Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

12.Thành kính tưởng niệm (T.Nhật Từ)

30/03/201421:59(Xem: 9791)
12.Thành kính tưởng niệm (T.Nhật Từ)

THÀNH KÍNH TƯỞNG NIỆM

TRƯỞNG LÃO HÒA THƯỢNG THÍCH TRÍ TỊNH

Thích Nhật Từ khể thủ

Năm Đinh Tỵ,[1]tại Mỹ Luông,[2]Sa Đéc

Một cao tăng tái kiếp[3]làm hài nhi

Thân tướng đỉnh đạt, cốt cách phương phi

Trong gia đình, mẹ cha[4]đều tin Phật.

Mồ côi cha khi vừa tròn ba tuổi

Lại vĩnh biệt mẹ lúc được bảy xuân

Dù tuổi trẻ, nhìn thấy đời bất hạnh

Nghiên tầm Phật pháp,[5]quyết chí đi tu.[6]

Từ bỏ cao sang, ăn chay, niệm Phật

Hai mươi mốt tuổi, cầu đạo xuất gia

Đến Chùa Vạn Linh, [7]núi Cấm, tầm sư

Rằm tháng 2 được bổn sư thế phát.[8]

Ngày đêm tinh tấn, ít ngủ, siêng tu[9]

Kinh điển thuộc làu trong thời gian ngắn[10]

Hai ba tuổi, lên Sài Gòn, Thị Vải

Rồi ra Bình Định, đọc Từ Bi Âm.[11]



Hai mươi bốn tuổi, đến Chùa Tây Thiên

Nương tăng thống Thích Giác Nhiên học đạo[12]

Cùng các ngài Thiện Hòa, Thiện Hoa[13]kết bạn

Học Duy thức, Lăng Nghiêm, tâm trí sáng thông.[14]



Hai lăm tuổi thọ Sa-di tại Quốc Ân[15]

Một năm sau, xong Trung đẳng Phật học

Hăm chín tuổi, ngài tốt nghiệp Cao đẳng[16]

Từ dạo đó, quyết cất bước độ sinh.[17]



Làm quản đốc An Nam Phật học viện[18]

Cùng ngài Trí Quang, giúp đỡ học Tăng

Đưa bốn mươi Tăng vào Lưỡng Xuyên Phật học[19]

Đào tạo Tăng tài, hưng hiển miền Nam



Hăm chín tuổi, đăng đàn Tỳ-kheo thọ giới[20]

Tại Chùa Long An, Sa Đéc quê hương

Cùng năm này, ngài cùng tổ Thiện Hoa

Thành lập Phật học Phật Quang,[21]hoằng pháp

Băm hai tuổi, cùng ngài Huyền Dung đức độ

Lập Liên Hải Phật học đường,[22]độ Tăng

Băm lăm tuổi, ngài cùng tổ Thiện Hòa

Lập Phật học đường Nam Việt[23]tại Ấn Quang

Phật giáo miền Nam xán lạn từ đây

Hành trình hóa độ thênh thang rộng mở

Băm chín tuổi, ngài xây chùa Vạn Đức[24]

Lập Cực Lạc liên hữu,[25]phát triển Tịnh tông.

* Bốn ba tuổi, ngài làm Trị sự phó

Giáo hội Tăng già toàn quốc Việt Nam[26]

Mở các giới đàn Pháp Hội, Ấn Quang[27]

Truyền bá giới luật, tiếp tăng độ chúng.

Bốn lăm tuổi, ngài làm Phó viện trưởng

Phật học viện Trung phần Hải Đức,[28]Nha Trang

Tuyên giảng giới luật, giáo pháp cao minh

Giúp người hiểu đạo, hoằng truyền Phật pháp.

Năm mươi tuổi, ngài làm Chánh Thư ký

Viện Tăng Thống GHPGVNTN[29]

Năm mươi bốn tuổi, ngài làm Viện trưởng

Viện Cao đẳng Phật học Huệ Nghiêm.[30]


Rồi từ đó, Cố vấn Tổ đình Ấn Quang[31]

Trưởng khoa Phật học, Đại học Vạn Hạnh[32]

Rồi Chủ tịch Hội đồng phiên dịch Tam tạng[33]

Phó Viện trưởng Viện Hóa đạo[34]PG bấy giờ

Khi thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam[35]

Làm Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị sự

Trưởng Ban Trị sự Phật giáo Sài thành[36]

Rồi Chủ tịch Hội đồng Trị sự lâu nhất[37]

