Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Quyển 85: Phẩm Học Bát-Nhã 1

07/07/201516:28(Xem: 14420)
Quyển 85: Phẩm Học Bát-Nhã 1

Tập 02
Quyển 85
Phẩm Học Bát-Nhã 1
Bản dịch của HT Thích Trí Nghiêm
Diễn đọc: Cư Sĩ Chánh Trí

 

 

Khi ấy, trời Đế Thích nghĩ: Tôn giả Thiện Hiện, trí tuệ thâm sâu, chẳng hoại giả danh mà nói pháp tánh. Phật biết ý nghĩ ông ta liền ấn chứng: Như điều mà Kiều Thi Ca đã nghĩ, cụ thọ Thiện Hiện trí tuệ thâm sâu chẳng hoại giả danh mà nói pháp tánh.

Khi ấy, trời Đế Thích liền bạch Phật: Tôn giả Thiện Hiện đối với những pháp nào, chẳng hoại giả danh mà nói pháp tánh?

Phật bảo: Kiều Thi Ca! Sắc chỉ là giả danh; thọ, tưởng, hành, thức chỉ là giả danh; giả danh ấy chẳng lìa pháp tánh; cụ thọ Thiện Hiện chẳng hoại giả danh sắc v.v… ấy mà nói pháp tánh của sắc v.v… Vì sao? Vì pháp tánh của sắc v.v… là không hoại, không phải không hoại. Vì vậy nên điều Thiện Hiện đã nói cũng không hoại, không không hoại.

Kiều Thi Ca! Nhãn xứ chỉ là giả danh; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ chỉ là giả danh; giả danh ấy chẳng lìa pháp tánh. Cụ thọ Thiện Hiện chẳng hoại giả danh nhãn xứ v.v... ấy, mà nói pháp tánh của nhãn xứ v.v... Vì sao? Vì pháp tánh của nhãn xứ v.v... là không hoại, không không hoại. Vì vậy nên điều Thiện Hiện đã nói cũng không hoại, không không hoại.

Kiều Thi Ca! Sắc xứ chỉ là giả danh; thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ chỉ là giả danh; giả danh ấy chẳng lìa pháp tánh. Cụ thọ Thiện Hiện chẳng hoại giả danh sắc xứ v.v... ấy, mà nói pháp tánh của sắc xứ v.v... Vì sao? Vì pháp tánh của sắc xứ v.v... là không hoại, không không hoại. Vì vậy nên điều Thiện Hiện đã nói cũng không hoại, không không hoại. 

Kiều Thi Ca! Nhãn giới chỉ là giả danh; sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra chỉ là giả danh; giả danh ấy chẳng lìa pháp tánh. Cụ thọ Thiện Hiện chẳng hoại giả danh nhãn giới v.v... ấy, mà nói pháp tánh của nhãn giới v.v... Vì sao? Vì pháp tánh của nhãn giới v.v... là không hoại, không không hoại. Vì vậy nên điều Thiện Hiện đã nói cũng không hoại, không không hoại.

Kiều Thi Ca! Nhĩ giới chỉ là giả danh; thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra chỉ là giả danh; giả danh ấy chẳng lìa pháp tánh. Cụ thọ Thiện Hiện chẳng hoại giả danh nhĩ giới v.v... ấy, mà nói pháp tánh của nhĩ giới v.v... Vì sao? Vì pháp tánh của nhĩ giới v.v... là không hoại, không không hoại. Vì vậy nên điều Thiện Hiện đã nói cũng không hoại, không không hoại.

Kiều Thi Ca! Tỷ giới chỉ là giả danh; hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra chỉ là giả danh; giả danh ấy chẳng lìa pháp tánh. Cụ thọ Thiện Hiện chẳng hoại giả danh tỷ giới v.v... ấy, mà nói pháp tánh của tỷ giới v.v... Vì sao? Vì pháp tánh của tỷ giới v.v... là không hoại, không không hoại. Vì vậy nên điều Thiện Hiện đã nói cũng không hoại, không không hoại.

Kiều Thi Ca! Thiệt giới chỉ là giả danh; vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra chỉ là giả danh; giả danh ấy chẳng lìa pháp tánh. Cụ thọ Thiện Hiện chẳng hoại giả danh thiệt giới v.v... ấy, mà nói pháp tánh của thiệt giới v.v... Vì sao? Vì pháp tánh của thiệt giới v.v... là không hoại, không không hoại. Vì vậy nên điều Thiện Hiện đã nói cũng không hoại, không không hoại.

Kiều Thi Ca! Thân giới chỉ là giả danh; xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra chỉ là giả danh; giả danh ấy chẳng lìa pháp tánh. Cụ thọ Thiện Hiện chẳng hoại giả danh thân giới v.v... ấy, mà nói pháp tánh của thân giới v.v... Vì sao? Vì pháp tánh của thân giới v.v... là không hoại, không không hoại. Vì vậy nên điều Thiện Hiện đã nói cũng không hoại, không không hoại.

Kiều Thi Ca! Ý giới chỉ là giả danh; pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra chỉ là giả danh; giả danh ấy chẳng lìa pháp tánh. Cụ thọ Thiện Hiện chẳng hoại giả danh ý giới v.v... ấy, mà nói pháp tánh của ý giới v.v... Vì sao? Vì pháp tánh của ý giới v.v... là không hoại, không không hoại. Vì vậy nên điều Thiện Hiện đã nói cũng không hoại, không không hoại.

Kiều Thi Ca! Địa giới chỉ là giả danh; thủy, hỏa, phong, không, thức giới chỉ là giả danh; giả danh ấy chẳng lìa pháp tánh. Cụ thọ Thiện Hiện chẳng hoại giả danh địa giới v.v... ấy, mà nói pháp tánh của địa giới v.v... Vì sao? Vì pháp tánh của địa giới v.v... là không hoại, không không hoại. Vì vậy nên điều Thiện Hiện đã nói cũng không hoại, không không hoại.

Kiều Thi Ca! Thánh đế khổ chỉ là giả danh; Thánh đế tập, diệt, đạo chỉ là giả danh; giả danh ấy chẳng lìa pháp tánh. Cụ thọ Thiện Hiện chẳng hoại giả danh Thánh đế khổ v.v... ấy, mà nói pháp tánh của Thánh đế khổ v.v... Vì sao? Vì pháp tánh của Thánh đế khổ v.v... là không hoại, không không hoại. Vì vậy nên điều Thiện Hiện đã nói cũng không hoại, không không hoại.

