Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hòa Thượng Thanh Kiểm

09/04/201319:54(Xem: 8284)
Hòa Thượng Thanh Kiểm

HÒA THƯỢNG
THÍCH THANH KIỂM


I/ Thân thế :

Hòa Thượng Thích Thanh Kiểm, thế danh Vũ Văn Khang, sinh ngày 23/12/1921 (Tân Dậu), tại làng Tiêu Bảng, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định. Thân phụ là Cụ Ông Vũ Đức Khanh, thân mẫu là Cụ Bà Đỗ Thị Thinh. Hoà thượng có 5 anh chị em, 3 trai 2 gái. Ngài là con thứ 4 trong gia đình.

II/ Thời kỳ xuất gia tu học :

Khi lên 6 tuổi, Hoà Thượng được song thân cho theo học chữ Hán với các cụ đồ tại địa phương. Năm 15 tuổi, hạt giống xuất trần phát triển, khi nhân duyên hội đủ, Hòa Thượng đã noi gương chị gái là Sư Bà Đàm Hữu, phát tâm xuất gia đầu Phật với sư cụ Chùa Linh Đường. Về sau xin cầu Pháp ý chỉ với Hòa Thượng Thích Thanh Khoát trụ trì chùa Bạch Chư, Phú Yên , tỉnh Vĩnh Phú.

Năm lên 18 tuổi, Hòa Thượng được Bổn sư cho Đăng đàn thụ giới Sa Di tại chốn Tổ Trung Hậu.

Sau khi thụ giới sa di, năm 19 tuổi, để mở mang kiến thức Phật học, làm tư lương tiến tu hành đạo. Hòa Thượng đã lần lượt theo học với các chốn Tổ: Tổ Giám Cồn, và Hòa Thượng Thanh Thuyên chùa Cao Phong .

Năm 22 tuổi, để viên mãn Tam đàn giới pháp, Hòa Thượng được Bổn sư cho thọ giới Tỳ Khưu tại chốn Tổ Trung Hậu, tỉnh Vĩnh Phú.

htthanhkiem


Hòa Thượng Thích Thanh Kiểm

Trong thời gian lưu học tại Quán Sứ, Bồ Đề, Hòa Thượng đã hoàn tất chương trình Cao Đẳng Phật Học với các huynh đệ đồng môn như Cố Hòa Thượng Tâm Giác .v.v…

Trong phong trào chấn hưng Phật Giáo Việt Nam, các Giáo hội được thành lập, Giáo Hội Tăng Già Bắc Việt là hậu thân của Giáo Hội Tăng Ni chỉnh lý Bắc Việt do Cố Hòa Thượng Tố Liên khởi xướ�ng.

Năm 1953 – 1954, Hòa Thượng được cử làm Thư Ký Giáo Hội Tăng Già Bắc Việt.

Năm 1954, trong chương trình đào tạo Tăng tài cho Phật giáo, Tổng Hội Phật giáo Việt Nam, Hội An Nam Phật Học và Giáo Hội Tăng Già Bắc Việt, đã cử Hòa Thượng đi du học Nhật Bản với Cố Hòa Thượng Thích Tâm Giác.

Trong thời gian lưu học tại Đại Học Đường Rissho, Hòa Thượng lần lượt :

      • Năm 1959 thi đậu bằng Cử Nhân Phật Học.
      • Năm 1961 đậu bằng Tiến sĩ Phật Học.

III/ Thời kỳ hóa Đạo:

Sau khi tốt nghiệp, năm 1962 Hòa Thượng trở về quê hương để phục vụ Đạo pháp.

Năm 1963 trong phong trào đấu tranh chống chế độ gia đình trị Ngô Đình Diệm, Hòa Thượng đã cùng quý Hòa thượng, Thượng Tọa, Đại Đức, Tăng Ni, Phật tử đấu tranh tích cực cho đến khi Cách mạng thành công.

Sau ngày 11/11/1963, Cách mạng thành công, Phật giáo được thoát nạn. Đại Hội Thống Nhất Phật Giáo được tổ chức, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất ra đời. Hòa thượng được cử làm Vụ Trưởng phiên dịch thuộc Tổng Vụ hoằng pháp, do Cố Hòa Thượng Thích Trí Thủ làm Tổng Vụ Trưởng.

