Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Cảm niệm Ân Đức (Chùa Đôn Hậu)

30/08/201317:49(Xem: 14310)
Cảm niệm Ân Đức (Chùa Đôn Hậu)
htminhtam

Cảm niệm ân đức
của Sư Ông thượng Minh hạ Tâm

Bài của Phật tử Chùa Đôn Hậu, Na Uy
Do Phật tử Quảng An diễn đọc


Nam Mô A Di Đà Phật.

Kính bạch Chư Tôn Hòa Thượng, Chư Thượng Tọa, Đại Đức Tăng Ni,

Kính thưa Ban Tổ Chức Tang Lễ,

Chúng con được tin Hòa Thượng Viện Chủ Chùa Khánh Anh đã trở về cõi Phật, đây là một sự mất mát lớn cho toàn thể Đạo Phật trên thế giới, và nhất là cho Giáo Hội Phật Giáo Việt-Nam Thống Nhất Âu Châu.

Riêng chúng con, những Phật tử Chùa Đôn Hậu tại Trondheim, vô cùng xúc động và thương tiếc, vì Sư Ông đã dẫn dắt, đưa chúng con biết đến đạo Phật từ khi chúng con chân ướt chân ráo mới bước đến Na Uy, một mảnh đất xa xôi tận miền Bắc Âu châu đầy băng giá và lạnh buốt, thưa thớt người Phật tử Việt-Nam. Dù vậy, khi hàng Phật tử tại gia chúng con tha thiết khẩn cầu giáo pháp, Sư Ông vẫn sẵn sàng, không một chút e ngại những điều kiện khắt khe, những khó khăn trong phương tiện vận chuyển đến vùng đất xa xôi, cách biệt diệu vợi với các trung tâm chính của Phật giáo Việt -Nam tại Âu châu, Sư Ông vẫn âm thầm kéo chiếc vali nho nhỏ bước đến hoằng pháp, hướng dẫn, giáo hóa cho từng khóa tu tập mặc dù con số thính chúng đôi lần cũng rất khiêm tốn. Sư Ông thật kiên nhẫn gieo từng hạt giống Bồ đề, chăm sóc tưới tẩm cho từng người con Phật ở Trondheim.

Hồi đó, Na Uy nào có đạo tràng đâu. Chính nhờ Sư Ông đã khuyến khích động viên chúng con học Phật, kiến lập các đạo tràng địa phương trong Na Uy để chúng con có nơi nương về tu tập. Sư Ông chính là người tiên phong trong việc khai mở đạo tràng tại quốc gia Na Uy ngay từ đầu thập niên 80.

Chúng con còn nhớ, Sư Ông cũng chính là vị Thầy đã an vị tôn tượng Đức Bổn Sư tại ngôi Niệm Phật Đường Trondheim những năm xa xưa đó. Phải nói, tất cả những ai thật sự quan tâm đến sự hình thành và phát triển Phật giáo tại Na Uy này, đều phải nhìn nhận một sự thật để ghi ơn, phải hằng nhớ nghĩ đến công hạnh kiến lập đạo tràng của Sư Ông. Chính nhờ những bước chân bất kể những gian nan chập chùng, bất từ những chướng ngại khách quan hoặc vô tình hay hữu ý của địa phương Na Uy, Sư Ông vẫn bước đến để hoằng truyền đạo pháp vào những tháng năm đầu tiên đó và tiếp tục cho đến giai đoạn cuối của cuộc đời. Sư Ông vẫn luôn quan tâm đến sự hòa hiệp trong tu tập, chú trọng đến sự hưng thịnh của Phật pháp các nơi, trong đó có Na Uy chúng con. Chính nhờ vậy mà Phật pháp mới lan rộng và đứng vững trong lòng người Phật tử Na Uy này.

