Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Như áng mây bay

14/08/201308:00(Xem: 9238)
Như áng mây bay

HT_Tri_Thu_8NHƯ ÁNG MÂY BAY

(Ngưỡng vọng hòa thượng ân sư Thích Trí Thủ)

Pháp tử: TỊNH MINH




Những ai đã được Ôn Già Lam dưỡng dục tại ba Phật Học Viên: Báo Quốc Huế, Hải Đức Nha Trang, và Quảng Hương Già Lam Sài Gòn thì khó mà bộc bạch hết tâm tư tình cảm của mình về ân đức sâu dày của Người. Riêng Tịnh Minh thì được Ôn hạ cố về nhiều phương diện, trong đó có một việc mà lâu nay Tịnh Minh muốn giữ kín, muốn che dấu đi cái lỗi lầm vụng dại của chính mình, nhưng nó cứ râm ran, nhoi nhói mỗi khi nghĩ đến Ôn Già Lam. Vốn là thế này:

Khoảng năm 1972 hay 1973 gì đó, tôi phụ trách việc hô canh khuya, thay thầy Đồng Tiến đi làm Hiệu trưởng Trường Trung Học Bồ Đề Phú Yên. Một hôm, sau khi xả chuông thiền tọa, tôi vừa bước ra khỏi cửa chánh điện chùa Già Lam thì thấy Ôn ngồi trên thềm tam cấp. Tôi chắp tay định vái chào thì Ôn vẫy vẫy tay ra hiệu tôi ngồi xuống bên cạnh. Tôi làm theo tín hiệu và hỏi nhỏ:

- Bạch Ôn có chuyện gì mà Ôn đợi con sớm quá vậy?

- Ngồi đây nghe ta hô canh. Lúc ở Báo Quốc, mỗi khi ta hô canh khuya thì ai cũng phải thức dậy ngồi niệm Phật, kể cả Ôn Trúc Lâm hay Ôn Linh Mụ, nằm ngủ nướng không được mô! Rồi Ôn cất giọng hô:

“Ngũ canh dĩ đáo pháp môn khai

Phổ nguyện đồng đăng bát nhã đài

Liễu triệt tam thừa dung nhị đế

Cao huyền huệ nhật tịnh vân mai.”

Giọng Ôn hô canh thật là độc đáo: chậm rãi, trầm hùng, uyển chuyển, truyền cảm, nói chung là đầy ắp hương vị thiền môn. Tôi đã âm thầm nhại theo âm điệu luyến láy của Ôn bài hô canh này, đặc biệt là câu “Liễu triệt tam thừa dung nhị đế”. Hai từ “nhị đế” được Ôn đưa hơi lên cao theo dạng tột đỉnh Parabole bên này rồi chuyển tông qua “Cao huyền huệ nhật tịnh vân mai” xuống đường Parabole bên kia cho đến khi âm vọng lan xa, xa mãi theo nhịp chuông đổ hồi. Ôn biết tôi thích bắt chước theo tiết tấu của Ôn nhưng chưa đạt nên Ôn thương mến, muốn truyền lại cái âm hưởng đặc thù ấy cho tôi. Vậy mà trong thâm tâm tôi quả thật còn có chỗ vướng mắc, nên khó thẩm thấu và diễn đạt ngữ điệu một cách trọn vẹn. Ôn thấy ngay cái vô duyên vụng dại của tôi, nói trắng ra là cái tập khí u mê, ngu si dại dột của một thằng “mọi” chưa biết quý trọng kim cương hột xoàng. Ôn vỗ vai tôi, nói: “Thôi được rồi! Hôm sau tập tiếp”, rồi Ôn đứng lên về căn phòng bé nhỏ bên hông chánh điện. Từ đó đến nay, cứ mỗi lần nghĩ đến Ôn Già Lam thì lòng tôi lại dâng lên một niềm xấu hổ, tự trách mình không xứng đáng với những ân huệ mà Ôn đã dành cho mình. Nhất là khi Thầy Trí Hoằng bảo lãnh tôi đi tham quan Hoa Kỳ, nghe nói họ đòi biên lai thu thuế bất động sản của chùa, trong khi Thầy Trí Hoằng không còn ở chùa Hải Ấn, bang Connecticut nữa! Trong lúc tôi đang phân vân, buồn buồn, thì Thầy Trí Hoằng gởi Email, khích lệ: “Cứ nạp hồ sơ! Tịnh Minh đi đâu cũng có Ôn Già Lam nắm tay chỉ đường mà sợ gì!” Và đúng như vậy, khi phỏng vấn, họ chỉ hỏi tôi vài câu đại khái rồi chấp thuận hồ sơ ngay. Nhắc lại lời thầy Trí Hoằng, hai mắt tôi lại cay xè, nhòe nhoẹt, không thấy rõ nét chữ trên màn hình Computer.

Kính lạy giác linh Ôn, ước gì bây giờ được Ôn dạy hô canh trong một không gian tĩnh mịch như năm xưa, thì con sẽ ôm đầu gối Ôn, áp má lên đó mà nghe, mà luyện từng âm ba luyến láy. Tiếc thay: “Thời gian không chờ đợi ai” (Time waits for no one).

