Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thư không gởi (tưởng niệm HT Minh Châu)

06/09/201416:23(Xem: 8284)
Thư không gởi (tưởng niệm HT Minh Châu)
minh_chau
Thành kính tưởng niệm
Đại Lão Hòa Thượng Thích Minh Châu


THƯ KHÔNG GỞI



Thưa Thầy,

Không biết đây là lá thư thứ mấy con đã viết mà không bao giờ gởi đi, bởi vì con biết thư có vượt ngàn dặm trùng dương bay về thì Thầy cũng vẫn không cầm đọc được, chứng bịnh Parkinson đã làm cho hai tay Thầy run nhiều quá nhưng nhân mùa Phật Đản nhớ đến Thầy, con lại muốn viết.

Thời gian sau này, con vẫn theo dõi thường xuyên sức khỏe của Thầy, con buồn vô cùng, Thầy đã bị bịnh, không thoát khỏi qui luật sinh, lão, bịnh mà con thì ở xa quá, không thăm viếng cận kề Thầy được như ngày xưa nữa !

Chiều nay, ngồi viết những dòng chữ này con không ngớt nghĩ về Thầy, nghĩ về ngôi Chùa Hội Quán đơn sơ nằm gần bên cửa Thượng Tứ của xứ Huế xa xưa.

Ngày ấy Thầy mới xuất gia nên con đã được phép gọi Thầy bằng „Chú“, một danh xưng gần gũi đầy thương yêu trìu mến đến nỗi sau này dù đã lớn, con vẫn xin Thầy cho con được dùng danh xưng đó và Thầy dã gật đầu với nụ cười hiền hòa, đôn hậu và bao dung.

Mới 12 tuổi, bắt đầu bước vào ngưỡng cửa Trung Học, con đã đến với Thầy. Ngày ấy Chùa Hội Quán còn đơn sơ nghèo nàn quá nhưng với con đó là mái ấm của Gia Đình Phật Tử Hướng Thiện, nơi đã khai sáng cho con đi dần đến với con đường Đạo Pháp. Hằng tuần con nôn nao mong đến chiều Chúa Nhật để được đi sinh hoạt, để được nắn nót vẽ từng cánh sen trắng tô điểm cho cuốn tập học Phật Pháp, để được Thầy dạy cho cách sử dụng chuông mõ. Mở đầu phần niệm Kinh, con đã biết hát bài „Trầm Hương Đốt“ mà mãi cho đến bây giờ, dù đã mấy chục năm trôi qua, nhưng cứ mỗi lần về chùa cất tiếng hát bài này, lòng con lại rưng rưng xúc động bởi vì trong bầu không khí trang nghiêm của đạo tràng, qua làn hương khói lung linh, con như thấy hình bóng từ bi của Thầy vẫn ở bên con như ngày nào.

Ngày ấy Ba con chưa có đức tin với Đạo Phật, chỉ chuyên thờ cúng Ông Bà, Tổ Tiên mà thôi nên việc đi sinh hoạt của con đã bị cấm nghiêm ngặt. Mới một tuổi con đã không còn Mẹ nên Ba là tất cả. Con như người lạc lõng trong gia đình, tội nghiệp nhất là những ngày ăn chay trong mỗi tháng; cứ chiều chiều đi học về, con phải giấu cái chén trong áo, lẻn đi mua tương chao về ăn âm thầm một mình !

Hằng năm, nhằm mùa Phật Đản, Thầy hay tổ chức những buổi cắm trại ngoài trời vào hai ngày cuối tuần, đó là những ngày vui sướng thần tiên nhất trong thời thơ ấu của con. Con nôn nao chờ đợi từng ngày nhưng khổ sở nhất là làm sao xin phép ba con để được tham dự. Con đã đem niềm ray rứt này thổ lộ cùng Thầy và cho đến bây giờ, dù thời gian đã quá xa xăm nhưng hình ảnh Thầy đi xe kéo vào nhà để xin phép cho con vẫn còn đậm nét trong lòng con mãi mãi ! Không làm sao diễn tả hết nỗi vui mừng của con khi thấy chiếc xe đỗ trước cửa nhà vì trước đó, con đã bồn chồn trông ngóng Thầy từng phút từng giây, hết đi ra rồi lại đi vào với bao thấp thỏm lo âu !

