Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Quyển 290: Phẩm Trước Và Chẳng Trước Tướng 04

12/07/201511:12(Xem: 14367)
Quyển 290: Phẩm Trước Và Chẳng Trước Tướng 04

Tập 06

 Quyển 290

 Phẩm Trước Và Chẳng Trước Tướng 04
Bản dịch của HT Thích Trí Nghiêm
Diễn đọc: Cư Sĩ Chánh Trí




 

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa nếu chẳng hành trí nhất thiết là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng hành trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng hành trí nhất thiết hoặc thường hoặc vô thường là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng hành trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng hoặc thường hoặc vô thường là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng hành trí nhất thiết hoặc lạc hoặc khổ là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng hành trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng hoặc lạc hoặc khổ là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng hành trí nhất thiết hoặc ngã hoặc vô ngã là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng hành trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng hoặc ngã hoặc vô ngã là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng hành trí nhất thiết hoặc tịnh hoặc bất tịnh là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng hành trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng hoặc tịnh hoặc bất tịnh là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì tánh của trí nhất thiết còn không có sở hữu huống là có trí nhất thiết hoặc thường hoặc vô thường, hoặc lạc hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh; tánh của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng còn không có sở hữu huống là có trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng hoặc thường hoặc vô thường, hoặc lạc hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa nếu chẳng hành tất cả pháp môn Đà-la-ni là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng hành tất cả pháp môn Tam-ma-địa là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng hành tất cả pháp môn Đà-la-ni hoặc thường hoặc vô thường là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng hành tất cả pháp môn Tam-ma-địa hoặc thường hoặc vô thường là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng hành tất cả pháp môn Đà-la-ni hoặc lạc hoặc khổ là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng hành tất cả pháp môn Tam-ma-địa hoặc lạc hoặc khổ là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng hành tất cả pháp môn Đà-la-ni hoặc ngã hoặc vô ngã là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng hành tất cả pháp môn Tam-ma-địa hoặc ngã hoặc vô ngã là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng hành tất cả pháp môn Đà-la-ni hoặc tịnh hoặc bất tịnh là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng hành tất cả pháp môn Tam-ma-địa hoặc tịnh hoặc bất tịnh là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì tánh của tất cả pháp môn Đà-la-ni còn không có sở hữu huống là có tất cả pháp môn Đà-la-ni hoặc thường hoặc vô thường, hoặc lạc hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh; tánh của tất cả pháp môn Tam-ma-địa còn không có sở hữu huống là có tất cả pháp môn Tam-ma-địa hoặc thường hoặc vô thường, hoặc lạc hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa nếu chẳng hành quả Dự-lưu là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng hành quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng hành quả Dự-lưu hoặc thường hoặc vô thường là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng hành quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán hoặc thường hoặc vô thường là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng hành quả Dự-lưu hoặc lạc hoặc khổ là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng hành quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán hoặc lạc hoặc khổ là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng hành quả Dự-lưu hoặc ngã hoặc vô ngã là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng hành quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán hoặc ngã hoặc vô ngã là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng hành quả Dự-lưu hoặc tịnh hoặc bất tịnh là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng hành quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán hoặc tịnh hoặc bất tịnh là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì tánh của quả Dự-lưu còn không có sở hữu huống là có quả Dự-lưu hoặc thường hoặc vô thường, hoặc lạc hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh; tánh của quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán còn không có sở hữu huống là có quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán hoặc thường hoặc vô thường, hoặc lạc hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa nếu chẳng hành quả vị Độc-giác là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng hành quả vị Độc-giác hoặc thường hoặc vô thường là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng hành quả vị Độc-giác hoặc lạc hoặc khổ là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng hành quả vị Độc-giác hoặc ngã hoặc vô ngã là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng hành quả vị Độc-giác hoặc tịnh hoặc bất tịnh là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì tánh của quả vị Độc-giác còn không có sở hữu huống là có quả vị Độc-giác hoặc thường hoặc vô thường, hoặc lạc hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa nếu chẳng hành tất cả hạnh đại Bồ-tát là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng hành tất cả hạnh đại Bồ-tát hoặc thường hoặc vô thường là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng hành tất cả hạnh đại Bồ-tát hoặc lạc hoặc khổ là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng hành tất cả hạnh đại Bồ-tát hoặc ngã hoặc vô ngã là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng hành tất cả hạnh đại Bồ-tát hoặc tịnh hoặc bất tịnh là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì tánh của tất cả hạnh đại Bồ-tát còn không có sở hữu huống là có tất cả hạnh đại Bồ-tát hoặc thường hoặc vô thường, hoặc lạc hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa nếu chẳng hành quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng hành quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật hoặc thường hoặc vô thường là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng hành quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật hoặc lạc hoặc khổ là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng hành quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật hoặc ngã hoặc vô ngã là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng hành quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật hoặc tịnh hoặc bất tịnh là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì tánh của quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật còn không có sở hữu huống là có quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật hoặc thường hoặc vô thường, hoặc lạc hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh.