Từ 1964 đến 1971, Hòa Thượng đã cùng Hòa Thượng Tâm Giác và chư Tăng Ni, Phật tử miền Vĩnh Nghiêm, hổ trợ xây dựng chùa Vĩnh Nghiêm để làm trụ sở cho Miền, và đã hoàn thành một cách trang nghiêm tú lệ như ngày hôm nay.

Kể từ năm 1973, sau khi Hòa Thượng Tâm Giác, Chánh Đại diện Miền Vĩnh Nghiêm, trụ trì tổ đình Vĩnh Nghiêm viên tịch, Hòa Thượng đã được Giáo Hội và Miền cũng như môn phái Vĩnh Nghiêm suy cử làm Chánh Đại diện kiêm Trụ Trì chốn Tổ Đình Vĩnh Nghiêm cho đến ngày viên tịch.

Sau năm 1975, trải qua một thời gian khó khăn ngắn, Hoà Thượng vẫn tiếp tục trụ trì Chùa Vĩnh Nghiêm, một ngôi chùa lớn nhất ở Saigon , Việt Nam. Dù ở trong thời thế nào, Hoà Thượng luôn luôn đặt trọng tâm vào việc phát triển Đạo Pháp lên trên hết.

Vào năm 1987, Hoà Thượng đã tổ chức tại chùa Vĩnh Nghiêm trường Cơ Bản Phật Học để chư Tăng Ni sinh và chư Tăng trong môn phái về tu học thúc liễm thân tâm, trau dồi Giới, Định , Tuệ�.

Nhận thấy sau một cuộc chiến tranh dài và vì ý thức hệ chính trị nên nền Phật Giáo tại miền Bắc có phần suy yếu, Hòa Thượng đã chú trọng rất nhiều vào việc chấn hưng Phật Giáo ở miền Bắc trên phương diện nhân sự. Hòa Thượng đã tuyển vài khóa tăng sinh từ miền Bắc để vào Nam (Chùa Vĩnh Nghiêm) tu học. Sau đó, vì nhận thấy có nhiều điều bất tiện trong việc di chuyển, nên Hòa Thượng phối hợp với chư Tăng miền Bắc tổ chức ngay tại làng Đại Mỗ tỉnh Hà Tây một trường Trung Cấp Phật Học, đồng thời tiến tới việc thành lập Học Viện Phật Giáo Việt Nam tại Hà Nội.

Với trình độ Phật uyên thâm, quảng bác, quán thông, Hòa Thượng đã tham gia rất nhiều vào công tác giảng dạy, giáo dục đào tạo Tăng tài cho Phật giáo, Ngài đảm nhiệm làm giáo sư Viện Cao Đẳng Phật học, Đại học Vạn Hạnh, Trường Cao cấp Phật học, Viện phó Học Viện Phật giáo Việt Nam .v.v…

Qua giới đức trang nghiêm, thanh tịnh mô phạm chốn Tòng lâm, nên từ những thập niên 60, Hòa Thượng đã được thỉnh làm Giới sư, Thập sư, Chứng Minh truyền giới trong các Giới đàn.

Năm 1964 Tôn Chứng Tăng Gia

Năm 1967 – 1972 làm Giáo Thọ Đại Giới Đàn Vĩnh Nghiêm.

Năm 1984 – 1998 làm Tuyên Luật Sư kiêm Giáo thọ Đại Giới Đàn Thiện Hòa, do Giáo Hội tổ chức .

Tại Sóc Trăng, trong Đàn Bửu lai, Hòa Thượng được cung thỉnh làm Đàn Đầu Hòa Thượng. Tại An Giang, Hòa Thượng làm Đường Đàn Hòa Thượng. Tại Bà Rịa, Vũng Tàu, trong Giới đàn Thiện Hòa, Hòa Thượng được cử làm Yết Ma A Xà Lê. Tại Đồng Nai và Lâm Đồng, Hòa Thượng được cung thỉnh làm Tuyên Luật Sư và Yết Ma A Xà Lê, để truyền giới cho các Giới tử.

