Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Quyển 13: Phẩm Dạy Bảo Trao Truyền 3

07/07/201509:29(Xem: 13944)
Quyển 13: Phẩm Dạy Bảo Trao Truyền 3

Tập 01 
Quyển 13 
Phẩm Dạy Bảo Trao Truyền 3
Bản dịch của HT Thích Trí Nghiêm
Diễn đọc: Cư Sĩ Chánh Trí



 

Lại nữa, Thiện Hiện! Các đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng nên quán mười lực của Phật, hoặc thường, hoặc vô thường; chẳng nên quán bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng, hoặc thường, hoặc vô thường; chẳng nên quán mười lực của Phật, hoặc vui, hoặc khổ; chẳng nên quán bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng, hoặc vui, hoặc khổ; chẳng nên quán mười lực của Phật, hoặc ngã, hoặc vô ngã; chẳng nên quán bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng, hoặc ngã, hoặc vô ngã; chẳng nên quán mười lực của Phật, hoặc tịnh, hoặc chẳng tịnh; chẳng nên quán bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng, hoặc tịnh, hoặc chẳng tịnh; chẳng nên quán mười lực của Phật, hoặc không, hoặc chẳng không; chẳng nên quán bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng, hoặc không, hoặc chẳng không; chẳng nên quán mười lực của Phật, hoặc có tướng, hoặc không tướng; chẳng nên quán bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng, hoặc có tướng, hoặc không tướng; chẳng nên quán mười lực của Phật, hoặc có nguyện, hoặc không nguyện; chẳng nên quán bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng, hoặc có nguyện, hoặc không nguyện; chẳng nên quán mười lực của Phật, hoặc tịch tịnh, hoặc chẳng tịch tịnh; chẳng nên quán bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng, hoặc tịch tịnh, hoặc chẳng tịch tịnh; chẳng nên quán mười lực của Phật, hoặc viễn ly, hoặc chẳng viễn ly; chẳng nên quán bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng, hoặc viễn ly, hoặc chẳng viễn ly; chẳng nên quán mười lực của Phật, hoặc hữu vi, hoặc vô vi; chẳng nên quán bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng, hoặc hữu vi, hoặc vô vi; chẳng nên quán mười lực của Phật, hoặc hữu lậu, hoặc vô lậu; chẳng nên quán bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng, hoặc hữu lậu, hoặc vô lậu; chẳng nên quán mười lực của Phật, hoặc sanh, hoặc diệt; chẳng nên quán bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng, hoặc sanh, hoặc diệt; chẳng nên quán mười lực của Phật, hoặc thiện, hoặc chẳng phải thiện; chẳng nên quán bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng, hoặc thiện, hoặc chẳng phải thiện; chẳng nên quán mười lực của Phật, hoặc có tội, hoặc không tội; chẳng nên quán bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng, hoặc có tội, hoặc không tội; chẳng nên quán mười lực của Phật, hoặc có phiền não, hoặc không phiền não; chẳng nên quán bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng, hoặc có phiền não, hoặc không phiền não; chẳng nên quán mười lực của Phật, hoặc thế gian, hoặc xuất thế gian; chẳng nên quán bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng, hoặc thế gian, hoặc xuất thế gian; chẳng nên quán mười lực của Phật, hoặc tạp nhiễm, hoặc thanh tịnh; chẳng nên quán bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng, hoặc tạp nhiễm, hoặc thanh tịnh; chẳng nên quán mười lực của Phật, hoặc thuộc sanh tử, hoặc thuộc Niết-bàn; chẳng nên quán bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng, hoặc thuộc sanh tử, hoặc thuộc Niết-bàn; chẳng nên quán mười lực của Phật  hoặc ở trong hoặc ở ngoài hoặc ở hai bên; chẳng nên quán bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng hoặc ở trong hoặc ở ngoài hoặc ở hai bên; chẳng nên quán mười lực của Phật, hoặc có thể nắm bắt được, hoặc chẳng thể nắm bắt được; chẳng nên quán bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng, hoặc có thể nắm bắt được, hoặc chẳng thể nắm bắt được.

Lại nữa, Thiện Hiện! Các đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng nên quán đại từ, hoặc thường, hoặc vô thường; chẳng nên quán đại bi, đại hỷ, đại xả, hoặc thường, hoặc vô thường; chẳng nên quán đại từ, hoặc vui, hoặc khổ; chẳng nên quán đại bi, đại hỷ, đại xả, hoặc vui, hoặc khổ; chẳng nên quán đại từ, hoặc ngã, hoặc vô ngã; chẳng nên quán đại bi, đại hỷ, đại xả, hoặc ngã, hoặc vô ngã; chẳng nên quán đại từ, hoặc tịnh, hoặc chẳng tịnh; chẳng nên quán đại bi, đại hỷ, đại xả, hoặc tịnh, hoặc chẳng tịnh; chẳng nên quán đại từ, hoặc không, hoặc chẳng không; chẳng nên quán đại bi, đại hỷ, đại xả, hoặc không, hoặc chẳng không; chẳng nên quán đại từ, hoặc có tướng, hoặc không tướng; chẳng nên quán đại bi, đại hỷ, đại xả, hoặc có tướng, hoặc không tướng; chẳng nên quán đại từ, hoặc có nguyện, hoặc không nguyện; chẳng nên quán đại bi, đại hỷ, đại xả hoặc có nguyện, hoặc không nguyện; chẳng nên quán đại từ, hoặc tịch tịnh, hoặc chẳng tịch tịnh; chẳng nên quán đại bi, đại hỷ, đại xả, hoặc tịch tịnh, hoặc chẳng tịch tịnh; chẳng nên quán đại từ, hoặc viễn ly, hoặc chẳng viễn ly; chẳng nên quán đại bi, đại hỷ, đại xả, hoặc viễn ly, hoặc chẳng viễn ly; chẳng nên quán đại từ, hoặc hữu vi, hoặc vô vi; chẳng nên quán đại bi, đại hỷ, đại xả, hoặc hữu vi, hoặc vô vi; chẳng nên quán đại từ, hoặc hữu lậu, hoặc vô lậu; chẳng nên quán đại bi, đại hỷ, đại xả, hoặc hữu lậu, hoặc vô lậu; chẳng nên quán đại từ, hoặc sanh, hoặc diệt; chẳng nên quán đại bi, đại hỷ, đại xả, hoặc sanh, hoặc diệt; chẳng nên quán đại từ, hoặc thiện, hoặc chẳng phải thiện; chẳng nên quán đại bi, đại hỷ, đại xả, hoặc thiện, hoặc chẳng phải thiện; chẳng nên quán đại từ, hoặc có tội, hoặc không tội; chẳng nên quán đại bi, đại hỷ, đại xả, hoặc có tội, hoặc không tội; chẳng nên quán đại từ, hoặc có phiền não, hoặc không phiền não; chẳng nên quán đại bi, đại hỷ, đại xả, hoặc có phiền não, hoặc không phiền não; chẳng nên quán đại từ, hoặc thế gian, hoặc xuất thế gian; chẳng nên quán đại bi, đại hỷ, đại xả, hoặc thế gian, hoặc xuất thế gian; chẳng nên quán đại từ, hoặc tạp nhiễm, hoặc thanh tịnh; chẳng nên quán đại bi, đại hỷ, đại xả, hoặc tạp nhiễm, hoặc thanh tịnh; chẳng nên quán đại từ, hoặc thuộc sanh tử, hoặc thuộc Niết-bàn; chẳng nên quán đại bi, đại hỷ, đại xả, hoặc thuộc sanh tử, hoặc thuộc Niết-bàn; chẳng nên quán đại từ hoặc ở trong hoặc ở ngoài hoặc ở hai bên; chẳng nên quán đại bi, đại hỷ, đại xả hoặc ở trong hoặc ở ngoài hoặc ở hai bên; chẳng nên quán đại từ, hoặc có thể nắm bắt được, hoặc chẳng thể nắm bắt được; chẳng nên quán đại bi, đại hỷ, đại xả, hoặc có thể nắm bắt được, hoặc chẳng thể nắm bắt được.