Lại nữa, này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nếu chẳng hành sắc viên mãn và chẳng viên mãn là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì nếu sắc viên mãn và chẳng viên mãn đều chẳng gọi là sắc; cũng chẳng hành như thế là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nếu chẳng hành thọ, tưởng, hành, thức viên mãn và chẳng viên mãn là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì nếu thọ, tưởng, hành, thức viên mãn và chẳng viên mãn đều chẳng gọi là thọ, tưởng, hành, thức; cũng chẳng hành như thế là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa.            

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nếu chẳng hành nhãn xứ viên mãn và chẳng viên mãn là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì nếu nhãn xứ viên mãn và chẳng viên mãn đều chẳng gọi là nhãn xứ; cũng chẳng hành như thế là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nếu chẳng hành nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ viên mãn và chẳng viên mãn là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì nếu nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ viên mãn và chẳng viên mãn đều chẳng gọi là nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ; cũng chẳng hành như thế là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa.            

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nếu chẳng hành sắc xứ viên mãn và chẳng viên mãn là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì nếu sắc xứ viên mãn và chẳng viên mãn đều chẳng gọi là sắc xứ; cũng chẳng hành như thế là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nếu chẳng hành thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ viên mãn và chẳng viên mãn là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì nếu thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ viên mãn và chẳng viên mãn đều chẳng gọi là thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ; cũng chẳng hành như thế là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa.            

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nếu chẳng hành nhãn giới viên mãn và chẳng viên mãn là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì nếu nhãn giới viên mãn và chẳng viên mãn đều chẳng gọi là nhãn giới; cũng chẳng hành như thế là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nếu chẳng hành sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra viên mãn và chẳng viên mãn là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì nếu sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra viên mãn và chẳng viên mãn đều chẳng gọi là sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra; cũng chẳng hành như thế là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa.            

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nếu chẳng hành nhĩ giới viên mãn và chẳng viên mãn là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì nếu nhĩ giới viên mãn và chẳng viên mãn đều chẳng gọi là nhĩ giới; cũng chẳng hành như thế là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nếu chẳng hành thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra viên mãn và chẳng viên mãn là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì nếu thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra viên mãn và chẳng viên mãn đều chẳng gọi là thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra; cũng chẳng hành như thế là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa.            

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nếu chẳng hành tỷ giới viên mãn và chẳng viên mãn là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì nếu tỷ giới viên mãn và chẳng viên mãn đều chẳng gọi là tỷ giới; cũng chẳng hành như thế là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nếu chẳng hành hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra viên mãn và chẳng viên mãn là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì nếu hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra viên mãn và chẳng viên mãn đều chẳng gọi là hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra; cũng chẳng hành như thế là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa.            

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nếu chẳng hành thiệt giới viên mãn và chẳng viên mãn là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì nếu thiệt giới viên mãn và chẳng viên mãn đều chẳng gọi là thiệt giới; cũng chẳng hành như thế là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nếu chẳng hành vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra viên mãn và chẳng viên mãn là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì nếu vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra viên mãn và chẳng viên mãn đều chẳng gọi là vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra; cũng chẳng hành như thế là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa.            

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nếu chẳng hành thân giới viên mãn và chẳng viên mãn là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì nếu thân giới viên mãn và chẳng viên mãn đều chẳng gọi là thân giới; cũng chẳng hành như thế là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nếu chẳng hành xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra viên mãn và chẳng viên mãn là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì nếu xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra viên mãn và chẳng viên mãn đều chẳng gọi là xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra; cũng chẳng hành như thế là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa.            

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nếu chẳng hành ý giới viên mãn và chẳng viên mãn là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì nếu ý giới viên mãn và chẳng viên mãn đều chẳng gọi là ý giới; cũng chẳng hành như thế là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nếu chẳng hành pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra viên mãn và chẳng viên mãn là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì nếu pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra viên mãn và chẳng viên mãn đều chẳng gọi là pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra; cũng chẳng hành như thế là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa.            

