Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Điếu văn tưởng niệm (GH Âu Châu)

29/08/201307:58(Xem: 15510)
Điếu văn tưởng niệm (GH Âu Châu)
ThichMinhTam


GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT ÂU CHÂU

ĐIẾU VĂN TƯỞNG NIỆM
ĐẠI LÃO HÒA THƯỢNG THÍCH MINH TÂM

Kính bạch Giác linh Hòa thượng,

Đốt nén hương tâm, chúng con lặng người, cơ hồ không muốn lay động hay bật lên một lời một tiếng nào trước Kim quan và di ảnh gần gũi, thiết thân.

Trong đạo tràng với đại chúng trang nghiêm vân tập, giữa vùng hương khói và đèn nến lung linh, tưởng chừng dáng Thầy hãy còn ngồi đó, đĩnh đạc uy nghiêm.

Thầy đã đi rồi, thật thế sao? Mới hôm nao, mắt từ bi trao gửi niềm tin đến những người đảnh lễ vấn an; tay hãy còn chắp - vui chào pháp lữ; miệng hãy còn cười - khích lệ môn sinh; mà giờ đây đã là cổ nhân lưu dấu trong dòng lịch sử Phật Việt, giũ mộng bình sinh, nhẹ bước nhàn du trên đường mây vời vợi.

Quỳ nơi đây, ngước nhìn di ảnh mà lòng vẫn còn bàng hoàng không dám tin. Nén hết niềm đau, muốn tỏ đôi điều, nhưng ngôn ngữ giấy bút hầu như vô dụng trước chí nguyện và công hạnh bao la của Thầy! Thôi cũng đành gói ghém lời quê, truy niệm cuộc đời 75 năm của Thầy qua những vần thơ mộc mạc chân tình:

Chín tuổi cắt ái, nguyện xuất gia

Bửu Tích, Bình Thuận, huyện Hòa Đa

Cầu Thầy học đạo, danh Nguyên Cảnh

Quét lá, thỉnh chuông, hạnh cao xa.

Mười ba (13) rời Thầy, bước tham phương

Nha Trang Hải-Đức Tăng-học-đường

Chí vượt cao vời non Trại-Thủy

Hạnh trải bạt ngàn nước trùng dương.

Mười sáu (16), Y chỉ sư-Huyền Quang 1

Sa-di phẩm-đức đăng giới-đàn

Viên Dungpháp tự Thầy khen hạnh

Minh Tâmđạo-hiệu tỏa thiền-quang.

Hăm mốt (21), tham học tại Già Lam 2

Giáo điển nội-ngoại đều bao hàm

Hăm ba (23), đã sớm đăng tòa pháp

Giáo Hội 3, Bồ Đề 4giảng-giáo kiêm.

Hăm lăm (25), hiệu-trưởng trung-học-trường

Bồ Đề Nguyên-Thiều, vang tiếng thơm

Hăm bảy (27), đăng đàn thọ đại giới

Lập hạnh, dấn thân, mở con đường:

Canh tân, phát triển nền Phật Việt

Khởi bước đăng-trình chí xuất dương

Nhật-bản giồi mài môn Phật-triết

Cao-học Đông-kinh danh bảng vàng.

Góp sức hoằng truyền nơi phương ngoại

Nhật-bản Chi bộ 5nguyện đảm đương

Tiếp đến, trọng nhiệm thêm Pháp quốc

Đất này từ đó hội nhân duyên.

Tàn xuân bảy lăm 6nước đổi thay

Mộng hồi hương đành cất từ nay

Đất Pháp chọn làm nơi hoằng pháp

Phật Việt ươm gieo ngay đất này.

Nương đức Thầy-Tổ: khai lập đạo tràng

Khởi bước khiêm nhường: Phật đường Khánh Anh

Đạm bạc sớm hôm dưỡng nuôi nhân lành, hạt tốt

Gieo khắp quê người ánh đạo từ bi.

Ôi, cao cả thay!

Bốn mươi năm, trì chí, bền lòng

Bước độc hành rảo khắp mười phương

Thuyết pháp, độ người, không nề lao nhọc

Tăng Ni, thiện tín kính ngưỡng về nương.

Đạo tràng học Phật dẫn đầu năm khóa 7

Khai nguồn trí tuệ cho khắp Châu Âu. 7

Đạo hạnh thâm sâu cỏ hoa vươn thành đại thụ

Chùa nhỏ sơ sài dựng thành đệ nhất danh lam.

Khánh Anh thiền tự: sừng sững trời Pháp quốc

Văn hóa quê người nở bừng hoa trái Việt Nam.

Ôi, kỳ vĩ thay!

Nào phải một phương gầy dựng cơ đồ đạo nghiệp

Lòng Thầy trùm hết cả bốn châu!

Giáo hội suy vi, tiên phong bắc nhịp hòa hiệp

Phật Pháp lụn tàn, chủ xướng “Tăng đoàn Việt Nam” 8

Minh Tâmlà đây!

