Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hòa Thượng Thích Bảo An

09/04/201319:12(Xem: 6533)
Hòa Thượng Thích Bảo An


HÒA THƯỢNG THÍCH BẢO AN

THÍCH GIÁC HẠNH (soạn)


---o0o---

“Trung bộ đạo thọ,

Long Tượng thiền môn,

Chúc Thánh đống lương,

Cao Tăng giáo hội”

Hòa Thượng THÍCH BẢO AN, húy thượng THỊ hạ HUỆ tự HẠNH GIẢI, thế danh LÊ BẢO AN, thuộc đơøi Lâm Tế Chánh Tông thứ Bốn mươi hai. Nguyên Hòa Thượng sanh năm 1914 (Giáp dần), tại thôn Tịnh Bình, xã Nhơn Hạnh, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Ðịnh, trong gia đình Lê gia thế phiệt, vốn dòng môn phong Nho giáo, đời đời thâm tín Tam Bảo, tôn sùng Ðạo Phật. Thân phụ là cụ ông LÊ PHÚNG, pháp danh NHƯ KINH, thân mẫu cụ bà TỪ THỊ HỮU, pháp danh NHƯ BẰNG, đức mẫu là cụ bà NGUYỄN THỊ CƠ, pháp danh NHƯ DUYÊN.

Năm 1926 – Khi vừa tròn 12 tuổi – vốn sẵn chủng tử Bồ Ðề từ nhiều kiếp, cơ duyên đã đủ, nhân xuất gia đến thời bộc phát, cáo biệt song thân Hoà Thượng đến Tổ đình Hưng Khánh thuộc thôn Hưng Nghĩa, xã Phước Nghĩa, huyện Tuy Phước, Bình Ðịnh, xin đầu sư cùng Ngài thượng CHƠN hạ HƯƠNG, hiệu CHÍ BẢO; nhưng bấy giờ, Ngài CHÍ BẢO vì tuổi đã cao, nên chỉ định đệ tử mình là Ngài thượng TAÂM hạ ẤN, húy NHƯ HÒA - thuộc đơøi Lâm tế Chánh Tông thứ bốn mươi mốt – tiếp thọ và trực tiếp hướng dẫn.

Sau khi xuất gia, với bẩm chất thông minh, tính tình nhu hòa, thuần hậu, cùng với sự cần mẫn hầu Thầy học đạo, Hòa Thượng được các bậc trưởng thượng hết mực tin yêu, chư pháp hữu, đệ huynh đều quý mến. Ngày đến, Hoà Thượng cùng chúng trong chùa chấp lao phục dịch; Ðêm về dưới ngọn đèn dầu, Hoà Thượng được Ngài CHÍ BẢO truyền dạy những giáo nghĩa thâm thuý Phật học, cùng các nghi thức Du Già. Tuy việc học tập và việc chúng trong chùa khá nhiều, nhưng Hoà Thượng vẫn chu toàn mọi trách nhiệm của một người thị giả đối với Sư Ông mình là Ngài CHÍ BẢO, cùng phụ giúp Bổn sư là Ngài TAÂM ẤN, những công việc thường nhật trong chùa. Với sự nỗ lực trau dồi Ðiển chương, tinh tấn hành trì Kinh kệ, cần mẫn hoàn tất mọi công việc của Chúng giao phó, chẳng bao lâu Hoà Thượng đã dõng mãnh vượt xa huynh đệ đồng môn.

Năm1931, Hoà Thượng thọ Sa Di giới tại Giới đàn Trường kỳ Phước Sơn – Bồng Sơn, do Ngài CAM LỒ làm Ðàn Ðầu Hoà Thượng, Ngài CHÍ BẢO làm Chứng Minh Ðạo Sư, Ngài BÍCH LIÊN làm Tuyên Luật Sư.