Lại nữa, Thiện Hiện! Các đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng nên quán ba mươi hai tướng đại sĩ, hoặc thường, hoặc vô thường; chẳng nên quán tám mươi vẻ đẹp kèm theo, hoặc thường, hoặc vô thường; chẳng nên quán ba mươi hai tướng đại sĩ, hoặc vui, hoặc khổ; chẳng nên quán tám mươi vẻ đẹp kèm theo, hoặc vui, hoặc khổ; chẳng nên quán ba mươi hai tướng đại sĩ, hoặc ngã, hoặc vô ngã; chẳng nên quán tám mươi vẻ đẹp kèm theo, hoặc ngã, hoặc vô ngã; chẳng nên quán ba mươi hai tướng đại sĩ, hoặc tịnh, hoặc chẳng tịnh; chẳng nên quán tám mươi vẻ đẹp kèm theo, hoặc tịnh, hoặc chẳng tịnh; chẳng nên quán ba mươi hai tướng đại sĩ, hoặc không, hoặc chẳng không; chẳng nên quán tám mươi vẻ đẹp kèm theo, hoặc không, hoặc chẳng không; chẳng nên quán ba mươi hai tướng đại sĩ, hoặc có tướng, hoặc không tướng; chẳng nên quán tám mươi vẻ đẹp kèm theo, hoặc có tướng, hoặc không tướng; chẳng nên quán ba mươi hai tướng đại sĩ, hoặc có nguyện, hoặc không nguyện; chẳng nên quán tám mươi vẻ đẹp kèm theo, hoặc có nguyện, hoặc không nguyện; chẳng nên quán ba mươi hai tướng đại sĩ, hoặc tịch tịnh, hoặc chẳng tịch tịnh; chẳng nên quán tám mươi vẻ đẹp kèm theo, hoặc tịch tịnh, hoặc chẳng tịch tịnh; chẳng nên quán ba mươi hai tướng đại sĩ, hoặc viễn ly, hoặc chẳng viễn ly; chẳng nên quán tám mươi vẻ đẹp kèm theo, hoặc viễn ly, hoặc chẳng viễn ly; chẳng nên quán ba mươi hai tướng đại sĩ, hoặc hữu vi, hoặc vô vi; chẳng nên quán tám mươi vẻ đẹp kèm theo, hoặc hữu vi, hoặc vô vi; chẳng nên quán ba mươi hai tướng đại sĩ, hoặc hữu lậu, hoặc vô lậu; chẳng nên quán tám mươi vẻ đẹp kèm theo, hoặc hữu lậu, hoặc vô lậu; chẳng nên quán ba mươi hai tướng đại sĩ, hoặc sanh, hoặc diệt; chẳng nên quán tám mươi vẻ đẹp kèm theo, hoặc sanh, hoặc diệt; chẳng nên quán ba mươi hai tướng đại sĩ, hoặc thiện, hoặc chẳng phải thiện; chẳng nên quán tám mươi vẻ đẹp kèm theo, hoặc thiện, hoặc chẳng phải thiện; chẳng nên quán ba mươi hai tướng đại sĩ, hoặc có tội, hoặc không tội; chẳng nên quán tám mươi vẻ đẹp kèm theo, hoặc có tội, hoặc không tội; chẳng nên quán ba mươi hai tướng đại sĩ, hoặc có phiền não, hoặc không phiền não; chẳng nên quán tám mươi vẻ đẹp kèm theo, hoặc có phiền não, hoặc không phiền não; chẳng nên quán ba mươi hai tướng đại sĩ, hoặc thế gian, hoặc xuất thế gian; chẳng nên quán tám mươi vẻ đẹp kèm theo, hoặc thế gian, hoặc xuất thế gian; chẳng nên quán ba mươi hai tướng đại sĩ, hoặc tạp nhiễm, hoặc thanh tịnh; chẳng nên quán tám mươi vẻ đẹp kèm theo, hoặc tạp nhiễm, hoặc thanh tịnh; chẳng nên quán ba mươi hai tướng đại sĩ, hoặc thuộc sanh tử, hoặc thuộc Niết-bàn; chẳng nên quán tám mươi vẻ đẹp kèm theo, hoặc thuộc sanh tử, hoặc thuộc Niết-bàn; chẳng nên quán ba mươi hai tướng đại sĩ hoặc ở trong hoặc ở ngoài hoặc ở hai bên; chẳng nên quán tám mươi vẻ đẹp kèm theo hoặc ở trong hoặc ở ngoài hoặc ở hai bên; chẳng nên quán ba mươi hai tướng đại sĩ, hoặc có thể nắm bắt được, hoặc chẳng thể nắm bắt được; chẳng nên quán tám mươi vẻ đẹp kèm theo, hoặc có thể nắm bắt được, hoặc chẳng thể nắm bắt được.

Lại nữa, Thiện Hiện! Các đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng nên quán pháp không quên mất, hoặc thường, hoặc vô thường; chẳng nên quán tánh luôn luôn xả, hoặc thường, hoặc vô thường; chẳng nên quán pháp không quên mất, hoặc vui, hoặc khổ; chẳng nên quán tánh luôn luôn xả, hoặc vui, hoặc khổ; chẳng nên quán pháp không quên mất, hoặc ngã, hoặc vô ngã; chẳng nên quán tánh luôn luôn xả, hoặc ngã, hoặc vô ngã; chẳng nên quán pháp không quên mất, hoặc tịnh, hoặc chẳng tịnh; chẳng nên quán tánh luôn luôn xả, hoặc tịnh, hoặc chẳng tịnh; chẳng nên quán pháp không quên mất, hoặc không, hoặc chẳng không; chẳng nên quán tánh luôn luôn xả, hoặc không, hoặc chẳng không; chẳng nên quán pháp không quên mất, hoặc có tướng, hoặc không tướng; chẳng nên quán tánh luôn luôn xả, hoặc có tướng, hoặc không tướng; chẳng nên quán pháp không quên mất, hoặc có nguyện, hoặc không nguyện; chẳng nên quán tánh luôn luôn xả, hoặc có nguyện, hoặc không nguyện; chẳng nên quán pháp không quên mất, hoặc tịch tịnh, hoặc chẳng tịch tịnh; chẳng nên quán tánh luôn luôn xả, hoặc tịch tịnh, hoặc chẳng tịch tịnh; chẳng nên quán pháp không quên mất, hoặc viễn ly, hoặc chẳng viễn ly; chẳng nên quán tánh luôn luôn xả, hoặc viễn ly, hoặc chẳng viễn ly; chẳng nên quán pháp không quên mất, hoặc hữu vi, hoặc vô vi; chẳng nên quán tánh luôn luôn xả, hoặc hữu vi, hoặc vô vi; chẳng nên quán pháp không quên mất, hoặc hữu lậu, hoặc vô lậu; chẳng nên quán tánh luôn luôn xả, hoặc hữu lậu, hoặc vô lậu; chẳng nên quán pháp không quên mất, hoặc sanh, hoặc diệt; chẳng nên quán tánh luôn luôn xả, hoặc sanh, hoặc diệt; chẳng nên quán pháp không quên mất, hoặc thiện, hoặc chẳng phải thiện; chẳng nên quán tánh luôn luôn xả, hoặc thiện, hoặc chẳng phải thiện; chẳng nên quán pháp không quên mất, hoặc có tội, hoặc không tội; chẳng nên quán tánh luôn luôn xả, hoặc có tội, hoặc không tội; chẳng nên quán pháp không quên mất, hoặc có phiền não, hoặc không phiền não; chẳng nên quán tánh luôn luôn xả, hoặc có phiền não, hoặc không phiền não; chẳng nên quán pháp không quên mất, hoặc thế gian, hoặc xuất thế gian; chẳng nên quán tánh luôn luôn xả, hoặc thế gian, hoặc xuất thế gian; chẳng nên quán pháp không quên mất, hoặc tạp nhiễm, hoặc thanh tịnh; chẳng nên quán tánh luôn luôn xả, hoặc tạp nhiễm, hoặc thanh tịnh; chẳng nên quán pháp không quên mất, hoặc thuộc sanh tử, hoặc thuộc Niết-bàn; chẳng nên quán tánh luôn luôn xả, hoặc thuộc sanh tử, hoặc thuộc Niết-bàn; chẳng nên quán pháp không quên mất, hoặc ở trong, hoặc ở ngoài, hoặc ở hai bên; chẳng nên quán tánh luôn luôn xả, hoặc ở trong, hoặc ở ngoài, hoặc ở hai bên; chẳng nên quán pháp không quên mất, hoặc có thể nắm bắt được, hoặc chẳng thể nắm bắt được; chẳng nên quán tánh luôn luôn xả, hoặc có thể nắm bắt được, hoặc chẳng thể nắm bắt được.