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nếu chẳng hành địa giới viên mãn và chẳng viên mãn là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì nếu địa giới viên mãn và chẳng viên mãn đều chẳng gọi là địa giới; cũng chẳng hành như thế là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nếu chẳng hành thủy, hỏa, phong, không, thức giới viên mãn và chẳng viên mãn là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì nếu thủy, hỏa, phong, không, thức giới viên mãn và chẳng viên mãn đều chẳng gọi là thủy, hỏa, phong, không, thức giới; cũng chẳng hành như thế là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa.            

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nếu chẳng hành vô minh viên mãn và chẳng viên mãn là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì nếu vô minh viên mãn và chẳng viên mãn đều chẳng gọi là vô minh; cũng chẳng hành như thế là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nếu chẳng hành hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não viên mãn và chẳng viên mãn là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì nếu hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não viên mãn và chẳng viên mãn đều chẳng gọi là hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não; cũng chẳng hành như thế là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa.            

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nếu chẳng hành bố thí Ba-la-mật-đa viên mãn và chẳng viên mãn là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì nếu bố thí Ba-la-mật-đa viên mãn và chẳng viên mãn đều chẳng gọi là bố thí Ba-la-mật-đa; cũng chẳng hành như thế là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nếu chẳng hành tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa viên mãn và chẳng viên mãn là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì nếu tịnh giới cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa viên mãn và chẳng viên mãn đều chẳng gọi là tịnh giới cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa; cũng chẳng hành như thế là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa.            

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nếu chẳng hành pháp không nội viên mãn và chẳng viên mãn là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì nếu pháp không nội viên mãn và chẳng viên mãn đều chẳng gọi là pháp không nội; cũng chẳng hành như thế là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nếu chẳng hành pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh viên mãn và chẳng viên mãn là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì nếu pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh viên mãn và chẳng viên mãn đều chẳng gọi là pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh; cũng chẳng hành như thế là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa.             

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nếu chẳng hành chơn như viên mãn và chẳng viên mãn là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì nếu chơn như viên mãn và chẳng viên mãn đều chẳng gọi là chơn như; cũng chẳng hành như thế là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nếu chẳng hành pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì viên mãn và chẳng viên mãn là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì nếu pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì viên mãn và chẳng viên mãn đều chẳng gọi là pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì; cũng chẳng hành như thế là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa.            

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nếu chẳng hành Thánh đế khổ viên mãn và chẳng viên mãn là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì nếu Thánh đế khổ viên mãn và chẳng viên mãn đều chẳng gọi là Thánh đế khổ; cũng chẳng hành như thế là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nếu chẳng hành Thánh đế tập, diệt, đạo viên mãn và chẳng viên mãn là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì nếu Thánh đế tập, diệt, đạo viên mãn và chẳng viên mãn đều chẳng gọi là Thánh đế tập, diệt, đạo; cũng chẳng hành như thế là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa.            

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nếu chẳng hành bốn tịnh lự viên mãn và chẳng viên mãn là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì nếu bốn tịnh lự viên mãn và chẳng viên mãn đều chẳng gọi là bốn tịnh lự; cũng chẳng hành như thế là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nếu chẳng hành bốn vô lượng, bốn định vô sắc viên mãn và chẳng viên mãn là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì nếu bốn vô lượng, bốn định vô sắc viên mãn và chẳng viên mãn đều chẳng gọi là bốn vô lượng, bốn định vô sắc; cũng chẳng hành như thế là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa.            

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nếu chẳng hành tám giải thoát viên mãn và chẳng viên mãn là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì nếu tám giải thoát viên mãn và chẳng viên mãn đều chẳng gọi là tám giải thoát; cũng chẳng hành như thế là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nếu chẳng hành tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ viên mãn và chẳng viên mãn là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì nếu tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ viên mãn và chẳng viên mãn đều chẳng gọi là tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ; cũng chẳng hành như thế là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa.            

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nếu chẳng hành bốn niệm trụ viên mãn và chẳng viên mãn là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì nếu bốn niệm trụ viên mãn và chẳng viên mãn đều chẳng gọi là bốn niệm trụ; cũng chẳng hành như thế là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nếu chẳng hành bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo viên mãn và chẳng viên mãn là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì nếu bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo viên mãn và chẳng viên mãn đều chẳng gọi là bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo; cũng chẳng hành như thế là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa.            