Rồi con lại được quy y với Thầy, con còn vòi vĩnh xin Thầy đặt cho con một pháp danh thật hay, lúc đó Thầy chỉ cười mà xoa đầu con. Rồi ngày trọng đại đã đến, con lên lạy Thầy để nhận phiếu quy y, lòng dâng lên một niềm cảm xúc kỳ diệu làm cho con rưng rưng muốn khóc khi Thầy vẫy nhẹ đóa hoa trên đỉnh đầu con trong mùa Phật Đản năm nào và nói „Pháp danh con là Nguyên Hạnh“.

Cứ thế với thời gian, con sống trong sự thương yêu và dạy dỗ của Thầy, con say sưa trong lời kinh tiếng kệ, nhưng đến khi con học đến lớp Đệ Tứ, Thầy lại đi du học ở Ấn Độ. Từ đó, con cảm thấy chới với hụt hẫng, ngày Thầy lên máy bay con đã khóc như mưa như gió, còn Thầy lúc nào cũng với nụ cười hiền hòa dặn dò con nhớ đến Thầy phải lo chuyên trì tụng kinh niệm Phật mỗi ngày và cũng nhờ Thầy, con đã có thói quen phải lần chuỗi hạt niệm Phật mỗi đêm mới ngủ được. Ở xứ người, Thầy vẫn gửi thư cho con, lúc nào cũng khuyến khích con trong việc học hành, học Đạo và đó là động cơ đã thúc đẩy con vững tiến trên bước đường đời.

Xa Thầy nhưng con rất hãnh diện đã có một vị Bổn Sư xuất sắc. Thầy học ở Đại Học Nalanda, một Đại Học Phật Giáo lớn nhất; Thầy đã tốt nghiệp Ph. D ở đây. Thầy đã đứng đầu môn Phạn ngữ và đã được đích thân Tổng Thống Ấn Độ trao giải thưởng Luận Án Tiến Sĩ của Thầy là bản dịch chữ Hán và bản Phạn ngữ của một cuốn Kinh quan trọng của Bắc Tông.

Rồi Thầy trở về, con vui sướng biết bao khi được gặp lại Thầy, những lúc rảnh rỗi con hay lên trường Đại Học Vạn Hạnh để vấn an Thầy, để được nghe Thầy giảng dạy thêm về Kinh pháp cho con. Thầy đã quá từ bi và kiên trì đối với một đệ tử vô minh tột cùng như con. Chính Thầy đã dẫn dắt con đến đạo tràng, dạy con biết cách cúng dường, biết cách tu thân, biết nhận ra lỗi lầm, biết nhẫn nhục, biết tha thứ. Dần dà, Thầy lại dạy con những bài học khó hơn, phải biết quán tưởng sâu xa hơn, lắng tâm tĩnh lặng hơn mới giao cảm được sự chia xẻ thân thương cùng bạn hữu chung quanh ta; khi nhận được điều đó, ta sẽ không còn cô đơn nữa.

Sau 75, Thầy về ở Viện Nghiên Cứu Phật Giáo Việt Nam đường Nguyễn Kiệm. Tết nào Thầy vẫn dành chiều mồng 2 Tết cho buổi họp mặt các Phật Tử cũ của Gia Đình Hướng Thiện, Thầy vẫn dành cho chúng con lòng thương yêu bao la như ngày nào.

Rồi con phải ra đi, hôm cuối cùng con lên tìm thăm để từ giã Thầy nhưng không gặp, Thầy đang ở Úc, lòng con cứ nặng trĩu u hoài khi bước chân qua xứ người.