Năm 1932, Ngài TAÂM ẤN được hương quyền tộc thuộc cùng bổn đạo cung thỉnh về trụ trì Tổ đình Phổ Bảo. Hoà Thượng được chính thức theo Ngài TAÂM ẤN về chùa Phổ Bảo, để phụ giúp Bổn sư trông coi việc Chùa, thay thế Bổn sư điều hành công việc Chúng, trong những lúc Ngài TAÂM ẤN bận Phật sự. Với tâm tinh cần không quản ngại khó khăn cực nhọc, mọi công việc do Ngài TAÂM ẤN giao phó, Hòa Thượng đều hoan hỷ đón nhận và cố gắng chu toàn, nên ngày Hòa Thượng càng được Bổn sư tin tưởng thương mến.

Năm 1938, vì tuổi cao sức yếu nên Ngài CHÍ BẢO đặc cử Ngài TAÂM ẤN trực tiếp đảm nhận công việc điều hành Phật sự tại Tổ đình Hưng Khánh. Cùng năm đó, Phật Học đường Long Khánh do hội Phật học Bình Ðịnh tổ chức tại chùa Long Khánh - Qui Nhơn, Hòa Thượng được Ngài TAÂM ẤN giới thiệu theo học dưới sự chỉ dạy của Quốc Sư THÍCH PHƯỚC HUỆ.

Năm 1940, Ngài TRÍ ÐỘ - bấy giờ đang là Giaùm đốc Trường An Nam Phật Học[1]– từ Huế về Bình Ðịnh, đảnh lễ ngài Chí Bảo và xin phép ngài Tâm Ấn được phép bảo lãnh Hoà Thượng ra Huế tham học. Cơ duyên đã đến, Hòa Thượng theo gót Ngài TRÍ ÐỘ ra Trường An Nam Phật Học tại Chùa Trúc Lâm - Huế tiếp tục nâng cao kiến thức Phật học. Ðồng học môn của Hoà Thượng ngày ấy gồm: HT. Thích Trí Quang, HT. Thích Thiện Siêu, HT. Thích Thiện Minh, HT. Thích Huyền Quang, HT. Thích Phước Trí, HT. Thích Tâm Hoàn.

Năm 1942, Ðại giới đàn được tổ chức tại Tổ Ðình Hưng Khánh do Ngài CHƠN HƯƠNG hiệu CHÍ BẢO làm Hòa Thượng Ðường Ðầu. Nhận biết cơ duyên đã đủ, ngài TAÂM ẤN cho phép Hòa Thượng đăng đàn thọ Cụ túc giới, chính thức nhận Y – Bát, bước lên giới phẩm Tỳ Kheo, ngõ hầu nối gót Chư Tổ “hành Như Lai sứ, tác Như Lai sự”.

Năm 1943, chính trường trong nước gặp nhiều thay đổi, Trường An Nam Phật Học phải tạm thời đóng cửa, Hòa Thượng trở về Tổ Ðình Phổ Bảo tiếp tục phụ giúp Bổn sư trong công việc trùng kiến Tổ Ðình Phổ Bảo, cũng như đảm trách những Phật sự ở tỉnh nhà. Việc theo học tại Trường An Nam Phật Học của Hoà Thượng bị gián đoạn kể từ đó.

Năm 1947, hưởng ứng lời kêu gọi của Uỷ ban hành chánh kháng chiến Nam Trung Bộ, Hội Thanh Niên Cứu Quốc[2], Hòa Thượng cùng chư sơn lúc bấy giờ khởi xướng và sáng lập Ðoàn Thanh niên Tăng sĩ Bình Ðịnh. Tổ chức này bấy giờ hoạt động nằm trong bí mật, Chủ tịch là HT. Thích Giác Tánh, Hòa Thượng được cử làm Phó Chủ tịch, cùng với HT. Thích Huyền Quang và HT. Thích Tâm Hoàn làm thư ký và giáo thọ.

Năm 1948, Ngài CHƠN HƯƠNG hiệu CHÍ BẢO viên tịch, Ngài TAÂM ẤN trở về Tổ Ðình Hưng Khánh lo việc tang lễ và kế thừa trụ trì Tổ Ðình Hưng Khánh cho đến ngày viên tịch. Hòa Thượng được Bổn sư chính thức truyền trao trách nhiệm trụ trì Tổ đình Phổ Bảo.