Kiều Thi Ca! Vô minh chỉ là giả danh; hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não chỉ là giả danh; giả danh ấy chẳng lìa pháp tánh. Cụ thọ Thiện Hiện chẳng hoại giả danh vô minh v.v... ấy, mà nói pháp tánh của vô minh v.v... Vì sao? Vì pháp tánh của vô minh v.v... là không hoại, không không hoại. Vì vậy nên điều Thiện Hiện đã nói cũng không hoại, không không hoại.

Kiều Thi Ca! Cái không nội chỉ là giả danh; cái không ngoại, cái không nội ngoại, cái không không, cái không lớn, cái không thắng nghĩa, cái không hữu vi, cái không vô vi, cái không rốt ráo, cái không không biên giới, cái không tản mạn, cái không không đổi khác, cái không bản tánh, cái không tự tướng, cái không cộng tướng, cái không tất cả pháp, cái không chẳng thể nắm bắt được, cái không không tánh, cái không tự tánh, cái không không tánh tự tánh chỉ là giả danh; giả danh ấy chẳng lìa pháp tánh. Cụ thọ Thiện Hiện chẳng hoại giả danh cái không nội v.v... ấy, mà nói pháp tánh của cái không nội v.v... Vì sao? Vì pháp tánh của cái không nội v.v... là không hoại, không không hoại. Vì vậy nên điều Thiện Hiện đã nói cũng không hoại, không không hoại.

Kiều Thi Ca! Chơn như chỉ là giả danh; pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì chỉ là giả; giả danh ấy chẳng lìa pháp tánh. Cụ thọ Thiện Hiện chẳng hoại giả danh chơn như v.v... ấy, mà nói pháp tánh của chơn như v.v... Vì sao? Vì pháp tánh của chơn như v.v... là không hoại, không không hoại. Vì vậy nên điều Thiện Hiện đã nói cũng không hoại, không không hoại.

Kiều Thi Ca! Bố thí Ba-la-mật-đa chỉ là giả danh; tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa chỉ là giả danh; giả danh ấy chẳng lìa pháp tánh. Cụ thọ Thiện Hiện chẳng hoại giả danh bố thí Ba-la-mật-đa v.v... ấy, mà nói pháp tánh của bố thí Ba-la-mật-đa v.v... Vì sao? Vì pháp tánh của bố thí Ba-la-mật-đa v.v... là không hoại, không không hoại. Vì vậy nên điều Thiện Hiện đã nói cũng không hoại, không không hoại.

Kiều Thi Ca! Bốn tịnh lự chỉ là giả danh; bốn vô lượng, bốn định vô sắc chỉ là giả danh; giả danh ấy chẳng lìa pháp tánh. Cụ thọ Thiện Hiện chẳng hoại giả danh bốn tịnh lự v.v... ấy, mà nói pháp tánh của bốn tịnh lự v.v... Vì sao? Vì pháp tánh của bốn tịnh lự v.v... là không hoại, không không hoại. Vì vậy nên điều Thiện Hiện đã nói cũng không hoại, không không hoại.

Kiều Thi Ca! Tám giải thoát chỉ là giả danh; tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ chỉ là giả danh; giả danh ấy chẳng lìa pháp tánh. Cụ thọ Thiện Hiện chẳng hoại giả danh tám giải thoát v.v... ấy, mà nói pháp tánh của tám giải thoát v.v... Vì sao? Vì pháp tánh của tám giải thoát v.v... là không hoại, không không hoại. Vì vậy nên điều Thiện Hiện đã nói cũng không hoại, không không hoại.

Kiều Thi Ca! Bốn niệm trụ chỉ là giả danh; bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo chỉ là giả danh; giả danh ấy chẳng lìa pháp tánh. Cụ thọ Thiện Hiện chẳng hoại giả danh bốn niệm trụ v.v... ấy, mà nói pháp tánh của bốn niệm trụ v.v... Vì sao? Vì pháp tánh của bốn niệm trụ v.v... là không hoại, không không hoại. Vì vậy nên điều Thiện Hiện đã nói cũng không hoại, không không hoại.

Kiều Thi Ca! Pháp môn giải thoát không chỉ là giả danh; pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện chỉ là giả danh; giả danh ấy chẳng lìa pháp tánh. Cụ thọ Thiện Hiện chẳng hoại giả danh của pháp môn giải thoát không v.v... ấy, mà nói pháp tánh của pháp môn giải thoát không v.v... Vì sao? Vì pháp tánh của pháp môn giải thoát không v.v... là không hoại, không không hoại. Vì vậy nên điều Thiện Hiện đã nói cũng không hoại, không không hoại.

Kiều Thi Ca! Năm loại mắt chỉ là giả danh; sáu phép thần thông chỉ là giả danh; giả danh ấy chẳng lìa pháp tánh. Cụ thọ Thiện Hiện chẳng hoại giả danh của năm loại mắt v.v... ấy, mà nói pháp tánh của năm loại mắt v.v... Vì sao? Vì pháp tánh của năm loại mắt v.v... là không hoại, không không hoại. Vì vậy nên điều Thiện Hiện đã nói cũng không hoại, không không hoại.

Kiều Thi Ca! Mười lực của Phật chỉ là giả danh; bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng chỉ là giả danh; giả danh ấy chẳng lìa pháp tánh. Cụ thọ Thiện Hiện chẳng hoại giả danh của mười lực Phật v.v... ấy, mà nói pháp tánh của mười lực Phật v.v... Vì sao? Vì pháp tánh của mười lực của Phật v.v... là không hoại, không không hoại. Vì vậy nên điều Thiện Hiện đã nói cũng không hoại, không không hoại.

Kiều Thi Ca! Pháp không quên mất chỉ là giả danh; tánh luôn luôn xả chỉ là giả danh; giả danh ấy chẳng lìa pháp tánh. Cụ thọ Thiện Hiện chẳng hoại giả danh của pháp không quên mất v.v... ấy, mà nói pháp tánh của pháp không quên mất v.v... Vì sao? Vì pháp tánh của pháp không quên mất v.v... là không hoại, không không hoại. Vì vậy nên điều Thiện Hiện đã nói cũng không hoại, không không hoại.

