Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thiền Sư Liễu Quán

09/04/201319:59(Xem: 6740)
Thiền Sư Liễu Quán
90tolieuquan2

THIỀNSƯ LIỄU QUÁN, CHÙA THIỀN TÔN - HUẾ

Hòa thượng Thích Thiện Siêu

---o0o---

Nước ta từ sau ngày Doãn Quốc Công Nguyễn Hoàng (1558 - 1613) vào trấn thủ đất Thuận Quảng, dần dần biến thành một vùng cai trị riêng cắt đứt liên hệ với vua Lê ở miền Bắc, lấy sông Danh làm ranh giới chia cắt Việt Nam thành hai mà sử gọi là Đàng Trong và Đàng Ngoài.

Tuy nhiên, chế độ cầm quyền dù có khác nhau mà lòng dân vẫn là một. Dân Đàng Trong hay dân Đàng ngoài vẫn coi nước Việt Nam là một, phong tục tập quán, văn hóa, tín ngưỡng vẫn giống nhau. Dân Đàng Ngoài tin Phật giáo, dân Đàng Trong cũng tin Phật giáo, mặc dù Phật giáo lúc này đã suy vi rất nhiều so với Phật giáo thời Lý Trần. Song do có lòng tin đó, mà Đàng Trong hay Đàng Ngoài vẫn có các vị Thiền sư kể cả các vị Thiền sư Trung Quốc qua tiếp tục truyền bá đạo Thiền thuộc phái Lâm Tế và Tào Động.

Gặp lúc ở Tàu nhà Mãn Thanh lên thay nhà Minh, những Tăng sĩ Tàu không thần phục nhà Thanh mới bỏ sang Việt Nam. Người vào đất Bắc như Chuyết Công Hòa thượng, Minh Lương Hòa thượng, người vào đất Nam như Tế Viên Hòa thượng, Giác Phong Lão tổ, Thọ Tôn Nguyên Thiều, Minh Hoằng Tử Dung, Thạch Liêm Đại Sánv.v... sang ở vùng Thuận Hóa và Bình Định. Trong khoảng thời gian này, ở Đàng Trong có một vị Thiền sư Việt Nam, đạo đức cao siêu, tâm quang sáng rực, được tôn làm Tổ, đó là Hòa thượng Liễu Quánmà cuộc đời của Ngài thật là một tấm gương tốt chói lọi của một trong những vị Sư thông thái nhất xứ này.

Tổ Liễu Quán mở pháp môn ở núi Thiên Thai thuộc Thuận Hóa. Ngài đặt bài kệ: "Thật Tế Đại Đạo, Tánh Hải Thanh Trừng v.v..." để làm pháp hệ truyền thừa mãi đến nay vẫn còn tiếp nối. Hầu hết các chùa ở vùng Trung và Nam Việt đều thuộc phái Thiền Lâm Tế này, trong khi việc truyền bá của các vị Thiền sư Trung Quốc không mấy rộng rãi và liên tục cho bằng. Tổ Liễu Quán thật đã có một vị trí sáng chói trong lịch sử Phật giáo cuối đời Hậu Lê. Vậy ở đây ta hãy tìm hiểu rõ hơn về ngài.

Ở khoảng ba cây số về phía Nam đàn Nam giao có một ngôi tháp đến nay còn được giữ gìn hoàn hảo đẹp đẽ ở trên một thửa đất có tường thành bao quanh, có tam cấp và hồ sen. Đó là ngôi tháp của Tổ Liễu Quán. Có thể nói đây là ngôi tháp hùng vĩ, cổ kính, uy nghiêm nhất từ xưa còn lại ở miền Trung và Nam Việt.

Khuôn viên thấp gồm có kiến trúc Pháp tường thành, nền hồ vôi, rộng vào khoảng 70 mét vuông, nếu kể toàn diện tích đất chung quanh thì có thể gần một héc-ta, trong đó có phần trồng thông và xoài.

