Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Quyển 157: Phẩm So Sánh Công Đức 55

08/07/201509:24(Xem: 13459)
Quyển 157: Phẩm So Sánh Công Đức 55

Tập 03
Quyển 157
Phẩm So Sánh Công Đức 55

Bản dịch của HT Thích Trí Nghiêm
Diễn đọc: Cư Sĩ Chánh Trí




 

Lại nữa, Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề, tuyên thuyết an nhẫn Ba-la-mật-đa, thì nói thế này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu an nhẫn Ba-la-mật-đa, chẳng nên quán bố thí Ba-la-mật-đa hoặc thường, hoặc vô thường; chẳng nên quán tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa hoặc thường, hoặc vô thường. Vì sao? Vì bố thí Ba-la-mật-đa và tự tánh của bố thí Ba-la-mật-đa là không; tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa và tự tánh của tịnh giới cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa là không. Tự tánh của bố thí Ba-la-mật-đa ấy tức chẳng phải là tự tánh; tự tánh của tịnh giới cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là an nhẫn Ba-la-mật-đa. Đối với an nhẫn Ba-la-mật-đa này, bố thí Ba-la-mật-đa chẳng thể nắm bắt được thì cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được; tịnh giới cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa đều chẳng thể nắm bắt được thì cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, còn không có bố thí Ba-la-mật-đa v.v... có thể nắm bắt được, huống là có cái thường và vô thường kia! Nếu ngươi có khả năng tu an nhẫn như thế là tu an nhẫn Ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu an nhẫn Ba-la-mật-đa, chẳng nên quán bố thí Ba-la-mật-đa hoặc lạc, hoặc khổ, chẳng nên quán tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa hoặc lạc, hoặc khổ. Vì sao? Vì bố thí Ba-la-mật-đa và tự tánh của bố thí Ba-la-mật-đa là không; tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa và tự tánh của tịnh giới cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa là không. Tự tánh của bố thí Ba-la-mật-đa ấy tức chẳng phải là tự tánh; tự tánh của tịnh giới cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là an nhẫn Ba-la-mật-đa. Đối với an nhẫn Ba-la-mật-đa này, bố thí Ba-la-mật-đa chẳng thể nắm bắt được, thì cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được; tịnh giới cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa đều chẳng thể nắm bắt được, thì cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, còn không có bố thí Ba-la-mật-đa v.v... có thể nắm bắt được, huống là có cái lạc và khổ kia! Nếu ngươi có khả năng tu an nhẫn như thế là tu an nhẫn Ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu an nhẫn Ba-la-mật-đa, chẳng nên quán bố thí Ba-la-mật-đa hoặc ngã, hoặc vô ngã; chẳng nên quán tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa hoặc ngã, hoặc vô ngã. Vì sao? Vì bố thí Ba-la-mật-đa và tự tánh của bố thí Ba-la-mật-đa là không; tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa và tự tánh của tịnh giới cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa là không. Tự tánh của bố thí Ba-la-mật-đa ấy tức chẳng phải là tự tánh; tự tánh của tịnh giới cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là an nhẫn Ba-la-mật-đa. Đối với an nhẫn Ba-la-mật-đa này, bố thí Ba-la-mật-đa chẳng thể nắm bắt được, thì cái ngã, vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được; tịnh giới cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa đều chẳng thể nắm bắt được, thì cái ngã, vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó còn không có bố thí Ba-la-mật-đa v.v... có thể nắm bắt được, huống là có cái ngã và vô ngã kia! Nếu ngươi có khả năng tu an nhẫn như thế là tu an nhẫn Ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu an nhẫn Ba-la-mật-đa, chẳng nên quán bố thí Ba-la-mật-đa hoặc tịnh, hoặc bất tịnh; chẳng nên quán tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa hoặc tịnh, hoặc bất tịnh. Vì sao? Vì bố thí Ba-la-mật-đa và tự tánh của bố thí Ba-la-mật-đa là không; tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa và tự tánh của tịnh giới cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa là không. Tự tánh của bố thí Ba-la-mật-đa ấy tức chẳng phải là tự tánh; tự tánh của tịnh giới cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là an nhẫn Ba-la-mật-đa. Đối với an nhẫn Ba-la-mật-đa này, bố thí Ba-la-mật-đa chẳng thể nắm bắt được thì cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được; tịnh giới cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa đều chẳng thể nắm bắt được thì cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, còn không có bố thí Ba-la-mật-đa v.v... có thể nắm bắt được, huống là có cái tịnh và bất tịnh kia! Nếu ngươi có khả năng tu an nhẫn như thế là tu an nhẫn Ba-la-mật-đa.

Này Kiều Thi Ca! Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... ấy nói những điều đó là tuyên thuyết an nhẫn Ba-la-mật-đa một cách chơn chánh.

