Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thầy giáo làng tôi

29/08/201310:04(Xem: 9911)
Thầy giáo làng tôi

Thich_Lieu_Phap
THẦY GIÁO LÀNG TÔI

(Kính tặng TT.Thích Liễu Pháp, trụ trì chùa Thiên Xá, Đồng Đế, Nha Trang)

TỊNH MINH

Sáng hôm ấy, một buổi sáng đẹp trời, gió hiu hiu mát, cảnh vật như đang chuyển mình đứng dậy, chuẩn bị chào đón mùa xuân sắp tới sau ba tháng mưa dầm gió rét. Cha tôi đang cuốc đất trồng rau trong vườn trước sân, thấy tôi thất thểu trở về, bèn hỏi:

- Sao không học mà lại “dìa”, có chuyện gì đó?

Chẳng nói chẳng rằng, tôi, tay trái cầm cuốn tập, cây viết, tay phải bê lọ mực, đi thẳng lại vỉa hè, ngồi bệt xuống đất và khóc hu hu.

- Có chuyện gì?… Sao tao hỏi mày khônh nói? Cha tôi gắt giọng.

Thấy tôi khóc nức nở, và biết tôi là đứa con dễ dạy, ham học, cha tôi dừng tay cuốc, vào xoa xoa đầu tôi, nói giọng an ủi:

- Nín!… Nín!… Có gì nói cho cha biết, chút nữa mẹ đi chợ “dìa” có bánh cho con ăn.

- Chú năm không dạy nữa! Tôi vừa mếu vừa trả lời.

- Sao chú không dạy?

- Không biết sao mà chú đứng nhìn tụi con một hồi rồi ôm chúng con nói:

- Thôi!… Chú bịnh quá, không dạy được nữa; các con lên ông thầy Sáu mà học nghen!

- Thì lại ông thầy Sáu mà học.

- Con sợ ổng đánh quá! Con nghe nói học trò không thuộc bài là ổng bắt nằm một chồng ba đứa, đánh từ trên xuống, thằng dưới cùng xẹp ruột luôn!

- Đấy!… “Dậy” mà có đứa nhỏ nào ở cái xốm này lớn lên biết đọc biết “diết”, biết cộng trừ nhơn chia mà không cảm ơn cái roi của ông thầy Sáu. Đó là chưa kể tiếng trống thùng thùng đều đặn mỗi ngày bốn lần cho bà con theo đó đi làm. Chỉ có mày là khác: “Bụt nhà không thiêng!”. Một mình một bóng mà dám xuống chồm dưới học. Mày tưởng chú năm Trinh tu hành là không đánh học trò hả? Có lúc dập mình đó con! Tụi bay mà không cho ăn roi thì ai trị cho nổi; phá như giặc!… Nhưng thôi, chú Năm không dạy, sợ ông thầy Sáu không học thì ở nhà học chữ Hớn: “Thiên trời, địa đất, cử cất, tồn còn…”. Cha tôi đọc một mạch, và… như được dịp chứng tỏ công lao đèm sách của mình cho con cái biết, ông trở ra vườn, vừa cuốc vừa cất giọng sang sảng. Nào là: “Nhơn chi sơ tánh bản thiện, tánh tương cận tập tương “diễn”. Nào là: “Quan quan thư cưu, tại hà chi châu, yểu điệu thục nữ, quân tử hảo cầu…” Rồi thì: “Thiên kinh “dạn” điển, hiếu nghĩa “di” tiên; thiên thượng nhơn gian, phương tiện đệ nhất… (Muôn kinh nghìn điển, hiếu nghĩa làm đầu; dưới đất trên trời, giúp đỡ là nhất” v.v… Cha tôi đọc như vậy gần năm phút, rồi… bỗng dưng ông dừng cuốc, ngó tôi, hỏi:

- Nhưng mà tụi bay có đong đủ gạo cho chú không?

- Con thấy ít quá, mà gạo gì hẩm sì hà! Ba bốn tháng nay như “dậy” đó!

- Đấy, tao biết mà! Bay không đong gạo thì Chú lấy gì ăn để sống mà dạy tụi bay. Mỗi tháng đong cho Chú bốn lon gạo mà bay cũng không nhớ!

