Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hòa Thượng Huệ Quang

09/04/201319:46(Xem: 7012)
Hòa Thượng Huệ Quang

Hòa Thượng Thích Huệ Quang

(1888 - 1956)



Hòa thượng Huệ Quang, thế danh Nguyễn Văn Ân sing năm 1888 tại Ô Môn, tỉnh Cần Thơ, sau theo mẹ về Trà Vinh. Năm 1902,Ngài xin xuất gia vào chùa Long Thành ở Trà Cú được Hòa thượng Thiện Trí mến thương đặt danh pháp là Thiện Hải. Ngoài giờ học Phật pháp, Ngài lại được Hòa thượng cho học thêm y học.

Thấy chùa Long Hòa ở quận Tiểu Cần- Trà Vinh, hư hại và hoang phế, Ngài liền phát tâm trùng tu. Dân chúng và tín đồ Phật tử ở Tiểu Cần vì thế mến đức Ngài, cử đại diện đến bạch Hòa thượng ở Trà Cú xin cho Ngài được về trụ trì chùa Long Hòa.Hòa thượng nhận lời, thế là Ngài về Tiểu Cần. Với đức độ sẵn có, và với vốn y học, Ngài đã nhiếp hóa được một số đông đồ chúng.Giới trí thức ở địa phương rất mến phục Ngài, thường đến chùa để được cùng Ngài đàm luận.

Năm 1919, Ngài đắc pháp với Hòa thượng Từ Vân, được pháp hiệu là Huệ Quang.

Ngài đọc tân thư, báo chí và được biết phong trào Phật giáo các nước đang lên mạnh.Ở Trung Hoa, Thái Hư Đại Sư xây dựng Phật học viện, xuất bản Hải Triều Âm. Bên Nhật, Tommatsu tiên sinh cùng các nhà nghiên cứu Phật học phát huy nền văn học Phật giáo, chủ trương biên tập lại Đại Tạng Kinh. Ở Thái Lan, Phật giáo được xem là quốc giáo làm nền tảng đức dục cho quốc dân. Ở Miên, một viện khảo cứu Phật giáo được thành lập. Trước sắc thái mới của nền Phật giáo thế giới phục hưng, Hòa thượng Huệ Quang đã cùng các Hòa thượng khác ở Nam Kỳ thành lập Hội Lục Hòa, ý muốn mở Phật học viện và thư xã. Năm 1928, cùng với các Hòa thượng Khánh Hòa, Pháp Hải, Khánh Anh, Liên Trì,các Thượng tọa Từ Nhân, Chơn Huệ, Thiện Niệm, Ngài cổ động tạo lập thư xã. Tháng 8 năm 1929, các đàn việt thiện tín Trà Vinh chung sức hiến cúng bộ Đại Tạng toàn bản, gồm có 750 quyển lớn, chưng bày trong thư xã để làm tài liệu cơ bản cho việc nghiên cứu.

Năm 1931, Ngài cùng Hòa thượng Khánh Hòa và các vị cao Tăng khác hợp sức với một số cư sĩ hữu tâm, thành lập Hội Nam kỳ Nghiên Cứu Phật Học, đặt trụ sở tại chùa Linh Sơn, đường Douaumont Sài Gòn ( nay là đường Cô Giang. Hội xuất bản tạp chí Từ Bi Âm.

Năm 1934, Ngài bàn với các Hòa thượng Khánh Hòa, Chánh Tâm, Viên Giác về Trà Vinh lập Liên Đoàn Phật Học Xã, để đào tạo Tăng tài, làm nền tảng cho việc trùng hưng Phập pháp sau này. Học Tăng gia nhập Liên Đoàn tuần tự tu học từng tam cá nguyệt tại các chùa Long Hòa ( Trà Vinh), Thiên Phước ( Trà Ôn) và Viên Giác ( Bến Tre).Sau thấy sự di chuyển bất tiệ�n, các vị Hòa thượng quyết định lập trường học tại Trà Vinh.

Tháng 8 năm 1934, hội Lưỡng Xuyên Phật Học được phép thành lập. Chánh hội trưởng là Ông Huỳnh Thái Cửu, Hòa thượng Khánh Hòa làm Pháp sư.Ngài lúc này đã 46 tuổi, làm giảng sư kiêm Tổng lý của hội.