Lại nữa, Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề, tuyên thuyết an nhẫn Ba-la-mật-đa, thì nói thế này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu an nhẫn Ba-la-mật-đa, chẳng nên quán pháp không nội hoặc thường, hoặc vô thường; chẳng nên quán pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh hoặc thường, hoặc vô thường. Vì sao? Vì pháp không nội và tự tánh của pháp không nội là không; pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh và tự tánh của pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh là không. Tự tánh của pháp không nội ấy tức chẳng phải là tự tánh; tự tánh của pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là an nhẫn Ba-la-mật-đa. Đối với an nhẫn Ba-la-mật-đa này, pháp không nội chẳng thể nắm bắt được thì cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được; pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh đều chẳng thể nắm bắt được thì cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, còn không có pháp không nội v.v... có thể nắm bắt được, huống là có cái thường và vô thường kia! Nếu ngươi có khả năng tu an nhẫn như thế là tu an nhẫn Ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu an nhẫn Ba-la-mật-đa, chẳng nên quán pháp không nội hoặc lạc, hoặc khổ, chẳng nên quán pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh hoặc lạc, hoặc khổ. Vì sao? Vì pháp không nội và tự tánh của pháp không nội là không; pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh và tự tánh của pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh là không. Tự tánh của pháp không nội ấy tức chẳng phải là tự tánh; tự tánh của pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là an nhẫn Ba-la-mật-đa. Đối với an nhẫn Ba-la-mật-đa này, pháp không nội chẳng thể nắm bắt được, thì cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được; pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh đều chẳng thể nắm bắt được, thì cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, còn không có pháp không nội v.v... có thể nắm bắt được, huống là có cái lạc và khổ kia! Nếu ngươi có khả năng tu an nhẫn như thế là tu an nhẫn Ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu an nhẫn Ba-la-mật-đa, chẳng nên quán pháp không nội hoặc ngã, hoặc vô ngã; chẳng nên quán pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh hoặc ngã, hoặc vô ngã. Vì sao? Vì pháp không nội và tự tánh của pháp không nội là không; pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh và tự tánh của pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh là không. Tự tánh của pháp không nội ấy tức chẳng phải là tự tánh; tự tánh của pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là an nhẫn Ba-la-mật-đa. Đối với an nhẫn Ba-la-mật-đa này, pháp không nội chẳng thể nắm bắt được, thì cái ngã, vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được; pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh đều chẳng thể nắm bắt được, thì cái ngã, vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó còn không có pháp không nội v.v... có thể nắm bắt được, huống là có cái ngã và vô ngã kia! Nếu ngươi có khả năng tu an nhẫn như thế là tu an nhẫn Ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu an nhẫn Ba-la-mật-đa, chẳng nên quán pháp không nội hoặc tịnh, hoặc bất tịnh; chẳng nên quán pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh hoặc tịnh, hoặc bất tịnh. Vì sao? Vì pháp không nội và tự tánh của pháp không nội là không; pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh và tự tánh của pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh là không. Tự tánh của pháp không nội ấy tức chẳng phải là tự tánh; tự tánh của pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là an nhẫn Ba-la-mật-đa. Đối với an nhẫn Ba-la-mật-đa này, pháp không nội chẳng thể nắm bắt được thì cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được; pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh đều chẳng thể nắm bắt được thì cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, còn không có pháp không nội v.v... có thể nắm bắt được, huống là có cái tịnh và bất tịnh kia! Nếu ngươi có khả năng tu an nhẫn như thế là tu an nhẫn Ba-la-mật-đa.

Này Kiều Thi Ca! Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... ấy nói những điều đó là tuyên thuyết an nhẫn Ba-la-mật-đa một cách chơn chánh.

