Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Điếu văn tưởng niệm (GH Âu Châu)

29/08/201307:58(Xem: 15352)
Điếu văn tưởng niệm (GH Âu Châu)
ThichMinhTam


GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT ÂU CHÂU

ĐIẾU VĂN TƯỞNG NIỆM
ĐẠI LÃO HÒA THƯỢNG THÍCH MINH TÂM

Kính bạch Giác linh Hòa thượng,

Đốt nén hương tâm, chúng con lặng người, cơ hồ không muốn lay động hay bật lên một lời một tiếng nào trước Kim quan và di ảnh gần gũi, thiết thân.

Trong đạo tràng với đại chúng trang nghiêm vân tập, giữa vùng hương khói và đèn nến lung linh, tưởng chừng dáng Thầy hãy còn ngồi đó, đĩnh đạc uy nghiêm.

Thầy đã đi rồi, thật thế sao? Mới hôm nao, mắt từ bi trao gửi niềm tin đến những người đảnh lễ vấn an; tay hãy còn chắp - vui chào pháp lữ; miệng hãy còn cười - khích lệ môn sinh; mà giờ đây đã là cổ nhân lưu dấu trong dòng lịch sử Phật Việt, giũ mộng bình sinh, nhẹ bước nhàn du trên đường mây vời vợi.

Quỳ nơi đây, ngước nhìn di ảnh mà lòng vẫn còn bàng hoàng không dám tin. Nén hết niềm đau, muốn tỏ đôi điều, nhưng ngôn ngữ giấy bút hầu như vô dụng trước chí nguyện và công hạnh bao la của Thầy! Thôi cũng đành gói ghém lời quê, truy niệm cuộc đời 75 năm của Thầy qua những vần thơ mộc mạc chân tình:

Chín tuổi cắt ái, nguyện xuất gia

Bửu Tích, Bình Thuận, huyện Hòa Đa

Cầu Thầy học đạo, danh Nguyên Cảnh

Quét lá, thỉnh chuông, hạnh cao xa.

Mười ba (13) rời Thầy, bước tham phương

Nha Trang Hải-Đức Tăng-học-đường

Chí vượt cao vời non Trại-Thủy

Hạnh trải bạt ngàn nước trùng dương.

Mười sáu (16), Y chỉ sư-Huyền Quang 1

Sa-di phẩm-đức đăng giới-đàn

Viên Dungpháp tự Thầy khen hạnh

Minh Tâmđạo-hiệu tỏa thiền-quang.

Hăm mốt (21), tham học tại Già Lam 2

Giáo điển nội-ngoại đều bao hàm

Hăm ba (23), đã sớm đăng tòa pháp

Giáo Hội 3, Bồ Đề 4giảng-giáo kiêm.

Hăm lăm (25), hiệu-trưởng trung-học-trường

Bồ Đề Nguyên-Thiều, vang tiếng thơm

Hăm bảy (27), đăng đàn thọ đại giới

Lập hạnh, dấn thân, mở con đường:

Canh tân, phát triển nền Phật Việt

Khởi bước đăng-trình chí xuất dương

Nhật-bản giồi mài môn Phật-triết

Cao-học Đông-kinh danh bảng vàng.

Góp sức hoằng truyền nơi phương ngoại

Nhật-bản Chi bộ 5nguyện đảm đương

Tiếp đến, trọng nhiệm thêm Pháp quốc

Đất này từ đó hội nhân duyên.

Tàn xuân bảy lăm 6nước đổi thay

Mộng hồi hương đành cất từ nay

Đất Pháp chọn làm nơi hoằng pháp

Phật Việt ươm gieo ngay đất này.

Nương đức Thầy-Tổ: khai lập đạo tràng

Khởi bước khiêm nhường: Phật đường Khánh Anh

Đạm bạc sớm hôm dưỡng nuôi nhân lành, hạt tốt

Gieo khắp quê người ánh đạo từ bi.

Ôi, cao cả thay!

Bốn mươi năm, trì chí, bền lòng

Bước độc hành rảo khắp mười phương

Thuyết pháp, độ người, không nề lao nhọc

Tăng Ni, thiện tín kính ngưỡng về nương.

