Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

03. Thầy tôi thế đấy (Thích Hạnh Thức)

17/06/201403:14(Xem: 20849)
03. Thầy tôi thế đấy (Thích Hạnh Thức)


“Chú nên tụng chú Đại Bi, mỗi ngày 21 biến” sau thời công phu sáng, trong phòng Tổ, Sư phụ đã ân cần dặn dò tôi như vậy. Đó là những buổi ban đầu, trong những năm tôi mới vào chùa. Khi mới biết đạo, thường thường người ta hay mơ tưởng những chuyện cao xa, chứng quả nầy, chứng quả nọ, đạt thần thông… Lúc đó, tâm trạng tôi còn rất bề bộn, vì thế nên khi nghe Sư phụ nói như vậy, tôi chỉ làm thinh, không có ý kiến gì. Mãi vài năm về sau nầy, khi đã “thấm tương chao”, tôi mới “thử” làm theo lời chỉ dạy của Người. Ôi cũng là một nhân duyên phước báu vì kể từ đó, cuộc đời tôi đã có nhiều thay đổi thuận lợi!…

Ở đời nầy, việc gì cũng không ra ngoài nhân duyên. Tôi “có duyên” với Sư phụ tôi từ những ngày tôi còn trong sinh hoạt Gia Đình Phật Tử. Tôi thường hay hướng dẫn các em về chùa Viên Giác sinh hoạt. Mặc dầu từ địa phương tôi ở đến chùa rất xa, đi xe hơi hết khoảng 5 tiếng đồng hồ, nhưng vì trong tổ chức GĐPT nên không thể làm khác hơn được. Từ đó, tôi gặp và quen biết Thầy. “Duyên” thứ hai nữa là Người cùng quê với tôi, cái xứ người ta hay ví von:

“Đất Quảng Nam chưa mưa đà thấm,

Rượu Hồng Đào chưa nhấm đà say”!

“Duyên” thứ ba là lúc đó, tôi đang tu học bên Làng Mai, miền nam nước Pháp (tập sự xuất gia), bỗng đâu có giấy mời của Sở Lao Động gọi về. Trời mùa đông lạnh căm mà phải di chuyển ngàn mấy trăm cây số, thật là gian nan quá! Trong lúc “đau khổ” vì sự dở dang tại Pháp, tôi bỗng nảy ra ý nghĩ: tại sao mình không tu tại Đức cho gần, mà lặn lội đi chi cho xa vậy? Đó là cái “duyên” thứ ba, và cũng là cái duyên “lớn” cuối cùng giữa tôi và Sư phụ tôi. (cũng còn những duyên nho nhỏ khác nữa, như là, tôi “mê” giọng xướng lễ và phục nguyện của Người. Nó rõ ràng, minh bạch, chân chất, không có vẻ “làm duyên, làm điệu”, v.v…

Sư phụ tôi người to lớn, “vai năm tấc rộng, thân mười thước cao”, sức khỏe dồi dào, làm Phật sự không bao giờ mệt mỏi. Ở Đức, cộng đồng người Việt tổng cộng trên 165.000 người (tính đến thời điểm 2005/ Wikipedia). Trong đó gồm có, người Việt tỵ nạn (bắt đầu đến đông từ năm 1979, 1980); chương trình đoàn tụ gia đình; đi du lịch rồi trốn ở lại luôn v.v… Và khi bức tường Bá Linh sụp, người Việt Đông Âu tràn qua rất đông. Nhiều chùa chiền cũng theo đó mọc lên, nhưng Viên Giác vẫn là ngôi chùa lớn nhất, vì được thành lập ngay từ lúc ban đầu và được chính phủ Đức công nhận và giúp đỡ, nên tất cả đều qui tụ về đây. Ở Đức hiện có trên 13 ngôi chùa. Hội Phật Tử VNTN Đức Quốc (chùa Viên Giác) quản lý 21 Chi Hội và 7 đơn vị Gia Đình Phật Tử... Lễ lạc, các khóa tu mở ra liên miên, hầu như tuần nào cũng có. Và ai, đơn vị nào, cũng đều mong muốn sự có mặt của “cao tăng” (Sư phụ), nên Người luôn luôn vân tập hết nơi nầy đến nơi kia. Ngoài ra, mỗi năm Người còn hướng dẫn một phái đoàn hoằng Pháp Âu Châu tại Mỹ trong vòng 1 tháng, 3 tháng nhập thất tại Úc, hướng dẫn phái đoàn đi hành hương v.v… Lúc nào Sư phụ cũng bận rộn. Cuối tuần, Phật sự đây đó, nên rất ít khi có mặt tại chùa. Nếu có tí thì giờ rảnh, người ngồi vào bàn để viết sách (đến nay đã được 62 cuốn). Với thân hình to lớn và sức khỏe dẻo dai, nên mặc dù năm nay đã trên 65 tuổi, Ngài vẫn còn đủ sức để hoạt động trong một thời gian dài nữa.

