Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Sự chết xưa nay có làm ta thức tỉnh

16/08/201318:53(Xem: 17122)
Sự chết xưa nay có làm ta thức tỉnh
ThichMinhTam

Bài viết của Thích Phổ Huân
Pt Quảng An diễn đọc



Kinh Phật thường dạy cái chết thật là chắc chắn, chết xảy ra bất cứ lúc nào, và chết không chừa một ai! Thật đúng là chân lý không sai được! Ấy vậy mà người ta hay quên, hay không muốn nhớ, muốn biết, kể cả người Phật tử cũng chẳng khác gì. Tại sao vậy? Tại vì tình cảm của ta đối với người, với vật còn quá lưu luyến đam mê. Nhưng đúng ra thì ta đam mê chính mình nhiều hơn tất cả, vì không có cái thân thể này thì làm sao ta biết được đam mê người hay mê say vật!

Nhưng sự thương mến yêu thương tự nó không phải là lỗi lầm nguy hại, nếu ta biết tỉnh giác sáng suốt trong sự thương mến của mình. Chư vị Thánh Tăng Bồ Tát đi vào đời, các Ngài đâu phải là khô khan tình cảm! Tình cảm các Ngài nếu không nói còn sâu sắc đậm đà hơn phàm phu nữa khác. Đương nhiên tình cảm đó không bao giờ nhiễm ô bất tịnh, có như vậy các Ngài mới thương yêu rất nhiều người, và biết bao nhiêu người được các Ngài thương yêu, chung cuộc lại hiểu được đâu là niềm hạnh phúc chân thật và giải thoát. Với thế gian, phàm phu trần tục như chúng ta, thương yêu thường hay lụy phiền, hay dính mắc; người chủ động thương yêu đã không bao giờ toại nguyện, mà người được thương yêu càng thấy cay đắng của tình thương, không tìm đâu là chân hạnh phúc!

Thử tìm hiểu thế nào là tình thương của phàm nhân xưa nay.

Tình thương là một định lý nhân sinh, một bẫm tính tâm linh làm người, hễ là người ai cũng có thương yêu. Đó là việc tốt. Nhưng vì trong sinh hoạt, tâm con người phải đối diện nhiều vấn đề mưu sinh, nên tình cảm đó không còn nguyên chất nữa, mà phải bị pha chế loãng đi. Chất liệu nguyên chất là thương yêu chân thật, và chật liệu làm pha loãng là thương yêu muốn chiếm đoạt, ích kỷ không nhường nhịn người. Chung quy vì tánh tham muốn quá nhiều, nên thương yêu không bao giờ thỏa mãn; có thể nói tham là chất liệu làm loãng sự thương yêu chân thật vậy.

Đức Phật dạy, vì vô minh nên chúng sinh phải đau khổ mãi trong luân hồi. Vô minh chính là sự tham ái thương yêu phát xuất từ việc không hiểu các pháp vô thường sinh diệt.

Nhưng làm sao nhận ra được điều này, khi làm người ai cũng phải biết thương yêu!

Như trên có thưa, không những phàm phu thương yêu, mà chư Thánh nhân Bồ Tát cũng chẳng khác gì chúng ta. Như vậy ta đã hiểu tại sao sự thương yêu của phàm nhân kết cuộc phải thế nào.

Ngày xưa Thái Tử Tất Đạt Đa phải thương yêu Da Du Đà La rất mặn nồng, và ngược lại Da Du Đà La tuyệt đối không những thương yêu mà còn quý kính Thái Tử nữa. Da Du Đà La vì chưa bao giờ nghĩ đến cuộc nhân sinh là giả tạm, nên đặt niềm kính vào yêu thương đã đủ hơn phàm phu rồi; nhưng đối với Thái Tử một bậc chân nhân luôn ướm mầm giải thoát, càng yêu thương vợ hiền còn đẹp, càng hướng vọng đến tha nhân! Việc này nào ai hiểu nổi! Cho nên chỉ có tình thương yêu rộng lớn, cả đến loại vật, mới cứu được tình thương cao quý của vợ hiền, và cứu muôn vàn chúng sinh đang dính mắc trong tình yêu thương ích kỷ.

