Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Quyển 128: Phẩm So Sánh Công Đức 26

08/07/201500:23(Xem: 14135)
Quyển 128: Phẩm So Sánh Công Đức 26

Tập 03
Quyển 128
Phẩm So Sánh Công Đức 26
Bản dịch của HT Thích Trí Nghiêm
Diễn đọc: Cư Sĩ Chánh Trí

 

Bạch Thế Tôn! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa này chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu học, như lý tư duy, vì các hữu tình tuyên thuyết, truyền bá rộng rãi thì thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... ấy, ở đời sau chẳng đọa vào địa ngục, bàng sanh, quỷ giới, nơi biên địa, chỗ không tin Phật, chốn ác kiến; thường đủ các căn, thông minh đoan chánh, chẳng rơi vào bậc Thanh-văn và Độc-giác. Vì sao? Vì thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... ấy quyết định sẽ trụ ở bậc đại Bồ-tát bất thối.

Bạch Thế Tôn! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa này chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu học, như lý tư duy, vì các hữu tình tuyên thuyết truyền bá rộng rãi. Hoặc sao chép, trang trí bằng các vật báu, dùng vô lượng các thứ tràng hoa, hương xoa, hương bột v.v... tuyệt diệu, y phục, anh lạc, tràng phan, lọng báu, các thứ ngọc quí, kỹ nhạc, đèn sáng, hết cả vật sở hữu, cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen thì thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... ấy, xa lìa tất cả buồn rầu sợ hãi.

Bạch Thế Tôn! Như người mắc nợ sợ người chủ nợ, nên bèn thân cận phụng sự nhà vua, dựa vào thế lực của vua để khỏi sợ sệt.

Bạch Thế Tôn! Thí như có người vì nương vào nhà vua, vì được vua bảo bọc, nên được người đời cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen. Xá-lợi Phật cũng lại như vậy, do vì huân tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa này, nên được chư thiên, nhơn, A-tố-lạc v.v... cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen.

Bạch Thế Tôn! Trí nhất thiết trí cũng y nơi Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà được thành tựu.

Bạch Thế Tôn! Vì duyên cớ này nên con nói, giả sử Xá-lợi Phật đầy cả thế giới ba lần ngàn này lấy làm một phần. Việc sao chép Bát-nhã-ba-la-mật-đa thậm thâm ấy, lại lấy làm một phần. Trong hai phần này, con chọn Bát-nhã-ba-la-mật-đa ấy. Vì sao? Bạch Thế Tôn! Vì do Bát-nhã-ba-la-mật-đa này, Xá-lợi Phật và ba mươi hai tướng đại trượng phu, tám mươi vẻ đẹp kèm theo mà Phật đã có được để trang nghiêm thân.

Bạch Thế Tôn! Do Bát-nhã-ba-la-mật-đa này, mà bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa được viên mãn thanh tịnh.

Bạch Thế Tôn! Do Bát-nhã-ba-la-mật-đa này mà pháp không nội, pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh được viên mãn thanh tịnh.

Bạch Thế Tôn! Do Bát-nhã-ba-la-mật-đa này, mà chơn như, pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì được viên mãn thanh tịnh.

Bạch Thế Tôn! Do Bát-nhã-ba-la-mật-đa này, mà Thánh đế khổ, Thánh đế tập, Thánh đế diệt, Thánh đế đạo được viên mãn thanh tịnh.

Bạch Thế Tôn! Do Bát-nhã-ba-la-mật-đa này, mà bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc được viên mãn thanh tịnh.

Bạch Thế Tôn! Do Bát-nhã-ba-la-mật-đa này, mà tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ được viên mãn thanh tịnh.

Bạch Thế Tôn! Do Bát-nhã-ba-la-mật-đa này, mà bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo được viên mãn thanh tịnh.

Bạch Thế Tôn! Do Bát-nhã-ba-la-mật-đa này, mà pháp môn giải thoát không, pháp môn giải thoát vô tướng, pháp môn giải thoát vô nguyện được viên mãn thanh tịnh.

Bạch Thế Tôn! Do Bát-nhã-ba-la-mật-đa này, mà năm loại mắt, sáu phép thần thông được viên mãn thanh tịnh.

Bạch Thế Tôn! Do Bát-nhã-ba-la-mật-đa này, mà mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám Pháp Phật bất cộng được viên mãn thanh tịnh.

Bạch Thế Tôn! Do Bát-nhã-ba-la-mật-đa này, mà pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả được viên mãn thanh tịnh.

Bạch Thế Tôn! Do Bát-nhã-ba-la-mật-đa này, mà trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng được viên mãn thanh tịnh.

Bạch Thế Tôn! Do Bát-nhã-ba-la-mật-đa này, mà tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa được viên mãn thanh tịnh.

Bạch Thế Tôn! Do Bát-nhã-ba-la-mật-đa này, mà tất cả hạnh đại Bồ-tát được viên mãn thanh tịnh.

Bạch Thế Tôn! Do Bát-nhã-ba-la-mật-đa này, mà quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật được viên mãn thanh tịnh.

Bạch Thế Tôn! Do Bát-nhã-ba-la-mật-đa này, mà thân tâm chư Phật đều chẳng hư hoại, cứng hơn kim cang vô số lần.

Bạch Thế Tôn! Do oai thần lực của Bát-nhã-ba-la-mật-đa này, mà bố thí v.v... năm thứ … cũng được gọi là Ba-la-mật-đa. Vì sao? Vì nếu không có Bát-nhã-ba-la-mật-đa, thì bố thí v.v... chẳng thể đạt đến bỉ ngạn.