Ngoài sự chuyên cần, tôi còn học được ở Sư phụ rất nhiều điều. Ngài lúc nào cũng kỹ lưỡng đúng giờ, không chậm trễ. Đi Phật sự với Ngài mới thấy rõ điều nầy, Ngài tính toán trong đầu trước khi ra quyết định. Ngài nói: ngày mai 5 giờ đi! Là đúng y chang 5 giờ xe lăn bánh, không trễ một phút! Và khi đã quyết định gì rồi thì khó mà lay chuyển. Như trước đây Ngài nói: “Mỗi năm nhập thất ở Úc 3 tháng, trong 10 năm!” là đúng y chang 10 năm như vậy, mặc dù sau nầy Phật sự ở Đức có sự thay đổi khi Tu viện Viên Đức được thành lập. Lúc đó, mọi người đều muốn Ngài về đó trụ trong 3 tháng nầy (thay vì ở Úc) để hướng dẫn Phật tử tu học, nhưng không lay chuyển được quyết định của Ngài! Một thí dụ nữa là (sau khi đã lạy hết các cuốn kinh Vạn Phật, Pháp Hoa),… Ngài tuyên bố: “lạy hết bộ kinh Đại Bát Niết Bàn, trong 3 tháng an cư mỗi năm, mỗi chữ mỗi lạy”! Là đừng có hòng ai đó lay chuyển được ý định nầy! Mặc dù đôi lúc Phật sự nhiều, ai cũng mệt mỏi, muốn Ngài “nới” bớt, nhưng… không được là không được!

Ngài rất chú tâm đến chuyện học vấn, luôn luôn đề cao và khuyến khích sự học. Ngài nói: “Sự học không làm nên con người, nhưng sự tu không thể thiếu sự học được!”. Để thể hiện quan điểm nầy, Ngài đã lập ra quỹ Học Bổng Tăng Ni, giúp đỡ tài chánh cho các vị xuất gia đang tu học tại các nước Ấn Độ, Đức, Mỹ, Trung Hoa, Việt Nam…). Tính đến nay, quỹ đã giúp đỡ được cho 170 Tăng Ni sinh.