- Đúng rồi! Tôi đứng bật dậy nói. Để con đi kêu tụi nó đong gạo cho Chú chứ phần con đong rồi.

Thế là sáng sớm hôm sau, chúng tôi khoảng trên dưới vài ba chục đứa, tuổi từ mười đến mười hai, ngồi co ro trước am tranh bé nhỏ với túm gạo và tập viết trên đùi, nghe Chú tụng kinh mà không dám ho he nhúc nhích. Tụng kinh xong, Chú vừa mở cửa định bước ra thì khựng lại. Chúng tôi đứng phắt dậy, cúi đầu với lời chào thường lệ: A Di Đà Phật. Chú đứng nhìn chúng tôi sững sờ một lát rồi nhỏ nhẹ nói:

- Chú bịnh thiệt mà, các con không thấy chú ốm sao?

Chúng tôi vẫn ôm tập vở và túm gạo trước bụng ngó Chú trân trân. Khoảng vài phút sau, chú đưa ngón tay trỏ lên quẹt quẹt hai khỏe mắt, nói:

- Thôi!… Các con xuống trường rồi chút nữa Chú xuống.

Chúng tôi dạ một tiếng rất đều, ùa chạy vô phòng, căn phòng rộng chỉ đủ kê một chiếc chõng tre và một bàn thờ Phật bé nhỏ, đổ gạo vào thúng bên chân giường rồi vừa đi vừa nhảy cà khiểng xuống trường. Nói trường chứ thật ra là một căn nhà thô sơ, mái tranh vách đất, nằm giữa một khu vườn sáng chiều đều rợp bóng tre, rất thuận tiện cho học trò nô đùa, chạy giỡn. Và thế là chúng tôi được tiếp tục học tập và mỗi tháng hai lần, rằm và mồng một, được về chùa sư nữ Long Quang tụng kinh sám hối dưới sự hướng dẫn của Chú, nhất là được nghe và nhìn Chú chuyển trống trước khi hành lễ. Cái trống khổng lồ, đường kính khoảng một thước, dài khoảng hai thước, tiếng vang ầm ầm như sấm, và không biết vì sao mà tôi rất say mê theo dõi từng nhịp trống nhặt khoan với giọng hô trầm bỗng của Chú theo bài kệ:

“Lôi cổ đằng xao nghiệp chướng tiêu,

Tam luân cửu chuyển hướng tiêu diêu,

Thượng thông thiên giới quần tiên lạc,

Hạ thấu u quan chúng quỷ siêu.”

Tạm dịch:

Tiếng trống rền vang nghiệp chướng tiêu,

Ba hồi chín lược hướng tiêu diêu,

Vút tới trời cao tiên thánh khoái,

Thấu tận âm ti ma quỷ siêu.

Đặc biệt hơn nữa là được Chú dẫn đi đưa đám ma. Ban hộ niệm “nhí” của chúng tôi đã góp phần không nhỏ vào lễ nghi tống táng, an ủi người còn và tiếp dẫn kẻ mất. Mỗi khi thầy trò chúng tôi tụng bài sám “Hồng Trần” thì không ai là không khóc. Khóc mùi mẫn, khóc nức nở, khóc sướt mước, khóc chân thành. Không biết họ động lòng trắc ẩn trước cảnh sớm còn tối mất của người đã khuất hay cảm thương thân phận mong manh bèo bọt của chính mình:

“… Khi nào trong trướng ngoài màn,

Bây giờ nhà cửa xóm làng cách xa,

Khi nào mẹ mẹ cha cha,

Bây giờ bóng núi khuất xa nghìn trùng !…”

Chẳng hay chú Năm quỳ trước có khóc hay không chứ chúng tôi quỳ sau miệng tụng mà tay cứ quẹt nước mắt hoài. Nhất là ông thổi kèn, kinh tụng xong rồi mà ổng còn thổn thức với giai điệu cà giật: “te te… tò tò…” không liên tục, vì phải đưa tay lau nước mắt. Mọi người nhìn ông buồn cười mà nước mắt cứ tự nhiên chảy. Thế mới biết mãnh lực của âm thanh với sắc tướng, cảm xúc với thi ca, lòng người với pháp Phật.