Kiều Thi Ca! Trí nhất thiết chỉ là giả danh; trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng chỉ là giả danh; giả danh ấy chẳng lìa pháp tánh. Cụ thọ Thiện Hiện chẳng hoại giả danh của trí nhất thiết v.v... ấy, mà nói pháp tánh của trí nhất thiết v.v... Vì sao? Vì pháp tánh của trí nhất thiết v.v... là không hoại, không không hoại. Vì vậy nên điều Thiện Hiện đã nói cũng không hoại, không không hoại.  

Kiều Thi Ca! Tất cả pháp môn Đà-la-ni chỉ là giả danh; tất cả pháp môn Tam-ma-địa chỉ là giả danh; giả danh ấy chẳng lìa pháp tánh. Cụ thọ Thiện Hiện chẳng hoại giả danh của tất cả pháp môn Đà-la-ni v.v... ấy, mà nói pháp tánh của tất cả pháp môn Đà-la-ni v.v... Vì sao? Vì pháp tánh của tất cả pháp môn Đà-la-ni v.v... là không hoại, không không hoại. Vì vậy nên điều Thiện Hiện đã nói cũng không hoại, không không hoại.

Kiều Thi Ca! Dự-lưu chỉ là giả danh; Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán chỉ là giả danh; giả danh ấy chẳng lìa pháp tánh. Cụ thọ Thiện Hiện chẳng hoại giả danh của Dự-lưu v.v... ấy, mà nói pháp tánh của Dự-lưu v.v... Vì sao? Vì pháp tánh của Dự-lưu v.v... là không hoại, không không hoại. Vì vậy nên điều Thiện Hiện đã nói cũng không hoại, không không hoại.

Kiều Thi Ca! Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả chỉ là giả danh; Nhất-lai hướng, Nhất-lai quả, Bất-hoàn hướng, Bất-hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả chỉ là giả danh; giả danh ấy chẳng lìa pháp tánh. Cụ thọ Thiện Hiện chẳng hoại giả danh của Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả v.v... ấy, mà nói pháp tánh của Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả v.v... Vì sao? Vì pháp tánh của Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả v.v... là không hoại, không không hoại. Vì vậy nên điều Thiện Hiện đã nói cũng không hoại, không không hoại.

Kiều Thi Ca! Độc-giác chỉ là giả danh; Độc-giác hướng, Độc-giác quả chỉ là giả danh; giả danh ấy chẳng lìa pháp tánh. Cụ thọ Thiện Hiện chẳng hoại giả danh của Độc-giác v.v... ấy, mà nói pháp tánh của Độc-giác v.v... Vì sao? Vì pháp tánh của Độc-giác v.v... là không hoại, không không hoại. Vì vậy nên điều Thiện Hiện đã nói cũng không hoại, không không hoại.

Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát chỉ là giả danh; Tam-miệu-tam Phật-đà chỉ là giả danh; giả danh ấy chẳng lìa pháp tánh. Cụ thọ Thiện Hiện chẳng hoại giả danh của đại Bồ-tát v.v... ấy, mà nói pháp tánh của đại Bồ-tát v.v... Vì sao? Vì pháp tánh của đại Bồ-tát v.v... là không hoại, không không hoại. Vì vậy nên điều Thiện Hiện đã nói cũng không hoại, không không hoại.

Kiều Thi Ca! Pháp của đại Bồ-tát chỉ là giả danh; quả vị giác ngộ cao tột chỉ là giả danh; giả danh ấy chẳng lìa pháp tánh. Cụ thọ Thiện Hiện chẳng hoại giả danh của pháp đại Bồ-tát v.v... ấy, mà nói pháp tánh của pháp đại Bồ-tát v.v... Vì sao? Vì pháp tánh của pháp đại Bồ-tát v.v... là không hoại, không không hoại. Vì vậy nên điều Thiện Hiện đã nói cũng không hoại, không không hoại.

Kiều Thi Ca! Thanh-văn thừa chỉ là giả danh; Độc-giác thừa, Vô-thượng thừa chỉ là giả danh; giả danh ấy chẳng lìa pháp tánh. Cụ thọ Thiện Hiện chẳng hoại giả danh của Thanh-văn thừa v.v... ấy, mà nói pháp tánh của Thanh-văn thừa v.v... Vì sao? Vì pháp tánh của Thanh-văn thừa v.v... là không hoại, không không hoại. Vì vậy nên điều Thiện Hiện đã nói cũng không hoại, không không hoại.

Kiều Thi Ca! Cụ thọ Thiện Hiện đối với những pháp ấy chẳng hoại giả danh mà nói pháp tánh.

Cụ thọ Thiện Hiện nói với Đế Thích: Kiều Thi Ca! Đúng vậy! Đúng vậy! Như lời Phật dạy, các pháp sở hữu đều là giả danh.

Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát biết tất cả pháp là giả danh rồi, nên học Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Kiều Thi Ca! Khi đại Bồ-tát học như vậy, chẳng học nơi sắc, chẳng học nơi thọ, tưởng, hành, thức. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì đại Bồ-tát ấy chẳng thấy trong sắc có cái để học; chẳng thấy trong thọ, tưởng, hành, thức có cái để học.

Kiều Thi Ca! Khi đại Bồ-tát học như vậy, chẳng học nơi nhãn xứ; chẳng học nơi nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì đại Bồ-tát ấy chẳng thấy trong nhãn xứ có cái để học; chẳng thấy trong nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ có cái để học.

Kiều Thi Ca! Khi đại Bồ-tát học như vậy, chẳng học nơi sắc xứ; chẳng học nơi thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì đại Bồ-tát ấy chẳng thấy trong sắc xứ có cái để học; chẳng thấy trong thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ có cái để học. 

Kiều Thi Ca! Khi đại Bồ-tát học như vậy, chẳng học nơi nhãn giới; chẳng học nơi sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì đại Bồ-tát ấy chẳng thấy trong nhãn giới có cái để học; chẳng thấy trong sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra có cái để học.

