Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Kỷ yếu 20 năm Khóa Tu Học Phật Pháp Âu Châu 1989-2008

01/10/201411:02(Xem: 15235)
Kỷ yếu 20 năm Khóa Tu Học Phật Pháp Âu Châu 1989-2008

20 năm Khóa Học Phật Pháp Âu Châu. Thấm thoát mà đã 20 năm rồi. Đúng ra, với danh xưng đầy đủ là "Khóa Tu Học Phật Pháp Âu Châu", hàm ý vừa có "học" vừa có "tu", chứ không phải "học" không. Nhưng với lối nói nhanh, gọi tắt thành ra "Khóa Học Phật Pháp Âu Châu". Bởi lẽ trong chương trình sinh hoạt 10 ngày mỗi kỳ có đầy đủ các thời khóa tụng niệm, sám hối, tọa thiền, kinh hành, niệm Phật... bên cạnh những giờ học hỏi giáo lý cấp 1, cấp 2...

Để kỷ niệm 20 năm đã qua. Mà đúng nữa là 25 năm. Vì sao? Vì trước đó đã có 5 Khóa rồi. Bắt đầu từ chùa Khánh Anh, mùa Hè 1984, tức Khóa Khánh Anh kỳ 1. Đến Khánh Anh Kỳ 5, 1988, vì chùa Khánh Anh (Bagneux - Pháp) chật hẹp không đủ chỗ cho sinh hoạt của một khóa tu, trong khi học viên tham dự mỗi năm một gia tăng. Lại còn một lý do khác cũng trở ngại không kém. Đó là vấn đề visa vào nước Pháp. Từ trước đến nay (khoảng 1985) vấn đề visa (chiếu khán nhập cảnh) vào Pháp không đặt ra đối với những người mang "thẻ tỵ nạn". Bây giờ đòi hỏi, muốn vào nước Pháp, nếu còn mang "thẻ tỵ nạn" (mà bà con ta lúc đó hầu hết, đều còn mang thẻ tỵ nạn) phải xin visa.

Do đó, quý Thầy phải nghĩ cách di chuyển "Khóa học" đến một xứ khác có điều kiện đi lại dễ dàng hơn. Nơi được tính tới gần nhất, đó là Thụy Sĩ.

Cho nên Khóa Tu Học Phật Pháp Khánh Anh Kỳ 5, được đưa về Thụy Sĩ vào năm 1988. Trong khóa này, chư Tăng Ni Việt Nam ở Âu Châu quy tụ lại khá đầy đủ và sau những ngày sinh hoạt tu học tại đây đã đồng ý đổi "Khóa" này thành "Khóa Tu Học Phật Pháp Âu Châu" mỗi năm tổ chức ở một nước. Bắt đầu năm tới 1989, tổ chức tại Hòa Lan tức là Khóa thứ nhứt.

Bởi vậy năm nay (2008) Kỷ Niệm 20 Năm Khóa Tu Học Phật Pháp Âu Châu cũng là nhớ lại luôn 25 khóa, cho có trước có sau để thành 1/4 thế kỷ. Để có một cái nhìn tổng quát xuyên suốt 25 năm, chúng tôi xin mạn phép ghi lại sơ lược như sau:

- Khóa Tu Học Phật Pháp Khánh Anh Kỳ 1, tổ chức 1 tuần lễ từ 5/8 đến 12/8/1984, gồm 30 học viên (vừa chánh thức, vừa dự thính. Dự thính có thể tối về nhà).

- Khóa Tu Học Phật Pháp Khánh Anh Kỳ 2, tổ chức 1 tuần lễ từ 25/8 đến 1/9/1985, gồm 35 học viên.

- Khóa Tu Học Phật Pháp Khánh Anh Kỳ 3, kỳ này có thay đổi. Thay vì 1 tuần lễ, tăng lên 10 ngày, từ 1/8 đến 10/8/1986. Học viên gia tăng: Có 48 học viên chánh thức ghi danh, ăn ở tại chỗ, không kể dự thính. Kỳ này có nhiều học viên nước ngoài đến tham dự.

- Khóa Tu Học Phật Pháp Khánh Anh Kỳ 4, tổ chức 1/8 đến 10/8/1987, gồm 71 học viên. Kỳ này quá đông (so với ngôi chùa Khánh Anh nhỏ bé) có nhiều học viên nước ngoài, nhất là Na Uy.

