Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

20. Tia sáng từ Bảo Tháp Phù Thi

15/04/201416:53(Xem: 10400)
20. Tia sáng từ Bảo Tháp Phù Thi
Tia sáng
từ bảo tháp Phù Thi
Khải Thiên Thích Tâm Thiện

Ngài ra đi để lại một công trình tâm linh vĩ đại. Ở nơi đây, lần cuối cùng này, cũng như thế, Pháp âm của Ngài sẽ vĩnh hằng trong chúng con. Tia sáng Phù Thi sẽ tiếp tục rạng ngời cho hậu thế.

Cùng hàng Phật tử cúi đầu kính tiếc…

Những ngày qua, hàng Phật tử Việt Nam xót xa tiễn đưa một bậc cao tăng của thời hiện đại, một dịch giả vĩ đại, có một không hai, của dòng kinh tạng Đại thừa, đó là Đức Đại lão Hòa thượng Thích Trí Tịnh. Sự tán dương và ca ngợi công đức của Ngài có lẽ chẳng bút mực nào có thể mô tả cho hết được.
Chỉ riêng bộ kinh Pháp hoa mà Ngài phiên dịch và lần đầu tiên được ấn hành vào năm 1947 đã là một dấu son bất diệt. Bản kinh này đã được thọ trì, đọc tụng, phiên tả, giảng thuyết khắp cả ba miền đất nước. Được truyền bá hơn nửa thế kỷ qua, bản kinh vốn được xem là Pháp vương này đã thấm sâu vào lòng của hàng Phật tử mộ đạo.
Những ai đã một lần thọ trì kinh Pháp hoa, kết duyên với Nhất thừa Phật đạo sẽ mãi mãi tri ân Ngài; tri ân không phải vì ngôn ngữ bóng bẩy, hoa lệ của bản dịch mà vì triết lý viên giáo tối thượng được phô diễn qua ngôn ngữ bình dị đến khôn lường. Có thể nào tưởng tượng rằng một vị Bồ-tát đến thăm Đức Phật và vấn an Ngài bằng những lời lẽ của con người, đại thể như vầy: “Thế Tôn có được an lạc, ít bệnh, ít não, chúng sinh có dễ độ chăng?”.

Đọc những lời như thế khiến ta cứ ngỡ rằng Đức Phật vẫn đang hiện hữu đâu đây chứ không phải là Đức Phật đã diệt độ của những mấy ngàn năm trước. Thật vậy, một kho tàng triết lý nhân bản và nhân văn của nền triết học Đại thừa đã được gói trọn trong những mẩu chuyện và ngôn từ như thế. Cho đến các giáo thuyết quan trọng như “Tất cả chúng sinh đều có Phật tính” hay “nam nữ bình đẳng trên con đường tu tập và chứng ngộ” v.v... đều được Ngài phiên dịch bằng một ngôn ngữ mộc mạc, dễ hiểu, và dễ lĩnh hội… Nay thì, lời kinh còn đó mà Người đã ra đi!

… khoảnh khắc Phù Thi… giật mình
Theo dõi diễn biến tang lễ của Ngài với người viết quả thật cũng là một cuộc thanh luyện nội tâm. Lễ nhập bảo tháp của Ngài thực thụ là một chấn động tâm linh sâu sắc. Sự chấn động không phải vì số đông tham dự mà vì chính cái tên của ngôi bảo tháp: Phù Thi. Hẳn Ngài đã mong muốn gởi lại cho hậu thế cái gì khi đặt tên cho mộ địa của chính mình như thế.

Thông thường, khi đặt tên cho một bảo tháp, các bậc tôn trưởng đều dựa vào những nhân duyên và sở nguyện thầm kín, thiêng liêng. Và thường, mỗi bảo tháp có một cái tên bao hàm một nội dung lý tưởng rất đẹp, chẳng hạn như là tháp Báo Thiên, Báo Ân, Phước Duyên, Pháp Lạc v.v... Rất hiếm khi một bảo tháp được đặt tên như trong trường hợp này.

Tên bảo tháp là Phù Thi. Trong chữ Hán, Phù thi (浮 屍) có nghĩa là cái thây nổi, hay cái xác chết nổi bồng bềnh. Hình ảnh của ngôn ngữ quả thật là ấn tượng một cách lạ thường. Trước mặt bảo tháp Ngài Hòa thượng còn cho dựng một tấm bia, có ghi hai câu chữ Hán: 有 來 問 我 爲 何 似 / 報 道 浮 屍 苦 海 中 (Hữu lai vấn ngã vi hà tự, báo đạo phù thi khổ hải trung). Và bên dưới có ghi:

Thơ rằng:
“Biển khổ mênh mông sóng cuộn trào
Thây trôi theo sóng hướng bờ vào
Có ai níu lấy thây nổi ấy
Sớm muộn cùng thây tắp bờ cao”.

