Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Cần kiệm là bản chất....

14/08/201308:02(Xem: 8635)
Cần kiệm là bản chất....

ChuTonDuc (111)
CẦN KIỆM LÀ BẢN CHẤT

VÀ TẬP QUÁN CỦA TA ĐÓ
Pháp tử: TỊNH MINH

Kính bạch giác linh Hòa Thượng thượng Đỗng hạ Minh, dưỡng dục ân sư,

Sau khi đọc lại hai bức thư của Ôn gởi cho con, một đề ngày 9/6/1994, viết trên một mảnh giấy học trò, ngang 10cm, dài 15cm. Và một với đầu đề: PL. 2547. Nha Trang, ngày 19/11 Giáp Thân, viết trên hai mặt của một tờ giấy học trò, được cắt xén vuông vức, trong đó có đoạn: “… nhận được cuốn Từng Giọt Nắng Hồng cách nay bốn ngày. Tôi đọc 12 tiếng đồng hồ mỗi ngày, vừa xong lúc 12 giờ trưa hôm nay. Tôi quyết định in nó để cúng dường Ôn Trí Thủ.”

Lần đầu xem thư Ôn đến dòng chữ “Tôi đọc 12 tiếng đồng chồ mỗi ngày” thì con bàng hoàng, ngồi im lặng khá lâu mới đọc tiếp được. Trời ơi!… Sức khỏe Ôn đang trên đà cạn kiệt, vậy mà Ôn đã dành ba ngày rưỡi, 46 giờ định tâm xét duyệt để đi đến quyết định tối hậu. Hôm nay đọc lại thư Ôn, con lại nghĩ đến ngài Nigama Tissa trong ấn phẩm trên.

Sa-môn Tissa suốt đời cần kiệm, tri túc, thanh tịnh, quyết tâm tu hành, và cũng chính nhờ những phẩm hạnh đó mà Sư trở thành biểu tượng cao đẹp cho toàn thị trấn cách thành Xá-vệ không xa.

Sáng nào cũng thế, Sư đi thiền hành khất thực một vòng quanh làng, nơi bà con thân tộc của Sư cư ngụ. Thấy vậy, các Sa-môn thưa với Đức Bổn Sư:

- Bạch Thế Thôn, thầy Tissa hay bận bịu, vướng víu với bà con thân tộc, chưa hề lên Xá-vệ khất thực, cho dù trưởng giả Cấp-cô-độc và quốc vương Ba-tư -nặc cúng dường rất nhiều lễ vật, không đâu sánh bằng.

Nghe vậy, Thế Tôn cho mời Tissa đến, hỏi:

- Nghe nói thầy ngày ngày quanh quẩn với bà con xóm làng, không bao giờ lên thành hóa duyên truyền đạo, có đúng vậy không?

- Bạch Thế Tôn, không phải con nặng lòng với bà con thân tộc. Con chỉ nhận vật thực của họ vừa đủ mỗi ngày một bữa cho con. Dù ngon hay dở, con vẫn nhiếp tâm thọ dụng, tán thán và chú nguyện công đức của đàn na thí chủ. Bạch Thế Tôn, con nghĩ như vậy là đủ lắm rồi. Mình chẳng lao động sản xuất ra của cải vật chất mà ngửa tay đón nhật lễ vật cúng dường quá nhiều thì e rằng không hợp, con sợ lắm!

Biết rõ tánh hạnh của Tissa, Đức Thế Tôn mỉm cười ca ngợi:

- Lành thay, lành thay, Sa-môn! Ta rất vui là có được một đệ tử như vậy. Này Tissa, cần kiệm là bản chất và tập quán của ta đó.

Các thầy có mặt đều cúi đầu im lặng, rồi đảnh lễ Thế Tôn và vái chào Tissa.

Kính lạy giác linh Ôn,

Ôn chuyên dịch Luật tạng và là Trưởng ban phiên dịch Pháp Tạng Phật Giáo Việt Nam, giấy trắng chất cả phòng, vậy mà Ôn viết thư cho con trên mảnh giấy chỉ võn vẹn bằng bàn tay. Không phải, con nghĩ, Ôn hà tiện, hay xem thường đồ chúng, mà chính vì “cần kiệm là bản chất và tập quán” của Thế Tôn và môn đệ Ngài. Ngay trong thời Ôn được mệnh danh là ông Thầy “xì-dầu” tỷ phú, thì Ôn cũng chỉ có “tam y cụ túc” với xâu chuỗi Bồ-đề trên tay. Đúng là “Tiền rừng bạc biển cho dù, trên tay chỉ một chuỗi xâu Bồ-đề, nay Thầy giã biệt sơn khê, Long Sơn Hải Đức vọng về Pháp âm”.