Lại nữa, Thiện Hiện! Các đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng nên quán trí nhất thiết, hoặc thường, hoặc vô thường; chẳng nên quán trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, hoặc thường, hoặc vô thường; chẳng nên quán trí nhất thiết, hoặc vui, hoặc khổ; chẳng nên quán trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, hoặc vui, hoặc khổ; chẳng nên quán trí nhất thiết, hoặc ngã, hoặc vô ngã; chẳng nên quán trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, hoặc ngã, hoặc vô ngã; chẳng nên quán trí nhất thiết, hoặc tịnh, hoặc chẳng tịnh; chẳng nên quán trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, hoặc tịnh, hoặc chẳng tịnh; chẳng nên quán trí nhất thiết, hoặc không, hoặc chẳng không; chẳng nên quán trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, hoặc không, hoặc chẳng không; chẳng nên quán trí nhất thiết, hoặc có tướng, hoặc không tướng; chẳng nên quán trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, hoặc có tướng, hoặc không tướng; chẳng nên quán trí nhất thiết, hoặc có nguyện, hoặc không nguyện; chẳng nên quán trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, hoặc có nguyện, hoặc không nguyện; chẳng nên quán trí nhất thiết, hoặc tịch tịnh, hoặc chẳng tịch tịnh; chẳng nên quán trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, hoặc tịch tịnh, hoặc chẳng tịch tịnh; chẳng nên quán trí nhất thiết, hoặc viễn ly, hoặc chẳng viễn ly; chẳng nên quán trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, hoặc viễn ly, hoặc chẳng viễn ly; chẳng nên quán trí nhất thiết, hoặc hữu vi, hoặc vô vi; chẳng nên quán trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, hoặc hữu vi, hoặc vô vi; chẳng nên quán trí nhất thiết, hoặc hữu lậu, hoặc vô lậu; chẳng nên quán trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, hoặc hữu lậu, hoặc vô lậu; chẳng nên quán trí nhất thiết, hoặc sanh, hoặc diệt; chẳng nên quán trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, hoặc sanh, hoặc diệt; chẳng nên quán trí nhất thiết, hoặc thiện, hoặc chẳng phải thiện; chẳng nên quán trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, hoặc thiện, hoặc chẳng phải thiện; chẳng nên quán trí nhất thiết, hoặc có tội, hoặc không tội; chẳng nên quán trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, hoặc có tội, hoặc không tội; chẳng nên quán trí nhất thiết, hoặc có phiền não, hoặc không phiền não; chẳng nên quán trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, hoặc có phiền não, hoặc không phiền não; chẳng nên quán trí nhất thiết, hoặc thế gian, hoặc xuất thế gian; chẳng nên quán trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, hoặc thế gian, hoặc xuất thế gian; chẳng nên quán trí nhất thiết, hoặc tạp nhiễm, hoặc thanh tịnh; chẳng nên quán trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, hoặc tạp nhiễm, hoặc thanh tịnh; chẳng nên quán trí nhất thiết, hoặc thuộc sanh tử, hoặc thuộc Niết-bàn; chẳng nên quán trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, hoặc thuộc sanh tử, hoặc thuộc Niết-bàn; chẳng nên quán trí nhất thiết hoặc ở trong hoặc ở ngoài hoặc ở hai bên; chẳng nên quán trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng hoặc ở trong hoặc ở ngoài hoặc ở hai bên; chẳng nên quán trí nhất thiết, hoặc có thể nắm bắt được, hoặc chẳng thể nắm bắt được; chẳng nên quán trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, hoặc có thể nắm bắt được, hoặc chẳng thể nắm bắt được.

Lại nữa, Thiện Hiện! Các đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng nên quán quả Dự-lưu, hoặc thường, hoặc vô thường; chẳng nên quán quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán và quả vị Độc-giác, hoặc thường, hoặc vô thường; chẳng nên quán quả Dự-lưu, hoặc vui, hoặc khổ; chẳng nên quán quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán và quả vị Độc-giác, hoặc vui, hoặc khổ; chẳng nên quán quả Dự-lưu, hoặc ngã, hoặc vô ngã; chẳng nên quán quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán và quả vị Độc-giác, hoặc ngã, hoặc vô ngã; chẳng nên quán quả Dự-lưu, hoặc tịnh, hoặc chẳng tịnh; chẳng nên quán quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán và quả vị Độc-giác, hoặc tịnh, hoặc chẳng tịnh; chẳng nên quán quả Dự-lưu, hoặc không, hoặc chẳng không; chẳng nên quán quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán và quả vị Độc-giác, hoặc không, hoặc chẳng không; chẳng nên quán quả Dự-lưu, hoặc có tướng, hoặc không tướng; chẳng nên quán quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán và quả vị Độc-giác, hoặc có tướng, hoặc không tướng; chẳng nên quán quả Dự-lưu, hoặc có nguyện, hoặc không nguyện; chẳng nên quán quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán và quả vị Độc-giác, hoặc có nguyện, hoặc không nguyện; chẳng nên quán quả Dự-lưu, hoặc tịch tịnh, hoặc chẳng tịch tịnh; chẳng nên quán quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán và quả vị Độc-giác, hoặc tịch tịnh, hoặc chẳng tịch tịnh; chẳng nên quán quả Dự-lưu, hoặc viễn ly, hoặc chẳng viễn ly; chẳng nên quán quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán và quả vị Độc-giác, hoặc viễn ly, hoặc chẳng viễn ly; chẳng nên quán quả Dự-lưu, hoặc hữu vi, hoặc vô vi; chẳng nên quán quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán và quả vị Độc-giác, hoặc hữu vi, hoặc vô vi; chẳng nên quán quả Dự-lưu, hoặc hữu lậu, hoặc vô lậu; chẳng nên quán quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán và quả vị Độc-giác, hoặc hữu lậu, hoặc vô lậu; chẳng nên quán quả Dự-lưu, hoặc sanh, hoặc diệt; chẳng nên quán quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán và quả vị Độc-giác, hoặc sanh, hoặc diệt; chẳng nên quán quả Dự-lưu, hoặc thiện, hoặc chẳng phải thiện; chẳng nên quán quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán và quả vị Độc-giác, hoặc thiện, hoặc chẳng phải thiện; chẳng nên quán quả Dự-lưu, hoặc có tội, hoặc không tội; chẳng nên quán quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán và quả vị Độc-giác, hoặc có tội, hoặc không tội; chẳng nên quán quả Dự-lưu, hoặc có phiền não, hoặc không phiền não; chẳng nên quán quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán và quả vị Độc-giác, hoặc có phiền não, hoặc không phiền não; chẳng nên quán quả Dự-lưu, hoặc thế gian, hoặc xuất thế gian; chẳng nên quán quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán và quả vị Độc-giác, hoặc thế gian, hoặc xuất thế gian; chẳng nên quán quả Dự-lưu hoặc tạp nhiễm, hoặc thanh tịnh; chẳng nên quán quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán và quả vị Độc-giác, hoặc tạp nhiễm, hoặc thanh tịnh; chẳng nên quán quả Dự-lưu, hoặc thuộc sanh tử, hoặc thuộc Niết-bàn; chẳng nên quán quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán và quả vị Độc-giác, hoặc thuộc sanh tử, hoặc thuộc Niết-bàn; chẳng nên quán quả Dự-lưu, hoặc ở trong, hoặc ở ngoài, hoặc ở hai bên; chẳng nên quán quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán và quả vị Độc-giác, hoặc ở trong, hoặc ở ngoài, hoặc ở hai bên; chẳng nên quán quả Dự-lưu, hoặc có thể nắm bắt được, hoặc chẳng thể nắm bắt được; chẳng nên quán quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán và quả vị Độc-giác, hoặc có thể nắm bắt được, hoặc chẳng thể nắm bắt được.