Ngoài giới luật, ngài chuyên dịch kinh điển

Kinh Pháp Hoa,[38]Kinh Bát-nhã,[39]Niết-bàn[40]

Kinh Hoa Nghiêm,[41]Đại Bửu Tích[42]cao siêu

Kinh Địa Tạng, phẩm Phổ Hiền[43]hạnh nguyện



Giới bổn Bồ-tát, Giới bổn Tỳ-kheo[44]

Được biên soạn dễ hiểu, dễ hành

Pháp Hoa Cương yếu, Thông nghĩa[45]rõ ràng

Soạn Kinh Tam Bảo[46]thọ trì sớm tối

Ngộ Tánh luận, Đường về Cực Lạc[47]

Rồi lập Cực Lạc liên hữu[48]chuyên tu

Cuộc đời ngài như một vầng trăng

Xóa tăm tối, trừ mê, khai tuệ giác

Đường Phật sự, ngồi vô vi nhưng tỏ suốt[49]

Tâm khai thông,[50]đời đạo đều hanh thông

Cười lặng lẽ,[51]an nhiên như núi lớn

Giảng kiệm lời,[52]soi thấu đến nguồn tâm

Chín mươi tám năm,[53]trụ ở Ta-bà

Duyên đã mãn,[54]nhẹ nhàng buông tứ đại[55]

Xả bỏ huyễn thân, thể nhập pháp thân

Sinh tử chẳng bận lòng, an nhiên tự tại.[56]

(Sài Gòn, ngày 29-3-2014)

Ghi chú:

Các chữ viết nghiêng là các tác phẩm và dịch phẩm của Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Tịnh.



[1]Sinh ngày 17 tháng 10 năm 1917 (ngày 02 tháng 09 năm Đinh Tỵ).

[2]Tại xã Mỹ An Hưng (Cái Tàu Thượng), huyện Châu Thành, tỉnh Sa Đéc (nay là Đồng Tháp).

[3]Bổn sư của ngài là Hòa thượng Pháp húy Hồng Xứng, khi trông thấy ngài liền ấn chứng: “Các ông đừng khinh ông này, đời trước ổng đã từng làm Hòa thượng…”. (Trích tiểu sử Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Tịnh của GHPGVN).

[4]Thân phụ là cụ ông Nguyễn Văn Cân và thân mẫu là cụ bà Võ Thị Truyện.

[5]Sau khi nghiên cứu nhiều tôn giáo nhất thần và đa thần, ngài không thỏa mãn. Đọc đến kinh Phật, ngài giác ngộ và quyết chí xuất gia.

[6]Phát tâm xuất gia năm lên 18 tuổi. Mãi đến rằm tháng 2 AL khi ngài được 21 tuổi, mới chính thức xuất gia với Tổ Hồng Xứng tại Chùa Vạn Linh, núi Sam, Châu Đốc.

[7]Ngài đến Chùa Vạn Linh vào ngày 14-2 AL và chưa đầy 12 giờ sau đó, ngài được Bổn sư cho thế phát vào ngày Rằm tháng 2 năm đó.

[8]Được Tổ Hồng Xứng ban Pháp húy là Nhựt Bình, hiệu Thiện Chánh tiếp nối dòng pháp Lâm Tế Gia Phổ đời thứ 41.

[9]Do giỏi chữ Hán, ngoài việc viết sớ cho Chùa, ngài thường tham thiền, niệm Phật, đọc Kinh điển chữ Hán, nhờ đó hiểu sâu Phật pháp.

[10]Ngài có trí thông minh tuyệt vời, năm ngài 97 tuổi vẫn tụng thuộc làu những bài kinh Đại thừa.

[11]Sau khi xuất gia, ngài đi tham học Phật pháp với chư sơn Thiền đức ở trong và ngoài tỉnh, nghiên cứu Phật học in trong Tạp chí Từ Bi Âm, do Hội Nam Kỳ nghiên cứu Phật học, chùa Linh Sơn – Sài gòn ấn hành và tham học tại chùa Bích Liên, Liên Tôn – Bình Định.

[12]Đó là năm 1940.

[13]Cùng học khóa này, còn có các cao Tăng khác như ngài Trí Quang, ngài Thiện Siêu, ngài Trí Minh, ngài Huyền Dung. Nay chỉ còn ngài Trí Quang là còn sống khỏe mạnh.

[14]Ngoài việc học Phật với các bậc cao tăng giảng dạy, ngài còn học với đại cư sĩ Tâm Minh – Lê Đình Thám, người phiên dịch Kinh Thủ Lăng Nghiêm và nổi tiếng về môn Logic Phật giáo (Nhân Minh luận).

