Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tưởng nhớ Ôn Khánh Anh (T. Giác Tâm)

10/09/201306:28(Xem: 14520)
Tưởng nhớ Ôn Khánh Anh (T. Giác Tâm)

ThichMinhTam


TƯỞNG NHỚ

ÔN KHÁNH ANH

Kính bạch Giác Linh Ôn.

Được tin Ôn viên tịch con rất bàng hoàng, vội vàng lên nét tìm chuyến bay nhưng không biết nên đi Phần Lan hay đi Pháp, bèn thỉnh ý Thầy Quảng Đạo. Qua ngày hôm sau mới nhận được Chương Trình Tang lễ, con liền lấy vé máy bay đến Paris được Đạo hữu Như Tùng đón về đến cổng chùa vừa đúng lúc có thông báo Kim quan Ôn cũng từ phi trường sắp đến. Con vội vàng y áo chỉnh tề nghinh đón Ôn cùng với Tứ chúng tại cổng chùa. Xe chở Kim quan vừa dừng lại thì mọi người tự đông quỳ xuống đất đảnh lễ Ôn, có những tiếng khóc nho nhỏ của chư Ni cố nén trong lòng, làm cho con cũng mủi lòng thương tiếc! Trong lúc đó, Ban Nghi Lễ lo phận sự cùng với 8 Thầy khiêng Kim quan, hai bên có 2 đoàn ưu bà ditrong quốc phục trang nghiêm tung hoa thơm lên Kim quan như các tiên nữ rãi hoa cúng dường cho đến khi cả đoàn rước vào trong chánh điện trên lầu một. Chánh điện này được thiết trí trang nghiêm để đặt Kim quan Ôn, dành riêng cho quan khách, hội đoàn, cơ quan công quyền và các giáo hội bạn… dễ dàng đến phúng điếu, chia buồn, và cũng để dành riêng cho các Khóa Lễ đặc biệt như Lễ Thành Phục Thọ tang, Cung tiến Giác Linh, Cung thỉnh Giác linh lễ Phật yết Tổ, Lễ phất trần, Lễ cung nghinh Kim quan thăng thượng giá, … Còn các khóa lễ khác hàng ngày đều được tổ chức trên Phật Điện lầu 2. Đó là con chưa nói đến cái phòng riêng của Ôn được trang trí lại để làm phòng khách tiếp đón các nhân vật cao cấp của Chính quyền Trung ương và Địa phương Pháp Quốc cùng đại diện vài tòa Đại Sứ tại Paris, do Hòa Thượng Tổng Thư Ký Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Âu Châu phụ trách và hướng dẫn đến Kim Quan Điện để thăm Ôn.

Kính bạch Giác Linh Ôn!

Lúc Ôn sanh tiền, con chỉ gặp Ôn có 2 lần ngắn ngủi, nhưng để lại trong lòng con niềm kính mến vô bờ qua các cử chỉ thân tình và các sinh hoạt của Ôn trong vai trò điều hành Phật sự Liên Châu:

- Lần thứ nhất vào ngày 3 tháng 7 năm 2005 tại Giới Đàn Đôn Hậu, chùa Viên Giác, Đức Quốc, Ôn là Hòa Thượng Đàn Đầu chẳng thèm cật vấn con là đệ tử của ai vì Ôn đã biết trong Đạo bao giờ có buộcthì cũng phải có mở. Buộclà: “Phàm đệ tử đương trạch minh sư, cửu cửu thân cận, bất đắc ly sư thái tảo,” và Mởlà: “Như Sư thật bất minh, đương biệt cầu lương đạo.”nên con đã tìm đến Ôn được Ôn hoan hỷ và HT Viên Giác chở che (y chỉ).

- Lần thứ hai vào dịp lễ Khánh Thành chùa Linh Thứu tại Berlin, Đức Quốc vào khoảng cuối tháng 10/2012. Khi con chấp tay chào Ôn, Ôn nhìn con có vẻ như đang vận dụng trí nhớ, nên con liền thưa: Con là Giác Tâm, tại Giới Đàn Đôn Hậu… Vừa mới thưa đến đó thì Ôn mỉm cười và bảo: Nhớ rồi, nhớ rồi… Vi thì giờ lúc ấy quá eo hẹp nên con không giám làm bận rộn Ôn.

Mãi đến hôm nay, đêm đêm từ ngày 16 đến 19/8/2013, con và 3 thầy trong nhóm đều có 1 giờ khi thì đầu hôm, khi thì nửa đêm khi thì gần sáng, đứng hầu Kim quan Ôn. Đó là cơ hội hiếm có con được gần Ôn lâu nhất, cho dù quý Thầy trong nhóm khuyên con nên nghỉ để giữ sức khỏe vì đã cao niên.