Năm 1949, Hòa Thượng được cử làm Hội trưởng Hội Phật giáo Tuy Phước[3]. Cùng năm này, Hòa Thượng cùng chư Tôn đức trong Tỉnh đứng ra cổ động thành lập chúng Lục Hòa tỉnh Bình Ðịnh, và Hoà thượng được mời giữ chức vụ Chúng trưởng huyện Tuy Phước (năm 1951).

Năm 1952, Hòa Thượng được mời làm Cố vấn đoàn chúng A –Nan.

Sau hiệp định Genève, Hòa Thượng vẫn tiếp tục được cử làm Hội trưởng Hội Phật Giáo huyện Tuy Phước.

Năm 1958, dù phải đảm trách khá nhiều phật sự của Giáo hội, dù phải lo chu toàn mọi việc tiếp Tăng độ chúng trong Chùa giữa thời buổi khó khăn của cuộc chiến. Song, Hòa Thượng vẫn cùng chư tôn đức trong Tỉnh, như: Hòa Thượng Thích Huyền Quang, Hòa Thượng Thích Tâm Hoàn, HT Thích Ðồng Thiện, Hòa Thượng Thích Ðổng Quán.v.v. cùng chung bắt tay nhau đứng ra sáng lập Tu viện Nguyên Thieàu, dùng làm cơ sở “Bồi Dục Tăng Tài” cho Tỉnh nhà và Giáo hội. Buổi đầu Phật Học viện Nguyên Thiều ra đời, Hòa Thượng được bầu làm Phó Ban Quản trị khóa I(năm 1960).

Năm 1963, Ngài Tâm Ấn viên tịch, Hoà Thượng được tín đồ cung thỉnh về giữ trách vụ trụ trì Chùa Hưng Khánh. Từ đó “một bổn hai quê” Hoà Thượng đảm trách điều hành và chu toàn mọi Phật sự ở cả hai ngôi Tổ Ðình: Phổ Bảo và Hưng Khánh.

Năm 1964, Hoà Thượng trùng kiến lại toàn bộ chùa Hưng Khánh một cách quy mô và khang trang như ngày nay. Cùng năm đó, chính trường trong nước gặp nhiều biến cố, cuộc chiến ở miền Trung Việt Nam ngày một trở nên khoác liệt. Trước tình hình đó, Hoà Thượng nhận lãnh trách nhiệm dẫn dắt những Tăng sinh đang tu học tại Phật học viện Nguyên Thiều thời bấy giờ vào Sài-gòn lánh nạn. Tại Sài-gòn,Hoà Thượng được tín đồ cung thỉnh nhận chức trụ trì Niệm Phật Ðường Ấp Tây Ba, Phú Nhuận. Cuối năm đó, Hoà Thượng xây dựng khang trang lại ngôi Niệm Phật Ðường này và cải hiệu thành Giác Uyển Tự.

Cũng năm 1964, với phong cách diễn xuất cổ truyền già dặn, nhuần nhuyễn, uyển chuyển các Khoa nghi, Tiết thứ trong Nghi lễ của Thiền gia Bình Ðịnh[4], Hòa Thượng được mời làm Ðặc Ủûy nghi lễ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất tỉnh Bình Ðịnh, khóa I.

Năm 1965, Hòa Thượng được mời làm Chánh Ðại diện Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất huyện Tuy Phước.

Năm 1968, Hòa Thượng được Chư tôn đức cung thỉnh giữ chức vụ Ðặc Ủy Tăng sự Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất tỉnh Bình Ðịnh, khóa II.

Năm 1969, Hòa Thượng tiếp tục được mời làm Phó Giám đốc Phật Học viện Nguyên Thiều, khóa II.

Năm 1973, Hoà Thượng giữ chức vụ Ðặc Ủy cư sĩ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất tỉnh Bình Ðịnh, khóa III.

Năm 1979, Hoà Thượng được mời làm Phó Ban đặc cách giáo dục Tăng ni Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam tỉnh Nghĩa Bình, khóa I. Trưởng Ban Ðại Diện Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam huyện Tuy Phước.