Chúng con còn nhớ, nhớ rõ lắm, nhớ như in một việc nữa về khoá tu học Phật Pháp vào năm 1987. Khóa tu học năm đó được tổ chức tại Chùa Khánh Anh. Từ quốc gia Na Uy, có vài chục Phật tử phát tâm về tham dự, trong đó cũng có một số Phật tử Trondheim cũng quyết tâm sang học Phật. Trong số những người đi tham dự khoá tu học này, đặc biệt có 3 vị cư sĩ của Na Uy sau khi từ khoá tu học trở về, hạt Bồ đề đã bắt đầu nảy mầm. Ba vị này đã phát đại nguyện chọn cuộc sống trong hàng ngũ những người xuất thế, quyết định bước vào đời sống cao rộng siêu phương, thanh tịnh giải thoát trong giáo pháp và giới luật của Đức Phật, để rồi trở lại hoằng pháp độ cho hàng Phật tử tại gia chúng con. Đó là quý Thầy Thích Tịnh Phước, Thích Viên Tịnh, Thích Viên Giác. Và sau đó, một số tự viện ở Bắc Âu đã được kiến tạo như: Ngôi Tam Bảo Tự ở Moss, Na Uy; một Chùa Phật Quang ở Thụy Điển, một Chùa Đôn Hậu ở Trondheim – vùng đất miền cực Bắc của Bắc bán cầu, mùa đông tuyết giá dưới 20 độ âm. Dù khí hậu có phần khắc nghiệt như thế, nhưng Phật tử tại nơi này luôn cảm thấy ấm lòng vì có được ngôi Già Lam Đôn Hậu, có được vị Thầy trẻ trụ xứ nơi này, miệt mài lo xây dựng, lo phát triển Chùa, và nhất là luôn chăm lo cho đời sống tâm linh của hàng Phật tử điạ phương. Ngoài việc Kinh điển Phật pháp, vị Thầy trẻ này còn cố gắng sáng tác liên tục những bài hát đạo ca đượm đầy thiền vị giải thoát. Trong sự nghiệp hoằng truyền giáo pháp, đã có rất nhiều những bài viết, những áng văn thơ về Phật giáo thật sâu sắc, những băng giảng của quý Ôn thật thiết thực, riêng vị Thầy trẻ tại Trondheim đóng góp thêm cho việc hoằng hóa giáo pháp Phật Đà bằng hình thức mới là âm nhạc. Thầy đã hiến dâng nhiều nhạc phẩm Phật giáo rất giá trị, thiết thực đi vào lòng các Phật tử, nhất là các Phật tử trẻ.

Sự thành tựu của quý Thầy trẻ này phải nói chính là do sự ươm mầm Phật pháp của Sư Ông tại ngôi Chùa Khánh Anh nhỏ bé ở Bagneux từ năm 1987 đó. Chúng con cũng được biết sự ảnh hưởng về tu tập của Sư Ông rất lớn đến cách nhìn, cách tu, cách phục vụ cho đạo pháp của quý Thầy trẻ này. Đó là do sự giáo dục trực tiếp hoặc gián tiếp của Sư Ông qua thân giáo và khẩu giáo của Ngài.

Ngôi chùa Đôn Hậu này có được phải nói là do sự ủng hộ rất nhiều trên của chư Tôn Đức trong Giáo Hội, dưới là của Phật tử địa phương và các nơi. Nhưng sự quan tâm lo lắng nhiều nhất cho ngôi Chùa Đôn Hậu vẫn chính là của Sư Ông. Ngài đã luôn sẵn sàng ủng hộ tinh thần cũng như vật chất cho Chùa Đôn Hậu, dù có bận rộn cách mấy, Ngài vẫn hiện diện đầy đủ trong những khoá tu, những ngày đại lễ, cho dù đó là mùa hè hay mùa đông giá buốt căm căm.

Chúng con vô cùng, vô tận thương tiếc Sư Ông. Sự ra đi về cõi Phật của Sư Ông là một sự mất mát to lớn cho hàng Phật tử chúng con. Ngài thật sự là vị lãnh tụ sáng chói, đầy giới đức, đầy từ bi quảng đại. Sẵn sàng bao dung, tha thứ, chấp nhận mọi ý nghĩ dị biệt, dù rằng lắm lúc những ý nghĩ dị biệt này chính là những sự gièm pha, tỵ hiềm, chống đối, đấu tranh. Ngài vẫn im lặng và rộng thứ. Ngài chính là vị lãnh tụ của Phật giáo Việt-Nam trên thế giới nói chung, và Châu Âu nói riêng.

