tin, khó hiểu và khó chứng đắc. Vì sao? Bạch Thế Tôn! Vì sắc và tự tánh của sắc là không; thọ, tưởng, hành, thức và tự tánh của thọ, tưởng, hành, thức là không.

Bạch Thế Tôn! Nhãn xứ và tự tánh của nhãn xứ là không; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ và tự tánh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là không.

Bạch Thế Tôn! Sắc xứ và tự tánh của sắc xứ là không; thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ và tự tánh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là không.

Bạch Thế Tôn! Nhãn giới và tự tánh của nhãn giới là không; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới và tự tánh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới là không.

Bạch Thế Tôn! Sắc giới và tự tánh của sắc giới là không; thanh, hương, vị, xúc, pháp giới và tự tánh của thanh, hương, vị, xúc, pháp giới là không.

Bạch Thế Tôn! Nhãn thức giới và tự tánh của nhãn thức giới là không; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới và tự tánh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới là không.

Bạch Thế Tôn! Nhãn xúc và tự tánh của nhãn xúc là không; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc và tự tánh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc là không.

Bạch Thế Tôn! Các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra và tự tánh của các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra là không; các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra và tự tánh của các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra không.

Bạch Thế Tôn! Địa giới và tự tánh của địa giới là không; thủy, hỏa, phong, không, thức giới và tự tánh của thủy, hỏa, phong, không, thức giới là không.

Bạch Thế Tôn! Vô minh và tự tánh của vô minh là không; hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử và tự tánh của hành cho đến tự tánh của lão tử là không.

Bạch Thế Tôn! Bố thí Ba-la-mật-đa và tự tánh của bố thí Ba-la-mật-đa là không; tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa và tự tánh của tịnh giới cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa là không.

Bạch Thế Tôn! Pháp không nội và tự tánh của pháp không nội là không; pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh và tự tánh của pháp không ngoại cho đến tự tánh của pháp không không tánh tự tánh là không.

Bạch Thế Tôn! Chơn như và tự tánh của chơn như là không; pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì và tự tánh của pháp giới cho đến tự tánh của cảnh giới bất tư nghì là không.

Bạch Thế Tôn! Bốn niệm trụ và tự tánh của bốn niệm trụ là không; bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo và tự tánh của bốn chánh đoạn cho đến tự tánh của tám chi thánh đạo là không.

Bạch Thế Tôn! Thánh đế khổ và tự tánh của Thánh đế khổ là không; Thánh đế tập, diệt, đạo và tự tánh của Thánh đế tập, diệt, đạo là không.

Bạch Thế Tôn! Bốn tịnh lự và tự tánh của bốn tịnh lự là không; bốn vô lượng, bốn định vô sắc và tự tánh của bốn vô lượng, bốn định vô sắc là không.

Bạch Thế Tôn! Tám giải thoát và tự tánh của tám giải thoát là không; tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ và tự tánh của tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ là không.

Bạch Thế Tôn! Pháp môn giải thoát không và tự tánh của pháp môn giải thoát không là không; pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện và tự tánh của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện là không.

Bạch Thế Tôn! Năm loại mắt và tự tánh của năm loại mắt là không; sáu phép thần thông và tự tánh của sáu phép thần thông là không.

Bạch Thế Tôn! Pháp môn Tam-ma-địa và tự tánh của pháp môn Tam-ma-địa là không; pháp môn Đà-la-ni và tự tánh của pháp môn Đà-la-ni là không.

Bạch Thế Tôn! Mười lực Phật và tự tánh của mười lực Phật là không; bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng và tự tánh của bốn điều không sợ cho đến tự tánh của mười tám pháp Phật bất cộng là không.

Bạch Thế Tôn! Quả Dự-lưu và tự tánh của quả Dự-lưu là không; quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán và tự tánh của quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán là không.

Bạch Thế Tôn! Quả vị Độc-giác và tự tánh của quả vị Độc-giác là không.