Làm sao quên được ơn Thầy mênh mông biển cả:

Giữa lúc lòng người bối rối, hoang mang

Khẳng khái, kiên cường, chống đỡ con thuyền lâm nạn

Trí Thầy rọi sáng trên từng dặm đường trắc trở, gian nan

Viên Dunglà thế!

Nhớ mãi gương Thầy rạng soi trời đất:

Nhu hòa, nhẫn nhục, đón nhận từng mũi đao tên

Vạch lối, khai lộ, giẫm lên muôn trùng gai góc

Miệng vẫn hàm tiếu, chở che hậu học đi lên.

Minh Cảnhphi đài: trần lao tuyệt tích

Tâm Nguyênvô vật: sự sự viên dung.

Chí cả chưa tròn, nguyện đã mãn

Gậy trúc gõ nhịp đường vô chung.

Đã đến: đã làm tất cả việc

Đã đi: đã xả tận hư không.

Phiêu hốt dặm ngoài tâm vô sự

Tự tại nẻo về ý vô cùng.

Ngưỡng bạch Giác linh Thầy,

Chúng con biết, Thầy đã đến và đi như thế:

Suốt đời cặm cụi làm từ việc nhỏ đến việc lớn, mà chẳng một lần kêu ca than thở

Thành tựu to lớn mà chẳng bao giờ kể lể khoa trương.

Việc dễ, Thầy khích lệ người đảm đương

Việc khó, Thầy im lặng nhận một mình.

Cung cách ấy, một đời chúng con học không hết, hành không xong.

Phật Pháp suy tàn, lòng người ly tán, chúng con vẫn cần bóng cả để tựa nương

Thoảng khi thầm trách, sao Thầy đành vội lên đường

Nhưng nhân duyên đã như thế, nào dám níu kéo cản ngăn

Ngẫm lại hành trạng của Thầy: một đời tận hiến chưa từng một phút nghỉ ngơi

Ở hay đi thì nguyện đã tròn đầy.

Thôi thì Thầy cứ thong dong vượt ngoài ba cõi, đừng bận lòng hậu học kham việc dỡ dang

Con đường Thầy đi, chúng con đã tỏ, nguyện xin nối gót.

Giờ này quỳ trước Linh đài,

Gạt lệ thường tình, cất lời thô vụng tiễn đưa

Bậc đại sĩ hiếm hoi của nền Phật Việt

Lạy Thầy, ngưỡng lạy Thầy

Ngưỡng lạy ân cao muôn trùng.

Nam Mô Từ Lâm Tế Chánh Tôn Liễu Quán Pháp Phái Tứ Thập Tứ Thế, khai sơn Khánh Anh Tự, húy thượng Nguyênhạ Cảnh, tự Viên Dung, hiệu Minh TâmHòa Thượng Giác Linh liên tọa chứng giám.


__________________

CHÚ THÍCH:

1. Cố ĐLHT Thích Huyền Quang, Đệ tứ Tăng Thống Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất.

2. Tu viện Quảng Hương Già Lam tại Gò Vấp do cố ĐLHT. Thích Trí Thủ thành lập.

3. Giảng sư GHPGVNTN tỉnh Phú Yên.

4. Giáo sư Trung học đệ nhị cấp tại trường Trung học Bồ Đề Tuy Hòa, Phú Yên.

5. Chi bộ trưởng Chi bộ GHPGVNTN tại Nhật-bổn.

6. Năm 1975, Cộng sản toàn chiếm miền Nam.

7. Hòa thượng Thích Minh Tâm khởi xướng tổ chức 5 khóa học Phật Pháp đầu tiên tại Pháp từ năm 1984 đến 1988, được tiếp nối và mở rộng thành Khóa Tu Học Phật Pháp Âu Châu từ năm 1989 đến 2013 với 25 khóa luân phiên tại nhiều quốc gia của Châu Âu.