Bài thơ đã nói lên tâm niệm trao gởi của Ngài một cách rõ ràng. Bài thơ là bức thông điệp chân lý -một thực tại như thực, giản đơn, chân thật, và luôn luôn là như thế. Ở đây, Ngài đã bôi xóa cái mật ngữ Phù Thi khó hiểu bằng lời giáo dưỡng chân tình, mộc mạc: “Biển khổ mênh mông sóng cuộn trào...”. Ý nghĩa của bài thơ là một sự cảnh tỉnh, là một Pháp ngữ chỉ thẳng, chỉ ngay vào thế giới thực tại… Đấy là gì? Một cái thây bồng bềnh giữa biển khổ! Vâng, mai sau nếu ai hỏi về bậc chân nhân thì đừng quên bảo rằng: Hãy nhìn vào thực tại…thực tại, một cái thây bồng bềnh giữa biển khổ (phù thi khổ hải trung)!

Và điều quan trọng hơn, đó là cần phải thấy cái gì không những chỉ ở bảo tháp Phù Thi mà ở cả thế giới phù thi mộng huyễn? Quả thực là vô cùng tinh tế! Ngay cả cách thức an trí kim quan của Ngài ở bảo tháp cũng phô trần cái thực tại bồng bềnh của luân hồi sinh tử!

… Hai chân lý cho hành giả
Như lời suy niệm của Ngài Hòa thượng Pháp sư Trí Quảng nhận định, Đức Trưởng lão Hòa thượng là một hành giả Tịnh độ mẫu mực, Ngài đã sống một cuộc đời tri và hành hợp nhất. Sự ra đi của Ngài là một sự ra đi hiếm thấy của một hành giả đích thực. Và nhục thân của Ngài, giờ đây, cũng đã chuyển thành Pháp âm sinh động với chân lý thâm huyền cùng hai chữ Phù thi. Ảnh tượng này hàm ẩn hai chân lý được cụ thể trong hai câu kết:


“Có ai níu lấy thây nổi ấy
Sớm muộn cùng thây tắp bờ cao”.


Sự thể ở đây được mô tả bằng thực tại. Đại dương không dung túng xác chết bồng bềnh. Xác chết bồng bềnh sớm muộn gì cũng phải trôi giạt vào bờ theo từng chuỗi sóng hợp tan. Với pháp ngữ này, Ngài đã chỉ ra rằng dẫu thân người trôi nổi trong thăng trầm của đại dương sinh tử, nhưng nếu biết nương vào đó mà tu tập thì có thể tiến đến bờ cao - Niết-bàn, Tịnh lạc. Hai chân lý công ước và tuyệt đối luôn đồng hành với nhau. Nếu muốn đến Niết-bàn, phải nương vào chân lý công ước, lìa chân lý công ước, không thể đến Niết-bàn. Đấy chính là ảnh dụ nương vào chiếc thân phù thi giả tạm trong biển khổ vô thường để tiến đến cõi chân thường, bất sinh bất diệt. Không vào cửa phương tiện thì sẽ chẳng bao giờ đạt đến chân trời cứu kính.

Bạt
Ngài ra đi để lại một công trình tâm linh vĩ đại. Ở nơi đây, lần cuối cùng này, cũng như thế, Pháp âm của Ngài sẽ vĩnh hằng trong chúng con. Tia sáng Phù Thi sẽ tiếp tục rạng ngời cho hậu thế. Cúi đầu kính lễ Giác linh Đức Hòa thượng Đường đầu đắc giới Đại giới đàn Thiện Hòa, tổ chức tại Ấn Quang, 1991.