Bạch Thế Tôn! Nếu ở thế giới ba lần ngàn này hoặc thế giới khác, có kinh đô, thành ấp, làng xóm, trong đó nếu có người thọ trì, đọc tụng, sao chép giảng giải, cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế, thì hữu tình xứ ấy chẳng bị tất cả loài nhơn phi nhơn v.v... làm não hại, chỉ trừ định nghiệp ác phải chịu, lần hồi tu học, tùy theo sở nguyện, cho đến chứng đắc Niết-bàn của Ba-thừa.

Bạch Thế Tôn! Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế đủ đại oai lực, tùy theo chỗ ở, làm lợi ích lớn cho các hữu tình.

Bạch Thế Tôn! Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế có công dụng lớn ở quốc độ ba lần ngàn này làm Phật sự lớn.

Bạch Thế Tôn! Nếu ở trong thế giới nào mà lưu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa thậm thâm như thế thì nên biết nơi ấy chắc chắn có Phật xuất hiện ở thế gian, làm lợi lạc tất cả.

Bạch Thế Tôn! Thí như đại thần châu quí báu vô giá đầy đủ vô lượng các thứ oai đức thắng diệu, tùy nơi có thần châu này, loài nhơn phi nhơn hoàn toàn không làm não hại được. Nếu có nam tử hoặc nữ nhân bị quỷ bắt, thân tâm khổ não, có người cầm thần châu này đưa xem, thì do oai lực của thần châu, quỷ liền bỏ chạy. Nếu bị các thứ bệnh nhiệt, phong đàm, hoặc nhiệt, phong, đàm hợp lại thành bệnh, có người đem thần châu này đeo vào thân, thì các thứ bệnh ấy, không bệnh nào là chẳng lành. Châu này ở trong tối thì có khả năng phát ra ánh sáng, khi nóng thì mát, khi lạnh thì ấm; tùy địa phương có thần châu này, thời tiết điều hòa, chẳng lạnh chẳng nóng. Nếu nơi nào có thần châu này thì rắn, bò cạp v.v… các loài độc không dám ở. Nếu có nam tử hoặc nữ nhân bị trúng phải độc, đau đớn không chịu nổi, có người cầm thần châu này đưa cho họ thấy, thì do oai thế của thần châu, các độc liền tiêu mất. Nếu các hữu tình thân bị các tật, hủi, lác, ghẻ lở, phù thũng, hoa mắt, nhặm mắt v.v… bệnh mắt, bệnh tai, bệnh mũi, bệnh lưỡi, bệnh yết hầu, bệnh thân, đeo thần châu này thì các bệnh đều lành. Nếu trong các ao, rãnh, suối, giếng v.v... nước bị dơ bẩn, hoặc sắp khô cạn, đem thần châu thả vào thì nước liền tràn đầy, thơm sạch, lóng trong đủ tám công đức. Nếu dùng chỉ xanh, vàng, đỏ, trắng, hồng, tía, biếc, xanh đậm lẫn lộn, dệt đủ các sắc áo bọc thần châu này thả vào nước, nước theo màu áo thành các màu sắc. Đại thần châu quí báu vô giá như thế, oai đức vô biên, nói chẳng hết được. Nếu đặt trong rương trắp thì cũng khiến rương trắp ấy thành tựu đầy đủ oai đức vô biên. Dù cho rương trắp trống không, nhưng do đã từng chứa thần châu, nên rương trắp ấy được nhiều người mến trọng.

Khi ấy, cụ thọ Khánh Hỷ hỏi trời Đế Thích: Này Kiều Thi Ca! Thần châu như thế chỉ trời mới có hay là loài người cũng có?

Trời Đế Thích đáp: Bạch Đại đức! Trong loài người và trên trời đều có châu này. Nếu ở trong loài người thì hình nhỏ mà nặng, nếu ở trên trời thì hình lớn mà nhẹ. Lại thứ ở trong loài người thì tướng chẳng đầy đủ, nếu thứ ở trên trời thì tướng tròn đầy. Thứ có ở trên trời thì oai đức thù thắng, so với châu ở trong loài người thì nhiều hơn vô lượng.

Khi ấy, trời Đế Thích lại bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Bát-nhã-ba-la-mật-đa thậm thâm cũng lại như vậy, là gốc của các đức, có khả năng diệt trừ vô lượng pháp ác bất thiện. Nơi nào có nó thì khiến các loại khổ não về thân tâm của các hữu tình đều được tiêu diệt, loài nhơn phi nhơn v.v... chẳng thể làm hại được.

Bạch Thế Tôn! Đại thần châu quí báu vô giá đã nói đó, chẳng những chỉ dụ cho Bát-nhã-ba-la-mật-đa thậm thâm mà cũng còn dụ cho trí nhất thiết trí của Như Lai.

Bạch Thế Tôn! Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế, đầy đủ vô lượng công đức thù thắng, cũng có khả năng dẫn phát vô lượng công đức thanh tịnh thù thắng thế gian và xuất thế gian.

Bạch Thế Tôn! Giới hạn công đức của Bát-nhã-ba-la-mật-đa thậm thâm khó có thể xưng tán. Vì sao? Vì lượng công đức rộng sâu vô biên của Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế, nên Xá-lợi Phật do Bát-nhã-ba-la-mật-đa này mà được sanh, có thể nhận sự cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen của tất cả trời, người, A-tố-lạc v.v... trong thế gian.

Bạch Thế Tôn! Giới hạn công đức của tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa thậm thâm, khó có thể xưng tán. Vì sao? Vì lượng công đức rộng sâu vô biên của tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa như thế, nên Xá-lợi Phật do tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa này mà được sanh, có thể nhận sự cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen của tất cả trời, người, A-tố-lạc v.v... trong thế gian.