Lại nữa, Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề, tuyên thuyết an nhẫn Ba-la-mật-đa, thì nói thế này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu an nhẫn Ba-la-mật-đa, chẳng nên quán chơn như hoặc thường, hoặc vô thường; chẳng nên quán pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì hoặc thường, hoặc vô thường. Vì sao? Vì chơn như và tự tánh của chơn như là không; pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì và tự tánh của pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì là không. Tự tánh của chơn như ấy tức chẳng phải là tự tánh; tự tánh của pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là an nhẫn Ba-la-mật-đa. Đối với an nhẫn Ba-la-mật-đa này, chơn như chẳng thể nắm bắt được thì cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được; pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì đều chẳng thể nắm bắt được thì cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, còn không có chơn như v.v... có thể nắm bắt được, huống là có cái thường và vô thường kia! Nếu ngươi có khả năng tu an nhẫn như thế là tu an nhẫn Ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu an nhẫn Ba-la-mật-đa, chẳng nên quán chơn như hoặc lạc, hoặc khổ, chẳng nên quán pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì hoặc lạc, hoặc khổ. Vì sao? Vì chơn như và tự tánh của chơn như là không; pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì và tự tánh của pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì là không. Tự tánh của chơn như ấy tức chẳng phải là tự tánh; tự tánh của pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là an nhẫn Ba-la-mật-đa. Đối với an nhẫn Ba-la-mật-đa này, chơn như chẳng thể nắm bắt được, thì cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được; pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì đều chẳng thể nắm bắt được, thì cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, còn không có chơn như v.v... có thể nắm bắt được, huống là có cái lạc và khổ kia! Nếu ngươi có khả năng tu an nhẫn như thế là tu an nhẫn Ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu an nhẫn Ba-la-mật-đa, chẳng nên quán chơn như hoặc ngã, hoặc vô ngã; chẳng nên quán pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì hoặc ngã, hoặc vô ngã. Vì sao? Vì chơn như và tự tánh của chơn như là không; pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì và tự tánh của pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì là không. Tự tánh của chơn như ấy tức chẳng phải là tự tánh; tự tánh của pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là an nhẫn Ba-la-mật-đa. Đối với an nhẫn Ba-la-mật-đa này, chơn như chẳng thể nắm bắt được, thì cái ngã, vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được; pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì đều chẳng thể nắm bắt được, thì cái ngã, vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó còn không có chơn như v.v... có thể nắm bắt được, huống là có cái ngã và vô ngã kia! Nếu ngươi có khả năng tu an nhẫn như thế là tu an nhẫn Ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu an nhẫn Ba-la-mật-đa, chẳng nên quán chơn như hoặc tịnh, hoặc bất tịnh; chẳng nên quán pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì hoặc tịnh, hoặc bất tịnh. Vì sao? Vì chơn như và tự tánh của chơn như là không; pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì và tự tánh của pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì là không. Tự tánh của chơn như ấy tức chẳng phải là tự tánh; tự tánh của pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là an nhẫn Ba-la-mật-đa. Đối với an nhẫn Ba-la-mật-đa này, chơn như chẳng thể nắm bắt được thì cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được; pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì đều chẳng thể nắm bắt được thì cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, còn không có chơn như v.v... có thể nắm bắt được, huống là có cái tịnh và bất tịnh kia! Nếu ngươi có khả năng tu an nhẫn như thế là tu an nhẫn Ba-la-mật-đa.

Này Kiều Thi Ca! Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... ấy nói những điều đó là tuyên thuyết an nhẫn Ba-la-mật-đa một cách chơn chánh.

Lại nữa, Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề, tuyên thuyết an nhẫn Ba-la-mật-đa, thì nói thế này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu an nhẫn Ba-la-mật-đa, chẳng nên quán Thánh đế khổ hoặc thường, hoặc vô thường; chẳng nên quán Thánh đế tập, diệt, đạo hoặc thường, hoặc vô thường. Vì sao? Vì Thánh đế khổ và tự tánh của Thánh đế khổ là không; Thánh đế tập, diệt, đạo và tự tánh của Thánh đế tập, diệt, đạo là không. Tự tánh của Thánh đế khổ ấy tức chẳng phải là tự tánh; tự tánh của Thánh đế tập, diệt, đạo ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là an nhẫn Ba-la-mật-đa. Đối với an nhẫn Ba-la-mật-đa này, Thánh đế khổ chẳng thể nắm bắt được thì cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được; Thánh đế tập, diệt, đạo đều chẳng thể nắm bắt được thì cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, còn không có Thánh đế khổ v.v... có thể nắm bắt được, huống là có cái thường và vô thường kia! Nếu ngươi có khả năng tu an nhẫn như thế là tu an nhẫn Ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu an nhẫn Ba-la-mật-đa, chẳng nên quán Thánh đế khổ hoặc lạc, hoặc khổ, chẳng nên quán Thánh đế tập, diệt, đạo hoặc lạc, hoặc khổ. Vì sao? Vì Thánh đế khổ và tự tánh của Thánh đế khổ là không; Thánh đế tập, diệt, đạo và tự tánh của Thánh đế tập, diệt, đạo là không. Tự tánh của Thánh đế khổ ấy tức chẳng phải là tự tánh; tự tánh của Thánh đế tập, diệt, đạo ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là an nhẫn Ba-la-mật-đa. Đối với an nhẫn Ba-la-mật-đa này, Thánh đế khổ chẳng thể nắm bắt được, thì cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được; Thánh đế tập, diệt, đạo đều chẳng thể nắm bắt được, thì cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, còn không có Thánh đế khổ v.v... có thể nắm bắt được, huống là có cái lạc và khổ kia! Nếu ngươi có khả năng tu an nhẫn như thế là tu an nhẫn Ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu an nhẫn Ba-la-mật-đa, chẳng nên quán Thánh đế khổ hoặc ngã, hoặc vô ngã; chẳng nên quán Thánh đế tập, diệt, đạo hoặc ngã, hoặc vô ngã. Vì sao? Vì Thánh đế khổ và tự tánh của Thánh đế khổ là không; Thánh đế tập, diệt, đạo và tự tánh của Thánh đế tập, diệt, đạo là không. Tự tánh của Thánh đế khổ ấy tức chẳng phải là tự tánh; tự tánh của Thánh đế tập, diệt, đạo ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là an nhẫn Ba-la-mật-đa. Đối với an nhẫn Ba-la-mật-đa này, Thánh đế khổ chẳng thể nắm bắt được, thì cái ngã, vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được; Thánh đế tập, diệt, đạo đều chẳng thể nắm bắt được, thì cái ngã, vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó còn không có Thánh đế khổ v.v... có thể nắm bắt được, huống là có cái ngã và vô ngã kia! Nếu ngươi có khả năng tu an nhẫn như thế là tu an nhẫn Ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu an nhẫn Ba-la-mật-đa, chẳng nên quán Thánh đế khổ hoặc tịnh, hoặc bất tịnh; chẳng nên quán Thánh đế tập, diệt, đạo hoặc tịnh, hoặc bất tịnh. Vì sao? Vì Thánh đế khổ và tự tánh của Thánh đế khổ là không; Thánh đế tập, diệt, đạo và tự tánh của Thánh đế tập, diệt, đạo là không. Tự tánh của Thánh đế khổ ấy tức chẳng phải là tự tánh; tự tánh của Thánh đế tập, diệt, đạo ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là an nhẫn Ba-la-mật-đa. Đối với an nhẫn Ba-la-mật-đa này, Thánh đế khổ chẳng thể nắm bắt được thì cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được; Thánh đế tập, diệt, đạo đều chẳng thể nắm bắt được thì cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, còn không có Thánh đế khổ v.v... có thể nắm bắt được, huống là có cái tịnh và bất tịnh kia! Nếu ngươi có khả năng tu an nhẫn như thế là tu an nhẫn Ba-la-mật-đa.