Lại nữa, Thiện Hiện! Các đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng nên quán tất cả hạnh đại Bồ-tát, hoặc thường, hoặc vô thường; chẳng nên quán quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật, hoặc thường, hoặc vô thường; chẳng nên quán tất cả hạnh đại Bồ-tát, hoặc vui, hoặc khổ; chẳng nên quán quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật, hoặc vui, hoặc khổ; chẳng nên quán tất cả hạnh đại Bồ-tát, hoặc ngã, hoặc vô ngã; chẳng nên quán quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật, hoặc ngã, hoặc vô ngã; chẳng nên quán tất cả hạnh đại Bồ-tát, hoặc tịnh, hoặc chẳng tịnh; chẳng nên quán quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật, hoặc tịnh, hoặc chẳng tịnh; chẳng nên quán tất cả hạnh đại Bồ-tát, hoặc không, hoặc chẳng không; chẳng nên quán quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật, hoặc không, hoặc chẳng không; chẳng nên quán tất cả hạnh đại Bồ-tát, hoặc có tướng, hoặc không tướng; chẳng nên quán quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật, hoặc có tướng, hoặc không tướng; chẳng nên quán tất cả hạnh đại Bồ-tát, hoặc có nguyện, hoặc không nguyện; chẳng nên quán quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật, hoặc có nguyện, hoặc không nguyện; chẳng nên quán tất cả hạnh đại Bồ-tát, hoặc tịch tịnh, hoặc chẳng tịch tịnh; chẳng nên quán quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật, hoặc tịch tịnh, hoặc chẳng tịch tịnh; chẳng nên quán tất cả hạnh đại Bồ-tát, hoặc viễn ly, hoặc chẳng viễn ly; chẳng nên quán quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật, hoặc viễn ly, hoặc chẳng viễn ly; chẳng nên quán tất cả hạnh đại Bồ-tát, hoặc hữu vi, hoặc vô vi; chẳng nên quán quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật, hoặc hữu vi, hoặc vô vi; chẳng nên quán tất cả hạnh đại Bồ-tát, hoặc hữu lậu, hoặc vô lậu; chẳng nên quán quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật, hoặc hữu lậu, hoặc vô lậu; chẳng nên quán tất cả hạnh đại Bồ-tát, hoặc sanh, hoặc diệt; chẳng nên quán quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật, hoặc sanh, hoặc diệt; chẳng nên quán tất cả hạnh đại Bồ-tát, hoặc thiện, hoặc chẳng phải thiện; chẳng nên quán quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật, hoặc thiện, hoặc chẳng phải thiện; chẳng nên quán tất cả hạnh đại Bồ-tát, hoặc có tội, hoặc không tội; chẳng nên quán quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật, hoặc có tội, hoặc không tội; chẳng nên quán tất cả hạnh đại Bồ-tát, hoặc có phiền não, hoặc không phiền não; chẳng nên quán quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật, hoặc có phiền não, hoặc không phiền não; chẳng nên quán tất cả hạnh đại Bồ-tát, hoặc thế gian, hoặc xuất thế gian; chẳng nên quán quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật, hoặc thế gian, hoặc xuất thế gian; chẳng nên quán tất cả hạnh đại Bồ-tát, hoặc tạp nhiễm, hoặc thanh tịnh; chẳng nên quán quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật, hoặc tạp nhiễm, hoặc thanh tịnh; chẳng nên quán tất cả hạnh đại Bồ-tát, hoặc thuộc sanh tử, hoặc thuộc Niết-bàn; chẳng nên quán quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật, hoặc thuộc sanh tử, hoặc thuộc Niết-bàn; chẳng nên quán tất cả hạnh đại Bồ-tát, hoặc ở trong, hoặc ở ngoài, hoặc ở hai bên; chẳng nên quán quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật, hoặc ở trong, hoặc ở ngoài, hoặc ở hai bên; chẳng nên quán tất cả hạnh đại Bồ-tát, hoặc có thể nắm bắt được, hoặc chẳng thể nắm bắt được; chẳng nên quán quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật, hoặc có thể nắm bắt được, hoặc chẳng thể nắm bắt được.