Tháp có hai lớp tường thành bằng đá bao quanh. Lớp trong hình bát giác cao độ 0m60 ở gần tháp. Lớp ngoài hình tứ giác cao độ 1m80, dày 1m. trước tháp có tam cấp danh dự ngang 4 mét gồm 10 bậc. Ở ngoài nhìn trên cổng tường vào tháp có biển đề chữ: "Đàm hoa lạc khứ hữu du hương" (Hoa Đàm rụng hương thơm vẫn còn). Hai bên có hai câu đối: "Bửu đạt trường minh bất đoạn môn tiền lưu lục thủy; Pháp thân độc lộ y nhiên tạo lý khán thanh sơn" (Tiếng linh báu ngân dài cùng dòng nước lục trước cửa chảy hoài không dứt; Pháp thân lộng y nhiên bất động ngắm núi xanh).

Phía trong tường thành là ngôi tháp dựng ở chính giữa, hình bát giác hồ vôi, cao 7 tầng độ 6 mét, mặt trước có bia đá áp sát vào và mang các dòng chữ: bên trên: "Vô lượng quang", dòng giữa bia: "Sắc tú Chánh giác Viên ngộ Liễu Quán lão Hòa thượng chi tháp". Hai bên có hai câuđối: "Bỗng át chân phong gia kế thuật; Tân lương mỹ hóa quốc bao sùng" (Chân phong của phép Thiền đánh hét được ngài kế thừa truyền thuật; Đức hòa tốt đẹp của bậc Thầy hướng đạo được cả nước khen ngợi tôn sùng).

Áp sát mặt trong tường thành bên trái của tháp có tấm bia đá sa thạch cao 1m, rộng 0m60, văn bia gồm gần 1.500 chữ Hán, do người cháu trong đạo của Tổ Liễu Quán, bấy giờ đang làm Sư ở chùa Tang Liên bên Trung Quốc soạn và dựng năm thứ 9 niên hiệu Cảnh Hưng (1748, vua Lê Hiển Tôn), đúng 6 năm sau ngày Tổ Liễu Quán viên tịch.

Chính nội dung tấm bia này là một tài liệu đầy đủ nhất còn lại cho ta biết rõ công hạnh tu chứng và hóa đạo của Tổ Liễu Quán.

Dưới đây là bản dịch các điểm chính tấm bia ấy: "Đặc điểm căn bản của Phật giáo chúng ta là gì? - Theo Phật giáo, con người không phải từ cửa tử sanh ra, cũng phải chết đi là đi vào cửa tử. Thế nên người xưa sống trong rừng sâu hang động, chỉ ăn ngủ sơ sài, chẳng có gì quan trọng đáng lo nghĩ hơn là vấn đề sống và chết.

Tìm được một người chấp nhận hy sinh cho đạo pháp, nhất là lúc Phật giáo đang suy đồi như Hòa thượng Liễu Quán của chúng ta thật là điều hy hữu.

Ngài Quán làng Bạc Mã, huyện Đồng xuân phủ Phú Yên, họ Lê, pháp danh Thiệt Diệu, hiệu Liễu Quán. Tu học từ thuở nhỏ, ngài tỏ ra thông minh khí tiết hơn các bạn đồng học. Mất mẹ năm lên sáu, theo ý nguyện của ngài, thân phụ ngài đã gởi ngài đến chùa Hội Tôn thụ giáo với Tế Viên Hòa thượng. Bảy năm sau Tế Viên Hòa thượng tịch, Ngài ra Huế vào chùa Hàm Long (tức chùa Bảo Quốc ngày nay) thụ học với Giác Phong lão tổ.

Năm Tân tị (1691), sau khi xuống tóc được một năm, ngài được gọi về làng cũ để giúp đỡ phụ thân trong lúc già yếu. Nhà nghèo ngài phải đi hái củi bán lấy tiền lo thuốc thang. Bốn năm sau phụ thân qua đời vào năm Ất hợi (1695) ngài lại trở ra Huế chính thức thụ giới Sa-di với Thạch Liêm Đại Sán Hòa thượng. Năm Đinh sửu (1697) ngài tiếp tục thụ giới Cụ túc với Từ Lâm lão Hòa thượng.