Này Kiều Thi Ca! Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... ấy nói những điều đó là tuyên thuyết an nhẫn Ba-la-mật-đa một cách chơn chánh.

Lại nữa, Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề, tuyên thuyết an nhẫn Ba-la-mật-đa, thì nói thế này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu an nhẫn Ba-la-mật-đa, chẳng nên quán bốn tịnh lự hoặc thường, hoặc vô thường; chẳng nên quán bốn vô lượng, bốn định vô sắc hoặc thường, hoặc vô thường. Vì sao? Vì bốn tịnh lự và tự tánh của bốn tịnh lự là không; bốn vô lượng, bốn định vô sắc và tự tánh của bốn vô lượng, bốn định vô sắc là không. Tự tánh của bốn tịnh lự ấy tức chẳng phải là tự tánh; tự tánh của bốn vô lượng, bốn định vô sắc ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là an nhẫn Ba-la-mật-đa. Đối với an nhẫn Ba-la-mật-đa này, bốn tịnh lự chẳng thể nắm bắt được thì cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được; bốn vô lượng, bốn định vô sắc đều chẳng thể nắm bắt được thì cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, còn không có bốn tịnh lự v.v... có thể nắm bắt được, huống là có cái thường và vô thường kia! Nếu ngươi có khả năng tu an nhẫn như thế là tu an nhẫn Ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu an nhẫn Ba-la-mật-đa, chẳng nên quán bốn tịnh lự hoặc lạc, hoặc khổ, chẳng nên quán bốn vô lượng, bốn định vô sắc hoặc lạc, hoặc khổ. Vì sao? Vì bốn tịnh lự và tự tánh của bốn tịnh lự là không; bốn vô lượng, bốn định vô sắc và tự tánh của bốn vô lượng, bốn định vô sắc là không. Tự tánh của bốn tịnh lự ấy tức chẳng phải là tự tánh; tự tánh của bốn vô lượng, bốn định vô sắc ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là an nhẫn Ba-la-mật-đa. Đối với an nhẫn Ba-la-mật-đa này, bốn tịnh lự chẳng thể nắm bắt được, thì cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được; bốn vô lượng, bốn định vô sắc đều chẳng thể nắm bắt được, thì cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, còn không có bốn tịnh lự v.v... có thể nắm bắt được, huống là có cái lạc và khổ kia! Nếu ngươi có khả năng tu an nhẫn như thế là tu an nhẫn Ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu an nhẫn Ba-la-mật-đa, chẳng nên quán bốn tịnh lự hoặc ngã, hoặc vô ngã; chẳng nên quán bốn vô lượng, bốn định vô sắc hoặc ngã, hoặc vô ngã. Vì sao? Vì bốn tịnh lự và tự tánh của bốn tịnh lự là không; bốn vô lượng, bốn định vô sắc và tự tánh của bốn vô lượng, bốn định vô sắc là không. Tự tánh của bốn tịnh lự ấy tức chẳng phải là tự tánh; tự tánh của bốn vô lượng, bốn định vô sắc ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là an nhẫn Ba-la-mật-đa. Đối với an nhẫn Ba-la-mật-đa này, bốn tịnh lự chẳng thể nắm bắt được, thì cái ngã, vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được; bốn vô lượng, bốn định vô sắc đều chẳng thể nắm bắt được, thì cái ngã, vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó còn không có bốn tịnh lự v.v... có thể nắm bắt được, huống là có cái ngã và vô ngã kia! Nếu ngươi có khả năng tu an nhẫn như thế là tu an nhẫn Ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu an nhẫn Ba-la-mật-đa, chẳng nên quán bốn tịnh lự hoặc tịnh, hoặc bất tịnh; chẳng nên quán bốn vô lượng, bốn định vô sắc hoặc tịnh, hoặc bất tịnh. Vì sao? Vì bốn tịnh lự và tự tánh của bốn tịnh lự là không; bốn vô lượng, bốn định vô sắc và tự tánh của bốn vô lượng, bốn định vô sắc là không. Tự tánh của bốn tịnh lự ấy tức chẳng phải là tự tánh; tự tánh của bốn vô lượng, bốn định vô sắc ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là an nhẫn Ba-la-mật-đa. Đối với an nhẫn Ba-la-mật-đa này, bốn tịnh lự chẳng thể nắm bắt được thì cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được; bốn vô lượng, bốn định vô sắc đều chẳng thể nắm bắt được thì cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, còn không có bốn tịnh lự v.v... có thể nắm bắt được, huống là có cái tịnh và bất tịnh kia! Nếu ngươi có khả năng tu an nhẫn như thế là tu an nhẫn Ba-la-mật-đa.