Kiều Thi Ca! Khi đại Bồ-tát học như vậy, chẳng học nơi nhĩ giới; chẳng học nơi thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì đại Bồ-tát ấy chẳng thấy trong nhĩ giới có cái để học; chẳng thấy trong thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra có cái để học.

Kiều Thi Ca! Khi đại Bồ-tát học như vậy, chẳng học nơi tỷ giới; chẳng học nơi hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì đại Bồ-tát ấy chẳng thấy trong tỷ giới có cái để học; chẳng thấy trong hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra có cái để học.

Kiều Thi Ca! Khi đại Bồ-tát học như vậy, chẳng học nơi thiệt giới; chẳng học nơi vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì đại Bồ-tát ấy chẳng thấy trong thiệt giới có cái để học; chẳng thấy trong vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra có cái để học.

Kiều Thi Ca! Khi đại Bồ-tát học như vậy, chẳng học nơi thân giới; chẳng học nơi xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì đại Bồ-tát ấy chẳng thấy trong thân giới có cái để học; chẳng thấy trong xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra có cái để học.

Kiều Thi Ca! Khi đại Bồ-tát học như vậy, chẳng học nơi ý giới; chẳng học nơi pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì đại Bồ-tát ấy chẳng thấy trong ý giới có cái để học; chẳng thấy trong pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra có cái để học.

Kiều Thi Ca! Khi đại Bồ-tát học như vậy, chẳng học nơi địa giới; chẳng học nơi thủy, hỏa, phong, không, thức giới. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì đại Bồ-tát ấy chẳng thấy trong địa giới có cái để học; chẳng thấy trong thủy, hỏa, phong, không, thức giới có cái để học.

Kiều Thi Ca! Khi đại Bồ-tát học như vậy, chẳng học nơi Thánh đế khổ; chẳng học nơi Thánh đế tập, diệt, đạo. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì đại Bồ-tát ấy chẳng thấy trong Thánh đế khổ có cái để học; chẳng thấy trong Thánh đế tập, diệt, đạo có cái để học.

Kiều Thi Ca! Khi đại Bồ-tát học như vậy, chẳng học nơi vô minh; chẳng học nơi hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì đại Bồ-tát ấy chẳng thấy trong vô minh có cái để học; chẳng thấy trong hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não có cái để học.

Kiều Thi Ca! Khi đại Bồ-tát học như vậy, chẳng học nơi cái không nội; chẳng học nơi cái không ngoại, cái không nội ngoại, cái không không, cái không lớn, cái không thắng nghĩa, cái không hữu vi, cái không vô vi, cái không rốt ráo, cái không không biên giới, cái không tản mạn, cái không không đổi khác, cái không bản tánh, cái không tự tướng, cái không cộng tướng, cái không tất cả pháp, cái không chẳng thể nắm bắt được, cái không không tánh, cái không tự tánh, cái không không tánh tự tánh. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì đại Bồ-tát ấy chẳng thấy trong cái không nội có cái để học; chẳng thấy trong cái không ngoại cho đến cái không không tánh tự tánh có cái để học.

Kiều Thi Ca! Khi đại Bồ-tát học như vậy, chẳng học nơi chơn như; chẳng học nơi pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì chỉ là giả. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì đại Bồ-tát ấy chẳng thấy trong chơn như có cái để học; chẳng thấy trong pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì có cái để học.

Kiều Thi Ca! Khi đại Bồ-tát học như vậy, chẳng học nơi bố thí Ba-la-mật-đa; chẳng học nơi tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì đại Bồ-tát ấy chẳng thấy trong bố thí Ba-la-mật-đa có cái để học; chẳng thấy trong tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa có cái để học.

Kiều Thi Ca! Khi đại Bồ-tát học như vậy, chẳng học nơi bốn tịnh lự; chẳng học nơi bốn vô lượng, bốn định vô sắc. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì đại Bồ-tát ấy chẳng thấy trong bốn tịnh lự có cái để học; chẳng thấy trong bốn vô lượng, bốn định vô sắc có cái để học.

Kiều Thi Ca! Khi đại Bồ-tát học như vậy, chẳng học nơi tám giải thoát; chẳng học nơi tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì đại Bồ-tát ấy chẳng thấy trong tám giải thoát có cái để học; chẳng thấy trong tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ có cái để học.

Kiều Thi Ca! Khi đại Bồ-tát học như vậy, chẳng học nơi bốn niệm trụ; chẳng học nơi bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì đại Bồ-tát ấy chẳng thấy trong bốn niệm trụ có cái để học; chẳng thấy trong bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo có cái để học.

Kiều Thi Ca! Khi đại Bồ-tát học như vậy, chẳng học nơi pháp môn giải thoát không; chẳng học nơi pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì đại Bồ-tát ấy chẳng thấy trong pháp môn giải thoát không có cái để học; chẳng thấy trong pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện có cái để học.

Kiều Thi Ca! Khi đại Bồ-tát học như vậy, chẳng học nơi năm loại mắt; chẳng học nơi sáu phép thần thông. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì đại Bồ-tát ấy chẳng thấy trong năm loại mắt có cái để học; chẳng thấy trong sáu phép thần thông có cái để học.

Kiều Thi Ca! Khi đại Bồ-tát học như vậy, chẳng học nơi mười lực của Phật; chẳng học nơi bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì đại Bồ-tát ấy chẳng thấy trong mười lực của Phật có cái để học; chẳng thấy trong bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng có cái để học.

Kiều Thi Ca! Khi đại Bồ-tát học như vậy, chẳng học nơi pháp không quên mất; chẳng học nơi tánh luôn luôn xả. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì đại Bồ-tát ấy chẳng thấy trong pháp không quên mất có cái để học; chẳng thấy trong tánh luôn luôn xả có cái để học.

Kiều Thi Ca! Khi đại Bồ-tát học như vậy, chẳng học nơi trí nhất thiết; chẳng học nơi trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì đại Bồ-tát ấy chẳng thấy trong trí nhất thiết có cái để học; chẳng thấy trong trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng có cái để học. 

Kiều Thi Ca! Khi đại Bồ-tát học như vậy, chẳng học nơi tất cả pháp môn Đà-la-ni; chẳng học nơi tất cả pháp môn Tam-ma-địa. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì đại Bồ-tát ấy chẳng thấy trong tất cả pháp môn Đà-la-ni có cái để học; chẳng thấy trong tất cả pháp môn Tam-ma-địa có cái để học.