Năm 1985, Hoà Thượng là Thành viên trị sự Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam tỉnh Nghĩa Bình, Trưởng ban Nghi lễ và kiểm soát Tăng ni, Phật tử khóa II.

Từ năm 1989 đến nay, Hoà Thượng là một trong những vị Hoà Thượng Chứng minh cao niên trong hàng Tôn Túc của Phật giáo Bình Ðịnh.

Năm 1999, với sự nghiêm trì giới Luật, oai nghi khả kínhcùng những đóng góp Phật sự to lớn của Hòa Thượng, tại Phương Trượng Tổ Ðình Chúc Thánh – Hội An, toàn thể môn phái Chúc Thánh Minh Hải suy tôn và cung thỉnh Hòa Thượng làm Trưởng Môn phái Chúc Thánh Minh Hải tại ba tỉnh Bình Ðịnh, Phú Yên và Quảng Ngãi, ngõ hầu làm tấm gương sáng cho hàng hậu bối noi theo (ngày 7/11/1999).

Năm 2000, Hoà Thượng được cung thỉnh làm Chứng Minh Ðạo Sư Ðại giới Ðàn Chánh Nhơn – Bình Ðịnh. Cùng năm, Hoà Thượng được Hội Ðại Bồ Ðề Ấn Ðộ cung thỉnh chứng minh Ðại lễ Cung nghinh và Triển lãm xá lợi Phật Tổ tại Bồ Ðề Ðạo Tràng – Ấn Ðộ.

Ðầu năm 2001, sau khi chiêm bái các Thánh tích Phật giáo tại Ấn Ðộ và Népal, trên đường trở về Việt nam, Hoà Thượng đến viếng Vương quốc Phật giáo Thái Lan. 

Nay tuổi đã cao (hiện thọ 89 tuổi), sức khoẻ ngày một yếu dần, nên Hòa Thượng giao phó việc trụ trì Tổ Ðình Phổ Bảo cùng những Phật sự cho đệ tử là Thượng tọa Thích Ðồng Chơn, để niệm Phật – an dưỡng tuổi về chiều. (hết)



[1]Trường An Nam Phật Học còn gọi là Phật học Đường Trúc Lâm. Phật học Ðường này đặt dưới sự chứng minh chủ trì của Hòa thượng Thích Giác Tiên, Hòa thượng Thích Trí Độ làm Ðốc giáo, Hòa thượng Thích Tịnh Khiết làm Phó Ðốc giáo, Cư sĩ Tâm Minh - Lê Đình Thám làm phụ giảng.

[2]Do Cư sĩ Tâm Minh – Lê Ðình Thám làm Chủ tịch.

[3]Hội Trưởng Hội Phật Giáo huyện Tuy Phước, ngày nay gọi là Chánh Ðại diện Phật Giáo huyện Tuy Phước.

[4]Trích nguyên văn từ một bức thư của Hòa Thượng Thích Huyền Quang gởi đến Hòa Thượng năm 1987.

----o0o---

ÐIẾU VĂN TƯỞNG NIỆM

CỐ HOÀ THƯỢNG THÍCH ÐỒNG THIỆN

(Viện chủ Tu viện Nguyên Thiều – Bình Ðịnh)

Thành kính đê đầu bái bạch Giác Linh Hòa Thượng!

Khi chim trời vỗ cánh,

Còn đó những cội Tùng, 

Khi thời gian vỗ cánh,

Tất cả hóa hư không.

Con vừa trở lại Ấn Ðộ để tiếp tục con đường tham phương cầu học, những ngổn ngang của cõi lòng sau bao ngày tháng về thăm lại quê nhà vẫn chưa vơi, chuỗi thời gian của những khó khăn, thử thách vẫn đang chờ phía trước. Chiều Delhi nắng vàng mênh mông hiu hắt, con lại bàng hoàng nhận được tin Ngài đã từ giã cõi đời để về với thế giới Chơn Như.