Lại nữa, Thiện Hiện! Các đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, hoặc đại Bồ-tát, hoặc Bát-nhã-ba-la-mật-đa, hoặc danh xưng cả hai, đều chẳng thấy ở trong cõi hữu vi, cũng chẳng thấy ở trong cõi vô vi. Vì sao? Thiện Hiện! Vì các đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, đối với tất cả pháp, chẳng khởi phân biệt, không phân biệt sự sai khác. Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, đối với tất cả pháp, an trụ vô phân biệt, có khả năng tu bố thí Ba-la-mật-đa, cũng có khả năng tu tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa; có khả năng an trụ cái không nội, cũng có khả năng an trụ cái không ngoại, cái không nội ngoại, cái không không, cái không lớn, cái không thắng nghĩa, cái không hữu vi, cái không vô vi, cái không rốt ráo, cái không không biên giới, cái không tản mạn, cái không không đổi khác, cái không bổn tánh, cái không tự tướng, cái không cộng tướng, cái không tất cả pháp, cái không chẳng thể nắm bắt được, cái không không tánh, cái không tự tánh, cái không không tánh tự tánh; có khả năng an trụ chơn như; cũng có khả năng an trụ pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cõi hư không, cõi không thể nghĩ bàn; có khả năng tu bốn niệm trụ; cũng có khả năng tu bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo; có khả năng an trụ thánh đế khổ; cũng có khả năng an trụ thánh đế tập, diệt, đạo; có khả năng tu bốn tịnh lự; cũng có khả năng tu bốn vô lượng, bốn định vô sắc; có khả năng tu tám giải thoát; cũng có khả năng tu tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ; có khả năng tu pháp môn giải thoát không; cũng có khả năng tu pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện; có khả năng tu tất cả pháp môn Đà-la-ni, cũng có khả năng tu tất cả pháp môn Tam-ma-địa; có khả năng tu bậc Cực hỷ, cũng có khả năng tu bậc Ly cấu, bậc Phát quang, bậc Diệm tuệ, bậc Cực nan thắng, bậc Hiện tiền, bậc Viễn hành, bậc Bất động, bậc Thiện tuệ, bậc Pháp vân; có khả năng tu năm loại mắt; cũng có khả năng tu sáu phép thần thông; có khả năng tu mười lực của Phật; cũng có khả năng tu bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng; có khả năng tu pháp không quên mất; cũng có khả năng tu tánh luôn luôn xả; có khả năng tu trí nhất thiết; cũng có khả năng tu trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng. Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy, trong những khi tu hành như thế, chẳng thấy đại Bồ-tát, chẳng thấy danh xưng đại Bồ-tát, chẳng thấy Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng thấy danh xưng Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chỉ chuyên cần cầu trí nhất thiết trí. Vì sao? Thiện Hiện! Vì đại Bồ-tát ấy, tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, đối với tất cả pháp, khéo đạt thật tướng, vì biết trong đó, không nhiễm, không tịnh.

Lại nữa, thiện Hiện! Các đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nên biết như thật, danh xưng là giả đặt bày ra, pháp là giả đặt bày ra. Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy, đã biết như thật, danh là giả, pháp là giả rồi; chẳng đắm sắc; chẳng đắm thọ, tưởng, hành, thức; chẳng đắm nhãn xứ; chẳng đắm nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ; chẳng đắm sắc xứ; chẳng đắm thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ; chẳng đắm nhãn giới; chẳng đắm nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới; chẳng đắm sắc giới; chẳng đắm thanh, hương, vị, xúc, pháp giới; chẳng đắm nhãn thức giới; chẳng đắm nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới; chẳng đắm nhãn xúc; chẳng đắm nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc; chẳng đắm các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, hoặc vui, hoặc khổ, hoặc chẳng khổ, hoặc chẳng vui; chẳng đắm các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra, hoặc vui, hoặc khổ, hoặc chẳng khổ, hoặc chẳng vui; chẳng đắm địa giới; chẳng đắm thủy, hỏa, phong, không, thức giới; chẳng đắm nhân duyên; chẳng đắm đẳng vô gián duyên, sở duyên duyên, tăng thượng duyên và các pháp do duyên sanh ra; chẳng đắm vô minh; chẳng đắm hành thức danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, lo, phiền; chẳng đắm cõi hữu vi; chẳng đắm cõi vô vi; chẳng đắm cõi hữu lậu; chẳng đắm cõi vô lậu; chẳng đắm bố thí Ba-la-mật-đa; chẳng đắm tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, bát nhã, phương tiện, thiện xảo, diệu nguyện, lực, trí Ba-la-mật-đa; chẳng đắm cái không nội; chẳng đắm cái không ngoại, cái không nội ngoại, cái không không, cái không lớn, cái không thắng nghĩa, cái không hữu vi, cái không vô vi, cái không rốt ráo, cái không không biên giới, cái không tản mạn, cái không không đổi khác, cái không bổn tánh, cái không tự tướng, cái không cộng tướng, cái không tất cả pháp, cái không chẳng thể nắm bắt được, cái không không tánh, cái không tự tánh, cái không không tánh tự tánh; chẳng đắm chơn như; chẳng đắm pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cõi hư không, cõi không thể nghĩ bàn; chẳng đắm bốn niệm trụ; chẳng đắm bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo; chẳng đắm thánh đế khổ; chẳng đắm thánh đế tập, diệt, đạo; chẳng đắm bốn tịnh lự; chẳng đắm bốn vô luợng, bốn định vô sắc; chẳng đắm tám giải thoát; chẳng đắm tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ; chẳng đắm pháp môn giải thoát không; chẳng đắm pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện; chẳng đắm pháp môn Đà-la-ni; chẳng đắm pháp môn Tam-ma-địa; chẳng đắm bậc Cực hỷ; chẳng đắm bậc Ly cấu, bậc Phát quang, bậc Diệm tuệ, bậc Cực nan thắng, bậc Hiện tiền, bậc Viễn hành, bậc Bất động, bậc Thiện tuệ, bậc Pháp vân; chẳng đắm năm loại mắt; chẳng đắm sáu phép thần thông; chẳng đắm mười lực của Phật; chẳng đắm bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng; chẳng đắm đại từ; chẳng đắm đại bi, đại hỷ, đại xả; chẳng đắm ba mươi hai tướng đại sĩ; chẳng đắm tám mươi vẻ đẹp kèm theo; chẳng đắm pháp không quên mất; chẳng đắm tánh luôn luôn xả; chẳng đắm trí nhất thiết; chẳng đắm trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng; chẳng đắm quả Dự-lưu; chẳng đắm quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán và quả vị Độc-giác; chẳng đắm tất cả hạnh đại Bồ-tát; chẳng đắm quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật; chẳng đắm ngã; chẳng đắm hữu tình, dòng sinh mạng, sự sanh, sự dưỡng, sự trưởng thành, chủ thể luân hồi, người do người sanh, ngã tối thắng, khả năng làm việc, khả năng khiến người làm việc,khả năng tạo nghiệp, khả năng khiến người tạo nghiệp, tự thọ quả báo, khiến người thọ quả báo, cái biết, cái thấy; chẳng đắm dị sanh; chẳng đắm bậc Thánh; chẳng đắm Bồ-tát; chẳng đắm Như Lai; chẳng đắm danh; chẳng đắm tướng; chẳng đắm nghiêm tịnh cõi Phật; chẳng đắm thành thục hữu tình; chẳng đắm phương tiện thiện xảo. Vì sao vậy? Vì tất cả pháp đều không sở hữu, nên năng đắm, sở đắm, nơi đắm, lúc đắm, đều không thể nắm bắt được.