Này Kiều Thi Ca! Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... ấy nói những điều đó là tuyên thuyết an nhẫn Ba-la-mật-đa một cách chơn chánh.

Lại nữa, Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề, tuyên thuyết an nhẫn Ba-la-mật-đa, thì nói thế này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu an nhẫn Ba-la-mật-đa, chẳng nên quán tám giải thoát hoặc thường, hoặc vô thường; chẳng nên quán tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ hoặc thường, hoặc vô thường. Vì sao? Vì tám giải thoát và tự tánh của tám giải thoát là không; tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ và tự tánh của tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ là không. Tự tánh của tám giải thoát ấy tức chẳng phải là tự tánh; tự tánh của tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là an nhẫn Ba-la-mật-đa. Đối với an nhẫn Ba-la-mật-đa này, tám giải thoát chẳng thể nắm bắt được thì cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được; tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ đều chẳng thể nắm bắt được thì cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, còn không có tám giải thoát v.v... có thể nắm bắt được, huống là có cái thường và vô thường kia! Nếu ngươi có khả năng tu an nhẫn như thế là tu an nhẫn Ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu an nhẫn Ba-la-mật-đa, chẳng nên quán tám giải thoát hoặc lạc, hoặc khổ, chẳng nên quán tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ hoặc lạc, hoặc khổ. Vì sao? Vì tám giải thoát và tự tánh của tám giải thoát là không; tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ và tự tánh của tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ là không. Tự tánh của tám giải thoát ấy tức chẳng phải là tự tánh; tự tánh của tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là an nhẫn Ba-la-mật-đa. Đối với an nhẫn Ba-la-mật-đa này, tám giải thoát chẳng thể nắm bắt được, thì cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được; tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ đều chẳng thể nắm bắt được, thì cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, còn không có tám giải thoát v.v... có thể nắm bắt được, huống là có cái lạc và khổ kia! Nếu ngươi có khả năng tu an nhẫn như thế là tu an nhẫn Ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu an nhẫn Ba-la-mật-đa, chẳng nên quán tám giải thoát hoặc ngã, hoặc vô ngã; chẳng nên quán tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ hoặc ngã, hoặc vô ngã. Vì sao? Vì tám giải thoát và tự tánh của tám giải thoát là không; tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ và tự tánh của tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ là không. Tự tánh của tám giải thoát ấy tức chẳng phải là tự tánh; tự tánh của tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là an nhẫn Ba-la-mật-đa. Đối với an nhẫn Ba-la-mật-đa này, tám giải thoát chẳng thể nắm bắt được, thì cái ngã, vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được; tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ đều chẳng thể nắm bắt được, thì cái ngã, vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó còn không có tám giải thoát v.v... có thể nắm bắt được, huống là có cái ngã và vô ngã kia! Nếu ngươi có khả năng tu an nhẫn như thế là tu an nhẫn Ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu an nhẫn Ba-la-mật-đa, chẳng nên quán tám giải thoát hoặc tịnh, hoặc bất tịnh; chẳng nên quán tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ hoặc tịnh, hoặc bất tịnh. Vì sao? Vì tám giải thoát và tự tánh của tám giải thoát là không; tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ và tự tánh của tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ là không. Tự tánh của tám giải thoát ấy tức chẳng phải là tự tánh; tự tánh của tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là an nhẫn Ba-la-mật-đa. Đối với an nhẫn Ba-la-mật-đa này, tám giải thoát chẳng thể nắm bắt được thì cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được; tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ đều chẳng thể nắm bắt được thì cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, còn không có tám giải thoát v.v... có thể nắm bắt được, huống là có cái tịnh và bất tịnh kia! Nếu ngươi có khả năng tu an nhẫn như thế là tu an nhẫn Ba-la-mật-đa.

Này Kiều Thi Ca! Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... ấy nói những điều đó là tuyên thuyết an nhẫn Ba-la-mật-đa một cách chơn chánh.