[15]Gọi đủ là Chùa Quốc Ân, Huế. Đó là năm 1941, ngài được Tổ Trí Độ đặt cho Pháp hiệu là Trí Tịnh

[16]Ngài theo học Lớp Trung đẳng tại Phật học đường Tây Thiên, do Ngài Thiền Tôn làm Giám đốc. Năm 1945, ngài tốt nghiệp lớp Cao đẳng tại Phật học đường Báo Quốc, do Ngài Tường Vân làm Giám đốc, Hòa thượng Thích Trí Độ là Đốc giáo.

[17]Năm 1945, ngài trở về miền Nam tham gia lập trường Phật học, đạo tạo tăng tài, truyền bá Phật pháp.

[18]Năm 1945, trường An Nam Phật Học dời vào Tòng Lâm Kim Sơn, Hòa Thượng được Hội và Ban giám đốc cử làm Giám viện Quản đốc trường.

[19]Năm 1945, do nạn đói, nhà trường quyết định chuyển 40 vị học Tăng Sơ đẳng và Trung đẳng khoảng 40 vị vào Nam và giao toàn chúng cho Hòa thượng quản lý. Hòa thượng Trí Quang lo chỗ ở. Mục tiêu hướng đến là Lưỡng Xuyên Phật Học.

[20]Đó là năm 1945, ngài tiếp nhận giới Tỳ kheo và giới Bồ tát tại chùa Long An, Sa Đéc, do Hòa thượng Chánh Quả làm Đàn đầu Hòa thượng.

[21]Năm 1945, ngài cùng với Hòa thượng Thích Thiện Hoa, thành lập Phật học đường Phật Quang, Trà Ôn, tỉnh Cần Thơ (nay là tỉnh Vĩnh Long). Phật học đường này do Hòa thượng Thích Thiện Hoa làm Giám đốc, ngài làm Đốc giáo kiêm Giáo thọ.

[22]Đó là năm 1948, ngài cùng Hòa thượng Thích Huyền Dung thành lập Phật học đường Liên Hải, tại chùa Vạn Phước, xã Bình Trị Đông, huyện Long Hưng Thượng, tỉnh Chợ Lớn (nay là huyện Bình Chánh, Tp. Hồ Chí Minh). Ngài làm Giám đốc và Hòa thượng Thích Huyền Dung làm Đốc giáo.

[23]Đó là năm 1951, ngài cùng Hòa thượng Thích Thiện Hòa sáp nhập 03 Phật học đường Liên Hải, Mai Sơn, Sùng Đức thành Phật học đường Nam Việt, trụ sở đặt tại chùa Ấn Quang, quận 10, tỉnh Chợ Lớn (nay là quận 10, Tp. Hồ Chí Minh).

[24]Đó là năm 1953. Khi ngài về đây làm đạo, ngôi chùa cổ hẻo lánh này trở thành một đạo tràng mạnh mẽ.

[25]Vào năm 1955, ngài và Hòa thượng Thích Huệ Hưng thành lập Hội Cực Lạc Liên hữu tại chùa Vạn Đức, quận Thủ Đức. Ngài làm Liên trưởng, Hòa thượng Thích Huệ Hưng làm Liên phó.

[26]Vào năm 1957, ngài được Đại hội Giáo hội Tăng già Nam Việt cử làm Trị sự phó và kiêm Trưởng ban Giáo dục Giáo hội Tăng già Nam Việt. Đến năm 1959, trong Đại hội Giáo hội Tăng già toàn quốc Việt Nam kỳ II, vào 02 ngày 10, 11/9/1959 tại chùa Ấn Quang, ngài được Đại hội suy cử làm Trị sự Phó Giáo hội Tăng già toàn quốc Việt Nam

[27]Năm 1960-1962, ngài hợp tác với Hòa thượng Thích Thiện Hoa, Hòa thượng Thích Thiện Hòa mở các khóa Như Lai Sứ Giả tại chùa Ấn Quang, chùa Pháp Hội, chùa Tuyền Lâm, chùa Dược Sư… để đào tạo Trụ trì và Giảng sư.

[28]Vào năm 1962, Giáo hội Phật giáo Trung phần thỉnh ngài làm Phó Viện trưởng Phật học Viện Trung phần Hải Đức - Nha Trang.