Bạch Thế Tôn! Giới hạn công đức của pháp không nội thậm thâm khó có thể xưng tán. Vì sao? Vì lượng công đức rộng sâu vô biên của pháp không nội như thế, nên Xá-lợi Phật do pháp không nội này mà được sanh, có thể nhận sự cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen của tất cả trời, người, A-tố-lạc v.v... trong thế gian.

Bạch Thế Tôn! Giới hạn công đức của pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh thậm thâm khó có thể xưng tán.Vì sao? Vì lượng công đức rộng sâu vô biên của pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh như thế, nên Xá-lợi Phật do pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh này mà được sanh, có thể nhận sự cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen của tất cả trời, người, A-tố-lạc v.v... trong thế gian.

Bạch Thế Tôn! Giới hạn công đức của chơn như thậm thâm khó có thể xưng tán. Vì sao? Vì lượng công đức rộng sâu vô biên của chơn như như thế, nên Xá-lợi Phật do chơn như này mà được sanh, có thể nhận sự cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen của tất cả trời, người, A-tố-lạc v.v... trong thế gian.

Bạch Thế Tôn! Giới hạn công đức của pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì thậm thâm khó có thể xưng tán. Vì sao? Vì lượng công đức rộng sâu vô biên của pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì như thế, nên Xá-lợi Phật do pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì này mà được sanh, có thể nhận sự cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen của tất cả trời, người, A-tố-lạc v.v... trong thế gian.

Bạch Thế Tôn! Giới hạn công đức của Thánh đế khổ thậm thâm khó có thể xưng tán. Vì sao? Vì lượng công đức rộng sâu vô biên của Thánh đế khổ như thế, nên Xá-lợi Phật do Thánh đế khổ này mà được sanh, có thể nhận sự cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen của tất cả trời, người, A-tố-lạc v.v... trong thế gian.

Bạch Thế Tôn! Giới hạn công đức của Thánh đế tập, diệt, đạo thậm thâm khó có thể xưng tán. Vì sao? Vì lượng công đức rộng sâu vô biên của Thánh đế tập, diệt, đạo như thế, nên Xá-lợi Phật do Thánh đế tập, diệt, đạo này mà được sanh, có thể nhận sự cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen của tất cả trời, người, A-tố-lạc v.v... trong thế gian.

Bạch Thế Tôn! Giới hạn công đức của bốn tịnh lự thậm thâm khó có thể xưng tán. Vì sao? Vì lượng công đức rộng sâu vô biên của bốn tịnh lự như thế, nên Xá-lợi Phật do bốn tịnh lự này mà được sanh, có thể nhận sự cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen của tất cả trời, người, A-tố-lạc v.v... trong thế gian.

Bạch Thế Tôn! Giới hạn công đức của bốn vô lượng, bốn định vô sắc thậm thâm khó có thể xưng tán. Vì sao? Vì lượng công đức rộng sâu vô biên của bốn vô lượng, bốn định vô sắc như thế, nên Xá-lợi Phật do bốn vô lượng, bốn định vô sắc này mà được sanh, có thể nhận sự cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen của tất cả trời, người, A-tố-lạc v.v... trong thế gian.

Bạch Thế Tôn! Giới hạn công đức của tám giải thoát thậm thâm khó có thể xưng tán. Vì sao? Vì lượng công đức rộng sâu vô biên của tám giải thoát như thế, nên Xá-lợi Phật do tám giải thoát này mà được sanh, có thể nhận sự cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen của tất cả trời, người, A-tố-lạc v.v... trong thế gian.

Bạch Thế Tôn! Giới hạn công đức của tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ thậm thâm khó có thể xưng tán. Vì sao? Vì lượng công đức rộng sâu vô biên của tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ như thế, nên Xá-lợi Phật do tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ này mà được sanh, có thể nhận sự cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen của tất cả trời, người, A-tố-lạc v.v... trong thế gian.

Bạch Thế Tôn! Giới hạn công đức của bốn niệm trụ thậm thâm khó có thể xưng tán. Vì sao? Vì lượng công đức rộng sâu vô biên của bốn niệm trụ như thế, nên Xá-lợi Phật do bốn niệm trụ này mà được sanh, có thể nhận sự cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen của tất cả trời, người, A-tố-lạc v.v... trong thế gian.

Bạch Thế Tôn! Giới hạn công đức của bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo thậm thâm khó có thể xưng tán.Vì sao? Vì lượng công đức rộng sâu vô biên của bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo như thế, nên Xá-lợi Phật do bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo này mà được sanh, có thể nhận sự cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen của tất cả trời, người, A-tố-lạc v.v... trong thế gian.

Bạch Thế Tôn! Giới hạn công đức của pháp môn giải thoát không thậm thâm khó có thể xưng tán. Vì sao? Vì lượng công đức rộng sâu vô biên của pháp môn giải thoát không như thế, nên Xá-lợi Phật do pháp môn giải thoát không này mà được sanh, có thể nhận sự cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen của tất cả trời, người, A-tố-lạc v.v... trong thế gian.

Bạch Thế Tôn! Giới hạn công đức của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện thậm thâm khó có thể xưng tán. Vì sao? Vì lượng công đức rộng sâu vô biên của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện như thế, nên Xá-lợi Phật do pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện này mà được sanh, có thể nhận sự cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen của tất cả trời, người, A-tố-lạc v.v... trong thế gian.

Bạch Thế Tôn! Giới hạn công đức của năm loại mắt thậm thâm khó có thể xưng tán. Vì sao? Vì lượng công đức rộng sâu vô biên của năm loại mắt như thế, nên Xá-lợi Phật do năm loại mắt này mà được sanh, có thể nhận sự cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen của tất cả trời, người, A-tố-lạc v.v... trong thế gian.