Tu viện Cát Trắng, Hoa Kỳ, 2014
Khải Thiên Thích Tâm Thiện
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/08/2011(Xem: 5419)
'Vậy là đã 700 năm, 7 thế kỷ trôi qua từ khi Đức Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông viên tịch, thể nhập vào niết bàn an nhiên tự tại. Cả dân tộc Việt Nam đều được biết đến Ngài là một bậc quân vương anh minh của đất nước Đại Việt, mà cũng là một vị Sơ Tổ của dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử. Nói đúng hơn, Ngài là một vị “Vua Phật” của Việt Nam.
08/08/2011(Xem: 4933)
Lễ húy nhật cố Hòa thượng Thích Phước Huệ (1875 - 1963) - chùa Hải Đức
08/08/2011(Xem: 5473)
"Vì sao Thượng hoàng Trần Nhân Tông không ở lại Vũ lâm hay lựa chọn một nơi nào khác trên đất nước Đại Việt mà lại chọn Yên Tử để tu hành?" - Câu hỏi được phần nào lý giải trong tham luận của Nguyễn Trần Trương (Phó Ban Dân tộc tỉnh Quảng Ninh) trong Hội thảo tưởng niệm 700 năm ngày Đức vua
07/08/2011(Xem: 12965)
Nói đến tinh thần "Hòa quang đồng trần" tức là nói đến tinh thần nhập thế của đạo Phật, lấy ánh sáng của đức Phật để thắp sáng trần gian, “sống trong lòng thế tục, hòa ánh sáng của mình trong cuộc đời bụi bặm”, và biết cách biến sứ mệnh đạo Phật thành lý tưởng phụng sự cho đời, giải thoát khổ đau cho cá nhân và xã hội. Thời đại nhà Trần và đặc biệt vua Trần Nhân Tông (1258-1308) đã làm được điều này thành công rực rỡ, mở ra trang sử huy hoàng cho dân tộc.
04/08/2011(Xem: 5223)
Hòa thượng Thích Bích Lâm, nguyên Phó Viện trưởng Viện Hoằng đạo, Giáo hội Phật giáo Cổ truyền Việt Nam; nguyên Chánh Đại Diện GHPGCT Trung phần, Tổ thứ 3 Tổ đình Nghĩa Phương, Tổ Khai sơn các chùa thuộc Tông phong Tổ đình Nghĩa Phương, Tông trưởng Tông phong Tổ đình Nghĩa Phương (1921 - 1972).
30/07/2011(Xem: 7236)
Thế danh: Nguyễn Đình Mân, Pháp danh: Thị Uẩn, Pháp tự: Hạnh Đạo, Pháp hiệu: Thuần Phong, Đời thứ 42 thuộc dòng Thiền Lâm Tế.
28/07/2011(Xem: 5753)
Hòa Thượng Thích Đạt Hảo, Hòa thượng Thích Đạt Hảo thế danh Lê Văn Bân, pháp danh Tánh Tướng, pháp hiệu Đạt Hảo, sanh năm Đinh Tỵ (1917), tại ấp Bình Hữu, xã Đức Hòa Thượng, huyện Đức Hòa, tỉnh Gia Định (1). Sư là con út trong gia đình có 6 anh chị em, 2 người trai bốn người gái; đặc biệt cả nhà có 8 người đều lần lượt xuất gia tu hành: -Phụ thân Lê Văn Bộn (1876- 1943), pháp danh Tánh Từ, pháp hiệu Đạt Bi. -Mẫu thân Ngô Thị Cờ (1884-1941), pháp danh Tánh Niệm, pháp hiệu Đạt Phật. -Chị thứ 2 Lê Thị Tình (1901-1970), pháp danh Tánh Hóa, pháp hiệu Đạt Đạo. -Chị thứ 3 Lê Thị Ưa (1904- ?) pháp danh Tánh Viên, pháp hiệu Đạt Thông. -Chị thứ 4: Lê Thị Luận (1907- ?), pháp danh Tánh Minh, pháp hiệu Đạt Quang. Chị thứ 5 Lê Thị Nghị (1909- ?), pháp danh Tánh Hồng, pháp hiệu Đạt Tâm -Anh thứ 6 Lê Văn Kỉnh (1915-1962), pháp danh Tánh Kỉnh, Pháp hiệu Đạt Xương. -Em út là Hòa thượng Thích Đạt Hảo.
15/07/2011(Xem: 7086)
Thiền sư húy thượng NGUYÊN hạ BÀNG - ĐẠI NGUYỆN tự CHÍ NĂNG hiệu GIÁC HOÀNG , thế danh LÊ BẢN, sinh năm Canh Dần 1950, tại thôn An Ngãi, xã Nhơn An huyện An Nhơn tỉnh Bình Định. Ngài sinh trong một gia đình nhiều đời sùng kính Tam Bảo. Thân phụ: Cụ ông LÊ TRÀ, thân mẫu: Cụ Bà TRẦN THỊ TÁM. Ngài là anh cả trong gia đình gồm có năm người con.
24/06/2011(Xem: 5880)
Vua Lê Đại Hành mất vào năm 1005, các hoàng tử tranh giành ngôi vua tạo nên cảnh khổ đau tràn ngập cho Dân Tộc, bên trong bị nội loạn, bên ngoài bị ngoại xâm đe dọa. Trước những thảm trạng đen tối u ám và đầy dẫy những thống hận đó, Vạn Hạnh thiền sư xuất hiện như một thứ ánh sáng phi thường quét sạch vùng trời giông tố để đưa vận nước bước vào thời đại huy hoàng thịnh trị.
24/06/2011(Xem: 5906)
Trận chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Vương Quyền năm 939 là một dấu mốc quan trọng trong lịch sử dựng nước của Việt Nam. Ngọn sóng Bạch Đằng Giang đã cuốn trôi đi nỗi đau nhục của người dân nô lệ, nhận chìm tham vọng của nòi Hán áp đặt lên đất nước ta trong suốt một ngàn năm. Từ đây Việt Nam không còn là một huyện lỵ của người Hán, từ đây một quốc gia đúng nghĩa đã xuất hiện dưới vòm trời Đông Á.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]