Đạo tràng học Phật dẫn đầu năm khóa 7

Khai nguồn trí tuệ cho khắp Châu Âu. 7

Đạo hạnh thâm sâu cỏ hoa vươn thành đại thụ

Chùa nhỏ sơ sài dựng thành đệ nhất danh lam.

Khánh Anh thiền tự: sừng sững trời Pháp quốc

Văn hóa quê người nở bừng hoa trái Việt Nam.

Ôi, kỳ vĩ thay!

Nào phải một phương gầy dựng cơ đồ đạo nghiệp

Lòng Thầy trùm hết cả bốn châu!

Giáo hội suy vi, tiên phong bắc nhịp hòa hiệp

Phật Pháp lụn tàn, chủ xướng “Tăng đoàn Việt Nam” 8

Minh Tâmlà đây!

Làm sao quên được ơn Thầy mênh mông biển cả:

Giữa lúc lòng người bối rối, hoang mang

Khẳng khái, kiên cường, chống đỡ con thuyền lâm nạn

Trí Thầy rọi sáng trên từng dặm đường trắc trở, gian nan

Viên Dunglà thế!

Nhớ mãi gương Thầy rạng soi trời đất:

Nhu hòa, nhẫn nhục, đón nhận từng mũi đao tên

Vạch lối, khai lộ, giẫm lên muôn trùng gai góc

Miệng vẫn hàm tiếu, chở che hậu học đi lên.

Minh Cảnhphi đài: trần lao tuyệt tích

Tâm Nguyênvô vật: sự sự viên dung.

Chí cả chưa tròn, nguyện đã mãn

Gậy trúc gõ nhịp đường vô chung.

Đã đến: đã làm tất cả việc

Đã đi: đã xả tận hư không.

Phiêu hốt dặm ngoài tâm vô sự

Tự tại nẻo về ý vô cùng.

Ngưỡng bạch Giác linh Thầy,

Chúng con biết, Thầy đã đến và đi như thế:

Suốt đời cặm cụi làm từ việc nhỏ đến việc lớn, mà chẳng một lần kêu ca than thở

Thành tựu to lớn mà chẳng bao giờ kể lể khoa trương.

Việc dễ, Thầy khích lệ người đảm đương

Việc khó, Thầy im lặng nhận một mình.

Cung cách ấy, một đời chúng con học không hết, hành không xong.

Phật Pháp suy tàn, lòng người ly tán, chúng con vẫn cần bóng cả để tựa nương

Thoảng khi thầm trách, sao Thầy đành vội lên đường

Nhưng nhân duyên đã như thế, nào dám níu kéo cản ngăn

Ngẫm lại hành trạng của Thầy: một đời tận hiến chưa từng một phút nghỉ ngơi

Ở hay đi thì nguyện đã tròn đầy.

Thôi thì Thầy cứ thong dong vượt ngoài ba cõi, đừng bận lòng hậu học kham việc dỡ dang

Con đường Thầy đi, chúng con đã tỏ, nguyện xin nối gót.

Giờ này quỳ trước Linh đài,

Gạt lệ thường tình, cất lời thô vụng tiễn đưa

Bậc đại sĩ hiếm hoi của nền Phật Việt

Lạy Thầy, ngưỡng lạy Thầy

Ngưỡng lạy ân cao muôn trùng.

Nam Mô Từ Lâm Tế Chánh Tôn Liễu Quán Pháp Phái Tứ Thập Tứ Thế, khai sơn Khánh Anh Tự, húy thượng Nguyênhạ Cảnh, tự Viên Dung, hiệu Minh TâmHòa Thượng Giác Linh liên tọa chứng giám.


__________________

CHÚ THÍCH:

1. Cố ĐLHT Thích Huyền Quang, Đệ tứ Tăng Thống Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất.

2. Tu viện Quảng Hương Già Lam tại Gò Vấp do cố ĐLHT. Thích Trí Thủ thành lập.

3. Giảng sư GHPGVNTN tỉnh Phú Yên.

4. Giáo sư Trung học đệ nhị cấp tại trường Trung học Bồ Đề Tuy Hòa, Phú Yên.

5. Chi bộ trưởng Chi bộ GHPGVNTN tại Nhật-bổn.

6. Năm 1975, Cộng sản toàn chiếm miền Nam.

7. Hòa thượng Thích Minh Tâm khởi xướng tổ chức 5 khóa học Phật Pháp đầu tiên tại Pháp từ năm 1984 đến 1988, được tiếp nối và mở rộng thành Khóa Tu Học Phật Pháp Âu Châu từ năm 1989 đến 2013 với 25 khóa luân phiên tại nhiều quốc gia của Châu Âu.