Trong những lần thuyết pháp giảng dạy,Ngài đã vạch rõ sự� cần thiết phải thành lập Giáo hội,xuất bản tạp chí và kiến tạo Phật học đường, Ngài đã tiên liệu, đã lo lắng rất nhiều cho tương lai của nền Phật giáo Thống nhất.

Tháng 7 năm 1935, nguyệt sang của hội, tạp chí Duy Tâm được phép xuất bản, do Ngài làm chủ nhiệm.

Lưỡng Xuyên Phật Học Đường đã làm được sứ mạng tuyên dương chánh pháp và đào tạo Tăng tài một cách vẻ vang. Vừa làm chủ nhiệm tờ báo, Ngài vừa hợp lực với các Ngài Khánh Hòa, Pháp Hải, Khánh Anh trong việc quản trị và giáo dục của Phật Học Đường.

Năm 1945, chiến tranh xảy ra, Lưỡng Xuyên Phật Học và Phật Học Đường phải ngưng hoạt động. Đại chúng ly tán, quân đội Pháp chiếm đóng cơ sở Phật Học Hội.Ngài lui về chùa Linh Sơn ở Tiểu Cần tĩnh tu.

Năm 1951 Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam được thành lập. Đại hội đại biểu nhóm họp tại Huế. Bản tuyên ngôn thành lập Tổng Hội được chuyển đi khắp nơi. Theo sự thỉnh cầu của Giáo hội Tăng già Việt Nam, ngày 8 tháng 3 năm 1953, Ngài được Giáo hội Tăng già Nam Việt suy tôn lên ngôi Pháp chủ.

Năm 1954, mười ngày sau khi hiệp định Genève được ký kết,một phong trào Hòa Bình ở Sài Gòn- Chợ Lớn ra đời, đấu tranh đòi hòa bình và thống nhất đất nước,do những nhân sĩ yêu nước Bắc, Nam khởi xướng. Ngài với cương vị Pháp chủ Giáo Hội Tăng già Nam Việt, cùng đông đảo các nhà trí thức Phật tủ,tích cực vận động Tăng Ni và tín đồ Phật giáo hưởng ứng phong trào này, vì thế Ngài bị câu lưu tại bót Catinat, sau được đưa về quản thúc tại chùa Phật Quang ở Chợ Lớn.

Năm 1956 kỳ Đại hội Phật giáo lần thứ hai tại Sài Gòn, Ngài được suy cử Phó Hội Chủ Tổng hội Phật giáo Việt Nam. Tập san Phật giáo Viê�t Nam được phép xuất bản vào thánh 8 dương lịch và Ngài được mời làm Chủ nhiệm.

Ngày 10 tháng 11 năm 1956, Ngài cùng phái đoàn Phật giáo Việt Nam dự Hội Nghị Phật Giáo Thế Giới lần thứ 4 tại Népal. Phái đoàn dự Đại hội Phật giáo Thế Giới xong liền trở về New Delhi.Sau khi quan sát Đại hội Văn hóa Quốc Tế, và cuộc triển lãm Nghệ thuật Phật giáo, Ngài cùng với Hòa thượng Hội chủ Thích Tịnh Khiết đến dự cuộc mít tinh tổ chức tại công trường Ramila, và viếng các Phật tích.

Sau khi chiêm bái Phật tích về,Ngài đã lăm chứng bệnh cũ và đột ngột từ trần vì tai biến mạch máu não, hưởng thọ 68 tuổi với 37 năm hoằng hóa. Nhục thân Ngài được hỏa táng tại Ấn Độ.

Ngày 10-12-1956, Linh vị và xá lợi của Hòa thượng được đón rước long trọng về Việt Nam, và được đặt tại trụ sở của Tổng Hội Phật Giáo chùa Ấn Quang, để thập phương Tăng Ni Tín đồ đảnh lễ tưởng niệm.

Đã qua rồi cuộc đời và sự nghiệp của một vị Tăng thạc đức đã cống hiến đến phút cuối cùng cho công cuộc chấn hưng Phật giáo nước nhà đến hồi vinh quang. Mãi mãi bao thế hệ Tăng Ni, Phật tử Việt Nam ghi tạc công hạnh Ngài vào lòng trên bước đường tu học và phụng phụng sự Đạo pháp-dân tộc.