Bạch Thế Tôn! Giới hạn công đức của sáu phép thần thông thậm thâm khó có thể xưng tán. Vì sao? Vì lượng công đức rộng sâu vô biên của sáu phép thần thông như thế, nên Xá-lợi Phật do sáu phép thần thông này mà được sanh, có thể nhận sự cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen của tất cả trời, người, A-tố-lạc v.v... trong thế gian.

Bạch Thế Tôn! Giới hạn công đức của mười lực Phật thậm thâm khó có thể xưng tán. Vì sao? Vì lượng công đức rộng sâu vô biên của mười lực Phật như thế, nên Xá-lợi Phật do mười lực Phật này mà được sanh, có thể nhận sự cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen của tất cả trời, người, A-tố-lạc v.v... trong thế gian.

Bạch Thế Tôn! Giới hạn công đức của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng thậm thâm khó có thể xưng tán. Vì sao? Vì lượng công đức rộng sâu vô biên của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng như thế, nên Xá-lợi Phật do bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng này mà được sanh, có thể nhận sự cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen của tất cả trời, người, A-tố-lạc v.v... trong thế gian.

Bạch Thế Tôn! Giới hạn công đức của tất cả pháp môn Đà-la-ni thậm thâm khó có thể xưng tán. Vì sao? Vì lượng công đức rộng sâu vô biên của tất cả pháp môn Đà-la-ni như thế, nên Xá-lợi Phật do tất cả pháp môn Đà-la-ni này mà được sanh, có thể nhận sự cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen của tất cả trời, người, A-tố-lạc v.v... trong thế gian.

Bạch Thế Tôn! Giới hạn công đức của tất cả pháp môn Tam-ma-địa thậm thâm khó có thể xưng tán. Vì sao? Vì lượng công đức rộng sâu vô biên của tất cả pháp môn Tam-ma-địa như thế, nên Xá-lợi Phật do tất cả pháp môn Tam-ma-địa này mà được sanh, có thể nhận sự cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen của tất cả trời, người, A-tố-lạc v.v... trong thế gian.

Bạch Thế Tôn! Giới hạn công đức của trí nhất thiết thậm thâm khó có thể xưng tán. Vì sao? Vì lượng công đức rộng sâu vô biên của trí nhất thiết như thế, nên Xá-lợi Phật do trí nhất thiết này mà được sanh, có thể nhận sự cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen của tất cả trời, người, A-tố-lạc v.v... trong thế gian.

Bạch Thế Tôn! Giới hạn công đức của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng thậm thâm khó có thể xưng tán. Vì sao? Vì lượng công đức rộng sâu vô biên của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng như thế, nên Xá-lợi Phật do trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng này mà được sanh, có thể nhận sự cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen của tất cả trời, người, A-tố-lạc v.v... trong thế gian.

Bạch Thế Tôn! Giới hạn công đức của pháp không quên mất thậm thâm khó có thể xưng tán. Vì sao? Vì lượng công đức rộng sâu vô biên của pháp không quên mất như thế, nên Xá-lợi Phật do pháp không quên mất này mà được sanh, có thể nhận sự cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen của tất cả trời, người, A-tố-lạc v.v... trong thế gian.

Bạch Thế Tôn! Giới hạn công đức của tánh luôn luôn xả thậm thâm khó có thể xưng tán. Vì sao? Vì lượng công đức rộng sâu vô biên của tánh luôn luôn xả như thế, nên Xá-lợi Phật do tánh luôn luôn xả này mà được sanh, có thể nhận sự cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen của tất cả trời, người, A-tố-lạc v.v... trong thế gian.

Bạch Thế Tôn! Giới hạn công đức của sự đoạn trừ vĩnh viễn tất cả tập khí phiền não tương tục thậm thâm khó có thể xưng tán. Vì sao? Vì lượng công đức rộng sâu vô biên của sự đoạn trừ vĩnh viễn tất cả tập khí phiền não tương tục như thế, nên Xá-lợi Phật do sự đoạn trừ vĩnh viễn tất cả tập khí phiền não tương tục này mà được sanh, có thể nhận sự cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen của tất cả trời, người, A-tố-lạc v.v... trong thế gian.

Lại nữa, Bạch Thế Tôn! Vì Xá-lợi Phật là kết quả huân tu cực kỳ viên mãn về Bát-nhã-ba-la-mật-đa thậm thâm, là vật nương tựa cực kỳ thanh tịnh của Bát-nhã-ba-la-mật-đa thậm thâm, nên có thể nhận sự cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen của tất cả trời, người, A-tố-lạc v.v... trong thế gian.

Bạch Thế Tôn! Vì Xá-lợi Phật là kết quả huân tu cực kỳ viên mãn về tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa, là vật nương tựa cực kỳ thanh tịnh của tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa nên có thể nhận sự cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen của tất cả trời, người, A-tố-lạc v.v... trong thế gian.

Bạch Thế Tôn! Vì Xá-lợi Phật là kết quả huân tu cực kỳ viên mãn về sự an trụ pháp không nội, là vật nương tựa cực kỳ thanh tịnh của sự an trụ pháp không nội nên có thể nhận sự cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen của tất cả trời, người, A-tố-lạc v.v... trong thế gian.

Bạch Thế Tôn! Vì Xá-lợi Phật là kết quả huân tu cực kỳ viên mãn về sự an trụ pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh, là vật nương tựa cực kỳ thanh tịnh của sự an trụ pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh nên có thể nhận sự cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen của tất cả trời, người, A-tố-lạc v.v... trong thế gian.

Bạch Thế Tôn! Vì Xá-lợi Phật là kết quả huân tu cực kỳ viên mãn về sự an trụ chơn như, là vật nương tựa cực kỳ thanh tịnh của sự an trụ chơn như nên có thể nhận sự cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen của tất cả trời, người, A-tố-lạc v.v... trong thế gian.