Có lúc hai ba tháng không đi hộ niệm, chúng tôi hỏi:

- Sao lâu quá mình không đi tụng kinh đám ma hả Chú?

- Ông bà ông dải tụi bay, Chú cười nói, trù cho người ta chết hả? Đi “dìa” đầu hôm gà gáy, lủi thủi trong bóng đêm, xa hàng ba bốn cây số mà tụi bay thích hả? Tụi bay không sợ hả?!

Nói đến sợ, có một lần rằm tháng bảy, thầy trò chúng tôi nấu chè xôi, bày ra trên chiếu trước sân trường cúng cô hồn. Chú Năm ngồi tụng kinh, đám học trò tứ thời quần đùi chân đất chúng tôi quỳ lạy và ngồi sau lưng Chú. Đến lúc nghe Chú đocï:

“Mắt lồ lộ đôi tròng xem liếc,

mặt lam lam một tướng dị kỳ,

phóng hào quang khắp hết thiết vi,

quản nhứt thiết cô hồn chi chúng”.

Và:

“Le lưỡi ra chúng thảy hãi kinh,

phất cờ nọ quỷ đều hàng phục”.

thì chúng tôi nhìn nhau rùng mình, nổi da gà, kéo nhau ngồi sát lại mà cứ thấy ông “Thổ Địa” trợn mắt nhe răng lù lù xuất hiện trước mặt với đám cô hồn lố nhố xung quanh. Bây giờ nghĩ lại, biết đâu không trống không kèn, không mũ cao áo rộng, chè xôi đạm bạc như vậy mà thập loại cô hồn lại được bão mãn no nê.

Đấy! Thầy trò chúng tôi dạy dỗ, học tập và sinh hoạt ngoại khóa hai ba năm trời như vậy đó.

Đúng là thời giờ như tên bắn, ngày tháng tợ thoai đưa, mới đó mà đã ngót nửa thế kỷ. Biết bao cảnh vật đổi thay, biết bao sắc màu phai nhạt; chỉ có đạo phong và hạnh nguyện của thầy giáo làng tôi là trước sau như một:

“Tỳ kheo vui pháp Phật,

An trụ tâm từ bi,

Chứng đạt cảnh an tịnh,

Giải thoát pháp hữu vi”.

(PC. 368)

Và: “Một ngày không làm là một ngày không ăn”.

Thảo nào cuộc đời của Thầy khi thì khiêm tốn giữa lũy tre làng, lúc thì đạm bạc trên đỉnh đồi cao, và nay thì dung dị bên triền núi vắng. Nhưng mà:

“Làng mạc hay núi rừng,

Thung lũng hay đồi cao,

La hán trú chỗ nào,

Nơi ấy được an lạc”.

(PC. 98)

Nhân ngày Nhà Giáo Việt Nam 20/11/1996, xin gởi đến chú Năm, Thầy giáo khai tâm chúng tôi năm xưa và tất cả các Thầy Cô giáo suốt đời tận tụy với sự nghiệp giáo dục ở những nơi sơn cùng thủy tận, hút gió đèo heo những đóa hoa hồng tươi thắm nhất.