-- o0o --

Source : Danh Tăng Việt Nam, Tập I, Thích Đồng Bổn chủ Biên – Thành Hội Phật Giáo, Thành Phố Hồ Chí Minh Xuất Bản 1997. 

-- o0o --

Đánh máy : Chúc Hoa - Quách Tường
Trình bày : Mỹ Hạnh

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
23/01/2024(Xem: 2089)
Vào lúc 10 giờ ngày chủ nhật 21/01/2024, chùa Phổ Từ tọa lạc tại số 17327 Meekland Ave, thành phố Hayward, tiểu bang California đã trang nghiêm tổ chức Lễ Đại tường - tưởng niệm cố Thiền sư Thích Nhất Hạnh. Thiền sư Thích Nhất Hạnh - nhà văn hóa, nhà văn, nhà thơ, học giả, sử gia và nhà hoạt động hòa bình, đã viên tịch tại Tổ đình Từ Hiếu, thành phố Huế, Việt Nam ngày 22 tháng 01 năm 2022. Nhằm bày tỏ lòng biết ơn đối với ân đức, tình thương cao rộng của Sư Ông Làng Mai qua nhiều năm giảng dạy thiền quán; với công trình trước tác, phiên dịch kinh sách to lớn; chùa Phổ Từ đã tổ chức Lễ tưởng niệm cố Thiền sư vào ngày 29/01/2022; ngày 30/01/2022; Lễ Chung thất - tưởng niệm vào ngày 13/3/2022; Lễ Tiểu tường - tưởng niệm vào ngày 07/01/2023 có đông chư Tôn đức Tăng, Ni và Phật tử tham dự.
07/01/2024(Xem: 1664)
Trong tận thâm tâm tôi, thầy Tuệ Sỹ là một vì sao sáng, một hiền nhân vô cùng tôn kính giữa nhân gian này. Tôi chưa từng diện kiến hay bái sư nhưng toàn tâm ý của tôi thì thầy là thầy tôi từ quá khứ xa xưa chứ chẳng phải chỉ mỗi kiếp này. Thế gian này, cụ thể nhất là với người Việt ta thì thầy là một biểu tượng của minh triết phương đông, một bậc Bồ tát “vô công dụng hạnh”. Thầy xuất thế, nhập thế với tất cả từ bi và đại dụng vì Phật pháp, vì dân tộc và vì nước non này. Thầy là một hiền sĩ phương đông với tất cả những đặc tính biểu trưng nhất và trọn vẹn nhất “phú quý bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất” và hơn thế nữa, trọn đời hy hiến cho sự nghiệp hoằng pháp lợi sanh.
07/01/2024(Xem: 1426)
Trong tôi là cả một đại dương sóng dậy, sau khi đọc bài viết của anh Quảng Diệu Trần Bảo Toàn. Tôi cảm phục anh vô cùng, một trí thức đúng nghĩa, một tài năng thực thụ, một Phật tử đầy nhiệt huyết và đạo tâm. Anh đã dùng khả năng và các mối quan hệ rộng rãi của mình với các bác sĩ tài giỏi nhất để chữa bệnh cho thầy. Anh đã lo lắng chăm sóc sức khỏe cho thầy với tất cả tâm thành và khả năng của anh. Tôi ước gì được gặp anh để một lần bày tỏ sự khâm phục và cảm ơn anh.
06/01/2024(Xem: 1899)
Bậc chân tu thực chứng thì bước đi không để lại dấu vết. Có nghĩa là không lưu lại dấu vết hay tì vết gì trong tâm thức và hành xử của mình, như được nói trong kinh “Tu vô tu tu, chứng vô chứng chứng” [1]. Tu mà không chấp nơi việc tu của mình mới thật là chân tu; chứng đắc mà không chấp nơi sở đắc của mình mới thật là chứng đắc. Đó là nói sở tri, sở hành, sở chứng của vị ấy trong việc tu tập, hành đạo; chứ trên thực tế, thân giáo và ngữ giáo của bậc tuệ đức để lại vô số kỳ tích và ấn tượng sâu đậm cho những ai được thân cận, học hỏi, thọ pháp. Hòa thượng Tuệ Sỹ là một nhà tu, một con người nhẹ nhàng đi qua cuộc đời như thế.