Bạch Thế Tôn! Vì Xá-lợi Phật là kết quả huân tu cực kỳ viên mãn về sự an trụ pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì, là vật nương tựa cực kỳ thanh tịnh của sự an trụ pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì nên có thể nhận sự cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen của tất cả trời, người, A-tố-lạc v.v... trong thế gian.

Bạch Thế Tôn! Vì Xá-lợi Phật là kết quả huân tu cực kỳ viên mãn về sự an trụ Thánh đế khổ, là vật nương tựa cực kỳ thanh tịnh của sự an trụ Thánh đế khổ, nên có thể nhận sự cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen của tất cả trời, người, A-tố-lạc v.v... trong thế gian.

Bạch Thế Tôn! Vì Xá-lợi Phật là kết quả huân tu cực kỳ viên mãn về sự an trụ Thánh đế tập, diệt, đạo, là vật nương tựa cực kỳ thanh tịnh của sự an trụ Thánh đế tập, diệt, đạo nên có thể nhận sự cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen của tất cả trời, người, A-tố-lạc v.v... trong thế gian.

Bạch Thế Tôn! Vì Xá-lợi Phật là kết quả huân tu cực kỳ viên mãn về bốn tịnh lự, là vật nương tựa cực kỳ thanh tịnh của bốn tịnh lự nên có thể nhận sự cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen của tất cả trời, người, A-tố-lạc v.v... trong thế gian.

Bạch Thế Tôn! Vì Xá-lợi Phật là kết quả huân tu cực kỳ viên mãn về bốn vô lượng, bốn định vô sắc, là vật nương tựa cực kỳ thanh tịnh của bốn vô lượng, bốn định vô sắc nên có thể nhận sự cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen của tất cả trời, người, A-tố-lạc v.v... trong thế gian.

Bạch Thế Tôn! Vì Xá-lợi Phật là kết quả huân tu cực kỳ viên mãn về tám giải thoát, là vật nương tựa cực kỳ thanh tịnh của tám giải thoát nên có thể nhận sự cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen của tất cả trời, người, A-tố-lạc v.v... trong thế gian

Bạch Thế Tôn! Vì Xá-lợi Phật là kết quả huân tu cực kỳ viên mãn về tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ, là vật nương tựa cực kỳ thanh tịnh của tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ nên có thể nhận sự cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen của tất cả trời, người, A-tố-lạc v.v... trong thế gian.

Bạch Thế Tôn! Vì Xá-lợi Phật là kết quả huân tu cực kỳ viên mãn về bốn niệm trụ, là vật nương tựa cực kỳ thanh tịnh của bốn niệm trụ nên có thể nhận sự cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen của tất cả trời, người, A-tố-lạc v.v... trong thế gian.

Bạch Thế Tôn! Vì Xá-lợi Phật là kết quả huân tu cực kỳ viên mãn về bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo, là vật nương tựa cực kỳ thanh tịnh của bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo nên có thể nhận sự cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen của tất cả trời, người, A-tố-lạc v.v... trong thế gian.

Bạch Thế Tôn! Vì Xá-lợi Phật là kết quả huân tu cực kỳ viên mãn về pháp môn giải thoát không, là vật nương tựa cực kỳ thanh tịnh của pháp môn giải thoát không nên có thể nhận sự cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen của tất cả trời, người, A-tố-lạc v.v... trong thế gian

Bạch Thế Tôn! Vì Xá-lợi Phật là kết quả huân tu cực kỳ viên mãn về pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện, là vật nương tựa cực kỳ thanh tịnh của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện nên có thể nhận sự cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen của tất cả trời, người, A-tố-lạc v.v... trong thế gian.

Bạch Thế Tôn! Vì Xá-lợi Phật là kết quả huân tu cực kỳ viên mãn về năm loại mắt, là vật nương tựa cực kỳ thanh tịnh của năm loại mắt nên có thể nhận sự cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen của tất cả trời, người, A-tố-lạc v.v... trong thế gian.

Bạch Thế Tôn! Vì Xá-lợi Phật là kết quả huân tu cực kỳ viên mãn về sáu phép thần thông, là vật nương tựa cực kỳ thanh tịnh của sáu phép thần thông nên có thể nhận sự cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen của tất cả trời, người, A-tố-lạc v.v... trong thế gian.

Bạch Thế Tôn! Vì Xá-lợi Phật là kết quả huân tu cực kỳ viên mãn về mười lực của Phật, là vật nương tựa cực kỳ thanh tịnh của mười lực Phật nên có thể nhận sự cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen của tất cả trời, người, A-tố-lạc v.v... trong thế gian.

Bạch Thế Tôn! Vì Xá-lợi Phật là kết quả huân tu cực kỳ viên mãn về bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, là vật nương tựa cực kỳ thanh tịnh của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng nên có thể nhận sự cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen của tất cả trời, người, A-tố-lạc v.v... trong thế gian.

Bạch Thế Tôn! Vì Xá-lợi Phật là kết quả huân tu cực kỳ viên mãn về tất cả pháp môn Đà-la-ni, là vật nương tựa cực kỳ thanh tịnh của tất cả pháp môn Đà-la-ni nên có thể nhận sự cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen của tất cả trời, người, A-tố-lạc v.v... trong thế gian.

Bạch Thế Tôn! Vì Xá-lợi Phật là kết quả huân tu cực kỳ viên mãn về tất cả pháp môn Tam-ma-địa, là vật nương tựa cực kỳ thanh tịnh của tất cả pháp môn Tam-ma-địa nên có thể nhận sự cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen của tất cả trời, người, A-tố-lạc v.v... trong thế gian

Bạch Thế Tôn! Vì Xá-lợi Phật là kết quả huân tu cực kỳ viên mãn về trí nhất thiết, là vật nương tựa cực kỳ thanh tịnh của trí nhất thiết nên có thể nhận sự cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen của tất cả trời, người, A-tố-lạc v.v... trong thế gian.