Nhân ngày về cội, và cũng là dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Ôn (1909-2009), xin Ôn tha thứ cho con về cái tôi vụng dại đó để tâm tư con được nhẹ nhàng thanh thản như áng mây bay, không còn bị vướng kẹt trong vòng tư duy áy náy nữa. Nam Mô Thường Hoan Hỷ Bồ Tát Ma Ha Tát.

Cuối Đông Mậu Tý, 2008

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/08/2011(Xem: 4878)
Cuộc đời xuất gia của Tổ Trúc Lâm là một cuộc đời hoạt động sôi nổi, tích cực. Ngoài các mùa kết hạ tại các am núi hay các chùa, thời gian còn lại Ngài thường đi vân du hoằng hoá đây đó. Năm 1304, “Điều Ngự đi khắp mọi nẻo thôn quê, khuyên dân phá bỏ các dâm từ [đền miếu thờ các thần sằng bậy] và thực hành giáo lý Thập thiện”. Ngài muốn xây dựng một xã hội trên nền tảng luân lý đạo Phật, góp phần củng cố triều đại thời hoàng kim của mình. Đức Điều Ngự Giác Hoàng Đệ nhất Tổ Trúc Lâm Yên Tử Trần Nhân Tông sinh ngày 11 tháng Mười một năm Mậu Ngọ (tức 7 – XII - 1258). Năm 21 tuổi (1279), Ngài lên ngôi vua, trải qua hai niên hiệu là Thái Bảo và Trùng Hưng.
10/08/2011(Xem: 6213)
Đại lễ tưởng niệm 700 năm Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn diễn ra từ 25 đến 27.11.2008 tại Quảng Ninh. Trong dịp này, Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Tỉnh hội Phật giáo Quảng Ninh sẽ tiến tới đề nghị hàng năm tổ chức tưởng niệm ngày mất của ngài (1.11.1308) như Quốc giỗ của Phật giáo và trình lên UNESCO công nhận Trần Nhân Tông là Danh nhân Văn hóa Thế giới.
10/08/2011(Xem: 5756)
Đã có 92 tham luận của chư Tôn đức Tăng Ni, Phật tử, các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước gửi đến cuộc hội thảo khoa học về cuộc đời và sự nghiệp của Đức vua – Phật hoàng Trần Nhân Tông hôm qua 26-11, tại thị xã Uông Bí (Quảng Ninh).
10/08/2011(Xem: 5050)
Trần Nhân Tông phải được coi là nhân vật kiệt xuất nhất trong lịch trình phong kiến Việt Nam và cũng là nhân vật kiệt xuất nhất trong sơ đồ Phật giáo Việt Nam, một trong những niềm tự hào lớn lao nhất của dân ta.
10/08/2011(Xem: 5990)
Về cuộc đời và sự nghiệp lịch sử, giải thoát của vua Trần Nhân Tông, đã có nhiều công trình biên khảo: Trần Nhân Tông, thiền sư Việt Nam; Trần Nhân Tông, nhà văn hóa; Trần Nhân Tông, nhà thơ; Trần Nhân Tông, nhà quân sự; Trần Nhân Tông, nhà lãnh đạo lỗi lạc; Trần Nhân Tông, nhà tư tưởng... Trong bài khảo luận ngắn này, người viết chỉ đề cập đến một số nét tiêu biểu về Tiểu sử, sở đắc giải thoát và Tư tưởng Phật học của Người.
10/08/2011(Xem: 5500)
Lịch sử dân tộc VN không có nhiều vị vua có được sự ghi chép đầy đủ về sự mến mộ của người dân sau khi đã mất như Vua Trần Nhân Tông. 50 năm cuộc đời, nhà vua để lại bao lưu luyến cho những người đương thời và hậu thế... - nhận định của GS-TS Lê Mạnh Thát - Phó Viện trưởng thường trực Học viện Phật giáo VN tại TPHCM.
09/08/2011(Xem: 5322)
Gần đến kỷ niệm 700 năm ngày mất của vua Trần Nhân Tông, chúng ta vẫn phải đặt những câu hỏi về tuổi tác, về trách nhiệm, về kế lâu dài, về sự tự do và tự trọng của các cá nhân trong xã hội…
09/08/2011(Xem: 4868)
Nghiệm sinh nửa thế kỷ trên cõi đời, Trần Nhân Tông (1258-1308) đã có những đóng góp xuất sắc vào lịch sử chống ngoại xâm, xây dựng đất nước, phát triển tư tưởng Phật giáo dân tộc và là một trong những tác giả đi đầu trong việc sáng tác thơ phú bằng chữ Hán và chữ Nôm.
09/08/2011(Xem: 5122)
Vua Trần Nhân Tông (1258-1308) sau khi khoác tăng bào ở tuổi 40 đã chu du khắp nơi để thuyết pháp, giảng kinh, khuyên dân chúng giữ gìn mười điều lành, và từng trở về kinh đô Thăng Long tổ chức lễ thụ Bồ tát giới cho vua Trần Anh Tông và quan lại triều đình.
09/08/2011(Xem: 5447)
'Vậy là đã 700 năm, 7 thế kỷ trôi qua từ khi Đức Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông viên tịch, thể nhập vào niết bàn an nhiên tự tại. Cả dân tộc Việt Nam đều được biết đến Ngài là một bậc quân vương anh minh của đất nước Đại Việt, mà cũng là một vị Sơ Tổ của dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử. Nói đúng hơn, Ngài là một vị “Vua Phật” của Việt Nam.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]