Tuy cách xa ngàn trùng nhưng con vẫn gửi thư về thăm Thầy, cảm động nhất là lá thư Thầy viết cho con khi con gửi tiền về biếu Thầy :

„… Cử chỉ của con làm Thầy ngạc nhiên và thích thú; ngạc nhiên vì không bao giờ nghĩ đến con lại có hành động như vậy và thích thú vì làm cho Thầy cảm động khi thấy con vẫn nghĩ đến Thầy và muốn đền đáp công ơn dạy dỗ của Thầy. Thầy làm Phật sự nhiều và nhiều khi cũng chán ngấy sự bạc bẽo và vô tình. Một số người, tuy làm Phật sự nhưng nhiều khi đi xa lời dạy của đức Phật một trời một vực.

Cũng may Thầy tìm được sức mạnh làm Phật sự trong lời dạy của đức Phật và nhờ vậy vẫn giữ được sự trong sáng trong khi làm những Phật sự cần thiết. Cử chỉ của con làm Thầy cảm động là vì vậy. Chúc con luôn luôn thân tâm thường an lạc, sống thoải mái và hoan hỉ dầu có gặp những khó khăn gì!...“.

Năm năm sau, khi hay tin Thầy qua Pháp, con đã bay qua thăm Thầy. Đường từ nhà con đến Thầy khá xa, Thầy cứ bảo con đi Taxi rồi Thầy trả tiền cho, đúng là nhà tu hành không biết giá cả như thế nào, đường xa như vậy Thầy trả tiền cho con sao nổi ?

HT Minh Chau

Khi con đến nơi đã quá trễ, Thầy cứ đi ra đi vào cổng ngóng con hoài. Con nghe mà cảm động quá vì vậy vừa bước vào thư phòng, thấy Thầy ngồi đó, Con đã quì xuống bên chân Thầy mà khóc nức nở, những giọt nước mắt mừng mừng tủi tủi làm cho con không cầm lại được. Con đã chụp chung vài tấm hình với Thầy rồi cuối cùng cũng phải từ giã Thầy. Ra về con lại khóc vì không biết đến bao giờ mới được gặp lại Thầy. Hình ảnh Thầy đứng trông theo cho đến khi con đi khuất cứ theo con suốt cả đường về. Ngồi trên máy bay trở về Đức, nhớ lại lần gặp gỡ ngắn ngủi với Thầy, nước mắt con lại ứa ra.

Rồi qua năm 2002, khi Ba con mất con về để tang, con đã đi thăm Thầy. Hôm đó Thầy không được khỏe, Thầy nằm, hai mắt nhắm nghiền, hơi thở mệt nhọc, vậy mà khi con đến bên giường hỏi Thầy có nhớ con không, Thầy đã kêu đúng tên con ! Chao ôi, bao giờ tình thương Thầy dành cho con cũng ngút ngàn và bao la như trời biển.

Thưa Thầy,

Qua xứ người, con vẫn khoác áo lam lên thân tứ đại, tìm đến các chùa làm công quả, từ xắt bí gọt khoai, rửa chén bát, lau chùi nhà vệ sinh, quét dọn đổ rác… con làm việc mà trong lòng vẫn không quên nghĩ đến Thầy.

Xong những công việc chấp tác, con mon men lên chánh điện tìm một chỗ ngồi khiêm nhường nhất để được nghe giảng pháp. Càng ngày con càng hiểu ra rằng Thầy không phải chỉ là hình bóng của Thầy trụ trì ngôi Chùa Hội Quán nhỏ bé ngày nào mà Thầy còn là thời công phu sáng, thời kinh trưa, thời thiền lặng lẽ khi trăng khuya bàng bạc bên khung cửa sổ.

Thầy vẫn ở cùng con trên từng lời Phật dạy.

Thầy là người cha đã khai sinh ra con từ một bông hoa đặt nhẹ trên đỉnh đầu trong không gian tràn ngập hương Phật Đản năm nào !

Từ nơi xa xôi này, con luôn luôn cầu xin chư Phật phò hộ độ trì cho Thầy qua cơn bịnh ngặt nghèo, để cho con được mãi mãi ấm lòng vì bên con vẫn còn có Thầy.