(Đã đăng trong tuần báo Giác Ngộ số 34, ngày 23/11/1996)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
02/11/2010(Xem: 8188)
Thành kính khẩn bạch đến chư Tôn Đức Tăng Già của quý Giáo Hội, quý Tự Viện, quý tổ chức Phật Giáo cùng toàn thể chư vị thiện nam tín nữ Phật tử: Đại Lão Hòa Thượng thượng Huyền, hạ Ấn, thế danh Hoàng Không Uẩn, sinh năm 1928 tại Quảng Bình, Việt Nam
01/11/2010(Xem: 5227)
Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 1, Chùa Pháp Hoa (2000) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 2, Chùa Pháp Bảo (2001) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 3, Chùa Linh Sơn (2002) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 4, Tu Viện Vạn Hạnh (2003) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 5, Tu Viện Quảng Đức (2004) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 6, Chùa Phổ Quang (2005) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 7, Chùa Pháp Bảo (2006) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 8, Chùa Pháp Hoa (2007) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 9, Chùa Linh Sơn (2008) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 10, Chùa Pháp Bảo (2009) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 11, Thiền Viện Minh Quang (2010) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 12, Tu Viện Quảng Đức (2011) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 13, Tu Viện Vạn Hạnh (2012) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 14, Thiền Viện Minh Quang (2013) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 15, Tu Viện Quảng Đức (2014) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 16, Chùa Pháp Pháp Bảo (2015) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 17, Tu Viện Quảng Đức (2016) Khóa An Cư Kiết Hạ kỳ 18, Chùa Pháp Hoa (2017) Khóa An Cư Kiết Hạ kỳ 19, Chùa Pháp Hoa (2018)
01/11/2010(Xem: 37490)
Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 1, Chùa Pháp Hoa (2000) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 2, Chùa Pháp Bảo (2001) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 3, Chùa Linh Sơn (2002) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 4, Tu Viện Vạn Hạnh (2003) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 5, Tu Viện Quảng Đức (2004) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 6, Chùa Phổ Quang (2005) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 7, Chùa Pháp Bảo (2006) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 8, Chùa Pháp Hoa (2007) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 9, Chùa Linh Sơn (2008) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 10, Chùa Pháp Bảo (2009) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 11, Thiền Viện Minh Quang (2010) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 12, Tu Viện Quảng Đức (2011) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 13, Tu Viện Vạn Hạnh (2012) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 14, Thiền Viện Minh Quang (2013) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 15, Tu Viện Quảng Đức (2014) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 16, Chùa Pháp Pháp Bảo (2015) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 17, Tu Viện Quảng Đức (2016) Khóa An Cư Kiết Hạ kỳ 18, Chùa Pháp Hoa (2017) Khóa An Cư Kiết Hạ kỳ 19, Chùa Pháp Hoa (2018)
29/10/2010(Xem: 6258)
Kể từ khi vết tích của chùa Thiên Mụ được ghi lại đơn sơ trong sách Ô Châu Cận Lục vào năm 1553 (1), chùa đã tồn tại gần 450 năm cho đến ngày nay. Trải qua bao nhiêu cuộc bể dâu, chùa vẫn giữ được địa vị và vẫn đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống đạo và đời của dân Huế, nói riêng, và của dân cả nước, nói chung. Qua đầu thế kỷ 17, chùa đã thực sự đi vào lịch sử sau khi Nguyễn Hoàng vào xứ đàng trong để gây dựng cơ nghiệp đế vương với huyền thoại “bà tiên mặc áo đỏ” (9).