Năm Kỹ mão (1699) ngài đi khắp Tòng Lâm thăm viếng nhiều chùa để học hỏi đạo lý, và quyết định hiến thân cho đời sống đạo, chẳng quản đạm bạc gian lao. Từ đó ngài tinh chuyên tu tập.

Năm Nhâm ngọ (1702) ngài đến Long Sơn đầu sư với Tử Dung Hòa thượng (người sáng lập Ấn Tôn Từ Đàm hiện nay), một vị Hòa thượng có tiếng thông thái khéo dạy người niệm Phật tham Thiền của thời này.

Trước khi chấp nhận ngài làm học trò, Hòa thượng Tử Dung đã thử nhiều lần và bắt ngài giải thích câu sau đây: "Muôn pháp quy về một, một về đâu?". Ngài đã tìm kiếm 8, 9 năm không ra câu giải đáp và đã thất vọng.

Một hôm nhân đọc Truyền Đăng Lục, ngài gặp câu: "Chỉ vật truyền tâm, nhân bất hội xứ" (Chỉ vật truyền tâm, chỗ mà người ngoại cuộc không hiểu được), bỗng nhiên ngài thấy đã tìm ra câu giải đáp mà thầy mình đã đặt ra, nhưng vì đường sá xa cách, không thể đến trình chỗ ngộ với thầy ngay được.

Năm Mậu tý (1708) ngài đến Long Sơn (Huế) để đệ trình kết quả với câu: "Chỉ vật truyền tâm, nhân bất hội xứ". Hòa thượng Tử Dung lại dạy câu: "Đứng ở mé bờ cao vút buông tay, tự mình chịu lấy, chết rồi sống lại, bấy giờ không ai có thể dối người" (Huyền nhai tán thủ, tự khẳng thừa đương, tuyệt hậu tái tô, khi quân bất đắc). Ngài vỗ tay cười lớn tiếng. Hòa thượng nói: "Không phải vậy đâu". Ngài liền đọc: "Xứng chùy nguyên thị thiết". (Cái dùi nguyên là sắt). Hòa thượng đáp: "Cũng không phải vậy đâu".

Hôm sau Hòa thượng lại tiếp tục thử ngài bằng câu: "Công án ngày qua chưa giải đáp xong, hãy nói lại xem?". Ngài liền đọc hai câu: Sớm biết đèn là lửa, cơm chín đã lâu rồi. Hòa thượng tán thán.

Năm Nhâm thìn (1712) khi Hòa thượng Tử Dung vào Quảng Nam để làm lễ Toàn Viện (?) ngài Liễu Quán trình Hòa thượng bài kệ dục Phật (tắm Phật). Xem bài kệ, Hòa thượng đặt cho ngài câu hỏi sau đây: "Tổ Tổ truyền cho nhau, Phật Phật trao cho nhau, chưa rõ truyền trao cái gì ấy?". Ngài Liễu Quán đáp: "Măng đá mọc chồi dài một trượng, phủ phất lông rùa nặng ba cân". Hòa thượng Tử Dung tiếp hỏi: "Thuyền trượt trên núi cao, ngựa chạy dưới đáy biển" nghĩa là gì? Ngài đáp: "Trâu đất gãy sừng rống thâu đêm, đàn cầm không giây gảy suốt ngày".

Rồi ngài chép lại tất cả những câu đối đáp trình ngay lên Hòa thượng Tử Dung và được Hòa thượng hoàn toàn thừa nhận.

Ngài là người có trí thông minh phi thường, chí nguyện siêu việt.