Như vậy, Thiện Hiện! Các đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, vì đối với tất cả pháp không đắm, nên có khả năng tăng trưởng bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát nhã, phương tiện thiện xảo, diệu nguyện, lực, trí Ba-la-mật-đa; cũng có khả năng an trụ cái không nội, cái không ngoại, cái không nội ngoại, cái không không, cái không lớn, cái không thắng nghĩa, cái không hữu vi, cái không vô vi, cái không rốt ráo, cái không không biên giới, cái không tản mạn, cái không không đổi khác, cái không bổn tánh, cái không tự tướng, cái không cộng tướng, cái không tất cả pháp, cái không chẳng thể nắm bắt được, cái không không tánh, cái không tự tánh, cái không không tánh tự tánh; cũng có khả năng an trụ chơn như, pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi cái khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cõi hư không, cõi không thể nghĩ bàn; cũng có khả năng tăng trưởng bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo; cũng có khả năng an trụ thánh đế khổ, thánh đế tập, diệt, đạo; cũng có khả năng tăng trưởng bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc; cũng có khả năng tăng trưởng tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ; cũng có khả năng tăng trưởng pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện; cũng có khả năng thu nhập Niết-bàn, xa lìa sanh tử của Bồ-tát; cũng có khả năng an trụ bậc bất thối chuyển Bồ-tát; cũng có khả năng viên mãn tất cả pháp môn Đà-la-ni, pháp môn Tam-ma-địa; cũng có khả năng viên mãn bậc Cực hỷ, bậc Ly cấu, bậc Phát quang, bậc Diệm tuệ, bậc Cực nan thắng, bậc Hiện tiền, bậc Viễn hành, bậc Bất động, bậc Thiện tuệ, bậc Pháp vân; cũng có khả năng viên mãn năm loại mắt, sáu phép thần thông; cũng có khả năng viên mãn mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng; cũng có khả năng viên mãn đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả; cũng có khả năng viên mãn ba mươi hai tướng đại sĩ, tám mươi vẻ đẹp kèm theo; cũng có khả năng viên mãn pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả; cũng có khả năng viên mãn trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng; cũng chứng đắc thần thông tối thắng của Bồ-tát; khi đầy đủ thần thông rồi, từ cõi Phật này, đến cõi Phật cái khác, vì muốn thành thục các loại hữu tình, vì muốn nghiêm tịnh cõi Phật của mình và vì muốn thấy Như lai Ứng Chánh Đẳng Giác; khi được thấy rồi, cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen, khiến các căn lành đều được sanh trưởng; khi căn lành sanh trưởng rồi, tùy chỗ ưa nghe mà Chánh pháp của chư Phật, đều được nghe và nhận; khi đã nghe và nhận rồi, cho đến khi an tọa tòa Bồ-đề nhiệm mầu, chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột, thường không quên mất. Đối với tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa, đều được tự tại. Như vậy, Thiện Hiện! Các đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nên biết như thật, danh là giả, pháp là giả.

Lại nữa, Thiện Hiện! Cái gọi là đại Bồ-tát, theo ý ông thì sao? Chính cái sắc là đại Bồ-tát chăng?

- Bạch Thế Tôn! Không!

- Chính thọ, tưởng, hành, thức là đại Bồ-tát chăng?

- Bạch Thế Tôn! Không!

- Cái khác với sắc là đại Bồ-tát chăng?

- Bạch Thế Tôn! Không!

- Cái khác với thọ, tưởng, hành, thức là đại Bồ-tát chăng?

- Bạch Thế Tôn! Không!

- Trong sắc có đại Bồ-tát chăng?

- Bạch Thế Tôn! Không!

- Trong thọ, tưởng, hành, thức có đại Bồ-tát chăng?

- Bạch Thế Tôn! Không!

- Trong đại Bồ-tát có sắc chăng?

- Bạch Thế Tôn! Không!

- Trong đại Bồ-tát có thọ, tưởng, hành, thức chăng?

- Bạch Thế Tôn! Không!

- Lìa sắc có đại Bồ-tát chăng?

- Bạch Thế Tôn! Không!

- Lìa thọ, tưởng, hành, thức có đại Bồ-tát chăng?

- Bạch Thế Tôn! Không!

Lại nữa, Thiện Hiện! Cái gọi là đại Bồ-tát, theo ý ông thì sao? - Chính nhãn xứ là đại Bồ-tát chăng?

- Bạch Thế Tôn! Không!

- Chính nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là đại Bồ-tát chăng?

- Bạch Thế Tôn! Không!

- Cái khác với nhãn xứ là đại Bồ-tát chăng?

- Bạch Thế Tôn! Không!

- Cái khác với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là đại Bồ-tát chăng?

- Bạch Thế Tôn! Không!

- Trong nhãn xứ có đại Bồ-tát chăng?

- Bạch Thế Tôn! Không!

- Trong nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ có đại Bồ-tát chăng?

- Bạch Thế Tôn! Không!

- Trong đại Bồ-tát có nhãn xứ chăng?

- Bạch Thế Tôn! Không!

- Trong đại Bồ-tát có nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ chăng?

- Bạch Thế Tôn! Không!

- Lìa nhãn xứ có đại Bồ-tát chăng?

- Bạch Thế Tôn! Không!

- Lìa nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ có đại Bồ-tát chăng?

- Bạch Thế Tôn! Không!

Lại nữa, Thiện Hiện! Cái gọi là đại Bồ-tát, theo ý ông thì sao? - Chính sắc xứ là đại Bồ-tát chăng?

- Bạch Thế Tôn! Không!

- Chính thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là đại Bồ-tát chăng?

- Bạch Thế Tôn! Không!

- Cái khác với sắc xứ là đại Bồ-tát chăng?

- Bạch Thế Tôn! Không!

- Cái khác với thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là đại Bồ-tát chăng?

- Bạch Thế Tôn! Không!

- Trong sắc xứ có đại Bồ-tát chăng?

- Bạch Thế Tôn! Không!

- Trong thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ có đại Bồ-tát chăng?

- Bạch Thế Tôn! Không!

- Trong đại Bồ-tát có sắc xứ chăng?

- Bạch Thế Tôn! Không!

- Trong đại Bồ-tát có thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ chăng?

- Bạch Thế Tôn! Không!

- Lìa sắc xứ có đại Bồ-tát chăng?

- Bạch Thế Tôn! Không!

- Lìa thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ có đại Bồ-tát chăng?

- Bạch Thế Tôn! Không!

Lại nữa, Thiện Hiện! Cái gọi là đại Bồ-tát, theo ý ông thì sao? - Chính nhãn giới là đại Bồ-tát chăng?

- Bạch Thế Tôn! Không!

- Chính nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới là đại Bồ-tát chăng?

- Bạch Thế Tôn! Không!

- Cái khác với nhãn giới là đại Bồ-tát chăng?

- Bạch Thế Tôn! Không!

- Cái khác với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới là đại Bồ-tát chăng?

- Bạch Thế Tôn! Không!

- Trong nhãn giới có đại Bồ-tát chăng?

- Bạch Thế Tôn! Không!

- Trong nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới có đại Bồ-tát chăng?

- Bạch Thế Tôn! Không!

- Trong đại Bồ-tát có nhãn giới chăng?

- Bạch Thế Tôn! Không!

- Trong đại Bồ-tát có nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới chăng?

- Bạch Thế Tôn! Không!

- Lìa nhãn giới có đại Bồ-tát chăng?

- Bạch Thế Tôn! Không!

- Lìa nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới có đại Bồ-tát chăng?

- Bạch Thế Tôn Không !

Lại nữa, Thiện Hiện! Cái gọi là đại Bồ-tát, theo ý ông thì sao? - Chính sắc giới là đại Bồ-tát chăng?

- Bạch Thế Tôn! Không!

- Chính thanh, hương, vị, xúc, pháp giới là đại Bồ-tát chăng?

- Bạch Thế Tôn! Không!

- Cái khác với sắc giới là đại Bồ-tát chăng?

- Bạch Thế Tôn! Không!

- Cái khác với thanh, hương, vị, xúc, pháp giới là đại Bồ-tát chăng?

- Bạch Thế Tôn! Không!

- Trong sắc giới có đại Bồ-tát chăng?

- Bạch Thế Tôn! Không!

- Trong thanh, hương, vị, xúc, pháp giới có đại Bồ-tát chăng?

- Bạch Thế Tôn! Không!

- Trong đại Bồ-tát có sắc giới chăng?

- Bạch Thế Tôn! Không!

- Trong đại Bồ-tát có thanh, hương, vị, xúc, pháp giới chăng?

- Bạch Thế Tôn! Không!

- Lìa sắc giới có đại Bồ-tát chăng?

- Bạch Thế Tôn! Không!

- Lìa thanh, hương, vị, xúc, pháp giới có đại Bồ-tát chăng?

- Bạch Thế Tôn! Không!