Lại nữa, Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề, tuyên thuyết an nhẫn Ba-la-mật-đa, thì nói thế này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu an nhẫn Ba-la-mật-đa, chẳng nên quán bốn niệm trụ hoặc thường, hoặc vô thường; chẳng nên quán bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo hoặc thường, hoặc vô thường. Vì sao? Vì bốn niệm trụ và tự tánh của bốn niệm trụ là không; bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo và tự tánh của bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo là không. Tự tánh của bốn niệm trụ ấy tức chẳng phải là tự tánh; tự tánh của bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là an nhẫn Ba-la-mật-đa. Đối với an nhẫn Ba-la-mật-đa này, bốn niệm trụ chẳng thể nắm bắt được thì cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được; bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo đều chẳng thể nắm bắt được thì cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, còn không có bốn niệm trụ v.v... có thể nắm bắt được, huống là có cái thường và vô thường kia! Nếu ngươi có khả năng tu an nhẫn như thế là tu an nhẫn Ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu an nhẫn Ba-la-mật-đa, chẳng nên quán bốn niệm trụ hoặc lạc, hoặc khổ, chẳng nên quán bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo hoặc lạc, hoặc khổ. Vì sao? Vì bốn niệm trụ và tự tánh của bốn niệm trụ là không; bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo và tự tánh của bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo là không. Tự tánh của bốn niệm trụ ấy tức chẳng phải là tự tánh; tự tánh của bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là an nhẫn Ba-la-mật-đa. Đối với an nhẫn Ba-la-mật-đa này, bốn niệm trụ chẳng thể nắm bắt được, thì cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được; bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo đều chẳng thể nắm bắt được, thì cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, còn không có bốn niệm trụ v.v... có thể nắm bắt được, huống là có cái lạc và khổ kia! Nếu ngươi có khả năng tu an nhẫn như thế là tu an nhẫn Ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu an nhẫn Ba-la-mật-đa, chẳng nên quán bốn niệm trụ hoặc ngã, hoặc vô ngã; chẳng nên quán bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo hoặc ngã, hoặc vô ngã. Vì sao? Vì bốn niệm trụ và tự tánh của bốn niệm trụ là không; bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo và tự tánh của bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo là không. Tự tánh của bốn niệm trụ ấy tức chẳng phải là tự tánh; tự tánh của bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là an nhẫn Ba-la-mật-đa. Đối với an nhẫn Ba-la-mật-đa này, bốn niệm trụ chẳng thể nắm bắt được, thì cái ngã, vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được; bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo đều chẳng thể nắm bắt được, thì cái ngã, vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó còn không có bốn niệm trụ v.v... có thể nắm bắt được, huống là có cái ngã và vô ngã kia! Nếu ngươi có khả năng tu an nhẫn như thế là tu an nhẫn Ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu an nhẫn Ba-la-mật-đa, chẳng nên quán bốn niệm trụ hoặc tịnh, hoặc bất tịnh; chẳng nên quán bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo hoặc tịnh, hoặc bất tịnh. Vì sao? Vì bốn niệm trụ và tự tánh của bốn niệm trụ là không; bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo và tự tánh của bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo là không. Tự tánh của bốn niệm trụ ấy tức chẳng phải là tự tánh; tự tánh của bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là an nhẫn Ba-la-mật-đa. Đối với an nhẫn Ba-la-mật-đa này, bốn niệm trụ chẳng thể nắm bắt được thì cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được; bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo đều chẳng thể nắm bắt được thì cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, còn không có bốn niệm trụ v.v... có thể nắm bắt được, huống là có cái tịnh và bất tịnh kia! Nếu ngươi có khả năng tu an nhẫn như thế là tu an nhẫn Ba-la-mật-đa.

Này Kiều Thi Ca! Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... ấy nói những điều đó là tuyên thuyết an nhẫn Ba-la-mật-đa một cách chơn chánh.