Ngoài công tác Hoằng Dương Phật pháp tiếp dẫn hậu lai báo Phật Ân, Hòa Thượng còn lưu lại nhiều các tác phẩm Văn hóa, giáo dục:

      • Diễn Thuyết Tập, Hà Nội,1951
  • Phật Pháp Sơ Học, Hà Nội,1952
  • Nghiên Cứu Về Tư Tưởng Bản Giác Của Phật Giáo (Nhật Ngữ)
  • Lược Sử Phật Giáo Trung Quốc
  • Lược Sử Phật Giáo Ấn Độ
  • Lược Giảng Kinh Pháp Hoa
  • Kinh Viên Giác
  • Khóa Hư Lục
  • Thiền Lâm Bảo Huấn
  • Pháp Hoa Yếu Lược
  • Luật Học Đại Cương
  • Luận A Tỳ Đàm Câu Xá
      • Sách Dạy Cắm Hoa

và nhiều bài viết đăng trên các báo Phật giáo trong và ngoài nước .

Để đền đáp công ơn Thầy Tổ và trang nghiêm ngôi Tam Bảo, Hòa Thượng đã cùng Sơn môn Pháp phái nỗ lực trùng tu chốn Tổ Trung Hậu Tổ Vĩnh phú được hoàn thành, trang nghiêm tú lệ, xứng đáng là cơ sở Phật giáo tại địa phương và của Giáo Hội Phật Giáo Việt nam.

Ngoài ra, Hoà Thượng cũng còn chú trọng vào việc dạy dỗ các thanh niên Phật Tử. Từ thập niên 50, Hòa Thượng đã đảm trách Cố vấn giáo hạnh tổ chức Gia Đình Phật tử thuộc Hội Việt Nam Phật giáo Bắc Việt tại chùa Quán Sứ Hà Nội cho đến ngày hôm nay là Gia Đình Phật Tử tổ đình Vĩnh Nghiêm. Trong hơn 40 năm qua, một số các thành viên Gia Đình Phật Tử Vĩnh Nghiêm đã trở nên những anh tài ưu tú ở trong và ngoài nước, âu đó cũng là nhờ thiền đức của Hoà Thượng.

Đối với công đức của Hòa Thượng đã hiến dâng trọn đời cho đạo pháp và chúng sinh cũng như xã hội, Hoà Thượng đã được toàn thể chư Tăng và Phật Tử trong và ngoài nước ngưỡng mộ quý mến.

IV/ Thời kỳ viên tịch:

Những tưởng Hòa Thượng trên bước đường phục vụ Đạo pháp và chúng sinh, còn tiếp đóng góp nhiều hơn nữa. Vào ngày 26/12/2000 Hòa Thượng lâm bệnh bất thường, mặc dù đã được tận tình chữa trị, nhưng không thuyên giảm. Thế rồi, Hòa Thượng đã thuận lý vô thường, thúc thân an nhiên thị tịch vào lúc 1g30 ngày 30 tháng 12 năm 2000 nhằm ngày 5 tháng 12 Canh Thìn. Trụ thế 80 năm. Hạ lạp 58 năm.

Hòa Thượng đã từ bỏ huyễn thân, trở về thế giới Niết Bàn vô tung bất diệt, nhưng công đức và đạo hạnh của Ngài vẫn còn lưu lại thế gian, trong tâm tư ký ức Tăng Ni, Phật tử Việt Nam cũng như trong lịch sử Phật Giáo Việt Nam.

Thật là một sự mất mát lớn cho Phật Giáo Việt Nam ngày nay vậy!

NAM MÔ MA HA SA MÔN TỲ KHEO BỔ TÁT GIỚI PHÁP HÚY THÍCH THANH KIỂM



[
Khóa Hư Lục - bản dịch của HT. Thích Thanh Kiểm]