Bạch Thế Tôn! Trí nhất thiết và tự tánh của trí nhất thiết là không; trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng và tự tánh của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng là không.

Bạch Thế Tôn! Nếu đại Bồ-tát đối với tự tánh không như vậy, phát sanh tin, hiểu sâu sắc, không có sự chứng biết điên đảo, thì liền chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột. Do nhân duyên này, mà con nói là quả vị giác ngộ cao tột chẳng phải khó tin, khó hiểu, chẳng phải khó chứng đắc.

Khi ấy, Xá Lợi Tử bảo với Thiện Hiện: Này cụ thọ Thiện Hiện! Do nhân duyên ấy, quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật rất khó tin, khó hiểu, rất khó chứng đắc. Vì sao? Vì các đại Bồ-tát quán tất cả pháp hoàn toàn không có tự tánh, đều như hư không; giống như hư không, chẳng nghĩ thế này: Ta sẽ tin hiểu mau chứng quả vị giác ngộ cao tột. Các đại Bồ-tát cũng nên như thế, chẳng nghĩ thế này: Ta sẽ tin hiểu mau chứng quả vị giác ngộ cao tột. Vì sao? Này Thiện Hiện! Các pháp đều không, ngang bằng với hư không. Các đại Bồ-tát cần phải tin hiểu tất cả các pháp ngang bằng với hư không và có thể chứng biết, mới chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột.

Này Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát tin, hiểu tất cả pháp đều ngang bằng với hư không, đối với quả vị giác ngộ cao tột dễ sanh tin, hiểu, dễ chứng đắc, thì đáng lẽ chẳng có vô số đại Bồ-tát mặc áo giáp đại công đức, phát tâm hướng đến quả vị giác ngộ cao tột, giữa đường thối lui. Cho nên biết quả vị giác ngộ cao tột rất khó tin, khó hiểu, rất khó chứng đắc.

Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện thưa với Tôn giả Xá Lợi Tử:

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, sắc đối với quả vị giác ngộ cao tột có thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, thọ, tưởng, hành, thức đối với quả vị giác ngộ cao tột có thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, lìa sắc, có pháp nào đối với quả vị giác ngộ cao tột bị thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, lìa thọ, tưởng, hành, thức, có pháp nào đối với quả vị giác ngộ cao tột bị thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, chơn như của sắc đối với quả vị giác ngộ cao tột có thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, chơn như của thọ, tưởng, hành, thức đối với quả vị giác ngộ cao tột có thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, lìa chơn như của sắc, có pháp nào đối với quả vị giác ngộ cao tột bị thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, lìa chơn như của thọ, tưởng, hành, thức, có pháp nào đối với quả vị giác ngộ cao tột bị thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, nhãn xứ đối với quả vị giác ngộ cao tột có thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ đối với quả vị giác ngộ cao tột có thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, lìa nhãn xứ, có pháp nào đối với quả vị giác ngộ cao tột bị thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, lìa nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, có pháp nào đối với quả vị giác ngộ cao tột bị thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, chơn như của nhãn xứ đối với quả vị giác ngộ cao tột có thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, chơn như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ đối với quả vị giác ngộ cao tột có thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, lìa chơn như của nhãn xứ, có pháp nào đối với quả vị giác ngộ cao tột bị thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, lìa chơn như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, có pháp nào đối với quả vị giác ngộ cao tột bị thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, sắc xứ đối với quả vị giác ngộ cao tột có thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ đối với quả vị giác ngộ cao tột có thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, lìa sắc xứ, có pháp nào đối với quả vị giác ngộ cao tột bị thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, lìa thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, có pháp nào đối với quả vị giác ngộ cao tột bị thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, chơn như của sắc xứ đối với quả vị giác ngộ cao tột có thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, chơn như của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ đối với quả vị giác ngộ cao tột có thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, lìa chơn như của sắc xứ, có pháp nào đối với quả vị giác ngộ cao tột bị thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, lìa chơn như của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, có pháp nào đối với quả vị giác ngộ cao tột bị thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, nhãn giới đối với quả vị giác ngộ cao tột có thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới đối với quả vị giác ngộ cao tột có thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, lìa nhãn giới, có pháp nào đối với quả vị giác ngộ cao tột bị thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, lìa nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới, có pháp nào đối với quả vị giác ngộ cao tột bị thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, chơn như của nhãn giới đối với quả vị giác ngộ cao tột có thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, chơn như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới đối với quả vị giác ngộ cao tột có thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, lìa chơn như của nhãn giới, có pháp nào đối với quả vị giác ngộ cao tột bị thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, lìa chơn như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới, có pháp nào đối với quả vị giác ngộ cao tột bị thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, sắc giới đối với quả vị giác ngộ cao tột có thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, thanh, hương, vị, xúc, pháp giới đối với quả vị giác ngộ cao tột có thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, lìa sắc giới, có pháp nào đối với quả vị giác ngộ cao tột bị thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, lìa thanh, hương, vị, xúc, pháp giới, có pháp nào đối với quả vị giác ngộ cao tột bị thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, chơn như của sắc giới đối với quả vị giác ngộ cao tột có thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, chơn như của thanh, hương, vị, xúc, pháp giới đối với quả vị giác ngộ cao tột có thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, lìa chơn như của sắc giới, có pháp nào đối với quả vị giác ngộ cao tột bị thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, lìa chơn như của thanh, hương, vị, xúc, pháp giới, có pháp nào đối với quả vị giác ngộ cao tột bị thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, nhãn