Lại nữa, Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề, tuyên thuyết an nhẫn Ba-la-mật-đa, thì nói thế này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu an nhẫn Ba-la-mật-đa, chẳng nên quán pháp môn giải thoát không hoặc thường, hoặc vô thường; chẳng nên quán pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện hoặc thường, hoặc vô thường. Vì sao? Vì pháp môn giải thoát không và tự tánh của pháp môn giải thoát không là không; pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện và tự tánh của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện là không. Tự tánh của pháp môn giải thoát không ấy tức chẳng phải là tự tánh; tự tánh của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là an nhẫn Ba-la-mật-đa. Đối với an nhẫn Ba-la-mật-đa này, pháp môn giải thoát không chẳng thể nắm bắt được thì cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được; pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện đều chẳng thể nắm bắt được thì cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, còn không có pháp môn giải thoát không v.v... có thể nắm bắt được, huống là có cái thường và vô thường kia! Nếu ngươi có khả năng tu an nhẫn như thế là tu an nhẫn Ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu an nhẫn Ba-la-mật-đa, chẳng nên quán pháp môn giải thoát không hoặc lạc, hoặc khổ, chẳng nên quán pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện hoặc lạc, hoặc khổ. Vì sao? Vì pháp môn giải thoát không và tự tánh của pháp môn giải thoát không là không; pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện và tự tánh của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện là không. Tự tánh của pháp môn giải thoát không ấy tức chẳng phải là tự tánh; tự tánh của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là an nhẫn Ba-la-mật-đa. Đối với an nhẫn Ba-la-mật-đa này, pháp môn giải thoát không chẳng thể nắm bắt được, thì cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được; pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện đều chẳng thể nắm bắt được, thì cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, còn không có pháp môn giải thoát không v.v... có thể nắm bắt được, huống là có cái lạc và khổ kia! Nếu ngươi có khả năng tu an nhẫn như thế là tu an nhẫn Ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu an nhẫn Ba-la-mật-đa, chẳng nên quán pháp môn giải thoát không hoặc ngã, hoặc vô ngã; chẳng nên quán pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện hoặc ngã, hoặc vô ngã. Vì sao? Vì pháp môn giải thoát không và tự tánh của pháp môn giải thoát không là không; pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện và tự tánh của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện là không. Tự tánh của pháp môn giải thoát không ấy tức chẳng phải là tự tánh; tự tánh của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là an nhẫn Ba-la-mật-đa. Đối với an nhẫn Ba-la-mật-đa này, pháp môn giải thoát không chẳng thể nắm bắt được, thì cái ngã, vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được; pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện đều chẳng thể nắm bắt được, thì cái ngã, vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó còn không có pháp môn giải thoát không v.v... có thể nắm bắt được, huống là có cái ngã và vô ngã kia! Nếu ngươi có khả năng tu an nhẫn như thế là tu an nhẫn Ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu an nhẫn Ba-la-mật-đa, chẳng nên quán pháp môn giải thoát không hoặc tịnh, hoặc bất tịnh; chẳng nên quán pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện hoặc tịnh, hoặc bất tịnh. Vì sao? Vì pháp môn giải thoát không và tự tánh của pháp môn giải thoát không là không; pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện và tự tánh của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện là không. Tự tánh của pháp môn giải thoát không ấy tức chẳng phải là tự tánh; tự tánh của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là an nhẫn Ba-la-mật-đa. Đối với an nhẫn Ba-la-mật-đa này, pháp môn giải thoát không chẳng thể nắm bắt được thì cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được; pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện đều chẳng thể nắm bắt được thì cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, còn không có pháp môn giải thoát không v.v... có thể nắm bắt được, huống là có cái tịnh và bất tịnh kia! Nếu ngươi có khả năng tu an nhẫn như thế là tu an nhẫn Ba-la-mật-đa.

Này Kiều Thi Ca! Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... ấy nói những điều đó là tuyên thuyết an nhẫn Ba-la-mật-đa một cách chơn chánh.

 