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nếu chẳng hành pháp môn giải thoát không viên mãn và chẳng viên mãn là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì nếu pháp môn giải thoát không viên mãn và chẳng viên mãn đều chẳng gọi là pháp môn giải thoát không; cũng chẳng hành như thế là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nếu chẳng hành pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện viên mãn và chẳng viên mãn là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì nếu pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện viên mãn và chẳng viên mãn đều chẳng gọi là pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện; cũng chẳng hành như thế là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa.            

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nếu chẳng hành mười địa Bồ-tát viên mãn và chẳng viên mãn là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì nếu mười địa Bồ-tát viên mãn và chẳng viên mãn đều chẳng gọi là mười địa Bồ-tát; cũng chẳng hành như thế là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa.            

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nếu chẳng hành năm loại mắt viên mãn và chẳng viên mãn là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì nếu năm loại mắt viên mãn và chẳng viên mãn đều chẳng gọi là năm loại mắt; cũng chẳng hành như thế là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nếu chẳng hành sáu phép thần thông viên mãn và chẳng viên mãn là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì nếu sáu phép thần thông viên mãn và chẳng viên mãn đều chẳng gọi là sáu phép thần thông; cũng chẳng hành như thế là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa.            

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nếu chẳng hành mười lực Phật viên mãn và chẳng viên mãn là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì nếu mười lực Phật viên mãn và chẳng viên mãn đều chẳng gọi là mười lực Phật; cũng chẳng hành như thế là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nếu chẳng hành bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng viên mãn và chẳng viên mãn là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì nếu bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng viên mãn và chẳng viên mãn đều chẳng gọi là bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng; cũng chẳng hành như thế là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa.            

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nếu chẳng hành pháp không quên mất viên mãn và chẳng viên mãn là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì nếu pháp không quên mất viên mãn và chẳng viên mãn đều chẳng gọi là pháp không quên mất; cũng chẳng hành như thế là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nếu chẳng hành tánh luôn luôn xả viên mãn và chẳng viên mãn là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì nếu tánh luôn luôn xả viên mãn và chẳng viên mãn đều chẳng gọi là tánh luôn luôn xả; cũng chẳng hành như thế là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa.            

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nếu chẳng hành trí nhất thiết viên mãn và chẳng viên mãn là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì nếu trí nhất thiết viên mãn và chẳng viên mãn đều chẳng gọi là trí nhất thiết; cũng chẳng hành như thế là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nếu chẳng hành trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng viên mãn và chẳng viên mãn là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì nếu trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng viên mãn và chẳng viên mãn đều chẳng gọi là trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng; cũng chẳng hành như thế là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa.            

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nếu chẳng hành tất cả pháp môn Đà-la-ni viên mãn và chẳng viên mãn là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì nếu tất cả pháp môn Đà-la-ni viên mãn và chẳng viên mãn đều chẳng gọi là tất cả pháp môn Đà-la-ni; cũng chẳng hành như thế là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nếu chẳng hành tất cả pháp môn Tam-ma-địa viên mãn và chẳng viên mãn là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì nếu tất cả pháp môn Tam-ma-địa viên mãn và chẳng viên mãn đều chẳng gọi là tất cả pháp môn Tam-ma-địa; cũng chẳng hành như thế là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa.             

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nếu chẳng hành quả Dự-lưu viên mãn và chẳng viên mãn là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì nếu quả Dự-lưu viên mãn và chẳng viên mãn đều chẳng gọi là quả Dự-lưu; cũng chẳng hành như thế là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nếu chẳng hành quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán viên mãn và chẳng viên mãn là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì nếu quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán viên mãn và chẳng viên mãn đều chẳng gọi là quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán; cũng chẳng hành như thế là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa.            

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nếu chẳng hành quả vị Độc-giác viên mãn và chẳng viên mãn là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì nếu quả vị Độc-giác viên mãn và chẳng viên mãn đều chẳng gọi là quả vị Độc-giác; cũng chẳng hành như thế là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa.            

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nếu chẳng hành tất cả hạnh đại Bồ-tát viên mãn và chẳng viên mãn là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì nếu tất cả hạnh đại Bồ-tát viên mãn và chẳng viên mãn đều chẳng gọi là tất cả hạnh đại Bồ-tát; cũng chẳng hành như thế là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa.            

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nếu chẳng hành quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật viên mãn và chẳng viên mãn là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì nếu quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật viên mãn và chẳng viên mãn đều chẳng gọi là quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật; cũng chẳng hành như thế là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Lúc bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

Bạch Thế Tôn! Rất đặc biệt! Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác khéo vì các thiện nam tử, thiện nữ nhơn Đại-thừa, tuyên thuyết các loại trước và chẳng trước tướng.