Dẫu biết, luật vô thường chẳng ai tránh khỏi, chuyện tử sinh là lẽ thường nhiên, cuộc đời Không - Sắc, Sắc - Không, trút gánh nặng của thân tứ đại vô thường, Ngài sẽ trở về với thế giới Niết Bàn vô tung bất diệt; nhưng lòng sao khỏi ngậm ngùi, kính tiếc khi hình bóng từ hòa, kính ái - mà con vừa mới còn kiến diện chỉ cánh đây hơn nửa tháng - giờ đây đã mãi vắng xa!

Con còn nhớ trước ngày lên đường sang Ấn Ðộ du học, con về Tu viện Nguyên Thiều đảnh lễ Ngài, nét mặt Ngài hôm ấy hoan hỷ lạ thường. Ngài hỏi, con hầu chuyện rất lâu, trước lúc từ biệt Ngài khẻ bảo: "Học Ðời học Ðạo, đi Tây đi Tàu, ở Ấn ở AÂu gì cũng được, miễn sao trọn đời nhớ giữ lại chiếc áo này là Ông mừng!". Vâng! Lời nói tưởng chừng như đơn giản kia chính là phương châm của Thầy trò chúng con những ngày chung sống trên đất Phật hằng vâng giữ. Những tưởng thời gian phôi pha sẽ xóa nhòa đi tất cả, nào ngờ ngày Sư thúc con lên đường bắt đầu cuộc hành trình sang xứ lạnh trời AÂu, lời dạy của Ngài hôm nào trở thành câu chia tay của Thầy trò con giữa phi trường quốc tế Indra Gandhi- Ấn Ðộ. Dù rằng bây giờ kẻ Ấn người AÂu, nhưng hình ảnh và lời dạy của Ngài vẫn luôn hiện hữu trong lòng Thầy trò chúng con, qua những trang Email trao đổi hàng ngày trên Internet. Hôm qua, trước khi lên đường từ Ðức sang Pháp công tác, Sư thúc gởi Email nhắc lại câu nói của Ngài năm nào. Với riêng con, tháng ngày nơi đất khách con phải đối diện với những khó khăn của đời sống viễn xứ, những trăn trở của kiếp người, đã có lúc con muốn chùn chân trước những thử thách của cuộc sống; những lúc ấy hình ảnh và lời dạy của Ngài, của Sư Ông chúng con cùng chư Tôn Ðức sơn môn Bình Ðịnh lại hiện về làm nguồn động viên để con vững bước.

Ngày Sư Ông chúng con sang Ấn chiêm bái, con tiếc rằng Ngài không cùng Sư Ông sang để chung viếng những Thánh tích một thời lưu danh sử sách. Những ngày Ông con ở Ấn, con được nghe Sư Ông con kể nhiều về Ngài - người đã cùng Sư Ông con sánh vai bên nhau suốt mấy mươi năm trên con đường Hoằng Dương Chánh Pháp, cùng chư sơn Bình Ðịnh nung nấu chí nguyện "Bồi Dục Tăng Tài - Kế Vãng Khai Lai", chung tay lèo lái con thuyền Phật giáo Bình Ðịnh băng qua những thác ghềnh thử thách hướng về phía trước.

Nhưng than ôi!

Phật sự đa đoan còn đó,

Bóng Ngài giờ đã về đâu,

Nguyên Thiều - Tháp cổ còn đây,

Ngàn năm dư hương Ngài phảng phất!

Giờ đây từ đất nước Ấn độ xa xôi con chỉ có tấm lòng, xin chắp tay hướng về quê hương Bình Ðịnh, hướng về Tu viện Nguyên Thiều, thành kính khấu bái tôn dung Hòa Thượng. Duy nguyện:

"Trấn kim tích đăng không Tam giới ngoại,

Vận thần thông đoan ngự cửu liên đài,

Xả huyễn thân nhi chứng Pháp thân,

Nhập Tịnh độ viễn ly uế độ".

Ðê đầu kính bái.