Quyển thứ 157

Hết

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
02/09/2017(Xem: 7151)
Giờ phút đáng nhớ của tất cả những người con Phật Việt Nam là thời điểm 12 giờ 35 phút ngày 29 tháng 8 năm 2017, khi Thầy Nhất Hạnh, người Thầy lớn không chỉ của Phật tử Việt Nam mà của cả thế giới đã hạ cánh an toàn xuống sân bay quốc tế Đà Nẵng. Tất cả đã vỡ òa trong hạnh phúc và bất ngờ. Thầy đang và sẽ nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng tại Đà Nẵng và Huế. Trong những ngày qua, tôi đã nhận được rất nhiều nhắn tin, điện thoại, email của quý vị trong và ngoài nước, từ cả các vị Phật tử tại gia lẫn quý thầy, quý sư cô xuất gia đề nghị giúp đỡ thu xếp để họ có thể đến thăm viếng và đảnh lễ Thầy. Nhiều quý vị đề nghị giúp đăng ký trước để có thể tham gia các khóa thiền do Thầy Nhất Hạnh trực tiếp hướng dẫn. Đó cũng là nỗi niềm tha thiết và chính đáng của tất cả quý vị và tôi thấy xúc động và trân quý vô cùng.
01/09/2017(Xem: 4833)
Sương mù Đà lạt ngàn Thông, Xuân Hương in bóng, bụi hồng trăng thanh. Linh sơn gián vẽ như tranh, Giăng sầu mù trắng, bước chân an lành.
18/08/2017(Xem: 43931)
Thầy sinh vào giờ Thân, ngày 18 tháng 4, năm Nhâm Thìn. Ngày tháng năm sinh theo giấy tờ khai sinh ngày 19/5/1953. Quê quán Thành Công, Quảng Điền, Thừa Thiên. Xuất gia lúc 13 tuổi tại chùa Phước Duyên, Huế. Bổn Sư Thế Độ là Hòa thượng Thích Đảnh Lễ, khai sơn chùa Phước Duyên-Huế. Nghiệp sư là Hòa thượng Thích Lương Phương, Viện chủ chùa Phước Duyên – Huế. Năm 18 tuổi, thọ Sa Di tại Tổ đình Tây Thiên Huế, do Đại lão Hòa thượng Thích Giác Nhiên, Trú trì Tổ đình Thuyền Tôn làm Đàn đầu Hòa thượng và Hòa thượng Thích Mật Nguyện, Chánh Đại Diện GHPGVNTN, Miền Vạn Hạnh làm Đàn chủ. Năm 22 tuổi, thọ Tỷ khưu – Bồ tát giới tại Đại giới đàn Phước Huệ tổ chức tại Phật Học Viện Trung Phần, Hải Đức Nha Trang, do Trưởng lão Hòa thượng Thích Phước Hộ làm đàn đầu Hòa thượng và Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Thủ làm Đàn chủ.
07/08/2017(Xem: 9873)
Ngày 04/08/2017, Thầy Thích Trí Chơn sang Trung tâm Làng Mai Quốc tế - Thái Lan thăm Thiền sư Thích Nhất Hạnh và Tăng thân Làng Mai, tháp tùng Thầy có Đại đức Thích Quảng Thức - Quản chúng Tu viện. Vào lúc 13 giờ, Thầy có mặt tại Sân bay Quốc tế Don Mueang - Bangkok. Đón Thầy có Thầy Thích Pháp Tánh - Tri sự Trung tâm Làng Mai và một số quí thầy, cô.
07/08/2017(Xem: 7002)
Lúc đầu định đi vào các nhà tù cho biết, vậy mà suốt bốn năm qua, ròng rã hằng tuần, ông vào những nơi này để giúp cho các tù nhân. Từ lúc chỉ đi hai, ba nhà tù, đến nay ông đã đi bảy nơi ở Nam California. Dù đoạn đường từ nơi ông ở đến các nhà tù phần lớn đều trên 200 dặm, nhưng cứ mỗi lần rong ruổi, ông thầm cảm ơn Đức Phật đã đưa đường chỉ lối cho ông.
03/08/2017(Xem: 7293)
Thành Kính Tưởng Niệm Cố Giác Linh Hòa Thượng Thượng THIỆN Hạ TRUNG – Hiệu THÍCH THÔNG HIẾU (Chứng Minh Ban Trị Sự Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Huyện Long Thành Trụ Trì THIỀN VIỆN ĐẠO HUỆ) Vừa Viên Tịch Mùng 07 Tháng 06 Nhuận – Đinh Dậu (29/07/2017) Trụ Thế 75 Năm – 50 Tuổi Hạ
13/07/2017(Xem: 9452)
Kỷ Yếu Tưởng Niệm HT Như Huệ (1934-2016)
07/07/2017(Xem: 33948)
Trang nhà Quảng Đức vừa nhận được email báo tin của HT Thích Minh Hiếu từ Hoa Kỳ: ĐẠI LÃO HÒA THƯỢNG THÍCH GIÁC NHIÊN - Pháp Chủ Giáo Hội Phật Giáo Tăng Già Khất Sĩ Thế Giới - Viện Chủ Tổ Đình Tịnh Xá Minh Đăng Quang (Mỹ). Vị Đại đệ tử sau cùng của đức Tổ Sư Minh Đăng Quang vừa thu thần viên tịch vào lúc 10 giờ 32 phút tối ngày 03 tháng 08 năm 2015 (nhằm ngày 19/06/âm lịch) tại Orange Coast Memorial Medical Center (USA). Chương Trình Tang lễ sẽ công bố trong thời gian sớm nhất.
01/07/2017(Xem: 16399)
Cư Sĩ Long Quân Hồ Công Lộ là một Phật tử thuần thành, có công hộ trì Phật Pháp từ đầu thập niên 60 tại quê hương Việt Nam và đến Úc định cư đầu thập niên 80, làm Chủ Bút Tuần Báo Nhân Quyền tại tiểu bang Victoria, ông từng là một Luật Sư, một nhà báo có tâm với quê hương Việt Nam và nền văn hóa Việt Nam tại Hải Ngoại, ông đã có những đóng góp thiết thực cho sự lớn mạnh của Cộng Đồng Người Việt Tự Do tại Úc Châu. Thành tâm kính thỉnh Chư Tôn Thiền Đức Tăng Ni và quý Đồng Hương Phật tử góp lời cầu nguyện, niệm Phật tiếp dẫn Cư Sĩ Tâm Phước Hồ Công Lộ sớm vãng sanh Cực Lạc Quốc.
19/06/2017(Xem: 10432)
Đây là chương cuối cuốn sách tôi dự định cho ra đời như một lời ngỏ chân thành cảm ơn đến với mọi nhân duyên, mọi tình thân mà tôi may mắn nhận được suốt bốn mươi năm ở xứ Mỹ. Tình sâu nghĩa nặng canh cánh trong lòng bấy lâu nhưng cho dù có nói khéo, có viết hay cũng không thể bày tỏ trọn vẹn, nói hết những điều mình muốn nói. Những lời rào đón dông dài nào có nghĩa gì chi bằng hãy thành thật với lòng và xin mời người cùng ngồi ôn lại chuyện cũ không khác chi những lời bộc bạch bên nhau.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]