- Khóa Tu Học Phật Pháp Khánh Anh Kỳ 5, như trên đã nói, tổ chức tại Crézus (Thụy Sĩ) từ 9/7 đến 17/7/1988, gồm 95 học viên, đến từ nhiều nước ở Âu châu. Khóa này có nhiều Tăng Ni Âu Châu tham dự (trong số này có chư vị mới đón từ "đảo" sang như Thượng Tọa Trí Minh, Đại Đức Quảng Hiền, Đại Đức Quảng Nhiên...).

- Khóa Tu Học Phật Pháp Âu Châu Kỳ 1, tổ chức tại De Glind (Hòa Lan) từ 14/7 đến 23/7/1989, gồm 100 học viên (20 Tăng Ni + 80 cư sĩ).

- Khóa Tu Học Phật Pháp Âu Châu Kỳ 2, tổ chức tại Berkof (Đức) từ 14/7 đến 24/7/1990, gồm khoảng 120 học viên.

- Khóa Tu Học Phật pháp Âu Châu Kỳ 3, tổ chức tại Aarhus (Đan Mạch) từ 13/7 đến 20/7/1991, gồm 150 học viên. Tăng khách đặc biệt của Khóa học: Thượng Tọa Tín Nghĩa (Mỹ), Thượng Tọa Quảng Ba (Úc), Đại Đức Viên Diệu (Canada).

- Khóa Tu Học Phật Pháp Âu Châu Kỳ 4, tổ chức tại Falli-Holli (Thụy Sĩ) từ 23/7 đến 2/8/1992, gồm 200 học viên. Trong Khóa học này có tổ chức liên trại Lộc Uyển A Dục cho Gia Đình Phật Tử, nên số học viên tăng lên.

- Khóa Tu Học Phật Pháp Âu Châu Kỳ 5, tổ chức tại Amiens (Pháp) từ 26/7 đến 4/8/1993. Gồm khoảng 300 học viên. Khóa này có nhiều học viên từ nước ngoài đến và Trại Họp Bạn của Gia Đình Phật Tử Âu châu, nên số học viên tăng lên đáng kể.

- Khóa Tu Học Phật Pháp Âu Châu Kỳ 6, tổ chức tại Sint Truident (Bỉ) từ 23/7 đến 31/7/1994, gồm 250 học viên + 70 Đoàn sinh Gia Đình Phật Tử cấm lều. Tăng khách đặc biệt kỳ này có: Thượng Tọa Như Huệ, Thượng Tọa Bảo Lạc (từ Úc), Thượng Tọa Nguyên An (từ Hoa Kỳ).

- Khóa Tu Học Phật Pháp Âu Châu Kỳ 7, tổ chức tại Horsyld (Đan Mạch) từ 22/7 đến 30/7/1995, gồm 301 học viên. Có học viên đến từ nơi xa như: Nga, Băng Đảo... Trong khóa này có tổ chức Đại Hội Cư Sĩ.

- Khóa Tu Học Phật Pháp Âu Châu Kỳ 8, tổ chức tại Helvoirt (Hòa Lan) từ 20/7 đến 29/7/1996, gồm 444 học viên (đến từ 14 quốc gia) + Gia Đình Phật tử. Tăng khách đặc biệt của khóa học: Đại Đức Giác Đẳng, Đại Đức Nhật Trí (từ Hoa Kỳ).

- Khóa Tu Học Phật Pháp Âu Châu Kỳ 9, tổ chức tại Pfaffenhofen (Đức) từ 31/7 đến 9/8/1997. Số học viên kỳ này được kể là vượt quá con số 500. Khách đặc biệt của khóa học này: Thượng Tọa Bảo Lạc và Tiến sĩ Lâm Như Tạng (từ Úc).

- Khóa Tu Học Phật Pháp Âu Châu Kỳ 10, tổ chức tại Glaubenberg (Thụy Sĩ) từ 23/7 đến 1/8/1998. Gồm 530 học viên. Trong khóa này có lễ Kỷ niệm đánh dấu 10 năm Khóa Học Phật Pháp Âu Châu.

- Khóa Tu Học Phật Pháp Âu Châu Kỳ 11, tổ chức tại Oslo (Na Uy) từ 21/7 đến 30/7/1999, gồm 617 học viên (trong số này có 75 Tăng Ni). Sau khóa này có lễ Khánh Thành chùa Khuông Việt - Oslo - Na Uy.