Kiều Thi Ca! Khi đại Bồ-tát học như vậy, chẳng học nơi Dự-lưu; chẳng học nơi Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì đại Bồ-tát ấy chẳng thấy trong Dự-lưu có cái để học; chẳng thấy trong Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán có cái để học.

Kiều Thi Ca! Khi đại Bồ-tát học như vậy, chẳng học nơi Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả; chẳng học nơi Nhất-lai hướng, Nhất-lai quả, Bất-hoàn hướng, Bất-hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì đại Bồ-tát ấy chẳng thấy trong Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả có cái để học; chẳng thấy trong Nhất-lai hướng, Nhất-lai quả, Bất-hoàn hướng, Bất-hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả có cái để học.

Kiều Thi Ca! Khi đại Bồ-tát học như vậy, chẳng học nơi Độc-giác; chẳng học nơi Độc-giác hướng, Độc-giác quả. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì đại Bồ-tát ấy chẳng thấy trong Độc-giác có cái để học; chẳng thấy trong Độc-giác hướng, Độc-giác quả có cái để học.

Kiều Thi Ca! Khi đại Bồ-tát học như vậy, chẳng học nơi đại Bồ-tát; chẳng học nơi Tam-miệu-tam Phật-đà. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì đại Bồ-tát ấy chẳng thấy trong đại Bồ-tát có cái để học; chẳng thấy trong Tam-miệu-tam Phật-đà có cái để học.

Kiều Thi Ca! Khi đại Bồ-tát học như vậy, chẳng học nơi pháp của đại Bồ-tát; chẳng học nơi quả vị giác ngộ cao tột. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì đại Bồ-tát ấy chẳng thấy trong pháp của đại Bồ-tát có cái để học; chẳng thấy trong quả vị giác ngộ cao tột có cái để học.

Kiều Thi Ca! Khi đại Bồ-tát học như vậy, chẳng học nơi Thanh-văn thừa; chẳng học nơi Độc-giác thừa, Vô-thượng thừa. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì đại Bồ-tát ấy chẳng thấy trong Thanh-văn thừa có cái để học; chẳng thấy trong Độc-giác thừa, Vô-thượng thừa có cái để học.

Khi ấy, trời Đế Thích hỏi Thiện Hiện: Bạch Đại đức! Vì duyên cớ gì mà đại Bồ-tát chẳng thấy sắc, chẳng thấy thọ, tưởng, hành, thức? Bạch Đại đức! Vì duyên cớ gì mà đại Bồ-tát chẳng thấy nhãn xứ; chẳng thấy nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ? Bạch Đại đức! Vì duyên cớ gì mà đại Bồ-tát chẳng thấy sắc xứ; chẳng thấy thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ? Bạch Đại đức! Vì duyên cớ gì mà đại Bồ-tát chẳng thấy nhãn giới; chẳng thấy sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra? Bạch Đại đức! Vì duyên cớ gì mà đại Bồ-tát chẳng thấy nhĩ giới; chẳng thấy thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra? Bạch Đại đức! Vì duyên cớ gì mà đại Bồ-tát chẳng thấy tỷ giới; chẳng thấy hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra? Bạch Đại đức! Vì duyên cớ gì mà đại Bồ-tát chẳng thấy thiệt giới; chẳng thấy vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra? Bạch Đại đức! Vì duyên cớ gì mà đại Bồ-tát chẳng thấy thân giới; chẳng thấy xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra? Bạch Đại đức! Vì duyên cớ gì mà đại Bồ-tát chẳng thấy ý giới; chẳng thấy pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra? Bạch Đại đức! Vì duyên cớ gì mà đại Bồ-tát chẳng thấy địa giới; chẳng thấy thủy, hỏa, phong, không, thức giới? Bạch Đại đức! Vì duyên cớ gì mà đại Bồ-tát chẳng thấy Thánh đế khổ; chẳng thấy Thánh đế tập, diệt, đạo? Bạch Đại đức! Vì duyên cớ gì mà đại Bồ-tát chẳng thấy vô minh; chẳng thấy hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não? Bạch Đại đức! Vì duyên cớ gì mà đại Bồ-tát chẳng thấy cái không nội; chẳng thấy cái không ngoại, cái không nội ngoại, cái không không, cái không lớn, cái không thắng nghĩa, cái không hữu vi, cái không vô vi, cái không rốt ráo, cái không không biên giới, cái không tản mạn, cái không không đổi khác, cái không bản tánh, cái không tự tướng, cái không cộng tướng, cái không tất cả pháp, cái không chẳng thể nắm bắt được, cái không không tánh, cái không tự tánh, cái không không tánh tự tánh? Bạch Đại đức! Vì duyên cớ gì mà đại Bồ-tát chẳng thấy chơn như; chẳng thấy pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì? Bạch Đại đức! Vì duyên cớ gì mà đại Bồ-tát chẳng thấy bố thí Ba-la-mật-đa; chẳng thấy tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa? Bạch Đại đức! Vì duyên cớ gì mà đại Bồ-tát chẳng thấy bốn tịnh lự; chẳng thấy bốn vô lượng, bốn định vô sắc? Bạch Đại đức! Vì duyên cớ gì mà đại Bồ-tát chẳng thấy tám giải thoát; chẳng thấy tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ? Bạch Đại đức! Vì duyên cớ gì mà đại Bồ-tát chẳng thấy bốn niệm trụ; chẳng thấy bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo? Bạch Đại đức! Vì duyên cớ gì mà đại Bồ-tát chẳng thấy pháp môn giải thoát không; chẳng thấy pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện? Bạch Đại đức! Vì duyên cớ gì mà đại Bồ-tát chẳng thấy năm loại mắt; chẳng thấy sáu phép thần thông? Bạch Đại đức! Vì duyên cớ gì mà đại Bồ-tát chẳng thấy mười lực của Phật; chẳng thấy bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng? Bạch Đại đức! Vì duyên cớ gì mà đại Bồ-tát chẳng thấy pháp không quên mất; chẳng thấy tánh luôn luôn xả? Bạch Đại đức! Vì duyên cớ gì mà đại Bồ-tát chẳng thấy trí nhất thiết; chẳng thấy trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng? Bạch Đại đức! Vì duyên cớ gì mà đại Bồ-tát chẳng thấy tất cả pháp môn Đà-la-ni; chẳng thấy tất cả pháp môn Tam-ma-địa? Bạch Đại đức! Vì duyên cớ gì mà đại Bồ-tát chẳng thấy Dự-lưu; chẳng thấy Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán? Bạch Đại đức! Vì duyên cớ gì mà đại Bồ-tát chẳng thấy Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả; chẳng thấy Nhất-lai hướng, Nhất-lai quả, Bất-hoàn hướng, Bất-hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả? Bạch Đại đức! Vì duyên cớ gì mà đại Bồ-tát chẳng thấy Độc-giác; chẳng thấy Độc-giác hướng, Độc-giác quả? Bạch Đại đức! Vì duyên cớ gì mà đại Bồ-tát chẳng thấy Tam-miệu-tam Phật-đà? Bạch Đại đức! Vì duyên cớ gì mà đại Bồ-tát chẳng thấy pháp của đại Bồ-tát; chẳng thấy quả vị giác ngộ cao tột? Bạch Đại đức! Vì duyên cớ gì mà đại Bồ-tát chẳng thấy Thanh-văn thừa; chẳng thấy Độc-giác thừa, Vô-thượng thừa?