Nếu có ai hỏi: Ngài tu theo Pháp môn gì? Sao Ngài không “làm mới” đạo Phật? Ngài không ngần ngại trả lời: Tôi tu theo “Pháp môn Truyền Thống!”. Lúc đầu, khi mới vào chùa, tôi không đồng với quan điểm nầy. Nhưng càng ngày tôi mới càng nhận ra, vâng, quả đúng là như vậy. Đây là điều không những khôn ngoan mà còn chính xác. Thứ nhất, trên phương diện tu hành, người xưa chắc hẳn là phải hơn chúng ta ngày hôm nay (thời “mạt Pháp” mà, khoa học tiến triển nhiều, ai ai cũng ”giải đãi”…); thứ hai, truyền thống là gì, nếu không là đúc kết tinh hoa của nhiều thế hệ tiền nhân chứng đắc? Con đường các Ngài vạch ra, từ đời nầy qua đời nọ, đã được kinh qua sự kiểm nghiệm của nhiều người, chắc hẳn không đơn giản dễ dàng để chúng ta có thể đánh đổi với những suy nghĩ cá biệt, hời hợt, nông cạn, vội vàng!... Có điều là, chúng ta nên cải cách đạo Phật cho thích hợp với thời đại; loại bỏ những hủ tục rườm rà; phải làm cho Thiền môn trang nghiêm thanh tịnh hơn, không ồn ào náo nhiệt như hiện nay; phải đem đạo Phật vào với tuổi trẻ, làm sao cho họ cảm thấy có hứng thú, lợi lạc khi đến chùa… Nhưng những điều căn bản thì phải giữ. Tôi lấy một ví dụ, như chuyện niệm chú trong các thời công phu chẳng hạn! Nhiều người cho rằng đó là mê tín, dị đoan! Không phải như vậy đâu! Đã là Tôn giáo là phải có niềm tin. Tôn giáo là gì? Là cửa sổ mở ra thế giới vô cùng (ở đây là thế giới Liên Hoa Đài Tạng, trùng trùng duyên khởi). Loài người chúng ta với con mắt trần, chỉ cảm nhận được thế giới có ba chiều (chiều ngang, chiều dọc và chiều cao). Làm sao có thể cảm nhận được những cảnh giới khác đang bao quanh chúng ta? Quanh ta là những vị Bồ Tát, Thiên Long Bát Bộ, Hộ Pháp Thiên Thần,… sẵn sàng dang đôi tay giúp đỡ, xoa dịu những đau khổ của chúng sanh. Ai có cầu, tất có ứng (Linh giả tại ngã, bất linh giả tại ngã). Kinh Hoa Nghiêm nói: “Niềm tin là mẹ của mọi công đức!”. Kinh Thánh cũng nói: “Nếu ngươi có niềm tin như cải, ngươi chỉ hòn núi nầy, bảo nó dời đi chỗ khác, tất nó sẽ dời đi”! Đời người phước mỏng, nghiệp dày, làm sao tự thân chúng ta có thể tiêu trừ hết được những nghiệp chướng nhiều đời, nếu không nhờ vào sức lực siêu nhiên? Trong việc tu hành, chúng ta có thể lựa chọn bất kỳ Pháp môn nào mình thích, Thiền hay Tịnh, hay Mật v.v… đều được cả, nếu thấy hợp với căn cơ của mình. Nhưng điều căn bản là phải có niềm tin. Thiếu niềm tin là một sự mất mát rất lớn. Không phải tự nhiên mà thời kinh nào cũng có chú Đại Bi. Chẳng qua là vì mình không hiểu thấu hết mà thôi.

Phải nói, Sư phụ tôi có rất nhiều phước báu, có lẽ là do công đức tích lũy từ nhiều đời trước. Ở Đức (và luôn cả Mỹ, Úc…) có nhiều Thầy Cô giỏi, nhưng chỉ riêng Ngài là được chính phủ (Đức) yểm trợ tài chánh (và tinh thần). Trước đây, mỗi năm chính phủ yểm trợ 150.000 Đức Mã (75.000 Euro) để chi phí điện nước, làm báo, in sách v.v… trong thời gian dài 25 năm (từ 1979 đến 2004). Hiện nay, tất cả đều đã ổn định, nên sự trợ cấp không còn nữa. Mỗi lần lễ lạc, Phật tử cúng dường hàng trăm ngàn Euro. Trong mỗi kỳ lễ hoặc khóa tu, khi nào có Phật sự cần thiết, như xây cất chùa hay yểm trợ đâu đó, Ngài kêu gọi là mọi người nhao nhao hưởng ứng. Mấy Thầy biết điều nầy, nên khi nào cần sự yểm trợ để xây chùa, là qua Viên Giác, đi Phật sự theo Ngài đến các địa phương, hoặc thỉnh Ngài về trú xứ của mình trong một kỳ lễ nào đó, để nhờ Ngài lên tiếng kêu gọi, là chắc chắn thành công viên mãn, như trường hợp Thượng Tọa Minh G. chùa Vạn Hạnh Hòa Lan, Thượng Tọa Nguyên L. chùa Vạn Hạnh Pháp Quốc, Thượng Tọa Tâm H. chùa Trúc Lâm Thụy Điển, Thượng Tọa Tịnh P. chùa Phật Quang Thụy Điển, TT Hạnh Bảo, Phần Lan v.v...