Lại nữa, Thiện Hiện! Cái gọi là đại Bồ-tát, theo ý ông thì sao? - Chính nhãn thức giới là đại Bồ-tát chăng?

- Bạch Thế Tôn! Không!

- Chính nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới là đại Bồ-tát chăng?

- Bạch Thế Tôn! Không!

- Cái khác với nhãn thức giới là đại Bồ-tát chăng?

- Bạch Thế Tôn! Không!

- Cái khác với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới là đại Bồ-tát chăng?

- Bạch Thế Tôn! Không!

- Trong nhãn thức giới có đại Bồ-tát chăng?

- Bạch Thế Tôn! Không!

- Trong nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới có đại Bồ-tát chăng?

- Bạch Thế Tôn! Không!

- Trong đại Bồ-tát có nhãn thức giới chăng?

- Bạch Thế Tôn! Không!

- Trong đại Bồ-tát có nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới chăng?

- Bạch Thế Tôn! Không!

- Lìa nhãn thức giới có đại Bồ-tát chăng?

- Bạch Thế Tôn! Không!

- Lìa nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới có đại Bồ-tát chăng?

- Bạch Thế Tôn! Không!

Lại nữa, Thiện Hiện! Cái gọi là đại Bồ-tát, theo ý ông thì sao? - Chính nhãn xúc là đại Bồ-tát chăng?

- Bạch Thế Tôn! Không!

- Chính nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc là đại Bồ-tát chăng?

- Bạch Thế Tôn! Không!

- Cái khác với nhãn xúc là đại Bồ-tát chăng?

- Bạch Thế Tôn! Không!

- Cái khác với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc là đại Bồ-tát chăng?

- Bạch Thế Tôn! Không!

- Trong nhãn xúc có đại Bồ-tát chăng?

- Bạch Thế Tôn! Không!

- Trong nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc có đại Bồ-tát chăng?

- Bạch Thế Tôn! Không!

- Trong đại Bồ-tát có nhãn xúc chăng?

- Bạch Thế Tôn! Không!

- Trong đại Bồ-tát có nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc chăng?

- Bạch Thế Tôn! Không!

- Lìa nhãn xúc có đại Bồ-tát chăng?

- Bạch Thế Tôn! Không!

- Lìa nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc có đại Bồ-tát chăng?

- Bạch Thế Tôn! Không!

Lại nữa, Thiện Hiện! Cái gọi là đại Bồ-tát, theo ý ông thì sao? - Chính các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, là đại Bồ-tát chăng?

- Bạch Thế Tôn! Không!

- Chính các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra, là đại Bồ-tát chăng?

- Bạch Thế Tôn! Không!

- Cái khác với các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra là đại Bồ-tát chăng?

- Bạch Thế Tôn! Không!

- Cái khác với các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra, là đại Bồ-tát chăng?

- Bạch Thế Tôn! Không!

- Trong các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, có đại Bồ-tát chăng?

- Bạch Thế Tôn! Không!

- Trong các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra, có đại Bồ-tát chăng?

- Bạch Thế Tôn! Không!

- Trong đại Bồ-tát có các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra chăng?

- Bạch Thế Tôn! Không!

- Trong đại Bồ-tát có các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra chăng?

- Bạch Thế Tôn! Không!

- Lìa các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, có đại Bồ-tát chăng?

- Bạch Thế Tôn! Không!

- Lìa các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra, có đại Bồ-tát chăng?

- Bạch Thế Tôn! Không!

Lại nữa, Thiện Hiện! Cái gọi là đại Bồ-tát, theo ý ông thì sao? - Chính địa giới là đại Bồ-tát chăng?

- Bạch Thế Tôn! Không!

- Chính thủy, hỏa, phong, không, thức giới là đại Bồ-tát chăng?

- Bạch Thế Tôn! Không!

- Cái khác với địa giới là đại Bồ-tát chăng?

- Bạch Thế Tôn! Không!

- Cái khác với thủy, hỏa, phong, không, thức giới là đại Bồ-tát chăng?

- Bạch Thế Tôn! Không!

- Trong địa giới có đại Bồ-tát chăng?

- Bạch Thế Tôn! Không!

- Trong thủy, hỏa, phong, không, thức giới có đại Bồ-tát chăng?

- Bạch Thế Tôn! Không!

- Trong đại Bồ-tát có địa giới chăng?

- Bạch Thế Tôn! Không!

- Trong đại Bồ-tát có thủy, hỏa, phong, không, thức giới chăng?

- Bạch Thế Tôn! Không!

- Lìa địa giới có đại Bồ-tát chăng?

- Bạch Thế Tôn! Không!

- Lìa thủy, hỏa, phong, không, thức giới có đại Bồ-tát chăng?

- Bạch Thế Tôn! Không!

Lại nữa, Thiện Hiện! Cái gọi là đại Bồ-tát, theo ý ông thì sao? - Chính nhân duyên là đại Bồ-tát chăng?

- Bạch Thế Tôn! Không!

- Chính đẳng vô gián duyên, sở duyên duyên, tăng thượng duyên là đại Bồ-tát chăng?

- Bạch Thế Tôn! Không!

- Cái khác với nhân duyên là đại Bồ-tát chăng?

- Bạch Thế Tôn! Không!

- Cái khác với đẳng vô gián duyên, sở duyên duyên, tăng thượng duyên là đại Bồ-tát chăng?

- Bạch Thế Tôn! Không!

- Trong nhân duyên có đại Bồ-tát chăng?

- Bạch Thế Tôn! Không!

- Trong đẳng vô gián duyên, sở duyên duyên, tăng thượng duyên có đại Bồ-tát chăng?

- Bạch Thế Tôn! Không!

- Trong đại Bồ-tát có nhân duyên chăng?

- Bạch Thế Tôn! Không!

- Trong đại Bồ-tát có đẳng vô gián duyên, sở duyên duyên, tăng thượng duyên chăng?

- Bạch Thế Tôn! Không!

- Lìa nhân duyên có đại Bồ-tát chăng?

- Bạch Thế Tôn! Không!

- Lìa đẳng vô gián duyên, sở duyên duyên, tăng thượng duyên có đại Bồ-tát chăng?

- Bạch Thế Tôn! Không!

Lại nữa, Thiện Hiện! Cái gọi là đại Bồ-tát, theo ý ông thì sao? - Chính pháp do duyên sanh ra, là đại Bồ-tát chăng?

- Bạch Thế Tôn! Không!

- Cái khác với pháp do duyên sanh ra, là đại Bồ-tát chăng?

- Bạch Thế Tôn! Không!

- Trong pháp do duyên sanh ra có đại Bồ-tát chăng?

- Bạch Thế Tôn! Không!

- Trong đại Bồ-tát có pháp do duyên sanh ra chăng?

- Bạch Thế Tôn! Không!

- Lìa pháp do duyên sanh ra có đại Bồ-tát chăng?