-- o0o --

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/09/2021(Xem: 5936)
Hòa thượng Thích Minh Thông, Quyền Trưởng ban Trị sự GHPGVN tỉnh Khánh Hòa thay mặt Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Khánh Hòa, môn đồ pháp quyến, chùa Thiên Xá, TP.Nha Trang cáo bạch kính tiếc báo tin Trưởng lão Hòa thượng Thích Liễu Pháp, Thành viên Hội đồng Chứng minh GHPGVN viên tịch. Trưởng lão Hòa thượng Thích Liễu Pháp, Thành viên Hội đồng Chứng Minh GHPGVN, Chứng minh Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Khánh Hòa, khai sơn - trú trì chùa Thiên Xá, TP.Nha Trang.
23/08/2021(Xem: 4605)
Hòa thượng thế danh là Trần Đại Quảng, pháp danh Tâm Trí, tự Viên Giác, hiệu Chiếu Nhiên, thuộc đời thứ 43 dòng Lâm Tế, Liễu Quán. Ngài sinh năm Nhâm Tý (1912), tại làng Dương Nổ, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên, trong một gia đình Nho phong đức hạnh nhưng có chí cách tân, theo hướng Tây học. Thân phụ là cụ ông Trần Đại Dật, thân mẫu là cụ bà Nguyễn Thị Mĩu (pháp danh Tâm Mỹ). Ngài lớn lên theo truyền thống giáo dục gia phong, được tiếp xúc với nhiều bậc thân hữu trí thức của thân phụ trong những lúc hàn huyên hay luận bàn văn sách. Do đó Ngài đã sớm tiếp thu kiến thức sâu rộng, lý giải sự việc nhanh chóng, đạt lý thuận tình nên rất được lòng quần chúng. Ngài ham học hỏi, hiếu khách, nhất là được kết thân với các bậc thiện hữu tri thức, chính vì thế mà Ngài phát huy trí tuệ rất nhanh. Nhờ tính năng động và chí phấn đấu trong học tập và lao động nên dù nghiêm thân mất sớm, Ngài, với tư cách con trưởng, vẫn giữ vững gia nghiệp, phụ giúp mẫu thân dưỡng dục các em học hành t
20/08/2021(Xem: 9906)
Sư Phụ Tôi người hiền hoà chất phát Sống một đời giản dị rất bình dân Bất cứ ai dù ở chốn xa gần Khi cần đến Ngài sẵn sàng cứu giúp. Ngài thuộc bậc hàng cao Tăng thạc đức Nhưng lúc nào cũng tỏ hạ khiêm cung Sống giản đơn nhưng sắc thái kiêu hùng Bình thuận tỉnh, đệ huynh đều kính mến. Không phung phí của Đàn na tín thí Từng hạt cơm, hạt đậu cả hạt mè Quần áo thì vài ba bộ che thân. Ngày ba bữa cháo rau cùng tương đậu. Thời khoá biểu Ngài luôn thường nhắc nhở
11/08/2021(Xem: 7240)
Toàn tập Kinh Tạng Nikaya cho Iphone & Ipad (cảm ơn TT Tâm Hải đã gởi tặng, mời đại chúng vào download để đọc kinh Tạng)
04/08/2021(Xem: 6724)
Sông Thạch Hãn, Ngân Thiền Tâm Mộ Phật. Chốn Trà Trì, Gương Học Hạnh Xuất Gia. Nhỏ Tầm Chơn, Quyết Chí Xa Thế Tục. Khoác Áo Nâu Sòng, Học Lối Thích Ca. Chào Song Thân, Xứ Bảo Lộc Quê Nhà. Nương Thầy Tổ, Giữ Gìn Tâm Hướng Đạo. Mùi Kinh Kệ, Tháng Ngày Xông Cõi Tịnh. Thuộc Luật Nghi, Từ Góc Hạnh Trăng Sao.
26/07/2021(Xem: 8208)