- Khóa Tu Học Phật Pháp Âu Châu Kỳ 12, tổ chức tại Amiens (Pháp) từ 24/7 đến 3/8/2000, gồm 604 học viên (72 Tăng Ni + 532 cư sĩ). Tăng khách đặc biệt: Thượng Tọa Viên Lý và Thượng Tọa Nguyên Siêu (từ Mỹ).

- Khóa Tu Học Phật Pháp Âu Châu Kỳ 13, tổ chức tại Göteborg (Thụy Điển) từ 23/7 đến 2/8/2001, gồm 542 học viên (66 Tăng Ni + 476 cư sĩ). Tăng khách đặc biệt: Thượng Tọa Phước Nhơn (từ Úc).

- Khóa Tu Học Phật Pháp Âu Châu Kỳ 14, tổ chức tại Wymmodham (Anh quốc) từ 22/7 đến 31/7/2002, gồm 523 học viên (53 Tăng Ni + 460 cư sĩ). Tăng khách đặc biệt: Hòa Thượng Thắng Hoan, Thượng Tọa Nguyên Siêu, Thượng Tọa Giác Đẳng (Hoa Kỳ). Trong Khóa này có tổ chức Đại Hội Khoáng Đại Kỳ 3 Giáo Hội Phật Giáo VN Thống Nhứt Âu Châu.

- Khóa Tu Học Phật Pháp Âu Châu Kỳ 15, tổ chức tại Aarhus (Đan Mạch) từ 18/7 đến 28/7/2003, gồm 629 học viên (đến từ 16 nước, có 76 Tăng Ni). Tăng khách đặc biệt: Hòa Thượng Thắng Hoan, Thượng Tọa Nguyên Siêu (Hoa Kỳ), Hòa Thượng Kiến Tánh.

- Khóa Tu Học Phật Pháp Âu Châu Kỳ 16, tổ chức tại Padova-Treviso (Ý) từ 4/8 đến 12/8/2004, gồm 831 học viên (98 Tăng Ni). Trong khóa này, Tăng khách đặc biệt đến thăm và giảng dạy rất đông, trong đó có Hòa Thượng Thắng Hoan (Hoa Kỳ), Hòa Thượng Bảo Lạc (Úc)...

- Khóa Tu Học Phật Pháp Âu Châu Kỳ 17, tổ chức tại Amiens (Pháp) từ 21/7 đến 31/7/2005, gồm 605 học viên (trong đó có 96 Tăng Ni). Trong khóa này bắt đầu có tổ chức ngày Niệm Phật và sinh hoạt của tại gia Bồ Tát Giới.

- Khóa Tu Học Phật Pháp Âu Châu Kỳ 18, tổ chức tại Tostedt (Đức) từ 28/7 đến 4/8/2006, gồm 745 học viên (trong đó có 102 Tăng Ni). Trong khóa học kỳ này có tổ chức Đại Hội Khoáng Đại Kỳ 4, nhiệm Kỳ 5 của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhứt Âu Châu. Khách Tăng trong khóa này có Hòa Thượng Bảo Lạc và Đại Đức Nguyên Tạng (Úc).

- Khóa Tu Học Phật Pháp Âu Châu Kỳ 19, tổ chức tại Lerum (Thụy Điển) từ 27/7 đến 3/8/2007, gồm 533 học viên (trong đó có 124 Tăng Ni). Sau khóa học này là lễ Khánh Thành chùa Phật Quang (Göteborg-Thụy Điển). Khách Tăng trong khóa này là Thượng Tọa Thích Quảng Ba (Úc).

Và năm nay Khóa Tu Học Phật Pháp Âu Châu Kỳ 20 tổ chức tại Amiens (Pháp) từ 25/7 đến 3/8/2008 chưa biết bao nhiêu học viên tham dự. Tăng khách đặc biệt kỳ này dự định mời Thượng Tọa Nguyên Siêu (Hoa Kỳ), Thượng Tọa Thiện Quang (Canada).

Đó là lược qua lịch trình tổ chức 20 năm Tu Học Phật Pháp Âu Châu, kể luôn 5 khóa đầu của chùa Khánh Anh, tính ra liên tục từ 1984 đến 2008.

Để hồi tưởng lại Phật sự 25 năm qua, chúng tôi cố gắng sưu tầm những hồ sơ cũ, những hình ảnh sinh hoạt còn lưu lại, những phim ảnh của một vài người còn giữ rải rác.... Nhưng chắc chắc không làm sao đầy đủ tất cả mọi phương diện.