Phật dạy: Này Thiện Hiện! Đúng vậy! Đúng vậy! Như ông đã nói, tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác khéo vì các thiện nam tử, thiện nữ nhơn Đại-thừa, tuyên thuyết các loại trước và chẳng trước tướng, khiến cho người học Bát-nhã-ba-la-mật-đa lìa các nhiễm trước, mau đạt cứu cánh.

Lại nữa, này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nếu chẳng hành sắc trước và chẳng trước tướng là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng hành thọ, tưởng, hành, thức trước và chẳng trước tướng là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nếu chẳng hành nhãn xứ trước và chẳng trước tướng là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng hành nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ trước và chẳng trước tướng là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nếu chẳng hành sắc xứ trước và chẳng trước tướng là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng hành thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ trước và chẳng trước tướng là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nếu chẳng hành nhãn giới trước và chẳng trước tướng là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng hành sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra trước và chẳng trước tướng là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nếu chẳng hành nhĩ giới trước và chẳng trước tướng là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng hành thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra trước và chẳng trước tướng là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nếu chẳng hành tỷ giới trước và chẳng trước tướng là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng hành hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra trước và chẳng trước tướng là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nếu chẳng hành thiệt giới trước và chẳng trước tướng là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng hành vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra trước và chẳng trước tướng là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nếu chẳng hành thân giới trước và chẳng trước tướng là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng hành xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra trước và chẳng trước tướng là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nếu chẳng hành ý giới trước và chẳng trước tướng là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng hành pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra trước và chẳng trước tướng là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nếu chẳng hành địa giới trước và chẳng trước tướng là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng hành thủy, hỏa, phong, không, thức giới trước và chẳng trước tướng là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nếu chẳng hành vô minh trước và chẳng trước tướng là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng hành hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não trước và chẳng trước tướng là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nếu chẳng hành bố thí Ba-la-mật-đa trước và chẳng trước tướng là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng hành tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa trước và chẳng trước tướng là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nếu chẳng hành pháp không nội trước và chẳng trước tướng là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng hành pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh trước và chẳng trước tướng là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nếu chẳng hành chơn như trước và chẳng trước tướng là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng hành pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì trước và chẳng trước tướng là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nếu chẳng hành Thánh đế khổ trước và chẳng trước tướng là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng hành thánh đế tập, diệt, đạo trước và chẳng trước tướng là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nếu chẳng hành bốn tịnh lự trước và chẳng trước tướng là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng hành bốn vô lượng, bốn định vô sắc trước và chẳng trước tướng là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nếu chẳng hành tám giải thoát trước và chẳng trước tướng là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng hành tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ trước và chẳng trước tướng là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nếu chẳng hành bốn niệm trụ trước và chẳng trước tướng là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng hành bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo trước và chẳng trước tướng là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nếu chẳng hành pháp môn giải thoát không trước và chẳng trước tướng là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng hành pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện trước và chẳng trước tướng là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nếu chẳng hành mười địa Bồ-tát trước và chẳng trước tướng là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

 