Có đêm chúng con vừa đứng hầu vừa tụng kinh A Di Đà theo Thầy trưởng nhóm, nhiều Phật tử hiện diện cũng tụng theo rất đều, đặc biệt có một tín nữ vừa tưới hoa vừa tụng theo, khi đến gần Kim quan chỗ con đứng nên con nghe rõ âm thanh rất nhuần nhuyễn chứng tỏ Phật tử của Ôn tu học rất tinh tấn, thuộc làu kinh Di Đà bằng Hán Tự. Con lấy máy ảnh trong tay y hậu để gần vĩ hoa, cô ấy hiểu ý cầm máy chup liền mấy tấm.

thich_giac_tam_1
thich_giac_tam_2

Vào một đêm khác, vì thấy đứng hầu mà tụng kinh thiếu chuông mõ không được nhip nhàng, Thầy trưởng nhóm mới cho ngồi trước Kim quan điện để tụng cho gần với đại chúng dễ hòa theo. Tụng khoảng nửa giờ thì Hòa Thượng Đệ Nhất Chấp Lệnh đi quan sát thấy không có ai đứng hầu, liền một lúc sau có 4 ưu bà di điền vào chỗ trống trong khoảng 10 phút thì xuống phiên, 4 Sư cô khác lên thay. Đêm kế tiếp chúng con không ngồi tụng nữa mà chỉ đứng bên cạnh Ôn và niệm Nam Mô A Di Dà Phật, để cầu nguyện cho Ôn được cao đăng Phật Quốc…

Theo lệnh lúc ban đầu của Hòa Thượng Đệ Nhị Chấp Lệnh thì mỗi phiên cần có 4 thầy trẻ khỏe đẹp trai đứng hầu Ôn cho trang nghiêm. Nếu ban ngày 2, 3 phiên thì có thể đủ người, chứ 24 phiên đêm ngày thì không đủ, cho nên già trẻ trai gái đều được huy động cho đủ số 24x4. Nhờ vậy mà con được đứng gần Ôn mấy đêm liền và có khi cả ban ngày nữa. Chỉ trừ tối 20/8/2013, quý Thầy về đông, nên nhóm chúng con miễn hầu, chuẩn bị cho Chương Trình Lễ Trà Tỳ vào ngày kế tiếp (21/8/2013), và đây là một buổi lễ quan trong nhất, nên Cảnh sát đã đến lúc sáng sớm rất đông trước khi khai Lễ cung nghinh Kim quan thăng thượng giá (xe chở Kim quan đến Crematorium de Valenton)để lo an ninh trật tự và thu xếp cho đoàn xe ngắn lại bằng cách chuyển các đoàn rước đi xe nhỏ lên 2 chiếc xe bus lớn, để khỏi làm kẹt lưu thông lâu ở các giao lộ.

Có đôi lúc thong thả, con rảo bộ trong khuôn viên chùa nhìn thấy có Đài Tưởng Niệm bên cạnh Tháp Địa Tạng. Hỏi ra mới biết là Ôn đã tặng cho các Hội Đoàn Việt Nam mãnh đất để dựng Đài Tưởng Niệm nầy. Trên Đài có khắc mấy hàng chữ Việt và Pháp và danh tánh 28 Hội đoàn trong hai khung chữ và hình minh họa như sau đây:


ĐÀI TƯỞNG NIỆM

Mémorial Vietnam

GHI ƠN CÔNG ĐỨC TIỀN NHÂN DỰNG NƯỚC VÀ GIỮ NƯỚC

Aux ancêtres bâtissers du pays et défenseurs de la patrie

TƯỞNG NHỚ ANH HÙNG TỬ SĨ VIỆT NAM CỘNG HÒA

Aux he1ros de la Republique du Viet Nam tombés au champ d’honneur

THƯỞNG TIẾC THUYỀN NHÂN BỎ MINH VÌ ĐI TÌM TỰ DO

Aux Boat People disparus en quête de la liberté

tuong_dai_tu_si_2
tuong_dai_tu_si_3
tuong_dai_tu_si_4
Nhìn vào 2 lá quốc kỳ Việt Pháp, nhất là lá Quốc Kỳ Việt Nam Cọng Hòa mấy ngày nay thật là ủ rủ, u buồn trước sự ra đi của Ôn, 3 giòng máu đỏ Bắc Trung Nam cũng phai mờ theo với huyết mạch của Ôn làm cho con đang nghĩ về Ôn mà lòng thêm tê tái. Đối với Tổ Quốc Ôn đã không quên bổn phận, đối với Đạo Pháp Ôn đã hết lòng cho đến giây phút cuối cùng ở trần thế.

Con cảm thấy rất có phước được về dự Tang lễ của Ôn và xin thành kính đê đầu dảnh lễ tam bái.