8. Hòa thượng Thích Minh Tâm là một trong những lãnh đạo chủ xướng thành lập Tăng đoàn hải ngoại đầu năm 2007 với danh xưng “Tăng Ni Việt Nam Hải Ngoại,” mỗi năm luân phiên tổ chức Ngày Về Nguồn - Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư để tạo cơ hội đoàn tụ, hòa hợp giữa Tăng Ni mọi tông phái.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
23/10/2010(Xem: 8857)
Trong lịch sử dựng nước, giữ nước và xây dựng, bảo vệ Tổ quốc của dân tộc Việt Nam, vương triều Trần (1226-1400) được tôn vinh là triều đại sáng chói nhất thể hiện qua những chiến công hiển hách thắng giặc ngoại xâm cũng như chính sách hộ quốc an dân đã tổng hợp được sức mạnh của toàn dân ta cùng với vua quan trong việc bảo vệ và phát triển đất nước vô cùng tốt đẹp.
23/10/2010(Xem: 12252)
Nhiều thế kỷ trước, một vị vua đã lãnh đạo dân tộc Việt Nam hai lần đẩy lui quân Mông Cổ xâm lăng. Một hôm, vào năm 1293, vị vua anh hùng này đã rời ngôi vua, và vài năm sau trở thành một nhà sư và đã để lại một di sản Thiền Tông bây giờ vẫn còn phát triển để trở thành dòng Thiền lớn nhất tại Việt Nam. Ngài tên là Trần Nhân Tông, vị vua thứ ba của Nhà Trần và là vị sáng lập Dòng Thiền Trúc Lâm.
22/10/2010(Xem: 15483)
Vào khoảng các năm 1972–1974, Cố Hòa thượng Thích Trí Thủ, thường được Tăng Ni-Phật tử gọi cung kính gần gũi là “Ôn Già Lam”, đang trong thời gian dài hoằng pháp tại Nha Trang và các tỉnh miền Trung, Ôn tạm an trú trên chùa Hải Đức, nơi có Phật học viện Trung Phần, trên ngọn đồi Trại Thủy. Khoảnh vườn và thềm hiên phía trước tịnh thất của Ôn dần dà trở thành một hoa viên nho nhỏ với nhiều cây cảnh hoa lá đẹp lạ, là nhờ ở bàn tay chăm sóc thương yêu của một vị cao tăng đức độ nhân từ.
22/10/2010(Xem: 6795)
Chuông ngân chùa xẩm nắng Hương quyện áo tràng bay Trăm tám vì sao rạng Xoay tròn đôi 1óng tay Mười phương cây lặng gió Năm sắc hồ trôi mây Làn nước lên đầu núi Ánh vàng tràn đó đây.
21/10/2010(Xem: 8020)
Trong cõi nhân gian mịt mù tăm tối vì vô minh và phiền não, sự xuất hiện của một bậc chân tu đạo hạnh để dìu dắt con người trên đường tìm về giác ngộ và giải thoát, quả thật không khác gì một vì sao sáng trên bầu trời làm định hướng cho lữ hành trong đêm tối. Trong ý nghĩa này, Cố Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Trí Chơn là một vì tinh tú sáng rực.
20/10/2010(Xem: 5934)
Hòa thượng Thích Trừng San, pháp tự Minh Hiền, hiệu Hải Tuệ, thế danh Nguyễn San sau đổi là Trần Văn Lâu, nối pháp đời thứ 42 dòng Lâm Tế Liễu Quán. Ngài sinh năm Nhâm Tuất (1922), tại thôn Phú Khánh, xã Diên Thạnh, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa.
19/10/2010(Xem: 12348)
Sáng ngày 22.01 Quý Tỵ (03.03.2013) tại Tổ đình Tường Vân, tổ 16, khu vực 5, phường Thủy Xuân, thành phố Huế, Chư Tôn đức Tăng Ni trong sơn môn pháp phái Tường Vân đã đã trang nghiêm trọng thể tổ chức Lễ Tưởng niệm 40 năm ngày Đức Trưởng lão Đệ Nhất Tăng thống Thích Tịnh Khiết viên tịch.
16/10/2010(Xem: 8476)
Ấn tượng khó quên mà lần đầu tiên tôi gặp Thầy Phạm Công Thiện là Thầy đã khuyên tôi nên tinh tấn tu tập, thực hành lời Phật dạy và niệm Phật. Lần đó là vào giữa năm 1991, nửa năm sau khi tôi từ New York dời về Cali để sống, tại Chùa Diệu Pháp, thành phố Monterey Park, Los Angeles. Trong đầu tôi, trước khi gặp Thầy, mường tượng ra một Phạm Công Thiện hiên ngang và nói thao thao bất tuyệt về triết học Tây Phương, về Trung Quán, về Bát Nhã, v.v... Nhưng không, tất cả những suy nghĩ viễn vông và mộng tưởng đó đều bị sụp đổ tan tành khi tôi ngồi đối diện với Thầy Phạm Công Thiện trong một căn phòng nhỏ ở Chùa Diệu Pháp. Thầy Phạm Công Thiện, với dáng điệu từ tốn, khiêm cung, trầm lặng, chỉ nói những điều hết sức bình thường, chỉ khuyên những điều hết sức phổ thông mà người Phật tử nào cũng thường nghe quý Thầy khuyên bảo như thế.
13/10/2010(Xem: 5335)
Bữa tôi ra mắt sách tại Orlando, cựu Đại Tá Nguyễn Quốc Quỳnh, Hội Trưởng Hội Cao Niên Orlando và Vùng Phụ Cận, có nhắc tôi là bài "Nhà Sư Của Tôi" (NSCT) trong cuốn tạp văn "Viên Đạn Cuối Cùng" còn thiếu nhiều chi tiết. Tôi cảm ơn cụ Quỳnh và hứa là nhân dịp Tân Niên Canh Thìn (y2k) tức Năm Rồng đầu thiên niên kỷ mới, tôi sẽ kể thêm về những câu chuyện tại Trại "cải tạo" Thanh Phong, huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa.
12/10/2010(Xem: 8214)
Chân Nguyên chủ trương then chốt của việc đạt được giác ngộ là thắp sáng liên tục ý thức của mình về sự hiện hữu của tự tính “trạm viên” đó là nguồn gốc chân thật của mình.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]