Như vậy ta thấy, thương yêu người với người thường chỉ dừng lại ở trong gia đình thân tộc, hay cao hơn nữa chỉ ở quốc gia dân tộc của riêng mình. Tình thương truyền thống của phàm phu bấy nhiêu đã đáng quý, nhưng rồi vì không thể hiểu được tình thương bao quát hết muôn loại nên hậu quả vẫn thường là bi kịch.

Bi kịch cuối cùng của đời người là khi ta không còn sống nữa, hay người mà ta thương mến không còn hiện hữu ở trần gian. Thế gian thường sống trong hối tiếc, vì quên hiện tại cũng chẳng hiểu tương lai. Đợi hiện tại mất rồi mới suy nghĩ đến tương lai, nhưng tương lai làm sao có thật, khi hiện tại ta không hiểu không hành. Cho nên cả cuộc đời chúng ta chỉ là lãng phí với pháp trần giả dối, đến khi cận tử của đời mới hối tiếc thương đau. Chính bản thân ta đã không nhận được chính mình, vậy làm sao ta nhận chân ra được bậc thiện nhân, hiền đức. Như thế ta bỏ lỡ nhiều cơ hội, bỏ cả cuộc đời đeo đuổi với giả pháp thế gian, bỏ cả cuộc đời chỉ là lý tưởng mà không ngờ lý tưởng chỉ là ý thức dối gạt chúng ta.

OnMinhTam_TPhoHuan

Ảnh chụp với Hòa Thượng tại

Dược Sư Phật Đường – Anh Quốc-ngày 01/06/2013

Mấy ngày nay, một nguồn tin thương tiếc lan tỏa trong giới Phật tử Việt Nam ở Âu Châu, đó là sự ra đi của một Hòa Thượng. Ngài là Chủ Tịch của HĐĐH GHPGVNTN tại Âu Châu, Ngài là Viện chủ ngôi chùa Khánh Anh Pháp Quốc một ngôi chùa Việt đồ sộ lớn nhất hải ngoại. Sự ra đi của Ngài đã làm sửng sờ kinh ngạc đối với một số quý Thầy Cô ở hải ngoại nói chung, và nói riêng tại Âu Châu thì thật hết sức bàng hoàng xúc động. Bởi vì Ngài nhuốm bệnh và ra đi ngay khi Khóa Học Âu Châu vừa bế mạc trước đó ít ngày.

Quý Thầy Cô kính thương tiếc nuối đã đành, mà quý Phật tử tại gia, nhất là quý học viên đang trong khóa tu học vừa qua không thể không giựt mình kinh ngạc. Kinh ngạc xúc động trước nhất vì hình ảnh sinh hoạt, và dư âm trong ngày khai mạc, bế mạc với lời đạo từ của Ngài vẫn còn chưa phai nhạt, vẫn còn văng vẳng đâu đây, thế mà từ nay đã xác định sẽ không bao giờ gặp và nghe lại nữa. Kinh ngạc thứ hai, là con người của Hòa Thượng, một tu sĩ khiêm hạ, từ hòa, dung dị, và chắc chắn ẩn sâu trong người một tâm đức an nhiên. Lại có thể xúc động hơn, là vì so với quý Hòa Thượng huynh đệ pháp lữ hiện nay ở hải ngoại, thì Hòa Thượng tuổi đời vẫn chưa gọi là cao niên đại lão. Chính những lý do như vậy, nguồn tin đau lòng trên không ai tin nổi được.