thức giới đối với quả vị giác ngộ cao tột có thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới đối với quả vị giác ngộ cao tột có thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, lìa nhãn thức giới, có pháp nào đối với quả vị giác ngộ cao tột bị thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, lìa nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới, có pháp nào đối với quả vị giác ngộ cao tột bị thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, chơn như của nhãn thức giới đối với quả vị giác ngộ cao tột có thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, chơn như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới đối với quả vị giác ngộ cao tột có thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, lìa chơn như của nhãn thức giới, có pháp nào đối với quả vị giác ngộ cao tột bị thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, lìa chơn như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới, có pháp nào đối với quả vị giác ngộ cao tột bị thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, nhãn xúc đối với quả vị giác ngộ cao tột có thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc đối với quả vị giác ngộ cao tột có thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, lìa nhãn xúc, có pháp nào đối với quả vị giác ngộ cao tột bị thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, lìa nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc, có pháp nào đối với quả vị giác ngộ cao tột bị thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, chơn như của nhãn xúc đối với quả vị giác ngộ cao tột có thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, chơn như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc đối với quả vị giác ngộ cao tột có thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, lìa chơn như của nhãn xúc, có pháp nào đối với quả vị giác ngộ cao tột bị thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, lìa chơn như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc, có pháp nào đối với quả vị giác ngộ cao tột bị thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra đối với quả vị giác ngộ cao tột có thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra đối với quả vị giác ngộ cao tột có thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, lìa các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, có pháp nào đối với quả vị giác ngộ cao tột bị thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, lìa các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra, có pháp nào đối với quả vị giác ngộ cao tột bị thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, chơn như của các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra đối với quả vị giác ngộ cao tột có thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, chơn như của các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra đối với quả vị giác ngộ cao tột có thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, lìa chơn như của các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, có pháp nào đối với quả vị giác ngộ cao tột bị thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, lìa chơn như của các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra, có pháp nào đối với quả vị giác ngộ cao tột bị thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, địa giới đối với quả vị giác ngộ cao tột có thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, thủy, hỏa, phong, không, thức giới đối với quả vị giác ngộ cao tột có thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, lìa địa giới, có pháp nào đối với quả vị giác ngộ cao tột bị thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, lìa thủy, hỏa, phong, không, thức giới, có pháp nào đối với quả vị giác ngộ cao tột bị thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, chơn như của địa giới đối với quả vị giác ngộ cao tột có thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, chơn như của thủy, hỏa, phong, không, thức giới đối với quả vị giác ngộ cao tột có thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, lìa chơn như của địa giới, có pháp nào đối với quả vị giác ngộ cao tột bị thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, lìa chơn như của thủy, hỏa, phong, không, thức giới, có pháp nào đối với quả vị giác ngộ cao tột bị thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, vô minh đối với quả vị giác ngộ cao tột có thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử đối với quả vị giác ngộ cao tột có thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, lìa vô minh, có pháp nào đối với quả vị giác ngộ cao tột bị thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, lìa hành cho đến lão tử, có pháp nào đối với quả vị giác ngộ cao tột bị thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, chơn như của vô minh đối với quả vị giác ngộ cao tột có thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, chơn như của hành cho đến lão tử đối với quả vị giác ngộ cao tột có thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, lìa chơn như của vô minh, có pháp nào đối với quả vị giác ngộ cao tột bị thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