Ngoài phước báu ra, Sư phụ tôi còn có một trí nhớ vô tiền khoáng hậu. Đọc qua vài lần là nhớ, và nhớ mãi không quên!. Có những bài thơ từ hồi xửa hồi xưa, Ngài đều nhớ, đọc vanh vách như lôi từ trong ruột ra một tràng dài, không vấp một chữ!, từ Truyện Kiều, Cung Oán Ngâm Khúc, Lục Văn Tiên, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Khuyến, Bà Huyện Thanh Quan, thơ Tiền chiến, thơ mới, v.v…, Ngài đều thuộc hết! Ngài thường hay kể lại chuyện lúc nhỏ đi học, “lúc nào cũng đứng đầu lớp”. Phật Giáo Việt Nam hải ngoại hẳn có nhiều bậc cao tăng, nhưng riêng Ngài (và cố Hòa Thượng Thích Minh Tâm) đã được chính phủ Sri Lanka tuyên dương năm 2011 và được Thủ Tướng trao quạt quốc sư. (Đã có một phái đoàn Tăng Ni và Phật tử đi theo hộ tống rầm rộ trong ngày trọng đại đó, nhiều bài viết tường thuật chuyến đi nầy đã được đăng trên báo Viên Giác cuối năm 2011).

Nói tóm lại, ở Sư phụ tôi cái gì cũng “lớn lao”! Người to lớn, chùa to lớn (nhất nước Đức, và trước đây, nhất Âu Châu), đệ tử… “lớn” (đông và giỏi), công việc “lớn”, ý định “lớn”, công đức “lớn”….

Nhưng… nhân vô thập toàn. Trên đời nầy, có ai toàn hảo 100% đâu? Đã sinh ra làm kiếp con người là phải như vậy (“Ái bất nhiễm bất sinh ta bà” mà!). Người ta vốn dĩ có “tật”, đặc biệt là những người càng giỏi thì … “tật” càng nhiều. Nếu không thì đã thành “thánh nhân” hết cả rồi, phải không?.

Điều trước tiên tôi cảm nhận được cái “tật” của Sư phụ tôi là Ngài ăn quá… nhanh, và vài cái là xong! Hỏi ra, được trả lời rằng, tại hồi đó Sư phụ du học ở Nhật, nên ăn theo thói người Nhật quen rồi!... Người Nhật dĩ nhiên có rất nhiều điều rất hay để chúng ta học hỏi, nhưng… ăn nhanh cái kiểu đó thì chắc chắn là không hay rồi!

Thứ hai là, trong những lúc rảnh rỗi, Sư phụ thường hay kể lại những kỷ niệm khó quên hồi còn nhỏ, trong đó có chuyện mẹ Ngài thường răn dạy “không được ăn cơm cháy”, vì ăn cơm cháy học không theo kịp người khác! Đó là “triết lý” của một người mẹ thương con. Ôi, lời răn của mẹ cho đứa con thơ giống như một lời nguyền, sẽ đi theo người con suốt cả cuộc đời!

Điều thứ ba là, ngày Thầy Hạnh H. “âm thầm” rời bỏ chùa không một lời thưa thỉnh, là điểm cao của sự bất đồng thầy trò chúng tôi. Thầy Hạnh H. là thế hệ thứ ba của “ba đời dòng dõi xuất gia”: cô Hạnh C. (đời thứ nhất), cô Hạnh B. (đời thứ hai), và thầy Hạnh H. là đời thứ ba. Ba đời đều nương tựa vào bóng chùa Viên Giác, nên Sư phụ rất tin tưởng, đặt rất nhiều kỳ vọng. Vậy mà… đùng một cái, Thầy bỏ đi!….