Nhưng lại có người nói, không chừng Ngài ra đi lúc này và tuổi hạc như vậy đó là một duyên tốt! Vì sao? Vì Ngài vừa nhuốm bệnh, hay đã có bệnh mà chưa phải để mọi người biết, bằng chứng lưu lại qua hình ảnh đoạn phim vừa quay trước đó chỉ ít ngày, thì Ngài tức thì ra đi. Ra đi hiện bệnh đau đớn không quá một tuần, chứ không phải nằm bệnh để mọi người phải lo, để thân xác Ngài không bị hành hạ khiến lòng từ bi của Ngài phải tổn thương vì chứng kiến cảnh người nuôi bệnh.

Như vậy xét cho cùng nhìn về mặt hiện tượng vô thường thì đó là chân lý, Ngài cũng như tất cả chúng sanh, vì bất cứ cái gì hiện hữu trên đời không thể không suy tàn đổ nát. Hiểu được sinh diệt vô thường, cho nên việc Chùa Khánh Anh mới, đang còn dỡ dang chưa khánh thành hoàn tất, mà Ngài ra đi cũng là việc vô thường thôi. Chúng ta những Phật tử hiểu đạo sinh diệt, không thể bình phẩm nhận xét như thế gian, mà phải nhìn thực tại khi những hiện tượng đang dẫn đến sinh diệt, đã thể hiện được gì chất liệu giải thoát trong đó!

Tuy nhiên như đã thưa, Thánh nhân Bồ Tát thương yêu người bằng cái nhìn trí tuệ sáng suốt, còn ta phàm phu tục tử, nên dù có cố gắng vẫn vương ít lòng bi lụy. Và hôm nay nếu có vướng lòng trắc ẩn động tâm, thì ta vẫn còn nhớ đến ta đang trên con đường học Phật, và sự nhắc nhở gợi lại hình bóng tiếc thương ai đó cũng chỉ mong rằng Chánh Pháp vẫn ở trong tâm.

Bản thân chúng tôi, chỉ biết và quen Hòa Thượng cách đây khoảng mười lăm năm, trong những dịp qua thăm chùa Viên Giác vài lần, cũng như gặp Ngài ở Nauy, Anh, Pháp. Cho đến hôm nay hình dung lại từ những lúc gặp Ngài đầu tiên, mãi đến mới nhất là tháng 6 năm nay, tức cách đây chỉ mới hơn 2 tháng tại chùa Dược Sư Phật Đường tại Anh Quốc - dường như phong thái phẩm hạnh tư chất Ngài vẫn không gì thay đổi, vẫn từ hòa, nhân ái, thỉnh thoảng dí dõm đùa vui, và đặc biệt lúc nào cũng đang trên đường Phật sự.

Cũng chính vì Phật sự đối với vị chức phẩm cao trong Giáo Hội Âu Châu, thường tới lui chứng minh quá nhiều công tác Phật sự hằng năm ở khắp tự viện chùa chiền, mà Ngài phải kiệt sức! Vừa rồi chúng tôi có tham dự đại lễ Phật Đản ở Dược Sư Phật Đường, nơi Thầy Tịnh Thông trụ trì. Buổi lễ hôm đó gồm có: Ngài là vị chứng minh chú nguyện cho buổi lễ, cùng các pháp hữu khác như HT Thích Nguyên Tú, Thầy Nhuận Toàn, Thầy Linh Tiến, Thầy trụ trì Tịnh Thông và chúng tôi, Thích Phổ Huân.

Chúng tôi vẫn thấy Ngài khoẻ, nhưng lại biết rằng, sau khóa lễ này thì Ngài về lại Pháp chuẩn bị cho Khóa tu học Âu Châu. Rồi còn phải chứng minh nhiều Phật sự khác trong mùa Phật Đản này. Thầy Tịnh Thông và chúng tôi, nói riêng với nhau: tội nghiệp ông già cứ đi tham dự chứng minh khắp nơi như vậy làm sao chịu nổi. Chúng tôi nói làm sao chịu nổi, chứ đâu dám nghĩ Ngài sẽ vĩnh viễn chấm dứt Phật sự trong năm nay! Thật tình, nhớ lại hình ảnh Ngài bấy giờ không hiện ra hiện tượng gì của người báo trước sẽ đi xa. Cho nên khi trở lại Úc, nghe Hòa Thượng Như Điển điện thoại báo rằng Ngài bệnh nặng. Chúng tôi vừa lo, vừa sợ, sợ rằng Ngài có thể kiệt sức rồi! Thì quả thật chỉ hai ngày sau cũng HT Như Điển điện thoại báo tin buồn, Ngài đã không còn trên đời này nữa!