8. Hòa thượng Thích Minh Tâm là một trong những lãnh đạo chủ xướng thành lập Tăng đoàn hải ngoại đầu năm 2007 với danh xưng “Tăng Ni Việt Nam Hải Ngoại,” mỗi năm luân phiên tổ chức Ngày Về Nguồn - Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư để tạo cơ hội đoàn tụ, hòa hợp giữa Tăng Ni mọi tông phái.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/04/2013(Xem: 15451)
Xuất thân trong một gia đình gia giáo có thân phụ là Chánh Tổng nên Hòa Thượng đã sớm hấp thụ Nho học và Tây học từ thuở ấu niên. Vì thế, Hòa Thượng đã thông thạo cả Hán văn lẫn Pháp văn, kết hợp và dung hòa được cả hai truyền thống văn hóa Đông – Tây.
09/04/2013(Xem: 12624)
Hòa Thượng thượng Tâm hạ Thành. Thế danh là Nguyễn Ðức Huân sinh năm 1930 tại làng Trà Bắc, Phủ Xuân Trường, Tỉnh Nam Ðịnh, Miền Bắc Việt Nam. Năm 1942 khi vừa tròn 12 tuổi, Ngài ngộ lý vô thường và xuất gia học đạo với Sư Tổ Thượng Chính Hạ Ðĩnh tại chùa Yên Cư, Phủ Xuân Trường, Thuc Sơn Môn Trà Bắc. (Sơn môn Trà Bắc, Trà Trung và Trà Ðông thuc Tổng Trà Lũ, là hậu thân của Sơn môn Yên Tử). Ngài được Bổn Sư ban Pháp danh là Ngọc Tiểu Pháp hiệu Tâm Thành.
09/04/2013(Xem: 9576)
Mỗi lần đi Huế lòng tôi lại nao nao khôn tả. Huế là đạo, là thơ, là nghĩa tình ý vị, là tinh hoa văn hóa của ba miền đất Việt, nhưng cũng là mảnh đất khô cằn của đói nghèo khốn khổ “mùa đông thiếu áo mùa hè thiếu cơm” đã hứng chịu nhiều thiên tai nhân họa. Huế được phong phú về mặt văn hóa, tâm linh là nhờ hình ảnh những vị đại lão hòa thượng nơi đây đã sống, hành đạo và xả báo thân. Dù đã viên tịch, dư hương các ngài vẫn như còn phảng phất nơi các ngôi tổ đình tĩnh lặng và những rừng thông bạt ngàn.
09/04/2013(Xem: 6963)
Giờ phút Thầy an nhiên xả báo thân, thì bên này hơn nữa đêm. Một Phật tử của Thầy ở miền Đông nước Mỹ, giọng đầm đìa nước mắt, khấp báo cho tôi tin Thầy đã từ biệt, lệ tiếc thương như tràn ngập, khắp đó khấp đây. Rồi Tuệ Sỹ, một hậu tấn, kẻ đồng tâm dễ thương của Thầy, mà tôi thường ví như một hạt kim cương hiếm hoi lẫn trong đá sỏi của Phật Giáo Việt Nam ngày nay, trong nổi cô quạnh bao la vừa sau một mất mát lớn lao đã ai tín cho tôi bằng lá thư không niêm mà tôi biết mỗi chữ cũng trĩu nặng nổi lòng.
09/04/2013(Xem: 3893)
Cho phép con thành tâm kính cẩn chia buồn với quí ngài về nỗi mất mát lớn lao không sao tìm lại được. Ðối với kẻ hậu học, làm sao con không khỏi bồi hồi, luyến tiếc khi hay tin sự ra đi của cố Hoà thượng Thích Ðức Nhuận, người đã hiến trọn đời mình cho đạo pháp và dân tộc. Trong giờ phút này, nơi phương xa, một người đệ tử đã có nhân duyên muộn hầu cận, học hỏi nơi cố Hoà thượng khi còn ở Việt Nam, xin đảnh lễ chư tôn đức trong Tổ đình và xin quí ngài cho con có đôi lời bộc bạch với giác linh của cố Hoà thượng. Ngưỡng bạch giác linh Hoà thượng chứng giám.