Bởi vậy, nơi đây, xin kêu gọi chư vị nào (Chư Tôn Đức cũng như bà con học viên năm xưa) còn có những tài liệu, những hình ảnh, những đoạn phim quý báu, cho xin một "phó bản" để làm tài liệu bổ túc cho tập Kỷ yếu đầy đủ sau này. Phần chúng tôi, lần này cố gắng sưu tầm một số hình ảnh sinh hoạt qua 20 khóa (+ 5 khóa đầu) khoảng chừng 150 tấm ảnh tài liệu rồi phóng lớn để làm một cuộc triển lãm hình ảnh của 20 năm Khóa Tu Học Phật Pháp Âu Châu.

Kính mời quý đạo hữu về dự khóa học kỳ này cũng là có dịp dự lễ Kỷ Niệm Đệ Nhị Thập Chu Niên Khóa Học Phật Pháp Âu Châu và tham quan phòng triển lãm hình ảnh để ôn lại những sinh hoạt của 20 năm về trước. Tưởng không gì xúc động cho bằng!

Nhìn lại những hình ảnh cũ, trước hết không làm sao quên được chư Tôn Đức cũng như nhiều học viên quen thuộc, hàng năm lo lắng cho Khóa Học Âu Châu bây giờ không còn nữa. Quý vị đi đâu, ở đâu? Hay vẫn quanh quẩn đâu đây. Là chư thiên, là hộ pháp thiện thần, là tam châu cảm ứng hay Bồ tát hóa thân để ủng hộ cho Khóa Tu Học Phật Pháp Âu Châu này được tồn tại và phát huy mãi mãi tiếp nối qua nhiều thế hệ.

Nhìn lại những hình ảnh cũ này, nhận ra 1 số học viên ngày xưa, bây giờ đã là những Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, xuất gia nối gót các bậc Thầy đi trước, lần lần gánh vác công việc của các bậc trưởng thượng. Thật không còn hình ảnh nào đẹp hơn và đáng mừng cho tương lai. Nhưng cũng có phần đáng lo cho ngôi nhà Phật Pháp Âu Châu nếu không có một hướng tu học và hoằng pháp thích ứng.

Và cũng nhìn lại những hình ảnh cũ qua 20 Khóa Tu Học Phật Pháp của Âu Châu, thấy hình ảnh sinh hoạt của Gia Đình Phật Tử Việt Nam hải ngoại, của một thế hệ trẻ đầy sức sống, vui tươi, năng động. Nhưng giờ đây, lần lần thay đổi, vì thiếu phương pháp thích ứng với xã hội đương thời. Lại còn gặp nhiều chướng duyên làm phân tán ra nhiều mảng. Thật là một điều đáng tiếc, một mất mát tài nguyên to lớn. Không biết bao nhiêu công đức xây dựng của lớp người đi trước? Giờ đây gần như buông tay, nếu không kịp thời tìm ra một phương pháp điều chỉnh cho thích ứng với đời sống hải ngoại.

Nhìn lại hình ảnh từ Khóa 1 đến Khóa 20, đều nhận ra nhiều biến đổi, đa dạng. Từ diễn giảng, lễ bái cho đến sinh hoạt thanh niên, họp bạn Gia Đình Phật Tử. Rồi hội nghị thường niên, Đại Hội Khoáng Đại. Và mới đây, thêm ngày Niệm Phật và sinh hoạt Bồ Tát Giới, sinh hoạt lớp trẻ theo từng ngôn ngữ: Như lớp giảng tiếng Anh, tiếng Đức, tiếng Việt, tiếng Pháp... Nói chung luôn luôn biến đổi, đa dạng hóa... mà vẫn chưa theo kịp với hoàn cảnh hiện tại.

Bài này viết ra cho Kỷ yếu 20 năm Khóa Tu Học Phật Pháp Âu Châu cũng như cho Bản tin Khánh Anh. Bởi vậy phạm vi rất hẹp, không thể đăng tải tất cả hình ảnh của 20 năm, mà chỉ lựa vài tấm tiêu biểu. Mong chư Tôn Đức và bà con Phật Tử xa gần thông cảm hoan hỉ cho. Nếu có thuận duyên, xin mời tất cả bà con học viên năm xưa "quay lại trường cũ" một chuyến qua Khóa Tu Học 20 này tại Pháp để có dịp thăm hỏi, hàn huyên, kẻ còn, người mất. Rồi nhìn lại bao nhiêu những hình ảnh cũ, khuyến tấn lớp trẻ đi sau, tiến lên tiếp nối. Thật không gì quý hóa cho bằng.