Bạch Thế Tôn! Vì Xá-lợi Phật là kết quả huân tu cực kỳ viên mãn về trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, là vật nương tựa cực kỳ thanh tịnh của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng nên có thể nhận sự cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen của tất cả trời, người, A-tố-lạc v.v... trong thế gian.

Bạch Thế Tôn! Vì Xá-lợi Phật là kết quả huân tu cực kỳ viên mãn về pháp không quên mất, là vật nương tựa cực kỳ thanh tịnh của pháp không quên mất nên có thể nhận sự cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen của tất cả trời, người, A-tố-lạc v.v... trong thế gian.

Bạch Thế Tôn! Vì Xá-lợi Phật là kết quả huân tu cực kỳ viên mãn về tánh luôn luôn xả, là vật nương tựa cực kỳ thanh tịnh của tánh luôn luôn xả nên có thể nhận sự cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen của tất cả trời, người, A-tố-lạc v.v... trong thế gian.

Bạch Thế Tôn! Vì Xá-lợi Phật là kết quả huân tu cực kỳ viên mãn về sự đoạn trừ vĩnh viễn tất cả tập khí phiền não tương tục, là vật nương tựa cực kỳ thanh tịnh của sự đoạn trừ vĩnh viễn tất cả tập khí phiền não tương tục nên có thể nhận sự cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen của tất cả trời, người, A-tố-lạc v.v... trong thế gian.

Bạch Thế Tôn! Vì Xá-lợi Phật là kết quả huân tu cực kỳ viên mãn về công đức trân bảo Ba-la-mật-đa, là vật nương tựa cực kỳ thanh tịnh của công đức trân bảo Ba-la-mật-đa nên có thể nhận sự cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen của tất cả trời, người, A-tố-lạc v.v... trong thế gian.

Bạch Thế Tôn! Vì Xá-lợi Phật là kết quả huân tu cực kỳ viên mãn về vô nhiễm, vô tịnh Ba-la-mật-đa, là vật nương tựa cực kỳ thanh tịnh của vô nhiễm, vô tịnh Ba-la-mật-đa nên có thể nhận sự cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen của tất cả trời, người, A-tố-lạc v.v... trong thế gian.

Bạch Thế Tôn! Vì Xá-lợi Phật là kết quả huân tu cực kỳ viên mãn về vô sanh, vô diệt Ba-la-mật-đa, là vật nương tựa cực kỳ thanh tịnh của vô sanh, vô diệt Ba-la-mật-đa nên có thể nhận sự cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen của tất cả trời, người, A-tố-lạc v.v... trong thế gian.

Bạch Thế Tôn! Vì Xá-lợi Phật là kết quả huân tu cực kỳ viên mãn về vô nhập, vô xuất Ba-la-mật-đa, là vật nương tựa cực kỳ thanh tịnh của vô nhập, vô xuất Ba-la-mật-đa nên có thể nhận sự cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen của tất cả trời, người, A-tố-lạc v.v... trong thế gian.

Bạch Thế Tôn! Vì Xá-lợi Phật là kết quả huân tu cực kỳ viên mãn về vô tăng, vô giảm Ba-la-mật-đa, là vật nương tựa cực kỳ thanh tịnh của vô tăng, vô giảm Ba-la-mật-đa nên có thể nhận sự cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen của tất cả trời, người, A-tố-lạc v.v... trong thế gian.

Bạch Thế Tôn! Vì Xá-lợi Phật là kết quả huân tu cực kỳ viên mãn về vô lai, vô khứ Ba-la-mật-đa, là vật nương tựa cực kỳ thanh tịnh của vô lai, vô khứ Ba-la-mật-đa nên có thể nhận sự cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen của tất cả trời, người, A-tố-lạc v.v... trong thế gian.

Bạch Thế Tôn! Vì Xá-lợi Phật là kết quả huân tu cực kỳ viên mãn về vô động, vô chỉ Ba-la-mật-đa, là vật nương tựa cực kỳ thanh tịnh của vô động, vô chỉ Ba-la-mật-đa nên có thể nhận sự cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen của tất cả trời, người, A-tố-lạc v.v... trong thế gian.

Bạch Thế Tôn! Vì Xá-lợi Phật là kết quả huân tu cực kỳ viên mãn về vô thử, vô bỉ Ba-la-mật-đa, là vật nương tựa cực kỳ thanh tịnh của vô thử, vô bỉ Ba-la-mật-đa nên có thể nhận sự cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen của tất cả trời, người, A-tố-lạc v.v... trong thế gian.

Bạch Thế Tôn! Vì Xá-lợi Phật là kết quả huân tu cực kỳ viên mãn về thật tánh các pháp Ba-la-mật-đa, là vật nương tựa cực kỳ thanh tịnh của thật tánh các pháp Ba-la-mật-đa nên có thể nhận sự cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen của tất cả trời, người, A-tố-lạc v.v... trong thế gian.

Lại nữa, Bạch Thế Tôn! Ngoài số Xá-lợi Phật tôn trí đầy khắp cả thế giới ba lần ngàn ra, giả sử Xá-lợi Phật tôn trí đầy khắp mười phương thế giới chư Phật như số cát sông hằng lấy làm một phần. Sự sao chép Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế, lại lấy làm một phần. Trong hai phần này, con chọn Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế. Vì sao? Vì Xá-lợi của tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, đều do Bát-nhã-ba-la-mật-đa thậm thâm như thế mà được sanh. Vì các Xá-lợi của tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, đều do kết quả huân tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa thậm thâm như thế, vì các Xá-lợi của tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, đều là vật đã nương tựa Bát-nhã-ba-la-mật-đa thậm thâm như thế nên có thể nhận sự cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen của tất cả trời, rồng, Dược-xoa, Kiền-đạt-phược, A-tố-lạc, Yết-lộ-trà, Khẩn-nại-lạc, Mạc-hô-lạc-già, nhơn phi nhơn v.v...