Quyển thứ 290

Hết

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
25/11/2019(Xem: 11665)
Do bệnh duyên, Hòa thượng đã thuận thế vô thường, thu thần thị tịch vào lúc 07giờ 30 phút, ngày 24 tháng 11 năm 2019 (Nhằm mùng 28 tháng 10 năm Kỷ Hợi) tại chùa Gia Khánh, thôn Vĩnh Hy, xã Phước Lộc, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. * Trụ thế : 66 năm * Hạ lạp : 44 năm
25/11/2019(Xem: 7806)
Vào lúc 21 giờ 00 ngày 24/11/2019 (nhằm ngày 28/10/Kỷ Hợi) tại chùa Vân Sơn, xã Phước Thuận, huyện Tuy Phước môn đồ pháp quyến cùng quý Thiện tín Phật tử đã trang nghiêm cử hành lễ nhập kim quan cố Thượng tọa Thích Vạn Tịnh, Phó Trưởng Ban Hướng dẫn Phật tử tỉnh Bình Định, Trưởng Ban Hoằng pháp huyện Tuy Phước, Trú trì chùa Vân Sơn.
24/11/2019(Xem: 21628)
Tâm Thư Kêu Gọi Ủng Hộ Ngân Quỹ Xây Dựng Chánh Điện Thiền Lâm Pháp Bảo tại Sydney, Úc Châu
18/11/2019(Xem: 5293)
Điếu Văn Tưởng Niệm Tổ Sư Minh Hải, Sơ Tổ Khai Tông Chúc Thánh pháp phái (7-11-AL) Nhớ khi xưa: Xứ Hoa Hạ sanh Bậc Thượng nhơn Đất Tuyền Châu dưỡng người tri thức. Truyền đời Gia tông, kế thừa LƯƠNG tộc Nhập môn thiền thất, lãnh thọ THÍCH CA. Giới đàn cụ túc, thoát ta bà Tâm ấn tương truyền, nương LÂM TẾ. Lạy Đức Bổn sư, từ giã Trung Hoa quê nhà, phương Nam hoằng hóa. Hứa khả Chúa tiên, chào đón Nam thiên Kinh kỳ, Đông hải vượt khơi. Vâng lời Phật dạy, Thiên Trúc sơ khai, kiến lập Giới đàn Đáp sự thỉnh cầu, Linh Mụ thập sư, trao truyền chánh pháp.
17/11/2019(Xem: 8148)
Phật Giáo Việt Nam được truyền thừa tương truyền đến ngày hôm nay, trải dài ba miền Bắc Trung Nam và đến hôm nay trải khắp bốn châu hải ngoại. Âu cũng là nhờ hồng ân Tam Bảo gia hộ và Lịch Đại Tổ Sư truyền thừa. Một trong những dòng truyền thừa Chánh Tông, đó là dòng Lâm Tế pháp phái Liểu Quán đời thứ 35 chánh truyền từ dòng Lâm Tế Nghĩa Huyền.
10/11/2019(Xem: 4814)
Nhẹ nhàng như những áng mây trôi lơ lững và bay khắp thế giới, đến và đi không vướng bận tơ hào…Nhân ảnh Ôn đã đến và ngự trị trong lòng con như thế đó ! Nhưng không phải là một áng mây trắng bồng bềnh và vô định, mà Ôn là một áng Hương Vân thơm lừng tỏa ngát....hiền hòa và bình dị đối với một môn hạ nhỏ bé như con. Hôm nay áng Hương vân không phải như thần tượng.. mà thân thiết,quý kính trong hồn con đã thật sự bay xa rồi sao?? Câu hỏi để như còn bao tiếc quý chưa trọn vẹn của một môn sinh suốt đời ngưỡng vọng về Ôn của chúng con.
09/11/2019(Xem: 18206)
HT.Thích Hải Ấn, trụ trì chùa Từ Đàm cho biết, theo lời di huấn của Đại lão Hòa thượng Ân sư Thích Trí Quang, sau khi ngài viên tịch 6 giờ sẽ nhập liệm, sau đó sẽ thiêu, không báo tang, không thành phục, không phúng điếu.
31/10/2019(Xem: 6230)
Thật là 1 phước duyên khi được gần gũi, thân cận và làm tập phim tiểu sử cuộc đời của Ôn Thắng Hoan. Bởi vì ngoài chuyện Ôn là bậc cao niên lạp trưởng của Tăng Già Hải Ngoại, Ôn còn là bậc uyên thâm Phật Pháp, đặc biệt là môn Duy thức. Xin cúi đầu kính thỉnh chư Tôn Đức Tăng Ni và đại chúng cùng đón xem... Nam Mô A Di Đà Phật
31/10/2019(Xem: 7461)
Trần Nhân Tông (1258 - 1308) còn có ngoại hiệu Trúc Lâm Đại Sỹ là một khuôn mặt lớn của nền văn học thi ca của Việt Nam và Phật Giáo. Một vị thiền tổ mà năng lực giác ngộ tỏa sáng rực rỡ trên bầu trời dân tộc và đạo pháp. Con người đó, siêu việt trong mọi tư duy và hành động, hoàn thành sứ mạng cao cả. Nhân cách đó, làm rạng rỡ cho giống nòi và gia phong của đạo. Tư tưởng đó, nhân bản và giải thoát, chuyên chở gánh trọn nỗi niềm chung riêng của dân tộc và đạo pháp một cách toàn thiện.
20/10/2019(Xem: 4424)
Viện chủ TỔ ĐÌNH SẮC TỨ TỪ QUANG (Đá Trắng - Phú Yên) Hòa thượng Thích Phúc Hộ, thế danh là Huỳnh Văn Nghĩa, sinh ngày 24 tháng 7 năm Giáp Thìn (1904) đời vua Thành Thái năm thứ 16 tại làng Triều Sơn, xã Xuân Thọ, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên. Song thân của Ngài là cụ ông Huỳnh Trung và cụ bà Trần Thị Nho.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]