Năm Nhâm dần (1722) ngài về trụ ở Tổ đình Thiền Tôn - Huế. Trong các năm Quý sửu. Giáp dần, Ất mão (1733, 1734, 1735) ngài mở bốn đại giới đàn theo lời thỉnh cầu của các hàng cư sĩ, xuất gia và các quan viên hộ pháp. Năm Canh thân (1740) sau khi truyền giới đàn Long Hoa, ngài trở lại tổ đình.

Đương thời Hiếu Minh vương Nguyễn Phúc Chu cảm phục đạo đức và danh tiếng của ngài, triệu ngài vào cung, nhưng ngài muốn giữ sự tự tại ở chốn lâm tuyền nên đã từ tạ lời thỉnh mà không đến.

Mùa xuân năm Nhâm tuất (1742) ngài lại mở giới đàn tại chùa Viên Thông. Vào cuối thu, tháng 9 năm ấy (tháng 10 năm 1742) ngài lâm bịnh nhưng không có dấu hiệu gì trầm trọng. Tháng 10 năm ấy, ngài họp các đệ tử nói: "Tôi sẽ ra đi, sứ mạng của tôi ở đời này đã xong". Các đệ tử khóc òa. Ngài khuyên bảo: "Tại sao các vị khóc? Chư Phật còn nhập Niết-bàn. Tôi cũng vậy, tôi đến đi rõ ràng, về có nơi chốn. Xin đừng buồn rầu, hãy cố gắng tinh tấn hơn lên".

Tháng 11 âm lịch năm ấy, mấy ngày trước khi mất, ngài ngồi dậy tự tay viết bốn câu:

"Ngoài bảy mươi năm trong thế giới
Không không sắc sắc thấy dung thông
Ngày nay nguyện mãn về nơi cũ
Nào phải ân cần hỏi tổ tông".

Viết xong, ngài bảo các đệ tử: "Các vị xem này, tôi đến với cõi đời này giản dị biết bao nhiêu. Tôi sẽ ra đi trọn vẹn. Mai sau các vị hãy áp dụng thực hành Thánh hạnh. Xin hãy cố gắng chớ quên lời dạy bảo của tôi".

Ngày 22 tháng 11 năm Nhâm tuất (tháng 12 năm 1742) sau khi dùng trà, hành lễ buổi sáng, ngài hỏi đệ tử mấy giờ. Các đệ tử đáp bây giờ là giờ mùi (khoảng 1 đến 3 giờ chiều), ngài thở hơi cuối cùng.

Chúa Minh vương Nguyễn Phúc Chu ban thụy hiệu là Chánh Giác Viên Ngộ Hòa thượng để khắc bia.

Di thể được chuyển mai táng ngày 19 tháng 2 năm Quý hợi (1743) ở ngôi tháp mới nằm phía Nam núi Thiên Thai, trên thửa đất làng An Cựu, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên (cũ).

Ngài Liễu Quán sinh giờ Thìn (khoảng 7 đến 9 giờ sáng) ngày 13 tháng 11 năm Đinh vị (1667), viên tịch ngày 22 tháng 11 năm Nhâm tuất, niên hiệu Cảnh Hưng thứ III (1742), 43 tuổi hạ, 76 tuổi đời, độ 49 đệ tử xuất gia danh tiếng và rất đông đệ tử tại gia.

Người thế tục cho rằng thế gian có sanh tử khứ lai, nhưng đối với Ngài Liễu Quán thì không như vậy. Thương kính Ngài, vị Thiền sư khả kính của chúng ta không còn nữa, Ngài đã nhập Niết-bàn. Vậy không phải nói gì cho Ngài nữa, nhưng những công nghiệp phục vụ đạo pháp của Ngài được ghi lại đây là để làm tỏ rạng đạo giáo cho tương lai chúng ta.

Xin thú nhận rằng, nhân duyên nhập đạo, sự nghiệp truyền đăng của ngài quá đặc biệt lớn lao, tôi không sao rõ hết được, nên nơi đây chỉ thuật lại được đôi phần, như kẻ mù rờ voi vậy.

Pháp hiệu Thiện Kế kính soạn.