Thưa ngài Xá Lợi Tử! Theo ý Ngài thì sao, lìa chơn như của hành cho đến lão tử, có pháp nào đối với quả vị giác ngộ cao tột bị thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Không, Thiện Hiện!

 

Quyển thứ 323

Hết

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
23/01/2016(Xem: 12682)
Kính cảm đức, bậc Lão Tăng Trưởng Thượng, Chúc Ngài thường an lạc mãi trăm năm, Mừng tôn vinh, Đạo nghiệp sáng trăng rằm, Đại đức trọng, gương giữa đời phàm trược.
13/01/2016(Xem: 13807)
Việt nam nước tôi có chiều dài lịch sử thăng trầm trãi qua nhiều thời kỳ chống giặc ngoại xâm để giữ vững và mở rộng biên cương tổ quốc. Rồi qua hơn ba thập niên kể từ năm 1945 đến năm 1975 của thời hiện đại lại thêm một lần nữa Tổ quốc ngập chìm trong khói lửa chiến tranh tương tàn mà cho đến tận ngày nay vết thương vẫn chưa chữa lành bởi vì người ta nhân danh chủ nghĩa này lý thuyết nọ là những ý thức hệ ngoại lai.
11/01/2016(Xem: 7455)
Danh từ Nhân gian Phật giáo xuất hiện lần đầu tại Việt Nam trên Tuần báo Đuốc Tuệ do Hội Phật Giáo Bắc Kỳ xuất bản tại Hà Nội. Số đầu ra ngày 10/12/1935. Đuốc Tuệ hoạt động được 10 năm thì bị đình bản vì có cuộc cách mạng giành độc lập năm 1945. Nhân gian Phật giáo là đạo Phật của người thế gian, đạo Phật của người đời, khác với sinh hoạt chuyên tu Phật - Pháp của người xuất gia ở chùa.
18/12/2015(Xem: 7644)
Hòa thượng Tổng vụ Trưởng Tổng vụ Cư sĩ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại Tại Hoa Kỳ, Văn Phòng II, tức Thầy Tín Nghĩa, sau khi đọc bài tưởng niệm cố Đại Cư Sĩ Tịnh Liên Nghiêm Xuân Hồng qua bài Không Thời Nhất Phiến/ Hố Thẳm Tư Tưởng, yêu cầu tôi, dưới hình thức giai thoại kể lại những kỷ niệm xa xưa cách đây trên nửa thế kỷ về các Đấng Đại Tăng, những bậc Đại lão Hòa thượng ở Huế. Mặc dầu đa đoan công việc tôi vâng lời Thầy (điện thoại réo đòi nợ bài trung bình vài ba ngày một lần. Lý do: cần có bản thảo cuối tháng 5, để giao đạo hữu đi Đài Loan thuê in Kỷ Yếu Tổng Vụ được rẻ tiền). Thú thật với quí vị, trải qua 75 năm pháp nạn và quốc nạn, tôi nay đã trên tám mươi, lại mắc nhiều bệnh nan y, tài hèn sức mọn, nhớ trước quên sau, nhưng cố gắng noi gương các Ngài xưa, tìm phương pháp diễn đạt vui vui bằng giai thoại - (đạo Phật là đạo thoát khổ không bao giờ buồn cả) - ngõ hầu tìm một lối thoát đạo đức cho cơn khủng hoảng trầm trọng hậu Cộng sản nay mai, một chế độ đọa đà
17/12/2015(Xem: 19468)
Lời lẽ văn thư tỏ ra Giáo Hội này hết sức bối rối vì Tâm Tràng là Phó Đại diện Miền Liễu Quán, Bắc California, Nguyên Trung lại là Vụ Phó Vụ Truyền Thông mà Vụ Trưởng là Bùi ngọc Đường và Chánh Đạo là cơ quan phát ngôn của Giáo Hội này. So sánh thực tế hành động của Nguyên Trung, Tâm Tràng và của chính Giáo Hội này với lời lẽ của văn thư tôi không khỏi có cảm tưởng như đang chứng kiến cảnh người điếc đàm đạo cùng người câm.
01/12/2015(Xem: 9685)
Trước đây, nhân dịp về đám tang Ba tôi; sau khi ghé Đại học Vạn Hạnh nghe Ni Sư Trí Hải thuyết pháp, chúng tôi đã được Ni Sư dẫn về thăm Tịnh thất ở Nhà Bè mà dân cư ngụ quanh vùng gọi là "Chùa các Sư Cô".
14/11/2015(Xem: 35815)
Thượng Thủ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Trên Thế Giới Nguyên Viện Trưởng Viện Hóa Đạo Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Viện Chủ Tổ Đình Từ Quang, Tu Viện Viên Quang, Tu Viện Thanh Quang đã thu thần thị tịch tại phương trượng Tổ Đình Từ Quang, Canada vào lúc 10 giờ 20 phút sáng thứ Năm ngày 20 tháng 08 năm 2015 (nhằm ngày 07 tháng 07 năm Ất Mùi).
14/11/2015(Xem: 10547)
Hòa thượng Thích Thiên Ân, thế danh Đoàn Văn An, sinh ngày 22 tháng 9 năm Ất Sửu 1925, tại làng An Truyền, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên. Thân phụ của Ngài là Đoàn Mễ, sau xuất gia là Thượng tọa Thích Tiêu Diêu một bậc tử đạo Vị pháp thiêu thân, thân mẫu là một tín nữ chuyên lo công quả ở chùa Báo Quốc và tu viện Quảng Hương Già Lam, Ngài là con trai thứ trong một gia đình có 4 anh em.
13/11/2015(Xem: 13388)
Trang nhà Quảng Đức vừa nhận được tin: Hòa Thượng Thích Tâm Thọ Thành viên Giáo hội Phật giáo Việt Nam trên thế giới Viện Chủ Chùa Giác Hoàng, Thủ đô Hoa Thịnh Đốn, đã viên tịch lúc 2 giờ sáng hôm nay, Thứ Tư, ngày 11 tháng 11, 2015. Chúng con xin đê đầu đảnh lễ và cầu nguyện Giác Linh Hòa Thượng Cao Đăng Phật Quốc và sớm hồi nhập Ta Bà để tiếp tục công cuộc hoằng pháp lợi sinh.
07/11/2015(Xem: 7790)
Con về trong nắng cuối thu Phước Hoa đứng lặng ngậm ngùi lệ rơi Quỳ bên pháp thể ân sư Con nghe sâu lắng thâm ân của thầy Đêm nay phương trượng thật buồn Con ngồi lặng lẻ nghe bao nỗi niềm Thầy ơi! Cơn lốc tử sinh An nhiên thị tịch thầy đi xa rồi Mất còn tan hợp hư vô Pháp thân thầy đó mênh mông lối về…
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]