03/01/2024(Xem: 1736)
Vào lúc 11 giờ ngày 01/01/2024, tại chùa Kiều Đàm số 1129 S Newhope Street, thành phố Santa Ana, miền Nam California, Đạo tràng Khánh Anh cùng chùa Kiều Đàm đã tổ chức Lễ Khánh tuế lần thứ 97 Trưởng lão Hòa thượng Thích Thắng Hoan. Quang lâm Chứng minh buổi lễ có Hòa thượng Thích Nguyên Trí, viện chủ chùa Bát Nhã, Santa Ana; Hòa thượng Thích Nguyên Siêu, viện chủ chùa Phật Đà, San Diego và Hòa thượng Thích Thông Đạt, viện chủ chùa Đại Nhật Như Lai, San Jose. Đông đảo chư Tôn đức Tăng, Ni và Phật tử từ nhiều thành phố ở Hoa Kỳ đã về chùa dự lễ.
30/12/2023(Xem: 3152)
Thông Bạch Lễ Chung Thất Đức Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ, Chánh Thư Ký Xử Lý Thường Vụ Viện Tăng Thống GHPGVN Thống Nhất
21/12/2023(Xem: 4692)
Thoắt đã hai năm Thầy về đất Phật Hăm Ba+Hăm Bốn / Mười Hai_ Đại tường Để triêm ân cố Sư Bà viện chủ Cung nghinh Chư Tôn Đức đến Phật đường Giữ mãi trong con về những hình ảnh Đã từng làm thị giả ở bên Thầy Giọng nói tiếng cười như đang bên cạnh Ánh mắt nhìn trìu mến vẫn còn đây...
24/11/2023(Xem: 5301)
Đức Trưởng Lão Hòa Thượng đạo hiệu Thích Tuệ Sỹ, Húy thượng NGUYÊN hạ CHỨNG, đời thứ 44 thuộc dòng Lâm Tế Chánh Tông và đời thứ 10 Thiền Phái Liễu Quán, Chánh Thư Ký kiêm Xử Lý Thường Vụ Viện Tăng Thống Giáo Hội PGVN Thống Nhất, Chủ Tịch Hội Đồng Phiên Dịch Tam Tạng Lâm Thời, Cố Vấn Hội Đồng Hoằng Pháp GHPGVNTN, đã viên tịch đúng 4 giờ chiều ngày 24 tháng 11 năm 2023 nhằm ngày 12 tháng 10 năm Quý Mão, Phật lịch 2567, tại Phương Trượng Đường Chùa Phật Ân, Long Thành, Đồng Nai, Việt Nam, trụ thế 79 năm & 51 đạo lạp. Chúng con kính nguyện Giác Linh Đức Trưởng Lão Hoà Thượng tân viên tịch Cao Đăng Phật Quốc và sớm tái hiện Đàm Hoa, hồi nhập Ta bà, tự lợi lợi tha, tự giác giác tha, giác hạnh viên mãn.
20/11/2023(Xem: 2584)
Nói đến bậc Tôn sư của chúng ta, bản thân của mỗi chúng tôi đều là học trò, và đã thọ ân giáo dưỡng của bậc Tôn sư rất là nhiều, cho nên hôm nay ngồi ở nơi đây với vị trí chứng minh cũng chỉ là Tăng sai, Tăng đã sai thì không thể không phụng hành, do đó mà tôi xin thay mặt cho chư Tôn đức tăng hiện tiền, có vài lời chia sẻ đến toàn thể Huynh đệ, cũng như các Pháp hữu, các Anh chị em GĐPT hiện diện trong và ngoài nước, cùng tất cả các Phật tử đã có duyên với Thầy, bậc Tôn sư của chúng ta.
09/11/2023(Xem: 2452)
Đức Phật dạy trong Phật giáo có bốn hội chúng là chúng xuất gia (Tỳ kheo và Tỳ-kheo-ni) và chúng tại gia (nam nữ cư sĩ). Chúng xuất gia là trưởng tử của Như Lai, sống phạm hạnh nơi chốn thiền môn, bậc thầy mô phạm thay Như Lai giữ gìn và hoằng truyền giáo Pháp. Chúng tại gia tu tập ở nhà, làm lành tránh ác, bồi công tạo phước, hộ trì ngôi Tam bảo. Nhờ hai hội chúng này mà giáo pháp của Đức Thế Tôn xuất hiện cách đây hơn 2600 năm, vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]