[29]Năm 1964, trong Đại hội Thống nhất Phật giáo Việt Nam, được tổ chức tại chùa Xá Lợi trong những ngày 30, 31/12/1963 và 01/01/1964, ngài được bầu làm Tổng vụ Trưởng Tổng vụ Tăng sự, GHPGVNTN. Năm 1966 - 1968, tại Đại hội kỳ II Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất, ngài được suy cử làm Chánh Thư ký Viện Tăng Thống.

[30]Năm 1968 – 1971, ngài làm giảng viên lớp Chuyên khoa Phật học thuộc Phật học viện Huệ Nghiêm. Sau đó, ngài được cử làm Viện trưởng từ năm 1971 đến năm 1991

[31]Gọi đủ là Cố vấn Hội đồng Quản trị Tổ đình Ấn Quang và các cơ sở trực thuộc Tổ đình bao gồm Chùa Ấn Quang, Đại Tùng Lâm, Chùa Giác Sinh, Chùa Giác Ngộ, Chùa Từ Nghiêm, Chùa Dược Sư. Đó là cuối năm 1974.

[32]Năm 1970-75, ngài làm Khoa trưởng Phân Khoa Phật học tại Đại học Vạn Hạnh – Sài gòn.

[33]Ngày 05.7.1973, ngài được bầu làm Chủ tịch Hội đồng phiên dịch Tam tạng thuộc Viện Tăng Thống, GHPGVNTN.

[34]Vào năm 1973, tại Đại hội Giáo hội Trung ương kỳ 4, ngài được suy cử làm Phó Viện trưởng Viện Hóa Đạo GHPGVNTN.

[35]Vào ngày 04 – 07/11/1981, tại Hội nghị Đại biểu Thống nhất Phật giáo Việt Nam, tổ chức tại Thủ đô Hà Nội, ngài được suy cử làm Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị sự kiêm Trưởng Ban Tăng sự Trung ương GHPGVN.

[36]Năm 1982-1987, tại Đại hội Đại biểu Phật giáo Tp. Hồ Chí Minh, nhiệm kỳ I, Đại lão ngài được cử làm Trưởng Ban Trị sự Thành hội Phật giáo Tp. HCM.

[37]Tròn 30 năm, từ năm 1984, sau khi Hòa thượng Trí Thủ - Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN viên tịch vào tháng 4/1984, ngài được suy cử Quyền Chủ tịch Hội đồng Trị sự, rồi Chủ tịch Hội đồng Trị sự nhiệm kỳ II và những nhiệm kỳ tiếp theo cho đến ngày về cõi Phật vào ngày 28-3-2014.

[38]Đây là kinh đầu tiên được ngài chọn dịch tại Liên Hải Phật học Trường năm 1947.

[39]Khoảng năm 1965, khởi sự dịch. Đến năm 1978 mới hoàn tất.

[40]Dịch khoảng năm 1985.

[41]Dịch vào năm 1964.

[42]Khởi công dịch vào năm 1972.

[43]Hai kinh Địa Tạng và Phẩm Phổ Hiền được dịch tại Liên Hải Phật học Trường năm 1947.

[44]Dịch và ấn hành năm 1951.

[45]Gọi đủ là Pháp Hoa thông nghĩa. Sáng tác khoảng thập niên 50 của tk 20.

[46]Soạn dịch năm 1947.

[47]Sáng tác năm 1952 tại chùa Linh Sơn, Vũng Tàu.

[48]Khoảng năm 1955.

[49]Dù hiếm khi tham dự các phiên họp của GHPGVN, nhưng các quyết định của Hội đồng Trị sự đều có ý kiến chỉ đạo trực tiếp của Ngài.

[50]Ngài đạt được cái “thông suốt” của một bậc trí tuệ xuất chúng.

[51]Phong cách của ngài trầm lặng, tâm hoan hỷ tự nhiên, mắt quán chiếu rất sâu sắc.

[52]Ngài thuyết giảng rất ngắn ngọn. Các lời dạy của ngài được xuất bản trong quyển Hương Sen Vạn Đức, được trích đăng trọn vẹn trong tạp chí Đạo Phật Ngày Nay là tôi làm chủ bút vào năm 2011 và 2012.

[53]Tính theo tuổi dương lịch thì ngài được 97 tuổi.

[54]Không nằm bệnh tật trên giường ở tuổi già, chỉ đau nhẹ trong 3 ngày rồi mất nhẹ nhàng. Đời ngài đúng thật là sống an và chết an.