Thiện Hiện đáp: Kiều Thi Ca! Vì sắc và tánh của sắc là không, nên đại Bồ-tát chẳng thấy sắc; vì thọ, tưởng, hành, thức và tánh của thọ, tưởng, hành, thức là không, nên đại Bồ-tát chẳng thấy thọ, tưởng, hành, thức.

Kiều Thi Ca! Vì đại Bồ-tát chẳng thấy sắc nên chẳng học nơi sắc, chẳng thấy thọ, tưởng, hành, thức nên chẳng học nơi thọ, tưởng, hành, thức. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì chẳng lẽ cái không của sắc thấy cái không của sắc, chẳng lẽ cái không của thọ, tưởng, hành, thức thấy cái không của thọ, tưởng, hành, thức. Kiều Thi Ca! Vì chẳng lẽ cái không của sắc học ở cái không của sắc, chẳng lẽ cái không của thọ, tưởng, hành, thức học ở cái không của thọ, tưởng, hành, thức.

Kiều Thi Ca! Vì nhãn xứ và tánh của nhãn xứ là không, nên đại Bồ-tát chẳng thấy nhãn xứ; vì nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ và tánh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là không, nên đại Bồ-tát chẳng thấy nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ. Kiều Thi Ca! Vì đại Bồ-tát chẳng thấy nhãn xứ nên chẳng học ở nhãn xứ, chẳng thấy nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ nên chẳng học ở nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì chẳng lẽ cái không của nhãn xứ thấy cái không của nhãn xứ; chẳng lẽ cái không của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ thấy cái không của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ. Kiều Thi Ca! Vì chẳng lẽ cái không của nhãn xứ học ở cái không của nhãn xứ; chẳng lẽ cái không của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ học cái không của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ.

Kiều Thi Ca! Vì sắc xứ và tánh của sắc xứ là không, nên đại Bồ-tát chẳng thấy sắc xứ; vì thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ và tánh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là không, nên đại Bồ-tát chẳng thấy thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ. Kiều Thi Ca! Vì đại Bồ-tát chẳng thấy sắc xứ nên chẳng học ở sắc xứ, chẳng thấy thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ nên chẳng học ở thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì chẳng lẽ cái không của sắc xứ thấy cái không của sắc xứ; chẳng lẽ cái không của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ thấy cái không của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ. Kiều Thi Ca! Vì chẳng lẽ cái không của sắc xứ học ở cái không của sắc xứ; chẳng lẽ cái không của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ học cái không của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ.

Kiều Thi Ca! Vì nhãn giới và tánh của nhãn giới là không, nên đại Bồ-tát chẳng thấy nhãn giới; vì sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra và tánh của sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra là không, nên đại Bồ-tát chẳng thấy sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra. Kiều Thi Ca! Vì đại Bồ-tát chẳng thấy nhãn giới nên chẳng học ở nhãn giới, chẳng thấy sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra nên chẳng học ở sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì chẳng lẽ cái không của nhãn giới thấy cái không của nhãn giới; chẳng lẽ cái không của sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra thấy cái không của sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra. Kiều Thi Ca! Vì chẳng lẽ cái không của nhãn giới học ở cái không của nhãn giới; vì chẳng lẽ cái không của sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra học cái không của sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra.

Kiều Thi Ca! Vì nhĩ giới và tánh của nhĩ giới là không, nên đại Bồ-tát chẳng thấy nhĩ giới; vì thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra và tánh của thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra là không, nên đại Bồ-tát chẳng thấy thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra. Kiều Thi Ca! Vì đại Bồ-tát chẳng thấy nhĩ giới nên chẳng học nơi nhĩ giới; vì chẳng thấy thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra nên chẳng học nơi thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì chẳng lẽ cái không của nhĩ giới thấy cái không của nhĩ giới; vì chẳng lẽ cái không của thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra thấy cái không của thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra. Kiều Thi Ca! Vì chẳng lẽ cái không của nhĩ giới học ở cái không của nhĩ giới; vì chẳng lẽ cái không của thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra học ở cái không của thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra.

Kiều Thi Ca! Vì tỷ giới và tánh của tỷ giới là không, nên đại Bồ-tát chẳng thấy tỷ giới; vì hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra và tánh của hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra là không, nên đại Bồ-tát chẳng thấy hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra. Kiều Thi Ca! Vì đại Bồ-tát chẳng thấy tỷ giới nên chẳng học ở tỷ giới; vì chẳng thấy hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra nên chẳng học ở hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì chẳng lẽ cái không của tỷ giới thấy cái không của tỷ giới; vì chẳng lẽ cái không của hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra thấy cái không của hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra. Kiều Thi Ca! Vì chẳng lẽ cái không của tỷ giới học ở cái không của tỷ giới; vì chẳng lẽ cái không của hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra học ở cái không của hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra.

