Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

48. Thầy tôi (bài viết của Bác Sĩ Trương Ngọc Thanh viết kính dâng đến Hòa Thượng Thích Như Điển

17/06/201408:14(Xem: 18413)
48. Thầy tôi (bài viết của Bác Sĩ Trương Ngọc Thanh viết kính dâng đến Hòa Thượng Thích Như Điển

ht-nhudien2

48. Thầy tôi
(bài viết của Bác Sĩ Trương Ngọc Thanh
viết kính dâng đến Hòa Thượng Thích Như Điển0




Buổi sáng tháng năm đến thật nhẹ, vẫn còn cái se lạnh của những ngày đầu xuân.

Đêm qua tôi cũng về chùa dự lễ như bao lần. Đêm văn nghệ với những cô bé thật dễ thương và duyên dáng trong quốc phục Kimono với vũ khúc thần tiên của xứ Phù Tang đã làm gợi nhớ về một người Tu Sĩ xứ Quảng của những tháng năm thật xa xưa.

Ngày ấy Thầy đã rời bỏ làng quê nghèo khó ở một nơi xa lắm có tên gọi Việt Nam, ở nơi đó có những mái chùa rêu phong cổ kính, nơi có những bát cơm canh đạm bạc… Nơi đã từng một lần để Thầy chấp cánh bay xa hơn trên vạn dặm đường.

Thầy ra đi ngày ấy, tháng hai năm 1972, nước Nhật đang vào lúc giao mùa Đông Xuân. Có ai ngờ một lần ra đi là muôn lần biệt xứ, không lối đi về.

Tiễn đưa Thầy mùa hè năm ấy, mùa Hè Đỏ Lửa, quê hương Việt Nam đầy khổ nạn. Năm đó tôi cũng phải rời xa An Lộc trong nước mắt, dưới lửa đạn mưa bom, ở vào lứa tuổi thanh xuân.

Quê hương không lối đi về, trên đường lưu lạc. Năm 1977 Thầy đã chọn Đức Quốc là chốn dừng chân.

Ngày mồng một tháng 5 năm 1980. Đêm thật buồn và dài vô tận. Ngồi trên boong tàu Cap Anamur nhìn về đại dương mù xa, biển nước mênh mông. Có lẽ, ở nơi đó có Việt Nam của tôi. Nước mắt tuôn tràn khi chương trình Việt ngữ của Đài BBC Luân Đôn đưa đi một mẫu tin ngắn, như mẫu tin ngắn hằng đêm: „52 thuyền nhân đã được Tàu Cap Anamur của Hiệp Hội Bác Sĩ cấp cứu Tây Đức cứu vớt trên biển Đông sau chuyến hải hành 7 ngày đêm, trên một chiếc ghe dài hơn 6 mét“.

Tiếp theo bản tin ấy, ca sĩ Khánh Ly đã thổn thức như tâm trạng của chúng tôi trong khúc hát “…Chiều nay có một người di tản buồn, nhìn về quê hương xa…“.

Qua dòng nước mắt nhạt nhòa, tôi biết Sài Gòn của tôi đã thật xa và rất xa. Ở nơi đó còn có Mẹ và Cha. Có Anh Em, có bạn bè và muôn vàn niềm thương nỗi nhớ!

Thôi đã mất hết rồi…

Tôi đã mất đi những ngày tháng mộng mơ của một thời vụng dại. Mất đi những hẹn hò thơ mộng trên con đường muôn thuở ngập lá me bay dẫn đến ngôi trường Võ Trường Toản cổ kính nằm giấu mình trong những tàng cây cao vút. Còn đâu nữa con đường Cộng Hòa ngập hoa vàng Cườm Thảo của Đại Học Khoa Học ngày âý của tôi.

Tháng 7 năm 1980 Tây Đức đang vào hè.

Ngỡ ngàng nơi xứ lạ. Tâm trạng chúng tôi thật rối bời với bao niềm vui, nỗi nhớ. Bơ vơ và lạc lõng trên quê người, thân tâm bất ổn… May mà còn có Huyền Linh bên cạnh, cô bạn học bé nhỏ ở khung trời Khoa Học và cũng là người đồng hành trong những ngày gian khó nơi đất khách quê người, cũng làm vơi đi phần nào nỗi đau nhớ nhà.

Ngày còn ở quê nhà, thời thơ ấu, tôi được theo Bố Mẹ đi chùa ở Sài Gòn vào những đêm trăng rằm dịu mát, hay những tháng ngày thời thiếu niên được cùng đi sinh hoạt trong Gia Đình Phật Tử Quảng Đức của chùa Từ Quang, Bình Long. Lời kinh tiếng mõ đã nhẹ đi vào tiềm thức và tâm tưởng của tôi. Tôi đến với Đạo Phật như thế đó.

Ít tháng sau đó, chúng tôi tìm đến Thầy qua một gia đình đỡ đầu người Đức. Họ cũng là những người ly hương sau chiến tranh. Họ có được cái đồng cảm của những người mất quê hương.