- Bạch Thế Tôn! Không!                                             

 
Quyển thứ 13
Hết

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24/12/2022(Xem: 3738)
Sư bà Hải Triều Âm là một bậc tu hành mẫu mực, một tấm gương sáng ngời cho tất cả những hành giả đang bước theo con đường Đức Phật đã chỉ dạy, cho cả ni lẫn tăng xuất gia và hàng cư sĩ tại gia. Ngài được xem như là hiện thân của một Sư Tổ Kiều Đàm Di thời hiện đại. Bài viết dưới đây có tựa là “Di Chúc Của Sư Bà Hải Triều Âm” được phổ biến trên mạng trong những tháng năm sau ngày Sư Bà mất 31 tháng 7, 2013.
14/11/2022(Xem: 3311)
Ngày 12,13-11 (19,20-10-Nhâm Dần), BTS GHPGVN tỉnh Khánh Hòa và môn đồ pháp quyến đã trọng thể tổ chức lễ Đại tường Trưởng lão Hòa thượng Thích Ngộ Tánh, nguyên UV HĐTS, Trưởng BTS kiêm Trưởng ban Tăng sự GHPGVN tỉnh Khánh Hòa, viện chủ chùa Thiên Bửu (thôn Bình Thành, xã Ninh Bình, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa) và chùa Đức Hòa, phường Ninh Hiệp.
11/11/2022(Xem: 3274)
Sáng ngày 09/11/2022 (nhằm ngày 16 tháng 10 Nhâm Dần), môn đồ pháp quyến chùa Diên Thọ đã trang nghiêm tổ chức lễ húy nhật lần thứ 31 cố Hoà thượng Thích Hải Tuệ - Trừng San (Tân Mùi 1991- Nhâm Dần 2022). Đến tham dự lễ tưởng niệm có sự hiện diện của Chư tôn Hoà thượng: - Hoà thượng Thích Trừng Thi (chùa Tòng Lâm Lô Sơn) - Hoà thượng Thích Thiện Thông (chùa Sắc Tứ Minh Thiện) - Hoà thượng Thích Phước An (chùa Hải Đức) - Hoà thượng Thích Tâm Trí (chùa An Dưỡng) - Hoà thượng Thích Chí Viên (Linh Phong Cổ Tự) - Hoà thượng Thích Như Minh (chùa Sắc Tứ Liên Hoa) - Hoà thượng Thích Đức Thành (chùa Pháp Tánh) - Hoà thượng Thích Nguyên Minh (chùa Sắc Tứ Kim Sơn)
11/11/2022(Xem: 2335)
Sáng nay 11-11-2022 (18-10-Nhâm Dần), tại chùa Đức Hòa - Văn phòng Ban Trị sự GHPGVN thị xã Ninh Hòa, lễ tưởng niệm Đại tường có Trưởng lão Hòa thượng Thích Ngộ Tánh, nối dòng Lâm Tế đời thứ 45, Ủy viên Hội đồng Trị sự, Trưởng ban Trị sự GHPGVN tỉnh Khánh Hòa, kiêm Trưởng ban Tăng sự tỉnh; viện chủ Tổ đình Thiên Bửu và chùa Đức Hòa.
07/11/2022(Xem: 3370)
Trong giai đoạn đầu thế kỷ XVII, các chúa Nguyễn với quá trình mở đất xuống phương Nam, ngoài việc lưu tâm đến khai hoang, mở đất, lập làng, phát triển kinh tế xã hội, xây dựng luật nghi phép tắc nhưng các vị cũng không quên xây dựng và sử dụng Phật giáo như một hệ tư tưởng chuẩn mực cho đạo đức xã hội.
30/10/2022(Xem: 2424)
Sáng nay, mồng 5 tháng 10 Nhâm Dần (29/10/2022), bầu trời xám xịt, mưa bay lất phất những hạt nhẹ li ti gây nên cảm giác buồn man mác cho những người con xa Cha, vắng Mẹ, nhớ thương Thầy... Môn đồ Pháp quyến Tổ đình Linh Sơn Pháp Bảo đã thiết lễ Huý nhật lần thứ nhất cố Trưởng lão Hoà thượng Thích Như Ý - Nguyên Thành viên Hội đồng Chứng minh Trung Ương GHPGVN, Chứng minh Ban Trị sự GHPGVN Tỉnh Khánh Hoà, Viện chủ Tổ Đình Linh Sơn Pháp Bảo - Thành phố Nha Trang, Tỉnh Khánh Hoà.
27/10/2022(Xem: 2470)
Cố Ni trưởng Thích nữ Như Phương, thế danh Lê thị Thanh Cúc, sinh năm Mậu Tý (1948), xuất thân trong một gia đình nông nghiệp, tin Phật và phụng thờ Tam Bảo tại làng Tam Tân, xã Tân Tiến, thị xã LaGi, tỉnh Bình Thuận. Thân phụ là cụ ông Lê Thanh Trước -Pháp danh Minh Tiền, thân mẫu là cụ bà Nguyễn Thị Đặng- Pháp danh Thục Bông. Ni trưởng là con gái trưởng trong một gia đình có 6 chị em. Thuở nhỏ, Ni trưởng đã mến mộ Phật Pháp và tham gia sinh hoạt gia đình Phật tử tại chùa làng. Năm Canh Tý ( 1960) nhân ngày vía đức Bồ Tát Quán Thế Âm, Ni trưởng cùng thân phụ và em trai lên núi Tà Cú lễ Phật tại tổ đình Linh Sơn Long Đoàn (chùa dưới). Ni trưởng được duyên lành đảnh lễ Đại lão Hòa thượng Quảng Nhơn- Ấn Tâm làm thầy truyền tam quy giới, ban cho tự Thục Hương, từ đó tâm bồ đề khai mở, chí cắt ái ly gia ngày thêm mạnh mẽ.
22/10/2022(Xem: 2298)
Dấu tình chiếc áo nâu sòng, Ôm ngàn hạnh nguyện, giữa dòng thiền tâm. Mây bay vạn dặm dư âm, Hương xưa đọng lại, lặng thầm thế gian. Lãng Vân quê cũ âm ban, Thác sanh chú bé, cười vang giữa đời. Xuân Phương danh ứng thành người, Học lên thâm hiểu, nhặt lời xuất gia.
21/10/2022(Xem: 2877)
Tỉnh Khánh Hòa xưa vốn là vùng đất của người Chăm. Sau cuộc chiến tranh biên giới vệ quốc chống quân Chiêm Thành năm Quý Tỵ [1653] đời chúa Nguyễn Phúc Tần, Khánh Hòa chính thức trở thành vùng trấn biên mới của Đại Việt. Từ đó, lãnh thổ nước ta kéo dài thêm về Nam từ núi Đá Bia đến phía Đông sông Phan Rang đặt làm dinh Thái Khang.
11/09/2022(Xem: 7465)
Phật tử Hoàng Đức Thành, pháp danh Tâm Đức sinh năm 1975 tại Sài Gòn, cùng gia đình đến định cư tại Hoa Kỳ từ năm 1991. Tốt nghiệp Bác sỹ Y Khoa năm 2004. Hiện đang làm Giám Đốc Chương Trình Nghiên Cứu Chuyên Khoa Nội Tiết tại Bệnh viện Quân Y Hoa Kỳ Walter Reed tại Bethesda, Maryland. Ông cũng chịu trách nhiệm giảng dạy và đào tạo các bác sĩ chuyên khoa Nội tiết cho Hải quân và Lục quân Hoa kỳ (US Navy & Army). Ngoài công việc chuyên môn, Bác sĩ Tâm Đức là một huynh trưởng Gia Đình Phật Tử của Chùa Giác Hoàng, Thủ đô Washington D.C., từ năm 1993 đến nay (2017). Bác sĩ phụ trách hướng dẫn Phật pháp cho các anh chị em trong GĐPT và các chương trình nhạc Lễ và chương trình văn nghệ ở chùa Giác Hoàng và các chùa lân cận. Từ những sinh hoạt này, Bác sĩ Tâm Đức đã viết nhiều nhạc phẩm để phổ biến cái hay cái đẹp của lời Phật dạy trong đời sống, đến nay đã có nhiều Album nhạc phát hành để cống hiến cho cộng đồng Phật giáo. (nghe nhạc của Bác Sĩ Tâm Đức)
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]