Sư phụ của tôi là vậy. Ôi công đức của Người thật quá lớn lao. Và những lỗi lầm -lớn hay nhỏ, quan trọng hay không quan trọng-, là tùy theo quan điểm và nhận xét của mỗi người. Nếu tôi có thể làm được điều gì để đền ơn đáp nghĩa, tôi mong sao cho có được một bầu trời trong vắng, để những gợn sóng li ti kia không còn khuấy động mặt hồ thanh tịnh; để Người mãi mãi là một bậc vĩ nhân!

Thích Hạnh Thức

Viết tại chùa Viên Giác 27.02.2014
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/10/2019(Xem: 6624)
Thân thế: Cố Đại đức thế danh Lê Quý Trúc Bảo, sanh vào ngày 23/3/1975 trong một gia đình nhiều đời theo Phật. Trong lần gia đình di cư đầu tiên vào Nam, song thân đã sinh Đại đức (ĐĐ) tại Tam Bình, Thủ Đức, Gia Định. Thân phụ là ông Lê Quý Triết, Thân mẫu là bà Hoàng Thị Tựu; nguyên quán Trà Trì, Hải Xuân, Hải Lăng, Quảng Trị. ĐĐ sinh ra trong gia đình có 8 anh em gồm 3 người anh trai, 2 em gái và 2 người em trai. Sau 30/4/1975 gia đình trở về nguyên quán Trà Trì, Quảng Trị. Đến tháng 7/1977 gia đình của cố ĐĐ lại một lần nữa di cư vào Nam và trú ở vùng kinh tế mới tại Châu Thành, Đồng Nai. - năm 1981-1986, cố ĐĐ học trường Tiểu học Quảng Thành, Châu Thành, Đồng Nai - năm 1986-1990, cố ĐĐ học trường Trung học cơ sở Kim Long, Châu Thành, Đồng Nai.
20/10/2019(Xem: 4550)
Hòa thượng sinh ra và lớn lên trong một gia đình khoa bảng nho học, nhưng dường như vốn có túc duyên nhiều đời với Phật pháp nên từ lúc thiếu thời khi còn đi học tại trường Trung học Dũng Lạc Hà Tây, Hòa thượng đã có xu hướng tìm hiểu Phật giáo. Đến năm 19 tuổi (1953) Ngài lặng lẽ từ biệt gia đình cùng người thân, từ giã nơi chôn nhau cắt rốn lần bước đi tìm thầy xuất gia cầu Đạo để hoàn thành ước nguyện của mình.
20/10/2019(Xem: 4930)
CỐ TRƯỞNG LÃO HÒA THƯỢNG THÍCH TRÍ HẢI Thành viên Hội Đồng Chứng Minh Giáo hội Phật giáo Việt Nam Chứng minh Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Quảng Trị Nguyên Phó trưởng ban Thường trực BTS GHPGVN tỉnh Quảng Trị Trú trì Tổ đình Sắc tứ Tịnh Quang – Quảng Trị; Tổ đình Hải Đức – Huế THÂN THẾ Hòa thượng họ Võ, húy Viết Hữu, nối pháp dòng Lâm Tế Chánh Tông đời thứ 41, pháp danh Không Cẩn, tự Trí Hải. Hòa thượng sinh năm Tân Tỵ [1941] tại thôn Phương Lang, xã Hải Ba, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị. Hòa Thượng xuất thân trong một gia đình nhiều đời thâm tín Tam Bảo, thân phụ là Cụ ông Võ Viết Linh – pháp danh Nguyên Minh, thân mẫu là Cụ bà Nguyễn Thị Diệm – pháp danh Nguyên Huệ. Ngài là người con út trong gia đình có 8 anh chị em.
20/10/2019(Xem: 7480)
Hòa thượng là người làng Triều Thủy, xã Phú An, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. Tên thật là Nguyễn Đình Hiệp, sinh năm 1938, mất năm 1973 tại Sài Gòn. Sinh trong một gia đình thuần Phật có 9 anh em 4 trai 5 gái mà Hòa thượng là con út. Thân phụ là cụ Nguyễn Đình Thắng, pháp danh Tâm Minh, tự Diệu Dụng. Thân mẫu là cụ bà Nguyễn Thị Lang, pháp danh Tâm Lạc.