Ngày ấy chùa mình còn nghèo và đơn sơ lắm, ở đường Kestner. Một gian chánh điện với vài hình ảnh của Phật và những bức tượng nhỏ và gian khác là nơi cư trú của Thầy. Hôm ấy Thầy đi Phật sự ở xa, tôi chỉ gặp Thầy Minh Phú và một Phật Tử.

Lần gặp được Thầy với chiếc áo nâu sồng thật bình dị. Tôi thấy Thầy như thật gần. Thầy han hỏi chúng tôi thật nhiều và thật chân tình. Mùa Đông năm 1980, tuyết năm đó thật nhiều, tuyết đẹp như những bông hoa trắng ngần nhẹ rơi trong gió. Chúng tôi đến Denklingen để học một khóa Đức Ngữ 12 tháng để chuẩn bị vào lại Đại Học. Dù cách trở xa xôi Thầy cũng đến thăm các học viên chúng tôi, với những bó nhang, tập Kinh để an ủi và đã làm cho chúng tôi thật ấm lòng, với những lời nói đằm thắm dịu hiền.

Vào thời đó, đi học nội trú, nên chúng tôi không nhà. Dịp lễ Ostern (Phục Sinh), vì trường đóng cửa, nên chúng tôi cùng vài người bạn về chùa để có nơi nương tựa. Lúc nầy chùa Viên Giác được hình thành từ một kho chứa hàng của một hãng xưởng Đức bỏ không. Chúng tôi thay nhau sơn phết, dọn dẹp.

Ngày ấy bước đường đi của Thầy gian truân lắm, dù với bao trợ lực của Phật tử. Chúng tôi đã hơn một lần ngạc nhiên được Thầy dẫn đi chợ phiên cuối tuần. Thầy chỉ cho cách lựa bó rau, củ khoai…

Thầy đã ưu ái dành cho chúng tôi một ngày để đưa đi vườn hoa Ngự Uyển của Bá Tước xứ sở Hannover, nơi Thầy trụ xứ.

Dạo đó chùa còn Bác Diệu Niên (sau nầy xuất gia là Sư Cô Hạnh Niệm), có Anh Lộc, Chị Nga…. Đó là những cánh tay của Thầy lúc đó mà chúng tôi được biết đến trong những ngày lưu lại đây.

Dù đã được quy y với Thầy vào những năm 1980, nhưng tôi vẫn chưa là một Phật tử thuần thành. Kinh mõ vẫn không thông. Nhưng tôi học được ở Thầy nhiều lắm. Học về gương khổ hạnh, lòng kiên nhẫn, tính bình dị và nhân ái với muôn loài.

Khi thi trúng tuyển vào trường Đại Học Y Khoa Hannover (MHH) tôi đã được Thầy cho ở lưu trú tại chùa để tiện việc học. Độ hai tuần sau tôi tìm được chỗ ở trong Ký Túc Xá Sinh Viên. Dịp nầy tôi được làm quen với đời sống khổ hạnh, đạm bạc tương chao.

Trong trường Đạo và trường Đời, Thầy đã đào tạo được không biết bao nhiêu là Tăng tài, đã gầy dựng được một Giáo Hội được sự nể trọng của người bản xứ. Đây là niềm hãnh diện của người Việt ly hương. Thầy đã là người đỡ đầu tinh thần cho bao ngàn người Việt Nam tha hương như thế.

Dù trăm công ngàn việc, năm nào ở tận Úc Châu, Thầy cũng không quên dành cho Anh Em chúng tôi một chút quà trong ngày đầu Xuân. Những tình cảm ưu ái đó đã làm cho chúng tôi thật xúc động và thật khó quên.

Tôi không còn là một “chú ngựa non háu đá“ như ngày nào. Gương hiếu hạnh và hiếu học của Thầy cũng làm cho chúng tôi không ngừng học hỏi thêm từng ngày để chen chân với đời nơi đất lạ quê người như kỳ vọng của Bố Mẹ chúng tôi.

Ngày ra đi, những năm đầu của 1970, Thầy ở vào lứa tuổi đôi mươi. Có ai xa quê rời xứ mà chẳng có những hoài niệm về một tuổi thơ, về quê hương và mong có một ngày về để tìm lại chốn cũ, chùa xưa, nơi Thầy đã một thời gắn bó. Hơn 40 năm sau, đường về tuy gần, nhưng còn xa quá, trong lý tưởng và tâm tưởng của một nhà chân tu. Một người đã trọn đời cho quê hương và đạo pháp.

Bao năm rồi và có lẽ sẽ mãi về sau. Ở cái tuổi tạm dừng nầy Thầy đã giữ cái nghĩa khí của bậc Cao Tăng, dù bao sóng gió và thử thách trong cơn pháp nạn, ở nơi cuộc đời tạm bợ nầy.