Bạch Thế Tôn! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen Xá-lợi Phật, thì thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... ấy do thiện căn này ở trong trời, người hưởng thọ giàu sang, sung sướng. Đó là dòng họ lớn Sát-đế-lợi, dòng họ lớn Bà-la-môn, dòng họ lớn Trưởng giả, dòng họ lớn Cư sĩ; chúng trời Tứ-đại-vương, trời Ba-mươi-ba, trời Dạ-ma, trời Đỗ-sử-đa, trời Lạc-biến-hóa, trời Tha-hóa-tự-tại, hưởng thọ giàu sang, sung sướng và do thiện căn thù thắng như thế, nên đến thân cuối cùng được thoát khổ.

Bạch Thế Tôn! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa này chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, sao chép giảng giải, như lý tư duy, thì do Bát-nhã-ba-la-mật-đa này mà được viên mãn. Vì do Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế mà được viên mãn, nên lại khiến tịnh lự Ba-la-mật-đa được viên mãn. Vì do tịnh lự Ba-la-mật-đa như thế mà được viên mãn, nên lại khiến tinh tấn Ba-la-mật-đa được viên mãn. Vì do tinh tấn Ba-la-mật-đa như thế mà được viên mãn, nên lại khiến an nhẫn Ba-la-mật-đa được viên mãn. Vì do an nhẫn Ba-la-mật-đa như thế mà được viên mãn, nên lại khiến tịnh giới Ba-la-mật-đa được viên mãn. Vì do tịnh giới Ba-la-mật-đa như thế mà được viên mãn, nên lại khiến bố thí Ba-la-mật-đa được viên mãn.

Bạch Thế Tôn! Do đó lại khiến an trụ pháp không nội, pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh được viên mãn.

Bạch Thế Tôn! Do đó lại khiến an trụ chơn như, pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì được viên mãn.

Bạch Thế Tôn! Do đó lại khiến an trụ Thánh đế khổ, Thánh đế tập, Thánh đế diệt, Thánh đế đạo được viên mãn.

Bạch Thế Tôn! Do đó lại khiến tu tập bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc được viên mãn.

Bạch Thế Tôn! Do đó lại khiến tu tập tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ được viên mãn.

Bạch Thế Tôn! Do đó lại khiến tu tập bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo được viên mãn.

Bạch Thế Tôn! Do đó lại khiến tu tập pháp môn giải thoát không, pháp môn giải thoát vô tướng, pháp môn giải thoát vô nguyện được viên mãn.

Bạch Thế Tôn! Do đó lại khiến tu tập năm loại mắt, sáu phép thần thông được viên mãn

Bạch Thế Tôn! Do đó lại khiến tu tập mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng được viên mãn.

Bạch Thế Tôn! Do đó lại khiến tu tập trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng được viên mãn.

Bạch Thế Tôn! Do đó lại khiến tu tập pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả được viên mãn.

Bạch Thế Tôn! Do đó lại khiến tu tập tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa được viên mãn.

Bạch Thế Tôn! Do đó lại khiến vượt bậc Thanh-văn và Độc-giác, chứng nhập Chánh tánh ly sanh của Bồ-tát. Đã được chứng nhập địa vị Chánh tánh ly sanh của Bồ-tát rồi, lại được thần thông thắng diệu của Bồ-tát, nương thần thông này dạo chơi các cõi Phật, từ cõi Phật này đến cõi Phật khác, cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen chư Phật Thế Tôn, lắng nghe Chánh pháp, nghiêm tịnh cõi Phật. Vì muốn thành thục các hữu tình nên khởi nguyện thù thắng, thọ các loại thân: Hoặc làm đại chuyển luân vương, Tiểu chuyển luân vương; hoặc làm đại quốc vương, hoặc làm tiểu quốc vương; hoặc sanh vào dòng họ lớn Sát-đế-lợi, hoặc sanh vào dòng họ lớn Bà-la-môn, hoặc sanh vào dòng họ lớn Trưởng giả, hoặc sanh vào dòng họ lớn Cư sĩ; hoặc làm trời Đế Thích, hoặc làm Đại phạm vương, hoặc làm Tỳ-sa-môn, hoặc làm Trì quốc v.v... tùy chỗ ứng hiện mà làm việc lợi ích, lần hồi cho đến chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột. Vì vậy, Bạch Thế Tôn! Con đối với nơi có Xá-lợi chư Phật đều tín thọ và vui mừng, cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen, nhưng đối với sự cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen Bát-nhã-ba-la-mật-đa thậm thâm như thế, thì công đức có được nhiều hơn. Do nhân duyên ấy nên con chọn Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế.

Bạch Thế Tôn! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế, làm tăng trưởng tất cả Phật pháp, cũng nhiếp thọ được tất cả sự giàu sang, an lạc, tự tại của thế gian và xuất thế gian. Như vậy là đã cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen Xá-lợi Phật .