23/10/2010(Xem: 6217)
Trong Cây Có Hoa Trong Đá Có Lửa Kính Dâng Hòa Thượng Thích Như Điển nhân dịp mừng thọ 70 tuổi của Ngài và kỷ niệm 40 năm khai sơn Chùa Viên Giác tại Đức Quốc Tỳ Kheo Thích Nguyên Tạng “Trong Cây Có Hoa, Trong Đá Có Lửa” là lời pháp ngữ của Thiền Sư Đạo Nguyên do Hòa Thượng Thích Như Điển nhắc lại trong thời giảng Pháp của Ngài mà tôi đã nghe được khi theo hầu Ngài trong chuyến đi Hoằng Pháp tại Hoa Kỳ năm 2006. Thiền Sư Đạo Nguyên (Dogen) là người Nhật, Ngài sinh năm 1200 và tịch năm 1253, thọ 53 tuổi. Ngài là Sáng Tổ của của Soto-Zen (Thiền Tào Động) của Nhật Bản, và là tác giả bộ sách nổi tiếng “Chánh Pháp Nhãn Tạng” “Ki no naka ni, hana ga aru (Trong cây có hoa), Ishi no naka ni, hi ga aru (Trong đá có lửa)” Đó là pháp ngữ của Thiền Sư Đạo Nguyên (Dogen), được Hòa Thượng Như Điển dịch sang lời Việt. Lời thơ quá tuyệt vời, tuy ngắn gọn nhưng dung chứa cả một kho tàng giáo lý về Nhân Duyên Quả của Đạo Phật.
23/10/2010(Xem: 5835)
Trong mười thế kỷ phong kiến Việt Nam, Trần Nhân Tông là một trong những ông vua giỏi và tài hoa bậc nhất. Lịch sử đã xem ông là “vị vua hiền” đời Trần, có công lớn trong sự nghiệp trùng hưng đất nước. Văn học sẽ nhớ mãi ông bởi những vần thơ thanh nhã, sâu sắc và không kém hào hùng.
23/10/2010(Xem: 5720)
Về sự nghiệp của vua Trần Nhân Tông, đã có rất nhiều tài liệu và bài viết về hai lần lãnh đạo quân dân nước ta đánh thắng giặc Mông - Nguyên, trị quốc an dân, đối ngoại và mở cõi, nên ở đây chúng tôi không lặp lại nữa, mà chỉ đề cập đôi nét đến nội dung khác về: Trần Nhân Tông - một hoàng đế xuất gia, một thiền sư đắc đạo và là sơ tổ lập nên dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử độc đáo của Việt Nam.
23/10/2010(Xem: 5992)
Hội Phật Học Nam Việt được thành lập vào năm 1950 tại Sài Gòn do sự vận động của cư sĩ Mai Thọ Truyền. Ban đầu, hội đặt trụ sở tại chùa Khánh Hưng, và sau đó ít lâu, tại chùa Phước Hòa. Bác sĩ Nguyễn Văn Khỏe, một cây cột trụ của hội Lưỡng Xuyên Phật Học cũ đảm nhận trách vụ hội trưởng. Ông Mai Thọ Truyền giữ trách vụ tổng thư ký. Các thiền sư Quảng Minh và Nhật Liên đã triệt để ủng hộ cho việc tổ chức hội Phật Học Nam Việt. Thiền sư Quảng Minh được bầu làm hội trưởng của hội bắt đầu từ năm 1952. Năm 1955, sau khi thiền sư Quảng Minh đi Nhật du học, ông Mai Thọ Truyền giữ chức vụ hội trưởng. Chức vụ này ông giữ cho đến năm 1973, khi ông mất. Hội Phật Học Nam Việt được thành lập do nghị định của Thủ Hiến Nam Việt ký ngày 19.9.1950. Bản tuyên cáo của hội có nói đến nguyện vọng thống nhất các đoàn thể Phật giáo trong nước. Bản tuyên cáo viết: "Đề xướng việc lập hội Phật học này. Chúng tôi còn có cái thâm ý đi đến chỗ Bắc Trung Nam sẽ bắt tay trên nguyên tắc cũng như trong hành động. Sự
23/10/2010(Xem: 5525)
Cư sĩ Mai Thọ Truyền sinh ngày 01-4-1905 tại làng Long Mỹ, tỉnh Bến Tre trong một gia đình trung lưu. Thuở nhỏ ông được theo học tại trường Sơ học Pháp - Việt Bến Tre, rồi Trung học Mỹ Tho, và Chasseloup Laubat Saigon. Năm 1924, ông thi đậu Thư ký Hành chánh và được bổ đi làm việc tại Sài Gòn, Hà Tiên, Chợ Lớn. Năm 1931, ông thi đậu Tri huyện và đã tùng sự tại Sài Gòn, Trà Vinh, Long Xuyên và Sa Đéc. Hành nhiệm ở đâu cũng tỏ ra liêm khiết, chính trực và đức độ, không xu nịnh cấp trên, hà hiếp dân chúng, nên được quý mến.
23/10/2010(Xem: 8863)
Trong lịch sử dựng nước, giữ nước và xây dựng, bảo vệ Tổ quốc của dân tộc Việt Nam, vương triều Trần (1226-1400) được tôn vinh là triều đại sáng chói nhất thể hiện qua những chiến công hiển hách thắng giặc ngoại xâm cũng như chính sách hộ quốc an dân đã tổng hợp được sức mạnh của toàn dân ta cùng với vua quan trong việc bảo vệ và phát triển đất nước vô cùng tốt đẹp.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]