Chúng con không biết nói gì thêm hơn, mà có nói, ngôn từ cũng không thể diễn tả hết được đức tính tuyệt vời của Ngài. Sư Ông đã đi về cõi Phật. Chúng con xin nguyện tự đáy lòng rằng sẽ làm tốt như những gì Sư Ông đã từng chỉ bảo về con đường tu tập cho chúng con. Và chúng con cũng xin hứa với Giác linh cuả Ngài rằng, chúng con, bằng hết cả tâm lực cuả mình, sẽ cố gắng góp phần xây dựng căn nhà Phật giáo càng thêm vững mạnh.

Kính dâng lên Sư Ông

Lòng thành kính của chúng con.

Nhóm Phật tử Trondheim, Na Uy:

Nguyên Sa

Diệu Hữu

Diệu Thanh

Diệu Hạnh

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/04/2013(Xem: 9545)
Thuở nhỏ lòng ưa cửa Ðạo, mến chuộng nếp áo phước điền, ngưỡng trông tịnh xá Kỳ Viên, tha thiết lòng cầu xuất tục. 16 tuổi, xuất gia học đạo chùa Tây An, Châu Ðốc trước tiên, gần quý Thầy hiền, trau dồi Phật tuệ, bang sài vận thủy, tu sửa đạo tràng; 27 tuổi, cầu thọ tam đàn. Kể từ đó tinh chuyên tu niệm.
09/04/2013(Xem: 6763)
Đại lão hòa thượng Thích Trí Nhãn thế danh là Đoàn Thảo, pháp danh Như Truyện, tự Giải Lệ, hiệu Thích Trí Nhãn. Ngài sinh ngày 10 tháng giêng năm Kỷ Dậu tức vào năm 1909 dương lịch, tại xứ Đồng Nà, tổng Phú Triêm Hạ, Xã Thanh Hà, nay thuộc thôn Đồng Nà, xã Cẩm Hà, Thị Xã Hội An.
09/04/2013(Xem: 14169)
Xuất thân trong một gia đình gia giáo có thân phụ là Chánh Tổng nên Hòa Thượng đã sớm hấp thụ Nho học và Tây học từ thuở ấu niên. Vì thế, Hòa Thượng đã thông thạo cả Hán văn lẫn Pháp văn, kết hợp và dung hòa được cả hai truyền thống văn hóa Đông – Tây.
09/04/2013(Xem: 10805)
Hòa Thượng thượng Tâm hạ Thành. Thế danh là Nguyễn Ðức Huân sinh năm 1930 tại làng Trà Bắc, Phủ Xuân Trường, Tỉnh Nam Ðịnh, Miền Bắc Việt Nam. Năm 1942 khi vừa tròn 12 tuổi, Ngài ngộ lý vô thường và xuất gia học đạo với Sư Tổ Thượng Chính Hạ Ðĩnh tại chùa Yên Cư, Phủ Xuân Trường, Thuc Sơn Môn Trà Bắc. (Sơn môn Trà Bắc, Trà Trung và Trà Ðông thuc Tổng Trà Lũ, là hậu thân của Sơn môn Yên Tử). Ngài được Bổn Sư ban Pháp danh là Ngọc Tiểu Pháp hiệu Tâm Thành.
09/04/2013(Xem: 8128)
Mỗi lần đi Huế lòng tôi lại nao nao khôn tả. Huế là đạo, là thơ, là nghĩa tình ý vị, là tinh hoa văn hóa của ba miền đất Việt, nhưng cũng là mảnh đất khô cằn của đói nghèo khốn khổ “mùa đông thiếu áo mùa hè thiếu cơm” đã hứng chịu nhiều thiên tai nhân họa. Huế được phong phú về mặt văn hóa, tâm linh là nhờ hình ảnh những vị đại lão hòa thượng nơi đây đã sống, hành đạo và xả báo thân. Dù đã viên tịch, dư hương các ngài vẫn như còn phảng phất nơi các ngôi tổ đình tĩnh lặng và những rừng thông bạt ngàn.
09/04/2013(Xem: 5980)