09/04/2013(Xem: 6891)
Hòa Thượng Thích Thiện Trì thế danh Nguyễn Văn Hiến, Pháp danh Như Phụng, Pháp tự Thiện Trì, Pháp hiệu Ấn Ðạo thuộc dòng Lâm Tế Chánh Tông đời thứ bốn mươi hai, Ngài sanh ngày 19 tháng 02 năm 1934 tại xã Nhơn Khánh, quận An Nhơn, tỉnh Bình Ðịnh. Ngài xuất thân từ một gia đình thuần túy Phật Giáo, thân phụ của Ngài là cụ ông Nguyễn Hàn, Pháp danh Như Ðà. Thân mẫu của Ngài là cụ bà Bùi Thị Thiệp, Pháp danh Như Cảnh. Ngài có tất cả 10 anh em, 5 trai và năm gái.
09/04/2013(Xem: 19074)
Để ghi lại những công –tác Hoằng-pháp và Giáo-dục trong niên-khóa vừa qua, chúng tôi đã thuyết-pháp và giảng-giải các lớp ở Ấn-Quang cho hàng Phật-Tử tại gia, cũng như tại Viện Đại Học Vạn-Hạnh cho sinh-viên Phật-khoa năm thứ IV (73-74) về môn các tác phẩm Trung-Hoa. Và cũng thể theo lời yêu cầu của đa-số Phật-tử muốn có tài-liệu để học-tập và nghiên-cứu, nên chúng tôi gom góp các bài đã biên-soạn, đúc kết thành một tập sách với nhan đề: “GƯƠNG SÁNG NGƯỜI XƯA”.
09/04/2013(Xem: 10473)
hế danh của Sư Bà cũng chính là Ðạo Hiệu hiện tại. Song Thân khó nuôi con, nên lúc 2 tuổi hai Cụ đã đem vào chùa cúng cho Sư Bà Ðàm Soạn, Trú trì chùa Cự Ðà và được Sư Cụ đặt tên là Ðàm Lựu. Phụ thân của Sư Bà là Cụ Ông Ðặng Văn Cán và Mẫu thân là Cụ Bà Nguyễn Thị Cả. Sư Bà sanh vào ngày 13 tháng 6 năm Quý Dậu, 4.811 Quốc Lịch; nhằm ngày 04 tháng 08 năm 1933 Tây lịch; tại làng Tam Xá, xã Thanh Oai, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Ðông, Bắc Việt Nam.
09/04/2013(Xem: 5717)
Hòa Thượng Thích Như Điển, thế danh Lê Cường, Pháp tự: Giải Minh, Pháp hiệu: Trí Tâm, sinh ngày 28 tháng 6 năm 1949 tại xã Xuyên Mỹ, quận Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, Việt Nam. Học lực: Cử nhân giáo dục và Cao học Phật giáo tại Nhật Bản. Gia cảnh: Con út trong số 8 người con gồm 5 trai và 3 gái; Thân phụ: Ông Lê Quyên, pd: Thị Tế, Thân mẫu: Bà Hồ thị Khéo, pd: Thị Sắc. Người anh thứ bảy đã xuất gia đầu Phật năm 1958 tại chùa Non Nước, Đà Nẵng. Hiện là Hòa Thượng Thích Bảo Lạc, Hội Chủ Giáo Hội PGVNTN Hải Ngoại tại UĐL-TTL, Phương Trượng Tự Viện Pháp Bảo tại Sydney, Úc Đại Lợi.
09/04/2013(Xem: 10571)
Tuyển tập Nhạc Phật Giáo do Nhạc Sĩ Hằng Vang (1933-2021) sáng tác
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]