— Trương Ngọc Thanh (Minden, ngày 18.5.2014)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/04/2011(Xem: 5963)
Từ vùng đất địa linh nhân kiệt, chúa Nguyễn Hoàng lập nghiệp đầu tiên, Hòa thượng đã thác tích hiện thân đại sĩ, nương thuyền từ độ kẻ trong mê. Duyên lành sẵn có, tâm Bồ đề sớm phát, tuổi ấu thơ đã thắm nhuần đạo vị, chùa Hải Đức trưởng dưỡng chí xuất trần. Rồi đến độ tâm hoa khai phát, lúc tuổi thanh xuân, nơi chốn Tổ Tra Am, Hòa thượng quyết chí tu hành, cắt ái từ thân, thế phát bẩm sư với Tổ Viên Thành.
04/04/2011(Xem: 9096)
BBC Giới thiệu Đôi nét về Thiền sư Thích Nhất Hạnh, Thích Thích Nhất Hạnh là một thiền sư nổi danh trên thế giới, là một văn nhân, một thi nhân, một học giả, mà cũng là một người đấu tranh cho hòa bình. Bên cạnh đức Đạt Lai Lạt Ma thì Thầy là bậc đạo sư nổi tiếng nhất trên thế giới hiện nay. Ngoài ra Thầy còn là tác giả của trên một trăm cuốn sách, trong đó gồm có những "xếp hạng bán chạy nhất“ (bestsellers) như những cuốn Hòa Bình Từng Bước Chân (Peace is Every Step), Phép lạ của sự Tỉnh thức (The Miracle of Mindulness), Chúa nghìn đời, Bụt nghìn đời (Living Buddha Living Christ) và Giận (Anger)
28/03/2011(Xem: 8367)
Giáo sư Trần Phương Lan – Pháp danh Nguyên Tâm - nguyên Phó trưởng khoa Phật Pháp Anh Ngữ tại Học Viện Phật giáo Việt Nam
25/03/2011(Xem: 7563)
Không biết anh thâm nhập Phật giáo từ lúc nào, nhưng lúc còn là Oanh vũ, năm 1945 anh đã tham gia sinh hoạt đoàn thể tiền thân của Gia đình phật tử hiện nay. Anh sáng tác nhạc rất sớm, và cũng giữ trường trai rất sớm. Thập niên 1955 của thế kỷ XX, cộng đồng Phật giáo đã biết và nghe tên anh qua nhiều nhạc phẩm mang đậm tư tưởng Phật giáo. Hiện nay số lượng tác phẩm do anh sáng tác và phổ thơ đã trên 500 bản. Anh và nhạc sĩ Lê Cao Phan là hai cội sen già trong vườn hoa đạo Phật.
25/03/2011(Xem: 7371)
Hòa Thượng Thích Phước Huệ (1875-1963)
25/03/2011(Xem: 7913)
ĐPNN: Là một trong những nhạc sĩ PG đầu tiên được ghi nhận công lao đóng góp cho văn hóa PG trong quyển 50 Năm Chấn Hưng Phật Giáo của cố HT.Thích Thiện Hoa, NS Hằng Vang từng đoạt giải nhất cuộc thi sáng tác Phật nhạc do GHPGVNTN tổ chức, trao giải thưởng ngày 25-2-1965 tại nhà hát lớn Sài Gòn. Các trung tâm văn hóa PG trong và ngoài nước đã xuất bản hơn 20 album của NS Hằng Vang theo các hình thức cassettes-CD-VCD ca nhạc, kinh nhạc và 20 album cassettes-video-CD-VCD-DVD cũng như 8 tuyển tập ca nhạc đứng chung với nhiều tác giả khác.
24/03/2011(Xem: 7018)
Hòa Thượng Thích Trí Chơn, thế danh Trương Xuân Bình, sinh ngày 20 tháng 11 năm 1933 (Quý Dậu) tại Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận (Trung Việt)
21/03/2011(Xem: 5639)
Tôi đã sống với một con người với tất cả ý nghĩa của Người trong một thời gian tương đối dài giữa một giai kỳ buồn vui pha trộn. Có thể nói Gs Phạm Công Thiện là người có một cách sống giản dị, không kiểu cách, cầu kỳ, ngược lại rất khiêm cung và nhẫn nại, nhẫn nại ngay cả trong hoàn cảnh rất khó nhẫn.
17/03/2011(Xem: 5743)
Hòa Thượng thế danh là Phạm Kim Huệ, sinh năm Giáp Tuất, ngày 02-4-1934 tại làng Cẩm Phô, quận Điện Bàn (nay là thành phố Hội An), tỉnh Quảng Nam, Việt Nam. Thân phụ của Hòa Thượng là Cụ Ông Phạm Kim Cái pháp danh Như Thế, và Thân mẫu là Cụ Bà Nguyễn thị Di pháp danh Như Kim, đều làm nghề Đông y. Hòa Thượng là con thứ sáu trong gia đình gồm sáu anh chị em. Sinh trưởng trong một gia đình nho học, thâm tín Phật giáo, nên lúc tám tuổi Ngài được gia đình cho vào chùa học đạo.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]