Đệ tử Thích Giác Tâm.
Florida, layout ngày 9/9/2013.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/06/2023(Xem: 4157)
Chùa Sắc Tứ Kim Sơn Nha Trang tổ chức Lễ Hiệp Kỵ lần 56 Chư Tôn Đức & Quý Phật tử hy sinh vì lý tưởng phụng sự xã hội ngày 10/6/2023
09/06/2023(Xem: 3082)
Người anh tôi đang thưa chuyện tên là Lê Hùng Anh một thời ở chùa Viên Giác, Hội An. Hai anh em chúng tôi ăn chung, ngủ chung. Phòng ăn là hai chiếc bàn học dài nối nhau nhìn ra giếng nước sau chùa. Ngồi theo thứ tự tuổi tác nên tôi luôn ngồi phía bên trái anh mỗi bữa ăn. Anh em ngủ chung trong căn phòng nhỏ dành cho các học sinh ở phía cuối nhà đông. Anh lớn hơn tôi vài tuổi và mạnh khỏe nên gánh nước tưới rau. Tôi nhỏ hơn anh và ốm yếu nên quét lá, đánh chuông, lau bàn ghế.
01/06/2023(Xem: 7825)
Ôn Tuệ Sỹ là một bậc cao Tăng thạc đức của Phật Giáo Việt Nam đã và đang cống hiến trọn đời mình cho công cuộc hoằng Pháp lợi sinh. Từ đầu những năm 70 thế kỷ trước, là một trí giả Phật giáo uyên thâm, Ngài được đặc cách bổ nhiệm là Giáo sư thực thụ Viện Đại học Vạn Hạnh và là Chủ bút của tạp chí Tư Tưởng do Viện Đại học Vạn Hạnh phát hành. Ngài là tác giả, dịch giả nhiều bộ sách biên khảo quan trọng đặc sắc về Phật giáo, Văn học, Triết học, Thơ ca như Thiền Luận Suzuki, Tinh Hoa Triết Học Phật Giáo; nhất là các bản dịch giá trị để lại cho đời như: A-tỳ-đạt-ma Câu-xá Luận (trọn bộ 5 tập), Các Tông Phái Phật giáo, Kinh Duy Ma Cật Sở Thuyết, Luận Thành Duy Thức, các bộ Kinh Trường A Hàm, Trung A Hàm, Tạp A-hàm và Tăng Nhất A-hàm, v.v...
31/05/2023(Xem: 3010)
Cố Hương tiễn bước thong Dong, Tịch nhiên xã báo, sắc không trở về. Chơn tâm nối gót Bồ đề, Dung nghi tướng Phật, nguyện thề Vân Du.
25/05/2023(Xem: 5064)
Hạnh Đoan một dạ hướng an thiền Tu tập tinh cần kết thiện duyên Nhập thất trì kinh nuôi ước nguyện Bế môn lễ Phật dưỡng tâm nguyền Âm thầm chuyển ngữ truyện nhân quả Lặng lẽ ghi lời sách hoá duyên Viên Chiếu một thời lưu dấu ấn Ngày về cảnh Phật ngát hương liên..!
23/05/2023(Xem: 2739)
32- Tiểu Sử Thượng Toạ Thích Minh Phát 1956-1996
07/05/2023(Xem: 2254)
Hòa thượng Giác Quang – thế danh là Đàm Hữu Phước, sinh ngày 30/4/1947 (nhằm ngày 10/3 âm lịch, năm Đinh Hợi) tại ấp Mỹ Thạnh, xã Hòa Định, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang. Hòa thượng sinh ra trong một gia đình đạo đức gia phong, thân phụ là cụ ông Đàm Hữu Lượng – một y sĩ đức độ nhân từ, thân mẫu là cụ bà Võ Thư Tư – một nhà giáo lương hiền phúc hậu, được dân làng trân trọng và kính quý.
04/05/2023(Xem: 3668)
Cáo Bạch Tang Lễ Sư Cô Thích Nữ Giác Trí (1948-2023) tại Tự Viện Pháp Bảo, Sydney, Úc Châu
03/05/2023(Xem: 4269)
Trường Sức khỏe Cộng đồng T.H. Chan thuộc Đại học Harvard hôm 26/4 vừa thành lập Trung tâm Chánh niệm Thích Nhất Hạnh với một hội nghị chuyên đề có sự tham gia của các thiền sư và học giả trên khắp thế giới, trong đó có các đại đệ tử của cố Thiền sư Thích Nhất Hạnh. Sứ mạng của trung tâm này là ‘giúp cho con người trên khắp thế giới sống có mục đích, sống thanh thản, sống yêu đời thông qua thực hành chánh niệm’; thực hiện các phương cách thực chứng để cải thiện sức khỏe và sự an lạc thông qua chánh niệm và giáo dục công chúng về chánh niệm, thông cáo báo chí của Đại học Harvard cho biết.
03/05/2023(Xem: 141033)
Chết và tái sinh. Thích Nguyên Tạng (sách, tái bản 2007) Phật giáo khắp thế giới . Thích Nguyên Tạng (sách) Pháp Sư Tịnh Không, người truyền bá giáo lý Tịnh Độ (sách) Từ bi và nhân cách . Dalai Lama. Thích Nguyên Tạng dịch (sách) Pháp ngữ của Hòa Thượng Tịnh Không . T. Ng. Tạng dịch (sách) Hỏi hay đáp đúng . Ven. Dhammika. Thích Nguyên Tạng dịch (sách) Các Bộ Phái Phật Giáo ở Ấn Độ. Dr.Nalinaksha Dutt.T Ng. Tạng dịch (sách)
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]