[55]Ngài lâm bệnh vào ngày 25-3-2014 và nhẹ nhàng ra đi vào ngày 28-3-2014. Trước cốc của ngài có bảng ghi “Dưỡng lão vô y viện” có nghĩa đen là Viện dưỡng lão không cần thuốc thang. Nếu thuở nhỏ, ngài thường đau bệnh thì ở tuổi 60 trở đi cho đến lúc qua đời, ngài rất khỏe mạnh, không uống thuốc.

[56]Cuộc đời của ngài có thể được mô tả trong bốn câu thơ sau đây: “Tạng kinh còn lưu mãi/ Gương giới thật thanh cao/ Sanh tử không quái ngại/ Lạc Quốc nhẹ tiêu dao” (Thích Nhật Từ).



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/07/2020(Xem: 9323)
Bài viết này để bổ túc cho một băng video chủ đề Tuệ Trung Thượng Sỹ trên YouTube (1) do nhóm Wisdom Today thực hiện, trong đó Tiến sĩ Phật học Nguyễn Thúy Loan đã phỏng vấn Hòa Thượng Thích Phước Tịnh và bản thân người viết là Cư sĩ Nguyên Giác. Lý do bổ túc vì lời nói của người viết vốn vụng về, không có khả năng diễn ý minh bạch như chữ viết.
28/06/2020(Xem: 23511)
Bức tượng được sơn son thếp vàng, tạc hình ảnh một nhà vua mặc triều phục đang quỳ gập người, hai bàn tay cung kính mở rộng để trên mặt đất, còn bên trên lưng là một pho tượng Phật cao lớn ngồi trên tòa sen nằm đè lên.
25/06/2020(Xem: 5570)
Mùa Đại dịch 2020 này đã phá vỡ bao ước nguyện thầm kín nung nấu trong tôi . Đó là được đảnh lễ và tham vấn HT Thích Như Điển như lời Ngài hứa khả , sau khi tôi được chia sẻ vài cảm nghĩ của mình qua tác phẩm của Ngài “MỐI TƠ VƯƠNG CỦA HUYỀN TRÂN CÔNG CHÚA “. Những tưởng thời gian sẽ nhanh chóng trôi qua và cái ngày quan trọng ấy càng lúc càng đến gần hơn nhưng nay .... được thông báo sẽ được dời đến tháng 10/2021! Thật không ai có thể đoán được điều gì xảy ra vào năm 2020 này, và dường như Chư Hộ Pháp muốn tặng tôi một món quà ân thưởng để bù lại niềm hụt hẫng ấy và chắc chắn là để thưởng cho thiện niệm tôi luôn hướng về Ôn Phương Trượng như một danh Tăng và một điểm khá đặc biệt là không thể quên ngày sinh nhật Ngài khi đã hai lần chúc mừng Khánh Tuế ( 2018 -2019 ) . Chính vì thế khi xem lịch 28/6/2020 đúng là Khánh Tuế lần thứ 72 của Ngài bổng nhiên trong tôi ước nguyện đã khởi lên “ Bằng cách nào để viết hoặc một bài văn hay một bài thơ vào lúc này vừa có thể chúc mừng với tấ
25/06/2020(Xem: 8519)
HT tên thật là Phạm Văn Nghi, húy là Thượng Đồng Hạ Viên, tự là Thông Lợi, hiệu là Viên Đức. Sinh vào giờ Tỵ ngày 26 tháng chạp năm Nhâm Thân(1932). Quán làng Định Trung, xã An Định, Quận Tuy An, Tỉnh Phú Yên. Thân phụ của Hòa Thượng là cụ ông Phạm Giản. một bậc túc nho thời bấy giờ. Thân mẫu là cụ bà Ung thị Bình, một Phật tử thuần thành từ hồi bé. Ông nội của Hòa Thượng không những là một kẻ sĩ mà còn là một chiến sĩ trong phong trào Cần Vương kháng Pháp. Hòa Thượng chào đời và lớn lên ở Phú Yên một nơi địa linh nhân kiệt, không những vì đời đã sản sinh ra nhiều anh hùng liệt sĩ, mà về Đạo cũng là nơi đời đời nối tiếp xuất sinh nhiều vị Tăng tài kế truyền hoằng hóa giáo pháp của đức Thế Tôn. Non nước Phú Yên như phần nào nói cho ta điều đó. Ngoài dòng sông Ba yên bình chảy ra biển cả, Phú Yên còn có hai ngọn núi là là hòn Chuông và hòn Mõ, hình giống như hai pháp khí tu hành của nhà Phật , vì vậy vua Minh Mạng khi nói về đất Phú Yên đã khen ngợi:
20/06/2020(Xem: 9409)
Trưởng lão Hòa thượng thượng NGUYÊN hạ TỊNH tự LƯU THANH Đạo Hiệu NGÂN BÌNH. ( 1941-2020 ). Thuận thế vô thường thu thần viên tịch vào lúc 11h30 ngày 19 tháng 06 năm 2020 (nhằm ngày 28 tháng tư nhuận năm Canh tý). Trụ thế : 80 năm Hạ lạp : 55 năm Tang lễ được cử hành theo chương trình như sau: - Lễ cung thỉnh nhục thân nhập kim quan: vào lúc 17h00 ngày 20 tháng 06 năm 2020 (nhằm ngày 29 tháng 04 nhuận năm Canh tý). - Kim quan tôn trí tại Tổ Đình Trúc Lâm, Tp. Huế. - Lễ phụng tống kim quan nhập bảo tháp tại Tổ Đình Trúc Lâm cử hành vào lúc 6h00 ngày 24 tháng 06 năm 2020 (nhằm ngày 04 tháng 05 năm Canh tý).
10/06/2020(Xem: 6644)
Thân thế: Hòa Thượng Thích Minh Đạo, thế danh là Dương Văn Tam, Pháp danh Trừng Hữu, pháp tự Thiện Lộc, pháp hiệu Chơn Châu, sinh năm Quý Sửu 1913. Nguyên Quán tại Huyện Phú Quý ( thường gọi là đảo Phú Quý) Ngài theo song thân vào Xã Phan Rí Cửa, Quận Hòa Đa ( nay thuộc Huyện Tuy Phong) Tỉnh Bình Thuận để lập nghiệp.
26/05/2020(Xem: 8109)
Trước lúc nhập Niết bàn, đức Thế Tôn nói kinh Di giáo, tiên liệu cả hằng nghìn năm sau nên lời dạy của Ngài vô cùng thậm thâm vi diệu. Mỗi lời mỗi ý chứa đựng biết bao tình lý, mỗi lần đọc chúng ta nhận cảm trọn vẹn lời di giáo tha thiết của Ngài. Lời đi huấn của Hòa thượng Đôn Hậu để lại cho Thất chúng đệ tử mà có lẽ cũng cho tất cả chúng ta. Đến Linh Mụ không ai là không đọc lời Di Huấn này, kể cả những người không biết chữ cũng lắng tai nghe nhờ người khác đọc giúp. Điều đáng quan tâm là lời Di huấn này Hòa thượng viết từ năm 1988, bốn năm trước khi viên tịch, Ngài đã nhìn thấy rất rõ ràng những gì có thể xảy ra trong Tang lễ của Ngài và cần huấn thị lại cho minh bạch, và, cũng chính vì “Lời di huấn” này mà:
06/05/2020(Xem: 11565)
Tiểu sử Đức Đệ Nhất Tăng Thống GHPGVNTN – Đại Lão Hòa Thượng THÍCH TỊNH KHIẾT , Đệ nhất Tăng Thống - HT Thích Tịnh Khiết, Hòa Thượng thế danh là NGUYỄN VĂN KỈNH. Ngài sinh ngày 17 tháng 11 năm Tân Mão (nhằm ngày 17.12.1891)(1) tại làng Dưỡng Mong Thượng, tổng Phú Mỹ, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên. Nay là thôn Dưỡng Mong, xã Phú Mỹ, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên. Thân phụ của ngài là cụ Nguyễn Văn Toán, thân mẫu là cụ bà Tôn Nữ Thị Lý. Ngài là con thứ hai(2). Bào huynh là Hòa Thượng Trừng Hương – Tịnh Hạnh (chúng tôi chưa tìm thấy thế danh của ngài). Hòa Thượng Tịnh Hạnh sinh năm Kỷ Sửu, 1889; xuất gia năm Ất Tỵ, 1905; thọ Cụ-túc giới năm Canh Tuất, 1910; trụ trì chùa Tường Vân, Huế; viên tịch năm Quý Dậu, 1933.
06/05/2020(Xem: 18163)
Công đức hoằng khai nhiếp hóa của Ngài cao hơn núi cao Tấm lòng từ bi độ lượng của Ngài sâu hơn biển sâu Chữ nghĩa của trần gian làm sao phô diễn
05/05/2020(Xem: 24503)
Như Áng Mây Bay là một phần thành quả của sự huân tập ý đạo, là một phần của cuộc hành trình đầy mạo hiểm mà ta gọi là kiếp người.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]