Con: Giác Hạnh - Lê Bích Sơn

--- o0o ---


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24/06/2011(Xem: 5363)
Ngài Mật Thể, pháp danh Tâm Nhất, pháp tự Mật Thể, tên thật là Nguyễn Hữu Kê, sinh năm 1912 ở làng Nguyệt Biều, quận Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên. Chánh quán huyện Tống Sơn, Gia Miêu ngoại trang, tỉnh Thanh Hóa, thuộc dòng Thích Lý của Cụ Nguyễn Hữu Độ. Gia đình Ngài qui hướng đạo Phật, cụ thân sinh và người anh ruột đều xuất gia.
23/06/2011(Xem: 5830)
Đọc Thánh Đăng Ngữ Lục, do Sa môn Tánh Quảng, Thích Điều Điều đề tựa trùng khắc, tái bản năm 1750, ta thấy đời Trần có năm nhà vua ngoài việc chăn dân, họ còn học Phật, tu tập và đạt được yếu chỉ của thiền, như vua Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông, Trần Anh Tông và Trần Minh Tông. Và sự chứng ngộ của các Thiền sư đời Trần thì không thấy đề cập ở sách ấy, hoặc có đề cập ở những tư liệu khác mà hiện nay ta chưa phát hiện được, hoặc phát hiện thì cũng phải tra cứu và luận chứng dài dòng rồi mới kết đoán ra được.
23/06/2011(Xem: 6804)
Đọc sử Phật giáo Việt Nam, hẳn chúng ta đều biết nước mình có một ông vua đi tu ngộ đạo, đó là vua Trần Nhân Tông. Ngài làm vua trong thời gian nước nhà đang bị quân Mông Cổ đem đại quân sang xâm lấn nước ta lần thứ ba.
22/06/2011(Xem: 7470)
Trong sáu thập niên qua, TIME đã không ngừng ghi chép lại những vinh quang cùng khổ nhọc của Á châu. Trong số đặc biệt kỷ niệm thường niên hôm nay, chúng tôi muốn bày tỏ lòng kính trọng của mình đến những nhân vật nổi bật đã góp phần vào việc hình thành nên thời đại chúng ta. Những thập niên xáo động nhất của một lục địa đông dân nhất trên trái đất này đã sản sinh ra hàng loạt những nhân vật kiệt xuất. Trong sáu mươi năm qua, kể từ khi TIME bắt đầu cho xuất bản ấn bản Á Châu, chúng tôi đã có cái đặc ân là được gặp gỡ đa số những nhân vật ngoại hạng này –theo dấu cuộc vận động hay trên chiến trường, trong phòng hội hay trong phòng thí nghiệm, tại cơ sở sản xuất hay tại phim trường.
16/06/2011(Xem: 5037)
Tôi có duyên lành gặp được ngài một lần khi ngài đến thăm Hòa thượng chùa Đông Hưng, bổn sư của tôi, cũng là y chỉ sư của Hòa thượng Quảng Thạc, một để tử xuất gia của ngài khi còn ở đất Bắc. Cung cách khiêm cung, ngài cùng Hòa thượng tôi đàm đạo về quá trình tu tập cũng như Phật học, hai ngài đã rất tâm đắc về chí nguyện giải thoát và cùng nhau kết luận một câu nói để đời : “Mục đích tu hành không phải để làm chính trị”. Cũng câu nói này, khi chia tay chư tăng miền Nam, ngài đã phát biểu với hàng pháp lữ Tăng ni đưa tiễn. Khi sưu tập tư liệu về cuộc đời của ngài, tôi may mắn gặp được các bậc tri thức cao đồ của ngài kể lại. Nay, nhân có cuộc hội thảo về phong trào chấn hưng Phật giáo miền Bắc và công hạnh của ngài, tôi xin được góp thêm đôi điều.
14/06/2011(Xem: 6472)