Hòa thượng thế danh là Nguyễn Minh Có, pháp danh Huệ Đạt, pháp hiệu Hoàn Thông, sinh năm Đinh Tỵ (1917) triều Khải Định năm đầu, tại ấp Hội An, xã An Phú Tân, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh, trong một gia đình nông dân nghèo. Thân phụ là cụ ông Nguyễn Văn Phuông, thân mẫu là cụ bà Nguyễn Thị Sửu, Ngài mồ côi cha lúc 13 tuổi. Thiện duyên đưa đến cho hạt mầm Bồ đề trong tâm Ngài phát triển. Năm 1930, trong thân tộc có ông Hồ Trinh Tương, gia tư khá giả, phát tâm phụng sự Tam Bảo, xuất tiền của xây một ngôi chùa, lấy hiệu là Hội Thắng Tự. Ông xuất gia đầu Phật, húy là Tường Ninh, pháp danh Đắc Ngộ, pháp hiệu Niệm Hưng và làm trú trì chùa này để hoằng dương đạo pháp. Ngài được thân mẫu cho phép xuất gia với Sư cụ trú trì chùa Hội Thắng khi vừa mồ côi cha, được ban pháp danh Huệ Đạt. Năm 16 tuổi (1933) Ngài được Bổn sư cho thọ giới Sa Di.
12/07/2021(Xem: 4197)
Trăm Năm Cõi Mộng Phù Hương, Vọng Lời Kinh Phật, Mở Đường Pháp Sinh. Lời Thầy Còn Đọng Chút Tình, “Sông Bờ” Ai Đợi, Dáng Hình Trí Yên. Quê Quảng Bình, Dấu Phật Thiên. Nuôi Mầm Học Hạnh, Giãi Niềm Gia Lai. Thầy Dụng Võ, Ngọc Liên Đài, Thâu Lời Kinh Luận, Bỏ Ngoài Tục Danh.
26/06/2021(Xem: 4129)
Quên sao được những ngày đầu nhập đạo Quỳ trước Thầy con phát nguyện xuất gia (1) Cuộc đời con nay đã được an hòa Sống giải thoát trong tình thương Thầy, bạn Nương Chùa Tỉnh (Pháp Bảo) thăng hoa từng ngày tháng Từ học hành đến tu tập nâng cao Từng trải nghiệm với Phật Pháp nhiệm mầu Hành tinh tấn chuyển hóa nhiều nghiệp lực Sống vị tha khiêm cung tròn phước đức Học hạnh Thầy dung nhiếp độ chúng sanh Viện Huệ Nghiêm, Vạn Hạnh chưa viên thành (2) Đường phụng sự tham gia Đoàn Xã Hội (3) Nhưng tu hành Thầy khuyên đừng nên thối Tinh tấn lên nhân quả rất công bằng Việc sẻ chia thực hiện hết khả năng Đời ý nghĩa mang niềm vui dâng hiến Đức hài hòa của Thầy luôn thể hiện (4) Tròn vai trò Hội Chủ suốt nhiều năm Lòng của Thầy trong sáng tợ trăng rằm Quyết độ tận chúng sanh vơi đau khổ !!! Chùa Pháp Hoa, 26/06/2021 Thích Viên Thành
22/06/2021(Xem: 13294)
Lời thưa của người kết tậpNhững khi nhắc chuyện Chùa xưa, Mẹ thường kể “… Sau ngày Ông Ngoại bị liệt, Ôn Đỗng Minh hay thăm hỏi, và dặn các học trò thường xuyên lui tới săn sóc…” Tôi biết vỏn vẹn chỉ chừng ấy về Ôn, vậy đã là quá nhiều! Tập san Hoa Đàm số 12 này được kết tập và phát hành nhân ngày Kỵ, phần lớn nội dung bài vở, hình ảnh đã có trong tập Kỷ yếu Tưởng Niệm Ôn (viên tịch ngày 17.06.2005 | 11.05 năm Ất Dậu) do hàng Đệ tử của Ôn thực hiện trước đây, và một ít từ trang nhà Quảng Đức (https://quangduc.com/) của Thầy Nguyên Tạng biên tập, cũng như Pháp Tạng (http://phaptangpgvn.net/vie/) do Thầy Tâm Nhãn phụ trách.
21/06/2021(Xem: 5982)
Kính mời quý vị tham dự lễ húy kỵ Hòa Thượng khai sơn chùa Pháp Hoa, thượng NHƯ hạ HUỆ vào Chủ Nhật 27/6/21, và khóa an cư Kiết Đông từ ngày 4 đến 10/7/2021 theo chương trình như sau: 1.Lễ húy kỵ Hòa Thượng khai sơn: Chủ Nhật, 27/6/21: 8:00am: Phật tử công quả phước điền, 9:00am: Tụng kinh, niệm Phật. 10:30 am: Lễ Húy Kỵ Hòa Thượng Khai Sơn: (Có chương trình riêng). 12:00pm: Cơm chay đạo vị. 2.Lễ kiết giới an cư: Chủ Nhật, 4/7/21: 8:00am: Chư Tăng Ni và Phật tử câu hội và ổn định chổ ở. 9:30am: Lễ khai mạc, công bố nội quy tu học, và Lễ kiết giới tràng, 11:00am: Quá đường, ngọ trai và Lễ Xả giới tự tứ ngày Thứ Bảy 10/7/2021.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]