Ôi cuộc đời dù hiểu vô thường sinh diệt, dù biết chắc chắn tuyệt đối mọi người phải ra đi, ra đi không lường được khi nào, nhưng tình cảm, hiểu biết, yêu thương, luyến ái của con người với nhau, cũng làm người học Phật khó tránh được xúc cảm bình thường trong niệm tưởng.

Đối với Hòa Thượng, chúng con chỉ được biết đến bấy nhiêu nhân duyên, nhưng tự sao tâm tư của con bây giờ, sâu đậm hơn bao giờ hết về vấn đề sinh diệt; có lẽ ở Hòa Thượng thể hiện một vị Tăng sĩ dung dị bình thường nhưng lại có gì sâu ẩn ở phẩm đức, khiến con quý kính, và càng quý kính, con lại càng học hỏi Phật pháp để hiểu lý vô thường hơn.

Kính bấy nhiêu lời tưởng niệm Ngài,

Kính nguyện Giác Linh Ngài sẽ đi vào Phật cảnh, để từ đó chánh giác viên thành, mà quay lại hóa duyên tiếp tục hành trì Phật sự.

Thành kính đảnh lễ Giác Linh Ngài.

Đệ tử Thích Phổ Huân.

Sydney ngày 16/82013

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
23/10/2010(Xem: 11864)
Nhiều thế kỷ trước, một vị vua đã lãnh đạo dân tộc Việt Nam hai lần đẩy lui quân Mông Cổ xâm lăng. Một hôm, vào năm 1293, vị vua anh hùng này đã rời ngôi vua, và vài năm sau trở thành một nhà sư và đã để lại một di sản Thiền Tông bây giờ vẫn còn phát triển để trở thành dòng Thiền lớn nhất tại Việt Nam. Ngài tên là Trần Nhân Tông, vị vua thứ ba của Nhà Trần và là vị sáng lập Dòng Thiền Trúc Lâm.
22/10/2010(Xem: 15051)
Vào khoảng các năm 1972–1974, Cố Hòa thượng Thích Trí Thủ, thường được Tăng Ni-Phật tử gọi cung kính gần gũi là “Ôn Già Lam”, đang trong thời gian dài hoằng pháp tại Nha Trang và các tỉnh miền Trung, Ôn tạm an trú trên chùa Hải Đức, nơi có Phật học viện Trung Phần, trên ngọn đồi Trại Thủy. Khoảnh vườn và thềm hiên phía trước tịnh thất của Ôn dần dà trở thành một hoa viên nho nhỏ với nhiều cây cảnh hoa lá đẹp lạ, là nhờ ở bàn tay chăm sóc thương yêu của một vị cao tăng đức độ nhân từ.
22/10/2010(Xem: 6723)
Chuông ngân chùa xẩm nắng Hương quyện áo tràng bay Trăm tám vì sao rạng Xoay tròn đôi 1óng tay Mười phương cây lặng gió Năm sắc hồ trôi mây Làn nước lên đầu núi Ánh vàng tràn đó đây.
21/10/2010(Xem: 7938)
Trong cõi nhân gian mịt mù tăm tối vì vô minh và phiền não, sự xuất hiện của một bậc chân tu đạo hạnh để dìu dắt con người trên đường tìm về giác ngộ và giải thoát, quả thật không khác gì một vì sao sáng trên bầu trời làm định hướng cho lữ hành trong đêm tối. Trong ý nghĩa này, Cố Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Trí Chơn là một vì tinh tú sáng rực.
20/10/2010(Xem: 5823)