Con xin quỳ xuống kính cẩn tạ ơn Thầy - Thầy Bổn Sư của con.

Nguyên Hạnh HTD

München - Mùa Phật Đản 2008


***



Kỷ Yếu Tưởng Niệm HT Thích Minh Châu




HT Minh Chau4

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/07/2024(Xem: 1857)
Giáo sư Cao Huy Thuần - tác giả nhiều sách như "Thấy Phật", "Nắng và hoa", "Khi tựa gối khi cúi đầu" - mất ở tuổi 87, tại Paris, Pháp. Ông Cao Huy Hóa, em trai Giáo sư Cao Huy Thuần, thông báo ông mất lúc 5h ngày 8/7 (giờ Hà Nội). Hòa thượng Thích Hải Ấn - Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế - cho biết chờ thông tin từ gia đình, sau đó sẽ tổ chức buổi tưởng niệm giáo sư. Ông từng thỉnh giảng một số chuyên đề tại học viện.
28/06/2024(Xem: 1208)
Cung trời cũ, Thầy ung dung dạo bước, Chốn Hồng Trần, xin tạm gác niềm thương. Như Huyền nhiệm, đến đi trong tự tại. Diệt tang bồng, soi ảnh độ Tây phương. Thầy lặng lẽ, như hành thâm đại nguyện. Pháp Đại Bi, mật trú dạ Huân tu. Trong thiền thất, Thầy an nhiên thiền tọa. Thở và cười, chốn Bát Nhã Chơn như.
24/06/2024(Xem: 1497)
Đúng vậy! Tôn Sư Trưởng lão Hòa Thượng thượng NHƯ hạ HUỆ, Nguyên Hội Chủ và Chứng Minh Đạo Sư GHPGVNTNHN UDL-TTL, Phương trượng Chùa Pháp Hoa SA. Với 70 năm tu tập, 60 phục vụ PGVNTN tại quê nhà và hải ngoại, đã giáo dục, đạo tạo nên nhiều Tăng Ni và Phật tử tài giỏi, biết hy sinh bản thân để cống hiến cho đạo Pháp và dân tộc cũng như hết lòng phụng sự chúng sanh. Nhờ tấm lòng từ bi, với đức tánh hài hòa, nhẫn nại, bao dung rồi thâm nhập Phật Pháp. Từ nền móng đó, Phật giáo đồ và Giáo hội ở Úc đã nhiều nhiệm kỳ cung thỉnh Ngài làm Hội Chủ, đã giáo dưỡng nên nhiều đệ tử biết rõ cuộc đời là vô thường, khổ, để không chạy theo sự sanh diệt của thế gian, lánh xa ngũ dục, tìm cách diệt khổ vươn lên và phụng sự đắc lực cho cuộc đời, tạo vô vàn Phước Đức.
22/06/2024(Xem: 1328)
Có người, khi thấy tôi thường nhắc nhở, ca ngợi Hoà Thượng Thích Như Điển, cho rằng, tôi…nịnh Hoà Thượng. Trời, nếu hiểu theo nghĩa “nịnh” thì mục đích để cầu danh hay lợi gì đó. Muốn có danh đâu phải dễ. Giữa hai hạt, kim cương và hòn sỏi đặt dưới bóng đèn sẽ soi rõ bản chất của nó, không thể nhờ chiếu sáng mà sỏi thành ra kim cương được. Con người cũng thế thôi, bản thân chẳng ra gì có đứng bên người tỏa hào quang thì vẫn thấy cái dở của người đó. Còn lợi thì càng buồn cười hơn. Người tu vốn vào cửa...không, Phật tử phải đắp cho...có. Ở đó mà cầu lợi.
01/06/2024(Xem: 1862)