(Sư Thiện Kế sau về Trung Quốc và mất luôn bên ấy).

Hiện nay cách phía sau tháp độ 800 mét có chùa Thiền Tôn do Ngài sáng lập và các đệ tử tiếp tục thừa kế trùng tu còn được đẹp đẽ khang trang, trong đó có quả đại hồng chung đúc năm Cảnh Hưng thứ 8 (1747) là di vật quý nhất.

15.11.1986

---o0o---

Trình bày: Phổ Trí

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/04/2013(Xem: 14164)
Xuất thân trong một gia đình gia giáo có thân phụ là Chánh Tổng nên Hòa Thượng đã sớm hấp thụ Nho học và Tây học từ thuở ấu niên. Vì thế, Hòa Thượng đã thông thạo cả Hán văn lẫn Pháp văn, kết hợp và dung hòa được cả hai truyền thống văn hóa Đông – Tây.
09/04/2013(Xem: 10797)
Hòa Thượng thượng Tâm hạ Thành. Thế danh là Nguyễn Ðức Huân sinh năm 1930 tại làng Trà Bắc, Phủ Xuân Trường, Tỉnh Nam Ðịnh, Miền Bắc Việt Nam. Năm 1942 khi vừa tròn 12 tuổi, Ngài ngộ lý vô thường và xuất gia học đạo với Sư Tổ Thượng Chính Hạ Ðĩnh tại chùa Yên Cư, Phủ Xuân Trường, Thuc Sơn Môn Trà Bắc. (Sơn môn Trà Bắc, Trà Trung và Trà Ðông thuc Tổng Trà Lũ, là hậu thân của Sơn môn Yên Tử). Ngài được Bổn Sư ban Pháp danh là Ngọc Tiểu Pháp hiệu Tâm Thành.
09/04/2013(Xem: 8123)
Mỗi lần đi Huế lòng tôi lại nao nao khôn tả. Huế là đạo, là thơ, là nghĩa tình ý vị, là tinh hoa văn hóa của ba miền đất Việt, nhưng cũng là mảnh đất khô cằn của đói nghèo khốn khổ “mùa đông thiếu áo mùa hè thiếu cơm” đã hứng chịu nhiều thiên tai nhân họa. Huế được phong phú về mặt văn hóa, tâm linh là nhờ hình ảnh những vị đại lão hòa thượng nơi đây đã sống, hành đạo và xả báo thân. Dù đã viên tịch, dư hương các ngài vẫn như còn phảng phất nơi các ngôi tổ đình tĩnh lặng và những rừng thông bạt ngàn.
09/04/2013(Xem: 5980)
Giờ phút Thầy an nhiên xả báo thân, thì bên này hơn nữa đêm. Một Phật tử của Thầy ở miền Đông nước Mỹ, giọng đầm đìa nước mắt, khấp báo cho tôi tin Thầy đã từ biệt, lệ tiếc thương như tràn ngập, khắp đó khấp đây. Rồi Tuệ Sỹ, một hậu tấn, kẻ đồng tâm dễ thương của Thầy, mà tôi thường ví như một hạt kim cương hiếm hoi lẫn trong đá sỏi của Phật Giáo Việt Nam ngày nay, trong nổi cô quạnh bao la vừa sau một mất mát lớn lao đã ai tín cho tôi bằng lá thư không niêm mà tôi biết mỗi chữ cũng trĩu nặng nổi lòng.
09/04/2013(Xem: 2688)
Cho phép con thành tâm kính cẩn chia buồn với quí ngài về nỗi mất mát lớn lao không sao tìm lại được. Ðối với kẻ hậu học, làm sao con không khỏi bồi hồi, luyến tiếc khi hay tin sự ra đi của cố Hoà thượng Thích Ðức Nhuận, người đã hiến trọn đời mình cho đạo pháp và dân tộc. Trong giờ phút này, nơi phương xa, một người đệ tử đã có nhân duyên muộn hầu cận, học hỏi nơi cố Hoà thượng khi còn ở Việt Nam, xin đảnh lễ chư tôn đức trong Tổ đình và xin quí ngài cho con có đôi lời bộc bạch với giác linh của cố Hoà thượng. Ngưỡng bạch giác linh Hoà thượng chứng giám.