20/10/2019(Xem: 5021)
Cố Đại Lão Hoà Thượng Thích Hộ Giác (1928 – 2012) – Phó Tăng Thống Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất. – Tăng Thống Giáo Hội Tăng Già Nguyên Thủy Việt Nam. – Nguyên Tổng Thư Ký Giáo Hội Tăng Già Nguyên Thủy Việt Nam. – Nguyên Thành Viên Ủy Ban Liên Phái Bảo Vệ Phật Giáo. – Nguyên Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Cư Sỹ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất. – Nguyên Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Hoằng Pháp Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất. – Nguyên Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Xã Hội Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất. – Nguyên Phó Giám Đốc Nha Tuyên Úy Phật Giáo Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. – Nguyên Tổng Thư Ký Hội Đồng Lãnh Đạo GHPGVNTN Hải Ngoại. – Nguyên Chủ Tịch Văn Phòng II Viện Hoá Đạo GHPGVNTN Hải Ngoại Tại Hoa Kỳ. – Nguyên Chủ Tịch Hội Đồng Điều Hành Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam Tại Hoa Kỳ. – Viện chủ Tổ Đình (PHV) Pháp Quang; chùa Nam Tông; chùa Xá Lợi Phật Đài (Việt Nam). – Viện chủ Pháp Luân Tự, tiểu bang Texas, Hoa Kỳ.
20/10/2019(Xem: 5069)
Hòa thượng đạo hiệu Thích Minh Cảnh, thuộc dòng Lâm Tế Chánh Tông đời thứ 40. Hòa thượng thế danh Nguyễn Hữu Danh, sinh ngày 12-11-Đinh Sửu (1937) tại làng Mỹ Tho, quận Cao Lãnh (Đồng Tháp). Hòa thượng xuất thân trong gia đình kính tin Tam bảo, thân phụ là cụ ông Nguyễn Minh Biện, pháp danh Minh Chiếu, thân mẫu là cụ bà Trần Thị Mậu, pháp danh Diệu Thiệt. Hòa thượng là người con út, là con thứ 9 (miền Nam gọi là thứ 10) trong gia đình có 9 anh chị em, với bốn người anh, chị xuất gia tu học.
20/10/2019(Xem: 4484)
TIỂU SỬ HÒA THƯỢNG GIỚI NGHIÊM (THITASÌLA MAHATHERA) (1921 - 1984) Nguyên: - Tăng Thống Giáo Hội Tăng Già Phật Giáo Nguyên Thủy (Theravàda) Việt Nam. - Thành viên Hội Đồng Chứng Minh Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam. - Phó Chủ Tịch Hội Đồng Trị Sự Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam. - Phó Chủ Tịch Hội Hữu Nghị Việt Nam - Campuchia.
20/10/2019(Xem: 16367)
Hòa thượng Giác Khang thế danh Tô Văn Vinh sinh năm 1941 tại tỉnh Bạc Liêu. Thân sinh là cụ ông Tô Khanh. Thân mẫu là cụ bà Trần Thị Vén. Gia đình có 5 trai, 5 gái. Hòa thượng là con thứ 8 trong gia đình. Hòa thượng tốt nghiệp Tú Tài và học Cao đẳng Sư phạm. Ra trường đi dạy học ở Cái Côn – Cần Thơ.
20/10/2019(Xem: 3732)
Hòa Thượng Thích Huệ Quang (1927 - 2009) - Thành viên Hội đồng Chứng minh Giáo hội Phật giáo Việt Nam - Chứng minh Ban trị sự Phật giáo tỉnh Khánh Hòa - Huynh Trưởng Môn phong Tổ đình Nghĩa Phương - Viện chủ Chùa Đông Phước, Phước Long, TP. Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]