Con ghi lại những dòng này với thâm tâm thành kính tri ân và lưu giữ nét bút ân tình mà Ôn đã dành cho con qua bao năm tháng.

(Tịnh Minh, đã đăng trong tập Tưởng Niệm Hòa Thượng Luật Sư THÍCH ĐỖNG MINH Tôn Sư, PL.2550)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
02/03/2012(Xem: 4248)
Hòa thượng thế danh Trần Văn Chín, sinh năm Canh Ngọ (1930) tại làng Ái Nghĩa, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam. Thân phụ là cụ ông Trần Văn Hoàng pháp danh Chơn Tấn và thân mẫu là cụ bà Nguyễn Thị Chung (khi Ngài viên tịch thì song thân vẫn còn tại thế). Sinh ra trong một gia đình có truyền thống Phật giáo nên Ngài sớm có ý chí thoát tục tu đạo. Lúc lên 12 tuổi, Ngài đến chùa Phổ Khánh trong làng và tỏ ra quyến luyến không muốn về. Nhưng vì là con trai duy nhất trong gia đình nên Ngài phải trở về nhà lo bổn phận môn đăng định tỉnh.
05/02/2012(Xem: 4137)
Sáng ngày 24 tháng Giêng năm Giáp Ngọ (23.02.2014), thượng tọa Thích Quảng Tâm, Ủy viên Ban Nghi lễ GHPGVN tỉnh Khánh Hòa, trụ trì chùa Thanh Hải, xã Cam Thịnh Đông, thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa cùng chư tôn đức môn đồ pháp quyến, thân tộc, đệ tử và phật tử đạo tràng chùa Linh Thứu, chùa Linh Quang (Nha Trang) đã thành kính tưởng niệm húy nhật lần thứ 26 cố Hòa thượng Bổn sự Thích Pháp Viện.
18/01/2012(Xem: 9908)
HT Thích Nguyên Siêu trụ trì Chùa Phật Đà, San Diego và Tu Viện Pháp Vương, Escondido, Hoa Kỳ
25/12/2011(Xem: 8232)
Thành kính tưởng niệm HT Thích Trí Hiền
13/12/2011(Xem: 5587)
Mùa hè năm ấy có lẽ là một mùa hè nóng bức oi ả nhất của thập niên tám mươitại miền Bắc. Trại giam Ba Sao, Nam Hà thuộc tỉnh Hà Nam Ninh như nằm yên dưới sức nóng như thiêu đốt, ngay cả về đêm cái nóng như vẫn còn âm ỉ, mọi thứ như tỏa ra hơi nóng – những bức tường, những sàn lót gạch hung hung đỏ, cái sân tráng xi măng
13/10/2011(Xem: 4161)
Thế giới, với người ngộ đạo, đã được lộn trái trở lại: sanh tử lộn ngược thành Niết Bàn. Đời sống có ý nghĩa là không tịch. Đời sống là sự biểu hiện của tính sáng.
10/10/2011(Xem: 4070)
Chúc Mừng Hòa Thượng Minh Dung
09/10/2011(Xem: 3576)
“ Lúc này ngài lại đi khắp các ngọn núi. Bảo Sát thưa rằng, ‘Tôn đức tuổi đã cao mà cứ xông pha sương tuyết thì mạng mạch Phật giáo sẽ thế nào ?’ Thượng hoàng đáp : ‘Thời ta đã đến, vì thế ta muốn làm kế lâu dài mà thôi’.
15/09/2011(Xem: 5337)
Hòa thượng Thích Trí Minh thế danh Đinh Văn Nhiên sinh năm Giáp Thìn (1904) tại xã Điện Tiến, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Thân phụ Ngài là cụ ông Đinh Văn Siêu, pháp danh Ấn Lộc; thân mẫu là cụ bà Hồ Thị Hành. Năm Nhâm Ngọ (1906), khi vừa tròn 3 tuổi thì mẫu thân qua đời, Ngài được người dì chăm lo nuôi dưỡng.
15/09/2011(Xem: 4943)
HT.Thích Trí Quang là một bậc danh tăng Việt Nam thời hiện đại. Ngài sinh năm Quý Hợi (1923), tại làng Diêm Điền, tỉnh Quảng Bình - ngôi làng có mối liên hệ chặt chẽ với Phong trào Văn Thân của chí sĩ Phan Đình Phùng - trong một gia đình gồm sáu anh em trai. Gia đình HT đều theo Phật lâu đời; thân phụ sau này xuất gia, làm đệ tử của ngài Đắc Quang - Tăng cang chùa Linh Mụ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567