Hòa thượng Thích Trừng San, pháp tự Minh Hiền, hiệu Hải Tuệ, thế danh Nguyễn San sau đổi là Trần Văn Lâu, nối pháp đời thứ 42 dòng Lâm Tế Liễu Quán. Ngài sinh năm Nhâm Tuất (1922), tại thôn Phú Khánh, xã Diên Thạnh, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa.
19/10/2010(Xem: 12258)
Sáng ngày 22.01 Quý Tỵ (03.03.2013) tại Tổ đình Tường Vân, tổ 16, khu vực 5, phường Thủy Xuân, thành phố Huế, Chư Tôn đức Tăng Ni trong sơn môn pháp phái Tường Vân đã đã trang nghiêm trọng thể tổ chức Lễ Tưởng niệm 40 năm ngày Đức Trưởng lão Đệ Nhất Tăng thống Thích Tịnh Khiết viên tịch.
16/10/2010(Xem: 8379)
Ấn tượng khó quên mà lần đầu tiên tôi gặp Thầy Phạm Công Thiện là Thầy đã khuyên tôi nên tinh tấn tu tập, thực hành lời Phật dạy và niệm Phật. Lần đó là vào giữa năm 1991, nửa năm sau khi tôi từ New York dời về Cali để sống, tại Chùa Diệu Pháp, thành phố Monterey Park, Los Angeles. Trong đầu tôi, trước khi gặp Thầy, mường tượng ra một Phạm Công Thiện hiên ngang và nói thao thao bất tuyệt về triết học Tây Phương, về Trung Quán, về Bát Nhã, v.v... Nhưng không, tất cả những suy nghĩ viễn vông và mộng tưởng đó đều bị sụp đổ tan tành khi tôi ngồi đối diện với Thầy Phạm Công Thiện trong một căn phòng nhỏ ở Chùa Diệu Pháp. Thầy Phạm Công Thiện, với dáng điệu từ tốn, khiêm cung, trầm lặng, chỉ nói những điều hết sức bình thường, chỉ khuyên những điều hết sức phổ thông mà người Phật tử nào cũng thường nghe quý Thầy khuyên bảo như thế.
13/10/2010(Xem: 5233)
Bữa tôi ra mắt sách tại Orlando, cựu Đại Tá Nguyễn Quốc Quỳnh, Hội Trưởng Hội Cao Niên Orlando và Vùng Phụ Cận, có nhắc tôi là bài "Nhà Sư Của Tôi" (NSCT) trong cuốn tạp văn "Viên Đạn Cuối Cùng" còn thiếu nhiều chi tiết. Tôi cảm ơn cụ Quỳnh và hứa là nhân dịp Tân Niên Canh Thìn (y2k) tức Năm Rồng đầu thiên niên kỷ mới, tôi sẽ kể thêm về những câu chuyện tại Trại "cải tạo" Thanh Phong, huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa.
12/10/2010(Xem: 8113)
Chân Nguyên chủ trương then chốt của việc đạt được giác ngộ là thắp sáng liên tục ý thức của mình về sự hiện hữu của tự tính “trạm viên” đó là nguồn gốc chân thật của mình.
11/10/2010(Xem: 6489)
Thượng tọa Thích Thông Huệ, thế danh Bùi Hữu Hòa, sinh năm Tân Sửu (1961) tại Phan Rang - Ninh Thuận. Năm 20 tuổi (Canh Thân - 1980) xuất gia với Hòa thượng Thích Đỗng Hải, trụ trì Tổ đình Sắc tứ Thiền lâm tự - Phan Rang, Ninh Thuận. Năm 1982 Hòa thượng Bổn sư viên tịch, Thượng tọa đã đãnh lễ Hòa thượng Thích Đỗng Minh, cũng là vị Sư Bá trong tông môn, để được làm đệ tử Y chỉ sư.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]