Giờ phút Thầy an nhiên xả báo thân, thì bên này hơn nữa đêm. Một Phật tử của Thầy ở miền Đông nước Mỹ, giọng đầm đìa nước mắt, khấp báo cho tôi tin Thầy đã từ biệt, lệ tiếc thương như tràn ngập, khắp đó khấp đây. Rồi Tuệ Sỹ, một hậu tấn, kẻ đồng tâm dễ thương của Thầy, mà tôi thường ví như một hạt kim cương hiếm hoi lẫn trong đá sỏi của Phật Giáo Việt Nam ngày nay, trong nổi cô quạnh bao la vừa sau một mất mát lớn lao đã ai tín cho tôi bằng lá thư không niêm mà tôi biết mỗi chữ cũng trĩu nặng nổi lòng.
09/04/2013(Xem: 2688)
Cho phép con thành tâm kính cẩn chia buồn với quí ngài về nỗi mất mát lớn lao không sao tìm lại được. Ðối với kẻ hậu học, làm sao con không khỏi bồi hồi, luyến tiếc khi hay tin sự ra đi của cố Hoà thượng Thích Ðức Nhuận, người đã hiến trọn đời mình cho đạo pháp và dân tộc. Trong giờ phút này, nơi phương xa, một người đệ tử đã có nhân duyên muộn hầu cận, học hỏi nơi cố Hoà thượng khi còn ở Việt Nam, xin đảnh lễ chư tôn đức trong Tổ đình và xin quí ngài cho con có đôi lời bộc bạch với giác linh của cố Hoà thượng. Ngưỡng bạch giác linh Hoà thượng chứng giám.
09/04/2013(Xem: 5570)
Hòa Thượng Thích Thiện Trì thế danh Nguyễn Văn Hiến, Pháp danh Như Phụng, Pháp tự Thiện Trì, Pháp hiệu Ấn Ðạo thuộc dòng Lâm Tế Chánh Tông đời thứ bốn mươi hai, Ngài sanh ngày 19 tháng 02 năm 1934 tại xã Nhơn Khánh, quận An Nhơn, tỉnh Bình Ðịnh. Ngài xuất thân từ một gia đình thuần túy Phật Giáo, thân phụ của Ngài là cụ ông Nguyễn Hàn, Pháp danh Như Ðà. Thân mẫu của Ngài là cụ bà Bùi Thị Thiệp, Pháp danh Như Cảnh. Ngài có tất cả 10 anh em, 5 trai và năm gái.
09/04/2013(Xem: 16796)
Để ghi lại những công –tác Hoằng-pháp và Giáo-dục trong niên-khóa vừa qua, chúng tôi đã thuyết-pháp và giảng-giải các lớp ở Ấn-Quang cho hàng Phật-Tử tại gia, cũng như tại Viện Đại Học Vạn-Hạnh cho sinh-viên Phật-khoa năm thứ IV (73-74) về môn các tác phẩm Trung-Hoa. Và cũng thể theo lời yêu cầu của đa-số Phật-tử muốn có tài-liệu để học-tập và nghiên-cứu, nên chúng tôi gom góp các bài đã biên-soạn, đúc kết thành một tập sách với nhan đề: “GƯƠNG SÁNG NGƯỜI XƯA”.
09/04/2013(Xem: 9190)
hế danh của Sư Bà cũng chính là Ðạo Hiệu hiện tại. Song Thân khó nuôi con, nên lúc 2 tuổi hai Cụ đã đem vào chùa cúng cho Sư Bà Ðàm Soạn, Trú trì chùa Cự Ðà và được Sư Cụ đặt tên là Ðàm Lựu. Phụ thân của Sư Bà là Cụ Ông Ðặng Văn Cán và Mẫu thân là Cụ Bà Nguyễn Thị Cả. Sư Bà sanh vào ngày 13 tháng 6 năm Quý Dậu, 4.811 Quốc Lịch; nhằm ngày 04 tháng 08 năm 1933 Tây lịch; tại làng Tam Xá, xã Thanh Oai, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Ðông, Bắc Việt Nam.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567