Thiền sư PHÁP THUẬN (Bính Tý 918): Thiền sư đời Tiền Lê, thuộc dòng thiền Tỳ-Ni-Đa-Lưu Chi, không rõ gốc gác quê quán và tên thật, chỉ biết rằng Sư họ Đỗ, xuất gia từ thuở nhỏ ở chùa Cổ Sơn (Thanh Hóa), sau theo học đạo Thiền sư Phù Trì ở chùa Long Thọ, nổi tiếng là uyên thâm đức độ. Tương truyền rằng chính Sư đã dùng nghệ thuật phù sấm, làm cố vấn giúp vua Lê Đại Hành nắm quyền bính, dẹp yên được hỗn loạn trong triều cuối đời nhà Đinh, được vua Lê vô cùng trọng vọng. Năm 990 niên hiệu Hưng Thống thứ 2, Sư không bệnh mà viên tịch, thọ 76 tuổi, để lại cho đời các tác phẩm: “Bồ Tát sám hối văn”, “Thơ tiếp Lý Giác”, và một bài kệ.
14/06/2011(Xem: 6448)
• Thiền sư Chân Không(Bính Tuất -1046): Sư họVương, thế danh Hải Thiềm, quê quán ở làng Phù Đổng (nay là Tiên Sơn-Bắc Ninh), xuất thân trong một gia đình quý tộc. Lúc thân mẫu của ông mang thai, cha ông nằm mộng thấy một vị tăng Ấn Độ trao cho cây tích trượng, sau đó thì ông ra đời. Mồ côi cha mẹ từ thuở niên thiếu, ông siêng chăm đọc sách không màng đến những chuyện vui chơi. Năm 20 tuổi ông xuất gia, rồi đi ngao du khắp nơi để tìm nơi tu học Phật Pháp. Nhân duyên đưa đẩy cho Sư đến chùa Tĩnh Lự ở núi Đông Cứu (Gia Lương-Hà Bắc), nghe Thiền sư Thảo Nhất giảng kinh Pháp Hoa mà ngộ đạo, được nhận làm đệ tử, sớm tối tham cứu thiền học, và được sư thầy truyền tâm ấn, thuộc dòng thiền Tì-ni-đa Lưu -chi, thế hệ thứ 16. Sau, Sư lên núi Phả Lại, trại Phù Lan (nay thuộc huyện Mỹ Văn-Hưng Yên) làm trụ trì chùa Chúc Thánh, ở suốt 20 năm không xuống núi để chuyên trì giới luật, tiếng thơm đồn xa đến cả tai vua.
13/06/2011(Xem: 14344)
Ôi, trong giáo pháp Phật đà của ta, việc trọng đại nhất là gì ? Con người sinh ra không từ cửa tử mà đến, chết không vào cửa tử mà đi. Thế nên người nằm non ở tổ, bỏ ngủ quên ăn, chẳng tiếc thân mạng, đều vì việc lớn sinh tử. Ở thời giáo suy pháp mạt này mà có người vì việc lớn sinh tử như Hòa thượng Liễu Quán, thật là hy hữu.
05/06/2011(Xem: 13040)
Ngôi chùa nhỏ nằm khiêm tốn trong khoảng đất rộng đầy cây trái. Buổi tối, mùi nhang tỏa ra từ chánh điện hòa với mùi thơm trái chín đâu đó trong vườn.
01/06/2011(Xem: 6909)
Cuộc đời và sự nghiệp của Khương Tăng Hội, ta hiểu biết qua hai bản tiểu sử xưa nhất, một của Tăng Hựu (446 - 511) trong Xuất tam tạng ký tập 13 ĐTK 2145 tờ 96a29-97a 17 và một của Huệ Hạo trong Cao Tăng truyện 1 ĐTK 2059 tờ 325a13-326b13. Bản của Huệ Hạo thực ra là một sao bản của bản Tăng Hựu với hai thêm thắt. Đó là việc nhét tiểu sử của Chi Khiêm ở đoạn đầu và việc ghi ảnh hưởng của Khương Tăng Hội đối với Tô Tuấn và Tôn Xước ở đoạn sau, cùng lời bình về sai sót của một số tư liệu. Việc nhét thêm tiểu sử của Chi Khiêm xuất phát từ yêu cầu phải ghi lại cuộc đời đóng góp to lớn của Khiên đối với lịch sử truyền bá Phật giáo của Trung Quốc, nhưng vì Khiêm là một cư sĩ và Cao Tăng truyện vốn chỉ ghi chép về các Cao Tăng, nên không thể dành riêng ra một mục, như Tăng Hựu đã làm trong Xuất tam tạng ký tập 13 ĐTK 2145 tờ 97b13-c18, cho Khiêm.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]