Kiều Thi Ca! Vì thiệt giới và tánh của thiệt giới là không, nên đại Bồ-tát chẳng thấy thiệt giới; vì vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra và tánh của vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra là không, nên đại Bồ-tát chẳng thấy vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra. Kiều Thi Ca! Vì đại Bồ-tát chẳng thấy thiệt giới nên chẳng học ở thiệt giới; vì chẳng thấy vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra nên chẳng học ở vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì chẳng lẽ cái không của thiệt giới thấy cái không của thiệt giới; vì chẳng lẽ cái không của vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra thấy cái không của vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra. Kiều Thi Ca! Vì chẳng lẽ cái không của thiệt giới học ở cái không của thiệt giới; vì chẳng lẽ cái không của vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra học ở cái không của vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra.

Kiều Thi Ca! Vì thân giới và tánh của thân giới là không, nên đại Bồ-tát chẳng thấy thân giới; vì xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra và tánh của xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra là không, nên đại Bồ-tát chẳng thấy xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra. Kiều Thi Ca! Vì đại Bồ-tát chẳng thấy thân giới nên chẳng học ở thân giới; vì chẳng thấy xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra nên chẳng học ở xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì chẳng lẽ cái không của thân giới thấy cái không của thân giới; vì chẳng lẽ cái không của xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra thấy cái không của xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra. Kiều Thi Ca! Vì chẳng lẽ cái không của thân giới học ở cái không của thân giới; vì chẳng lẽ cái không của xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra học ở cái không của xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra.

Kiều Thi Ca! Vì ý giới và tánh của ý giới là không, nên đại Bồ-tát chẳng thấy ý giới; vì pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra và tánh của pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra là không, nên đại Bồ-tát chẳng thấy pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra. Kiều Thi Ca! Vì đại Bồ-tát chẳng thấy ý giới nên chẳng học ở ý giới; vì chẳng thấy pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra nên chẳng học ở pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì chẳng lẽ cái không của ý giới thấy cái không của ý giới; vì chẳng lẽ cái không của pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra thấy cái không của pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra. Kiều Thi Ca! Vì chẳng lẽ cái không của ý giới học ở cái không của ý giới; vì chẳng lẽ cái không của pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra học ở cái không của pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra.

Kiều Thi Ca! Vì địa giới và tánh của địa giới là không, nên đại Bồ-tát chẳng thấy địa giới; vì thủy, hỏa, phong, không, thức giới và tánh của thủy, hỏa, phong, không, thức giới là không, nên đại Bồ-tát chẳng thấy thủy, hỏa, phong, không, thức giới. Kiều Thi Ca! Vì đại Bồ-tát chẳng thấy địa giới nên chẳng học ở địa giới, vì chẳng thấy thủy, hỏa, phong, không, thức giới nên chẳng học ở thủy, hỏa, phong, không, thức giới. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì chẳng lẽ cái không của địa giới thấy cái không của địa giới; vì chẳng lẽ cái không của thủy, hỏa, phong, không, thức giới thấy cái không của thủy, hỏa, phong, không, thức giới. Kiều Thi Ca! Vì chẳng lẽ cái không của địa giới học ở cái không của địa giới; vì chẳng lẽ cái không của thủy, hỏa, phong, không, thức giới học cái không của thủy, hỏa, phong, không, thức giới.