Viết tại Chùa Khánh Anh, Paris, mùa An Cư 2008

HT. Thích Minh Tâm

Ky yeu 20 nam khoa tu hoc au chauKy yeu 20 nam khoa tu hoc au chau-2Ky yeu 20 nam khoa tu hoc au chau-3

pdf-icon
Kỷ yếu 20 năm Khóa Tu Học Phật Pháp Âu Châu 1989-2008

***


Trở về Thư Viện Kinh Sách 
Trên Trang Nhà Quảng Đức

hoasen1

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24/06/2011(Xem: 6016)
Trận chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Vương Quyền năm 939 là một dấu mốc quan trọng trong lịch sử dựng nước của Việt Nam. Ngọn sóng Bạch Đằng Giang đã cuốn trôi đi nỗi đau nhục của người dân nô lệ, nhận chìm tham vọng của nòi Hán áp đặt lên đất nước ta trong suốt một ngàn năm. Từ đây Việt Nam không còn là một huyện lỵ của người Hán, từ đây một quốc gia đúng nghĩa đã xuất hiện dưới vòm trời Đông Á.
24/06/2011(Xem: 8401)
Ngài họ Nguyễn húy là Hữu Kê, dòng họ của Đại thần Nguyễn Trãi. Nguyên quán thuộc Tông sơn Gia miêu Ngoại trang, tỉnh Thanh Hóa. Ngài thọ sanh năm Nhâm Tý (1912), tại làng Nguyệt Biều, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên. Vốn thọ sanh trong gia đình vọng tộc, quý phái, thích lý luận Nguyễn Hữu Độ.
24/06/2011(Xem: 5451)
Ngài Mật Thể, pháp danh Tâm Nhất, pháp tự Mật Thể, tên thật là Nguyễn Hữu Kê, sinh năm 1912 ở làng Nguyệt Biều, quận Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên. Chánh quán huyện Tống Sơn, Gia Miêu ngoại trang, tỉnh Thanh Hóa, thuộc dòng Thích Lý của Cụ Nguyễn Hữu Độ. Gia đình Ngài qui hướng đạo Phật, cụ thân sinh và người anh ruột đều xuất gia.
23/06/2011(Xem: 5926)
Đọc Thánh Đăng Ngữ Lục, do Sa môn Tánh Quảng, Thích Điều Điều đề tựa trùng khắc, tái bản năm 1750, ta thấy đời Trần có năm nhà vua ngoài việc chăn dân, họ còn học Phật, tu tập và đạt được yếu chỉ của thiền, như vua Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông, Trần Anh Tông và Trần Minh Tông. Và sự chứng ngộ của các Thiền sư đời Trần thì không thấy đề cập ở sách ấy, hoặc có đề cập ở những tư liệu khác mà hiện nay ta chưa phát hiện được, hoặc phát hiện thì cũng phải tra cứu và luận chứng dài dòng rồi mới kết đoán ra được.
23/06/2011(Xem: 6888)
Đọc sử Phật giáo Việt Nam, hẳn chúng ta đều biết nước mình có một ông vua đi tu ngộ đạo, đó là vua Trần Nhân Tông. Ngài làm vua trong thời gian nước nhà đang bị quân Mông Cổ đem đại quân sang xâm lấn nước ta lần thứ ba.
22/06/2011(Xem: 7607)
Trong sáu thập niên qua, TIME đã không ngừng ghi chép lại những vinh quang cùng khổ nhọc của Á châu. Trong số đặc biệt kỷ niệm thường niên hôm nay, chúng tôi muốn bày tỏ lòng kính trọng của mình đến những nhân vật nổi bật đã góp phần vào việc hình thành nên thời đại chúng ta. Những thập niên xáo động nhất của một lục địa đông dân nhất trên trái đất này đã sản sinh ra hàng loạt những nhân vật kiệt xuất. Trong sáu mươi năm qua, kể từ khi TIME bắt đầu cho xuất bản ấn bản Á Châu, chúng tôi đã có cái đặc ân là được gặp gỡ đa số những nhân vật ngoại hạng này –theo dấu cuộc vận động hay trên chiến trường, trong phòng hội hay trong phòng thí nghiệm, tại cơ sở sản xuất hay tại phim trường.