09/04/2013(Xem: 5566)
Hòa Thượng Thích Thiện Trì thế danh Nguyễn Văn Hiến, Pháp danh Như Phụng, Pháp tự Thiện Trì, Pháp hiệu Ấn Ðạo thuộc dòng Lâm Tế Chánh Tông đời thứ bốn mươi hai, Ngài sanh ngày 19 tháng 02 năm 1934 tại xã Nhơn Khánh, quận An Nhơn, tỉnh Bình Ðịnh. Ngài xuất thân từ một gia đình thuần túy Phật Giáo, thân phụ của Ngài là cụ ông Nguyễn Hàn, Pháp danh Như Ðà. Thân mẫu của Ngài là cụ bà Bùi Thị Thiệp, Pháp danh Như Cảnh. Ngài có tất cả 10 anh em, 5 trai và năm gái.
09/04/2013(Xem: 16786)
Để ghi lại những công –tác Hoằng-pháp và Giáo-dục trong niên-khóa vừa qua, chúng tôi đã thuyết-pháp và giảng-giải các lớp ở Ấn-Quang cho hàng Phật-Tử tại gia, cũng như tại Viện Đại Học Vạn-Hạnh cho sinh-viên Phật-khoa năm thứ IV (73-74) về môn các tác phẩm Trung-Hoa. Và cũng thể theo lời yêu cầu của đa-số Phật-tử muốn có tài-liệu để học-tập và nghiên-cứu, nên chúng tôi gom góp các bài đã biên-soạn, đúc kết thành một tập sách với nhan đề: “GƯƠNG SÁNG NGƯỜI XƯA”.
09/04/2013(Xem: 9187)
hế danh của Sư Bà cũng chính là Ðạo Hiệu hiện tại. Song Thân khó nuôi con, nên lúc 2 tuổi hai Cụ đã đem vào chùa cúng cho Sư Bà Ðàm Soạn, Trú trì chùa Cự Ðà và được Sư Cụ đặt tên là Ðàm Lựu. Phụ thân của Sư Bà là Cụ Ông Ðặng Văn Cán và Mẫu thân là Cụ Bà Nguyễn Thị Cả. Sư Bà sanh vào ngày 13 tháng 6 năm Quý Dậu, 4.811 Quốc Lịch; nhằm ngày 04 tháng 08 năm 1933 Tây lịch; tại làng Tam Xá, xã Thanh Oai, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Ðông, Bắc Việt Nam.
09/04/2013(Xem: 4690)
Hòa Thượng Thích Như Điển, thế danh Lê Cường, Pháp tự: Giải Minh, Pháp hiệu: Trí Tâm, sinh ngày 28 tháng 6 năm 1949 tại xã Xuyên Mỹ, quận Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, Việt Nam. Học lực: Cử nhân giáo dục và Cao học Phật giáo tại Nhật Bản. Gia cảnh: Con út trong số 8 người con gồm 5 trai và 3 gái; Thân phụ: Ông Lê Quyên, pd: Thị Tế, Thân mẫu: Bà Hồ thị Khéo, pd: Thị Sắc. Người anh thứ bảy đã xuất gia đầu Phật năm 1958 tại chùa Non Nước, Đà Nẵng. Hiện là Hòa Thượng Thích Bảo Lạc, Hội Chủ Giáo Hội PGVNTN Hải Ngoại tại UĐL-TTL, Phương Trượng Tự Viện Pháp Bảo tại Sydney, Úc Đại Lợi.
09/04/2013(Xem: 8962)
Tuyển tập Nhạc Phật Giáo do Nhạc Sĩ Hằng Vang (1933-2021) sáng tác
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567