Quyển thứ 85

Hết

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/09/2021(Xem: 5975)
Hòa thượng Thích Minh Thông, Quyền Trưởng ban Trị sự GHPGVN tỉnh Khánh Hòa thay mặt Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Khánh Hòa, môn đồ pháp quyến, chùa Thiên Xá, TP.Nha Trang cáo bạch kính tiếc báo tin Trưởng lão Hòa thượng Thích Liễu Pháp, Thành viên Hội đồng Chứng minh GHPGVN viên tịch. Trưởng lão Hòa thượng Thích Liễu Pháp, Thành viên Hội đồng Chứng Minh GHPGVN, Chứng minh Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Khánh Hòa, khai sơn - trú trì chùa Thiên Xá, TP.Nha Trang.
23/08/2021(Xem: 4646)
Hòa thượng thế danh là Trần Đại Quảng, pháp danh Tâm Trí, tự Viên Giác, hiệu Chiếu Nhiên, thuộc đời thứ 43 dòng Lâm Tế, Liễu Quán. Ngài sinh năm Nhâm Tý (1912), tại làng Dương Nổ, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên, trong một gia đình Nho phong đức hạnh nhưng có chí cách tân, theo hướng Tây học. Thân phụ là cụ ông Trần Đại Dật, thân mẫu là cụ bà Nguyễn Thị Mĩu (pháp danh Tâm Mỹ). Ngài lớn lên theo truyền thống giáo dục gia phong, được tiếp xúc với nhiều bậc thân hữu trí thức của thân phụ trong những lúc hàn huyên hay luận bàn văn sách. Do đó Ngài đã sớm tiếp thu kiến thức sâu rộng, lý giải sự việc nhanh chóng, đạt lý thuận tình nên rất được lòng quần chúng. Ngài ham học hỏi, hiếu khách, nhất là được kết thân với các bậc thiện hữu tri thức, chính vì thế mà Ngài phát huy trí tuệ rất nhanh. Nhờ tính năng động và chí phấn đấu trong học tập và lao động nên dù nghiêm thân mất sớm, Ngài, với tư cách con trưởng, vẫn giữ vững gia nghiệp, phụ giúp mẫu thân dưỡng dục các em học hành t
20/08/2021(Xem: 10122)
Sư Phụ Tôi người hiền hoà chất phát Sống một đời giản dị rất bình dân Bất cứ ai dù ở chốn xa gần Khi cần đến Ngài sẵn sàng cứu giúp. Ngài thuộc bậc hàng cao Tăng thạc đức Nhưng lúc nào cũng tỏ hạ khiêm cung Sống giản đơn nhưng sắc thái kiêu hùng Bình thuận tỉnh, đệ huynh đều kính mến. Không phung phí của Đàn na tín thí Từng hạt cơm, hạt đậu cả hạt mè Quần áo thì vài ba bộ che thân. Ngày ba bữa cháo rau cùng tương đậu. Thời khoá biểu Ngài luôn thường nhắc nhở
11/08/2021(Xem: 7272)
Toàn tập Kinh Tạng Nikaya cho Iphone & Ipad (cảm ơn TT Tâm Hải đã gởi tặng, mời đại chúng vào download để đọc kinh Tạng)
04/08/2021(Xem: 6826)
Sông Thạch Hãn, Ngân Thiền Tâm Mộ Phật. Chốn Trà Trì, Gương Học Hạnh Xuất Gia. Nhỏ Tầm Chơn, Quyết Chí Xa Thế Tục. Khoác Áo Nâu Sòng, Học Lối Thích Ca. Chào Song Thân, Xứ Bảo Lộc Quê Nhà. Nương Thầy Tổ, Giữ Gìn Tâm Hướng Đạo. Mùi Kinh Kệ, Tháng Ngày Xông Cõi Tịnh. Thuộc Luật Nghi, Từ Góc Hạnh Trăng Sao.
26/07/2021(Xem: 8302)
Hòa thượng thế danh là Nguyễn Minh Có, pháp danh Huệ Đạt, pháp hiệu Hoàn Thông, sinh năm Đinh Tỵ (1917) triều Khải Định năm đầu, tại ấp Hội An, xã An Phú Tân, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh, trong một gia đình nông dân nghèo. Thân phụ là cụ ông Nguyễn Văn Phuông, thân mẫu là cụ bà Nguyễn Thị Sửu, Ngài mồ côi cha lúc 13 tuổi. Thiện duyên đưa đến cho hạt mầm Bồ đề trong tâm Ngài phát triển. Năm 1930, trong thân tộc có ông Hồ Trinh Tương, gia tư khá giả, phát tâm phụng sự Tam Bảo, xuất tiền của xây một ngôi chùa, lấy hiệu là Hội Thắng Tự. Ông xuất gia đầu Phật, húy là Tường Ninh, pháp danh Đắc Ngộ, pháp hiệu Niệm Hưng và làm trú trì chùa này để hoằng dương đạo pháp. Ngài được thân mẫu cho phép xuất gia với Sư cụ trú trì chùa Hội Thắng khi vừa mồ côi cha, được ban pháp danh Huệ Đạt. Năm 16 tuổi (1933) Ngài được Bổn sư cho thọ giới Sa Di.
12/07/2021(Xem: 4238)
Trăm Năm Cõi Mộng Phù Hương, Vọng Lời Kinh Phật, Mở Đường Pháp Sinh. Lời Thầy Còn Đọng Chút Tình, “Sông Bờ” Ai Đợi, Dáng Hình Trí Yên. Quê Quảng Bình, Dấu Phật Thiên. Nuôi Mầm Học Hạnh, Giãi Niềm Gia Lai. Thầy Dụng Võ, Ngọc Liên Đài, Thâu Lời Kinh Luận, Bỏ Ngoài Tục Danh.
26/06/2021(Xem: 4172)
Quên sao được những ngày đầu nhập đạo Quỳ trước Thầy con phát nguyện xuất gia (1) Cuộc đời con nay đã được an hòa Sống giải thoát trong tình thương Thầy, bạn Nương Chùa Tỉnh (Pháp Bảo) thăng hoa từng ngày tháng Từ học hành đến tu tập nâng cao Từng trải nghiệm với Phật Pháp nhiệm mầu Hành tinh tấn chuyển hóa nhiều nghiệp lực Sống vị tha khiêm cung tròn phước đức Học hạnh Thầy dung nhiếp độ chúng sanh Viện Huệ Nghiêm, Vạn Hạnh chưa viên thành (2) Đường phụng sự tham gia Đoàn Xã Hội (3) Nhưng tu hành Thầy khuyên đừng nên thối Tinh tấn lên nhân quả rất công bằng Việc sẻ chia thực hiện hết khả năng Đời ý nghĩa mang niềm vui dâng hiến Đức hài hòa của Thầy luôn thể hiện (4) Tròn vai trò Hội Chủ suốt nhiều năm Lòng của Thầy trong sáng tợ trăng rằm Quyết độ tận chúng sanh vơi đau khổ !!! Chùa Pháp Hoa, 26/06/2021 Thích Viên Thành
22/06/2021(Xem: 13894)
Lời thưa của người kết tậpNhững khi nhắc chuyện Chùa xưa, Mẹ thường kể “… Sau ngày Ông Ngoại bị liệt, Ôn Đỗng Minh hay thăm hỏi, và dặn các học trò thường xuyên lui tới săn sóc…” Tôi biết vỏn vẹn chỉ chừng ấy về Ôn, vậy đã là quá nhiều! Tập san Hoa Đàm số 12 này được kết tập và phát hành nhân ngày Kỵ, phần lớn nội dung bài vở, hình ảnh đã có trong tập Kỷ yếu Tưởng Niệm Ôn (viên tịch ngày 17.06.2005 | 11.05 năm Ất Dậu) do hàng Đệ tử của Ôn thực hiện trước đây, và một ít từ trang nhà Quảng Đức (https://quangduc.com/) của Thầy Nguyên Tạng biên tập, cũng như Pháp Tạng (http://phaptangpgvn.net/vie/) do Thầy Tâm Nhãn phụ trách.
21/06/2021(Xem: 6073)
Kính mời quý vị tham dự lễ húy kỵ Hòa Thượng khai sơn chùa Pháp Hoa, thượng NHƯ hạ HUỆ vào Chủ Nhật 27/6/21, và khóa an cư Kiết Đông từ ngày 4 đến 10/7/2021 theo chương trình như sau: 1.Lễ húy kỵ Hòa Thượng khai sơn: Chủ Nhật, 27/6/21: 8:00am: Phật tử công quả phước điền, 9:00am: Tụng kinh, niệm Phật. 10:30 am: Lễ Húy Kỵ Hòa Thượng Khai Sơn: (Có chương trình riêng). 12:00pm: Cơm chay đạo vị. 2.Lễ kiết giới an cư: Chủ Nhật, 4/7/21: 8:00am: Chư Tăng Ni và Phật tử câu hội và ổn định chổ ở. 9:30am: Lễ khai mạc, công bố nội quy tu học, và Lễ kiết giới tràng, 11:00am: Quá đường, ngọ trai và Lễ Xả giới tự tứ ngày Thứ Bảy 10/7/2021.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]