Từ khi mở đất, khai hoang, lập ấp vùng đất mới, Doãn Quốc Công Nguyễn Hoàng (1558-1613) đã để ý đến việc lập chùa và lấy Phật giáo làm nơi nương tựa tinh thần cho việc lập quốc của dòng họ Nguyễn. Theo truyền thống đó, các chúa Nguyễn đều sùng thượng đạo Phật và mời các vị danh tăng Trung Quốc đến Đàng Trong hay vùng Nam Bộ ngày nay để hoằng hóa. Thế kỷ XVII ghi nhận có mặt của các Thiền sư Trung Hoa (Nguyễn Lang 2008):
31/05/2024(Xem: 2489)
Sa môn Endo Mitsunaga (Giáo thọ A-xà-lê Quang Vĩnh Viên Đạo, 光永圓道阿闍梨), sinh năm năm Ất Mão (1975) tại Kyoto. Năm Canh Ngọ (1990), thiếu niên tuổi 15, Ngài xuất gia thụ giới Sa di tại Myoo-do Hall ở Mudojidani, Mt. Hiei. Năm 1997 Ngài tốt nghiệp chuyên khoa Phật học tại Đại học Hanazono (花園大学).
28/05/2024(Xem: 2914)
Huế thường được mệnh danh là “Kinh đô Phật giáo” chẳng phải vì cảm hứng nghệ thuật hay cường điệu vẽ vời mà chính vì Huế có tới 332 ngôi chùa và niệm phật đường lớn nhỏ, trong đó có khoảng 100 ngôi cổ tự. Các ngôi chùa ngày nay hầu như đều được trùng tu nhưng vẫn giữ được nét kiến trúc cổ kính, căn bản mang đậm màu sắc văn hóa Phật giáo. Dẫu là dấu tích truyền thống của tôn giáo nhưng những ngôi chùa cổ của Huế vẫn tiềm tàng những giá trị tâm linh, văn hóa, lịch sử của vùng đất cố đô.
09/05/2024(Xem: 2605)
Nhị vị canh cánh bên nhau suốt cả cuộc đời. Nhị vị cùng tòng học với Ngài BÍCH LIÊN ( Bình Định) rồi nhị vị dấn thân ĐEM ĐẠO VÀO ĐỜI , mỗi vị mỗi phong cách, mỗi vị một vị thế khác nhau, nhưng mỗi vị đều trung trinh lý tưởng : Coi việc phụng sự Phật pháp như là việc Nhà ( Hoằng Pháp vi gia vụ ) Nhị vị trọn đời trung trinh “ Thượng cầu Phật Đạo, hạ hóa chúng sanh.
07/05/2024(Xem: 2606)
Hòa Thượng thế danh NGUYỄN HƯỚNG, pháp danh TÂM HOÀN tự GIẢI QUY, hiệu HUỆ LONG, thuộc dòng thiền phái Lâm Tế đời thứ 43. Hòa Thượng sinh ngày 12 tháng 2 năm Giáp Tý (1924) trong một gia đình môn phong Nho giáo tại làng Phú Thành, xã Nhơn Thành, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định. Giòng họ Nguyễn Phúc định cư dưới chân đồi Phốc Lốc tính đến đời Ngài đã trải qua 7 đời.Thân phụ là cụ ông Nguyễn Phúc Trì tự Tung pháp danh Không Đảnh, đích mẫu là cụ bà Trần Thị Kiện mất sớm, thân mẫu là cụ bà Lê Thị Chiếu pháp danh Không Chiêu, ông bà đều là đệ tử quy y với Quốc Sư Phước Huệ trú trì Tổ Đình Thập Tháp Di Đà. Thân phụ Ngài là một Hương chức trong làng, một vị đồ Nho giỏi văn chương thi phú, tín ngưỡng tôn sùng Phật giáo, ông bà sống rất phúc đức nhân hậu với mọi người. Gia đình Hòa Thượng có mười anh em(5 anh em trai, 5 chị em gái) Ngài là con thứ tám. Người anh cả của Hòa Thượng tục danh Nguyễn Cao theo Pháp Sư Phổ Huệ vào Nam, sau đó ở lại định cư lập nghiệp tại Vĩnh Long, người anh th
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]