16/06/2011(Xem: 5153)
Tôi có duyên lành gặp được ngài một lần khi ngài đến thăm Hòa thượng chùa Đông Hưng, bổn sư của tôi, cũng là y chỉ sư của Hòa thượng Quảng Thạc, một để tử xuất gia của ngài khi còn ở đất Bắc. Cung cách khiêm cung, ngài cùng Hòa thượng tôi đàm đạo về quá trình tu tập cũng như Phật học, hai ngài đã rất tâm đắc về chí nguyện giải thoát và cùng nhau kết luận một câu nói để đời : “Mục đích tu hành không phải để làm chính trị”. Cũng câu nói này, khi chia tay chư tăng miền Nam, ngài đã phát biểu với hàng pháp lữ Tăng ni đưa tiễn. Khi sưu tập tư liệu về cuộc đời của ngài, tôi may mắn gặp được các bậc tri thức cao đồ của ngài kể lại. Nay, nhân có cuộc hội thảo về phong trào chấn hưng Phật giáo miền Bắc và công hạnh của ngài, tôi xin được góp thêm đôi điều.
14/06/2011(Xem: 6583)
Thiền sư PHÁP THUẬN (Bính Tý 918): Thiền sư đời Tiền Lê, thuộc dòng thiền Tỳ-Ni-Đa-Lưu Chi, không rõ gốc gác quê quán và tên thật, chỉ biết rằng Sư họ Đỗ, xuất gia từ thuở nhỏ ở chùa Cổ Sơn (Thanh Hóa), sau theo học đạo Thiền sư Phù Trì ở chùa Long Thọ, nổi tiếng là uyên thâm đức độ. Tương truyền rằng chính Sư đã dùng nghệ thuật phù sấm, làm cố vấn giúp vua Lê Đại Hành nắm quyền bính, dẹp yên được hỗn loạn trong triều cuối đời nhà Đinh, được vua Lê vô cùng trọng vọng. Năm 990 niên hiệu Hưng Thống thứ 2, Sư không bệnh mà viên tịch, thọ 76 tuổi, để lại cho đời các tác phẩm: “Bồ Tát sám hối văn”, “Thơ tiếp Lý Giác”, và một bài kệ.
14/06/2011(Xem: 6544)
• Thiền sư Chân Không(Bính Tuất -1046): Sư họVương, thế danh Hải Thiềm, quê quán ở làng Phù Đổng (nay là Tiên Sơn-Bắc Ninh), xuất thân trong một gia đình quý tộc. Lúc thân mẫu của ông mang thai, cha ông nằm mộng thấy một vị tăng Ấn Độ trao cho cây tích trượng, sau đó thì ông ra đời. Mồ côi cha mẹ từ thuở niên thiếu, ông siêng chăm đọc sách không màng đến những chuyện vui chơi. Năm 20 tuổi ông xuất gia, rồi đi ngao du khắp nơi để tìm nơi tu học Phật Pháp. Nhân duyên đưa đẩy cho Sư đến chùa Tĩnh Lự ở núi Đông Cứu (Gia Lương-Hà Bắc), nghe Thiền sư Thảo Nhất giảng kinh Pháp Hoa mà ngộ đạo, được nhận làm đệ tử, sớm tối tham cứu thiền học, và được sư thầy truyền tâm ấn, thuộc dòng thiền Tì-ni-đa Lưu -chi, thế hệ thứ 16. Sau, Sư lên núi Phả Lại, trại Phù Lan (nay thuộc huyện Mỹ Văn-Hưng Yên) làm trụ trì chùa Chúc Thánh, ở suốt 20 năm không xuống núi để chuyên trì giới luật, tiếng thơm đồn xa đến cả tai vua.
13/06/2011(Xem: 14490)
Ôi, trong giáo pháp Phật đà của ta, việc trọng đại nhất là gì ? Con người sinh ra không từ cửa tử mà đến, chết không vào cửa tử mà đi. Thế nên người nằm non ở tổ, bỏ ngủ quên ăn, chẳng tiếc thân mạng, đều vì việc lớn sinh tử. Ở thời giáo suy pháp mạt này mà có người vì việc lớn sinh tử như Hòa thượng Liễu Quán, thật là hy hữu.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]