 
Quyển thứ  128

Hết

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/09/2017(Xem: 4784)
Sương mù Đà lạt ngàn Thông, Xuân Hương in bóng, bụi hồng trăng thanh. Linh sơn gián vẽ như tranh, Giăng sầu mù trắng, bước chân an lành.
18/08/2017(Xem: 43733)
Thầy sinh vào giờ Thân, ngày 18 tháng 4, năm Nhâm Thìn. Ngày tháng năm sinh theo giấy tờ khai sinh ngày 19/5/1953. Quê quán Thành Công, Quảng Điền, Thừa Thiên. Xuất gia lúc 13 tuổi tại chùa Phước Duyên, Huế. Bổn Sư Thế Độ là Hòa thượng Thích Đảnh Lễ, khai sơn chùa Phước Duyên-Huế. Nghiệp sư là Hòa thượng Thích Lương Phương, Viện chủ chùa Phước Duyên – Huế. Năm 18 tuổi, thọ Sa Di tại Tổ đình Tây Thiên Huế, do Đại lão Hòa thượng Thích Giác Nhiên, Trú trì Tổ đình Thuyền Tôn làm Đàn đầu Hòa thượng và Hòa thượng Thích Mật Nguyện, Chánh Đại Diện GHPGVNTN, Miền Vạn Hạnh làm Đàn chủ. Năm 22 tuổi, thọ Tỷ khưu – Bồ tát giới tại Đại giới đàn Phước Huệ tổ chức tại Phật Học Viện Trung Phần, Hải Đức Nha Trang, do Trưởng lão Hòa thượng Thích Phước Hộ làm đàn đầu Hòa thượng và Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Thủ làm Đàn chủ.
07/08/2017(Xem: 9698)
Ngày 04/08/2017, Thầy Thích Trí Chơn sang Trung tâm Làng Mai Quốc tế - Thái Lan thăm Thiền sư Thích Nhất Hạnh và Tăng thân Làng Mai, tháp tùng Thầy có Đại đức Thích Quảng Thức - Quản chúng Tu viện. Vào lúc 13 giờ, Thầy có mặt tại Sân bay Quốc tế Don Mueang - Bangkok. Đón Thầy có Thầy Thích Pháp Tánh - Tri sự Trung tâm Làng Mai và một số quí thầy, cô.
07/08/2017(Xem: 6943)
Lúc đầu định đi vào các nhà tù cho biết, vậy mà suốt bốn năm qua, ròng rã hằng tuần, ông vào những nơi này để giúp cho các tù nhân. Từ lúc chỉ đi hai, ba nhà tù, đến nay ông đã đi bảy nơi ở Nam California. Dù đoạn đường từ nơi ông ở đến các nhà tù phần lớn đều trên 200 dặm, nhưng cứ mỗi lần rong ruổi, ông thầm cảm ơn Đức Phật đã đưa đường chỉ lối cho ông.
03/08/2017(Xem: 7221)
Thành Kính Tưởng Niệm Cố Giác Linh Hòa Thượng Thượng THIỆN Hạ TRUNG – Hiệu THÍCH THÔNG HIẾU (Chứng Minh Ban Trị Sự Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Huyện Long Thành Trụ Trì THIỀN VIỆN ĐẠO HUỆ) Vừa Viên Tịch Mùng 07 Tháng 06 Nhuận – Đinh Dậu (29/07/2017) Trụ Thế 75 Năm – 50 Tuổi Hạ
13/07/2017(Xem: 9278)
Kỷ Yếu Tưởng Niệm HT Như Huệ (1934-2016)
07/07/2017(Xem: 33782)
Trang nhà Quảng Đức vừa nhận được email báo tin của HT Thích Minh Hiếu từ Hoa Kỳ: ĐẠI LÃO HÒA THƯỢNG THÍCH GIÁC NHIÊN - Pháp Chủ Giáo Hội Phật Giáo Tăng Già Khất Sĩ Thế Giới - Viện Chủ Tổ Đình Tịnh Xá Minh Đăng Quang (Mỹ). Vị Đại đệ tử sau cùng của đức Tổ Sư Minh Đăng Quang vừa thu thần viên tịch vào lúc 10 giờ 32 phút tối ngày 03 tháng 08 năm 2015 (nhằm ngày 19/06/âm lịch) tại Orange Coast Memorial Medical Center (USA). Chương Trình Tang lễ sẽ công bố trong thời gian sớm nhất.
01/07/2017(Xem: 16279)
Cư Sĩ Long Quân Hồ Công Lộ là một Phật tử thuần thành, có công hộ trì Phật Pháp từ đầu thập niên 60 tại quê hương Việt Nam và đến Úc định cư đầu thập niên 80, làm Chủ Bút Tuần Báo Nhân Quyền tại tiểu bang Victoria, ông từng là một Luật Sư, một nhà báo có tâm với quê hương Việt Nam và nền văn hóa Việt Nam tại Hải Ngoại, ông đã có những đóng góp thiết thực cho sự lớn mạnh của Cộng Đồng Người Việt Tự Do tại Úc Châu. Thành tâm kính thỉnh Chư Tôn Thiền Đức Tăng Ni và quý Đồng Hương Phật tử góp lời cầu nguyện, niệm Phật tiếp dẫn Cư Sĩ Tâm Phước Hồ Công Lộ sớm vãng sanh Cực Lạc Quốc.
19/06/2017(Xem: 10348)
Đây là chương cuối cuốn sách tôi dự định cho ra đời như một lời ngỏ chân thành cảm ơn đến với mọi nhân duyên, mọi tình thân mà tôi may mắn nhận được suốt bốn mươi năm ở xứ Mỹ. Tình sâu nghĩa nặng canh cánh trong lòng bấy lâu nhưng cho dù có nói khéo, có viết hay cũng không thể bày tỏ trọn vẹn, nói hết những điều mình muốn nói. Những lời rào đón dông dài nào có nghĩa gì chi bằng hãy thành thật với lòng và xin mời người cùng ngồi ôn lại chuyện cũ không khác chi những lời bộc bạch bên nhau.
12/06/2017(Xem: 11904)
Vô Nhất Đại Sư Thích Thiền Tâm - Một cao tăng cận đại - Biên soạn: Bảo Đăng
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]